1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cầu thủ hay nhất mọi thời đại của Việt Nam!!!

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi Sunflowerboy, 13/01/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Sunflowerboy

    Sunflowerboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2003
    Bài viết:
    1.794
    Đã được thích:
    0

    Nên cắt chức cái thằng Phạm Ngọc Viễn đi,lần trước là chuyện trọng tài trận CK Seagame,lần này là bầu chọn cầu thủ vàng.Có văn bản từ năm ngoái,đem ngâm ko chịu đưa ra để gây ra hậu quả như bây giờ
  2. hungsheva2004

    hungsheva2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/01/2004
    Bài viết:
    2.415
    Đã được thích:
    0
    Nghĩ gì về danh sách đề cử "Cầu thủ Vàng 50 năm bóng đá VN"?



    Danh sách đề cử của LĐBĐVN cho danh hiệu "Cầu thủ Vàng 50 năm" của VN cũng là một cách mà tổ chức bóng đá của VN tôn vinh các tài năng đích thực qua các thời kỳ ở cả hai miền Nam và Bắc. Còn ai được bầu là một chuyện khác...
    Để bầu "Quả bóng Vàng 2003", báo France Football đưa ra một danh sách gồm 50 cầu thủ xuất sắc của Châu Âu để nhà báo của 52 nước thành viên UEFA bầu chọn. FIFA chỉ giới thiệu chính thức 3 người nhưng vẫn mở cửa cho các đề nghị khác. Tuy nhiên phương thức của FIFA gần như là bầu cả 2 cấp. Cấp của FIFA đã được gạn lọc ra các ứng cử viên khác, ảnh hưởng đến sự chọn lựa rộng rãi của các cử tri. Đó là lý do ở năm 2003. Cầu thủ đoạt "Quả bóng Vàng" Pavel Nedved không có tên trong 3 cầu thủ xuất sắc năm 2003 của FIFA (nhất Zidane; nhì Henry; ba Ronaldo) khi đưa ra vỏn vẹn 3 cái tên (Zidane, Henry, Ronaldo), FIFA đã điều hướng cuộc bầu trong 147 cử tri (gồm các HLV quốc gia) trên thế giới, đó là lý do thiếu chính xác của cuộc bầu này.
    Trong cuộc bầu "Cầu thủ Vàng 50 năm" của VN bị "bể", ngoài cách tổ chức quá sơ sài và tắc trách, LĐ còn rơi vào một sai sót quan trọng khác: Chỉ giới thiệu bầu vỏn vẹn 3 cầu thủ cho 50 năm bóng đá VN, một thời gian dài phức tạp do hoàn cảnh riêng của đất nước VN bị chia đôi từ 1954 đến 1975 và lại trải qua nhiều thế hệ cầu thủ khác nhau với những gương mặt tài danh rất đa dạng và gần như không có tên tuổi nào được xem là tuyệt đối như ở Brazil với Pelé, ở Argentina với Maradona, ở Pháp với Platini, ở Đức với Beckenbauer, ở Bồ Đào Nha ở Eusebio. Khó cho VN là thế.
    Do đó LĐBĐVN khi cho bầu lại "Cầu thủ Vàng 50 năm" của VN không nên chỉ nêu ra 3 cái tên như đã làm nhưng cũng tránh đề ra một danh sách quá rộng. Theo tôi từ 15 đến 20 là vừa phải. Tôi cũng có ý kiến nên giới thiệu các cầu thủ xuất sắc, có thành tích ở đội tuyển quốc gia, ở CLB, được quần chúng VN ngưỡng mộ, công nhận tài năng, chứ không nhất thiết đưa thêm các tiêu chuẩn ngoài sân bóng như đạo đức hay các chức vụ đóng góp trong LĐ qua các thời kỳ.
    Tôi không rõ vị trí của Trương Tấn Nghĩa ở miền Bắc sau thế hệ Trương Tấn Bửu đích thực ra sao nhưng theo những người có tuổi hiểu biết bóng đá đá miền Bắc thì tên Trương Tấn Nghĩa cũng xứng đáng được đưa vào danh sách giới thiệu bên cạnh những Trần Duy Long, Lê Thế Thọ, Nguyễn Trọng Giáp, Tòng "cháy"... Về trường hợp của Cao Cường, từng được độc giả Báo Lao Động bầu "Cầu thủ xuất sắc nhất" của thập niên 1985 - 1995, nhưng thật sự là cầu thủ chưa ai vượt qua trong 30 năm sau 1975 (Văn Quyến có hy vọng làm điều đó?) không thể thiếu trong danh sách đề cử. Còn ai nữa ở phía bắc?
    Ở phía nam nếu chỉ nêu Tam Lang thì sẽ rất thiếu sót. Thời của những Tư - Đức, Thách-Maurice, Phan Văn Mỹ những năm 50 quá xa xôi nhưng kể từ thập niên 60 thì còn có các "huyền thoại" của bóng đá Sài Gòn như thủ môn Phạm Văn Rạng, số 1 Châu Á; Nguyễn Ngọc Thanh thủ quân ĐT miền Nam trong thời gian bóng đá phía nam rực rỡ nhất là tiền vệ Đỗ Thới Vinh được Chủ tịch LĐBĐ Châu Á, Thủ tướng Malaysia thời đó, ông Abdul Rahman mời với tư cách khách danh dự sau khi Đỗ Thới Vinh đã nghỉ đá. Tam Lang, Vinh, Rạng, Ngọc Thanh đều từng thi đấu trong đội hình tuyển Châu Á.
    Còn hay mất, cuộc đời sau đó thành công hay không, các tên tuổi lịch sử bóng đá cần được xứng đáng tôn vinh. Trong bảo tàng lịch sử bóng đá của AFC cần đặt tượng đài cho những tên tuổi lớn thật sự của các nước Châu Á, chứ không dành chỗ cho những cầu thủ được đánh giá bởi những tiêu chuẩn ngoài tài năng.
    Chánh Trinh
    Báo Lao Động

  3. Sunflowerboy

    Sunflowerboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2003
    Bài viết:
    1.794
    Đã được thích:
    0
    Giải pháp cho bầu chọn ?oCầu thủ vàng?
    TT - Sự kiện bầu chọn danh hiệu ?oCầu thủ vàng? trong 50 năm của AFC đã gây không ít xáo trộn trong đời sống bóng đá VN. Bỏ qua cách làm ?obộp chộp? thiếu căn cứ của Liên đoàn Bóng đá VN trước đây (và đang được sửa sai) thì trên thực tế việc bầu chọn này với bóng đá VN hoàn toàn không một chút dễ dàng.
    Do hoàn cảnh lịch sử của đất nước, hơn 20 năm trước bóng đá VN bị phân chia thành hai miền và thế hệ cầu thủ thời đó cũng đã đạt được những thành tích nhất định trên đấu trường châu lục và khu vực dưới màu áo của mình. Nói việc bầu chọn rất khó vì trên thực tế những người hâm mộ bóng đá miền Bắc không thể biết và hiểu được thế hệ cầu thủ miền Nam sống và thi đấu ra sao, và ngược lại hầu hết người dân miền Nam đều hoàn toàn xa lạ với lớp cầu thủ ở bên kia sông Bến Hải.
    Không hẳn chỉ ở VN. Vài năm trước FIFA đã tổ chức cuộc bầu chọn cầu thủ xuất sắc nhất và Pele đã đoạt danh hiệu này nhờ phiếu bầu của các chuyên gia bóng đá, trong khi Maradona lại đạt số phiếu bầu cao hơn bởi những người hâm mộ trẻ.
    Chính vì lý do đó, tôi đồng ý với ý kiến anh Chánh Trinh (đăng trên báo Công An TP) về việc không thể có một sự lựa chọn chính xác. Là phóng viên có trên 24 năm viết về thể thao, gắn bó với bóng đá như tôi, thật sự cũng không biết nên chọn ai, nói gì những người trẻ hơn.
    Tuy nhiên, theo chúng tôi, giải pháp thuyết phục nhất lúc này có lẽ sẽ là cuộc bầu chọn của chính những người trong cuộc. Với những tiêu chí mà AFC đưa ra, Liên đoàn Bóng đá VN nên thông qua dư luận, chọn ra những cầu thủ xuất sắc nhất, tiêu biểu cho bóng đá VN 50 năm qua. Sau đó cuộc bầu chọn cầu thủ xuất sắc nhất trong số những người xuất sắc nên để cho chính họ quyết định. Có nghĩa là để cho chính những người trong cuộc chọn ra người xuất sắc nhất trong số họ (thay vì giao cho AFC).
    Không ai hiểu tài năng của cầu thủ hơn chính họ. Vậy thì việc lựa chọn một cầu thủ xuất sắc nhất của bóng đá VN sao lại không trao cho chính họ bầu chọn?
  4. MUboy

    MUboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2003
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    0
    Chủ tịch LĐBĐVN Mai Liêm Trực: ?oBầu chọn trên mạng chỉ là cơ sở để tham khảo?


    Ông Mai Liêm Trực.
    Ngày 11/3, Thanh Niên đã có cuộc phỏng vấn Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Việt Nam (LĐBĐVN) Mai Liêm Trực xung quanh việc bầu chọn danh hiệu Cầu thủ vàng VN 50 năm - vấn đề đặc biệt thu hút sự quan tâm của dư luận hiện nay.
    * Thưa ông , thời gian qua người hâm mộ cả nước đã đóng góp nhiều ý kiến cho cuộc bầu chọn, nhất là tham gia ?obỏ phiếu? trên một số báo điện tử. Những ý kiến ấy liệu sẽ được LĐBĐVN quan tâm?
    - Trong quá trình tổ chức bầu chọn, LĐ đã chọn ra danh sách 7 người, sau đó qua góp ý của báo chí, chúng tôi bổ sung thêm danh thủ Thế Anh. Sau khi công bố danh sách 8 ứng cử viên, LĐ đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp bằng thư, điện thoại, e-mail của đông đảo người hâm mộ và cũng có thăm dò trên các cơ quan truyền thông đại chúng, xem bầu chọn trên mạng Internet. Từ đó, chúng tôi tìm hiểu xem ngoài 8 gương mặt này, còn có ai xuất sắc hơn mà LĐ bỏ sót không. Chúng tôi xác định rằng, ngoài danh sách 8 cầu thủ không còn ai xứng đáng hơn được giới thiệu. Riêng vấn đề này, có thể nói đã có sự hợp tác tích cực giữa các cơ quan thông tấn báo chí với LĐ.
    - Về việc độc giả bầu chọn trên một số báo điện tử, theo tôi đó là một cơ sở rất đáng quý để tham khảo nhưng không thể coi kết quả đó tương đương như một phiếu bầu. Hơn nữa, bầu chọn trên mạng rất khó có một kết quả công bằng, bởi không loại trừ một số người nào đó muốn dồn sự yêu thích của mình cho một ứng viên nên rất có thể tham gia bầu nhiều lần.
    * Thưa Chủ tịch, theo phản ánh của dư luận thì danh sách bỏ phiếu còn thiếu các cựu danh thủ 2 miền và một số HLV đội tuyển qua từng thời kỳ. LĐ sẽ có bổ sung hay không?
    - Việc này, chúng tôi cũng đã tính toán trên cơ sở tham khảo ý kiến nhiều thành phần trước khi đưa ra danh sách bầu cử. Chúng tôi vẫn biết rằng, 150 phiếu bầu vẫn còn ít so với mong muốn của nhiều người. Về mặt nào đó, vẫn còn thiếu một số người xứng đáng được tham gia bầu chọn. Nhưng LĐ cũng phải cân nhắc, vì trong hơn 100 cựu danh thủ cả nước mà chỉ chọn ra 5 -10 người đại diện để bỏ phiếu thì rất khó, bởi đây là vấn đề rất tế nhị, mà chọn hết thì không thể.
    * Về việc giới thiệu một ứng viên để nhận huân chương 100 năm của FIFA, chúng ta có tổ chức bầu chọn rộng rãi không?
    - Đây là việc rất khó thực hiện vì đất nước ta trải qua nhiều thời kỳ, nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau nhưng LĐ quyết tâm làm cho tốt. Trên cơ sở đóng góp bước đầu, chúng tôi đã thống nhất chọn ra một số ứng viên như cựu danh thủ Trương Tấn Bửu, Phan Ngươn Đang, Mai Xuân Phán, Nguyễn Văn Thành, trọng tài Huy Khôi, sân Tao Đàn, sân Hàng Đẫy... Sau khi phân tích kỹ lưỡng, LĐ đã quyết định giới thiệu cố danh thủ Trương Tấn Bửu để dư luận xem xét. Chúng tôi sẽ tập hợp rộng rãi tất cả những ý kiến đóng góp từ các bậc lão thành, giới chuyên môn, báo chí và quần chúng từ nay đến 17/3, sau đó Thường vụ LĐ sẽ có cuộc họp vào ngày 18 và trên tinh thần đồng thuận, sẽ quyết đinh đề cử một biểu tượng duy nhất cho 100 năm bóng đá VN.

  5. hungsheva2004

    hungsheva2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/01/2004
    Bài viết:
    2.415
    Đã được thích:
    0
    Ông Trương Tấn Bửu được đề cử Huân chương thế kỷ của FIFA
    (VietNamNet) - Chiều nay LĐBĐ Việt Nam (VFF) đã tổ chức họp báo giới thiệu về việc tổ chức lựa chọn ứng viên tiêu biểu của bóng đá Việt Nam nhận Huân chương kỷ niệm thế kỷ của FIFA. VFF đã thống nhất giới thiệu ông Trương Tấn Bửu là đại diện tiêu biểu, có công lao đóng góp to lớn cho nền bóng đá VN trong thế kỷ qua.

    Ông Trương Tấn Bửu (giữa) vào những năm cuối đời. Ảnh: TTO
    Phó Chủ tịch thường trực LĐBĐ Việt Nam Trần Duy Ly giải thích: ''''Ông Trương Tấn Bửu là cầu thủ mà tài năng đã được khán giả cả trong Nam và ngoài Bắc biết tới. Hơn thế nữa, ông còn là một chiến sĩ cách mạng nên LĐBĐ Việt Nam coi ông là đại diện tiêu biểu nhất của nền bóng đá nước nhà trong 100 năm qua''''. Cũng theo ông Ly, cố danh thủ Trương Tấn Bửu đã được sự thống nhất cao của LĐBĐ VN sau khi tổ chức này đã phân tích kỹ lưỡng các điều kiện và biến động lịch sử, dân tộc, xã hội... của đất nước trong một thế kỷ qua.
    Tuy nhiên, việc đề cử ông Trương Tấn Bửu cũng mới chỉ là quan điểm riêng của VFF. Rút ra bài học kinh nghiệm quý báu sau khi phải tổ chức lại cuộc bầu chọn ''''Cầu thủ vàng 50 năm AFC'''' vừa qua, nên ở lần này, VFF đã tiến hành các bước đi khoa học và hợp lý hơn. Dẫu chưa phải là sự lựa chọn chính thức nhưng danh sách đề cử của LĐBĐ Việt Nam đã nhận được sự nhất trí cao của các phóng viên dự họp báo.
    LĐBĐ VN bước đầu đã giới thiệu các cá nhân và sự kiện theo từng khu vực để tham khảo ý kiến công luận, đồng thời cũng mong muốn sẽ nhận được những đóng góp ý kiến, nhận xét, bổ sung, giới thiệu và cung cấp thêm thông tin về các nhân vật, sự kiện tiêu biểu từ các chuyên gia bóng đá, cầu thủ, HLV, trọng tài, các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý thể thao, báo giới và người hâm mộ. Trên cơ sở này, thường vụ VFF sẽ họp để thống nhất giới thiệu nhân vật tiêu biểu của nền bóng đá VN nhận Huân chương kỷ niệm thế kỷ của FIFA và quyết định sẽ được công bố vào ngày 19/3/2004, ngay trước khi bầu chọn "Cầu thủ vàng Việt Nam" qua 50 năm.

  6. hungsheva2004

    hungsheva2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/01/2004
    Bài viết:
    2.415
    Đã được thích:
    0
    Trương Tấn Bửu - "Trung ứng vách sắt"
    (VietNamNet) - Như chúng tôi đã đưa tin, ông Trương Tấn Bửu đã được LĐBĐ VN (VFF) thống nhất đề cử là nhân vật tiêu biểu nhất của bóng đá Việt Nam trong vòng 100 năm để FIFA trao Huân chương kỷ niệm thế kỷ. VFF hoàn toàn có cơ sở nhất định khi điểm lại thân thế, sự nghiệp và những đóng góp của cố danh thủ này cho nền bóng đá nước nhà.
    Ông Trương Tấn Bửu tên thật là Trương Văn Niên, sinh năm 24/4/1914 tại Cần Giuộc (Long An). Ngay từ khi còn nhỏ tuổi, tài năng của ông đã phát lộ, lại "gặp thời" khi trưởng thành vào thời kỳ những năm 1930 - lúc bóng đá Sài Gòn phát triển rất mạnh.
    Sớm được chọn vào Enfants de Troupe (Thiếu sinh quân) và khi đủ tuổi bắt đầu khoác áo các đội bóng danh tiếng như Ngôi Sao Gia Định, Auto - Dall, Stade Militaire, ông Bửu đã có được những thành công đáng kể khi nhiều lần vô địch Nam Kỳ. Được gọi vào đội tuyển Nam Kỳ năm 22 tuổi và thi đấu từ năm 1936-1945, ông đã từng viễn du qua Hồng Kông, Philippines, Malaysia, Campuchia..., được người hâm mộ thời đó tặng danh hiệu "Trung ứng vách sắt" bởi đã từng làm nản lòng các tiền đạo giỏi khu vực, kể cả cao thủ lừng danh Lý Huệ Đường (Nam Hoa), người được mệnh danh là "Túc cầu đại vương".
    Trong đội hình 1-2-3-5, ông Trương Tấn Bửu là trung ứng - chơi như một libero sau này, lên công về thủ toàn diện, tư duy nhạy bén. Với thân hình cao lớn, đậm đà, kỹ thuật hoàn hảo, tranh cướp bóng dũng mãnh, khi thu hồi được bóng luôn có những đường chuyền tấn công dài chuẩn xác và đặc biệt là cú sút như búa bổ. Lớp cầu thủ xưa kể lại, ông Bửu có cú "chặt" bóng vô cùng độc đáo: chân "chặt" vào bóng rất mạnh, lúc đầu bóng đi nhanh, đến đoạn cuối bóng xoáy ngược lại rất thuận lợi cho người nhận bóng, hoặc như một đường "dọn cỗ" để đồng đội có thể thể là tung ngay cú sút. Cách đánh đầu của ông cũng đặc sắc: nhảy lên cao, "bổ" xuống rất có uy lực. Khi chuyển sang đội hình chiến thuật WM, ông Trương Tấn Bửu vẫn là trung vệ trụ cột của CLB cũng như đội tuyển quốc gia.
    Đầu năm 1945, khi đang chơi cho Stade Militaire, ông Bửu được ông Trương Văn Bang giao nhiệm vụ đi rải truyền đơn ở mạnh Phú Lâm. Cách mạng tháng Tám, rồi Nam Bộ kháng chiến, ông vào bộ đội, chiến đấu ở miền Đông, một lần bị thương. Ra Bắc tập kết cùng hai con trai, ông và con trai cả Truơng Tấn Nghĩa thuộc sư 330, đóng ở Thanh Hoá. Đội Thể Công lúc ấy biết tin, đón cả hai cha con về từ đầu năm 1955. Từ năm 1955 đến 1957, ông vừa đá vừa làm HLV. Dù đã ngoại tứ tuần, ông vẫn là trụ cột của Thể Công, giúp đội giành 2 chức vô địch miền Bắc (1955-1956) và hạng nhì (1957). Trong hai năm 1956-1957, ông là HLV đội tuyển Việt Nam và dẫn đội đi thi đấu tại Trung Quốc, Campuchia. Năm 1956, ông cũng là đại đội bậc phó trong quân đội. Năm 1958, ông dẫn dắt Thể Công tham gia giải SKDA tại CHDC Đức.
    Năm 1959, ông Trương Tấn Bửu được điều ra làm Phó Giám đốc Trường huấn luyện kỹ thuật TDTT Trung ương (Nhổn) cho đến năm 1970. Ông nhiều lần làm Trưởng đoàn hoặc HLV đội tuyển đi thi đấu ở nước ngoài, nhiều nhất là ở Trung Quốc, Liên Xô, Đông Âu. Khi Trường huấn luyện giải thể, ông là chuyên viên của Uỷ ban TDTT. Năm 1975, ông về TP.HCM làm Giám đốc đầu tiên của Sở TDTT cho đến khi nghỉ hưu.
    Có thể nói rằng, "Trung ứng vách sắt" Trương Tấn Bửu là một con người tài đức vẹn toàn. Ông rất yêu nghề, nhân hậu, khiêm tốn, bao dung, dễ gần và nhiều kinh nghiệm, nói ít nhưng nói trúng và dễ hiểu. Thời là cầu thủ, ông rất nổi tiếng, được quần chúng hâm mộ cả hai miền đất nước yêu quý. Ở cương vị HLV, ông cũng gặt hái được nhiều thành công và trên cương vị nhà quản lý, ông là cán bộ có uy tín, từng làm Phó Chủ tịch Hội bóng đá Việt Nam - tiền thân của LĐBĐ VN (lúc đó do ông Hà Đăng Ấn làm Hội trưởng).
    Không chỉ nổi danh trong làng bóng đá nước nhà, ông Bửu cũng được nhiều người biết tiếng ở ngoài nước. Năm 1956, trong dịp dẫn đội tuyển Việt Nam thi đấu tại Trung Quốc, ông được lão tướng Lý Phương Lâu đánh giá rất cao. Các vị lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước như đồng chí Phạm Hùng, đồng chí Nguyễn Chí Thanh rất mến mộ. Khi ông đã chuyển ngành, các vị Tướng Vương Thừa Vũ, Cao Văn Khánh thường gặp mặt ông để tham khảo ý kiến về bóng đá.
    Ông còn có một niềm tự hào là người con trai cả Trương Tấn Nghĩa cũng là một cựu danh thủ nổi tiếng trong thời gian từ 1955-1965. Ông Nghĩa và cô con gái út hiện đang sống ở TP.HCM còn người con trai thứ hai của ông Bửu (Trương Tấn Kiệt) mất sớm. Năm 2000, ông Trương Tấn Bửu đã tạ thế, nhưng tiếng thơm của ông vẫn toả ngát cho đến ngày hôm nay.
    Tr.V (theo tài liệu của VFF)


  7. Sunflowerboy

    Sunflowerboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2003
    Bài viết:
    1.794
    Đã được thích:
    0
    Những cái "lần đầu" lịch sử trong cuộc đời của cố danh thủ Trương Tấn Bửu
    Chánh Trinh
    Khi tôi còn là thằng nhóc 11, 12 tuổi, lúc đó cha tôi làm công chức ở Biên Hoà (Đồng Nai), đá bóng trên sân ruộng sau mùa gặt còn đầy những gốc rạ khô cứng và những lỗ chân trâu rình rập những bàn chân nhỏ bé, tôi thường bắt "gôn". Vào thời đó đứa nào làm "gôn" giỏi được phong cho cái danh hiệu "gôn Tịnh". Thủ môn Tịnh của đội tuyển Nam Kỳ cuối những 30, là một huyền thoại của bóng đá miền Nam, đứng vững cho đến mãi sau này. Cùng thời với "gôn" Tịnh còn có một huyền thoại nữa: Đó là Trương Tấn Bửu trong một đội hình toàn là "sao" như Guichard, Tốt, Cúi, Emile Quang v.v...
    Nếu lịch sử bóng đá miền Nam ghi rằng sau "gôn" Tịnh chỉ có "nhà lưỡng thủ vạn năng" Phạm Văn Rạng có thể so sánh thì cũng như thế, sau trung ứng Trương Tấn Bửu, miền Nam chỉ có trung ứng Tam Lang (sau là trung vệ) có thể xếp ngang cựu cầu thủ Ngôi sao Gia Định những năm 1937 - 1938.
    Cuộc đời và sự nghiệp của ông Trương Tấn Bửu thường được nhắc chung chung khi ông còn đá bóng ở miền Nam, được ca ngợi nhiều hơn khi ông rời bỏ "Sài Gòn hoa lệ" để vào khu cùng một số cầu thủ khác, làm ********* chống thực dân Pháp, rồi sau đó tập kết ra miền Bắc chơi cho Thể Công, có lúc xuất hiện chung một đội hình với con mình là Trương Tấn Nghĩa, rồi làm HLV đội tuyển và từng là Phó Chủ tịch Hội Bóng đá VNDCCH thành lập lần đầu năm 1960.
    Với cố danh thủ Trương Tấn Bửu có rất nhiều cái "lần đầu" lịch sử gắn bó với nền thể thao của xứ sở ở cả hai miền đất nước, trước và sau khi VN thống nhất.
    Sự kiện ông Bửu trở thành Giám đốc Sở TDTT đầu tiên tại TP.Hồ Chí Minh sau khi đất nước thống nhất là một tuyên dương cho cuộc đời cầu thủ và sự dấn thân của ông vì quê hương, dân tộc. Với dân Sài Gòn, sự chọn lựa ông Trương Tấn Bửu làm Giám đốc Sở TDTT đầu tiên có một ý nghĩa hết sức tiêu biểu: Sự trở về của đứa con đã từng gắn bó và thành danh ở mảnh đất này.
    Nhưng ông Trương Tấn Bửu không chỉ là một cầu thủ được đề cao về tinh thần yêu nước, con người gương mẫu về đạo đức và có những đóng góp cho làng bóng miền Bắc ở thời kỳ đất nước chia cắt, rồi sau đó đặt những viên đá đầu tiên cho thể thao TPHCM ở thời kỳ VN thống nhất, ông còn được ngưỡng mộ thật sự như một tài năng lớn trong những năm ông thi đấu cho đội Ngôi sao Gia Định và đội tuyển Nam Kỳ.
    Trong đời cầu thủ của trung ứng Trương Tấn Bửu có hai cái "lần đầu" đi vào lịch sử bóng đá VN. Ông và đội tuyển Nam Kỳ lần đầu vận dụng đấu pháp "WM" vừa du nhập vào VN năm 1937. Bóng đá Sài Gòn tiếp cận lần đầu với đấu pháp "WM" khi đội bóng tài tử Anh Quốc "Islington Corinthians" đến Sài Gòn. Sau hai trận Corinthians đá bại các đội Sài Gòn chỉ đạo viên ĐT Nam Kỳ là Michand, người Pháp, vận dụng ngay đấu pháp "WM" để chống lại "WM" của Corinthians. đội hình của ĐT Nam Kỳ gồm: Thủ môn Tịnh, hậu vệ: Corea, Trương Tấn Bửu (trung vệ), Cúi; tiền vệ công: Bạch và Tánh; tiền nội đá lùi: E.Quang và Tiền; tiền đạo mũi nhọn: Guichard, Tốt, Đại. Kết quả: ĐT Nam Kỳ phục thù bằng cái thắng 4-1. Những đường bóng thọc sâu xuống hai góc của Bửu cho Đại và Guichard đã làm rối loạn hàng thủ Corinthians.
    Cũng với Trương Tấn Bửu, lần đầu ĐT Nam Kỳ hạ đội Nam Hoa của "cần vương" Lý Huệ Đường, chấm dứt thời kỳ thủ quân đội tuyển "Trung Hoa Dân quốc" (tức Lý Huệ Đường) khoác lác tuyên bố "Bóng đá An Nam như ếch ngồi đáy giếng". "Ếch" từ đáy giếng nhảy lên và hạ đội của Lý Huệ Đường với tỉ số 2-1.
    Dù ông Trương Tấn Bửu bay nhảy trên cỏ ở thế hệ cha tôi nhưng đến thời lớn lên của tôi, tiếng tăm của ông và các đồng đội ĐT Nam Kỳ như Tịnh, Guichard, Tốt, Emile Quang... vẫn còn vang vọng. Và vang vọng mãi đến bây giờ.
    Trương Tấn Bửu đúng là nhân vật tiêu biểu của 100 năm bóng đá VN
  8. hungsheva2004

    hungsheva2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/01/2004
    Bài viết:
    2.415
    Đã được thích:
    0
    Sơ lược về 8 ứng viên cho danh hiệu cầu thủ hay nhất VN 50 năm qua
    Nhân kỷ niệm 50 năm thành lập, LĐBĐ châu Á (AFC) sẽ trao danh hiệu "Cầu thủ vàng" cho những cầu thủ tiêu biểu của các Liên đoàn thành viên trong nửa thế kỷ qua. LĐBĐ đã đưa ra 8 ứng viên cho cuộc bầu chọn danh hiệu này ở Việt Nam.
    I. PHẠM HUỲNH TAM LANG
    HLV Phạm Huỳnh Tam Lang sinh ngày 14-2-1942, tại Gò Công (Tiền Giang). Khi còn là học sinh, ông thi đấu cho đội tuyển trường Trung học Petrus Ký (nay là trường Lê Hồng Phong). Trong thời gian tham gia đội tuyển, Tam Lang tham dự hết các giải SEAP Games nhưng chỉ đoạt HC bạc, HC đồng.
    Năm 1957, vào đội Ngôi sao Chợ Lớn lúc mới 15 tuổi
    Năm 1960, trung vệ Tam Lang đá cho đội tuyển trẻ miền Nam Việt Nam, rồi đội tuyển Thanh niên và sau đó là tuyển Miền Nam.
    Năm 1964, thi đấu xuất thần trong trận thắng Israel 2-0 ngay trên sân đối phương lượt về vòng loại Olympic.
    Năm 1966, là thủ quân đội tuyển Miền Nam đoạt Cup Merdeka tại Malaysia
    Năm 1967 đá cho đội tuyển các ngôi sao châu Á
    Năm 1975, đá cho đội Cảng Sài Gòn
    Năm 1981, học lớp đào tạo HLV chuyên nghiệp thành phố Laixich (CHDC Đức)
    Tháng 9/1982, chính thức làm HLV đội Cảng Sài Gòn cho đến 2003. Đưa CSG 4 lần đoạt chức vô địch quốc gia: 1986, 1994,1997, 2002
    Ngày 1/9/2003, nhận quyết định nghỉ hưu
    Hiện là HLV đào tạo trẻ của Trung tâm thể thao giải trí Thành Long
    II. TRẦN DUY LONG
    Sinh ngày 2/12/1941, hiện là Uỷ viên Ban chấp hành LĐBĐ TP Hồ Chí Minh.
    Năm 1958-1959: Thi đấu cho các đội Công an Hải Phòng, Thanh niên Hồng Quảng
    Năm 1959: Thành viên đội tuyển Thanh niên Việt Nam thi đấu tại một số nước XHCN. Sau đó gia nhập trường Huấn luyện TDTT trung ương
    Năm 1960: Tuyển thủ quốc gia dự giải Việt, Trung, Triều, Mông tại Hà Nội
    Tháng 4/1963: ĐTQG thi đấu tại giải Tiểu Ganefo tại Indonesia
    Tháng 6/1963: ĐTQG tập huấn và thi đấu tại Trung Quốc, châu Âu
    Tháng 11: Tham gia giải bóng đá GANEFO thế giới (lực lượng mới trỗ dậy) tại Jakarta, Indonesia. Việt Nam xếp thứ 4, bằng điểm Argentina nhưng xếp sau vì thua bốc thăm
    Năm 1964: ĐTQG thi đấu và tập trung tại Liên Xô
    Năm 1965: Tuyển thủ quốc gia, thi đấu giải Tiểu GANEFO tại Bình Nhưỡng, CHDCND Triều Tiên
    Năm 1966: Tuyển thủ quốc gia thi đấu tại Liên Xô, thắng đội Thanh niên Liên Xô 1-0. Tuyển thủ quốc gia thi đấu tại Trung Quốc, hòa 1-1. Tuyển thủ quốc gia thi đấu giải GANEFO châu Á tại Phnompenh
    Năm 1967: Tập huấn và thi đấu tại Trung Quốc. Cùng năm giải nghệ
    Từ 1967-1973: Theo học trường đại học TDTT tại Kiev
    Từ 1973-1983: HLV kiêm cầu thủ đội Tổng cục Đường sắt. Đưa đội giành chức VĐQG (giải Đội manh 1980)
    Năm 1984-1988: Chuyển công tác vào TP HCM. Từ năm 1989, là thường vụ LĐBĐ TP HCM
    III. LÊ THẾ THỌ
    Sinh ngày 22/12/1941 tại Hải Dương, cao 1m70, nặng 66 kg.
    Năm 1959: gia nhập trường Huấn luyện TDTT trung ương. Nhiều năm là thủ quân đội tuyển quốc gia.
    Năm 1960: Tuyển thủ quốc gia dự giải Việt, Trung, Triều, Mông tại Hà Nội
    Năm 1962: Tuyển thủ quốc gia thi đấu tại Campuchia
    Năm 1963: Tháng 4, ĐTQG thi đấu tại giải tiểu GANEFO tại Indonesia. Tháng 6, ĐTQG tập huấn và thi đấu tại Trung Quốc, châu Âu. Tháng11, tham gia giải bóng đá GANEFO tại Jakarta, Indonesia (Việt Nam xếp thứ 4, bằng điểm Argentina nhưng xếp sau vì thua bốc thăm)
    Năm 1964: ĐTQG thi đấu và tập trung tại Liên Xô
    Năm 1965: Tuyển thủ quốc gia, thi đấu giải Tiểu GANEFO tại Bình Nhưỡng, CHDCND Triều Tiên
    Năm 1966: Tuyển thủ quốc gia thi đấu tại Liên Xô, thắng đội Thanh niên Liên Xô 1-0. Tuyển thủ quốc gia thi đấu tại Trung Quốc, hòa 1-1. Tuyển thủ quốc gia thi đấu giải GANEFO châu Á tại Phnompenh
    Năm 1968: ĐTQG thi đấu và tập trung tại Hungary, Liên Xô
    Năm 1970: Trường Huấn luyện TDTT trung ương giải thể, ông Thọ thi đấu cho CAHN (hòa ĐTQG Cuba 1-1)
    Năm 1971-1976: Học đại học TDTT Matin Luther Halle (CHDC Đức), Học viện KHTDTT chuyên tu bóng đá
    Năm 1977-1981: HLV trưởng đội Thanh niên Việt Nam
    Từ năm 1978-1989: Tổng thư ký lâm thời của Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF)
    Tổng thư ký VFF nhiệm kỳ I từ 1989-1993
    Phó chủ tịch VFF nhiệm kỳ khóa III 1997-2001
    Từ 2001 tới nay, ông là chuyên viên cap cấp kiêm trợ lý của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban TDTT
    IV. NGUYỄN TRỌNG GIÁP
    Sinh năm 1948, tại Hòn Gai, Quảng Ninh. Vị trí: Trung vệ. CLB: Thể Công
    Năm 1966: Gia nhập Thể Công
    Năm 1967-1968: Cùng đội Thể Công tập huấn và thi đấu tại CHDCND Triều Tiên
    Năm 1969: Thành viên Thể Công tập huấn và thi đấu tại Hungary
    Năm 1970: khoác áo đội tuyển Việt Nam thắng Cuba 2-1 trên SVĐ Hàng Đẫy
    Năm 1971: Cùng đội tuyển Việt Nam đi Cuba, thắng Thanh niên Cuba 2-1, hòa ĐTQG Cuba 1-1
    Năm 1973: Tham gia ĐTVN thắng Thanh niên Bắc Kinh 3-1 tại Hà Nội
    Năm 1974: Cùng Thể Công đi tập huấn Trung Quốc. Thi đấu 11 trận, thắng 8, hòa 2, thua 1. Trong đó, có trận thắng đậm Bát Nhất 4-1 và thua duy nhất Thanh niên Thượng Hải 0-1
    Năm 1977-1981: Học đại học TDTT Từ Sơn, lớp HLV chuyên tu bóng đá khóa 3.
    Năm 1984: HLV trưởng đội tuyển Việt Nam 2 tham dự giải SKDA 84
    Năm 1985-1989: HLV trưởng Thể Công
    Năm 1989: Chuyên viên bóng đá, Phòng TDTT Quân đội
    Năm 2002 tới nay: Phó ban các ĐTQG thuộc LĐBĐ Việt Nam
    V. NGUYỄN THẾ ANH (Ba Đẻn)
    Sinh năm 1949 tại Hà Nội
    Hiện là thượng tá đang đảm nhiệm công tác đào tạo trẻ Thể Công tại Trung tâm TDTT Quân đội
    Vị trí: Tiền đạo biên trái. Cầu thủ kiệt xuất từng thi đấu cho đội Thể Công Quân đội gần 20 năm. VĐQG những năm 1970, 1972, 1973, 1975, 1976, 1982, 1983?
    Năm 1964-1965: Tập luyện và thi đấu cho đội Thanh thiếu niên Hà Nội
    Năm 1966: Gia nhập đội bóng đá Thể Công
    Năm 1967-1968: Cùng đội Thể Công tập huấn và thi đấu tại CHDCND Triều Tiên.
    Năm 1969: Thành viên Thể Công tập huấn và thi đấu tại Hungary
    Năm 1970: ghi bàn thắng quyết định trong trận đội tuyển Việt Nam thắng Cuba 2-1 trên SVĐ Hàng Đẫy
    Năm 1971: Tuyển thủ quốc gia thi đấu tại Cuba
    Năm 1973: Tuyển thủ quốc gia thi đấu với ĐTQG Trung Quốc (thua 1-3) thắng Thanh niên Bắc Kinh (3-1)
    Năm 1974: Thành viên đội tuyển quân đội tập huấn và thi đấu tại Trung Quốc. Một trong những cầu thủ xuất sắc đóng góp vào sự thành công rực rỡ của ĐTQG trong chuyến du đấu dài ngày tại Trung Quốc với 8 trận thắng, 1 hòa và 2 thua với các đội hàng đầu Trung Quốc. Trong đó, nổi bật là trận thắng đậm Bát Nhất 4-1 và thua Thanh niên Thượng Hải 0-1.
    Năm 1975: Thành viên đội tuyển Quân đội tập huấn và thi đấu tại CHDC Đức
    Năm 1977: Tuyển thủ quốc gia thi đấu tại Hungary
    Năm 1979: Cùng Thể Công tập huấn tại Hungary
    Năm 1984: Cùng ĐTQG thi đấu giải SKADA tại Việt Nam
    1984: Học Đại học TDTT Trung Ương, chuyên tu HLV bóng đá
    Từ năm 1987 đến nay là HLV các đội bóng thuộc Quân đội
    Trợ lý HLV Thể Công năm 1998 đoạt chức VĐQG và Siêu Cúp QG.
    VI. NGUYỄN CAO CƯỜNG
    - Sinh năm: 27/10/1954
    - Vị trí: Trung phong
    - CLB: Thể Công.
    - Chức vụ hiện tại: Trung tá, Phó GĐ CLB bóng đá chuyên nghiệp Thể Công.
    1. Sự nghiệp cầu thủ: (1970-1989)
    * Cấp CLB và ĐT Quân Đội
    - Năm 1970: Gia nhập đội bóng đá Thể Công.
    - Năm 1973: đặc cách bổ sung lên đội hình 1 Thể Công.
    - Năm 1974: Thành viên ĐT Quân đội thi đấu tại Trung Quốc.
    - Năm 1976: Thành viên Thể công thi đấu với ĐT Thanh niên CHDC Đức.
    - Năm 1984, 1989: ĐT Quân đội thi đấu giải bóng đá SKADA tại Việt Nam.
    Thành tích nổi bật:
    - Vô địch miền Bắc và QG những năm 1974, 1975, 1976, 1982, 1983...
    - Năm 1981, 1982, 1984: Đứng thứ nhất trong số 10 VĐV tiêu biểu Việt Nam (do báo TTVN tổ chức). 2 lần đứng thứ 4/10 và 1 lần đứng thứ 6/10 cuộc bầu chọn VĐV tiêu biểu Việt Nam.
    - Cầu thủ hay nhất 20 năm đất nước thống nhất (1975-1995) do báo Lao Động bầu chọn.
    * Cấp ĐTQG:
    - Năm 1982: Tham gia ĐT Thanh niên Việt Nam thi đấu tại Liên Xô (cũ) và Hungary.
    2. Trình độ chuyên môn:
    - Kiện tướng thể thao
    - Năm 1986-1989: Vừa thi đấu vừa học Đại học, chuyên tu HLV bóng đá.
    3. Kinh nghiệm chuyên môn:
    - 1990-2003: HLV các đội bóng đá trẻ Trung tâm TDTT Quân đội.
    - Năm 2004: Trung tá, Phó GĐ CLB bóng đá chuyên nghiệp Thể Công.
    VII/ LÊ HUỲNH ĐỨC
    - Sinh năm: 4/1972
    - Vị trí: Trung phong
    - Quê quán: Huế
    Hiện đang thi đấu cho CLB bóng đá chuyên nghiệp Đà Nẵng.
    Sự nghiệp cầu thủ:
    * Cấp CLB:
    Trưởng thành từ phong trào bóng đá TP HCM
    - Năm 1991: Lên đội 1 CA TPHCM.
    - 1991-2001: Thi đấu cho CLB CA TPHCM.
    - 2002-2003: Thi đấu cho Ngân Hàng Đông Á
    - Cuối 2003 đến nay: Thi đấu cho CLB Đà Nẵng.
    Thành tích nổi bật:
    - Vua phá lưới giải VĐQG năm 1996 (24 bàn)
    - Đoạt Cup QG năm 1998, 2000-2001.
    * Cấp ĐTQG:
    - 1993-2003: Được gọi vào ĐTQG. Tham gia SEA Games 1993, 1995, 1997, 1999; Tiger Cup 1996, 1998, 2000, 2002.
    - Tham dự vòng loại World Cup 1998, vòng loại Asian Cup 1996, 2000.
    Thành tích nổi bật:
    - HCB SEA Games 1995, 1999; HCĐ SEA Games 1997; HCB Tiger Cup 1998; HCĐ Tiger Cup 1996, 2002.
    - Quả Bóng Vàng 1995,1997, 2002; Quả Bóng Bạc 1998, 1999, 2000.
    VIII/ NGUYỄN HỒNG SƠN
    - Sinh năm: 10/9/1970
    - Vị trí: tiền vệ
    - Quê quán: Hà Nội
    - CLB: Thể Công.
    Hiện là HLV đội U13 Thể Công.
    1. Sự nghiệp cầu thủ (1989-2002)
    * Cấp CLB:
    - Năm 1989: Lên đội 1 Thể Công
    Thành tích nổi bật:
    - Đoạt danh hiệu Vua phá lưới giải Các đội mạnh toàn quốc (giải VĐQG) năm 1990.
    - VĐQG năm 1998, Siêu Cúp QG năm1998.
    - Hạng 3 V.League, HCĐ Cúp QG 2000-2001.
    - Quả Bóng Vàng 1998, 2000; Quả Bóng Đồng 1996, 1999.
    * Cấp ĐTQG:
    - 1989-2001: Được gọi vào ĐTQG.
    - Tham dự SEA Games 1993, 1995, 1997, 1999, Tiger Cup 1996, 1998, 2000.
    Thành tích nổi bật:
    - HCB SEA Games 1995, 1999; HCĐ SEA Games 1997; HCB Tiger Cup 1998; HCĐ Tiger Cup 1996.
    - Tham dự vòng loại World Cup 1994, 1998, 2002.
    - Tham dự vòng loại Asian Cup 1996, 2000.
    * Các danh hiệu quốc tế:
    Cầu thủ hay nhất Tiger Cup 1998; Cầu thủ hay nhất châu Á tháng 8/1998.
    2. Kinh nghiệm huấn luyện:
    - Năm 2002: trợ lý HLV đội 1 Thể Công; phụ trách đội hình 2 Thể Công.
    (Theo báo Bóng Đá - Cơ quan ngôn luận của LĐBĐVN)
  9. MUboy

    MUboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2003
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    0
    Ông Lê Thế Thọ - Cầu thủ hay nhất Việt Nam 50 năm qua



    Cựu danh thủ Lê Thế Thọ đã chiếm số phiếu áp đảo 76 trong cuộc bầu chọn công khai của Liên đoàn Bóng đá VN cho danh hiệu Cầu thủ hay nhất VN 50 năm qua, diễn ra sáng nay. Người đứng thứ hai là ông Phạm Huỳnh Tam Lang chỉ được 19 trong tổng số 125 phiếu hợp lệ.
    Kết quả này không thay đổi so với sự lựa chọn của đại diện các CLB bóng đá VN và Hội đồng HLV quốc gia, hồi cuối tháng 2. Các ứng cử viên khác có số phiếu lần lượt là Nguyễn Cao Cường (12), Nguyễn Thế Anh (6), Nguyễn Trọng Giáp và Trần Duy Long (4), Nguyễn Hồng Sơn (3) và Lê Huỳnh Đức (1).
    Ông Lê Thế Thọ sinh năm 1941 tại Hải Dương, đến với bóng đá từ phong trào học sinh. Năm 15 tuổi, ông được gọi vào tập trung ở trường Huấn luyện TDTT và chỉ một năm sau đã khoác áo đội tuyển quốc gia và là thành viên của đội tuyển trong 10 năm liền.
    Sau khi giã từ sân cỏ, ông theo học tại Học viện Khoa học bóng đá Leipzig (CHDC Đức), lấy bằng cao học. Trở về nước, ông được chỉ định là HLV trưởng đội tuyển Việt Nam và từng dẫn dắt đội tuyển thắng đội Quân đội Liên Xô với kết quả 4-3.
    Từ 1978 đến 1989, ông giữ chức Tổng thư ký Lâm thời của Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF), sau đó là Tổng thư ký VFF nhiệm kỳ I từ 1989 đến 1993. Nhiệm kỳ II (1997-2001), ông giữ chức Phó chủ tịch VFF.
    Từ 2001 đến nay, ông là chuyên viên cao cấp kiêm trợ lý của Bộ trưởng - Chủ nhiệm Uỷ ban TDTT Nguyễn Danh Thái.
    Cũng trong sáng nay, toàn bộ 12 thành viên Ban thường vụ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam đã thống nhất đề cử cố danh thủ Trương Tấn Bửu đại diện cho bóng đá nước nhà nhận huân chương 100 năm FIFA.
    Cố danh thủ Trương Tấn Bửu là cầu thủ vừa có tài vừa có đức, được quần chúng hâm mộ cả hai miền yêu quý. Ông sinh trưởng và thi đấu nhiều năm ở đất phương nam, từng dẫn dắt đội Thể Công và đội tuyển quốc gia gặt hái nhiều thành công.
    Không chỉ ở làng bóng đá trong nước, khi ra nước ngoài, ông cũng được nhiều người biết tiếng. Ông Bửu chính là thân sinh của danh thủ Trương Tấn Nghĩa, cầu thủ nổi danh thời gian 1955-1965.
  10. MUboy

    MUboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2003
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    0
    "Liên đoàn đã áp đặt tôi..."


    Bức thư ngỏ của nguyên Tổng Thư ký LĐBĐVN, ông Trần Bảy, gửi LĐBĐVN về việc bầu chọn "Cầu thủ vàng VN" 50 năm. Là một người có nhiều đóng góp với bóng đá VN, ông Trần Bảy đã bày tỏ quan điểm và suy nghĩ của mình về việc bầu chọn lần này.
    Kính gửi ông Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam
    Tôi vừa nhận được thư bảo đảm của Liên đoàn gửi cho tôi phiếu bầu chọn "Cầu thủ vàng Việt Nam" 50 năm (1954 - 2004), tôi thấy đây là một việc làm có ý nghĩa xã hội rất lớn... Báo Sài Gòn Giải Phóng cũng tổ chức bầu chọn cầu thủ xuất sắc hàng năm để trao danh hiệu "Quả bóng Vàng" đã trở thành thông lệ và được đông đảo quần chúng trân trọng...
    Vậy để chọn cầu thủ tiêu biểu trong 50 năm qua, thì điều đầu tiên là cùng hiểu đặc điểm hoạt động bóng đá của nước ta gắn liền với lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước như thế nào? Cơ quan điều hành có thấy được trách nhiệm lớn trước tâm tư, tình cảm của người hâm mộ nhiều thế hệ cả ở trong nước và ở nước ngoài? Hay đã có quan chức của Liên đoàn cho rằng "việc này cũng đơn giản, cứ theo các nước mà làm...".
    Vậy mà vừa qua công luận phê phán gay gắt về thái độ đối phó cũng như phương thức tiến hành thiếu thuyết phục của Liên đoàn Bóng đá VN và cả sự thiếu quán xuyến của Uỷ ban Thể dục Thể thao. Liên đoàn có thả nổi hay không việc giới thiệu thành tích từng cá nhân? Thực tế trên mạng (Internet), trên báo chí, trên truyền hình... đã bộc lộ sự thiên vị, thiếu vô tư, có thể chỉ là một ý kiến cá nhân nhưng ý kiến ấy lại có chỗ đứng trước công luận.
    Với tôi, "sinh nghề, tử nghiệp" gần 50 năm qua với bóng đá Việt Nam nên cũng có ít nhiều bài học kinh nghiệm để có thể và mong được đóng góp ý kiến. Tôi rất quan tâm đến việc phải có giải pháp thuyết phục, đề cao tính xã hội, tính khoa học và thực tiễn; mà thực tiễn là rất cần đến ký ức sâu đậm ở lớp người nhiều tuổi, có hiểu biết nghề nghiệp, sành điệu trong thưởng thức và đánh giá để giúp cho việc bầu chọn.
    Đến với tôi là vào giờ chót, bất ngờ nhận được phiếu, nguyên tắc bầu chọn, danh sách 8 cầu thủ đã được đề cử, bản sơ lược thành tích của từng ứng cử viên. Vậy nghĩa là Liên đoàn đã áp đặt tôi vào một tình huống như chuyện đã rồi.
    Thực sự tôi chưa biết lý do gì mà được đi bầu và những ai nữa sẽ cùng đi bầu; băn khoăn thứ hai là nếu chọn cầu thủ có thành tích tương đương như vậy thì chắc chắn chúng ta đã lãng quên nhiều danh thủ, vậy sẽ thiếu công bằng; ba là nội dung "lý lịch trích ngang" tuổi đời tham gia, cương vị công tác cũng đưa vào tiêu chí, để có thể xem xét thành tích cầu thủ (cần làm rõ các tiêu chí để xét bầu, và làm sao chỉ cung cấp sơ lược thành tích mà không thể là hoàn chỉnh chính thức?). Bốn là bóng đá nước ta đã từng được nhiều nước bạn giúp đỡ mọi điều kiện để tập huấn, thi đấu, vậy kết quả ở các cuộc thi đấu tập luyện ấy cũng được xem xét là thành tích sao? Và nếu so sánh thành tích thi đấu tập luyện với kết quả thi đấu giải lại là một sự khập khễnh. Trong điều hành tôi thấy các đồng chí để cho sự ngộ nhận phát triển dẫn đến những quyết định sai lệch, làm giảm uy tín của cơ quan lãnh đạo, điều hành.
    Tôi rất trân trọng các cầu thủ đã được đề cử, họ đã từng vang bóng một thời. Nhưng nếu để bầu chọn "Cầu thủ vàng" của 50 năm qua, và sự chuẩn bị của cơ quan điều hành như thế này chưa đủ cho một cuộc bầu cử tốt ở cấp quốc gia.
    Chuẩn bị cho ngày hội kỷ niệm 50 năm thành lập tổ chức AFC, VFF là thành viên, chúng ta có trách nhiệm tham gia và xem là ngày hội của mình. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam với tư cách thành viên chủ thể, làm việc với AFC để cùng nhau giải quyết những khó khăn nảy sinh, nếu chúng ta máy móc và đối phó thì hỏng cả đôi việc.
    Tôi sẽ không bỏ phiếu và xin được bày tỏ chính kiến công khai bằng thư ngỏ gửi đến ông, tôi xem việc này là biểu thị thái độ trách nhiệm và quyền hạn của mình.
    Chúc ông mạnh khoẻ!
    Trân trọng!
    Trần Bảy (Nguyên Tổng Thư ký Liên đoàn Bóng đá Việt Nam nhiệm kỳ II -1993 -1996)

Chia sẻ trang này