1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Câu hỏi

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Golden_Cavalry, 21/10/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Các bác cho em hỏi! Có bác nào có ảnh về con M48, M41, M113 của Mẽo trong chiến tranh với Việt Nam không?
    ---------------------------------------------
    Ngu dốt + Nhiệt tình = Phá hoại
    Ngu dốt + Quyền lực = Thảm họa
  2. TieuNgocLang

    TieuNgocLang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2002
    Bài viết:
    897
    Đã được thích:
    0
    Tui mới đọc được ở đây http://www.vnn.vn/thegioi/tintuc/2003/12/40449/ tin về Campuchia huỷ 233 tên lửa đất đối không A-72. Cái tên này nghe lạ quá, tui search thử cũng không ra, chắc là tên tiếng Nga [​IMG]. Các chuyên gia ở đây ai biết thì giúp tui mở mang kiến thức với 
    TNL  
    No Woman, No Cry
  3. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0
    Cái tên lửa đất đối không A-72 là gọi theo cách của Nam Cực, thực ra nó là SA - 7 (hay còn gọi SAM-7) là loại tên lửa phòng không cầm tay mà mấy du kích Iraq vừa dùng bắn nhầm một chiếc máy bay vận tải của DHL vừa rồi, hình nó đây:
    [​IMG]
    [​IMG]
    Loại này thì đã có bản quyền sản xuất từ lâu và hiện đang được sản xuất hàng loạt!
    Tầm bắn xa tối đa: 5,5km
    Tầm bắn cao tối đa: 4,5km
    Tốc độ của tên lửa: 580m/giây
    Trọng lượng khối thuốc nổ:1.12kg

    BE COOL!
    Được ducsnipper sửa chữa / chuyển vào 16:22 ngày 17/12/2003
  4. n23

    n23 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2003
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0

    Bac Ducsnniper post lon roi , hinh nhu loai khac chu phai loai do dau. hop dong sap het han roi bac a (co 2 nam thoi , ) .
    Con A48 la nhi gi ?. ben bao Quan doi.
  5. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0
    -----
    Bảo đảm không lộn vụ NC gọi tên lửa A-72 đất đối không, nó chính là SA-7, ai ở HN thì đến bảo tàng phòng không-không quân lên tầng hai mà xem mấy cái ảnh NC bắn tập và sản xuất nó hàng loạt
    BE COOL!
  6. Condor

    Condor Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2003
    Bài viết:
    2.311
    Đã được thích:
    0
    Năm 2002 vừa rồi, vừa mua được bản quyền sx SA-18 Igla. Thứ này ngon hơn SA-7 nhiều.
    Sống trên đời sống cần có một tấm lòng...
  7. Swat3

    Swat3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2003
    Bài viết:
    139
    Đã được thích:
    0
    Chào các bác em la thanh vien moi . Em cung rat ham me súng ống , Các bác có thể cho em biết ở VN có bán ống ngắm của súng bắn tỉa ( scopes) de em mua ve lap va`o khau sung hoi cua em.........khi rảnh rỗi thì di săn.
    Nếu có thể các bác cho biết địa chỉ cụ thể và giá tiền. Cám ơn các bác trước nhé.
  8. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Các bác cho em hỏi tí ạ? Hôm qua, nhà đài đưa tin Chủ tịch Trần Đức Lương đến thăm sư 308, còn lên cả xe BMP-2 (thì phải) đi. Em thấy ngoài khẩu pháo của BMP-2 còn có một quả tên lửa nữa. Không biết quả này tên là gì? Sao lại gắn như thế các bác ơi!
    --------------------------------------
  9. Quake3games

    Quake3games Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2003
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    Phải chi mất 64 000 đồng cho việc mua bản quyền đấy .
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/newsaboutvietnam/030828_s300.shtml
    Chỉ có súc vật mới ghen tị,tức tối và luôn tìm cách chế giễu, bôi nhọ trước sự phát triển của Quê hương.
  10. Quake3games

    Quake3games Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2003
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    Đặng Đồng Tiến
    Hệ thống tên lửa đất đối không mang vác Igla
    Ngày 12 tháng 12 năm 2003

    Tên lửa phòng không mang vác Igla do cụng ty cơ khớ Mát-si-nô-xtrôi-ê-ni-a KB thiết kế và chế tạo, có hiệu quả không thua kém các tên lửa phòng không mang vác tương đương của nước ngoài. Tên lửa phòng không mang vác Igla là phát triển tiếp theo của họ các hệ thống tên lửa phòng không mang vác tầm gần Strela-2, Strela-2M, Strela-3, Igla-1 (SA-7A, SA-7B, SA-14, SA-18 theo cách gọi của phương Tây), đã được đưa vào sử dụng hơn 30 năm.
    Giống như các phương tiện thế hệ trước, hệ thống tên lửa Igla được thiết kế nhằm bảo vệ trực tiếp cho các đơn vị chiến đấu trước mối đe doạ ngày càng tăng của các phương tiện tập kích đường không. Hệ thống này tiếp tục là xương sống của các phương tiện phòng không cho bộ binh cơ giới, các sư đoàn xe bọc thép và các trung đoàn tăng thiết giáp. Hệ thống có thể được sử dụng để bảo vệ cho các mục tiêu ''điểm'' cỡ nhỏ, các tiểu đoàn pháo và tên lửa, và các tiểu đoàn phòng không. Igla được thiết kế để giao chiến với các mục tiêu trong phạm vi quan sát bằng mắt (như máy bay, máy bay lên thẳng, tên lửa hành trình và máy bay không người lái) đang bay vào với vận tốc tới 400 m/s và bay ra với vận tốc tới 320 m/s, độ cao từ 10m đến 3500m và cự ly từ 0,5 đến 5 km trong các điều kiện có nhiễu hồng ngoại.
    Xác suất tiêu diệt mục tiêu của một tên lửa Igla đối với máy bay là 0,3-06; tên lửa hành trình là 0,2-0,3. Xác suất tên lửa không hư hỏng khi phóng và khi bay là 0,97. Khi tên lửa tiếp cận mục tiêu, điểm trúng đích tự động chuyển khỏi điểm nóng nhất (thường là động cơ của máy bay) sang thân máy bay. Đầu tên lửa sẽ nổ sau khi chạm mục tiêu.
    Hệ thống tên lửa phòng không Igla với đầu tìm hồng ngoại (IR) có nhiều lợi thế so với các hệ SAM dẫn bằng TV như Blowpipe, Starstreak, Starburst và RBS-70. Ngoài trọng lượng và kích thước, còn phải kể đến các lợi thế về khả năng tàng hình, dẫn tên lửa tự động theo nguyên lý ''bắn và quên''. Do được lắp đầu tìm kháng nhiễu, hệ thống tên lửa phòng không mang vác Igla có khả năng diệt các mục tiêu trong điều kiện có sử dụng pháo sáng hồng ngoại với công suất bức xạ gấp 10 lần công suất bức xạ của mục tiêu, và cả trong điều kiện máy bay (mục tiêu) được trang bị các thiết bị gây nhiễu điều biến và không liên tục.
    Hệ thống Igla đầy đủ gồm thiết bị bo dưỡng, huấn luyện và các bộ phụ tùng khác. Các thiết bị huấn luyện tiên tiến cho phép tiến hành huấn luyện có hiệu quả trong thời gian ngắn (tối đa 2 tuần lễ). Tên lửa Igla do một người điều khiển và triển khai dễ dàng. Hệ thống có thời gian chuẩn bị phóng không quá 13 giây, trọng lượng 17 kg (khi bắn); có thể được vận chuyển bằng tất cả các loại xe bánh lốp và xích, tàu chiến và cả bằng máy bay và máy bay lên thẳng. Theo yêu cầu của người mua, cơ cấu bắn của hệ thống có thể được kết hợp với bất kỳ loại máy hỏi phân biệt địch-ta nào. Ngoài ra, hệ thống có thể được trang bị thêm máy hỏi ra-đa, trong trường hợp đó việc phóng tên lửa tiêu diệt các mục tiêu quân nhà sẽ được khoá. Hơn nữa, hệ thống Igla có thể đi kèm với máy xác định toạ độ kiểu xách tay và các thiết bị thông tin liên lạc để nhận kịp thời các dữ liệu chỉ thị mục tiêu. Hệ thống còn được trang bị máy tìm phương thụ động và máy hỏi ra-đa đặt trên bộ để theo dõi các mục tiêu trên không và xác định vị trí của chúng.
    Igla có thể được sử dụng như một thành phần trong hệ thống phũng khụng gồm pháo 23mm ZU-23 và ZU-23M1 khi nâng cấp trở thành hệ thống tên lửa/pháo kết hợp. Bằng cách sử dụng thiết bị bắn mô-đun hoá, hệ thống Igla có thể triển khai trên máy bay lên thẳng, như một tên lửa không-đối-không. Igla còn được sử dụng như một bộ phận trang bị trên tàu cao tốc mang tên lửa Molniya (dự án 12421) đang được sản xuất tại Nga.

    Chỉ có súc vật mới ghen tị,tức tối và luôn tìm cách chế giễu, bôi nhọ trước sự phát triển của Quê hương.

Chia sẻ trang này