1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Câu lạc bộ những người yêu thích thơ Đường

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi Aozola, 13/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Aozola

    Aozola Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/05/2003
    Bài viết:
    968
    Đã được thích:
    0
    Có thể qua thời gian ,miệng truyền tai ,tai truyền miệng rồi
    bản gốc bị biến đổi và sinh ra nhiều dị bản .Nhưng theo sách
    giáo khoa bên Nhật này và 1 số sách xuất bản tại Trung Quốc
    đều là phiên bản do mình post lên đấy .Việt Nam không còn
    dùng Hán ngữ cách đây cả trăm năm rồi mà nên việc phổ cập
    các bản Đường thơ bằng chữ Hán sẽ sinh ra nhiều thiếu sót ,
    trong khi đó Nhật Bản vẫn đang là nước sử dụng Chữ Hán nên
    khả năng thiếu xót ít xảy ra hơn đấy .Tại Trung Quốc cũng có
    một số ít sách ghi là chữ minh nguyệt quang nhưng phần lớn
    các sách và bản chính thức trong sách giáo khoa thì là bản
    mình đã post .
    Học ,học nữa ,học mãi !
  2. Aozola

    Aozola Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/05/2003
    Bài viết:
    968
    Đã được thích:
    0

    Thu Phong Dẫn
    Lưu Vũ Tích
    Hà xứ thu phong chí
    Tiêu tiêu tống nhạn quần
    Triều lai nhập đình thụ
    Cô khách tối tiên văn
    Mình không có bản dịch thơ chỉ nên chỉ dịch nghĩa thôi :
    Gió thu kéo đến (hoặc dẫn đường )
    Gió thu nơi nào thổi tới
    Đưa tiễn bầy nhạn đi
    Sáng nay vào vườn cây
    Vị khách cô đơn nghe thấy đầu tiên
    *tiêu tiêu : tiếng gió thổi : vù vù ,hiu hiu vân vân ...
    Gió thu từ đâu đến
    Đưa tiễn bầy nhạn kia
    Sáng nay vào vườn cây
    Khách cô đơn biết trước
    tạm dịch thôi mà
    Được Aozola sửa chữa / chuyển vào 21:49 ngày 21/06/2003
  3. Aozola

    Aozola Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/05/2003
    Bài viết:
    968
    Đã được thích:
    0
    phông chữ mình dùng là font chữ Nhật đó và dùng bộ gõ tiếng
    Nhật gõ ,mình đánh theo tiếng Nhật không phải tiếng Trung
    đâu nên không biết là bạn có dùng được không .Nếu bạn
    thích thì để địa chỉ lại đi mình sẽ gởi cho mà ,không cần khách
    sáo làm chi !
    Học ,học nữa ,học mãi !
  4. VIPUA

    VIPUA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2003
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    <------
    Rất mong bạn gửi vào mail tôi 1 bản
    Huyen@hackermail.com hoặc noinhomuadongtrang@yahoo.com
    thân mến
    Huyền Anh
    http://beconxinh.net

    hack & love club

  5. spinx

    spinx Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Thử một bản dịch khác nhé
    Gió thu đâu thổi đến
    Đưa tiễn đàn nhạn bay
    Vào vườn cây nắng sớm
    Cô khách đầu tiên hay
    Định để là sáng sớm nhưng nghĩ là nắng sớm đúng ý hơn chăng

    Tửu vô lượng bất cập loạn - Uống rượu thả phanh miễn đừng quậy

    Được spinx sửa chữa / chuyển vào 09:52 ngày 22/06/2003
  6. MUAMUON

    MUAMUON Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2002
    Bài viết:
    1.501
    Đã được thích:
    0
    chào các bạn Mưa muộn cũng là một người yêu thích thơ đường dù không biết chữ hán Mưa muộn cũng đã làm khá nhiều và đọc khá nhiều thơ đuờng nay vào TTVN lại thấy câu alcj bộ những người yêu thơ đuờng vậy mà không một bài nào viết về luật thơ đuờng cả là sao ạ ....?
    Vị nào hiểu nhiều biết rộng please cho anh em biết cái nhẩy ...?

    Sau đây là chút chút về luật thơ đuờng àm mưa muộn tìm hiểu được
    Luật Thơ Đường Đơn Giản hóa
    Thơ đường luật về hình thức thì có thể nói đơn giản như sau:
    Luật (1.) 8 câu, bảy chữ mỗi câu ("Thất ngôn bát cú")
    Luật (2.) Chữ cuối câu 1,2,4,6,8 (câu đầu và tất cả câu chẳn) phải cùng một vần nhưng là 5 chữ khác nhau trừ khi cùng chữ nhưng khác nghĩa (thí dụ: trái mơ và giấc mơ).
    (2.1) Chữ cuối câu 1,2,4,6,8 có cùng thanh bằng hay trắc nhưng thường thì thanh bằng dễ nghe hơn.
    (2.2) Chữ cuối câu 3,5,7 là trắc nếu chữ cuối câu 1,2,4,6,8 là bằng và ngược lại .
    .
    Luật (3.) Chữ 2,4,6 trong mỗi câu phải đúng luật bằng trắc, chữ 1,3,5 sao cũng được cốt là nghe hoà hợp trong cả câu .
    "Nhất tam ngũ bất luận,
    Nhị tứ lục phân minh"
    Luật (4.) Luật bằng trắc rất dễ, chỉ cần nhớ là trong hai câu đầu các chữ 2,4,6 thay đổi nhau
    (4.1)
    B,T,B
    T,B,T
    (4.2) rồi mirror 2 câu, sẽ có luật của 4 câu
    B,T,B
    T,B,T
    ------ mirror
    T,B,T
    B,T,B
    (4.3) xong mirror 4 câu sẽ có luật của cả bài 8 câu
    B,T,B
    T,B,T
    T,B,T
    B,T,B
    ------ mirror
    B,T,B
    T,B,T
    T,B,T
    B,T,B
    Đây là luật cho các chữ 2,4,6. Như đã nói chữ 1,3,5 sao cũng được và chữ 7 thì theo luật số (1).
    Thí dụ
    Chiều tĩnh tâm
    Ngôi chùa mái đỏ ngự trên đồi
    Nhìn xuống dòng sông nước chảy xuôi
    Bến vắng thuyền neo, neo đợi khách
    Sông sâu sóng vỗ, vỗ ru đời
    Thiền sư tĩnh tọa suy tiền hậu
    Cư sĩ trầm ngâm nghiệm khứ hồi
    Mây trắng giăng giăng chiều nắng nhạt
    Hồi chuông xoa dịu kiếp con người .
    Pham Doanh
    ___________________________________________
    Cảm Tác
    Chiều nay gió lạnh mờ hơi sương
    Run rẩy cành trơ tuyết ngập đường
    Nhớ thuở cơ hàn nơi xứ lạ
    Thương thời lận đận lúc tha hương
    Mây bay gió thoảng khơi tâm sự
    Tuyết phủ sương mờ gợi vấn vương
    Đất khách quê người xin gởi gắm
    Nửa hồn còn lại kiếp lưu phương .
    Gia Phong
    ___________________________________________
    Ải Nam Quan
    Hết rồi ơi hỡi ải Nam Quan
    Lệ đổ lòng đau hận ngút ngàn
    Gió Bắc vênh vang cười chiến thắng
    Rừng Nam thổn thức khóc suy tàn
    Buôn dân một Đảng mê quyền vị
    Bán đất dăm tên hám bạc vàng
    Chưa đánh đã nhường ôi nhục nhã
    Tủi hờn Sông Núi kiếp nô bang
    ThôngGià
    Luật (5.) nếu lật ngược câu 2 và câu 1 trong luật (4.1) và áp dụng (4.2) và (4.3)
    thì sẽ có như sau
    (5.1)
    T,B,T
    B,T,B
    (5.2)
    T,B,T
    B,T,B
    ---------- mirror
    B,T,B
    T,B,T
    (5.3)
    T,B,T
    B,T,B
    B,T,B
    T,B,T
    ---------- mirror
    T,B,T
    B,T,B
    B,T,B
    T,B,T
    Thí dụ
    Vết tử thương
    Người chiến binh kia ngã xuống rồi
    Vết thương trên ngực máu còn tươi
    Thù nhà trả hết tròn câu hứa
    Nợ nước đền xong cả cuộc đời
    Nhìn lá quốc kỳ bay phất phới
    Biết quân kháng chiến thắng nơi nơi
    Một hơi thở cuối trong ***g ngực
    Mắt nhắm, lòng yên, nhẹ nét cười .
    Luật (6.) các câu 3,4 và 5,6 phải đối nhau về ý và về tự loại
    (chữ nào câu trên là verb/noun/adjective thì chữ ở vị trí đó của câu dưới cũng là verb/noun/adjectiv ...)
    Thí dụ
    Thù nhà trả hết tròn câu hứa
    Nợ nước đền xong cả cuộc đời
    Thù nhà ---> nợ nước (compound noun)
    trả ---> đền (verb)
    hết ---> xong (adverb)
    tròn ---> cả (adverb)
    câu hứa ---> cuộc đời (compound noun)
    Bến vắng thuyền neo, neo đợi khách
    Sông sâu sóng vỗ, vỗ ru đời
    Bến ---> Sông (noun)
    vắng ---> sâu (adjective)
    thuyền ---> sóng (noun)
    neo, neo ---> vỗ, vỗ (verb, repeated)
    đơị ----> ru (present participle)
    khách ----> đời (noun)
    Thơ thí dụ
    Thoảng Ngát Tri Âm
    Bạn hãy cùng ta cạn chén đầy
    Hàn huyên tâm sự mấy lời say
    Thả trôi cay đắng đầy bi lụy
    Buông lỏng ngậm ngùi lúc quắt quay
    Muợn nguyệt đề thơ ngày hội ngộ
    Nhờ mây vẽ cảnh phút men cay
    Lỡ mai tóc bạc không về cội
    Vẫn ngát tri âm những chuỗi ngày
    Triệu Minh
    ___________________________________________________
    TẮT LỬA LÒNG
    (NỖI LÒNG LAN)
    Ai xui đôi lứa lỡ duyên đầu
    Chàng thiếp tơ tình đã khắc sâu
    Cứ ngỡ trần gian là cõi phúc
    Nào hay dương thế chốn đa sầu
    Mượn câu kinh Phật vui mùi đạo
    Cậy bóng từ bi lấp biển dâu
    Xác **** nhành lan vùi một mộ
    Dây chuông núm ruột cắt lòng đau
    Chu Hà
    Không bắt buộc phải từng chữ đối chọi với nhau, mà cả nhóm chữ thành 1 loại cũng được, như ba chữ tạo thành nhóm danh từ thì đối với 3 chữ câu kế cũng tạo thành nhóm danh từ, chứ không bắt buộc từng chữ trong nhóm phải đối chọi nhau . Cần nhất là đối ý thôi. Dĩ nhiên là hoàn chỉnh tất cả là hay nhất, nhưng như đã nói, bình đẹp không bằng rượu ngon.
    ____________________________________________________
    Trong bố cục của thơ Đường Luật, mỗi một câu đều có chức năng của nó:
    hai câu đầu (1,2) là đề bài . Câu 1 là phá đề, câu hai là thừa đề (chữ thừa có nghĩa là nối theo câu phá để vào bài).
    hai câu 3,4 còn gọi là Thực hay Trạng dùng để giải thích đầu bài cho rõ ràng. hoặc cũng có thể dùng để đưa thêm chi tiết bổ nghĩa .
    hai câu 5,6 (Luận) bàn bạc hay bàn luận cho rộng nghĩạ cũng có thể dùng như câu 3,4 đưa thêm chi tiết.
    hai câu cuối 7,8 (Kết) tóm ý nghĩa của toàn bài và thắt ý lại .
    Thí Dụ
    Bực gì bằng gái chực phòng không
    Tơ tưởng vì chưng một tấm chồng,
    Trên gác rồng mây ngao ngán nhẽ,
    Bên trời cá nước ngẩn ngơ trông.
    Mua vui lắm lúc cười cười gượng,
    Giả dại nhiều khi nói nói bông.
    Mới biết có chồng như có cánh,
    Giang sơn gánh vác nhẹ bằng lông.
    Nguyễn Khuyến
    Có 8 câu bảy chữ nhưng các cụ xưa đã bày thêm rất nhiều thể loại (hơn 20) như
    Thủ nhất thanh ( nhất đồng )
    Từ đứng đầu 8 câu đều giống nhaụ
    Tám Mừng
    Mừng đón xuân về, muôn sắc hoa,
    Mừng xuân,xuân mới, mới thêm rạ
    Mừng nghe nhựa sống, như còn trẻ,
    Mừng thấy đời tươi, chửa muốn già.
    Mừng khỏe đôi chân, đi đứng vững,
    Mừng tinh cặp mắt ngắm nhìn xạ
    Mừng nhau tuổi Thọ tăng tăng mãi,
    Mừng được trường xuân hưởng thái hòạ
    1986 Lạc Nam
    Song điệp
    Tất cả 8 câu đều có 2 điệp từ :
    Chuyện Đời
    Vất vất vơ vơ, cũng nực cười,
    Căm căm cúi cúi có hơn ai .
    Nay còn chị chị anh anh đó ,
    Mai đã ông ông mụ mụ rồị
    Có có không không, lo hết kiếp
    Khôn khôn dại dại, chết xong đờị
    Chi bằng láo láo lơ lơ vậy,
    Ngủ ngủ ăn ăn nói chuyện chơị
    Nguyễn Công Trứ
    Tính danh
    Câu nào cũng có từ chỉ nhân danh hay địa danh. Giống như Điển Thi, câu nào cũng dẫn 1 điển ở bên Tàu. Xưa kia các cụ đồ nho chuộng lắm vì như thế các cụ mới chịu cho là có học, rộng kiến thức.
    Lỗi Thề
    Vùi oan bạc mệnh sóng Tiền Đường (1)
    Ngọn đuốc Chiêm Thành(2) rở nhớ thương.
    Chắp cánh đẹp gì câu Thất Tịch (3)
    Ôm cầm say mãi gái Tầm Dương(4)
    Lỗi thề Chung Tử (5) sầu tri kỷ
    Hoen mái Tây hiên (6) lệ đoạn trường
    Hồ Hán (7) ngậm ngùi mây cách biệt
    Ngân Hà (8) mưa gió nẻo cầu sương.
    Toại Khang
    _____
    Từ thơ Đường Luật ta có thể chuyển sang thơ Thất Ngôn Bát Cú một cách dễ dàng. Thơ TNBC có thể gọi là thơ Đường Luật theo hình thức về luật bằng trắc nhưng không gò bó về đối câu .
    Đa số thơ hay của thời đại mới sau 1930 đều là TNBC, chứ Đường Luật chính cống vì quy luật về bố cục đối câu có tính cách gò bó làm cho câu thơ trở nên tù túng, khó mà phát huy cái tính phóng khoáng của thơ .
    Một dạng khác của thơ TNBC là Thất Ngôn Tứ Tuyệt là 1 bài có 4 câu hay có nhiều đoạn, mỗi đoạn 4 câu . Nếu bài thơ có trên dưới 10 đoạn thì gọi là Thất Ngôn Tứ Tuyệt Trường Thiên. Điển hình là các bài thơ của TTKH.
    Loại thơ Tứ Tuyệt Trường Thiên chủ yếu để diễn đạt một tâm tình dài hay kể chuyện .
    xa vắng
    Xa vắng nhau rồi... môi biếng cười
    Mắt buồn nhung nhớ cảnh chia phôi
    Chong đèn, ghi lại bao hoài cảm ?
    Cuả phút giây đầu chẳng thể vơi
    Xa vắng nhau rồi... ai nhớ không ?
    Mây bay nhè nhẹ gió se lòng
    Tơ tình người có chăng vương bận ?
    Có xuyến xao hồn, có đợi mong ?
    Xa vắng nhau rồi... ôi nhớ ghê!
    Từng đêm trong giấc mộng say mê
    Lời ai tình tự kề đôi má
    Vui sướng ngập tràn, cười thỏa thuê
    Thức tỉnh cho lòng bỗng tái tê
    Mưa sương rơi nhẹ lúc đêm về
    Mưa lòng rả rích câu thương nhớ
    Mưa chớm vội hôn mái tóc thề
    Mưa cho con phố: vắng, buồn tênh
    Mưa tí tách rơi giọt ướt mềm
    Mưa thấm vào hồn cho mộng tưởng?
    Bên anh mơ ước lại mông mênh
    Xa vắng đôi bờ cách biệt nhau
    Lệ sầu theo khoé mắt lăn trào
    Tình yêu lý giải ra sao nhỉ !?
    Vương vấn để lòng mãi khổ đau !
    Phương Vy
    3.03.03
    Nhưng phổ thông nhất vẫn là Thất Ngôn Bát Cú, gói trọn một ý thơ vào 8 câu, không dài không ngắn
    thân
    Mưa muộn
    Kiev nhớ em

    <3-m2m-<3--- MƯA buồn vương gót chân em
    MUỘN màng vuốt lại tóc mềm ngày xưa---<3-m2m--<3


  7. Aozola

    Aozola Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/05/2003
    Bài viết:
    968
    Đã được thích:
    0
    Huynh MuaMuon đã giới thiệu rất là chi tiết về thi luật của
    thơ Đường rồi .Bây giờ mình xin tóm tắt sơ lược lại nhé :
    -Số tiếng :
    thơ ngũ ngôn (mỗi dòng 5 tiếng )
    thơ thất ngôn (mỗi dòng 7 tiếng )
    -Số dòng :
    Thơ tứ tuyệt (4 dòng)
    Thơ bát cú (8 dòng)
    Thơ trường thiên (trên 8 dòng)
    Trong thơ luật Đường ,thể thất ngôn bát cú có thể được xem
    là thể cơ bản nhất .Bài thơ Đường có vần bằng và vần trắc nhưng
    ta hay gặp nhất là các bài thơ vần bằng .và bài thơ Đường thì
    có 2 loại là luật bằng và luật trắc .
    VD 1 : bài thơ luật bằng vần bằng :
    Tương tư không biết cái làm sao
    Muốn vẽ mà chơi vẽ được nào
    Khi đứng khi ngồi khi nói chuyện
    Lúc say lúc tỉnh lúc chiêm bao
    Trăng soi trước mặt ngờ chân bước
    Gió thổi bên tai ngỡ miệng chào
    Một nước một non người một ngả
    Tương tư không biết cái làm sao
    Nguyễn Công Trứ
    VD2 : bài thơ luật trắc vần bằng :
    Đã bấy lâu nay bác tới nhà,
    Trẻ thời đi vắng ,chợ thời xa.
    Ao sâu nước cả ,khôn chài cá,
    Vườn rộng rào thưa ,khó đuổi gà.
    Cải chửa ra cây ,cà mới nụ,
    Bầu vườn rụng rốn ,mướp đương hoa.
    Đầu trò tiếp khách ,trầu không có ,
    Bác đến chơi đây ,ta với ta.
    Nguyễn Khuyến
    *Định nghĩa thêm :
    Bằng : những tiếng dấu ngang (không dấu) hay có dấu Huyền
    Trắc : những tiếng có dấu : hỏi ,ngã ,sắc ,nặng
    muốn biết 1 bài thơ luật gì ta xét tiếng thứ hai của câu thứ
    nhất trong bài đó ,nếu là bằng thì bài thơ luật bằng và ngược lại
    -Ngắt nhịp :
    Dòng thơ bảy tiếng được ngắt nhịp theo kiểu phối hợp
    chẵn / lẻ (khác với cách ngắt nhịp theo kiểu phối hợp lẻ / chẵn
    của dòng thất trong thơ song thất lục bát)
    -Phối thanh :
    Trong quy luật phối thanh ,cần lưu ý tới hai khía cạnh : luậtniêm
    + Về luật :
    chỉ cách phối hợp các tiếng bằng và tiếng trắc .Luật bằng - trắc
    được khái quát hoá như sau :
    Thơ luật bằng vần bằng
    B B T T T B B
    T T B B T T B
    T T B B B T T
    B B T T T B B
    B B T T B B T
    T T B B T T B
    T T B B B T T
    B B T T T B B
    Thơ luật trắc vần bằng
    T T B B T T B
    B B T T T B B
    B B T T B B T
    T T B B T T B
    T T B B B T T
    B B T T T B B
    B B T T B B T
    T T B B T T B
    có câu là : Nhất tam ngũ bất luận ,nhị tứ lục phân minh nên
    các tiếng thư 1 ,thứ 2 và thứ 3 có thể linh hoạt về luật bằng - trắc
    + Về niêm :
    hai dòng thơ niêm với nhau khi tiếng thứ hai của chúng cùng
    theo luật .Những cặp dòng niêm với nhau trong thơ bát cú
    luật Đường là : 1-8 ,2-3 ,4-5 ,6-7 .
    + Về phép đối :
    phép đối được thực hiện bắt buộc giữa dòng thơ thứ ba và
    dòng thơ thứ tư ; giữa dòng thứ năm và dòng thứ sáu .
    + Về Hiệp Vần :
    Vần chân (vần gieo ở cuối câu) ,độc vận ,vào tiếng cuối các
    dòng 1 ,2 ,4 ,6 ,8 ( mô hình : aabacada)
    - Bố cục :
    một bài thất ngôn bát cú được chia làm 4 phần :
    + Hai dòng đầu : gọi là đề ( bao gồm phá đề thừa đề)
    + Dòng 3 và dòng 4 : thực ,
    + Dòng 5 và dòng 6 : luận
    +Dòng 7 và dòng 8 : kết
    huynh MuaMuon có ghi cách nhớ luật bằng trắc thật dễ hiểu
    đấy ,các bạn có thể tham khảo .
    Anh chẳng dám nhận mình là thi sĩ
    Chỉ tại lòng quặn nhói thốt nên thơ
  8. Hoabaoxuan

    Hoabaoxuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/10/2002
    Bài viết:
    1.232
    Đã được thích:
    0
    Bạn nào tìm hộ tớ bản phiên âm bài này với (có cả chữ Hán càng tốt nha!! )
    Gửi phương xa
    Lý Bạch
    Người đẹp còn đây, nhà đầy bông
    Người đẹp đi rồi giường bỏ không
    Giường không, đệm cuốn nào ai ngủ
    Nay đã ba năm hương còn xông.
    Hương thơm, thơm không dứt
    Người đi, đi không về
    Nhớ nhau lá vàng rụng
    Rêu biếc sương dầm dề.
    (Nguyễn Hữu Bổng dịch)
    *********
    Có chiếc lá bay ngược chiều gió thổi
    Mềm như em và xao xác như em!...

    Được hoabaoxuan sửa chữa / chuyển vào 20:20 ngày 24/06/2003
  9. maikhongduoc

    maikhongduoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2003
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    dịch bài này hộ tôi với, có hậu tạ
    Nhất tiểu tình đa lưu mãnh lệ
    Song mâu xuân tận kiến hình hoa
    Thử sinh nguyện tác can huynh muội
    Tái thế ưng đồ tốn thất gia
  10. annonymous

    annonymous Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/03/2002
    Bài viết:
    2.070
    Đã được thích:
    0
    "遠
    Z人oT,S滿,
    Z人ZO~空S
    S中繡被卷不寢
    ?S??z~T
    T亦Y不.
    人亦Y不?
    >?f'?>(落)
    To.'<"
    Ký viễn
    Mỹ nhân tại thời hoa mãn đường
    Mỹ nhân khứ hậu dư không sàng
    Sàng trung tú bị quyển bất tẩm
    Chí kim tam tải văn dư hương
    Hương diệc cánh bất diệc
    Nhân diệc cánh bất lai
    Tương tư hoàng diệp tận (có bản chép: ...hoàng diệp lạc)
    Bạch lộ thấp thanh đài
    Trước thềm chôn hoa rầu rầu người ơi!

Chia sẻ trang này