1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Câu lạc bộ Văn học Xuân Diệu - Bình Định

Chủ đề trong 'Bình Định' bởi tranhanam, 20/11/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tranhanam

    tranhanam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2003
    Bài viết:
    568
    Đã được thích:
    0
    ĐÀO QUÝ THẠNH
    CHÂN TRỜI XA
    Thôi sẽ không bao giờ gặp lại
    Vẫn âm vang mặt sóng bến sông chiều
    Nhớ mỗi lần gió gọi tiếng chim kêu
    Đêm sương ướt nghe gì ngoài hiên cửa
    Để đôi mắt trầm tư bên ngọn lửa
    Như khẽ nói điều gì với nửa trái tim
    Anh chợt thấy mùa xuân trong lặng im
    Và gieo xuống những cánh chim bay lạc
    Trên cánh đồng một thời mơ mùa hạt
    Dải mây trời man mác nối vào nhau
    Chân trời xa lặng khuất gửi vào đâu
    Bởi nỗi nhớ kết tinh tròn vòng ngực
    Rung nhẹ lên làn da miền thao thức
    Cuộc gặp cuối cùng trong mắt bởi mưa rơi
    Anh cúi xuống dòng sông đêm nguyệt thực
    Mây trên đầu ngồi đợi em ở đâu?
    Đ.Q.T
    PHẠM VÂN HIỀN
    VAI MẸ GÁNH CẢ ĐỜI CON
    Một đời mẹ đã tảo tần
    Gánh gồng xuôi ngược chợ gần chợ xa
    Những hôm trưa trật về nhà
    Tiền xe mẹ để mua quà cho con
    Nhìn lưng đòn gánh nhẵn mòn
    Con sờ vai mẹ vẫn còn u chai
    Lần con thi đỗ Tú tài
    Mẹ mừng mẹ khóc đến hai ba lần
    Ngày con áo cưới theo chồng
    Mẹ bảo lưng còng đi họ khó coi
    Để ba con tiễn được rồi
    Mẹ đi lẫm cẫm sợ đời con xui
    Xe lăn , mẹ đứng bùi ngùi
    Con đi, con cũng sụt sùi mẹ ơi!
    HOA QUÊ
    Nghiêng vai tóc xoã rối bời
    Để anh chải hộ em ngồi thổi cơm
    Thương em má ửng lửa rơm
    Cho anh chăm nụ hoa thơm quê mùa
    TÌNH HỌC TRÒ
    (Tặng BS Tạ Hoàng Mai, BV Nhiệt đới TP. HCM)
    Ngày xưa ai cũng có
    Bạn học trò dễ thương
    Chờ nhau đi đến lớp
    Đợi nhau giờ tan trường
    Rồi đường chia muôn nẻo
    Rồi người rẽ muôn phương
    Mỗi người một công việc
    Quay quắt với đời thường
    Có những phút chạnh lòng
    Nghĩ về lớp về trường
    Lại nhớ thầy nhớ bạn
    Nhớ cái tuổi yêu đương
    Gần nhau còn e ngại
    Gần nhau còn thẹn thùng
    Để một mình mình biết
    Để một mình mình thương
    Thời gian rêu lên đá
    Tình xưa cũng nhạt nhoà
    Bạn xưa không gặp lại
    Nên cứ dần dần xa
    Rồi hôm nay gặp mặt
    Ôn kỷ niệm ngày qua
    Nói những điều chưa nói
    Té ra mình đã già.
    P.V.H
    HỒ THẾ PHẤT
    QUÁ XUÂN
    Thư tình viết thuở hoa niên
    Bất ngờ đọc lại tưởng chừng của ai
    Có thể nào ấy người ơi
    Tình yêu bỏng cháy một thời tuổi xuân
    Bây giờ tóc đã hoa râm
    Cũng tình yêu tiếng sóng ngầm âm ba
    Vẫn chân tình vẫn thiết tha
    Vẫn khi vắng nhớ vẫn là gọi tên
    Mà đâu tiếng gọi em anh
    Gặp người yêu lại bâng khuâng gọi người
    Sao không lúng liếng môi cười
    Chỉ nghe yên ắng giữa trời thanh thiên
    Gặp nhau không còn làm duyên
    Nỗi mừng dẫu ở trong tim ?" nỗi mừng
    Chạnh niềm cái tuổi quá xuân
    Dẫu yêu thương lắm tưởng chừng thờ ơ.
    VỢ TRẦN TẾ XƯƠNG
    Chị ấy đâu biết làm thơ
    Đời yêu thi sĩ ai ngờ thành danh
    Nghĩ mình làm vợ thi nhân
    Tiếng thanh tao phải gỡ trăm mối vò
    Nổi trôi mặt nước con đò
    Đồng xa dặm vắng thân cò đằm sương
    Khổ nghèo ?"con ?" nợ đeo thường
    Câu thơ dán cột ai dường hát trêu
    Đời anh thi hứng bao nhiêu
    Em thương thế ấy dẫu nhiều cam go
    Nổi trôi mặt nước con đò?
    H.T.P
    TÂN CHÁNH
    BƯỚC CÔ ĐƠN
    Chiều đông anh đến sân ga đón
    Mưa gió đã về vắng bóng em
    Ngơ ngẩn hoàng hôn ươm mắt lệ
    Rộn ràng nỗi nhớ ngớp con tim.
    Băng giá ngoài trời chưa thấy lạnh
    Sao lòng tê tái nỗi đau thương
    Thời gian tâm lý tìm đâu nhỉ??
    Mỗi bước cô đơn mấy đoạn trường
    NẮNG THÁNG GIÊNG
    Nắng tháng Giêng ấm thơ Hàn Mặc Tử
    Bản tình ca liên khúc rộn phố phường
    Sóng Ghềnh Ráng xôn xao lay bóng nguyệt
    Dốc Mộng Cầm vọng lại khúc vấn vương
    Thuyền Nguyên Tiêu trương cánh buồm lộng gió
    Là tình yêu cỡi sóng lướt trùng khơi
    Mang kỷ niệm say sưa về bến hẹn
    Thả hồn thơ bay bổng tận lưng trời
    Đồi thi nhân lá hoa chen khởi sắc
    Anh sao thơ tỏ rạng xé màn đêm
    Trăng lưu luyến in sâu vào ký ức
    Mỗi mùa xuân đọng nhớ mãi bên thềm.
    Nguyên Tiêu 2004
    T.C
    ĐẶNG QUỐC KHÁNH
    NGHE HÁT LÝ CHIỀU CHIỀU
    Nghe em hát Lý Chiều chiều
    Lòng anh nắng rớt đìu hiu cuối ngày
    Tóc bồng từng sợi lắt lay
    Cuộc vui tan để buồn đầy em khuya
    Lạc đường mất dấu trăng xưa
    Sao em tìm mãi như chưa biết gì
    Tặng em một đoá dã quỳ
    Nửa vần thơ đắng lỡ thì trắng tay
    1999
    NGƯỜI NGÂM ?oAI TƯ VÃN?
    Giữa đêm lễ hội tưng bừng
    Em soi nhật nguyệt một vừng hào quang
    Xiêm y vương miện ánh vàng
    Lung linh huyễn mộng mơ màng âm ba
    Tiếng thơ vọng suốt Ta Bà
    NGỌC HÂN hiển hiện hay là em thôi
    Khúc AI TƯ VÃN ngậm ngùi
    Nát lòng dâu bể rụng rời núi sông
    NGỌC HÂN xưa khóc QUANG TRUNG
    Giờ em mắt lệ não nùng vì ai
    Rưng rưng giọt vắn giọt dài
    Thấm ngàn sau điệu bi ai lỡ làng
    2 ?" 2001
    GIAO MÙA
    Mùa Xuân
    chiếc lá chưa xanh
    Nắng chưa kịp Hạ
    Sao đành mưa Thu
    Yêu nhau
    chưa kịp đắp bù
    Xin trời
    chớ vội ươm màu sầu Đông
    Bốn mùa
    trôi
    cuối dòng sông
    Còn em
    ở mãi
    ngọn nguồn lòng ta.
    ĐÊM XUÂN Ở ĐẤT THÀNH
    Đêm Xuân
    náo nức đất Thành
    Trống tuồng
    rộn rã
    long lanh mắt tình
    Nến Xuân
    dào dạt lung linh
    Thắp lòng ta
    với hoa quỳnh
    đợi em.
    12.2003
    THỜI GIAN
    Bao năm
    Mưa trắng đồi bông
    Tôi mang nỗi nhớ
    Lòng vòng
    Ngược xuôi
    Chiếc thân lang bạt
    Cút cui
    Bến quê
    Lau lách ngủ vùi trong thơ
    Sơn Triều
    Ngọn khói lơ phơ
    Mây nghiêng bóng núi lững lờ trôi xuôi
    Cửa Tiền
    Bên lở bên bồi
    Sang sông em nỡ đánh rơi chữ thề
    Tro tàn
    Còn ủ đam mê
    Ngõ làng dắt díu tôi về
    Long đong
    7.2003
    Đ.Q.K
  2. tranhanam

    tranhanam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2003
    Bài viết:
    568
    Đã được thích:
    0
    Ngày 22 tháng 5 vừa qua, CLBVH Xuân Diệu Bình Định tổ chức kỷ niệm 15 năm ngày thành lập, trong không khí ấm cúng thân mật. Từ CLBXD, đã có các thành viên được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam: Nguyễn Thanh Mừng (hiện là Chủ tịch Hội VHNT Tỉnh), Trần Thị Huyền Trang. Hội viên Hội nhà văn Việt Nam chungthủy nhất với CLB là anh Nguyễn Văn Chương (ThụcChương). Hội viên lớn tuổi kỳ cựu làcụ Trần Lễ 85 tuổi (Ông già Patêsô). Hội viên trẻ tuổi nhất là em Bùi Đình Vinh (HS Lê Quý Đôn). Tất cả đầu có mặt trong chương trình giao lưu với sự có mặt của ca sĩ Kiều Lệ và Minh Tuấn. Được biết, cácthành viên CLB đangtích cực gửi bài để ra mắt tập san kỷ niệm vào dịp giỗ Xuân Diệu 18 tháng 12 năm nay. Trong thời gian tới, CLB mong muốn được sự tham gia của nhiều bạn trẻ, nhất là những bạn có điều kiện đang ở Quy Nhơn.
  3. tranhanam

    tranhanam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2003
    Bài viết:
    568
    Đã được thích:
    0
    Ngày 22 tháng 5 vừa qua, CLBVH Xuân Diệu Bình Định tổ chức kỷ niệm 15 năm ngày thành lập, trong không khí ấm cúng thân mật. Từ CLBXD, đã có các thành viên được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam: Nguyễn Thanh Mừng (hiện là Chủ tịch Hội VHNT Tỉnh), Trần Thị Huyền Trang. Hội viên Hội nhà văn Việt Nam chungthủy nhất với CLB là anh Nguyễn Văn Chương (ThụcChương). Hội viên lớn tuổi kỳ cựu làcụ Trần Lễ 85 tuổi (Ông già Patêsô). Hội viên trẻ tuổi nhất là em Bùi Đình Vinh (HS Lê Quý Đôn). Tất cả đầu có mặt trong chương trình giao lưu với sự có mặt của ca sĩ Kiều Lệ và Minh Tuấn. Được biết, cácthành viên CLB đangtích cực gửi bài để ra mắt tập san kỷ niệm vào dịp giỗ Xuân Diệu 18 tháng 12 năm nay. Trong thời gian tới, CLB mong muốn được sự tham gia của nhiều bạn trẻ, nhất là những bạn có điều kiện đang ở Quy Nhơn.
  4. tranhanam

    tranhanam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2003
    Bài viết:
    568
    Đã được thích:
    0
    Sinh hoạt thường kỳ tháng 11:
    GIỚI THIỆU TẬP "THƠ TÌNH LỤC BÁT" do Đặng Quốc Khánh và Lê Bá Duy tuyển chọn, mời các bạn tham gia!
    Địa điểm: Trung tâm Văn hoá Thôngtin tỉnh, cạnh Hội trường Quang Trung.
    Thời gian: 14 tháng 11 năm 2005
  5. tranhanam

    tranhanam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2003
    Bài viết:
    568
    Đã được thích:
    0
    Buổi sinh hoạt tối 14 đã diễn ra với sự tham gia của đông đảo người yêu thơ trong tỉnh. Nội dung : Kỷ niệm 65 năm ngày mất Hàn Mặc Tử - giới thiệu "Thơ tình lục bát". Chủ nhiệm CLB Quang Khanh đọc bài viết của nhà thơ Thanh Thảo (đã đăng báo Bình Định):
    Sinh giữa mùa trăng, thơ giữa mùa trăng, chết giữa mùa trăng
    13:52'''', 23/9/ 2005 (GMT+7)
    Hàn Mặc Tử sinh ngày 22-9-1912, tính sang âm lịch nhằm ngày 12-8 năm Nhâm tý. Vậy là Hàn Mặc Tử, tác giả của bài thơ văn xuôi nổi tiếng, một kiệt tác của thơ văn xuôi Việt Nam, bài "Chơi giữa mùa trăng", đã sinh ra giữa mùa trăng. Lại là mùa trăng Trung thu, thời điểm trăng sáng nhất, đẹp nhất trong năm.
    [​IMG]

    Mộ Hàn Mặc Tử (ảnh: Đào Tiến Đạt)


    Từ rất nhiều năm, tôi để ý, không phải trăng rằm, trăng mười hai mới là vầng trăng huyền ảo nhất. Có lẽ vì nó chưa tới độ viên mãn, nó khao khát, nó đắm đuối.
    Người ta nói, với những người bị bệnh phong, ánh trăng có những tác động sinh học cực kỳ khó tả lên thân thể và đầu óc họ. Có thể như thế. Nhưng Hàn Mặc Tử đã viết "Chơi giữa mùa trăng" từ trước khi ông phát hiện mình mắc bệnh phong kia mà! Tôi nghĩ, chính cái ánh trăng mười hai trong ngày chào đời của ông đã ám ảnh vào cuộc đời và nhất là vào thơ của Hàn thi sĩ sau này.
    Và cũng phải nói thêm, chính cái ánh trăng trên bãi cát biển Quy Nhơn, nơi núi và biển ôm ấp nhau, gối đầu nhau, cái ánh trăng vừa hoang lạnh đến tê dại, vừa rừng rực một ngọn lửa không nóng nhưng thiêu đốt tận tâm hồn, mới là tác nhân giúp Hàn thi sĩ có những bài thơ trăng, những câu thơ trăng kỳ lạ vào bậc nhất không chỉ trong thơ Việt Nam.
    "Trăng là ánh sáng? Nhất là trăng giữa mùa thu, ánh sáng càng thêm kỳ ảo, thơm thơm, và nếu người thơ lắng nghe một cách ung dung, sẽ nhận thấy có nhiều miếng nhạc say say gió xé rách lả tả..." (CHƠI GIỮA MÙA TRĂNG).
    Nếu những bậc rong chơi hời hợt trong thi ca vẫn gọi cái hành trình làm thơ của mình là "một cuộc chơi" thì với Hàn Mặc Tử, "cuộc chơi" ấy là cuộc chơi vãi máu, mửa máu: "Ta nằm trong vũng trăng đêm ấy - Sáng dậy điên cuồng mửa máu ra" - Bài SAY TRĂNG - say trăng chứ không phải say rượu hay say bia. Người có thể uống ánh trăng, nuốt ánh trăng mà "say xỉn" như thế, hẳn không phải là người thường, không thể đo thơ người ấy bằng những thước đo thường. "Người ta gọi thơ ông là thơ điên. Thật ra cái giọng điên chỉ có ở giai đoạn sau, giai đoạn đầu thơ ông trong trẻo lắm" (Vũ Quần Phương).
    Tôi lại nghĩ khác. Nếu người ta gọi cái trạng thái không bình thường của người làm thơ khi cầm bút viết ra thơ, cái trạng thái đã theo suốt cuộc đời làm thơ của Hàn Mặc Tử, là điên, thì thơ Hàn Mặc Tử "điên toàn triệt", điên từ đầu chí cuối. Còn nếu người ta gọi những dòng thơ bất thường viết ra trong trạng thái không bình thường của Hàn là những dòng thơ của sự tỉnh ngộ, thì thơ Hàn Mặc Tử "tỉnh toàn triệt".
    Cũng như vậy, nếu người ta biết tâm hồn nhà thơ ấy trong trẻo đến bậc nào, thánh thiện đến bậc nào, thì người ta sẽ đọc được ngay trong những bài thơ gọi là "điên" nhất của Hàn Mặc Tử, một sự "trong trẻo toàn triệt". Thơ Hàn Mặc Tử tỉnh táo đến tận cùng, mà ai cũng biết, đi tới tận cùng tỉnh táo người ta sẽ gặp điên loạn. Nếu theo cái thước ấy mà đo, thì bất cứ thơ của ai, miễn là thơ "thứ thiệt", đều có thể rất điên và cũng đều rất tỉnh. Và dẫu thơ ấy sục vào tận những hang cùng ngõ hẻm của vô thức, vào chỗ tối tăm bùn lầy nước đọng của hạ ý thức, thì khi thành thơ, thơ ấy vẫn vô cùng trong trẻo.
    Bởi thơ từ xưa tới giờ luôn là kinh cầu nguyện của tâm hồn con người, nơi con người có thể sám hối, có thể khắc khoải, có thể khao khát và công khai bày tỏ những khát khao thầm kín nhất, nơi bất cứ một ánh nhìn nào cũng đều được "trong trẻo hóa", đều thăng hoa, hướng thượng: "Ống quần vo xắn lên đầu gối - Da thịt, trời ơi! Trắng rợn mình" có phải là một câu thơ "***"? Nhưng tôi đố ai đọc câu thơ ấy mà lại nghĩ đến điều dung tục, mặc dù câu thơ đầy cảm giác xác thịt. Đó có lẽ là bí quyết của thơ, bí mật của loại hình nghệ thuật vào loại lâu đời nhất của nhân loại này.
    Thơ luôn là thánh đường dành cho một người, cho từng người một. "Trăng nằm sóng soãi trên cành liễu - Đợi gió đông về để lả lơi" - Đã bao giờ anh thấy trăng "nằm" trong tư thế bất thường như thế chưa? Hàn thi sĩ đã thấy, và cái nhìn bất thường ấy đã tạo ra câu thơ bất thường. Thơ Hàn Mặc Tử là thơ đi tới tận cùng, trong niềm tin, trong khao khát, trong tuyệt vọng.
    Chính bệnh phong là hòn đá, chứ không phải giọt nước, làm tràn cái "ly thơ" ấy. Chỉ sống trên cõi đời được 28 năm, chỉ thực sự làm thơ khoảng mười năm, nhưng đó là mười năm dồn nén để trào thơ, theo kiểu những đĩa nén vi tính bây giờ có thể dung chứa gấp trăm lần một đĩa thường, mười năm thơ của Hàn đủ cho hậu thế đọc thơ ông suốt trăm năm và lâu hơn nữa. "Thuyền ai đậu bến sông trăng đó - Có chở trăng về kịp tối nay? ", là một câu thơ trăng đẹp nhưng cũng có người khác làm được, nhưng "Cả miệng ta trăng là trăng" thì chẳng biết có ai làm được không, ngoài Hàn thi sĩ?
    Và đây nữa: "Trăng ngậm đầy sông, chảy láng lai" thì lạ quá! Lạ không chỉ vì đây là câu thơ siêu thực, lạ vì nó siêu thực một cách rất? hiện thực. Đừng tưởng siêu thực là phản hiện thực, là chối bỏ hiện thực. Siêu thực là hiện thực ở dạng "đĩa nén", hiện thực ở mức lạ thường. Có điều, những bài thơ cuối đời của Hàn Mặc Tử, càng siêu thực thì càng đau đớn, một nỗi đau sờ thấy được, cảm thấy được, đau cùng được. Và càng siêu thực thì lại càng tin tưởng, tin tưởng trong tuyệt vọng. Đó là thơ của vô vàn những nghịch lý mà con người hiểu được, cảm được, chia sẻ được.
    Một người bị bệnh phong, cô đơn đến tột cùng, đau đớn đến tột cùng, sự sống chỉ còn tính bằng ngày bằng tháng, đã làm thơ chỉ cho mình, dù trước đó ông đã là nhà thơ nổi tiếng. Không ai muốn có bi kịch như thế, phải sống trong bi kịch như thế để làm thơ hay, có thơ để đời hay hy vọng vào sự bất tử sau khi mình chết. Nhưng khi đã lâm vào hoàn cảnh ấy rồi, nhất là khi đã được thiên phú để làm thi sĩ, Hàn Mặc Tử không còn lựa chọn nào khác ngoài việc cho "xuất", cho "thoát" ra khỏi người mình những bài thơ tuyệt tác, những câu thơ tuyệt vọng, những miếng thơ tuyệt vời đẫm máu.
    "Ai đi lẳng lặng trên làn nước
    Với lại ai ngồi khít cạnh tôi?
    Mà sao ngậm kín thơ đầy miệng
    Không nói không rằng nín cả hơi"
    (Cô Liêu)
    Có ai từng cô liêu như thế chưa, cô liêu đến mức phân thân, đến mức thấy cái "double ego", cái bản ngã thứ hai của mình đi lại, ngồi sát bên mình, miệng ngậm đầy? thơ? Với Hàn Mặc Tử, thơ với trăng mang tính chất kép, là một hóa hai, là hai trong một, không chỉ trăng tác động đến thơ ông, mà dường như chính thơ ông cũng tác động rất nhiều đến trăng, khiến trăng đột nhiên lạ đi, kỳ ảo hơn, ma quái hơn nhưng cũng gần với con người hơn, biết chia sẻ, biết đồng cảm hơn.
    Sinh giữa mùa trăng, "Chơi giữa mùa trăng", thơ giữa mùa trăng, và đây mới là điều kỳ dị, kỳ dị đến ghê người, là khi chết, Hàn cũng chết giữa mùa trăng. Hàn Mặc Tử qua đời ngày 11-11-1940 nếu tính sang Âm lịch, trời ơi, bạn có tin không, ông mất đúng vào ngày 12 tháng 10 năm Canh Thìn.
    Sinh vào đêm trăng mười hai tháng Trung thu và mất vào đêm trăng mười hai tháng mười, tháng mưa sùi sụt ở Quy Nhơn, có thể trước giây phút cuối cùng nhắm mắt, Hàn thi sĩ còn chợt thấy, bất ngờ hiện qua mây đen, qua màn mưa một vầng trăng chưa tròn, cái vầng trăng mười hai đầy khao khát?
    . Thanh Thảo
    Nghệ sĩ Tăng Tri đã ngâm bài thơ "Đây thôn Vỹ Dạ" và hát bài hát do chính anh phổ nhạc. Xung quanh bài thơ này, đã có nhiều ý kiến bình luận, PCN CLB Trần Hà Nam đã trình bày bài viết của Trần Mạnh Hảo phê phán cách hiểu sai của Tiến sĩ Chu Văn Sơn (sẽ post sau). Phần tiếp nối là giới thiệu tập thơ tình lục bát của 43 tác giả do Đặng Quốc Khánh và Lê Bá Duy tuyển chọn. Các nghệ sĩ ngâm thơ Hải Đường, Tăng Tri đã trình bày rất ấn tượng các bài thơ.
    Được tranhanam sửa chữa / chuyển vào 23:01 ngày 15/11/2005
  6. tranhanam

    tranhanam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2003
    Bài viết:
    568
    Đã được thích:
    0
    Bà được đọc tại sinh hoạt kỷ niệm 65 năm ngày mất Hàn Mặc Tử:
    ''Đây thôn Vĩ Dạ'' cũng là thơ điên (!) - một ''phát minh'' mới của ông Chu Văn Sơn?
    Trần Mạnh Hảo
    "Đây thôn Vĩ Dạ cũng là thơ điên",... "hình thức điên" của thơ Hàn Mặc Tử... - những "nhận định" quá ư rùng rợn trên nói về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ không phải do chúng tôi mà là của Tiến sĩ Chu Văn Sơn viết trong bài luận về Hàn Mặc Tử cũng như trong bài bình giảng bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, in trong trang 240 và trang 255 cuốn Ba đỉnh cao Thơ Mới (Nxb. Giáo Dục, 2003). Coi bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là thơ điên cũng được Chu Văn Sơn cho in từ trang 417 đến 436 trong cuốn Hàn Mặc Tử - Tác phẩm & Dư luận (Nxb. Văn Học, 2002). Bài phân tích thơ này cũng được in trong cuốn Phân tích - Bình giảng tác phẩm văn học 11 do Nguyễn Đăng Mạnh chủ biên (Nxb. Giáo Dục, 1999). Tiến sĩ Chu Văn Sơn, người làm chuyên nghiệp nghiên cứu, phê bình văn học, lại thường xuyên được mời giảng văn trên Đài truyền hình Việt Nam, chắc là vừa phát minh ra phương pháp tiếp cận văn học xuyên văn bản, xoá văn bản hay sao mà lại cho bài thơ ?oĐây thôn Vĩ Dạ?, một bài thơ trong sáng, bình dị nhất của Hàn Mặc Tử là thơ điên? Chu Văn Sơn lại còn tuyên bố rằng Hàn Mặc Tử đã dùng ?ohình thức điên? để diễn đạt ?onội dung đau thương?(!)?
    Ấy vậy mà lạ lùng thay, trên báo Văn Nghệ số 47, ra ngày 20/11/2004, trong bài Thêm một công trình nghiên cứu có chất lượng về Thơ Mới, tác giả Văn Giá đã đề cao cuốn Ba đỉnh cao Thơ Mới (viết về Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử) của Chu Văn Sơn bằng sự ca ngợi hết lời như sau: ?oNgười viết đã như gọi được hồn vía của mỗi nhà thơ hiện lên trang giấy?...?oCông trình này tự nó đã có dáng dấp của một lý thuyết nghiên cứu riêng, mặc dù tác giả chưa có ý định lập thuyết. Một công trình nghiên cứu được gọi là hay không chỉ có được những kết quả hay mà còn thể hiện được phương pháp ngiên cứu hay, mới mẻ, thú vị. Công trình này có được những phẩm chất như vậy?...?oChu Văn Sơn đã có một thứ ngôn ngữ phê bình riêng...mang ấn tín, quyền uy của Chu Văn Sơn?...?o...chữ nghĩa của tác giả đã làm nên tư tưởng. Làm nên dấu ấn riêng, đường nét riêng trên con đường định hình một phong cách nghiên cứu phê bình văn học Chu Văn Sơn?...?oNhững bài viết về ?oNguyệt cầm?, ?o Mưa xuân?, ?oĐây thôn Vĩ Dạ? đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nghệ thuật kể trên mà tác giả (tức Chu Văn Sơn - chú của TMH) đã tự quán triệt?...
    Trong bài viết này, chúng tôi chỉ xin khảo sát phần bình giải của Chu Văn Sơn với bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, xem Chu Văn Sơn có ?ohoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nghệ thuật? như những lời ca ngợi tít cung mây của Văn Giá trên báo Văn Nghệ dành cho tác giả này hay không? Cũng xin lưu ý phần bình giải bài Đây thôn Vĩ Dạ của Chu Văn Sơn in trong cuốn Ba đỉnh cao Thơ Mới và phần bình bài thơ này của cùng tác giả in trong cuốn Hàn Mặc Tử - tác phẩm và dư luận nhìn chung chỉ là một, chẳng qua có chỉnh trang chữ nghĩa đôi chút mà thôi.
    Trong trang 240 cuốn Ba đỉnh cao Thơ Mới (BĐCTM), Chu Văn Sơn viết: ?oĐây là bài thơ trong trẻo bậc nhất của Hàn. Có lẽ bởi những lý do đó mà nhiều người đã yên trí rằng, Đây thôn Vĩ Dạ là một ngoại lệ, như lạc vào phần Thơ điên chứ không phải một thành viên thứ thiệt của nó. Không phải. Nó vẫn thuộc thơ điên, nhất là ở mạch liên kết siêu logic?... Trang 255, cuốn BĐCTM, Chu Văn Sơn khẳng định tiếp về sự điên của Đây thôn Vĩ Dạ như sau: ?oCó hình dung như vậy, mới thấy Đây thôn Vĩ Dạ cứ là Thơ điên theo đúng nghĩa. Không có những hình ảnh kỳ dị ma quái, những tiếng kêu kinh dị, nhưng mạch liên kết toàn bài thì rõ ra là ?ođứt đoạn?, ?ocóc nhảy?. Mạch thơ như một dòng tâm tư bất định, khước từ vai trò tổ chức chặt chẽ của lý trí?. Tiến sĩ Chu Văn Sơn viết ở dòng thứ 14, kể từ dưới lên, trang 420 cuốn Hàn Mặc Tử - tác phẩm - dư luận (HMT-TPDL) như sau: "Có hình dung như vậy mới thấy Đây thôn Vĩ Dạ cũng là thơ điên theo đúng nghĩa. Tuy không có những tiếng kêu lạ, không có những hình ảnh kỳ dị, ma quái, nhưng mạch liên tưởng toàn bài rõ ràng đã khước từ vai trò tổ chức của lý trí". Trước đó, từ dòng thứ nhất đến dòng thứ 5, cũng trang 420 (HMT-TPDL), Chu Văn Sơn định nghĩa thơ điên như sau: "Thơ điên thường có những biểu hiện: a) Mở ra một kênh hình lạ lùng, với vẻ đẹp kỳ dị (thậm chí dễ sợ); b) Những tiếng kêu lạ buột lên từ những cơn đau (hú, hét, gào, rú); c) Một lối liên tưởng rất phi logic (thoát ly hẳn áp lực của lý trí)".
    Đây thôn Vĩ Dạ là một bài thơ trữ tình trong sáng vỏn vẹn 12 câu, dễ hiểu, dễ cảm, chẳng có một câu nào đáp ứng ?oba tiêu chuẩn điên? trên đây của Chu Văn Sơn. Thế mà rất nhiều lần khi bình giảng bài Đây thôn Vĩ Dạ, Tiến sỹ Chu Văn Sơn cho rằng đây là tiếng kêu tuyệt vọng của thi sĩ, ví như ông viết ở trang 422 (HMT-TPDL), dòng 1 đến dòng 3 kể từ trên xuống, như sau: "Trên đây, người viết đã lần theo tình yêu tuyệt vọng, để thấy nó chi phối hình thức ?ođiên? bao trùm của thi phẩm này". Trời, lại một phát minh cực mới của Tiến sĩ! Chu Văn Sơn có thể làm giật thót mình toàn bộ giới lý luận phê bình văn học bằng việc công bố trong văn chương còn có một ?ohình thức điên?? Thế nào là ?omột hình thức điên? thì xin ông Sơn tiếp tục chỉ giáo! Vậy, trong trường hợp cụ thể Đây thôn Vĩ Dạ, ?ohình thức điên? đã bao trùm lên một nội dung điên hay một nội dung tỉnh táo? Chẳng lẽ thể thơ thất ngôn cổ điển được Hàn thi nhân dùng viết ra Đây thôn Vĩ Dạ cũng là một thể thơ điên? Tạo ra một thuật ngữ mới tinh: ?oHÌNH THỨC ĐIÊN? như thế cho lý luận văn học mà không hề lý giải, có thể Tiến sĩ Sơn toan làm điên đầu bạn đọc chăng? Ngay ở đầu bài bình thơ này, ông Chu Văn Sơn, để tuyên bố ?ocông án điên? của mình bằng một khái quát hết hồn là ?ođiên hoá? toàn bộ hình thức thơ Hàn Mặc Tử như sau: ?oVâng, đau thương và điên chính là Hàn Mặc Tử. Đau thương là cội nguồn sáng tạo, còn điên chỉ là hình thức của sáng tạo ấy?. Tuyên bố ?ođau thương? là nội dung thơ Hàn Mặc Tử còn ?ođiên là hình thức? thơ Hàn là một nhận thức không chỉ kỳ quặc, bí hiểm, hũ nút mà hoàn toàn sai lạc với thơ Hàn Mặc Tử nói chung và Đây thôn Vĩ Dạ nói riêng. Xin xem thêm ở cuốn Ba đỉnh cao Thơ Mới, trang 231, Chu Văn Sơn ?ođiên hoá? toàn bộ thơ Hàn bằng một kết luận tương tự như sau: ?oVà đây là cái gốc của Thơ điên. Đúng thế, nếu đau thương là nội dung sáng tạo, thì điên là hình thức của sáng tạo ấy?.
    Trần Mạnh Hảo tôi vốn người trần mắt thịt, ngồi một mình lẩm nhẩm đọc thuộc lòng Đây thôn Vĩ Dạ đến 25 lần xem bài thơ này của Hàn Mặc Tử có điên như Tiến sĩ Chu Văn Sơn kết luận trên chăng? Tuyệt nhiên tôi chẳng thấy ?onó? điên ở chỗ nào. Có lẽ khi đọc bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, Tiến sỹ Chu Văn Sơn đang ở trạng thái lên đồng, hoặc ông ta đã học được phép loại trừ chính lý trí của mình khi bình giảng một bài thơ trữ tình trong sáng như Đây thôn Vĩ Dạ chăng? Hàn Mặc Tử không bao giờ bị điên, không có bài thơ nào, câu thơ nào của ông điên cả, dù ông có đề tên bài là ?oAnh điên?, ?oEm điên? đi nữa. Chúng tôi đành phải chép ra đây bài thơ ?oAnh điên? để thấy thơ Hàn Mặc Tử và chính ông chẳng hề điên tí nào, thậm chí còn rất tỉnh táo, tuân thủ cái logic hiện thực trữ tình một cách rất lý trí như sau: ?oAnh nằm ngoài sự thực / Em ngồi trong chiêm bao / Cách nhau xa biết mấy / Nhớ thương quá thì sao // Anh nuốt phút hàng chữ / Anh cắn vỡ lời thơ / Anh cắn cắn cắn / Hơi thở đứt làm tư!?. Còn đây, bài thơ ?oEm điên? của Hàn thi sĩ vẫn cứ là một lý trí tỉnh táo dù tình cảm mấp mé bờ mê bến ảo đi nữa: "Em xé toang hơi gió / Em bóp nát tơ trăng / Em túm muôn trời lại / Em cắn vỡ hương ngàn // Em cười thì sao rụng / Em khóc thì đá bay / Em nhớ chàng quá Trí / Mà chàng vẫn không hay!".
    Có thể Tiến sĩ Chu Văn Sơn chỉ căn cứ vào những lời tuyên bố của nhóm thơ "loạn" Quy Nhơn thời Hàn Mặc Tử, hay căn cứ vào lời tuyên bố về thơ điên của chính nhà thơ này, ví như việc Hàn thi nhân toan đặt tên tập thơ Đau thương viết trong thời kỳ chữa bệnh phong tại trại phong Quy Hòa là ?oThơ điên? mà vơ đũa cả nắm đối với Đây thôn Vĩ Dạ chăng? Nên nhớ rằng một người điên không bao giờ thừa nhận mình điên cả. Ngay cả các thi sĩ cực đoan nhất của phái tượng trưng hay phái siêu thực có tuyên bố mình làm thơ điên, mình điên loạn đi chăng nữa thì cũng chỉ là một cách nói làm dáng, một ?ophong trào? giả điên mà thôi. ?oTrường thơ loạn? Quy Nhơn với Hàn Mặc Tử và Chế Lan Viên tuy có những tuyên bố ?ođiên loạn? dị thường nhưng thơ của họ thực chất vẫn là phong cách trữ tình truyền thống pha một tí xíu lãng mạn hoặc chút chút gia vị tiêu ớt tượng trưng mà thôi. Cả hai nhà thơ này chỉ ?ođiên? trong tuyên bố cho hợp thời trang tượng trưng, siêu thực chứ còn thơ họ hoàn toàn tỉnh táo, chẳng có một tẹo điên nào.
    Bình văn, giảng thơ là căn cứ vào văn bản, chứ không căn cứ vào những tuyên bố ngoài văn bản dù của chính tác giả. Trong trường hợp Đây thôn Vĩ Dạ, một bài thơ trong sáng, mộng mơ, hy vọng, giản dị, nhà thơ mượn ?oVĩ Dạ?, mượn ?oEm? để tỏ tình với trời đất, với cuộc đời. Bài thơ này chính là niềm hy vọng, là tình yêu, là tấm lòng thiết tha với trần thế, ràng buộc hồn mình với tạo vật của tác giả. Bài thơ toàn nắng với trăng, có một thoáng "buồn thiu" của dòng nước lặng, nhưng ngay sau đó, ánh trăng đến phả lòng yêu đời xuống bến sông trăng. Cả bài thơ là niềm yêu đời khôn xiết, sao Tiến sĩ Chu Văn Sơn dám bảo rằng Đây thôn Vĩ Dạ toàn là tuyệt vọng? Còn việc Tiến sĩ Sơn cho rằng bài thơ này có nội dung đau thương và hình thức điên thì không còn có thể bàn luận gì được với ông nữa rồi. Nhận thức về toàn bộ thơ Hàn nói chung và Đây thôn Vĩ Dạ nói riêng sai lạc trăm phần trăm như thế thì bài bình thơ sao có thể đúng cho được? Chỉ xin dẫn ra đây một dẫn chứng về lối bình thơ dung tục, phi thơ của Chu Văn Sơn khi bình câu ?oVườn ai mướt quá xanh như ngọc? để bạn đọc thấy khoảng cách giữa cảm nhận của nhà bình giảng thơ và nhà thơ là "nghìn trùng xa cách" như thế nào: "...Cau có dáng mảnh dẻ, bóng đổ xuống vườn trong nắng mai, in thành những đường tinh tế như kẻ chỉ xuống lối đi, xuống cảnh vật. Thân cau chia làm nhiều đốt đều đặn, cau khác nào như một cây thước mà thiên nhiên dựng sẵn trong vườn dùng để đo mực nắng. Nắng mai rót vào vườn cứ đầy dần theo từng đốt, từng đốt. Đến khi tràn đầy thì nó biến cả khu vườn xanh thành một viên ngọc lớn..."(Ba đỉnh cao Thơ Mới, tr. 260,261)
    Điều kinh ngạc lớn nhất của chúng tôi là một bài bình thơ sai lạc như thế này, lại liên tục được in trên nhiều cuốn sách tham khảo cho học sinh sinh viên. Bảo nội dung thơ Hàn Mặc Tử là đau thương còn hình thức thơ ông là hình thức điên như sự bình giải phi văn bản, phi thơ này của Tiến sĩ Chu văn Sơn thì quả tình là một cách hữu hiệu nhất xóa bỏ tài năng thơ của Hàn thi nhân, không cứ chỉ trong bài Đây thôn Vĩ Dạ. Lại nữa, ông Chu Văn Sơn là một người hay lên giảng thơ văn trên đài truyền hình Việt Nam cho cả nước học tập. Liệu khi ông lên truyền hình giảng ?oĐây thôn vĩ Dạ cũng là thơ điên? thì có làm điên đầu cả nước hay không?
    Chỉ với một bài thơ giản dị, dễ hiểu như Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử mà Tiến sĩ Chu Văn Sơn còn chưa hiểu, còn bình giảng sai đến kinh ngạc như trên, thì thử hỏi, làm sao ông có đủ khả năng làm nên một cuốn sách nghiên cứu phê bình tuyệt vời như Văn Giá vừa ca ngợi hết lời trên báo Văn Nghệ?
    Thành phố Hồ Chí Minh, 24/11/2004
    T.M.H.

    © eVăn 2004
  7. tranhanam

    tranhanam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2003
    Bài viết:
    568
    Đã được thích:
    0
    Lời quê chắp nhặt?Cầm trên tay tuyển Thơ tình lục bát, tôi lần giở những trang tâm tình, như được gặp những gương mặt thơ khắp mọi miền đất nước. Thời gian kết đọng thành bao kỷ niệm, để cất lên thành tiếng ngọt ngào thương mến trong điệu thơ đậm hồn dân tộc.
    Từ cái nôi ân tình dân dã, đã biết bao người tìm về với lục bát để ngỏ nỗi niềm. Nhưng để làm được một tuyển tập đầy đặn thì quả là không dễ khi sức lực và thời gian có hạn, khi những người biên tập cũng chỉ xuất phát từ tình yêu với lục bát lời quê.
    Niềm riêng mở ngỏ, còn chút gì đọng lại chăng? Ngày xưa cụ Nguyễn Tiên Điền viết khúc đoạn trường nàng Kiều, cũng chỉ dám khiêm tốn:
    Lời quê chắp nhặt dông dài
    Mua vui cũng được một vài trống canh
    Có lẽ những người làm tuyển cũng không tham vọng có những bài thơ ?ođể đời?, chỉ cốt qua vần điệu lục bát để có một chốn giãi bày tâm sự mà thôi. Bốn mươi ba tác giả, mỗi người bốn bài, một giọng lục bát, bao nhiêu miền đời, bao nhiêu kỷ niệm cứ thế hiện lên: điệu buồn phương Nam, điệu ru Bắc bộ, điệu lý lơi miền Trung, tình yêu, tình bạn, tình quê hương đất nước, chuyện đời, chuyện mình?
    Cảm động hơn cả và có lẽ cũng thích hợp với âm điệu lục bát là những bài thơ viết về quê hương, bởi lẽ bản thân thể thơ này vốn đã mang sẵn chút hương đồng gió nội, với hồn quê thơm thảo:
    Sông thơ lơi lả câu cười
    Bước quê cuối đất cùng trời ? vẫn quê
    (Phan Thành Minh)
    Người-nhà-quê có sẵn trong tâm thức của những người thơ khi tìm về cùng lục bát. Ý thức cội nguồn rất mạnh trong mỗi tâm hồn Việt Nam làm nên những lời đắng đót thương chốn quê nghèo, nhớ dáng người quê lam lũ để thành lời ân hận xót xa khi trải kiếp ly hương, ly nông. Có những lời thật thấm thía:
    Mất tháng mười, ngóng tháng ba
    Đáy đồ giáp hạt, sân nhà nắng hong
    Một đời hết cấy lại trồng
    Đầu mùa gieo, cuối vụ không gặt gì?!
    (?)
    Chừ cơn túng khó qua rồi
    Khói hương xúm xít nhau ngồi? nhớ cha!
    (Ngày giỗ - Nguyễn Đức Dũng)
    Ký ức còn hằn nguyên vết cơn lũ, còn nao nao tiếng quê đậm đà tình cố xứ, một đường quê thân thuộc? Tôi chợt nhận ra một điều, trong tuyển tập này có biết bao người đã trải qua cảnh đất khách quê người, nỗi niềm ly hương đọng lại bao vần thơ lắng buồn ký ức. Để có người phải khát khao: tôi đi mót lại một chiều/Gió mơn cành trúc, cánh diều tung cao (Nguyễn Văn Hoá). Có phải vì thế mà tình yêu trong tập thơ này cũng ám ảnh bao nhiêu dang dở, muộn màng, cái ?otình trong giây phút mà thành thiên thu? (Xonnê D?TArve)?
    Thơ tình lục bát không có nhiều tứ mới, nhưng tình thơ nhiều bài đã đạt đến độ chín, có sự trải nghiệm của thời gian đời người, của thú đau thương hằn sẹo. Có người thuộc thế hệ những năm 30 vẫn cứ nồng nàn tiếc một lời ru: Thôi đành! Em của người ta/Riêng lời ru ấy vẫn là của anh (Đặng Phúc Hải); hay có những vần tình tứ gợi nhắc ca dao: Còn duyên buôn quế bán hồi/Hết duyên lá bưởi nhóm phơi ngoài đồng? (Nguyễn Khôi). Thế hệ sinh khoảng 40, 50 tập hợp đông đảo trong tập thơ này, khá nhiều người là Hội viên các hội VHNT, hội viên hội nhà văn các tỉnh. Cấu tứ, hình tượng tỏ ra khá chắc tay, ?ocó nghề?. Mà cũng lạ, tuổi đã làm ông, làm bà rồi mà vẫn ngọt đến thế! Hoá ra, lục bát cũng dễ làm say người lắm. Hãy thử nghe: Thương người bỏ hẹn, quên thề/Đành đam mê, cứ đam mê? nỗi buồn (Từ Khánh Phượng) ; Tặng em một đoá dã quỳ/ Nửa vần thơ đắng lỡ thì trắng tay (Đặng Quốc Khánh)? Độ tuổi này cũng có những suy ngẫm nhân sinh sâu sắc nhất, cảm hứng mở ra từ một trang Kiều, một cuộc tao phùng bên chén rượu đời, một bước ngoặt cuộc đời. Thì ra lục bát cũng là nơi con người có thể bình thản chiêm nghiệm chính mình: Đò đưa sang bến đã nhiều/ Tuổi cao sức mỏi tay chèo, tay bơi/Đường chiều thăm thẳm mù khơi/ Vườn rau hoa kiểng vui đời về hưu (Phạm Văn Luận); Ta đem thương nhớ ra hong/ Phơi khô ký ức để đong thật đầy (Nguyễn Một)? Sung sức và nồng nàn nhất vẫn là những cây bút đã qua ranh giới ?otam thập nhi lập? để bước vào độ tuổi ?otứ thập nhi bất hoặc?. Những lời thơ đằm thắm nhất, lả lướt nhất và cũng nhiều sầu thương hờn giận nhất là ở tuổi này, có lẽ trong số họ còn bao người đang yêu, đã đôi lần nếm vị đắng nên thèm biết bao vị ngọt hạnh phúc? Tôi chợt nhớ một ý kiến ?oThơ là một điệu hồn đi tìm những hồn đồng điệu?, không thể nhớ rõ là của ai nhưng quả là rất đúng khi được gặp mảng thơ những người cùng thế hệ với mình. Và chợt giật mình khi đã mạo muội đưa ra những lời phán xét thơ của các bậc cha chú, đàn anh. Để không khỏi có cảm giác mình thật dài dòng và ? vô duyên! Điều chưa ưng ý ở tập thơ có lẽ là còn thiếu vắng nhiều ?obóng hồng?, nên không khỏi chạnh lòng nghĩ đến cảnh ngồi đọc thơ tình cho nhau mà chỉ trơ ra mấy anh đàn ông e chừng cũng? suông cả thơ đi! Cứ như cô giáo Nguyễn Thị Thanh Thủy - Thạch Thảo nói ?oLời yêu chưa đủ ngát say ngõ tình?, để mà mong?
    Nhưng thôi, nói nữa làm gì, khi đa mang cùng với thơ, với tình thì lúc nào trái tim lại chịu nằm yên. Nên thơ cứ mải miết đi tìm bóng hình tri kỷ giữa đời này. Neo đậu bến tình lục bát, liệu những con- thuyền-thơ xuyên Việt có nhận ra nhau?
    Qui Nhơn, một ngày tháng Tám 2005
    TRẦN HÀ NAM
  8. tranhanam

    tranhanam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2003
    Bài viết:
    568
    Đã được thích:
    0
    Bài viết của nhà báo Trần Đăng (báo Lao Động)
    VĂN HOÁ - NGHỆ THUẬT
    Xuân Diệu vẫn "sống" ở Quy Nhơn
    8:40'', 15/11/ 2005 (GMT+7)
    Mới đây, nhân chuyến trở lại Quy Nhơn thăm người cũ, nhà thơ Thanh Thảo nhận lời mời khá bất ngờ từ một người anh em: Nói chuyện thơ với Câu lạc bộ văn học Xuân Diệu!
    Từng sống ở Quy Nhơn suốt 10 năm, để lại cả chục tập thơ và trường ca nhưng tác giả của "Dấu chân qua trảng cỏ" vẫn không ngờ rằng, giữa thành phố biển ồn ào này mà lại tồn tại một câu lạc bộ văn học mang tên nhà thơ lớn Xuân Diệu, lại được mời nói chuyện thơ!
    [​IMG]
    Nhà thơ Thanh Thảo nói chuyện về Xuân Diệu với các thành viên Câu lạc bộ Xuân Diệu (ảnh: Đào Tiến Đạt)
    Vậy là Xuân Diệu vẫn hiện hữu trên đất Quy Nhơn - nơi đã từng góp cho nền thi ca của đất nước những nhà thơ lớn như Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Yến Lan, Quách Tấn?
    Trước khi nhận lời mời này, nhà thơ Thanh Thảo phân vân: "Liệu có mấy người đi nghe nói chuyện thơ đây?". Anh vẫn luôn hoài nghi về sự hưởng ứng của độc giả thơ hôm nay. Mối hoài nghi ấy đã được anh Quang Khanh - Chủ nhiệm Câu lạc bộ văn học Xuân Diệu trấn an: "Sợ hội trường thiếu chỗ ngồi chứ đừng ngại không có người đi nghe nói chuyện thơ!". Như sợ nhà thơ không tin, anh Quang Khanh "bồi" luôn: "Mười lăm năm qua, tại ngôi nhà số 2 Phan Đình Phùng này đã có 180 cuộc bình thơ, nói chuyện thơ, trao đổi văn học anh à".
    Mới bảy rưỡi, hội trường đã kín chỗ. Thú thật là tôi cũng đã từng đi nghe (hoặc xem) không ít câu lạc bộ thơ ở Đà Nẵng, Huế, cả Quảng Ngãi nữa, nhưng chưa thấy nơi nào mà người nghe thơ vừa đông lại vừa nghiêm túc như ở Quy Nhơn. Đi nghe nói chuyện thơ cũng năm bảy hạng người. Kẻ "nghiện" thơ, đến với thơ thì đành một nhẽ nhưng số người "ham vui" đến với thơ cũng không phải ít. Đây chính là nhóm người hay ồn ào, nhất là khi người nói chuyện thơ không cuốn hút hoặc sa đà quá nhiều vào học thuật hay lý luận.
    Là nhà thơ nổi tiếng nhưng khác với những người nổi tiếng nhờ thơ, Thanh Thảo thường nói chuyện "ngoài thơ" hơn là nói những chuyện mà anh suốt đời đau đáu với thơ. Trong những lúc vui với bạn hay cả những khi "áo cài khuy bấm, cổ mang cà vạt", chưa bao giờ tôi nghe anh nói chuyện thơ.
    Thế nên anh Quang Khanh - Chủ nhiệm Câu lạc bộ Xuân Diệu "chơi" một nước cờ cao kiến với Thanh Thảo: Rón rén "bồi dưỡng" trước cho nhà thơ này những? hai trăm ngàn! Lỡ nhận phong bì rồi, Thanh Thảo phải nói chuyện thơ thôi. Và anh đã chọn nhân vật chính cho đêm nói chuyện thơ này là nhà thơ mà câu lạc bộ đang mang tên.
    Tối hôm đó, nhà thơ Thanh Thảo đã làm sống dậy một Xuân Diệu thơ và cả những chuyện "bên lề thơ" của nhà thơ tài hoa xứ Gò Bồi này. Hội trường lặng phắc trước những thông tin "lần đầu được nghe" về Xuân Diệu từ Thanh Thảo. Mười lăm năm hoạt động, những thành viên của câu lạc bộ mới nghe lần đầu không ít chuyện "mới toanh" về Xuân Diệu.
    Anh Quang Khanh nói: "Câu lạc bộ vẫn gặp mặt đều đặn mỗi tháng một lần. Lúc đọc thơ hoặc truyện ngắn, khi trao đổi thông tin hoặc góp ý cho nhau về những tác phẩm mới sáng tác, nhưng đây là lần đầu, Câu lạc bộ Xuân Diệu nghe nói về? Xuân Diệu".
    Bằng những hoạt động "đa chiều" của mình, Câu lạc bộ văn học Xuân Diệu không những "sống" được 15 năm qua mà còn "sống khỏe" nữa. Chính từ sân chơi này, hàng loạt những thành viên của câu lạc bộ đã thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và trở những tác giả được cả nước biết đến như Từ Quốc Hoài, Nguyễn Thanh Mừng, Trần Thị Huyền Trang, Nguyễn Văn Chương?
    Có người nói bác Xuân Diệu "mát tay" nên câu lạc bộ mang tên nhà thơ không "chết yểu". Có thể là câu nói vui, song qua một buổi nói chuyện thơ, tôi nghiệm ra điều này: Thơ chẳng quay lưng với ai cả, thơ cũng không "chết" như người ta đang lo lắng, trái lại, thơ vẫn sống khỏe khoắn đó thôi. Giữa thời buổi chát chiếc, lắc liếc tùm lum khắp phố phường mà một buổi nói chuyện thơ đã hút được năm bảy chục người, phần lớn là thanh niên, đã là điều đáng quý.
    Nhà thơ Xuân Diệu có hiện hiện hồn về được, ông sẽ rất vui, vì trong số thanh niên nghe thơ hôm đó, có rất nhiều em xinh đẹp.
    Dù đã đi xa hai mươi năm, song Xuân Diệu vẫn thường xuyên có mặt trong lòng những người yêu thơ. Ông vẫn hiện hữu giữa thành phố biển ồn ào quê hương ông mỗi tháng một đêm.
    Trần Đăng
  9. cccvn

    cccvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2005
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Mọi người làm ơn nhắn giúp với thằng con tôi là Triều La Vĩ ( Bs NVThành)- Nó bỏ nhà đi lâu wá tôi tìm nó kg ra té ra nó nhập hội ở đây ah. Nếu ai thấy nó ở đâu, nhất là có triệu chứng nghiện rượu hoặc thuốc lá thì mess.. cho tôi, tôi sẽ hậu tạ
  10. tranhanam

    tranhanam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2003
    Bài viết:
    568
    Đã được thích:
    0
    Tối qua 14 tháng 1, CLB Văn học Xuân Diệu đã tổ chức sinh hoạt thường kỳ. Điểm đặc biệt của buổi sinh hoạt này là nhạc sĩ ?" thi sĩ Trần Hinh đã giới thiệu một bài hát của PiSico Bình Định, nhan đề ?oMàu cờ sắc áo?, có những câu rất ?ođã?: Màu cờ sắc áo!Dzô!Dzô!Dzô!... Màu cờ sắc áo! PiSiCo!. Hy vọng có bài hát này, Bình Định đá hăng hơn, đúng tinh thần ?omàu cờ sắc áo? Bình Định.

Chia sẻ trang này