1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cầu thủ Việt Nam: chuyện thể hình, thể lực tới lối chơi

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi TuanUSA, 26/10/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nestaem

    nestaem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2009
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    Ba viên ngọc thô chờ Calisto gọt giũa
    TT - Hôm nay 6-1, đội tuyển VN sẽ tập trung trở lại nhằm chuẩn bị cho vòng loại Cúp bóng đá châu Á (Asian Cup) 2011 với sự xuất hiện của ba gương mặt mới gồm hậu vệ trái Ngọc Anh, tiền vệ Công Huy và Ngọc Duy. HLV trưởng Calisto tiếp tục được kỳ vọng sẽ giúp gọt giũa ba viên ngọc thô này trở nên lấp lánh ...
    Ngọc Anh, Công Huy từng khẳng định tài năng của họ trong màu áo tuyển Olympic VN ở Merdeka Cup 2008 trong khi Ngọc Duy có mùa bóng xuất sắc dưới màu áo Thể Công ở V-League. Cả ba đều là những gương mặt sáng giá cho SEA Games 25 vào cuối năm nay tại Lào. Tuy nhiên, họ cần được rèn luyện, mãi giũa để trở thành những ngôi sao thực thụ.
    Tuổi Trẻ xin giới thiệu chân dung ba gương mặt này...
    Tiền vệ Nguyễn Ngọc Duy (1986)
    Ngọc Duy vào lò đào tạo Thể Công từ khi 13 tuổi và là một trong hai cầu thủ (cùng Quang Vinh) xuất sắc nhất trong lứa U-19 đi tập huấn sáu tháng ở Bulgaria năm 2006. Thể hình không cao (1,69m), nhưng tiền vệ trái này lại rất nhanh nhẹn và có kỹ thuật khéo léo. V-League 2008 chỉ là mùa đầu tiên Ngọc Duy thi đấu nhưng anh đã nhiều lần làm cho các đàn anh chinh chiến lâu năm phải ?okhốn khổ? bởi khả năng đi bóng lắt léo, qua người tốt và dứt điểm hiệu quả.
    Sau hai lần quan sát Duy thi đấu, HLV Calisto đã quyết định chọn anh.
    Hậu vệ trái Chu Ngọc Anh (1989)
    19 tuổi, Chu Ngọc Anh đã là nhân tố không thể thiếu của đội tuyển Olympic VN dự Merdeka Cup và Cúp Hoàng gia Myanmar 2008.
    Điểm mạnh của Ngọc Anh là chơi bóng thông minh, tốc độ, không ngại va chạm, đồng thời có kỹ thuật cá nhân tốt. Tại Merdeka Cup, Ngọc Anh đã chơi nhiều trận xuất sắc góp phần giúp tuyển Olympic VN giành thành tích lịch sử trên đất Malaysia. Cái còn thiếu của Ngọc Anh là kinh nghiệm, do anh chưa từng chinh chiến ở V-League dưới màu áo Nam Định. Nhưng SEA Games 25 sắp tới có thể là ?osàn diễn? của anh.
    Tiền vệ Nguyễn Công Huy (1987)
    Dáng người mảnh khảnh, nhưng bù lại Công Huy có khả năng tranh chấp, càn quét và nền tảng thể lực tốt. Anh cũng là mẫu cầu thủ thông minh, luôn có những đường chuyền tinh tế, giàu tính chiến thuật. Những phẩm chất đó đã giúp vị trí tiền vệ trụ của Công Huy trong màu áo Thể Công dường như là ?obất khả xâm phạm?.
    Chứng kiến màn trình diễn ấn tượng của Công Huy tại Merdeka Cup 2008, rất nhiều nhà chuyên môn đã chấm anh như là một gương mặt đầy triển vọng ở tuyến giữa của ĐTQG. Thậm chí HLV Mai Đức Chung đã từng đề cử Công Huy cho HLV Calisto dự AFF Suzuki Cup 2008, nhưng vào giờ chót Huy không có mặt vì không kịp làm thủ tục.
    NGUYÊN KHÔI
    -------------------------------------------
    Bác Tồ rất khoái Chu Ngọc Anh, ngay từ lần tập trung đầu tiên chuẩn bị cho AF cup bác đã gọi chú này vào rồi.
    Còn nhớ lần đó còn có 2 tiền vệ của SLNA là Văn Bình và Trọng Hoàng, bây giờ thì thay thế bằng 2 anh Thể Công này.
    Các bác đánh giá thế nào về tương lai và vị trí của 3 chú em này trên tuyển.
  2. buonet

    buonet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/09/2006
    Bài viết:
    1.936
    Đã được thích:
    16
    Nói cái này ra thì nhiều bác bảo không tin chứ tớ thấy là các bác ở TW hình như không muốn VN tiến xa qua nhất là mấy môn thể thao được dân quan tâm. Cứ quanh quẩn cái ao làng ĐNA là đủ, các bác ấy sợ là tiến xa quá làm dân nó nó sướng lên cũng đòi hỏi nhiều thứ mà các bác ấy không cung cấp được. Cho nên các bác ấy thà cứ nhận nó xuống cho nó yên ổn
  3. OliverTwist

    OliverTwist Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2004
    Bài viết:
    1.011
    Đã được thích:
    0
    Đúng là 1 triều đại rực rỡ. Nhớ có lần bác Tuấn USA đã nói : "Dưới trướng của Cesar ko có những chiến binh tồi !"
  4. tronxoay

    tronxoay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2005
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    4
    Tôi thấy nên đặt 1 cái topic như thế này để những ai có thông tin, kiến thức vào phổ biến chung, vì nhiều người vào phán chuyên môn cầu thủ này nọ, HLV này nọ... cứ như đúng rồi, trong khi hoàn toàn không thể hiện mình có tí kiến thức thể thao nào.

    Bóng đá là môn chơi đối kháng, các HLV giống như người chơi cờ, các cầu thủ như quân cờ. Nhưng chuyện chiến lược, chiến thuật và những thứ ngoài sân cỏ... thì quá rộng và đòi hỏi chuyên môn sâu, nên có lẽ topic chỉ tập trung vào những bình luận cơ bản. Phán bừa bãi về người khác thì giống như đứa trẻ học lớp 3 đi phán giảng viên ĐH phải làm việc như thế nào, nghe rất buồn cười.

    Về cầu thủ, cái mà ai cũng nói đến là kỹ thuật, chiến thuật, thể hình, thể lực... Nhưng nhận xét mấy cái này cho ra hồn thì không thấy ai chịu nhắc tới.

    Chẳng hạn, kỹ thuật cơ bản của cầu thủ cần nhiều rèn luyện chi tiết, nhưng tựu chung chỉ có dẫn bóng, chuyền bóng, sút bóng, qua người. Hoặc thể lực thì cần có sức nhanh-mạnh-bền, khả năng hồi phục, sức vận động yếm khí, vận động bị động..., trên cơ sở đó mới nói đến chuyện khéo...

    Sức chạy, theo tôi là một trong những cái quan trọng nhất của cầu thủ.Tôi thấy nhiều nick lúc nào cũng gào lên chỉ chọn cầu thủ cao to 1.75-1.8m để chơi tầm ĐNA hoặc nhỉnh hơn. Phải, cao to đúng là lợi thế thể thao, nhưng không phải duy nhất. Chẳng hạn, cao to mà chạy được 60 phút rồi lăn ra thở, chỉ cần 30 phút còn lại bị vài cầu thủ nhỏ nhưng chạy dẻo dai nó quần cho thì lấy rổ mà đựng bóng. Hoặc, những người lúc nào cũng nói cần cao to để tì đè, nếu chạy còn không kịp người ta thì tì đè vào cái gì? tì đè vào không khí à? Như MU nổi tiếng chơi chiến thuật đồng đội, hoặc Arsenal nổi tiếng bật nhanh, lúc bọn nó bật bóng thì lại có nhu cầu tì đè với đối phương à? Tuyển VN cao trung bình hơn 1.7m là dư sức chơi ở tầm ĐNA và hơn một chút rồi, vì nhìn ra thế giới thì tuyển TBN có cả loạt cầu thủ cao khoảng 1.7m quần cho tuyển Đức cao trung bình gần 1.9m tơi tả. Hoặc các tuyển Nam Mỹ có vô số cầu thủ (vô số chứ không phải hiếm, mọi người có thể dễ dàng tra theo current squads của các CLB trên mạng) chỉ cao trên dưới 1.7m, mà đá vẫn nổi tiếng. Chỉ duy nhất tuyển Brazil ở Nam Mỹ là vào loại to cao nhất, vì nó nhiều cầu thủ ngon, dân đông tới cả 200triệu, nhiều lựa chọn. Cái chính là tuy chỉ cao thế, nhưng sức bền thể lực của họ cực tốt, chạy, sút, vặn vẹo người dẫn bóng, lừa bóng... ngon lành suốt cả 90-120 phút. Hơn nữa, ngoài sức bền, sức chạy tốt, ý thức chiến thuật của họ cũng phải tốt, nên chủ động trong việc chạy chiến thuật. Những ai từng chạy đua đều hiểu, chủ động chạy trước hoặc chạy ngang đối phương bao giờ cũng đỡ mệt hơn chạy đuổi theo một cách bị động, bất ngờ không có chuẩn bị.

    Ngoài sức chạy còn có kỹ thuật. Cầu thủ cao 1.8m có thể cho là lý tưởng ở VN và ĐNA, nhưng nếu mỗi vị trí, mỗi lần đỡ bóng mà nẩy ra vài mét, hoặc chuyền bóng lệch vài mét... thì cầu thủ đối phương cỡ 1.6m đứng đúng vị trí nó chả cần mất sức gì vẫn giành lại bóng. Nếu đơn giản là tầm vóc mà đem lại hiệu quả thì tuyển Trung Quốc cao trung bình gần 1.9m chắc vô địch châu Á từ lâu! Hơn nữa, cao có tới 1.8m thì trên sân còn phải có cảm nhận không gian, chiến thuật. Vì tầm mắt nhìn ngang của cầu thủ thấp hơn đỉnh đầu khoảng 10-20 phân hoặc hơn nữa, tuỳ theo tư thế đứng, chạy, cúi... Do đó trên sân không ai có khả năng nhìn xuyên qua cả loạt cầu thủ mình và đối phương để chuyền bóng tới địa chỉ chiến thuật cần thiết. Những người gào lên là chiều cao tốt hơn thì chuyền bóng chiến thuật tốt hơn chỉ là chưa chơi trên sân bao giờ, hoặc chỉ chơi bóng đá điện tử, hoặc xem TV, ngồi khán đài... tán phét! Nếu không coi trọng chiến thuật thì những loại cầu thủ như Maradona, Messi, Xavi... cũng chẳng bao giờ được giới chuyên môn đánh giá cao về tầm ảnh hưởng với đội bóng đến vậy. Chỉ về kỹ thuật và hình thể thì có lẽ những cầu thủ như Denilson của Brazil hay Metesacker của Đức mới là QBV châu Âu hoặc cầu thủ xuất sắc nhất thế giới!

    Hơn nữa, thể lực quan trọng, nhưng không nhất thiết phải vô hạn. Quan trọng nhất là tổng thể lực của cả đội đủ sức càn lướt mặt sân trong suốt 90 phút. Cầu thủ cao 1.7m có thể chạy chậm hơn cầu thủ 1.8m trong 100m dọc sân, nhưng khi đua tranh với nhau chỉ trong khoảng 5-10-20m thì chưa chắc thằng nào nhanh hơn. Hoặc 1 thằng có thể chạy 200 phút liên tục, thằng kia chỉ 90 phút, nhưng thế cũng đủ đấu với nhau rồi, vì sau 90 phút thì có ảnh hưởng gì? Hoặc thằng chạy bền 200 phút có thể thua những thằng biết tăng tốc trong có 15 phút. Đó là cái quan trọng của chiến thuật và phân phối sức. Cả thế giới may ra mới có vài thằng siêu sức bền tới mức chạy tốc độ từ sân nhà sang tận sân đối phương để đua tốc độ với hậu vệ đối phương (tất nhiên là cùng tầm trình độ, cùng giải, chứ nếu cầu thủ giải Anh mà chạy sang sân ở VN thì...).

    Vài lời như thế, mong những người có kiến thức chuyên môn và thông tin vào ủng hộ cho box vui hơn [​IMG]
  5. doncoi_noixaxoi

    doncoi_noixaxoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/01/2007
    Bài viết:
    1.515
    Đã được thích:
    9
    Về sức chạy:Những thằng cao to thì nó khỏe hơn thằng bé (không nói những thằng quá khổ) ,Như Thành , Phước Tứ đều cao to và sức chạy hơn Minh Đức là 1 ví dụ . Tấn Tài , Thành Lương nhỏ bé đấy nhưng cũng chỉ chạy 70 phút là phải bò rồi , cho nên mọi người ở đây hay nói to cao , chỉ là nói tắt thôi, ai cũng ngầm hiểu là sức phải bền ,chạy phải nhanh , vì thực tế là mấy thằng to cao trong bóng đá chuyên nghiệp nó thường rất khỏe ,về thể lực và sức bền hơn hẳn mấy chú lùn còi , xin nhấn mạnh là còi thì làm gì có sức bền với chả sức chạy .
    Mình thấy bạn hay nói cầu thủ cao to tức là chậm chạp , là kĩ thuật kém,chiế thuật dỡ là 1 sự gắn ghép vô lí Zidan , Ronaldinho, Kaka , CR7 đều là những cầu thủ kĩ thuật nhất thế giới ,đóng góp cho lối chơi của đội hàng đầu nhưng đều trên 1,8m đấy thôi .
    Về việc lựa chọn và đánh giá cầu thủ phải tổng hợp nhiều yếu tố , trong đó có chiều cao chỉ là 1 phần thôi , nhưng 2 thằng kĩ thuật chiến thuật ngang nhau mà 1 thằng to cao hơn thì nên chọ thằng nào? Tại sao Aghentina cũng kĩ thuật không thua kém Braxin nhưng bao nhiều năm vẫn bị Braxin đè đầu ? Vì tụi nó lùn hơn Braxin đấy
    Buồn cười nhất là những chú vừa lùn vừa còi nhưng tự thủ dâm "tao chạy nhanh hơn thằng to con", hay "tao kĩ thuật hơn" , nếu thế thì các bạn tự chứng minh đi ,đừng nghĩ lùn thì đôi với nhanh và kĩ thuật nhé. Bóng đá nó muôn hình vạn trạng ,đừng tưởng anh lùn như Maradona thì anh đá hay được như Maradona .
    Nhìn về các cầu thủ lùncủa Việt Nam mình khoái 2 cầu thủ : Thành Lương và Minh Châu.
    Thành Lương kĩ thuật tốt , tinh quái , sút xa okê(đã được chứng minh) là mấu tiền vệ tấn công tốt, thường xuyên khuấy đảo khung thành đối phương . Có 1 cái là vì hình như ở HN ACB cầu thủ này khá đơn độc, nên đã hình thành 1 lối chơi tương đối đơn độc ,dẫn đến việc lên tuyển đá cũng có vẻ không hợp với lối đá tập thể của ông Tô .
    Minh Châu người thấp đập và tương đối "dày cơm",khỏe, lối chơi cứng rắn tích cực và có đầu óc nhãn qua tốt . Một Makelele của Việt Nam .
    Được doncoi_noixaxoi sửa chữa / chuyển vào 20:29 ngày 18/01/2009
  6. xdvn

    xdvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2006
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0
    Cái này nó có bài test copper chạy trong 12 phút, thằng nào chạy được xa chứng tỏ sức bền tốt, hầu như thằng nào cũng phải test.
    Loại ngon thì chạy được trên 3000m,
    Khá 2400-3000m
    Yếu là dưới 1600m
    Tôi không có kết quả test của cầu thủ VN nhưng chắc khoảng chừng 2000.
    Ngoài ra còn phải test chạy 100m vì trong đá bóng cần phải có tốc độ cao trong khoảng thời gian ngắn.
    Thằng trung vệ Mạnh Dũng HNACB là một thằng đá thì chậm lề mề nhưng test cái bài 100m này khủng luôn ngang ngửa mấy đồng chí điền kinh.
    Nhìn chung thì trong ttvnol này đồng chí tronxoay nói rất đúng, nhiều người phán chuyên môn cầu thủ như thánh, điển hình là cu mèo, nhưng tôi dám cá là lúc đá penalty cu đấy cũng éo biết là đặt bóng ở vòng tròn giữa sân hay điểm phát góc đâu. Vì thấy nhiều lúc ngô nghê như kiểu ngu lấy đc ấy.
    Có bác nào quan tâm đến tài liệu huấn luyện cầu thủ trẻ ko nhể, tôi có một bộ DVD hướng dẫn huấn luyện mà chẳng dùng đến muốn up lên chia sẻ.
  7. tronxoay

    tronxoay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2005
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    4
    Về chỉ tiêu thằng nào có sức bền, hồi phục tốt hơn thì chỉ có các HLV, bác sĩ kiểm tra sức khoẻ trực tiếp mới có được thông số trung bình (trong rèn luyện dài ngày) của nó thôi. Không thể đánh giá cảm tính dễ dãi được. Bạn thử hỏi các bác sĩ tuyển VN xem những cầu thủ nào chạy khỏe nhất? nhìn xem tại sao Michael Owen, Asley Cole, rồi Theo Waltcott là những cầu thủ chạy nhanh nhất Anh? nhưng tại sao tầm vóc quan trọng của họ vĩnh viễn kém Xavi, Messi...?
    Vả lại, tôi cũng đã có nói các cầu thủ Nam Mỹ lùn mà khoẻ, tức là tối thiểu phải chạy tốt 90-120 phút thi đấu. Cỡ như Thành Lương, Minh Châu... vẫn còn kém so với cái mốc đó. Hơn nữa, trong trận đấu cho phép thay tối đa 3 cầu thủ, cũng là 1 cách bổ sung sức chạy, thể lực để bù đắp các vị trí sút giảm.
    Tôi cũng nghĩ đến chuyện phân phối sức và chiến thuật. Một thằng chạy khoẻ 90 phút nhưng chạy loăng quăng không hiệu quả thì làm sao so được chất lượng với 1 thằng chạy bứt phá 15 phút ra bàn thắng, còn lại 75 phút chạy vừa đủ phòng thủ?
    Vả lại, cũng không nên so với Zidane, Ronaldo... Chúng ta đều đồng ý là các cầu thủ đó ở các giải khác, đẳng cấp khác. Còn cỡ Như Thành... chỉ cần chơi tốt ở ĐNA và hơn 1 chút là được rồi. Ở khu vực ĐNA++ này thì làm gì có loại cầu thủ như Zidane mà so sánh? như thế quan trọng là sức chạy của cầu thủ VN so với các cầu thủ khu vực DNA++ thôi, sau khi vững chắc ở trình độ này rồi hãy mơ mộng xa xôi. Thể lực người da trắng, đen... là tích luỹ qua bao nhiêu thế hệ, môi trường... nó tạo nên, người châu Á da vàng ngay như TQ, HQ... còn chưa chọn được những thằng ngang tầm thể lực để chơi với bọn nó, nữa là VN. Tối thiểu thì VN nên xây dựng chiến lược dài hơi một vài thế hệ hẵng mơ tới chuyện tranh chấp thể lực ở trình độ đỉnh cao thế giới. Thế cho nên mục đích của chúng ta là tìm người đủ chơi ở tầm ĐNA++, chứ không phải những mẫu hoàn hảo như Zidane ++
  8. meo123456

    meo123456 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/07/2004
    Bài viết:
    220
    Đã được thích:
    0
    Cái này mang tính kỹ thuật quá, khó bàn. Tôi thì chỉ suy nghĩ đơn giản thôi;
    - Trung vệ thì phải khỏe, cao to
    - Hậu vệ cách thì phải chạy nhanh
    - Tiền vệ cách vừa phải nhanh vừa phải khéo
    - Tiền vệ trung tâm thì phải đa tài: khỏe, bền, nhanh, etc...không nhất thiết cứ phải cao to, ví dụ như bác Makelele hay Minh Châu
    - Tiền đạo trung tâm: khỏe, khéo
    - Tiền đạo hỗ trợ: nhanh, khéo.
    Nói chung, nói ở cùng 1 đẳng cấp thì không nhất thiết là vị trí nào cũng cứ phải cao to, mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác. Tuy nhiên chơi với tầm Châu Á hoặc hơn thế thì dĩ nhiên, thấp bé là 1 bất lợi lớn rồi.
  9. tronxoay

    tronxoay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2005
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    4
    Tôi cũng nghĩ là nếu mọi phẩm chất khác tương đương thì dĩ nhiên thấp bé là bất lợi. Nhưng chúng ta có thể đặt cách nghĩ khác. Tức là tăng chiều cao nhanh thì khó, vì nó là chuyện của thế hệ. Vậy cầu thủ VN có thể học theo kiểu Nam Mỹ, tăng cường thể lực và sức bền 90 phút trước thì dễ hơn là mơ mộng chiều cao 1.8-1.85m để chơi châu Á. Vì rõ ràng các đội Nam Mỹ thấp hơn các đội TQ, Iran... mà đá cho bóng đá châu Á bẹp dí . Dù có bị đối phương câu bóng bổng vào trung vệ thì đã sao? trình châu Á có mấy thằng câu bóng điểm rơi chuẩn? nếu điểm rơi lệch nửa mét, 1 mét thì cao 1.7, với cao 1.9m có khác gì nhau? làm gì có mấy thằng trung vệ nào bật cao 1m-1.5m thẳng đứng? Hic, nói tới cái này, nhìn bọn cầu thủ Âu Mỹ nó bật cao ngang ngực, qua đầu cầu thủ khác dễ như bỡn mới thấy tủi phận thể lực VN
    Nhưng ngay trong chuyện tăng thể lực, sức bền này thì cầu thủ VN còn kém chuyên nghiệp hơn bọn Thái, Sin, Malay... nhiều
  10. bong3877

    bong3877 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/12/2008
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    1.669
    Nói chung không nên hy vọng vào tuyển VN nhiều quá, nên chỉ vui vẻ với giải Đông Nam Á và thỉnh thoảng gây bất ngờ ở Châu Á thôi. Có khi VN dự WC thì chúng ta đã không còn ở trên thế gian này. Bởi vì bóng đá là môn đòi hỏi phải có nền móng vững chắc rồi yếu tố con người vô cùng quan trọng. Nói như chủ topic là chưa đúng bởi vì bóng đá là môn thể thao dựa vào yếu tố kỹ thuật, thể lực và tầm vóc. Hai yếu tố kỹ thuật và thể lực rất quan trọng đi song song với nhau không thể thiếu vì dù có kỹ thuật siêu việt tới đâu mà không có thể lực thì vứt đi. Khi anh có thể lực thì dù có đá tới 120 phút thì các động tác kỹ thuật anh thực hiện vẫn chuẩn, các cú sút vẫn có lực. Trên thế giới hiện nay có hai đội bóng thuộc tốp đầu là Arghentina và TBN sở hữu những cầu thủ có thể hình không được to cây lắm nhưng nếu để ý những vị trí quan trọng của họ là cặp trung vệ, tiền vệ trung tâm, tiền đạo mũi nhọn đều là những người có tầm vóc trên 1m8. Những vị trí còn lại có thể tầm vóc không cao nhưng thể hình chúng nó cùi dày đô con bật vọp, tì đè tranh chấp đều tốt. Chính vì vậy khi đá với bọn Đức, Bắc Âu cao to bọn nó có sợ món lật cánh đánh đầu đâu vì các vị trí trung vệ tiền vệ trung tâm đều cao to. Với VN thì vớ được thằng Như Thành, Phước Tứ cao 1m8 đã là của hiếm. Mấy chú còn lại thì vừa lùn thể hình mỏng manh như mấy thằng nghiện (trừ chú Minh Châu). Với thể trạng như vậy dù có tập mãi có thuê chuyên gia thể lực thì cũng không ăn thua. Nói tóm lại ở đâu cũng vậy đội tuyển hoàn hảo là sự kết hợp của các vị trí người nọ bổ sung cho người kia, đội hình toàn chú lùn thì cầm chắc phần thua. Mà VN muốn ngang tầm Châu Á như bác Mẽo thì phải có sự biến chuyển về nhận thức làm bóng đá trẻ phải có tiền đầu tư. Nhìn mấy chú năng khiếu vừa xong một buổi tập xong ra ngay vệ đường làm cốc trè đá, cái kẹo lạc bảo sao thể lực thể hình lại kém không phát triển được.

Chia sẻ trang này