1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CÂU LẠC BỘ TOÁN - LÝ - HOÁ - SINH

Chủ đề trong 'Hội học sinh Trần Phú' bởi sinh_vien_thuc_tap, 10/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. sinh_vien_thuc_tap

    sinh_vien_thuc_tap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    3.946
    Đã được thích:
    0
    CÂU LẠC BỘ TOÁN - LÝ - HOÁ - SINH

    Nói về truyền thống học tập, trường chúng ta không hề thua kém các trường khác. Có thời, Đội tuyển chuyên của trường có rất nhiều nhân tài. Nay tôi muốn lập ra topic này với mục đích tạo một sân chơi - học cho các bạn học sinh, để không khí box chúng ta thêm phần sôi nổi.

    Kính mời các thầy cô cùng các bạn học sinh, có niềm say mê, hứng thú và quan tâm vào tham gia đóng góp bài vở. Các bạn có thể trao đổi tài liệu, các đề thi Đại Học, tốt nghiệp..., có thể nêu ra những ý tưởng của mình, biết đâu sau này, từ những ý tưởng nhỏ đó, bạn sẽ chế tạo ra một điều kỳ diệu nào đó.
  2. sinh_vien_thuc_tap

    sinh_vien_thuc_tap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    3.946
    Đã được thích:
    0
    TRUYỀN THUYẾT KIM LOẠI VÀ PHI KIM
    Ngày xửa ngày xưa, xưa thật là xưa, xa thật là xa, ở nơi Adam và Eva ra đời, Chúa sau khi suy nghĩ quyết định sẽ tạo ra các vật chất để từ đó hình thành nên thế giới. Sau đó, Chúa với tay ra ngoài vũ trụ bao la, bốc vào 2 vật tròn tròn, chúng có tâm ở giữa và nhiều vệ tinh quay xung quanh rồi đặt tên là Kim loại và Phi kim. Chúng sống với nhau đến một hôm, đang đi chơi, Phi kim vấp phải hạt quả táo cấm (chắc do Adam và Eva ăn trộm rồi sì-pam ), một vệ tinh của Phi kim văng qua Kim loại. Một điều bất ngờ xảy ra, chúng nảy sinh tình cảm với nhau. Bất giác nắm tay nhau rồi không hiểu sao chúng lại rơi xuống hạ giới.
    Biết hai đứa đó là nguyên tố gì không? Natri và Clo đó. Bởi thế, muối trên Trái Đất mới nhiều vậy đó

  3. sinh_vien_thuc_tap

    sinh_vien_thuc_tap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    3.946
    Đã được thích:
    0
    Nguyên tố thứ 118
    Các nhà khoa học thuộc lĩnh vực hóa học, vật liệu học và khoa học đời sống ở Phòng Thí nghiệm Quốc Gia Lawrence Livermore (LLNL), hợp tác với các nhà nghiên cứu đến từ Dubna, Viện hợp tác nghiên cứu hạt nhân (JINR - Joint Institute for Nuclear Research) ở Nga, đã cùng khám phá ra nguyên tố thứ 118, một nguyên tố mới nhất với khối lượng phân tử rất lớn.
    Vào giữa tháng 2 và tháng 6 năm 2005, các nhà nghiên cứu đã thực hiện nhiều thí nghiệm với thiết bị JINR U400 cyclotron, và quan sát sự phân hủy của chuỗi nguyên tử cấu tạo bởi nguyên tố thứ 118. Ở những chuỗi nguyên tử đang phân rã này, nguyên tố thứ 118 phân hủy bởi các hạt alpha sẽ tạo ra nguyên tố thứ 116.
    Nguyên tố thứ 118 được kỳ vọng là một chất khí quý hiếm đứng ngay phía dưới chất radon trong bảng tuần hoàn các nguyên tố.
    Giám đốc Hiệp hội Hóa học, Vật liệu và Khoa học đời sống - Chemistry, Materials and Life Sciences Associate, Tomas Diaz de la Rubia nói: ?oĐiều này hoàn toàn là một bước đột phá trong lĩnh vực khoa học. Chúng ta đã khám phá ra một nguyên tố mới cho ta những hiểu biết sâu sắc các tính chất của vũ trụ. Đối với các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu thì đây là một bản di chúc mạnh mẽ và có giá trị đối với Khoa học kỹ thuật tại Phòng Thí nghiệm này?.
    Qua cuộc nghiên cứu này, nhóm hợp tác nghiên cứu Livermore-Dubna đã khám phá ra được 5 nguyên tố mới (nguyên tố thứ 113, 114, 115, 116 và 118).
    Ken Moody, người dẫn đầu nhóm Livermore, nói:?oTính chất khi phân hủy của tất cả các chất đồng vị mà chúng ta đã khám phá cho đến nay đã thêm vào danh sách các ?onguyên tố bền? - ?oIsland of Stability? ; điều này cho thấy rằng chúng ta có thể may mắn thành công nếu chúng ta cố gắng tiếp tục nỗ lực nghiên cứu hơn nữa?.
    (Nguồn: hoahocvietnam.com)
  4. sinh_vien_thuc_tap

    sinh_vien_thuc_tap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    3.946
    Đã được thích:
    0
    Axít Citric
    Axít citric là một axít hữu cơ thuộc loại yếu và nó thường được tìm thấy trong các loại trái cây thuộc họ cam quít. Nó là chất bảo quản thực phẩm tự nhiên và thường được thêm vào thức ăn và đồ uống để làm vị chua. Ở lĩnh vực hóa sinh thì axít citric đóng một vai trò trung gian vô cùng quan trọng trong chu trình axít citric của quá trình trao đổi chất xảy ra trong tất cả các vật thể sống.
    Ngoài ra axít citric còn đóng vai trò như là một chất tẩy rửa, an toàn đối với môi trường và đồng thời là tác nhân chống oxy hóa. Axít citric có mặt trong nhiều loại trái cây và rau quả nhưng trong trái chanh thì hàm lượng của nó được tìm thấy nhiều nhất, theo ước tính axít citric chiếm khoảng 8% khối lượng khô của trái chanh.
    Tên chuẩn: 2-hydroxypropane-1,2,3-tricarboxylic acid
    Tên thường gọi: Axít chanh
    CTPT : C6H8O7
    Khối lượng PT: 192.13 g/mol
    Có dạng: Tinh thể màu trắng
    Vào thế kỷ thứ 8 nhà giả kim thuật Jabir Ibn Hayyan người Iran đã phát hiện ra axít citric.
    Axít Citric được nhà hóa học người Thụy Sĩ tách được vào năm 1784, ông đã kết tinh được axít citric từ nước chanh ép.
    Năm 1860 ngành công nghiệp nước ép trái cây của Ý đã đưa công trình sản xuất axít citric vào hoạt động.
    Năm 1893 C. Wehmer đã phát hiện ra rằng nấm mốc (3) cũng có thể tạo nên axít citric từ đường. Sản xuất axít citric theo kiểu vi sinh này đã không được đưa vào sản xuất công nghiệp cho đến thế chiến thứ I, do cục xuất khẩu nước hoa quả của Ý bác bỏ.
    Vào năm 1917 nhà hóa học thực phẩm James Currie người Mỹ đã phát hiện ra rằng nấm mốc hình sợi có thể dùng để sản xuất axít citric rất hiệu quả.
    Citric axit được coi là an toàn sử dụng cho thực phẩm ở các quốc gia trên thế giới. Nó là một thành phần tự nhiên có mặt ở hầu hết các vật thể sống, lượng dư axít citric sẽ bị chuyển hóa và đào thải khỏi cơ thể.
    Điều thú vị là mặc dù axít citric có mặt khắp nơi trong cơ thể nhưng vẫn có một vài trường hợp mẫn cảm với axít citric. Tuy nhiên những trường hợp này rất hiếm và người ta thường gọi đó là phản ứng giả vờ của cơ thể.
    Axít citric khô có thể làm kích thích da và mắt do đó nên mặc áo bảo hộ khi tiếp xúc với axít này.
    (Nguồn: hoahocvietnam.com)



  5. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    0 (không) vừa là một số vừa là một chữ số. Đây là chữ số cuối cùng được tạo ra trong hầu hết các hệ thống số, số không không phải là một số đếm (số đếm bắt đầu từ số 1) và nó không có mặt trong nhiều hệ thống số cổ và đã được thay bằng một chỗ trống hay một ký hiệu rất khác với các số đếm.
    Số 0
    0 là số nguyên đứng liền trước số dương 1 và liền sau số -1. Trong hầu hết (nếu không phải tất cả) các hệ thống số, số 0 được xác định trước khái niệm ''số nguyên âm'' được chấp nhận.
    Số 0 là một số nguyên xác định một số lượng hoặc một lượng có kích thước rỗng. Nghĩa là nếu số anh em của một người bằng 0 có nghĩa là người đó không có anh em nào, hay nếu vật gì đó có trọng lượng bằng 0 thì nó không có trọng lượng.
    Trong khi các nhà toán học và phần lớn mọi người đều chấp nhận 0 là một số, một số người khác có thể cho rằng 0 không phải là một số với lý luận rằng người ta không thể có 0 thứ gì đó.
    Hầu hết các nhà sử học bỏ năm 0 ra khỏi lịch Gregory và lịch Julia, nhưng các nhà thiên văn học lại giữ nó trong các lịch đó.
    Do tập hợp số nguyên là tập con của tập hợp số hữu tỷ, số thực và số phức, số 0 cũng là một số hữu tỷ, thực và phức.
    Chữ số 0
    Chữ số 0 được dùng để ký hiệu một vị trí trống trong hệ số vị trí-giá trị của chúng ta. Chẳng hạn, trong số 2106, chữ số 0 được dùng với mục đích để hai chữ số 2 và 1 nằm đúng vị trí. Rõ ràng, số 216 có giá trị hoàn toàn khác. Trong các hệ thống số cổ, chẳng hạn hệ thống số Babilon và hệ thống số Maya, một ký hiệu khác hoặc một chỗ trống được dùng với vai trò của chữ số 0.
    Vài đặc tính của số 0
    Là bội số của tất cả các số
    Không thể chia một số cho 0
    Là phần tử trung tính trong phép cộng (0 + x = 0)
    Tất cả mọi số khi làm phép nhân với 0 được kết quả là 0.
    Tập hợp có số phần tử bằng 0 là tập hợp rỗng.
    Hàm số đơn giản nhất là hàm f(x) = 0 với mọi x. Khi biểu diễn hàm này trên hệ tọa độ vuông góc thì nó chính là trục hoành.
    Số không là phần tử số đầu tiên dùng để dựng hệ thống số tự nhiên theo tiên đề Peano
    Số 0 cùng với tập hợp rỗng tự nó là một không gian tô pô thô sơ và đơn giản nhất.
    Lịch sử của 0
    Tiền sử của 0
    Vào giữa thiên nhiên kỷ thứ 2 trước Công Nguyên, người Babylon đã có một hệ thống chữ số vị trí phức tạp theo cơ số 60. Giá trị vị trí (hay chữ số 0) đã được ký hiệu bằng một chỗ trống. Đến năm 300 trước Công nguyên, ký hiệu hai dấu gạch chéo (//) đã được dùng thay vào đó trong hệ thống số Babylon. Tuy nhiên, một tấm đá tìm thấy tại Kish đã được cho là có niên đại khoảng năm 700 trước Công nguyên, trên đó ba dấu móc được dùng để ký hiệu một vị trí trống trong biểu diễn vị trí của số. Các tấm đá có niên đại gần thời kỳ đó sử dụng một dấu móc. Tuy nhiên các kiểu ký hiệu vị trí đó không được gọi là tương đương với một số 0 thực sự, mà đó chỉ là một dấu ngăn cách giữa hai vị trí giá trị. Người Babylon đã có 60 ký hiệu giá trị vị trí, nhưng chúng không thể phân biệt giữa các số 120 và 2, 3 và 180, 4 và 240,...Đơn giản là chúng không thể phân biệt giữa các số đòi hỏi một số 0 ở cuối với các số tương ứng nhưng không cần chữ số 0 ở cuối.
    Tài liệu cho thấy người Hy Lạp cổ đại có vẻ không chắc chắn về vị thế của 0 như là một con số: họ tự hỏi "Làm thế nào mà cái không có gì có thể là một cái gì đó được?", điều đó dẫn đến các lý luận triết học thú vị, và đến thời Trung cổ thì có thêm các lý luận tôn giáo về tự nhiên và sự tồn tại của số 0 và sự trống rỗng. Các nghịch lý của Zeno xứ Elea phần lớn dựa vào cách hiểu không chắn chắn về số 0. (Người Hy Lạp cổ đại thậm chí còn nghi ngờ 1 với vai trò một con số.)
    Lịch sử của 0
    Trong bản thảo Bakhshali, niên đại chưa rõ nhưng được cho là khá cổ, số 0 đã có ký hiệu và được sử dụng với vai trò một con số.
    Năm 498, nhà toán học và thiên văn học Ấn Độ Aryabhata viết rằng "Stanam stanam dasa gunam" nghĩa là vị trí này có giá trị gấp 10 vị trí kia, đó có lẽ là nguồn gốc của hệ thập phân hiện đại; hệ thống số của ông có một số 0 trong cách ký hiệu chữ số bằng chữ cái của ông (hệ thống này cho phép ông biểu diễn các số bằng các từ). Lần xuất hiện rõ ràng đầu tiên của số 0 toán học là trong Brahmasphuta Siddhanta của Brahmagupta, cùng với các suy xét về các số âm và các quy tắc đại số.
    Người Olmec ở miền Nam-Trung Mexico bắt đầu sử dụng chữ số 0 (một hình vẽ hình vỏ sò) tại Tân Thế giới. có thể khoảng thế kỷ thứ tư trước Công nguyên nhưng chắc chắn vào năm 40 trước Công nguyên. Nó đã trở thành một phần của các chữ số Maya nhưng lại không ảnh hưởng đến các hệ thống chữ số tại Cựu Thế giới.
    Cho đến khoảng năm 130, nhà thiên văn Ptolemy, chịu ảnh hưởng của Hipparchus và người Babylon, đã kí hiệu cho số 0 bằng hình của thùng chứa trống không (hình dạng tròn có đầu gạch dài ra ) (1) trong hệ cơ số 60, các số khác thì sử dụng hệ thống số Hy Lap. Vì nó đã được viết riêng lẽ, không như là một chỗ chứa, số không này đã là một trong những kí tự số không Helen đầu tiên được viết ra trong Cựu Thế giới. Sau này thời đế quốc Byzantine, trong các bản viết tay Syntaxis Mathematica (Almagset) tức là cú pháp của toán học (sách vĩ đại), số không Helen đã biến dạng thành một chữ cái Hy Lạp Omicron (giá trị của chữ số này là 70)
    Cho tới năm 525, một số không khác đã được dùng trong các bảng song song với hệ thống số La Mã (người ta lần đầu tiên biết là nó được sử dụng bởi Dionysius Exiguus), nhưng cách viết này lại là một từ nulla nghĩa là không có gì hết, và không có dạng một kí hiệu. Cách dùng này ít nhiều tương ứng với hệ thống của Aryabhata (Phạn ngữ ?र्यभY, ?ryabhaṭa -- một nhà thiên văn thiên tài thời cổ Ấn Độ sinh năm 476), đã có thể biểu thị một khái niệm thực, đó là số không toán học. Mặc dù vậy, việc này không được rõ ràng cụ thể như trường hợp của Brahmagupta ((ब्रह्म-ुप्त) (598-668)) khi mà phép chia cho ra dư số bằng không, đã dùng từ nihil, cũng có cùng nghĩa là không có gì. Các dạng số không thời trung cổ này đã được sử dụng bởi tất cả các chuyên gia tính toán thời đó (dùng trong các máy làm toán Đông phương). Trong một trường hợp riêng lẽ ban đầu, kí tự N, đã được dùng trong một bảng hệ thống số La Mã của Bede hay của các đồng sự vào năm 725 là một kí hiệu của số không.
    Đến thế kỉ 17, trong cùng thời với Brahmagupta, một số khái niệm về số không chắc chắn đã đạt được ở Campuchia, và có tài liệu cho thấy việc dùng số không sau này đã lan rộng đến Trung Quốc và thế giới Hồi giáo.
    Kinh Dịch
    Không "0" chỉ đến trạng thái hỗn nguyên của vũ trụ, là trạng thái mọi vật chất đều ở nguyên dạng sơ khai. Không là chỉ đến trạng thái âm, cũng là chỉ đến người phụ nữ sơ khai ...
    (nguồn: vi.wikipedia.org)
    Lão tử bảo: cái Không làm cho cái Có có ý nghĩa hơn!

Chia sẻ trang này