1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Câu lạc bộ Bút Tre - Sưu tầm và tự sáng tác

Chủ đề trong 'Sở thích' bởi khome, 10/08/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. khome

    khome Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2004
    Bài viết:
    5.633
    Đã được thích:
    4
    Câu lạc bộ Bút Tre - Sưu tầm và tự sáng tác

    Tớ mở chủ đề này để các bác có bài nào hay hay theo phong cách thơ Bút tre thì post vào anh em đọc cho vui, nghĩ cũng là 1 cách xả stress vậy. Trước tiên xin được nói 1 chút về nhà thơ Bút tre

    Theo nhà thơ Phạm Tiến Duật thì gốc gác cụ Bút tre như sau :
    "Cụ Bút Tre tên thật là Đặng Văn Đăng, quê ở Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ quê tôi. Tôi cũng được coi là người nổi tiếng nhưng không thể nổi tiếng bằng cụ. Cụ Bút Tre đã từng là giám đốc ty văn hoá (khi ấy chưa gọi là sở) tỉnh tôi, và là người có đạo đức mẫu mực, được nhiều người mến mộ và kính trọng. Chỉ có thơ cụ là rất buồn cười."

    Làng ta có một cái núi voi
    Đủ cả đầu đuôi, đủ cả vòi
    Voi cũng hăng say đua sản xuất
    Đầu thì trồng sắn đít trồng khoai.


    Bút tre sinh ngày 13.8.1911, tại xã Đồng Lương, huyện Sông Thao, tỉnh Vĩnh Phú. Trước khi hoạt động cách mạng ông đã đỗ tú tài triết học. Từng viết báo thời Pháp thuộc ký tên là Lục-Y-Lang , rồi làm thư ký cho Thứ trưởng Ngoại Giao Ung Văn Khiêm, sau về làm trưởng ty Văn Hóa tỉnh Phú Thọ. Khi hợp nhất Vĩnh Phú và Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú, ông làm phó ban tuyên huấn tỉnh ủy cho tới lúc về hưu (1970) và mất tại quê nhà trong cảnh nghèo túng, thọ 77 tuổi.

    Khoan nói về cuộc đời cụ Bút Tre, ta hãy nói về thơ của cụ nhé.

    Năm 1954 chiến thắng Điện Biên cụ có thơ rằng :

    Hoan hô đại tướng Võ Nguyên
    Giáp ta thắng trận Điện Biên trở về


    Về sau có người bắt chước cụ, viết về đại tướng Nguyễn Chí Thanh như sau :

    Hoan hô anh Nguyễn Chí Thanh
    Anh về phân bắc - phân xanh đầy chuồng


    Ngày đó, vào khoảng năm 1965 ở Hà Bắc có anh Nguyễn Trùng Dương đoạt giải vô địch môn vật toàn miền Bắc. Cụ mới có thơ rằng :

    Hà Bắc có anh Nguyễn Trùng
    ********* khỏe nhất cả vùng thất kinh


    Năm 1969 Bác Hồ mất, cả nước chìm trong đau thương. Cụ lại có thơ thế này :

    Chợt nghe tiếng sét đánh ngang
    Bác Hồ đang sống chuyển sang từ trần


    Về cái làng của cụ còn có câu thơ nữa, k0 biết có phải thơ cụ hay k0 :

    Con đò dịch đít sang ngang
    Bên kia có 1 cái làng thò ra


    Cho đến ngày nảy ngày nay , anh em ta lại kế tục sự nghiệp của cụ Bút tre nên tớ cũng có sưu tầm được 1 số thơ làm theo kiểu Bút tre, xin kể ra các bác nghe chơi.

    Trước kia có thơ rằng :

    Anh đi công tác Pờ Lây
    Ku dài dằng dặc biết ngày nào ra


    Ngày nay thì có thơ thế này :

    Anh đi công tác Buôn Mê
    Thuột xong 1 cái thì về với em


    Về phong trào thể dục thể thao trong các cơ quan xí nghiệp thì người ta lại có thơ như thế này :

    Chị em phụ nữ đánh cầu
    Lông bay vùn vụt trên đầu anh em


    He he, mời các bác tiếp tục nhé
  2. rabbit_n_glasses

    rabbit_n_glasses Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2005
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    0
    Bút tre tớ biết mấy câu
    Cơ mà ban Khợ-me đà post xong
    Đã vào há lại ra ko
    Thôi thì đi cóp của người giúp vui.
    Ai là cha đẻ của thơ Bút Tre
    Bạn có thể phản bác: Đồng ý rằng Bút Tre không phải là cha đẻ duy nhất của các bài thơ Bút Tre, nhưng ông là cha đẻ duy nhất của trường phái thơ Bút Tre. Chớ nên nhầm trường phái với những bài thơ cụ thể của trường phái ấy.
    Câu hỏi nghe chừng ngớ ngẩn: cha đẻ của thơ Bút Tre thì phải là Bút Tre chứ còn ai vào đấy nữa? Nhất là khi nhiều người còn nói rõ Bút Tre là ai. Nhà thơ Phạm tiến Duật, chẳng hạn, trong một bài báo, viết: "Cụ Bút Tre tên thật là Đặng Văn Đăng, quê ở Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ quê tôi. Tôi cũng được coi là người nổi tiếng nhưng không thể nổi tiếng bằng cụ. Cụ Bút Tre đã từng là giám đốc ty văn hoá (khi ấy chưa gọi là sở) tỉnh tôi, và là người có đạo đức mẫu mực, được nhiều người mến mộ và kính trọng. Chỉ có thơ cụ là rất buồn cười. Làng ta có một cái núi voi/ Đủ cả đầu đuôi, đủ cả vòi/ Voi cũng hăng say đua sản xuất/ Đầu thì trồng sắn đít trồng khoai. Phát hiện quả núi có đầu đít ấy mới thật là kinh khủng! Thơ Bút Tre nhiều người thuộc, tưởng không cần chép lại nữa".
    Nhưng suy nghĩ thêm một chút thì thấy hình như câu hỏi cũng không phải hoàn toàn không có cơ sở. Bởi lẽ thơ Bút Tre đã trở thành một trường phái có sức hút và sức sống không thể xem thường. Trên thực tế, hôm nay, rất lâu sau khi Bút Tre mất, và tôi tin rằng cả trong tương lai nữa, thơ Bút Tre vẫn tiếp tục được sáng tác và yêu thích. Rất nhanh, những tác phẩm xuất sắc trở thành tài sản chung, hòa vào và làm phong phú trường phái Bút Tre. Nghĩa là cha đẻ của những bài thơ Bút Tre không chỉ có Bút Tre. Chính Phạm Tiến Duật, trong bài báo nói trên cũng viết:
    "Cùng thời với Bút Tre hồi ấy, có một ông ở Quảng Bình, có chức vụ quan trọng lắm và cũng có thơ không kém Bút Tre là mấy. Ông viết: Trên đường xe chạy bon bon/ Nhìn bông lúa chín hạt tròn hạt vuông. Xe chạy như thế cũng khiếp thật. Là người sinh ra ở quê hương lúa nước mà ta chưa thấy hạt lúa nào tròn huống chi còn có hạt vuông. Nhà nông học Lương Định Của sống dậy chắc cũng kinh ngạc. Cái ông ở Quảng Bình ấy còn có hai dòng thơ tả cảnh ta và Mỹ đánh nhau rất quyết liệt. Đọc xong, ngẫm một hồi, lại thấy không phải là ta và địch mà là câu thơ tả hai ông làm nghề húi đầu: Thằng Mỹ cầm kéo định cắt tóc ta/ Ta cạo trọc đầu chúng nó. Tất nhiên ông thợ Việt Nam vẫn oách hơn ông thợ Mỹ".
    Bạn có thể phản bác: Đồng ý rằng Bút Tre không phải là cha đẻ duy nhất của các bài thơ Bút Tre, nhưng ông là cha đẻ duy nhất của trường phái thơ Bút Tre. Chớ nên nhầm trường phái với những bài thơ cụ thể của trường phái ấy. Rõ ràng "Ai là cha đẻ của thơ Bút Tre" là một câu hỏi ngớ ngẩn.
    Lời phản bác nghe chừng đầy thuyết phục: cha đẻ của trường phái thơ Bút Tre thì phải là Bút Tre, chứ còn ai vào đấy nữa?
    Nhưng suy nghĩ thêm một chút thì thấy hình như ngay cả sự phản bác ấy cũng không phải hoàn toàn thuyết phục. Bởi lẽ, một khi nói đến trường phái thì bao giờ cũng phải nói đến tiền thân của trường phái âý. Mối nhà văn độc đáo đều sản sinh ra tiền bối của mình. Vậy thì thơ Bút Tre, với tư cách một trường phái, phải có một tiền thân, và Bút Tre, với tư cách một tác giả độc đáo, phải có tiền bối của mình. Nói cách khác, thơ Bút Tre chắc chắn phải được sáng tác trước khi Bút Tre viết những bài thơ nổi tiếng của mình.
    Những suy luận trên đây dẫn tôi ngược dòng thời gian và người đầu tiên tôi gặp là Nguyễn Văn Vĩnh, một dịch giả nổi tiếng, người có công lao to lớn trong phong trào truyền bá chữ quốc ngữ và "Âu Tây tư tưởng" hồi đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, tôi chỉ muốn đưa ra một ví dụ để chứng tỏ rằng ông là một trong những tiền bối của Bút Tre.
    Trong tập Thơ Ngụ ngôn La Fontaine (Trung Bắc Tân Văn, Hà Nội, 1928) do ông dịch có bài Le petit poisson et le pêcheur (Con cá nhỏ và người câu cá) mở đầu như sau:
    Le petit poisson deviendra grand,
    Pourvu que Dieu lui prête vie;
    Mais le lâcher en attendant,
    Je tiens, pour moi, que c''est folie.
    Nghĩa là: "Con cá nhỏ sẽ lớn, miễn là Trời cho nó sống. Nhưng hoạ có là điên tôi mới thả nó ra để đợi". Nguyễn Văn Vĩnh đã dịch như sau:
    Miễn là cá sống dưới hồ
    Cỏn con cũng có ngày to kếch xù
    Nhưng mà cá đã cắn cu (câu)
    Thả ra, tôi nghĩ, còn ngu nào tầy.
    Đoạn thơ với thủ pháp sửa âm cho hợp...vần rất đặc trưng cho thơ Bút Tre này đã được Vũ Ngọc Phan trích dẫn trong Nhà văn Việt Nam hiện đại với những lời bình luận như sau: "..sở dĩ phải đổi ra cu chỉ là cho hợp với vần ngu ở dưới. Nhưng cắn gì thì cắn chứ cắn cu thì ai cũng phải phì cười...".
    Nhưng trước Nguyễn Văn Vĩnh là ai? Nếu ai cũng có tiền bối cả thì ai sẽ là cha đẻ?
    Đến đây thì chính tác giả những dòng này cũng phải nghi ngờ rằng câu hỏi ở đầu bài có lẽ là ngớ ngẩn thật, bởi lẽ nó dẫn đến những tác giả vô danh trong văn học dân gian. Chẳng hạn bài ca dao:
    Bà già đi chợ đường Cồn
    Vừa đi vừa nhổ lông...tay xỉa răng
    chắc chắn có thể coi là một bài thơ "Bút Tre" điển hình. Hóa ra mọi thứ đều bắt rễ từ những giá trị truyền thống, và câu trả lời cho câu hỏi "Ai là cha đẻ thực sự của thơ Bút Tre" có thể tìm được ngay mà chẳng cần mất nhiều công tìm kiếm đến thế.
    Tác giả: Ngô Tự Lập
  3. daulauxuongcheo

    daulauxuongcheo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2005
    Bài viết:
    406
    Đã được thích:
    0
    Em tiếp:

    Hoan hô anh Phạm Văn Đồng
    Trước làm thủ tướng nay không làm gì


    Hà Tĩnh có bánh cu đơ
    Ăn vào mới thấy nó đờ cu ra

  4. tuan_tran925

    tuan_tran925 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2005
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    xin mạn fép bổ xung 1 chút cho fong fú :
    Bầu trời có các vì sao
    Anh ga ga rỉn bay vào vũ tru
    Trên rừng con khỉ oánh đu
    Thằng Ngô Đình Diệm mút .......cụ.......​
  5. brownie

    brownie Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/07/2005
    Bài viết:
    290
    Đã được thích:
    0
    Câu lạc bộ này hay quá, cho tôi tham gia đôi câu sưu tầm nhé:
    Có những lúc mơ màng trong quán rượu
    Anh vô tình cầm đũa viết tên em
    Đời chỉ vui khi tay cầm chai rượu
    Khắc tên em lên cổ cánh chân gà
    Chúc cả nhà vui vẻ nhé!
  6. rabbit_n_glasses

    rabbit_n_glasses Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2005
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    0
    Góp vui típ với bạn Khợ-me...
    Anh đi công tác bản Muờng
    Tè xong một cái lên đường về quê
    Hoan hô quốc trưởng Xi-ha
    Núc na, núc ních, đi ra, đi vào.
    Hoan hô đồng chí Hagi
    Cách ba mươi mét mà ghi được bàn
    (câu này bên CFC thay bằng anh Franky, :D)
    Hôm nay đài nói vui thay
    Người ở dưới đất, chó bay lên trời
    (Chú chó Lai Ka bay lên vũ trụ)
    Tiễn anh lên bến ô tô
    Đêm về em khóc ... tồ tồ cả đêm"
    Không đi không biết Tam Đao (Tam Đảo)
    Đi thì không biết chỗ nào mà ngu (ngủ)
    Một giường nó nhét hai cu (cụ)
    Thôi thì cố nhịn đến chu nhật về...
    Ta đi bầu cử tự do
    Chọn người xứng đáng mà cho vào hòm
    Nhớ quê ra đứng đỉnh đèo
    Bỗng đâu thấy một chú mèo gâu gâu
    Ở trong hang đá đi ra
    Vươn vai một cái rồi ta đi vào
    Bốn ông chung một đĩa lòng
    lợn ngồi chễm chệ với thùng bia to
    Chị em nô nức đặt vòng
    hoa mộ liệt sỹ tỏ lòng biết ơn
    Thi đua ta quyết thi đua
    Thi đua ta quyết tiến lên hàng đầu
    Hàng đầu rồi biết đi đâu
    Đi đâu không biết, hàng đầu cứ đi
    Hoan hô các cụ trồng cây
    Mười cây chết chín một cây gật gù
    Chúng mày có mắt như mù
    Mười cây chết cả gật gù ở đâu?
    Chậc, search thơ Bút tre mới ra toàn những bài thô bỉ. Bạn nào bít thơ Bút tre thời cũ post lên xem mới nà.
  7. daulauxuongcheo

    daulauxuongcheo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2005
    Bài viết:
    406
    Đã được thích:
    0
    Tiếp nào :

    Liên hoan có lạc có chuồi (chuối)
    Ta đi nhớ mãi cái **** (buổi) hôm nay
    Hoan hô các bác chuyên tu
    Không có các bác ai ngu hơn mình

    Đoàn tàu chuyển bánh tu tu
    Có anh bộ đội thò ... ra ngoài

  8. khome

    khome Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2004
    Bài viết:
    5.633
    Đã được thích:
    4
    Khà khà, k0 ngờ các bác thuộc nhiều thơ Bút tre đến thế.
    Tớ tiếp nhé. Khoảng năm 89-90 gì đó bác Trần Hoàn lên làm bộ trưởng bộ VH -TT, đúng lúc ấy thì Tivi chiếu loạt phim hình sự gay cấn Bạch Tuộc có thanh tra Catani bắn súng như chảo chớp. Vì vậy mới có thơ rằng:
    Hoan hô bộ trưởng Trần Hoàn
    Vừa lên cái đã chiếu toàn phim hay

    Về sau rộ lên mấy vụ lô đề, các đệ tử cờ bạc truyền tai nhau rằng :
    Hoan hô anh Nguyễn Đình Đề
    Khi đi một chỉ khi về bảy cây

    Các cụ thì có thơ rằng :
    Cờ bạc là bác thằng bần
    Cửa nhà bán hết cho chân vào cùm

    Dân cờ bạc nói ngược lại :
    Cờ bạc là bác thằng giầu
    Đến khi trúng quả nhà lầu xe hơi

  9. UNIDO

    UNIDO Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/02/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    0
    Chủ đề này đã được anh lập năm 2002 rồi cả nhà ạ. Thôi thì tham gia một chút cho vui nhể!
    Đồng Xuân rộn rã tiếng ồn
    Có cô bán trứng vịt ..ồn rất to (lộn)

  10. xxxttvnolxxx

    xxxttvnolxxx Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Ngồi nhậu ở Lê Thánh Tôn
    Say be say bét nên... nôn vào tường​

Chia sẻ trang này