1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Câu hỏi

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Golden_Cavalry, 21/10/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Golden_Cavalry

    Golden_Cavalry Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2003
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Câu hỏi

    Chào mọi người. Tôi là thành viên mới và cũng rất thích máy bay, xin hỏi một chút. Trong khi mô tả máy bay chiến đấu, thường có những thuật ngữ như:


    Angle of attach

    Fly-by-wire

    look down/ shoot down capability
    Có ai biết những cái này có nghĩa là sao không, mong được chỉ bảo. Hay là có site nào tren web giải thích những cái đó thì cho minh biết. Cám ơn nhiều.
    G_C
  2. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0
    --------------------------------------
    Theo tớ hiểu thì:
    1)Angle of attach : Góc độ tấn công tức là khả năng khai hỏa tên lửa trong một thị trừơn là bao nhiêu độ, ngoài góc độ đó thì không thể khai hoả tên lửa được
    2) Fly by wire: Được hiểu là điều khiển bằng điện, tức là phi công chỉ cần nhích nhẹ cần lái về hướng nào đó thì hệ thống lái "Hiểu" được ý muốn của phi công và tác động ngay lập tức vào việc thay đổi hướng bay, điều này giúp tiết kiệm được sức lực của phi công, chúng ta hiểu nôm na như việc lái một cái xe hơi có tay lái trợ lực và không trợ lực. F-16 là loại máy bay đầu tiên của Mỹ có hệ thống Fly by Wire, còn Nga là Mig-29
    3) Look Down capability: khả năng phát hiện mục tiêu nằm ở dưới bụng máy bay ( tất nhiên là dò tìm bằng radar)
    3) Shoot down capability: Khả năng bắn trúng máy bay địch
    hehehe, mấy ông nào rành hơn góp ý kiến phụ tui hen
    BE COOL!
  3. ChienV

    ChienV Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/05/2001
    Bài viết:
    597
    Đã được thích:
    0
    Trả lời trước các cao thủ tí nhé:
    Angle-of-attack (không phải attach thì phải) là góc giữa trục thân máy bay và phương ngang, viết tắt là AoA. AoA mà bằng 0, máy bay đang bay bằng, AoA > 0 máy bay đang vọt lên cao, AoA < 0 máy bay đang chúi xuống.
    Fly-by-wire là hệ thống lái hiện đại hiểu nôm theo nghĩa kiểu như trợ lực điện trên xe ô tô. Ngày xưa các hệ thống lái máy bay bằng cơ khí và trợ lực dầu, nay thay bằng fly-by-wire là lái bằng tín hiệu điện và các motor điều khiển. Phối hợp với các hệ thống điều khiển điện tử, fly-by-wire cho phép thực hiện các công việc kiểu như bay tự động, khống chế AoA, khống chế gia tốc, tự động lấy cân bằng.... và phi công không phải tập tạ thường xuyên chỉ để bẻ cái cần lái
    look down/shoot down capability là khả năng nhìn xuống/bắn xuống (dịch thô ) thể hiện radar hoặc các khí tài quan sát trong không chiến của máy bay có thể nhìn được bán cầu dưới bụng máy bay (không áp dụng cho hệ phục vụ đánh đất) và bắn được mấy chú ngo ngoe dưới đó, chủ yếu thể hiện tính hiện đại của radar và vũ khí (tên lửa) trang bị cho máy bay.
    Các cao thủ chỉnh giúp cái nhé
  4. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Xin lỗi nhá. Em không phải là cao thủ, chỉ bàn chút cho vui thôi.
    Góc AoA là góc tấn công của tên lửa. Đặc điểm của tên lửa là có hệ dẫn đường nhỏ, do đó khó định vị được mục tiêu (đo khoản cách chính xác). Thường các tên lửa chỉ đuổi theo mục tiêu. Khi hệ định vị hỗ trợ tên lửa (máy bay, mặt đất, tầu) tốt thì tên lửa nhận được thông tin về khoảng cách, hướng và tốc độ chuyển động của mục tiêu tốt hơn và nó có thể tấn công được từ hướng mũi mục tiêu: AoA.
    Lái dây điện: Thời đầu, máy bay được lái bằng dây cơ học, vị trí cần lái được các dây cáp kéo truyền đến các cánh lái. Khi máy bay to hơn và tốc độ lớn hơn, sức người làm việc đó không tốt. Người ta dùng hệ dầu đỏ: trợ lực dầu. Vị trí của cần lái ngoài việc kéo dây lái còn đóng mở các van dầu, dầu áp cao chỉnh cánh lái đến khi vị trí cánh lái tương đồng với cần lái thì các van dầu thôi không tác động đến vị trí cánh lái. Điều này làm lực lái nhỏ đi. Tiếp theo là lái dây điện "thủ công": các van dầu được thay bằng các sensor điện, motor điều chỉnh cánh lái theo đó. Việc lái dây điện kiểu này, cánh lái vẫn tương đồng vị trí với cần lái, khi máy bay bay nhanh hay phức tạp phi công không thể phản ứng kịp. Cuối cùng là lái tự động, các máy tính đo vị trí cần lái, chỉnh máy bay theo đó, nhưng trong lúc chỉnh hướng máy bay, hướng các cánh lái và việc phản ứng với các điều kiện phức tạp do máy tính điều khiển. Điều khác là vị trí cánh lái không cần tương đồng với vị trí máy bay nữa. Cánh lái phản ứng linh hoạt trong điều kiện phức tạp và có vị trí được máy tính tính ưu việt
  5. ChienV

    ChienV Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/05/2001
    Bài viết:
    597
    Đã được thích:
    0
    Huy Phúc nói vậy tớ không nhất trí, xem lại mấy cái hình mô tả tail slide và cobra, tớ thấy AoA là góc ngẩng của thân máy bay thì hợp lý hơn. Nếu theo logic của HP và bác bắn tỉa, AoA sẽ phụ thuộc vào radar và tên lửa cụ thể, không thể có trong tham số của thuật bay được.
  6. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0
    Định nghĩa lại Angle of attack (AoA) nhé các bạn??
    Cụ thể nó là cái góc giữa chord line của cánh và phương ngang của chuyển động không khí. Chord line hiểu đơn giản là cái đường thẳng nối cánh với thân, từ điểm xuất phát đến điểm kết thúc của trục nối của cánh với thân, song song với toàn thân máy bay. Trên thực tế thì cánh cong nên cái đường thẳng này là tưởng tượng.
    Góc AoA có thể âm hoặc dương, dương nghĩa là máy bay đang leo độ cao, âm nghĩa là máy bay đang lao xuống ... đất . Góc AoA ở máy bay luôn được hiểu rất gần với cánh vì flap ( cái khe cánh di chuyển lên /xuống) cánh điều khiển việc thay đổi độ cao. Khi góc AoA tuyệt đối càng lớn thì áp lực không khí lên mũi ngoài của cánh càng tăng. Điều quan trọng là giữ ổn định cho máy bay khi tăng hay giảm AoA. Thường máy bay chỉ giữ được thăng bằng bay mãi khi góc AoA nhỏ hơn 50 độ, cao hơn thì nó sẽ đảo sau vài giây. Nếu máy bay leo liên tục với góc AoA tăng nhanh thì sẽ dẫn đến stalling (động cơ ngưng hoạt động).
    Góc AoA của tên lửa cũng là về khả năng thay đổi độ cao cho tên lửa. Thường thì max AoA ở tên lửa cao hơn của máy bay nhiều do nó có tốc độ cao hơn và thiết kế thon, vây ( fin) nhỏ lại không có buồng lái. Việc thay đổi AoA của tên lửa tùy thuộc vào những cái vây (fin) dịch chuyển được ở thân tên lửa.
    Còn góc tìm đoán hướng mục tiêu của tên lửa mà Huyphuc1981 nói thì bên quân sựhọ không gọi là AoA mà gọi là LEAD ANGLE. Nó là góc giữa hướng nhìn từ mũi tên lửa đến mục tiêu hiện tại (LOS = Line Of Sight) và hướng nhìn từ mũi tên lửa đến vị trí mà nó đoán là nó sẽ đụng mục tiêu sau một khoảng thời gian (leading line) dựa trên các thông tin về chuyển động hiện tại của mục tiêu. Tên lửa có khả năng đạt góc AoA cao thì nó có những điểm lợi sau:
    -Tên lửa có thể dễ dàng tìm đến mục tiêu ở độ cao khác với độ cao lúc bắn của máy bay tấn công.
    - Mặt khác tên lửa có AoA cao có thể thoát khỏi ảnh hưởng của AoA của máy bay tấn công lúc bắn. Ví dụ như cần bắn một mục tiêu trên đầu máy bay mà lúc bắn máy bay đang chúi mũi xuống đất (tức AoA của máy bay đang âm) thì tên lửa có AoA cao sau này vẫn có thể thoát khỏi ảnh hưởng đó để theo lead angle
    BE COOL!
  7. Golden_Cavalry

    Golden_Cavalry Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2003
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Nghe các bác giải thíc hay quá. Thanks nha!!!
    G_C
  8. RandomWalker

    RandomWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    5.360
    Đã được thích:
    1
    Theo em biết thì "angle of attack" dịch nôm là "góc chém gió". Ở trực thăng và máy bay động cơ cánh quạt thì nó là góc nghiêng của cánh quạt. ( không phải là góc nghiêng của trục cánh quạt đâu ). Quạt máy nhà các bác thì cánh của nó cũng có AOA đấy ạ.
    --------------------
    Fix the bayonet, gentlemen !!!
    Được randomwalker sửa chữa / chuyển vào 07:10 ngày 23/10/2003
  9. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0
    He he, bây giờ ta nói lại về việc Look down/shoot down capability, thật ra để đầy đủ thì còn có cả khái niệm Look up/shoot up capabilty nữa, hai thằng này dịch đúng là khả năng bắn xuống và bắn lên. Điều này có liên quan đến thị trường của radar hay nôm na là thị trường bắn cho dễ hiểu....
    Bên trong mũi máy bay là radar và antenna, antenna thời kỳ đầu là một cái dĩa dẹp như cái mâm, khi dò tìm mục tiêu ở phía trênh thì quay lên dò mục tiêu ở phí dưới ( so với cái đường chord line mà tôi đãnói ở bài trên) thì "ci mâm" quay xuống dưới, cái mâm này được gọi là STEERABLE ANTENNA, kỹ thuật này làm giới hạn thị trường của radar, hơn nữa kỹ thuật thời ấy còn kém nên radar lúc đó rất dễ bị các sóng diện từ của mặt đất làm nhiễu đầu dò, không phân biệt được cái nào là sóng phản xạ từ máy bay địch, cái nào là sóng phản xạ từ mặt đất ( khi radar dò mục tiêu ở dưới thấp) cho nên thường xảy ra việc F-$ của Mỹ bắn tên lửa vào máy bay Mig của ta, nếu phi công Vn cơ động máy bay gấp và giảm độ cao kịp thời thì tên lủa AIM-7 Sparrow thời đó sẽ bị " mù" và rơi xuống đất.
    Sau này kỹ thuật radar phát triển sang kỹ thuật Pulse doppler thì nhược điểm này được khắc phục nhiều. Kỹ thuật này người ta dùng Fixed Phase Array Antenna, từc là "cái mâm "lúc này không xoay nũa mà nó fix -cố định luôn, kỹ thuật này sử dụng công nghệ Plannar structure, cái mâm antenna dùng nhiều tấm plastic hút từ và crystal chập xen kẽ ghép lại với nhau. Kỹ thuật này làm tăng thị trường cũa radar và làm cho nó có khả năng phân tích nhện biết tín hiệu phản xạ từ máy bay địch và tín hiệu phản xạ lại từ mặt đất, Pulse Doppler Radar còn phân tích tín hiệu tần số theo từng pulse đôi khi máy bay bay trong một form ( đội hình) gần nhau nên rất ít bị nhầm lẫn đâu là máy bay địch và đâu là máy bay ta. Kỹ thậut pulse doppler radar diễn nôm nửa thì nó giúp cho phi công không cần phải chúi mũi máy bay theo hu6óng kẻ thù, ta cứ việc bắn tên lửa ra, và radar sẽ dẩn chú tên lửa tự tìm tến thằng kia và....bùm
    Hehehe, tôi chỉ biết có tới đây thôi, kỹ thuật pulse doppler radar rất phức tạp, bạn nào rành rẽ hơn thì khai sáng cho tui với.
    BE COOL!
  10. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Giải thích AoA là góc chém gió của bác RW là chính xác nhất đấy các bác ạ ,em xin thêm ít minh hoạ.
    Nói về máy bay thì bên hàng không 100 năm em có nhắc rất nhiều đến việc phụ thuộc của lực nâng cánh vào dòng không khí lướt trên cánh .AoA làm thay đổi hình dạng của các luồn gió trên và dưới cánh làm thay đổi tương quan áp suất trên và dưới cánh ,kết quả là làm thay đổi lực nâng .
    Đấy là đồ thị phụ thuộc của lực nâng vào AoA (em tự vẻ vội bằng paint nên hơi xấu)
    Góc A là góc lực nâng tối đa vượt qua góc đó lực nâng giảm đột ngột do AoA quá lớn làm dòng không khí bên trên cánh rời xa cánh không còn dòng không khí hạ áp bên trên nên lực nâng đột ngột giảm ,chính vì thế nên khi Cobra phải tăng tối đa công suất động cơ và phải cắm đầu hay lượn vòng để giảm AoA lấy lại lực nâng sau đó hy sinh độ cao để lấy vận tốc lại.

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)

Chia sẻ trang này