1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cấu trúc ngữ âm và hình tượng trong thơ Tố Hữu

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Coco, 11/02/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Coco

    Coco Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2001
    Bài viết:
    922
    Đã được thích:
    0
    Cấu trúc ngữ âm và hình tượng trong thơ Tố Hữu

    Nhà thơ Hữu Loan (tác giả của Màu tím hoa sim) khi đã già, có người hỏi ông đánh giá như thế nào về thơ Tố Hữu? Ông suy nghĩ một lát, rồi trả lời: "Một nhà thơ trung bình".

    Tôi cho đánh giá của nhà thơ Hữu Loan là chưa đúng mực và chưa chính xác (vì chỉ chính xác khi tách chính trị và cách mạng ra khỏi thơ Ông, trong khi đó chính tính thời sự và ý chí cách mạng mới là điểm sáng trong thơ ông, đua Tố Hữu lên thành "một vài tên tuổi còn sót lại trong thi ca Việt Nam thế kỷ 20" - (Chữ của Chế Lan Viên).

    Ông đã là thần tượng của biết bao nhiêu người trong đó có chính tôi, một thời những bài thơ của ông được coi như "gối đầu giường" của thế hệ trẻ, là chân lý và rọi sáng con đường cách mạng của những người con Việt Nam, tuy nhiên ông chưa phải là một thần tượng thi ca (điều này hơi khác nhau một chút mặc dù có thể gây ra hiểu nhầm) vì nếu đã là một thần tượng thi ca, thì ngoài nội dung tư tưởng, còn phải có đóng góp về phương thức biểu cảm. Thơ Tố Hữu được phần nội dung tư tưởng cách mạng, nhưng phần hình thức biểu hiện không có đóng góp mới. Ông chỉ sử dụng những hình thức biểu hiện sẵn có như thể lục bát, hoặc thất ngôn trường thiên và ngũ ngôn trường thiên của thể cổ phong. Điều này đưa ông gần văn học dân gian và đưa thơ ông gần gũi với quần chúng hơn. Mà lục bát thì ông không thể hơn được Nguyễn Du, cũng chưa hơn được Nguyễn Bính. Các cách thức biểu hiện khác (gọi là thể tự do), thì đã có cả trong phong trào thơ mới giai đoạn 1930 -1945. Họ (những nhà thơ lãng mạn) là những người đóng góp, chứ ông (Tố Hữu) là người lặp lại.

    Câu thơ của Phạm Huy Thông:

    Sở bá vương ngồi yên trên mình ngựa
    Đưa mắt buồn lặng ngắm chân trời xa
    Trong sương thu nhẹ đượm ánh dương tà
    Quân Lưu Bang đang tưng bừng hạ trại.



    (Tiếng địch sông Ô - 1935)

    Ấm cuối câu thứ nhất Phạm Huy Thông gieo vần trắc, gợi hình một võ tướng gắn chặt với chiến mã, con chiến mã bám chắc xuống mặt đất, giống như một khối tượng.

    Ấm cuối câu 2 và câu 3 gieo vần bằng, làm câu thơ thoát ra, ngân dài, như không gian bát ngát bao la trước mặt Hạng Võ.

    Ấm cuối câu thứ 4 hai vần trắc liền nhau (hạ trại), nghe như thấy tiếng đóng cọc dựng lều của quân sĩ Lưu Bang đang bao vây Hạng Võ ở vùng Cai Hạ, dẫn đến tiêu diệt đối thủ dũng mãnh này.

    Câu thơ của Tố Hữu:

    Mã Chiêm Sơn buông cương và ngẫm nghĩ
    Ngựa rung đầu hý mạnh giữa tàn quân
    Đồi non xa thấp thoáng đỉnh non gần
    Đã khuất phục dưới lá cờ binh Nhật.



    (Mã Chiêm Sơn - in trong tập Từ Ầy xuất bản năm 1946)

    Ấm cuối của câu 1 và câu 4, Tố Hữu cũng gieo vần trắc; âm cuối câu 2 và câu 3 cũng gieo vần bằng, y hệt Phạm Huy Thông. Nhưng câu thơ của Phạm Huy Thông ăn nhập chặt chẽ giữa nội dung và hình thức biết bao! Một thành công trong nghệ thuật biểu cảm của lối thơ 8 âm tiết được sáng tạo trong phong trào thơ mới. Còn hình tượng Mã Chiêm Sơn của Tố Hữu chỉ là một phiên bản vụng về. Ngay câu đầu, hai từ "buông cương" và "ngẫm nghĩ" làm cấu trúc câu thơ lỏng lẻo hẳn đi, rã rời hình ảnh một chiến tướng, đâu còn có thể "đánh tan xương quân Nhật một sư đoàn". Bạn hãy đọc to lên, ngâm lên nữa càng hay, sẽ nhận ra rất rõ sự hơn kém về tứ về âm của cả khổ thơ, của từng câu thơ, của từng lời thơ.

    Các nhà phê bình thường lớn tiếng khen ngợi cái nhạc điệu vui vẻ, lách chách của chú bé liên lạc Lượm như một sáng tạo nhạc điệu trong thơ Tố Hữu:

    Chú bé loắt choắt
    Cái xắc xinh xinh
    Cái chân thoăn thoắt
    Cái đầu nghênh nghênh
    Ca-lô đội lệch
    Mồm huýt sáo vang
    Như con chim chích
    Nhảy trên đường vàng...



    (Lượm - 1949)

    Cũng nên biết trước đó, thơ mới đã miêu tả đối tượng bằng nhạc điệu, như bài "Sương rơi" của Nguyễn Vỹ có trước bài "Lượm" gần 15 năm.

    Rơi sương
    Cành dương
    Liễu ngả
    Gió mưa
    Tơi tả
    Từng giọt
    Thánh thót
    Từng giọt
    Tơi bời
    Mưa rơi
    Gió rơi
    Lá rơi
    Em ơi!...

    (Sương rơi - 1935)


    (còn nữa) - Sưu tầm...



    Được Coco sửa chữa / chuyển vào 13:12 ngày 11/02/2003
  2. fri13th

    fri13th Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/05/2002
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    ko hiểu lắm rằng bác đang khen hay chê TH đây?
    cả đời thơ ông, em nhớ được mỗi bài cuối, và có lẽ thích được mỗi bài cuối thôi. vẫn cái vỏ ngữ âm TH ấy, nhưng ý tưởng dường như đã vươn khỏi những chính trị xã hội thời đại:
    xin tạm biệt đời yêu quý nhất
    còn mấy vần thơ, một nắm tro
    thơ gửi bạn đường, tro bón đất
    sống là cho mà chết cũng là cho

    còn những bài khác, em ko thích lắm, dù đã viết 1 bài fân tích loằng ngoằng về hình ảnh trẻ em trong thơ TH hồi lớp 9 (bài tập mà!) mất cả 1 buổi tối mà giờ bay đâu mất, tiếc đứt ruột cái công bịa của mình!
    dù vậy, cũng ko thể chê ông được. dù có theo vị nhân sinh hay vị thú sinh hoặc ko theo cái khỉ gì thì cuối cùng VH cũng quay đầu trở về fục vụ cuộc sống thôi! và như vậy thì TH thật sự đã rất thành công!
    chào Nguyễn Trường Tộ cái nào! http://ttvnol.com/forum/f_354
    P!NK
  3. bthieu

    bthieu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/05/2002
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    0
    Với những bài thơ khiến Tố Hữu trở thành phó thủ tướng,quả nhuận bút này có giá trị ghê.Đúng là một thành công
    thanhhieu
  4. blur13

    blur13 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/10/2002
    Bài viết:
    319
    Đã được thích:
    0
    thế nếu bác có được khả năng ấy thì liệu bác có làm ko?
    người ta có tài thì fải công nhận. cái tài ấy đặt chỗ nào và như thế nào thôi. có thể chê TH nhiều về một số hành động rất fi nghệ thuật va fi văn hoá của ông trên tư cách một nhà chính trị. nhưng về mặt "cấu trúc ngữ âm và hình tượng" như cái topic này đang đề cập đến thì chẳng có gì để chê cả. ko xuất sắc, nhưng cũng chẳng đáng để mỉa ông như thế.
    vả lại, tôn trọng người quá cố 1 tý đi!
    ...i'm the man in the moon...i'm walking on sand...on my own high noon...in love with the moon...and not you...

Chia sẻ trang này