1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Câu lạc bộ Văn học Xuân Diệu - Bình Định

Chủ đề trong 'Bình Định' bởi tranhanam, 20/11/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tranhanam

    tranhanam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2003
    Bài viết:
    568
    Đã được thích:
    0
    Câu lạc bộ Văn học Xuân Diệu - Bình Định

    Trước đây tôi có giới thiệu trên mạng này mục CLBVH Xuân Diệu. Nhờ mod chuyển giùm về box Bình Định. Kể từ nay xin cập nhật một số thông tin văn nghệ Bình Định để khắp nơi cùng biết.
  2. tranhanam

    tranhanam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2003
    Bài viết:
    568
    Đã được thích:
    0
    DANH SÁCH HỘI VIÊN CLBVH XUÂN DIỆU BÌNH ĐỊNH
    1 Hà Giao
    2 Đào Chí Thạnh
    3 Trịnh Hoài Linh
    4 Vũ Đình Thung
    5 Trần Đình Quang
    6 Trần Quang Khanh
    7 Bùi Thị Xuân Mai
    8 Bá Phùng
    9 Bùi Lợi
    10 Huỳnh Thúc Giáp
    11 Cát Hùng
    12 Phạm Cao Viết Hiền
    13 Nguyễn Trần Tâm
    14 Trần Văn Bạn
    15 Trần Lê Vỹ
    16 Phạm Văn Diện (Nguyên Hiền)
    17 Mai Thìn
    18 Nguyễn Đình Sinh
    19 Lê Hoài Lương
    20 Nguyễn Thanh Xuân
    21 Trần Hoa Khá
    22 Nguyễn Thanh Mừng
    23 Đào Quí Thạnh
    24 Trần Quang Lộc
    25 Nguyễn Quốc Hùng
    26 Nguyễn Thanh Tâm
    27 Phạm Quang Cang
    28 Lê Quang Hơn
    29 Tân Chánh
    30 Trần Thị Huyền Trang
    31 Trần Viết Dũng
    32 Từ Khánh Phụng
    33 Đặng Quốc Khánh
    34 Võ Thị Mỹ Nương
    35 Nguyễn Thị Phương Minh
    36 Triều La Vỹ (Bs NVThành)
    37 Trần Hà Nam
    38 Võ Lý Hoà (Phổ Đồng)
    39 Trần Xuân Toàn
    40 Trần Thanh Phương
    41 Hải Đường
    42 Kim Long
    43 Trần Lễ
    44 Đỗ Tấn (Đỗ Tấn Túc)
    45 Vũ Ngọc Liễn
    46 Nguyễn Văn Chương
    47 Đinh Bá Lộc
    48 Triệu Minh
    49 Ninh Giang Thu Cúc
    50 Văn Noa
    51 Lê Bá Du
    52 Tăng Tri (Du Thoại Miên)
    53 Trần Hinh
    54 Vũ Ngọc Thọ
    55 Mai Khê (Lưu Đình Thoại)
    56 Đinh Lốc
    57 La An
    58 Hoàng Thúy Vân
    59 Bùi Đình Vinh (HS Lê Quý Đôn)
    60 Phạm Vân Hiền (PC)
    61 Hồ Thế Phất (PC)
    62 Xuân Lộc
    63
    MỘT SỐ HỘI VIÊN ĐÃ CHUYỂN, THÔI SINH HOẠT, MẤT
    1 Nguyễn Văn Giai Hưu - đường HVThụ Nguyên CN
    2 Nguyễn Văn Giáo(Từ Quốc Hoài) chuyển TP Hồ Chí Minh Nguyên CN
    3 Lê Xuân Tiến (Bích Tuyền) chuyển - Báo Lao động
    4 Thanh Hiền THCS Minh Đức - SG
    5 Kim Thanh (Thảo Vy) Báo Thế hệ trẻ
    6 Bùi Thị Chiến
    7 Phan Cao Toại chuyển Nha Trang
    8 Lê Xuân Lít chuyển SG
    9 Hoàng Cầm Hội viên danh dự - HN
    10 Đào Quốc Toàn Báo Thế giới Mới NguyênPCN
    11 Kỳ Minh Triết chuyển SG
    12 Thanh Hương chuyển Kontum
    13 Phan Thị Đầm ĐHQN - chuyển
    14 Siêu Hạ Ni ĐHQN - chuyển
    15 Mai Lan ĐHQN - chuyển
    16 Thái Quốc Hoàn ĐHQN - chuyển
    17 Nguyễn Thị Thu Huệ ĐHQN - chuyển
    18 Mai Hưng mất
    19 Nguyễn Nhật Nam mất
    20 Trần Đình Mai mất
    Được tranhanam sửa chữa / chuyển vào 00:26 ngày 06/04/2005
  3. tranhanam

    tranhanam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2003
    Bài viết:
    568
    Đã được thích:
    0
    DANH SÁCH HỘI VIÊN CLBVH XUÂN DIỆU BÌNH ĐỊNH
    1 Hà Giao
    2 Đào Chí Thạnh
    3 Trịnh Hoài Linh
    4 Vũ Đình Thung
    5 Trần Đình Quang
    6 Trần Quang Khanh
    7 Bùi Thị Xuân Mai
    8 Bá Phùng
    9 Bùi Lợi
    10 Huỳnh Thúc Giáp
    11 Cát Hùng
    12 Phạm Cao Viết Hiền
    13 Nguyễn Trần Tâm
    14 Trần Văn Bạn
    15 Trần Lê Vỹ
    16 Phạm Văn Diện (Nguyên Hiền)
    17 Mai Thìn
    18 Nguyễn Đình Sinh
    19 Lê Hoài Lương
    20 Nguyễn Thanh Xuân
    21 Trần Hoa Khá
    22 Nguyễn Thanh Mừng
    23 Đào Quí Thạnh
    24 Trần Quang Lộc
    25 Nguyễn Quốc Hùng
    26 Nguyễn Thanh Tâm
    27 Phạm Quang Cang
    28 Lê Quang Hơn
    29 Tân Chánh
    30 Trần Thị Huyền Trang
    31 Trần Viết Dũng
    32 Từ Khánh Phụng
    33 Đặng Quốc Khánh
    34 Võ Thị Mỹ Nương
    35 Nguyễn Thị Phương Minh
    36 Triều La Vỹ (Bs NVThành)
    37 Trần Hà Nam
    38 Võ Lý Hoà (Phổ Đồng)
    39 Trần Xuân Toàn
    40 Trần Thanh Phương
    41 Hải Đường
    42 Kim Long
    43 Trần Lễ
    44 Đỗ Tấn (Đỗ Tấn Túc)
    45 Vũ Ngọc Liễn
    46 Nguyễn Văn Chương
    47 Đinh Bá Lộc
    48 Triệu Minh
    49 Ninh Giang Thu Cúc
    50 Văn Noa
    51 Lê Bá Du
    52 Tăng Tri (Du Thoại Miên)
    53 Trần Hinh
    54 Vũ Ngọc Thọ
    55 Mai Khê (Lưu Đình Thoại)
    56 Đinh Lốc
    57 La An
    58 Hoàng Thúy Vân
    59 Bùi Đình Vinh (HS Lê Quý Đôn)
    60 Phạm Vân Hiền (PC)
    61 Hồ Thế Phất (PC)
    62 Xuân Lộc
    63
    MỘT SỐ HỘI VIÊN ĐÃ CHUYỂN, THÔI SINH HOẠT, MẤT
    1 Nguyễn Văn Giai Hưu - đường HVThụ Nguyên CN
    2 Nguyễn Văn Giáo(Từ Quốc Hoài) chuyển TP Hồ Chí Minh Nguyên CN
    3 Lê Xuân Tiến (Bích Tuyền) chuyển - Báo Lao động
    4 Thanh Hiền THCS Minh Đức - SG
    5 Kim Thanh (Thảo Vy) Báo Thế hệ trẻ
    6 Bùi Thị Chiến
    7 Phan Cao Toại chuyển Nha Trang
    8 Lê Xuân Lít chuyển SG
    9 Hoàng Cầm Hội viên danh dự - HN
    10 Đào Quốc Toàn Báo Thế giới Mới NguyênPCN
    11 Kỳ Minh Triết chuyển SG
    12 Thanh Hương chuyển Kontum
    13 Phan Thị Đầm ĐHQN - chuyển
    14 Siêu Hạ Ni ĐHQN - chuyển
    15 Mai Lan ĐHQN - chuyển
    16 Thái Quốc Hoàn ĐHQN - chuyển
    17 Nguyễn Thị Thu Huệ ĐHQN - chuyển
    18 Mai Hưng mất
    19 Nguyễn Nhật Nam mất
    20 Trần Đình Mai mất
    Được tranhanam sửa chữa / chuyển vào 00:26 ngày 06/04/2005
  4. tranhanam

    tranhanam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2003
    Bài viết:
    568
    Đã được thích:
    0
    PHIÊN BẢN
    CỦA
    NINH GIANG THU CÚC
    Tập thơ Phiên Bản của Ninh Giang Thu Cúc (Nhà xuất bản Trẻ , 2004), ấn phẩm ra đời đúng dịp chào mừng ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, là món quà đầy ý nghĩa của một nhà thơ nữ Bình Định. Như vậy, đây là tập thơ thứ chín trong hành trang thơ của riêng chị, một điều mơ ước và khiến bao người làm thơ phải nể phục và ngưỡng mộ chị - một cây bút nữ. Điều này lại càng ý nghĩa hơn khi chúng ta được đọc những vần thơ, những cảm nhận thi ca của người phụ nữ dành riêng cho giới mình: 45 bài thơ, 8 bài cảm nhận thơ. Bên cạnh đó là những bài thơ, những bài cảm nhận của người thân, thi hữu dành cho chị. Bởi vậy, có thể gọi Phiên bản là một tập tuyển để những tấm lòng gặp gỡ, để tôn vinh người phụ nữ Việt Nam. Ninh Giang Thu Cúc đã tri ân những người phụ nữ mà tất cả chúng ta cùng ngưỡng mộ từ xưa đến nay bằng một tấm lòng tri âm; tri ân người mẹ đã sinh thành một phiên bản Ninh Giang Thu Cúc với rất nhiều bài khiến ta cảm động vì tấm lòng Người - Con đã thấm thía và trải nghiệm tấm lòng Người - Mẹ. Không những vậy, ta còn bắt gặp rất nhiều bóng hình phụ nữ vô danh khác đã được soi chiếu qua tấm lòng nhạy cảm dễ xúc động của chị: một em gái cùng sinh hoạt trong chi hội từ thiện, một chị công nhân vệ sinh bình thường "tái tạo nét sạch đẹp cho những con đường phố"? Tất cả những điều vừa điểm qua về Phiên bản cho ta thấy một Ninh Giang Thu Cúc rất nồng nàn với thơ, với đời, với mẹ; luôn tự hào về vẻ đẹp của những người phụ nữ và kiêu hãnh được làm một người phụ nữ.
    Xin được đến cùng chị bằng một chút đồng cảm qua mảng thơ viết về Mẹ- mà ở đó tôi gặp được linh hồn của Phiên Bản :
    Một phiên bản với bao điều vui khổ
    Xưa làm con nay làm mẹ nhiệm màu
    (Phiên bản)
    Đọc Phiên Bản của Ninh Giang Thu Cúc, tôi đã dừng lại rất lâu với mười hai bài thơ trong phần III của tập thơ này. Bắt đầu là Phiên bản với những kỷ niệm cùng người mẹ và khép lại bằng bài thơ Viết cho con, Ninh Giang Thu Cúc đã đưa chúng ta vào thế giới rất riêng của Tình Mẹ Con, trong những vọng tưởng về quê nhà đau đáu. Tôi đã nhận ra chị với một giọng ngọt ngào rất Huế khi được sống trong những ân tình quê mẹ:
    Tìm dư hương thuở xa xưa
    Tìm hình bóng mẹ sớm trưa bên thềm
    Đường trần chân cứng đá mềm
    Thương sao tiếng mẹ ngọt êm trưa hè
    (Tiếng mẹ trưa hè)
    Trong toàn bộ tập thơ, Ninh Giang Thu Cúc đã thể nghiệm nhiều thể thơ, nhiều giọng điệu khác nhau, nhưng khi chị trở về với lục bát và những tâm sự riêng tư, tôi mới thấy chị phát huy được điểm mạnh đầy nữ tính của mình. Hãy lắng nghe tiếng gọi Mẹ ơi! tha thiết của "con bé hổ ngươi" dạt dào bao thương cảm:
    Bềnh bồng về nẻo quê xa
    Mang giùm ta nỗi nhớ nhà mây ơi
    Theo mây qua suối qua đồi
    Qua bao ngõ ngách một thời ấu thơ
    Sân nhà mẹ vẫn đứng chờ
    Mắt treo bóng nắng mỗi giờ trường tan
    Con còn mê mải lang thang
    Tung tăng chân sáo đường làng rong chơi
    Giờ về sân vắng mẹ ơi
    Con mồ côi dẫu bạc trời tóc pha.
    Chị đã nhiều lần thảng thốt cất lên tiếng gọi ấy trong nhiều bài thơ khác mà dường như vẫn chưa thoả bao nỗi niềm như chính chị từng tâm sự:
    Đã làm mẹ và đang làm bà sao vẫn xót xa thương những ngày thơ ấu bên mẹ hiền nũng nịu khóc đòi ăn? (Trông về quê mẹ)
    Vâng, làm thân con gái lấy chồng xa, chị thấm biết bao lời ca dao ông bà ta truyền lại, bài thơ văn xuôi ấy thực chất là niềm thương nỗi nhớ "ruột đau chín chiều" của người con xa xứ. Sống trong hoài niệm, sống cùng tình mẹ nên chị không cần phải trau chuốt vần điệu câu chữ mà vẫn làm nên những câu thơ thật đẹp:
    Mưa rơi trắng ngọn cau buồn
    Trắng cây hoa mộc trắng vườn mai xưa
    Mẹ hiền tóc trắng ngày mưa
    Đợi con tan học canh trưa trước thềm?
    (Hoài niệm)
    Chỉ chừng ấy thôi, ta gặp lại ngay hình ảnh xứ Huế mưa trắng mù hoài niệm và ngỡ như trong mưa cũng tan hoà màu tóc trắng của mẹ. Sắc trắng không hiện lên nhạt nhoà hư ảo và tan biến theo màn mưa mà đọng lại trong ta thật lâu nỗi bồi hồi như nối kết thời gian không gian cùng bóng mẹ: Mẹ hiền - tóc trắng - ngày mưa. Chị không cần nói nhiều thêm, người đọc cũng có thể hiểu tấm lòng thơm thảo của một người con.
    Sẽ là thiếu sót nếu ta chỉ nói đến tấm lòng người con mà quên mất một Ninh Giang Thu Cúc với tấm lòng người mẹ. Bài thơ Viết cho con của chị sẽ cho ta một "phiên bản" thật đẹp của người mẹ hiền:
    Ga buồn mẹ tiễn con đi
    Khói sương hiu hắt chia ly hôm nào
    Lá vàng gió cuốn lao xao
    Cúi đầu từ tạ mắt trào giọt thương
    Đất người một nắng hai sương
    Quê nhà mẹ ngóng dặm trường bước con
    Gai đời rướm máu chân son
    Con bươn chải sống mẹ tròn mắt chong
    An lành sớm tối cầu mong
    Đá mềm chân cứng thong dong ngày về
    Bao nhiêu cảm niệm của chị về mẹ ngày xưa như đang trở về trong phút giây biệt ly "ga buồn mẹ tiễn con đi" này. Suốt dọc hành trình của người con luôn dõi theo ánh nhìn của mẹ mỏi mòn trông ngóng, nguyện cầu. Tôi chợt ngẫm ra một điều hạnh phúc của những đứa con khi được đón nhận tấm lòng thơ của mẹ. Bài thơ chỉ có một lời nhắn "Đá mềm chân cứng thong dong ngày về", còn lại chỉ là nỗi lòng như "trào giọt thương" của người mẹ. Bao xót xa thắt lòng của Ninh Giang Thu Cúc khi nghĩ về con nơi "đất người" có lẽ sẽ giúp cho con chị hiểu tấm lòng người mẹ mà biết cách sống để vươn lên giữa cuộc đời. Tôi còn một thoáng băn khoăn trong ý thơ "mẹ tròn mắt chong" mà muốn sửa thành "mẹ mòn mắt chong" thì có lẽ trọn vẹn hơn. Nhưng tôi lại nghĩ khi viết cho con, chị đã không ý thức mình làm thơ mà đang làm mẹ. Tự thân những lời nhắn gửi đã là thơ, là tình vẹn tròn mẹ để lại cho con, đâu cần đến màu mè ngôn ngữ.
    Phiên bản - một tập thơ, bao nỗi niềm!
    Xin được kết lại bài viết này bằng lời thơ tri ân của bác sĩ Võ Phạm Trọng Nhân viết về người mẹ yêu kính của mình: "Cánh võng mềm/Tay mẹ, mẹ ơi/Con thầm gọi/Mỗi khi lòng thảng thốt/Cánh võng - nâng con trong vấp ngã cuộc đời". Ninh Giang Thu Cúc là người mẹ hạnh phúc biết bao khi có những đứa con dù đã trưởng thành vẫn hiểu và thương mẹ, vẫn cần vòng tay mẹ ôm ấp vỗ về nâng bước trên đường đời .
    Phiên Bản - nồng nàn tình Mẹ!
    TRẦN HÀ NAM
  5. tranhanam

    tranhanam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2003
    Bài viết:
    568
    Đã được thích:
    0
    PHIÊN BẢN
    CỦA
    NINH GIANG THU CÚC
    Tập thơ Phiên Bản của Ninh Giang Thu Cúc (Nhà xuất bản Trẻ , 2004), ấn phẩm ra đời đúng dịp chào mừng ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, là món quà đầy ý nghĩa của một nhà thơ nữ Bình Định. Như vậy, đây là tập thơ thứ chín trong hành trang thơ của riêng chị, một điều mơ ước và khiến bao người làm thơ phải nể phục và ngưỡng mộ chị - một cây bút nữ. Điều này lại càng ý nghĩa hơn khi chúng ta được đọc những vần thơ, những cảm nhận thi ca của người phụ nữ dành riêng cho giới mình: 45 bài thơ, 8 bài cảm nhận thơ. Bên cạnh đó là những bài thơ, những bài cảm nhận của người thân, thi hữu dành cho chị. Bởi vậy, có thể gọi Phiên bản là một tập tuyển để những tấm lòng gặp gỡ, để tôn vinh người phụ nữ Việt Nam. Ninh Giang Thu Cúc đã tri ân những người phụ nữ mà tất cả chúng ta cùng ngưỡng mộ từ xưa đến nay bằng một tấm lòng tri âm; tri ân người mẹ đã sinh thành một phiên bản Ninh Giang Thu Cúc với rất nhiều bài khiến ta cảm động vì tấm lòng Người - Con đã thấm thía và trải nghiệm tấm lòng Người - Mẹ. Không những vậy, ta còn bắt gặp rất nhiều bóng hình phụ nữ vô danh khác đã được soi chiếu qua tấm lòng nhạy cảm dễ xúc động của chị: một em gái cùng sinh hoạt trong chi hội từ thiện, một chị công nhân vệ sinh bình thường "tái tạo nét sạch đẹp cho những con đường phố"? Tất cả những điều vừa điểm qua về Phiên bản cho ta thấy một Ninh Giang Thu Cúc rất nồng nàn với thơ, với đời, với mẹ; luôn tự hào về vẻ đẹp của những người phụ nữ và kiêu hãnh được làm một người phụ nữ.
    Xin được đến cùng chị bằng một chút đồng cảm qua mảng thơ viết về Mẹ- mà ở đó tôi gặp được linh hồn của Phiên Bản :
    Một phiên bản với bao điều vui khổ
    Xưa làm con nay làm mẹ nhiệm màu
    (Phiên bản)
    Đọc Phiên Bản của Ninh Giang Thu Cúc, tôi đã dừng lại rất lâu với mười hai bài thơ trong phần III của tập thơ này. Bắt đầu là Phiên bản với những kỷ niệm cùng người mẹ và khép lại bằng bài thơ Viết cho con, Ninh Giang Thu Cúc đã đưa chúng ta vào thế giới rất riêng của Tình Mẹ Con, trong những vọng tưởng về quê nhà đau đáu. Tôi đã nhận ra chị với một giọng ngọt ngào rất Huế khi được sống trong những ân tình quê mẹ:
    Tìm dư hương thuở xa xưa
    Tìm hình bóng mẹ sớm trưa bên thềm
    Đường trần chân cứng đá mềm
    Thương sao tiếng mẹ ngọt êm trưa hè
    (Tiếng mẹ trưa hè)
    Trong toàn bộ tập thơ, Ninh Giang Thu Cúc đã thể nghiệm nhiều thể thơ, nhiều giọng điệu khác nhau, nhưng khi chị trở về với lục bát và những tâm sự riêng tư, tôi mới thấy chị phát huy được điểm mạnh đầy nữ tính của mình. Hãy lắng nghe tiếng gọi Mẹ ơi! tha thiết của "con bé hổ ngươi" dạt dào bao thương cảm:
    Bềnh bồng về nẻo quê xa
    Mang giùm ta nỗi nhớ nhà mây ơi
    Theo mây qua suối qua đồi
    Qua bao ngõ ngách một thời ấu thơ
    Sân nhà mẹ vẫn đứng chờ
    Mắt treo bóng nắng mỗi giờ trường tan
    Con còn mê mải lang thang
    Tung tăng chân sáo đường làng rong chơi
    Giờ về sân vắng mẹ ơi
    Con mồ côi dẫu bạc trời tóc pha.
    Chị đã nhiều lần thảng thốt cất lên tiếng gọi ấy trong nhiều bài thơ khác mà dường như vẫn chưa thoả bao nỗi niềm như chính chị từng tâm sự:
    Đã làm mẹ và đang làm bà sao vẫn xót xa thương những ngày thơ ấu bên mẹ hiền nũng nịu khóc đòi ăn? (Trông về quê mẹ)
    Vâng, làm thân con gái lấy chồng xa, chị thấm biết bao lời ca dao ông bà ta truyền lại, bài thơ văn xuôi ấy thực chất là niềm thương nỗi nhớ "ruột đau chín chiều" của người con xa xứ. Sống trong hoài niệm, sống cùng tình mẹ nên chị không cần phải trau chuốt vần điệu câu chữ mà vẫn làm nên những câu thơ thật đẹp:
    Mưa rơi trắng ngọn cau buồn
    Trắng cây hoa mộc trắng vườn mai xưa
    Mẹ hiền tóc trắng ngày mưa
    Đợi con tan học canh trưa trước thềm?
    (Hoài niệm)
    Chỉ chừng ấy thôi, ta gặp lại ngay hình ảnh xứ Huế mưa trắng mù hoài niệm và ngỡ như trong mưa cũng tan hoà màu tóc trắng của mẹ. Sắc trắng không hiện lên nhạt nhoà hư ảo và tan biến theo màn mưa mà đọng lại trong ta thật lâu nỗi bồi hồi như nối kết thời gian không gian cùng bóng mẹ: Mẹ hiền - tóc trắng - ngày mưa. Chị không cần nói nhiều thêm, người đọc cũng có thể hiểu tấm lòng thơm thảo của một người con.
    Sẽ là thiếu sót nếu ta chỉ nói đến tấm lòng người con mà quên mất một Ninh Giang Thu Cúc với tấm lòng người mẹ. Bài thơ Viết cho con của chị sẽ cho ta một "phiên bản" thật đẹp của người mẹ hiền:
    Ga buồn mẹ tiễn con đi
    Khói sương hiu hắt chia ly hôm nào
    Lá vàng gió cuốn lao xao
    Cúi đầu từ tạ mắt trào giọt thương
    Đất người một nắng hai sương
    Quê nhà mẹ ngóng dặm trường bước con
    Gai đời rướm máu chân son
    Con bươn chải sống mẹ tròn mắt chong
    An lành sớm tối cầu mong
    Đá mềm chân cứng thong dong ngày về
    Bao nhiêu cảm niệm của chị về mẹ ngày xưa như đang trở về trong phút giây biệt ly "ga buồn mẹ tiễn con đi" này. Suốt dọc hành trình của người con luôn dõi theo ánh nhìn của mẹ mỏi mòn trông ngóng, nguyện cầu. Tôi chợt ngẫm ra một điều hạnh phúc của những đứa con khi được đón nhận tấm lòng thơ của mẹ. Bài thơ chỉ có một lời nhắn "Đá mềm chân cứng thong dong ngày về", còn lại chỉ là nỗi lòng như "trào giọt thương" của người mẹ. Bao xót xa thắt lòng của Ninh Giang Thu Cúc khi nghĩ về con nơi "đất người" có lẽ sẽ giúp cho con chị hiểu tấm lòng người mẹ mà biết cách sống để vươn lên giữa cuộc đời. Tôi còn một thoáng băn khoăn trong ý thơ "mẹ tròn mắt chong" mà muốn sửa thành "mẹ mòn mắt chong" thì có lẽ trọn vẹn hơn. Nhưng tôi lại nghĩ khi viết cho con, chị đã không ý thức mình làm thơ mà đang làm mẹ. Tự thân những lời nhắn gửi đã là thơ, là tình vẹn tròn mẹ để lại cho con, đâu cần đến màu mè ngôn ngữ.
    Phiên bản - một tập thơ, bao nỗi niềm!
    Xin được kết lại bài viết này bằng lời thơ tri ân của bác sĩ Võ Phạm Trọng Nhân viết về người mẹ yêu kính của mình: "Cánh võng mềm/Tay mẹ, mẹ ơi/Con thầm gọi/Mỗi khi lòng thảng thốt/Cánh võng - nâng con trong vấp ngã cuộc đời". Ninh Giang Thu Cúc là người mẹ hạnh phúc biết bao khi có những đứa con dù đã trưởng thành vẫn hiểu và thương mẹ, vẫn cần vòng tay mẹ ôm ấp vỗ về nâng bước trên đường đời .
    Phiên Bản - nồng nàn tình Mẹ!
    TRẦN HÀ NAM
  6. tranhanam

    tranhanam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2003
    Bài viết:
    568
    Đã được thích:
    0
    Thơ học sinh lớp 10 Văn ?" chuyên Lê Quý Đôn:
    Nguyêfn Thị Ly Ly:
    MẸ VA? KHOA?NG TRỐNG
    Đêm mu?a đông gió lu?a va?o khe cư?a
    Lạnh tê ngươ?i nước mắt cha?y tra?n mi
    Tiếng mưa rơi trên mái hiên lạo xạo
    Con bâ?n thâ?n nhâ?m đếm nhịp thơ?i gian
    Ba tháng xa nha? lâu quá mẹ ơi!
    Hạt sương rơi tóc mẹ tôi điê?m bạc
    Chốn quê nghe?o muôn nghi?n con thác
    Gafy ca? vâ?ng trăng trên đi?nh núi cheo leo
    Mẹ ba?o con: đơ?i mẹ đaf nghe?o
    Nên cố gắng rô?i đơ?i con may mắn
    Đêm dâ?m mưa nga?y thi? dafi nắng
    Luống ca?y khô. Nứt ne? ba?n chân
    Vâfn âm thâ?m vâfn lặng lef đêm thâu
    Mẹ : thân co? lặn lội nơi bến vắng
    Hạt cơm cu?a mẹ tư? ba?n tay: mặn đắng
    Gom ca? mô? hôi nước mắt một đơ?i
    Chút ti?nh nô?ng mẹ trang tra?i nơi nơi
    Con xin ít cất đi la?m vốn sống
    Con vâfn biết lo?ng mẹ vô cu?ng rộng
    Tận tru?ng dương nơi con sóng bạc đâ?u
    Nhưng trong khoa?ng mênh mông bao la ấy
    Có khoa?ng trống na?o mẹ đê? da?nh riêng?
    N.T.L.L
    Được tranhanam sửa chữa / chuyển vào 12:13 ngày 24/11/2004
  7. tranhanam

    tranhanam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2003
    Bài viết:
    568
    Đã được thích:
    0
    Thơ học sinh lớp 10 Văn ?" chuyên Lê Quý Đôn:
    Nguyêfn Thị Ly Ly:
    MẸ VA? KHOA?NG TRỐNG
    Đêm mu?a đông gió lu?a va?o khe cư?a
    Lạnh tê ngươ?i nước mắt cha?y tra?n mi
    Tiếng mưa rơi trên mái hiên lạo xạo
    Con bâ?n thâ?n nhâ?m đếm nhịp thơ?i gian
    Ba tháng xa nha? lâu quá mẹ ơi!
    Hạt sương rơi tóc mẹ tôi điê?m bạc
    Chốn quê nghe?o muôn nghi?n con thác
    Gafy ca? vâ?ng trăng trên đi?nh núi cheo leo
    Mẹ ba?o con: đơ?i mẹ đaf nghe?o
    Nên cố gắng rô?i đơ?i con may mắn
    Đêm dâ?m mưa nga?y thi? dafi nắng
    Luống ca?y khô. Nứt ne? ba?n chân
    Vâfn âm thâ?m vâfn lặng lef đêm thâu
    Mẹ : thân co? lặn lội nơi bến vắng
    Hạt cơm cu?a mẹ tư? ba?n tay: mặn đắng
    Gom ca? mô? hôi nước mắt một đơ?i
    Chút ti?nh nô?ng mẹ trang tra?i nơi nơi
    Con xin ít cất đi la?m vốn sống
    Con vâfn biết lo?ng mẹ vô cu?ng rộng
    Tận tru?ng dương nơi con sóng bạc đâ?u
    Nhưng trong khoa?ng mênh mông bao la ấy
    Có khoa?ng trống na?o mẹ đê? da?nh riêng?
    N.T.L.L
    Được tranhanam sửa chữa / chuyển vào 12:13 ngày 24/11/2004
  8. DeNhatKhao

    DeNhatKhao Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/01/2002
    Bài viết:
    195
    Đã được thích:
    0
    Xin phép bác Ham (cô) Na cho em post vài bài của Trần Thị Huyền Trang nhé
    Bông cúc
    Con đường mang dấu chân cha ông
    Dòng son thắm chảy giữa hai triền núi
    Bông cúc nở triền miên bên lối
    Bông cúc bạt ngàn
    Mỗi bông một giọt nước mắt
    Mỗi bông một ánh reo cười
    Mỗi bông một nghìn trùng
    Bông cúc ơi
    Ta xin một bông
    Mai ngày rời Cột Mốc Số Không
    Tổ quốc cài trên tóc
    Một bông
    Một bông
    Một bông...
    Con đường mang dấu chân cha ông
    Bông cúc nở triền miên không dứt.
    -----
    Vành nôi đầm lầy
    Ơi củ sen nâu thiếp ngủ từ hạ cũ
    dậy thôi
    xuân đã về
    môi hồng chúm trên ngọn bàng mới nhú
    bầy ngỗng thiên di vừa trở lại bên trời
    Trăng sao nghiêng theo vành nôi sóng sánh
    lá sen xanh lác đác u hoài
    người thợ gốm thổi vào thớ đất
    từng giọt hồn
    náo nức
    trào sôi
    Ai đã đợi chờ
    ai đã tiễn đưa
    đừng hỏi
    vì sao
    bùn đen
    sen trắng
    vì sao
    ánh sáng
    và hương
    lại vùi mặt thẳm sâu thiếp ngủ
    Ngày mai,
    ngày mai trời xanh
    những cánh thiên thần vụt chớp
    ngày mai bầy ngỗng về phương khác
    cõng mùa trên cánh bay...
    -----
    Bài ca cổ xưa
    Từ trời sâu bay vút lên
    chim én
    ngân nga
    không phải trên môi
    bài ca cổ xưa, ngươi từ đâu về?
    khiến ta quên nước chảy bao giờ
    khiến ta quên hoa nở bao giờ
    mà sóng đi cuồn cuộn
    mà nắng thơm ***g lộng
    những rặng dừa hong tóc trong
    gió ấm
    mắt ai chan chứa
    như đã từng...
  9. DeNhatKhao

    DeNhatKhao Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/01/2002
    Bài viết:
    195
    Đã được thích:
    0
    Xin phép bác Ham (cô) Na cho em post vài bài của Trần Thị Huyền Trang nhé
    Bông cúc
    Con đường mang dấu chân cha ông
    Dòng son thắm chảy giữa hai triền núi
    Bông cúc nở triền miên bên lối
    Bông cúc bạt ngàn
    Mỗi bông một giọt nước mắt
    Mỗi bông một ánh reo cười
    Mỗi bông một nghìn trùng
    Bông cúc ơi
    Ta xin một bông
    Mai ngày rời Cột Mốc Số Không
    Tổ quốc cài trên tóc
    Một bông
    Một bông
    Một bông...
    Con đường mang dấu chân cha ông
    Bông cúc nở triền miên không dứt.
    -----
    Vành nôi đầm lầy
    Ơi củ sen nâu thiếp ngủ từ hạ cũ
    dậy thôi
    xuân đã về
    môi hồng chúm trên ngọn bàng mới nhú
    bầy ngỗng thiên di vừa trở lại bên trời
    Trăng sao nghiêng theo vành nôi sóng sánh
    lá sen xanh lác đác u hoài
    người thợ gốm thổi vào thớ đất
    từng giọt hồn
    náo nức
    trào sôi
    Ai đã đợi chờ
    ai đã tiễn đưa
    đừng hỏi
    vì sao
    bùn đen
    sen trắng
    vì sao
    ánh sáng
    và hương
    lại vùi mặt thẳm sâu thiếp ngủ
    Ngày mai,
    ngày mai trời xanh
    những cánh thiên thần vụt chớp
    ngày mai bầy ngỗng về phương khác
    cõng mùa trên cánh bay...
    -----
    Bài ca cổ xưa
    Từ trời sâu bay vút lên
    chim én
    ngân nga
    không phải trên môi
    bài ca cổ xưa, ngươi từ đâu về?
    khiến ta quên nước chảy bao giờ
    khiến ta quên hoa nở bao giờ
    mà sóng đi cuồn cuộn
    mà nắng thơm ***g lộng
    những rặng dừa hong tóc trong
    gió ấm
    mắt ai chan chứa
    như đã từng...
  10. tranhanam

    tranhanam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2003
    Bài viết:
    568
    Đã được thích:
    0
    Đây là liên kết giới thiệu một số thành viên trong CLBVH Xuân Diệu: http://www.ttvnol.com/vanhoc/225799.ttvn . Xin được giới thiệu để cập nhật thông tin đầy đủ hơn.

Chia sẻ trang này