1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cầu thủ bóng đá Việt nam xưa và nay

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi warhorses, 10/05/2016.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ptsondr

    ptsondr Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    23.990
    Đã được thích:
    19.153
    Tui thấy người ta hay viết là "những năm 90" hoặc "những năm 90 của thế kỷ trước" chứ ít khi viết là "những năm 1990", viết vậy ko sai nhưng phải đọc kỹ, đọc nhanh là dễ bị nhầm ;-)
  2. Reddman4ever

    Reddman4ever Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/03/2003
    Bài viết:
    10.486
    Đã được thích:
    1.163
    Có thể giờ tôi khó tính hơn khi đọc hay thế nào mà tôi đọc bài bác ngựa chiến viết không giống kiểu viết về danh thủ, thiếu đi sự mềm mại và bay bổng, thiếu cái hồn(chất văn chưa được trau chuốt). Cũng có thể do tôi từng viết nhiều bài thế này( không phải ở đây) nên có cái nhìn khắt khe hơn.
    Cách viết mấy bài trên giống lối kể chuyện nhiều hơn. Vì thế nên người ta không cảm nhận được đây là bài bác tự viết mà lầm tưởng bác copy/sửa/paste.

    Dù sao bác cứ phát huynhes !
  3. warhorses

    warhorses Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/01/2016
    Bài viết:
    1.552
    Đã được thích:
    1.179
    Vừa về, thấy bài của bác nên tạm trả lời thế này.

    1- Bài đầu tiên viết về Hồng Sơn tôi có tham khảo nhiều bài viết trên mạng nhưng viết lại hoàn toàn không COPY của ai. Do vậy, có thể chưa mang tính đặc thù.

    2- Từ bài về Công Minh, Vũ Phong, tôi không sử dụng các bài trên báo nữa mà chỉ sử dụng Wiki là chính nên các bài đó là "Quan điểm cá nhân tôi". Rất ít bị ảnh hưởng của báo mạng, nếu có chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Từ bài thứ 3 trở đi tôi sẽ chỉ tham khảo Wiki và xem lại các trận đấu nổi bật qua Video để remind lại trí nhớ. Về cơ bản, những trận đấu của VN ở AFF và Seagame gần như tôi xem hết.

    3- Về form viết ; cấu trúc form của tôi giống nhau, thường có phần tóm tắt ban đầu, giới thiệu thành công nổi bật, thành tích quốc nội và đánh giá chung. Do vậy, form các bài sẽ gần giống nhau, các nhận xét là của cá nhân tôi.

    4- Về cách viết : Tôi muốn viết hơi sến chút, kiểu viết bài phong trào cho dễ đọc.

    5- Đánh giá của người đọc : Tùy trình độ và đẳng cấp của từng người. Có thể hay, dở do phong cách từng bác. Các bác vào đọc là quý rồi.

    Kết luận : Đối với những người xem đá bóng lâu năm thì dĩ nhiên bài của tôi chẳng có gì nổi bật vì cũng không có "thâm cung, bí sử". Nhưng chủ yếu tổng kết vào do nhiều cầu thủ thông tin trên Wiki khá nghèo nàn. Sau này sẽ bàn về các cầu thủ hiện tại. Bản chất đây cũng chỉ là một Topic bàn tán với tính chuyên môn ở mức phong trào thôi.

    Cảm ơn bác đã vào và nhận xét. Nếu có bài về cầu thủ thì rất hay.
  4. ZenPhone5

    ZenPhone5 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/12/2014
    Bài viết:
    1.821
    Đã được thích:
    2.139
    Cái này ông viết cũng không chuẩn nữa này hồi đó sân nhà của Thể Công là sân Cột cờ, và tôi nhớ là năm 96 mới là lần đầu tiên Đồng Tháp ra đá ở sân Cột cờ với tư cách lúc đó là đương kim Vô địch quốc gia trận này phải nó là khán giả đến đầy chặt sân Cột cờ không khí rất sôi sục sau màn trình diễn ấn tượng của VN ở Tiger 96, giải đó Công Minh đá rất hay, Thể Công tầm năm 95 - 96 thì khá lởm vừa mới phải tranh suất trụ hạng ở mùa trước.
  5. ptsondr

    ptsondr Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    23.990
    Đã được thích:
    19.153
    Hàng Đẫy là sân của CAHN. Hồi đó tui là fan của CAHN nhưng lại rất mê Hồng Sơn đâm ra tui lại thành fan của Thể Công luôn (thực ra hồi đó là CLBQĐ). Tui đi cả 2 sân mà sao có cảm giác là sân Cột Cờ nó bé hơn sân Hàng Đẫy, thấy cầu thủ chạy có tí hết miẹ cả sân :-D
  6. bong3877

    bong3877 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/12/2008
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    1.669
    Nhớ lại một thủa đam mê. Thể công đá sân cột cờ lúc 3h. Trời thì mùa hè nóng 40₫. Thế mà ra sân lúc 1h rồi ngồi khán đài B làm bằng gỗ nắng chiếu thẳng vào mặt mà ko biết mệt chả bù cho bây gìơ.
    Mà sân cột cờ mặt sân ko bé so với tiêu chuẩn đâu chả qua là do khán đài bé thôi. Lúc đó ngồi khán đài gần sân và cầu thủ cảm giác như ngồi ở giải ngoại hạng anh vậy
  7. warhorses

    warhorses Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/01/2016
    Bài viết:
    1.552
    Đã được thích:
    1.179
    Đương nhiên sân nhà Thể Công là sân Cột Cờ ai ở HN chẳng biết, nhưng trường tôi gần Hàng Đẫy, phải đi qua sân Hàng Đẫy mới sang Cột Cờ nên nói vậy.
  8. warhorses

    warhorses Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/01/2016
    Bài viết:
    1.552
    Đã được thích:
    1.179
    Thời đó buồn cười phết

    Dân ở Hà nội mà hay xem thời đó nhiều người thích cả Thể Công và CANH (tôi cũng cổ vũ cả 2 nhưng thích Thể Công hơn chút) vì hồi đó đá ít trận, nếu chỉ ủng hộ 1 đội thì chẳng nhẽ không xem đội kia cũng dở . Chỉ có một số ít (có lẽ chưa đến 1/3) là chỉ ủng hộ một đội. Khi hai đội này đá với các đội khác đến HN thì ủng hộ đội đá ở HN, nếu 2 đội Thủ Đô đá với nhau thì chia 2 phe nhưng ứng xử khá hòa nhã, không đánh nhau vì phải dưỡng sức đối phó với Hải Phòng và Nghệ An. Riêng CAHN gặp CAHP là loạn nhất, khi đá vòng tròn 2 lượt đi về thì trận CAHN gặp SLNA loạn hơn cả đá với HP lúc đó đá với HP lại hòa nhã hơn. An ninh sân Khán đài B của Hàng Đẫy khá kém, thường ném nhau, hò la Troll nhau, thậm chí chửi nhau.

    Còn đá ở sân Cột cờ phải mua vé sớm, vé rất đắt, những trận HOT có khi gấp đôi nếu mua muộn. An ninh do Quân đội quản lý nên khá tốt khó mua vé, được cái xem gần. Chính vì vé đắt nên nhiều khi không mua được vé. Còn bên Hàng Đẫy ra muộn cũng mua được vé nhưng phải mua của phe đắt hơn khoảng 10% - 20% tùy trận. Riêng trận CAHN - Thể Công thì rất hot nên ra muộn hết vé là bình thường, nếu muốn xem có khi phải trả gấp đôi.
    Lần cập nhật cuối: 14/05/2016
  9. Reddman4ever

    Reddman4ever Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/03/2003
    Bài viết:
    10.486
    Đã được thích:
    1.163
    Tôi trước fan Thể công, nhưng xem tv và hàng đẫy nhiều hơn tới cột cờ vì hồi đó còn ít tuổi, nhà lại gần sân hàng đẫy. Mà hồi đó chỉ toàn đi bộ, đi lên Tu Tịch mua quay đi bộ, lên Tăng Bạt Hổ bơi cũng đi bộ hay lên Nghi Tàm mua cá chọi cũng đi bộ..

    Chưa nói tới không khí trên sân, chỉ cần nhìn cái không khí bên ngoài sân trước trận đấu thậm chí mấy ngày so với giờ đã 1 trời vực rồi.

    Không khí lúc đó hàng dàn người đi bộ tới sân như chảy hội, chứ không kiểu "nếu không ai nói hoặc không có tiếng reo lên khi vào hoặc có tình huống người ta mới biết có trận bóng như bây giờ"..

    Về sau clbqd xuống hạng và giải thể thì tôi cũng bỏ theo dõi luôn.

    Lại nói về cuộc thi pepsi mà Sơn công chúa dc giải nhì thì phải thấy là những pha xử lý tâng bóng kỹ thuật của Sơn là cơ bản, tính biểu diễn chưa cao, không có kỹ thuật khó như mấy thằng qt kia.

    Đợt đấy tôi nể nhất và phải nói là lác mắt khi thấy thằng gì nó tâng bóng bằng ống đồng. Kỹ thuật rất mới và khó bấy giờ. Mà ngay cả bây giờ không nhiều cầu thủ thuần thục dc kỹ năng này. Quên mất tên rồi.
  10. warhorses

    warhorses Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/01/2016
    Bài viết:
    1.552
    Đã được thích:
    1.179
    Thời bao cấp khó khăn chẳng có trò gì giải trí nên người dân dành sự quan tâm cho bóng đá rất lớn. Thời đó xem truyền hình gần như không có phim phương tây, chủ yếu phim Liên Xô và các nước khối XHCN. Phim Trung Quốc thì tuyệt đối cấm sau giai đoạn 1979. Thời bình thường hoá với Trung Quốc thì bộ phim nổi tiếng đầu tiên phát trên VTV là Tây du ký, hình như phát năm 1990 cùng thời với WC 1990.

    Về vật chất thì phải nói quá khổ: Dân HN kể cả dân tự do cũng có tem, phiếu mua thực phẩm bao cấp từ nhỏ. Tiêu chuẩn cao nhất phiếu C của Tá quân đội thì được 1,5 cân thịt, hình như 3 cân cá/tháng + rau. Dân thì được 3 lạng thịt/tháng, người lớn được 13kg gạo.

    Trẻ em Hà Nội thời bao cấp khổ nhưng vui giải trí tốn tiền là cá chọi, cá cảnh tôi chủ yếu mua ở Đồng Xuân cho gần vì tiện xe bus, đi Nghi Tàm xa. Sách toàn truyện vớ vẩn vẫn truyền tay nhau đọc đến nát bêt. Mua sách thường ra Quốc Văn bờ hồ. Riêng trò chơi khá đa dạng, quay, vòng, bi, cá, tắm sông ... thời bao cấp sông Tô Lịch, sông Nhuệ sạch đến mức tắm vô tư.

    Thời đó sống tình cảm do chẳng có tranh chấp gì giữa các gia đình liên quan đến kinh tế, hàng xóm có gì ăn ngon thường mang chút sang mời nhau như một văn hoá chung. Khi tôi học đại học là nhưng năm mới kết thúc tem phiếu nhưng bạn bè đại học chơi với nhau vẫn không phân biệt giàu, nghèo, địa phương, lớp đại học của tôi con thứ trưởng, vụ trưởng và con nông dân Nghệ An, Thanh Hoá vẫn chơi vui vẻ, không chút phân biệt, đến giờ vẫn gắn kết.

    Trong khó khăn thì gắn bó, có chút kinh tế, tính sở hữu gia tăng là đương nhiên. Các khu vực nông thôn hiện nay ở VN mà có nhiều khu công nghiệp, lấy đất, đền bù, con em ly nông làm công nhân cũng bắt đầu ứng xử giống HN thời mới mở cửa, trôm cắp, nghiện hút cũng nhiều lên.

    Nói thời bao cấp vui nhưng bảo tôi quay lại thì VÁI CẢ NÓN, nghèo và thiếu thông tin là đặc trưng kinh tế thời đó, được 13 kg gạo mà một nửa độn khoai, sắn, bột mỳ. KInh tế khó khăn nhưng, tình yêu bóng đá là vô tận vì bóng đá dường như là môn giải trí cao cấp nhất thời đó.
    Malogs thích bài này.

Chia sẻ trang này