1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CÂU LẠC BỘ VĂN - ĐỊA - SỬ

Chủ đề trong 'Hội học sinh Trần Phú' bởi sinh_vien_thuc_tap, 10/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. sinh_vien_thuc_tap

    sinh_vien_thuc_tap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    3.946
    Đã được thích:
    0
    CÂU LẠC BỘ VĂN - ĐỊA - SỬ



    Đất nước Việt Nam với nền văn hoá lâu đời. Nói đến lịch sử Việt Nam là nói đến quá trình dựng nước và giữ nước của ông cha ta, là nói đến tinh thần dân tộc yêu nước thương nòi.
    Mỗi chúng ta, là thanh niên thế hệ trẻ, không chỉ hiểu biết về những kiến thức hiện đại, mới mẻ mà còn phải biết về nguồn cội ông cha xưa để mà tự hào để cùng nhau chung tay xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
    Kính mời các thầy cô, các bạn học sinh, các khách TTVNOL cùng tham gia trao đổi, viết bài để tạo nên một sân chơi đậm màu KIM - CỔ.

  2. sinh_vien_thuc_tap

    sinh_vien_thuc_tap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    3.946
    Đã được thích:
    0
    Các tiết và lễ từ Trung Quốc đến Việt Nam
    Các tiết như Sương Giáng (Sương xuống), Tiểu Tuyết, Đại Tuyết, Đại Hàn (rét lớn), Tiểu Hàn (rét nhỏ)? đều được Việt hoá.
    Ví dụ như:
    - Đại Thử nghĩa là nắng to, nhưng Việt hoá sang lịch ta là nắng nực;
    - Đại Tuyết, Tiểu Tuyết được Việt hoá là hanh heo và khô úa (Vì thời gian này ở miền Bắc Việt Nam hãn hữu lắm với có tuyết, ở miền Nam thì hoàn toàn không có, mà thời điểm này tại Việt Nam đang là mùa lá rụng).
    - tiết Tiểu Mãn là lúa kết hạt, nhưng Việt Nam không lấy từ Tiểu Mãn mà thời gian này rơi vào mùa lũ, nên chuyển là tiết lũ sớm.
    Tết Hàn Thực(3/3 âm lịch), chữ "Hàn" ở đây là ăn đồ lạnh. Ngày 3/3 của Trung Quốc cũng có tục ăn bánh trôi bánh chay, ngày này đời Tấn bên Tàu, là kiêng thổi lửa, để giỗ ông Giới Tử Thôi, đã bị thiêu cháy trong rừng.
    Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch), tục xưa là thờ ông Khuất Nguyên, vì khuyên can Sở Hòai Vương không được, nên trầm mình xuống sông Mịch La để giữ mình.
    Nhưng bản thân người Việt ta mỗi tháng cũng có một tết từ tiết khí mà ra. Ví dụ, như 1/1 là Nguyên đán, 3/3 là Ngày Bánh trôi bánh chay, ngày 4/4 là Cầu mưa (lễ Cầu mưa này không theo Trung Quốc), ngày 5/5 là lễ Lập hạ. Người Việt Nam mình không nhắc đến tích Giới Tử Thôi hay Khuất Nguyên nữa bởi lẽ bản thân dân tộc mình mỗi tháng cũng có một tết rồi.
    Lịch block của ta đã Việt hoá rất nhiều. Việt hoá trước tiên là thứ: Lịch Trung Quốc là thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, tinh kỷ nhật. Còn lịch Việt Nam là thứ 2 ngày đầu tuần, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bẩy và Chủ Nhật).
    Về tháng: Tháng Nhất của Trung Quốc mình gọi là Tháng Giêng. Trung Quốc có Tháng cồng chiêng còn mình có Tháng Chạp.

    Được sinh_vien_thuc_tap sửa chữa / chuyển vào 10:25 ngày 20/04/2007
  3. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Dân ta phải biết sử ta,
    Cho tường gốc tích nước nhà Việt nam ​
    (nên tham khảo những vấn đề này bên box lịch sử văn hóa:)
  4. sinh_vien_thuc_tap

    sinh_vien_thuc_tap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    3.946
    Đã được thích:
    0
    Véo cằm bác Lục Thao
  5. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    có ngày tết Trung Thu nữa, sv ạ,
    điển tích nào thì post lên đi:)

Chia sẻ trang này