1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. viking1983

    viking1983 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2005
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Ai có tài liệu về CBEM (quản lý môi trường dựa vào cộng đồng) thì cho mình được không? và tại sao các dự án có vay vốn của nước ngoài như ODA, worldbanks, ....thì lại cần thêm sự tham gia của cộng đồng vậy
  2. 6hsangHN

    6hsangHN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    490
    Đã được thích:
    0
    Mình nghĩ là để đảm bảo tính bền vững. Mục tiêu của dự án nào cũng là nhằm vào cộng đồng thôi. Nếu chỉ có các chuyên gia việc ai người đó làm thì khi chuyên gia hết thời gian làm dự án sẽ tính sao? Khi WB hay các tổ chức khác bỏ tiền ra cho bạn làm dự án (kể cả cho vay lẫn cho luôn) đương nhiên người ta sẽ phải đánh giá tính bền vững của nó.
    Tài liệu lý thuyết CBEM thì mình không có, nhưng có một báo cáo của dự án SUSTAINABLE UTILIZATION OF NATURAL RESOURCES: A COMMUNITY BASED CONSERVATION EFFORT IN BAR VALLEY, GILGIT, PAKISTAN. Dự án này đã được triển khai thành công tại Bar Valley và sau đó mô hình này được nhân rộng ra ở PK. Word file, 46KB, nếu bạn quan tâm thì nhắn mình 1 câu.
  3. viking1983

    viking1983 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2005
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Mình cám ơn bạn rất nhiều khi cho mình tài liệu dự án CBEM . Bạn có thể giu tai liệu cho minh theo e-mail sau đây:
    lamhung0511@yahoo.com.
    Mình cám ơn bạn rất nhiều.
    Và cho hỏi thế dự án nào của WB bị thất bị khi có sự tham gia của cộng đồng hay không và nguyên nhân thất bại
    Định nghĩa về cộng đồng trong các dự án cải thiện chất lượng môi trường cũng nhu trong CBEM
  4. lupo

    lupo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2004
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0
    Chào Viking1983,
    Các dự án của World Bank , ADB...đều nhằm mục đích xoá đói giảm nghèo, xây dựng cơ sở hạ tầng và tất cả đều hướng đến một cái đích cuối - nâng cao điều kiện sống cho người dân tại các nước đang phát triển. Vì vậy sự tham gia của cộng đồng đóng một vai trò thiết yếu trong quá trình tiến hành dự án vì chính những dự án được tiến hành sẽ mang lại những lợi ích to lớn cho cộng đồng .
    Nếu lấy ví dụ như World Bank đầu tư cho một dự án cải thiện môi trường không khí tại Hà Nội, ngoài việc cung cấp vốn ra WB còn có những tư vấn về chính sách , trợ giúp về kỹ thuật và giáo dục đào tạo đội ngũ kỹ sư , các nhà khoa học để có thể duy trì dự án này một cách độc lập ( ý này đã được 6hsangHN đề cập ở trên ) vì vậy cho thấy những dự án như thế này nó mang lại cho người dân Hà Nội một môi trường không khí trong sạch, mà nó còn giúp cho người dân, có thêm nhiều cơ hội có trong việc kinh doanh, việc làm ( ví dụ một thành phố sạch đẹp sẽ là nền tảng phát triển du lịch )
    Một phần quan trọng nữa trong sự tham gia của cộng đồng là giúp tuyên truyền cho các người dân trong cộng đồng hiểu được những lợi ích mà dự án mang lại cho chính họ từ đó biết giữ gìn và phát triển những thành quả dự án mang lại cho cộng đồng.
    Các dự án được nhận tài trợ hay vay vốn của WB phải trải qua những vòng xét duyệt khá khắt khe và trong quá trình tiến hành phải theo một trình tự rất nghiêm ngặt vì vậy nếu nói là thất bại thì có lẽ đây là đánh giá từ nhiều phía, có những quan điểm khách quan nhưng cũng có những quan điểm một chiều, vì vậy tuỳ thuộc vào rất nhiều yếu tố để đánh giá một dự án thành công hay thất bại ( tài chính, tác động của dự án tới cộng đồng, tác động tới môi trường thiên nhiên và có khi cả những tác động về chính trị )
    Nhưng có một điểm quan trọng đáng lưu ý là một phần trong sự suy giảm tính hiệu quả của các dự án của WB hay các nhà tài trợ khác, tại các nước đang phát triển là thiếu sự hợp tác chặt chẽ và mối quan hệ với cộng đồng mà điểm này là điểm mạnh của Domestic NGO ( các tổ chức phi chính phủ trong nước )
    Dưới đây là các một tài liệu cơ bản về CBEM nhưng tiếc là chưa tìm được nhiều tài liệu liên quan đến các nước đang phát triển
    OVERVIEW OF BEST PRACTICES IN COMMUNITY BASED ENVIRONMENTAL MANAGEMENT ( US ) - www.nga.org/cda/files/WavesMarsh.ppt
    Dự án đập thuỷ điện Pak Moon tại Thái Lan ( tuy là dự án phát triển cơ sở hạ tầng nhưng gây khá nhiều tranh cãi về những điểm không thành công của dự án này )
    www.searin.org/Th/PMD/PMDn/PMDnE105.htm
    Mong mọi người tiếp tục đóng góp vì đây là một chủ đề khá hay và nó có thể mang lại nhiều hiểu biết về các huy động vốn cũng như kinh nghiệm cho các dự án phát triển tại Việt Nam - một vấn đề rất đáng được quan tâm.
    Lupo
  5. 6hsangHN

    6hsangHN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    490
    Đã được thích:
    0
    Lần trước lấy về quên không ghi lại nguồn. Mình vừa search lại được nên post cả cái link lên để bạn nào thích thì xem luôn.
    www.recoftc.org/documents/Inter_Reps/Ecotourism/Ifitikhar.rtf
    Còn chuyện bạn hỏi về những dự án thất bại khi có sự tham gia của cộng đồng không thì mình nghĩ thế này: Đương nhiên là có những dự án với sự tham gia của cộng đồng bị thất bại, nhưng nguyên nhân không phải là do sự tham gia của cộng đồng đã dẫn đến thất bại của dự án mà do những người làm dự án đã phạm sai lầm trong khâu nào đó, dẫn đến việc người dân không hiểu hết, hoặc hiểu sai ý tưởng; hoặc họ đã không tính hết đến những khả năng có thể xảy ra ...
    Mình không có ví dụ cụ thể để phân tích một dự án thất bại, nhưng đọc dự án ở trên bạn có thể thấy được nguyên nhân vì sao họ thành công: họ hiểu cộng đồng rất rõ và đưa ra nhiều giả thuyết về phản ứng của người dân cùng với phương án giải quyết.

Chia sẻ trang này