1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Câu hỏi về triết học.

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi balance_vietnam, 13/06/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. NewGod

    NewGod Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    899
    Đã được thích:
    0
    Đây là hai môn học tách biệt nhau mặc dù mang chung một từ là "kinh tế" .
    Kinh tế chính trị của Mark chỉ xoay quanh duy nhất một chuyện là "hàng hóa sức lao động" dẫn đến sự bất công là "bóc lột" .
    Kinh tế chính trị là môn học về quan hệ xã hội Người - Người trong việc sản xuất và kinh doanh .
    Còn Kinh tế học thì xoay quanh những quy luật thị trường và phương thức vận hành của nó . Kinh tế học chia làm hai mảng là Vĩ Mô và Vi Mô .
    Với Kinh Tế Chính Trị của Mark , Mark cho rằng nguyên nhân bất công giai cấp là do một phía sở hữu tư liệu sản xuất nên có quyền điều khiển ,chi phối và bóc lột. Ngược lại người công nhân sở hữu nhân lực chỉ có thể bán "hàng hoá sức lao động" của mình cho giới chủ với giá cả luôn rẻ mạt hơn so với giá trị thực mà hàng hóa sức lao động ấy sinh ra .
    Tuy nhiên , lý tưởng công bằng của Mark quá cao cả , phải nói là loài ngưòi chưa giác ngộ được nên để rút ngắn giai đoạn thì phải thực hiện cách mạng . ( Làm cách mạng thì thất bại là lẽ thưòng tình )
    Sự khác nhau duy nhất khi áp dụng Kinh tế học vào chủ nghĩa Mark là "tư liệu sản xuất thuôc về tập thể" , do đó có sự can thiệp của nhà nước (đại diện tập thể) .Còn các quy luật vận động thị trường thì không có gì thay đổi .
    Được NewGod sửa chữa / chuyển vào 10:33 ngày 22/06/2004
  2. balance_vietnam

    balance_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Nếu tư liệu sản xuất thuộc về đại diện của tập thể, tức là nhà nước, vậy tư nhân có vai trò gì không?
  3. NewGod

    NewGod Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    899
    Đã được thích:
    0
    Thực tế thì lý tưởng xóa sự bóc lột bất công là một lý tưởng đẹp , mang tính đạo đức cao . Nhưng không phải ai cũng sống vì lý tưởng đó . Đa phần người ta chỉ cần quan tâm đến cuộc sống hàng ngày ăn sao cho no cho ngon , mặc sao cho đẹp , ở sao cho sướng , chơi sao cho vui ... chứ không phải ai cũng mang lý tưởng CS . Nhưng những người CS thì cho rằng lý tưởng cuối cùng đó là tuyệt đối , họ muốn áp đặt lên toàn bộ xã hội . Việc làm này đòi hỏi rất nhiều thay đổi , đặc biệt cụm từ "con người XHCN" đã nói lên điều đó .
    Muốn một xã hội là một XH Cộng Sản thành công thì khái niệm "con người XHCN" rất quan trọng . Nghĩa là bản thân mỗi một cá nhân trong đó phải sống vì lý tưởng chung , sẵn sàng hy sinh vì tập thể , không trục lợi , cơ hội ...
    Mâu thuẫn giữa những người CS chủ quan và đa phần những người không sống vì lý tưởng CS (sống vì vật chất và những chuẩn mực thông thường) đã dẫn đến là việc đào tạo , giáo dục để biến mọi người thành "con người XHCN" thất bại . Những xã hội CS như Đông Âu có hoàng kim đến mấy cũng chỉ nhất thời áp chế siêu hình . Khi phương Tây đánh vào mâu thuẫn này thì tự nhiên bên trong của các nước XHCN nảy sinh ra những kẻ cơ hội , những kẻ chạy theo mô hình "tự do" phá đổ thành quả của những người CS . Người ta còn gọi là "diễn tiến hòa bình" .
    Rút ra thực tế đó , Tàu , Việt Nam chuyển cơ chế sang "kinh tế thị trường định hướng XHCN" . Tức là vẫn hướng đến một xã hội bình thường nhưng trong đó những người CS nắm quyền điều hành đất nước , duy trì sự công bằng mà họ hướng đến một xã hội giảm thiểu bóc lột .Để làm việc này , kinh tế là kinh tế thị trường tuân theo quy luật cạnh tranh "mạnh được - yếu thua" , chấp nhận mọi hình thức kinh tế tồn tại song song . Dẫu vậy , số đông đại bộ phận là giai cấp công nhân thì phải có sức mạnh của mình để đạt cân bằng với giới tư bản . Nghĩa là duy trì sở hữu tập thể hay chính là kinh tế quốc doanh . Nhưng mặt khác , công nhận kinh tế tư nhân của giới tư bản .
    Mục đích cuối cùng của bất kỳ chế độ nhà nước nào vẫn là thỏa mãn yêu cầu của đa số nhân dân : dân giàu - nước mạnh . Điểm khác duy nhất là "định hướng XHCN" mà ta có thể hiểu là sở hữu tập thể phải đủ mạnh để tránh một sự bóc lột quá lớn và lũng đoạn quyền lực bởi giới tài phiệt tư bản .
    ( Giai đoạn mâu thuẫn của CNTB trước đây được cho là đã đến hồi kết khi mà thế kỷ 19 , đầu 20 , ách thống trị tàn nhẫn của giới tư bản đã khiến đại bộ phận quần chúng nổi lên làm cách mạng theo mô hình của những người CS đưa ra và lãnh đạo . Tuy nhiên , giai đoạn này bùng nổ chủ yếu không phải vì người ta theo đuổi lý tưởng CS thực thụ (nhân loại chưa kịp tiến bộ) mà vì người ta quá cùng quẫn .)
  4. balance_vietnam

    balance_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Nói vậy thì để áp dụng thành công chế độ CS, ta phải đào tạo được người CS à?
    Nhưng bản năng gốc của con người là chỉ lo cho bản thân mình. Nghe đâu nói rằng bất cứ lý thuyết xã hội học nào cũng phải lấy bản chất con người làm gốc.
    u?c luuthuy s?a vo 00:54 ngy 23/06/2004
  5. Half_life

    Half_life Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/04/2004
    Bài viết:
    389
    Đã được thích:
    0
    "Con người XHCN" hiện tại không thể đào tạo được đâu . Đó là chuyện giác ngộ cá nhân . Trong khi người ta còn phải bận với miếng cơm manh áo thì không đạt được .
    Vả lại cuộc cách mạng ý thức này đòi hỏi phải một sự thay đổi bền trong thời gian dài , thế hệ này kế tiếp thế hệ kia thay đổi hoàn toàn suy nghĩ . Thêm vào đó là hệ thống pháp luật cực kỳ chặt chẽ tinh vi ,có lẽ phải nhờ cậy đến kỹ thuật hay giải pháp "chính phủ điện tử" .
    Việc đào tạo "con người XHCN" thực ra có thể xem là thành công tại Liên Xô những thập niên đầu thời hoàng kim . Nhưng song song tồn tại với Liên Xô là những nước quá phát triển và giàu có như Hoa Kỳ, Tây Âu ... khiến cho Liên Xô - Đông Âu chỉ thành công nếu đóng chặt cửa tạo thành một vòng khép kín suy nghĩ . Thế nhưng khi tiếp xúc với bên ngoài thì "con người XHCN" tan thành nước trước những cám dỗ vật chất .
    Lấy một hình tượng đơn giản . Có một nhóm những người rất đạo đức gồm cả những cô gái đoan trang và những chàng trai mẫu mực . Nhóm này lọt vào một cộng đồng gồm những thanh nữ cực kỳ xinh đẹp và những thanh niên cực kỳ khoẻ mạnh hơn hẳn bạn đời của họ . Cộng đồng này sống buộng thả , sẵn sàng quan hệ ******** bừa bãi .
    Vậy trong cách đó , theo bác balance , nhóm những thanh niên đạo đức kia tồn tại được bao lâu để không bị cuốn vào cộng đồng "tự do" ?
  6. balance_vietnam

    balance_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Theo như bạn Half-life phân tích thì con người CS dù có đào tạo được đi nữa thì vẫn rất dễ bị cám dỗ. Để tránh được điều này thì chỉ có 2 khả năng, một là toàn bộ thế giới đều là người CS, hai là người CS đóng cửa hoàn toàn để không phải giao tiếp với phần tử tư sản nữa. Có vẻ như điều hiển nhiên là cả 2 giải pháp trên đều không tưởng.
    Thế giới này có âm có dương, có người xấu người tốt, liệu có thể đạt được chủ nghĩa tuyệt đối như thế không?
    u?c luuthuy s?a vo 16:15 ngy 23/06/2004
  7. Half_life

    Half_life Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/04/2004
    Bài viết:
    389
    Đã được thích:
    0
    Không phải là không tưởng mà là chưa thể đạt được vào lúc này . Như tớ cũng đã trình bày , hai điều kiện có thể đạt được là :
    - Nhận thức conngười phải rất tiến bộ
    - Luật pháp điều hành phải cực kỳ chặt chẽ để tránh bọn cơ hội . Thưởng phạt phải nghiêm minh .
    Lấy ví dụ như ở xã hội Tư Bản ,cũng công ty đó , cũng nhà máy đó , vì sao nó không xảy ra tham nhũng ? Bởi là vì sự quản lý chặt chẽ , thưởng phạt tương xứng . Chứ có phải là vì người lãnh đạo công ty không có máu tham lam đâu !? (đa phần bây giờ là những giám đốc được thuê mướn , giới chủ gần như ngồi chơi không)
    Tư Bản quản lý như thế được , không lí gì CS không làm được , tuy là khó hơn (2 điều kiện trên) .
    Còn chuyện tình hình Đông Âu - Liên Xô đóng cửa tách khỏi thế giới "tự do" chỉ là những tình thế nhất thời mong bỏ qua giai đoạn chuyển tiếp một cách siêu hình áp đặt .
    Mục đích của Liên Xô - Đông Âu khi đó là đến khi đạt được sự giàu có ngang với Tư Bản phương Tây thì cho dù không đóng cửa , người dân cũng không chạy theo Tây Phương .
    Có thể lấy lại ví dụ nhóm trai gái đạo đức rơi vào cộng đồng buông thả ở trên . Giả sử như những người trong đó đã đủ chín chắn trưởng thành không thay đổi quan điểm (do đó mà hay có cụm từ "lập trường vững chắc trước những tư tưởng lệch lạc sai trái" là vậy ) , lại thêm vào đó là họ hấp dẫn nhau đủ mạnh để những trai thanh nữ tú của cộng đồng buông thả không lôi kéo ******** của họ ... thì họ sẽ không việc gì phải đóng cửa lại nữa .
  8. balance_vietnam

    balance_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Không tham nhũng là chỉ ở các xã hội tư bản phương tây thôi. Còn đối với Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, tham nhung vẫn còn. Vấn đề không phải ở sự quản lý tốt hay kém mà do mô hình chung của xã hội như thế nào.
    Việt Nam đang từ từ giải phóng kinh tế, còn chính trị thì phải chờ động thái của các nhà lãnh đạo.
    Dù sao, để hoà nhập với thế giới thì ta phải học hỏi kiến thức của thế giới. Trong khi không mấy người trên thế giới cho rằng chủ nghĩa vô tư sản là đứng đắn. Ngay trong giới học thuật, phương pháp luận của ông cũng không được đánh giá cao.
  9. Half_life

    Half_life Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/04/2004
    Bài viết:
    389
    Đã được thích:
    0
    Tình trạng tham nhũng không chỉ ở Nhật Bản , Mã Lai , Hàn Quốc mà có ở khắp nơi trên thế giới .
    - Ở Ý , thủ tướng Berusconi từng bị cáo buộc là rửa tiền , ăn hối lộ .
    - Ở Arghentina , tham nhũng của ekip tổng thống khiến dân tình bất mãn nổi loạn đập phá khắp nơi .
    - Ở Phi Luật Tân : hết đời tổng thống này đến đời tổng thống nọ bị phé truất vì tham nhũng hàng tỷ USD trong khi nước thì nghèo .
    - Ở Đài Loan , nạn tham nhũng không giảm .
    - Ở Châu Phi : tham nhũng , tranh giành chia chác giữa các bè phái gây nội loạn ở nhiều nước .
    - Ở Brazil , tham nhũng khiến xã hội rối loạn .
    - Ở Tây Ban Nha : tham nhũng cũng là một nạn liên quan đến nhiều quan chức lớn .
    ...
    Đó chỉ là một vài ví dụ nhỏ .
    Tham nhũng là vấn đề liên quan đến pháp luật có nghiêm hay không . Nạn tham nhũng cũng như nạn trộm cắp , cướp giật . Chỉ có những nước có nền pháp luật chặt chẽ mới tạm hạn chế được . Ngay nước Mỹ tham nhũng ở cấp cao chưa chắc đã phải là không có ., Những tập đoàn tài phiệt Mỹ chi phối chính phủ khiến nước Mỹ là nước nổi tiếng đi gây chiến , kinh doanh trên xác người .
    Trong khi đó , nạn cửa quyền , ô dù thì có , nhưng nạn tham nhũng thì gần như không có ... "đất làm ăn" trong những xã hội như thời bao cấp ở Việt Nam , Đông Âu , Liên Xô ...
    Những nạn này cũng chỉ bắt đầu khi Việt Nam , Tàu mở cửa theo cơ chế kinh tế thị trường . Nhà nước giao thêm quyền hạn cho các cán bộ , các doanh nghiệp trong khi cơ chế giám sát chưa hoàn chỉnh và chặt chẽ . Mọi việc chỉ mới bắt đầu 10 - 15 năm , so với những nước Tư Bản kể trên đã trải qua con đường này ít nhất vài chục năm , thì ta thấy có sự khác biệt .
    Rõ ràng là nhà nước Việt Nam và Tàu trên con đường diệt nạn tham nhũng càng ngày càng làm mạnh . Việc đem những vụ việc ra ánh sáng với đầy đủ bằng chứng ,đem những quan chức tham nhũng có quyền lực bị phanh phui và đem đi xử lý như bỏ tù , tử hình , cách chức ... một lúc một quyết liệt .
  10. Half_life

    Half_life Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/04/2004
    Bài viết:
    389
    Đã được thích:
    0
    Những chính quyền nghiên cứu học thuyết của Mark kỹ nhất lại là những chính quyền Tư Bản . Ở Havard có riêng một khoa chuyên nghiên cứu về chủ nghĩa Mark - Lenine .
    Chủ thuyết Vô Sản chỉ mới trải qua con đường ngắn ngủi chưa đến 200 năm kể từ ngày bắt đầu , và chưa đến 100 năm kể từ khi thực hiện . Việc sai lầm , mắc lỗi là chuyện bình thường .
    Cũng nên nhớ là mô hình sản xuất và tổ chức xã hội kiểu Tư Bản cũng phải trật vật vượt qua tư tưởng phong kiến cũ mất gần 300 năm để chờ sự nhận thức từ từ của nhân dân .
    Khi hệ thống Đông Âu rơi vào khủng hoảng rồi sụp đổ dưới tác động của chiến tranh lạnh (kẻ nào xẳy chân trước là thất bại ngay) , phương Tây ra sức tuyên truyền một chiều về những mặt yếu kém của chủ nghĩa XH . Sự tuyên truyền một chiều này (chiều còn lại đã chỉ còn là những kháng cự yếu ớt ) được hỗ trợ bởi những phương tiện thông tin mạnh mẽ nhất , những ấn phẩm sách báo ồ ạt khắp nơi . Lẽ dĩ nhiên là nó dẫn đến một cái nhìn sai lầm rằng chủ nghĩa XH là sai .
    Trong khi đó , hệ thống lập luận của học thuyết Mark Lenin vẫn không ai bác bỏ được . Những người không ủng hộ học thuyết này , tựu trung vẫn là giới trí thức bình dân , chỉ quanh quẩn trong việc đả kích sự thất bại của hệ thống XHCN vừa qua , cũng như đả kích việc kinh tế XHCN không phát triển , mà hoàn toàn bỏ qua phân tích nghiêm túc lí do nào dẫn đến sự thất bại đó . Thêm nữa , những lập luận bác bỏ học thuyết này lại không thể bác bỏ được trọng tâm vấn đề mà chỉ là những lời lẽ đi chệch chủ đề ra vấn đề khác mang tính hiện tượng bên ngoài .
    Trong giới học thuật , chủ nghĩa Mark Lenin tạm được xếp lại nghiên cứu vì sự áp dụng nó vào giai đoạn này là không khả thi . Rõ ràng là những mâu thuẫn xã hội chưa đủ để khiến con người muốn thực hiện một cuộc cách mạng mới . Mặc dù cho bất công giàu nghèo ngày càng tăng , dẫn đến một vài cuộc khủng hoảng chiến tranh đẫm máu trên thế giới , nhưng nhìn chung là cuộc sống chưa đến mức khốn quẫn để phát sinh bức xúc .
    Tuy nhiên , mầm loạn thì đã có . Nạn khủng bố - phương thức chống trả của kẻ yếu trước kẻ mạnh , nạn thất nghiệp , chứng stress , trầm úât , những chênh lệch trong cuộc sống khiến nổi loạn , tệ nạn , băng hoại đạo đức ... thì đang gậm nhấm dần trật tự của một thế giới tạm ổn định trong khoảng trống chuyển tiếp của thập niên 1990s . Những nước XHCN thay đổi theo phương Tây như Đông Âu , Liên Xô ... vẫn loay hoay chưa thoát ra được khủng hoảng kéo dài .
    Tớ không phải nhà nghiên cứu ,bác balance chỉ đặt câu hỏi và những phản biện mang tính vặn vẹo (không lí luận) thì trước sau gì tớ cũng có lúc nói sai hoặc sơ hở trong lập luận . Unfair !

Chia sẻ trang này