1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Câu lạc bộ kỹ sư môi trường

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ kỹ sư' bởi PCFCromaria, 20/12/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lan0303

    lan0303 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    2.622
    Đã được thích:
    0
    Nó đấy, để xem lại khác nhau ở chổ nào! (Híc! gặp nhau về mặt tư duy mà).
  2. PCFCromaria

    PCFCromaria Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2008
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    1
    ơ đã pót đâu bạn, :-??
  3. lan0303

    lan0303 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    2.622
    Đã được thích:
    0
    OK!

    Nghiên cứu ứng dụng CNTT tích hợp GPS và GIS để kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản phục vụ công tác quản lý điều hành.

    Hiện nay việc ứng dụng CNTT trong QLNN ngành Công nghiệp Đồng Nai nói chung và trong kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản nói riêng là phù hợp với chủ trương đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT trong giai đoạn CNH, HĐH của Tỉnh Đồng Nai.

    I. Những cơ sở lập đề án:
    I.1.Cơ sở pháp lý:
    - Quyết định của Th_ủ T_ướng Chính phủ số 83/2000/QĐ-TTg ngày 12/7/2000 - Sử dụng Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ quốc gia Việt Nam.
    - Đề án Tin học hóa quản lý hành chánh nhà nước giai đoạn 2001-2005 của Bộ Công Nghiệp.
    - Đề án Tin học hóa quản lý hành chánh nhà nước tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2001-2005.
    - Dự án Hệ thống thông tin tổng hợp kinh tế xã hội phục vụ công tác quản lý điều hành của Văn phòng HĐND và UBND tỉnh Đồng nai.
    - Đề án Tin học hóa quản lý hành chánh nhà nước Sở Công nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2001-2005.
    I.2.Các hệ thống GPS và khái quát tình hình ứng dụng GIS tại Đồng Nai:
    I.2.1. Các hệ thống định vị toàn cầu trên thế giới (GPS):
    I.2.1.1.Hệ thống GLONASS (GLObal Navigation Satellite System):
    Hệ thống GLONASS của Nga có 24 vệ tinh trên 3 mặt phẳng quĩ đạo, mỗi mặt phẳng quĩ đạo có 8 vệ tinh, bán kính quĩ đạo là 19.100 km, chu kỳ 11 giờ 15 phút; GLONASS dùng hệ tọa độ PZ-90 (SGS-85), ellipsoid PZ-90, bán trục lớn : a = 6.378.136 m, Độ dẹt : 1/f = 1/298,257839303
    I.2.1.2.Hệ thống GPS (Global Position System):
    Hệ thống GPS của Mỹ có 24 vệ tinh trên 6 mặt phẳng quĩ đạo, mỗi mặt phẳng quĩ đạo có 4 vệ tinh, bán kính quĩ đạo là 20.200 km, chu kỳ 11 giờ 58 phút; GPS dùng hệ tọa độ WGS-84 (World Geodetic System 1984). Ellipsoid GRS-80 (geodetic reference system 1980) được Hiệp hội Trắc địa và Địa vật lý chấp nhận năm 1979 và được đánh giá là tiệm cận tốt nhất với mặt Geoid toàn cầu, bán trục lớn : a = 6.378.137 m, Độ dẹt : 1/f = 1/298,257223563
    I.2.1.3. Hệ thống Galileo:
    Hệ thống Galileo của Châu Âu có 30 vệ tinh, dự kiến đến năm 2008 mới đưa vào hoạt động.
    I.2.1.4. Hệ thống Beidou (Bắc Đẩu):
    Hệ thống Beidou của Trung Quốc là hệ định vị dùng 2 vệ tinh địa tĩnh (được gọi là Twinsat regional navigation) do Chen Fangyung đề nghị.
    I.2.2. Các hệ thống thông tin địa lý hiện có tại Đồng Nai (GIS):
    I.2.2.1.Năm 1997 đến nay Sở Khoa học Công Nghệ dã thực hiện xong giai đoạn 1 của dự án mục tiêu - Hệ thống thông tin hiện trạng công nghệ và môi trường tỉnh Đồng nai? gọi tắt là DONAGIS (Dong Nai Geographic Information System ): DONAGIS được thành lập theo quy trình công nghệ ***AMAP của Trung Tâm Công Nghệ Thông Tin Địa Lý - Trường Đại Học Bách Khoa TP - HCM (***AGIS), số hoá 279 mảnh bản đồ tỷ lệ 1/10.000 của tỉnh Đồng Nai do Tổng cục Địa chính xuất bản năm 1995 (Hệ toạ độ HN-72, lưới chiếu Gauss); sử dụng công nghệ ESRI để quản trị cơ sở dữ liệu DONAGIS.
    I.2.2.2. Từ năm 1999 đến năm 2001 Sở Công nghiệp hoàn thành đề tài - Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý tài nguyên khoáng sản tỉnh Đồng Nai? tích hợp trên nền DONAGIS (sử dụng công nghệ ESRI).
    I.2.2.3. Từ năm 2002 đến nay Sở Tài nguyên Môi trường đang thực hiện - Bản đồ Atlas tỉnh Đồng Nai tỷ lệ 1/500.000 Hệ toạ độ VN-2000 (sử dụng công nghệ MAPINFOW).
    I.2.2.4. Từ năm 2002 đến nay Sở Giao thông đang thực hiện - Bản đồ hệ thống giao thông tỉnh Đồng Nai tỷ lệ 1/50.000 Hệ toạ độ UTM (sử dụng công nghệ INTERGRAPH).
    I.3.Cơ sở Pháp lý, vật chất kỹ thuật mạng và nguồn nhân lực của Sở Công nghiệp:
    I.3.1. Cơ sở Pháp lý: Đề án - Tin học hóa quản lý hành chánh nhà nước Sở Công nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2001-2005.
    I.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật mạng: Sở có một mạng WAN được xây dựng từ năm 1993, đến nay mạng WAN có 2 máy chủ, trong đó 1 máy chủ xử lý song song và 30 máy trạm trong đó có 1 trạm kết nối từ xa bằng giao thức mạng riêng ảo (RealVNC), 1 website nội bộ dùng cập nhật website của Sở trên Internet; kết nối với mạng CAMPUS của Trụ sở làm việc khối nhà nước bằng giao thức VLAN của CISCO.
    I.3.3. Nguồn nhân lực: Sở Công nghiệp Đồng Nai ứng dụng CNTT từ những năm 1992 nên đến nay Sở đã có được một đội ngũ kỹ sư, chuyên viên kỹ thuật có năng lực tương đối và đa dạng trong việc nghiên cứu ứng dụng CNTT.

    II. Mục tiêu, hiện trạng và phương pháp giải quyết:
    II.1. Mục tiêu: thiết thực, tiết kiệm, phục vụ kịp thời công tác quản lý điều hành:
    Xây dựng phần mềm ứng dụng trong thực tế kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản để nhận biết ngay về toàn bộ diện tích, độ sâu, khối lượng, độ nghiêng tại moong khai thác. Nhờ đó có thể đối chiếu với toàn bộ thiết kế mỏ đã được duyệt để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời.
    II.2. Hiện trạng:
    II.2.1. Về Công nghệ GPS: Hệ GLONASS chỉ hoạt động cầm chừng, Galileo và Beidou chưa hoạt động, chỉ còn hệ thống GPS của Mỹ là hoạt động tốt.
    II.2.2. Về Công nghệ GIS: Các Sở trong tỉnh đã sử dụng ba công nghệ khác nhau: ISRI, MAPINFOW, INTERGRAPH.
    II.2.3. Về Bản đồ: Sở Công nghiệp đã chuyển bản đồ DONAGIS 1/10.000 từ hệ toạ độ HN-72, lưới chiếu Gauss sang hệ UTM.
    II.3. Phương pháp giải quyết:
    II.3.1. Sử dụng nội lực: Nhằm dễ dàng sử dụng nội lực, Sở Công nghiệp chọn chiến lược không nghiên cứu kiểu hàn lâm, chỉ ứng dụng các thành tựu đã trở thành giáo trình kinh điển về CNTT, có tham khảo các thành tựu mới nhất trên thế giới, vận dụng sao cho phù hợp với hoàn cảnh của Đồng nai nói riêng, điều kiện Việt nam nói chung và luật pháp quốc tế về quyền sở hữu trí tuệ, nhằm phục vụ công tác quản lý điều hành của lãnh đạo Sở.
    II.3.2. Được sự giúp đỡ của các Trung tâm, Chuyên gia trong nước: Sở Công nghiệp trân trọng sự giúp đỡ lâu dài và có trước có sau của các trung tâm, các chuyên gia trong nước như Trung Tâm ***AGIS.
    II.3.3. Hệ và thiết bị GPS: Vì hiện trạng công nghệ GPS trên Sở Công nghiệp chọn công nghệ GPS sử dụng GARMIN 76S nhằm hạn chế sai số khi đo cao độ, chỉ còn giải quyết sai số GPS cạnh dài, vì thiết bị có nêu trong giáo trình trí tuệ nhân tạo.
    II.3.4. Công nghệ phần mềm và thuật toán: Chúng tôi chọn sử dụng công nghệ mã nguồn mở (Open source) để hiện thực các thuật toán: tự hiệu chỉnh visai?, đọc và xử lý các loại CSDL: ISRI, MAPINFOW, INTERGRAPH.
    II.3.5. Hệ toạ độ xử lý: Sở Công nghiệp chọn hệ toạ độ xử lý có tham số như sau (*điều chỉnh so với hệ WGS-84), Coordinates: UTM (Universal Transverse Mercator), Units: Meters, Datum: Viet nam (Indian), Ellipsoid: Everest, Delta A: 860.655, Delta (1/f)x10E4: 0.28361368, Delta x: 214, Delta y: 836, Delta z: 303

    III. Những kết quả đạt được:
    III.1.Trong thực tiển:
    Đã ứng dụng thử nghiệm GPS kiểm tra nhanh khai thác khoáng sản.
    - Đo đạc số liệu tại hiện trường khai thác.
    - Tính toán số liệu bằng phương pháp nội suy (Michigan Technological University).
    Trên cơ sở đó để so sánh :
    - Thiết kế kỹ thuật khai thác được phê duyệt.
    - Bảng vẽ hiện trạng khai thác và số liệu báo cáo.
    - Kiểm tra nhanh được kết quả diện tích, độ sâu, khối lượng sản phẩm.
    III.2.Trên mạng:
    Đã dùng công nghệ CASE đặc tả kỹ thuật các modun: Hệ thống máy tính trung tâm, Alcatel map, GPS và GIS; sử dụng RealVNC, Neural Networks kiểu ISOM (Interpolating - Self - Organizing - Map) nhằm bão mật và chính xác hóa số liệu.

    IV. Phát huy:
    1. Nghiên cứu thực hiện dự án trên cũng là căn cứ cho bước phát triển tiếp theo của hệ thống DONAGIS.
    2. Kết quả đạt được là tin cậy, đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý hoạt động khai thác khoáng sản.
    3. Tiến tới sẽ phục vụ trong các lĩnh vực lập cơ sở dữ liệu quản lý Điện, cơ sở dữ liệu công nghiệp trong đề án 112 đã được duyệt và một số lĩnh vực khác của Sở trong giai đoạn tới.

    Tài liệu tham khảo:
    - Hình học mỏ - TS. Nguyễn Xuân Thụy.
    - Thuật toán xử lý bình sai ghép nối mạng lưới GPS vào hệ tọa độ quốc gia TSKH. Hà Minh Hòa.
    - Chuyển tọa độ các yếu tố hệ thông tin địa lý về Hệ tọa độ quốc gia VN-2000 TS. Nguyễn Đức Minh.
    - Vật lý cơ sở - L.Liboutry ( Lê Minh Triết biên dịch ).
    - Trí tuệ nhân tạo - Đỗ Trung Tuấn.
    - Hệ mờ và ứng dụng - Nguyễn Hoàng Phương.
    - ISOM - Algorithm - Josef Goppert.
    - MathConnex - Cambridge Massachusetts.
    - Interpolation - Todd Veldhuizen.
    - Michigan Technological University - Fehmi Kamcili.
    - Thư viện VisAD (Visualization for Algorithm Development) - Wisconsin.
    -------------------------------------------------------------
    @ Nguyễn Hoàng Oanh ĐHBK-TP.HCM 26/11/2003
    Xem tiêu đề http://www.***agis.hcmut.edu.vn/hoithao/dmGis9.php
  4. PCFCromaria

    PCFCromaria Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2008
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    1
    cái này đi sâu về công nghệ thông tin quá nhỉ, he he
  5. lan0303

    lan0303 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    2.622
    Đã được thích:
    0
    Tài liệu tham khảo:
    Ý kiến của Phó Giáo Sư - Tiến Sỹ TRẦN VĨNH PHƯỚC toàn văn như sau:

    ***AGIS, 9 giờ 35 phút, ngày 23 tháng 10 năm 2003.

    PHIẾU GÓP Ý ĐỀ TÀI

    TÊN ĐỀ TÀI: Kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản tích hợp sử dụng hệ thống định vị toàn cầu GPS

    NGƯỜI NHẬN XÉT: PGS.TS. TRẦN VĨNH PHƯỚC Giám đốc Trung tâm Công nghệ Thông tin Địa lý, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP - HCM

    MỤC TIÊU ĐỀ TÀI: Nghiên Cứu ứng dụng công nghệ tích hợp GPS - GIS để kiểm tra các hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

    QUA PHẦN TRÌNH DIỄN CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU, CHÚNG TÔI CÓ MỘT SỐ NHẬN XÉT NHƯ SAU:
    1.- Công nghệ tích hợp GPS - GIS là một công nghệ mới, mang tính đột phá hiện nay và được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực. Việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ nầy vào thực tế kiểm tra các hoạt động khai thác khoáng sản sẽ tận dụng được thế mạnh của công nghệ nầy như chi phí cập nhật dữ liệu thấp, thời gian thu thập dữ liệu ngắn, dữ liệu được thu thập một cách chính xác, dễ dàng triển khai vào thực tế.

    2.- Đề tài nghiên cứu cũng tập trung đi vào nghiên cứu các bài toán về nội suy, mô hình hoá bề mặt; Đây là các bài toán có nhiều ứng dụng thiết thực trong các hoạt động khai thác khoáng sản. Từ các kết quả nầy, nhóm nghiên cứu cũng đã bước đầu xây dựng các thuật toán: biểu diễn mô hình mỏ khoáng sản, tính diện tích bề mặt, ước lượng trữ lượng của mỏ khoáng sản.

    3.- Nguồn dữ liệu thu thập từ công nghệ GPS - GIS có thể tích hợp vào cơ sở dữ liệu nền DONAGIS của tỉnh để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau.

    4.- Về mặt ứng dụng: Đề tài nầy có thể triển khai ứng dụng trong việc kiểm tra bề mặt khai thác, vị trí khai thác, tính trữ lượng khoáng sản được cấp phép và trữ lượng khoáng sản đã khai thác,

    KẾT LUẬN:
    1.- Việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ GIS - GPS vào các lĩnh vực tài nguyên khoáng sản, môi trường là một trong những hướng đi đúng và hứa hẹn mang lại hiệu quả cao.

    2.- Đề tài đã giải quyết được các bài toán mà ngành tài nguyên và khoáng sản đặt ra hiện nay như diện tích vùng khoáng sản, trữ lượng mỏ.

    KIẾN NGHỊ: Với những kết quả mà nhóm nghiên cứu đã đạt được chúng tôi xin kiến nghị với các cấp lãnh đạo phê duyệt và cho triển khai thành một dự án để các kết quả nầy có thể ứng dụng vào thực tiễn.

    NGƯỜI NHẬN XÉT

    Đã ký

    PGS.TS. TRẦN VĨNH PHƯỚC

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    - Phó Giáo sư Tiến Sỹ TRẦN VĨNH PHƯỚC hiện nay là Phó Hiệu Trưởng Trường Đại Học Công Nghệ Thông Tin - Thành phố HCM.
    Xem http://www.uit.edu.vn/gioithieu/#bghtruong

    - OK! Đề án không có modun đánh giá tác động môi trường của hoạt động khai thác mỏ.
    - Công nghệ môi trường là gì? "Công nghệ môi trường là tổng hợp các biện pháp vật lý, hoá học, sinh học nhằm ngăn ngừa và xử lý các chất độc hại phát sinh từ quá trình sản xuất và hoạt động của con người. Công nghệ môi trường bao gồm các tri thức dưới dạng nguyên lý, quy trình và các thiết bị kỹ thuật thực hiện nguyên lý và quy trình đó".
    --------------------------------------------------------
    @ Tổng Cục Môi Trường - Bộ Tài Nguyên và Môi Trường
    http://vea.gov.vn/VN/truyenthong/hoidapmt/Pages/Côngnghệmôitrườnglàgì.aspx
    - Xin mời Quý Bác tiếp tục ạ. TRÂN TRỌNG!
  6. PCFCromaria

    PCFCromaria Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2008
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    1
    định nghĩa CNMT trên lý thuyết quá ,
  7. PCFCromaria

    PCFCromaria Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2008
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    1
    lâu không thấy ai vào

Chia sẻ trang này