1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Câu lạc bộ ĐÀN TRANH ( tất cả những gì liên quan đến đàn tranh...)

Chủ đề trong 'Nhạc Dân Tộc Dân Gian' bởi tarafa, 02/09/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. yenmusic

    yenmusic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2003
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    3
    Đúng vậy, Tem! Có 2 loại rất phổ thông hiện nay là đàn 17 dây và đàn tranh 22 dây (để diễn tấu những bài nhạc mới với kỹ thuật cao.)
    Được yenmusic sửa chữa / chuyển vào 13:20 ngày 17/09/2005
  2. FloraAtDawn

    FloraAtDawn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    5.512
    Đã được thích:
    1
    Cảm ơn yenmusic, như vậy vuốt chữ Á ( trên phương diện sắp nốt ) gần giống 5 nốt đen của Piano . Mình có hỏi một người chơi nhạc dân tộc, anh ta nói là đàn tranh lên dây theo mỗi bài, chuyện này thực hư ra sao? Nếu đúng vậy thì vuốt sẽ tạo nên chuỗi âm thanh tùy theo bài ???
  3. yenmusic

    yenmusic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2003
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    3
    Vâng, đúng vậy đó FAD.... Mỗi bài nhạc đều phải chỉnh dây theo điệu, theo hơi của bài nên khi dùng chữ Á sẽ mang hơi của hệ thống dây luôn....
  4. YlangYlang

    YlangYlang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2005
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
  5. YlangYlang

    YlangYlang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2005
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn!
    Mình muốn tìm sách "TỰ HỌC ĐÀN TRANH CỔ NHẠC" - nếu có cả DVD thì càng tốt. Xin bạn vui lòng tìm giúp tên sách và tên tác giả và cho biết phải mua ở đâu.
    Cám ơn bạn thật nhiều
    YlangYlang
  6. tulip77

    tulip77 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/04/2004
    Bài viết:
    1.545
    Đã được thích:
    0
    Theo mình được biết thì ở các tiệm bán nhạc cụ thường có bán cả sách dạy đàn (ở đường Nguyễn Thiện Thuật-quận 3). Đa số các sách dạy đàn tranh hiện nay là của cô Phạm Thúy Hoan (giáo viên nhạc viện thành phố HCM).
    Còn DVD thì mình ko rõ là có hay ko.
    Theo ý kiến mình thì nếu bạn mới bắt đầu học đàn thì nên có người hướng dẫn, bước đầu căn bản vững rồi thì về sau mình có thể tự tập luyện và học hỏi thêm...
  7. caneton0901

    caneton0901 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2003
    Bài viết:
    1.223
    Đã được thích:
    0
    Đàn tranh (Sixteen - String zither)




    Giới thiệu sơ lược
    Đàn Tranh còn gọi là Ðàn thập lục, là nhạc khí dây gảy 16 dây phổ biến trong Dân tộc Việt. Theo sách Lê Quí Ðôn Ðàn Tranh có từ đời Trần vào khoảng thế kỷ XII-XIII.

    [​IMG]


    Xếp loại
    Đàn Tranh là nhạc khí dây gảy loại không có dọc (cần đàn). Ðàn Tranh rất phổ biến tại Việt Nam đồng thời một số nước khác ở Châu Á cũng có. Ðàn Tranh được nhập vào Việt Nam và trở thành đàn Việt Nam, nhiều tác giả cho rằng Ðàn Tranh Việt Nam là từ cây Zheng (Zeng) (Trung Quốc) nhập vào.
    Hình thức cấu tạo

    [​IMG]


    1- Thùng đàn ; 2- Mặt đàn; 3-Thành đàn; 4- Ðáy đàn; 5- Cầu đàn;6- Nhạn đàn; 7- Trục đàn; 8- Dây đàn; 9- Móng đàn.
    - Thùng đàn: hình hộp dài, chiều dài khoảng 110cm, đầu đàn hẹp khoảng 13cm, cuối đàn rộng khoảng 20cm.
    - Mặt đàn: vồng lên tượng trưng cho vòm trời làm bằng gỗ nhẹ (gỗ tung, thông hay ngô đồng)
    - Thành đàn: làm bằng gỗ trắc, mun hoặc cẩm lai.
    - Ðáy đàn: dưới đáy đàn ở đầu rộng, phía tay phải người đánh đàn có một lỗ thoát âm hình bán nguyệt để lắp dây, ở giữa đàn có 1 lỗ hình chữ nhật để cầm đàn khi di chuyển và ở đầu hẹp có một lỗ tròn nhỏ để treo đàn.
    - Cầu đàn: Ở đầu rộng, một cầu đàn bằng gỗ, hơi nhô lên và uốn cong theo mặt đàn có 16 lỗ nhỏ xếp hàng ngang có nạm hoặc cẩn kim loại để xỏ dây.
    - Nhạn đàn: Trên mặt đàn có 16 nhạn đàn, các con nhạn (chevalet) để đỡ dây đàn và có thể di chuyển được để điều chỉnh độ cao thấp của dây trong lúc đang đàn, các con nhạn đều có thể làm bằng nhựa, xương, ngà, đồng thau, gỗ trắc hoặc cẩm lai hiện nay bằng nhựalà phổ biến.
    - Trục đàn: ở đầu hẹp Ðàn Tranh có 16 trục đàn để lên dây, trục đàn đặt trên mặt đàn còn để giữ một đầu dây xếp hàng chéo do độ ngắn dài của dây, tạo âm thanh cao thấp, trục đàn có thể làm bằng nhựa, đồng thau, gỗ trắc hoặc cẩm lai.
    - Dây đàn: dây đàn bằng đồng thau, thép hoặc inox với các cỡ dây khác nhau như 20mm, 25mm, 30mm, đến 50mm.
    - Móng đàn: Ðàn Tranh đàn bằng móng gảy thường được làm bằng đồi mồi, Inox.             
    Màu âm, tầm âm
    Đàn Tranh có âm cao, màu âm vui tươi, trong sáng, tầm âm Ðàn Tranh, tùy theo số lượng dây gồm 3 quãng 8 từ Ðô lên Ðô3 ( C đến C3).
    Khoảng âm dưới: âm thanh không được trong trẻo, thường dùng để đánh đệm. Khoảng âm giữa: âm thanh trong sáng, giàu sức diễn tả, vui tươi. Khoảng âm cao: âm thanh hơi gắt, thường dùng để đánh ngón Á.
  8. caneton0901

    caneton0901 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2003
    Bài viết:
    1.223
    Đã được thích:
    0
    Kỹ thuật diễn tấu
    Tư thế ngồi và cách gảy đàn:
    Ngồi chiếu: nghệ nhân ngồi trên sàn diễn, xếp chân trên chiếu.
    Ngồi ghế: nghệ nhân ngồi thẳng trên ghế, vắt chân trên ghế, đầu đàn đặt trên đùi, một đầu gác trên giá hoặc đôn hoặc nghệ nhân ngồi trên ghế đàn được đặt trên giá cao ngang tầm tay.
    Ðứng: nghệ nhân đàn với tư thế đứng và đàn được đặt trên giácao ngang bằng tầm tay (khi đứng).

    [​IMG]


    Tư thế của bàn tay phải: Bàn tay phải nâng lên, ngón tay khum lại, thả lỏng, ngón áp út tì nhẹ lên cầu đàn. Khi đánh những dây đàn thấp, cổ tay tròn lại, hạ dần về phía trước đàn. Khi đánh những dây cao, cố hạ dần theo chiều cong của cầu đàn, cánh tay cũng hạ khép dần lại (tránh không đưa cánh tay ra phía ngoài). Ba ngón tay gảy mềm mại, từng ngón thả lỏng này nhẹ nhàng nâng lên hay hạ xuống gảy vào dây theo chiều cong tự nhiên của bàn tay, tránh gãy ngón, móc dây. Tư thế tay trái: Ðầu ba ngón tay giữa đặt trên dây nhẹ nhàng, bàn tay mở tự nhiên, ngón tay hơi khum, hai hoặc ba ngón (trỏ, giữa, áp út) chụm lại, ngón cái và ngón út tách rời, dáng bàn tay vươn về phía trước. Khi rung, nhấn, bàn tay được nâng lên mềm mại, ba ngón chụm lại cùng một lúc chuyển từ dây nọ sang dây kia.Kỹ thuật tay phải: Trước đây người ta nuôi móng tay để gảy, gảy bằng móng tay tiếng đàn không khoẻ, sau nầy người ta đeo các móng gảy vào ngón: ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa... Ký hiệu: ngón cái là số 1, ngón trỏ là số 2, ngón giữa là số 3.
    - Ngón Á: là một lối gảy rất phổ biến của Ðàn Tranh, đây là cách gảy lướt trên hàng dây xen kẽ các câu nhạc, thường ngón Á hay ở vào phách yếu để chuẩn bị vào một phách mạnh đầu hay cuối câu nhạc.
    - Á xuống: theo lối cổ truyền, Á xuống là gảy liền các âm liền bậc, từ một âm cao xuống các âm thấp, tức là sử dụng ngón cái của tay phải lướt nhanh và đều qua các hàng dây, từ cao xuống thấp:

    [​IMG]


    - Á lên: là kỹ thuật lướt qua hàng dây, nhưng vuốt bằng ngón 2 hoặc ngón 3 từ một âm thấp lên các âm cao.

    [​IMG]


    - Á vòng: kết hợp Á lên và Á xuống, Á vòng thường chuẩn bị cho mở đầu hoặc kết thúc một câu nhạc, có trường hợp nó được sử dụng để tả cảnh sóng nước, gió thổi, mưa rơi và có thể sử dụng ngón Á vòng liên tiếp với nhiều âm hơn.

    [​IMG]


    - Song thanh: 2 nốt cùng phát ra một lúc, song thanh truyền thống chỉ dùng quãng 8, các nhạc sĩ hiện đại còn kết hợp dùng các quãng khác.

    [​IMG]


    Ngón vê: là sử dụng ngón tay phải ngón 2 hoặc kết hợp ngón 1-2; 1-3; 1-2-3, gảy trên dây liên tục và các ngón khác phải khum tròn, cổ tay kết hợp với ngón tay đánh xuống, hất lên đều đặn. Khi vê đầu móng gảy không nên đặt quá sâu xuống dây sẽ tạo tiếng đàn không đều đặn, êm ái.

    [​IMG]


    Kỹ thuật tay trái: Tay trái có các ngón nhấn, rung, mổ, vuốt...
    Ngón rung: là cách dùng một, hai hoặc ba ngón tay trái rung nhẹ trên sợi dây đàn (bên trái hàng nhạn đàn) mà tay phải vừa gảy.

    [​IMG]


    Ngón nhấn: là ngón sử dụng để đánh thêm được những âm khác có thể là 1/2 âm, 1/3 âm, 1/4 âm mà hệ thống dây Ðàn Tranh không có. Cách nhấn là sử dụng ba đầu ngón tay trái nhấn xuống tùy theo yêu cầu của bài (nửa cung nhấn nhẹ, 1 cung nhấn nặng hơn) nghệ nhân dùng tai nghe để điều chỉnh tay nhấn.

    [​IMG]


    Ngón nhấn luyến: là ngón sử dụng các ngón nhấn để luyến hai hay ba âm có độ cao khác nhau, âm thanh nghe mềm mại, uyển chuyển gần với thanh điệu tiếng nói. Có hai loại nhấn luyến:
    Nhấn luyến lên: nghệ nhân gảy vào một dây để vang lên, tay trái nhấn dần lên dây đó làm âm thanh cao lên hoặc tiếp tục nhấn cho cao lên nữa.

    [​IMG]


    Nhấn luyến xuống: muốn có âm luyến xuống, trước hết phải mượn nốt. Ví dụ muốn có âm Fa luyến xuống âm Rê phải mượn dây Rê nhấn mạnh trước rồi mới gảy sau; khi âm Fa ngân lên ngón tay trái nới dần để âm Rê của dây đó vang theo luyến tiếng với âm Fa. Ðánh âm nhấn luyến lên hay nhấn luyến xuống chỉ cần gảy một lần thôi. Ðộ ngân của các âm nhấn luyến được ghi như các nốt nhạc bình thường. Nghệ nhân cần phân phối thời gian để các âm có thể đều hoặc không đều nhau, độ cao của âm nhấn luyến lên hay nhấn luyến xuống có thể trong vòng quãng 4 nếu là khoảng âm thấp hoặc quãng 2, quãng 3 thứ ở những âm cao, không nên sử dụng liên tiếp nhiều âm nhấn luyến.

    [​IMG]


    Ngón nhún: là cách nhấn liên tục trên một dây nào đó làm cho âm thanh cao lên không quá một cung liền bậc. Ngón tay nhún tạo thành những làn sóng có giao động lớn hơn ở ngón rung, làm cho âm thanh thêm mềm mại, tình cảm sâu lắng.

    [​IMG]


    Ngón vỗ: là một kiểu ngón nhấn như đúng như tên gọi, đây là cách dùng hai hay ba đầu ngón tay (ngón trỏ, giữa, áp út) vỗ lên một dây nào đó phía bên trái nhạn  đàn vừa được gảy, và nhấc ngay các ngón tay lên làm âm thanh cao lên đột ngột từ nửa cung đến một cung.
    Có hai loại vỗ
    - Vỗ đồng thời: tức là cùng lúc tay phải gảy dây, tay trái vỗ sẽ nghe thấy hai âm: một âm phụ cao hơn nửa cung hoặc 1 cung luyến nhanh ngay xuống âm chính (âm phụ do ngón tay trái vỗ tạo nên).

    [​IMG]



    - Vỗ sau: tay phải gảy dây xong, tay trái mới vỗ lên dây, như vậy sẽ nghe thấy 3 âm luyến: âm thứ nhất do tay phải gảy lên dây, âm thứ hai do ngón vỗ tạo nên, âm nầy cao hơn âm thứ nhất khoảng nửa cung hoặc 1 cung tiếp đó là âm thứ ba do ngón tay vỗ xong nhấc lên ngay, dây đàn được trở lại trạng thái cũ, âm thanh còn lại vang lên theo độ căng của dây đó lúc đầu.

    [​IMG]


    Ngón vuốt: tay phải gảy đàn tiếp theo dùng hai, ba ngón tay trái vuốt lên dây đàn đó từ nhạn đàn ra trục dây hay ngược lại làm tăng sức căng của dây một cách đều đều, liên tục. Âm thanh được nâng cao dần lên trong phạm vi 1/2 cung đến 1 cung.

    [​IMG]


    Ngón gảy tay trái: để thay đổi màu sắc, đồng thời phát huy khả năng âm thanh của dây đàn, ngón tay trái cũng có thể gảy dây trong phạm vi phía bên tay phải hàng nhạn đàn. Tay trái không đeo móng gảy nên khi gảy âm thanh nghe êm hơn nhưng không vang bằng âm thanh tay phải gảy. Có thể gảy bằng hai tay để tạo chồng âm nhưng thường là tay trái gảy những âm rãi trong khi tay phải sử dụng ngón vê hoặc đang nghỉ.

    [​IMG]


    Ngón bịt: là ngón vừa sử dụng ngón tay phải gảy dây, vừa dùng đầu ngón tay trái đặt nhẹ trên dây đàn hoặc chặn tay trái lên đầu nhạn đàn nếu là gảy một nốt nhạc. Nếu định gảy hẳn mô䴠đoạn nhạc với toàn âm bịt, nghệ nhân sử dụng cạnh bàn tay phải chặn nhẹ lên cầu đàn, dùng tay trái gảy thay tay phải. Hiệu quả âm thanh ngón bịt không vang mà mờ đục, gây được ấn tượng tương phản rõ rệt với một đoạn nhạc đánh bình thường.

    [​IMG]


    Âm bồi: có thể đánh trên tất cả các dây nhưng chỉ nên đánh trong khoảng âm giữa, âm dưới và nên đánh những âm bồi quãng tám. Cách đánh là sử dụng ngón tay trái chặn vào đoạn dây thích hợp kể từ đầu đàn trong khi tay phải gảy dây đó. Âm bồi Ðàn Tranh nghe đẹp hơn hẳn so với nhiều loại đàn dây gảy khác.

    [​IMG]


    Vị trí Ðàn Tranh trong các Dàn nhạc    
    Đàn Tranh thường được sử dụng để đệm cho ngâm thơ, hát, tham gia trong các Dàn nhạc Tài tử, Phường Bát âm, Dàn Nhã nhạc (khi sử dụng trong Tế lễ), Dàn nhạc Sân khấu Chèo, Cải lương. Ngày nay đàn Tranh được sử dụng rộng rãi như: độc tấu, song tấu, tam tấu, Ðàn Tranh còn được đưa vào Dàn nhạc Dân tộc Tổng hợp độc tấu và đặc biệt Ðàn Tranh được đưa vào độc tấu cùng với Dàn nhạc Giao hưởng (Concerto cho Ðàn Tranh và Dàn nhạc Giao hưởng của GSTS.Quang Hải ) Biểu diễn Ðàn Tranh : Diệu Quang, Chỉ huy:GSTS. Quang Hải.
    Thạc sĩ Võ Thanh Tùng( Nguồn Giaidieuxanh.vietnamnet.vn )
  9. gib119

    gib119 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2003
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    chào các bạn, tớ cũng đang học đàn tranh nhưng có mấy thắc mắc nhờ các bạn giải thích hộ nhé. Chẳng là tớ có một cái đàn đặt ở trong miền Nam 17 dây, nó phải to gấp rưỡi cái đàn miền Bắc cầu đàn thấp, đầu to và đầu nhỏ không chênh lệch lắm, dây Inox. Khi đánh thì tiếng đàn trầm hơn tiếng đàn miền Bắc (khi lên dây căng hơn thì đánh đau tay nên vẫn phải để tiếng trầm). Với lại hay phải lên dây lắm.
    Tớ muốn hỏi các bạn miền Nam là các bạn có đánh đàn như vậy không? và cái lợi của loại đàn này là gì? đánh loại bài nào là hợp nhất.
    Thanks a lot.
    Được gib119 sửa chữa / chuyển vào 01:38 ngày 25/10/2005
  10. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4


    Đây là 1 CD Đàn Tranh được phát hành tại Mỹ, và Tem down được trên net, tuy nhiên có 2 điều, nhân dịp này Tem muốn hỏi, và mong những bạn rành về đàn tranh, nếu biết trả lời giúp :
    1- CD này do ai trình tấu ?
    2- Cách trình tấu và nhất là cách rải dây rất lạ, không giống những bản trình tấu đàn tranh thường nghe. Có phải đây là kỹ thuật mới ? Hoặc là cũ rồi, mà Tem chưa được biết ?
    Duới đây, là list của CD :
    [​IMG]
    Đàn Tranh - Viet Trad. Music
    01. Ly Chim Quyen - Nightingale
    02. Hon Vong Phu - Waiting Mountain
    03. Hat Hoi Trang Ram - Full Moon Fair
    04. Dieu Ai - Ai Mode
    05. Dong Song Nho - Rivulet
    06. Trong Com - Drum of Love
    07. Ly Ngua O - Black Horse
    08. Cay Truc Xinh - Pretty Bamboo
    09. Dieu Sa Mac - Sa Mac Improvisation
    10. Qua Cau Gio Bay - Wind on the Bridge
    11. Tinh Cha Nghia Me - Parent''s Love
    12. Vo So Tren Bai Bien - Seashell on the Seashore
    http://rapidshare.de/files/7436247/Dan_Tranh_-_Viet_Trad_Music.zip.html
    Một CD hay, trình tấu với kỹ thuật cao & mới, lại được ghi âm rất tốt. Một CD nên nghe. Tem vừa upload để tặng các bạn.
    Hình trên chỉ có tinh cách minh họa, và là tranh của Quỳnh Hương.

Chia sẻ trang này