1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CDM - Cơ chế phát triển sạch và các cơ hội cho tương lai

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi LinhEvil, 27/11/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. fattypanda

    fattypanda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2003
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    Ke ke,
    Cái CDM nhìn sơ thì thấy có lợi chứ thực tế phức tạp hơn nhiều. Nhưng basically, do nền kinh tế vẫn chủ yếu là nền kinh tế tài nguyên nên sự tăng trưởng kinh tế đồng nghĩa với sự tăng cường tiêu thụ tài nguyên, hay chẳng khác gì sự tăng trưởng kinh tế thì cũng sẽ đi kèm sự gia tăng phát thải. Chẳng thế mà người Mỹ khôn ngoan như thế vẫn còn từ chối kí nghị định thư Kyoto và sau này người Nga đã tiếp bước.
    Trong thiển nghĩ của tớ, mình nhận thấy nghị định thư Kyoto là tương đối chủ quan và cần phải hoàn thiện hơn. Thử một unreal agurment nhé. Nếu môi trường đầu tư ở các nước đang phát triển không thuận lợi và cho hiệu quả thấp, nhà đầu tư tại các nước phát triển sẽ quay lại đầu tư vào chính đất nước mình để giảm lượng phát thải. Nhưng khi đó các nước đang phát triển lại không nhận được những khoản đầu tư như trên nên họ vẫn phải sử dụng các công nghệ rẻ tiền hơn, và do đó lượng phát thải cũng sẽ tăng lên song hành với sự phát triển kinh tế tại các nước này. Như vậy, nhìn chung tổng lượng phát thải toàn cầu vẫn không đổi. Totally Nonsense !
    FP.
  2. LinhEvil

    LinhEvil Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Chào cả nhà, em đi xa hơi lâu nên hôm nay mới lọ mọ về tiếp chuyện cùng các bác. Đầu tiên thử bàn qua về ý kiến của bác Fattypanda:
    ............................................................
    Cái CDM nhìn sơ thì thấy có lợi chứ thực tế phức tạp hơn nhiều. Nhưng basically, do nền kinh tế vẫn chủ yếu là nền kinh tế tài nguyên nên sự tăng trưởng kinh tế đồng nghĩa với sự tăng cường tiêu thụ tài nguyên, hay chẳng khác gì sự tăng trưởng kinh tế thì cũng sẽ đi kèm sự gia tăng phát thải. Chẳng thế mà người Mỹ khôn ngoan như thế vẫn còn từ chối kí nghị định thư Kyoto và sau này người Nga đã tiếp bước.
    --------------------------------------------------------------
    ---> Đồng ý với bác là đưa được CDM đi được vào thực tế là một vấn đề vô cùng phức tạp. Đặc biệt khi mà 2 thị truờng phát thải lớn là Mỹ (36.1%) và Nga(17.4%) vẫn chưa đồng ý ký hiệp định Kyoto, như vậy nghị định thư vẫn chưa có hiệu lực mặc dù 133 nước đã phê chuẩn nhưng mới chỉ đạt 44,2% tổng phát thải Co2 năm 1990. Để nghị định thư đi vào thực tiễn và 1 thị trường CDM trở thành hiện thực thì tổng phát thải của các nước phê chuẩn KP phải là 55%, do vậy các nước trông chờ rất nhiều vào việc Nga sẽ đổi ý... TT Nga Putin đã từng lên tiếng ủng hộ việc ký kết KP nhưng do ảnh hưởng lớn của Mỹ, Nga vẫn còn đang "giao động" và chưa đặt bút ký. Tuy nhiên không phải vì thế mà tất cả các hoạt động chuẩn bị cho 1 thị trường CO2 đã đóng băng. Nhật Bản, Đức, Trung Quốc... đang là những quốc gia rất tích cực thúc đẩy các hoạt động hợp tác tiền khả thi cho một tương lai gần 2008.
    Về ý kiến thứ 2 của bác thì đúng là unreal thật, lí do là không có 1 nước phát triển nào lại đóng cửa trước những cơ hội, ngay cả môi trường đầu tư tại VN - từng làm nản lòng các nhà đầu tư thì nay đã trở nên thông thoáng hơn nhiều mà thực tế đã chứng minh bằng rất nhiều dự án đầu tư lớn thành công ở VN ( trong lĩnh vực NL và MT nói riêng). Ngoài ra một bản chất nữa của thị trường này là sự mua bán, mối quan hệ giữa cầu và cung sẽ thúc đẩy sự phát triển của thị trường và thực tế thị trường sẽ đi liền với triển vọng đầu tư và số lượng dự án. Tuy nhiên bài toán quay lại đầu tư vào chính bản quốc để giảm phát thải xem ra là quá tốn kém. Vì thế cơ hội vẫn là đầy triển vọng cho các nước đang phát triển.
    ++++
    Để tiếp tục bài viết của mình tôi sẽ trình bày một số kết quả thực hiện UNFCCC và CDM của VN trong thời gian qua .
    .....
    Made the scene
    Week to week
    Day to day
    Hour to hour
    The gate is straight
    Deep and wide
    Break on through to the other side
    Break on through to the other side ,oww
    .................................
  3. LinhEvil

    LinhEvil Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Chào cả nhà, em đi xa hơi lâu nên hôm nay mới lọ mọ về tiếp chuyện cùng các bác. Đầu tiên thử bàn qua về ý kiến của bác Fattypanda:
    ............................................................
    Cái CDM nhìn sơ thì thấy có lợi chứ thực tế phức tạp hơn nhiều. Nhưng basically, do nền kinh tế vẫn chủ yếu là nền kinh tế tài nguyên nên sự tăng trưởng kinh tế đồng nghĩa với sự tăng cường tiêu thụ tài nguyên, hay chẳng khác gì sự tăng trưởng kinh tế thì cũng sẽ đi kèm sự gia tăng phát thải. Chẳng thế mà người Mỹ khôn ngoan như thế vẫn còn từ chối kí nghị định thư Kyoto và sau này người Nga đã tiếp bước.
    --------------------------------------------------------------
    ---> Đồng ý với bác là đưa được CDM đi được vào thực tế là một vấn đề vô cùng phức tạp. Đặc biệt khi mà 2 thị truờng phát thải lớn là Mỹ (36.1%) và Nga(17.4%) vẫn chưa đồng ý ký hiệp định Kyoto, như vậy nghị định thư vẫn chưa có hiệu lực mặc dù 133 nước đã phê chuẩn nhưng mới chỉ đạt 44,2% tổng phát thải Co2 năm 1990. Để nghị định thư đi vào thực tiễn và 1 thị trường CDM trở thành hiện thực thì tổng phát thải của các nước phê chuẩn KP phải là 55%, do vậy các nước trông chờ rất nhiều vào việc Nga sẽ đổi ý... TT Nga Putin đã từng lên tiếng ủng hộ việc ký kết KP nhưng do ảnh hưởng lớn của Mỹ, Nga vẫn còn đang "giao động" và chưa đặt bút ký. Tuy nhiên không phải vì thế mà tất cả các hoạt động chuẩn bị cho 1 thị trường CO2 đã đóng băng. Nhật Bản, Đức, Trung Quốc... đang là những quốc gia rất tích cực thúc đẩy các hoạt động hợp tác tiền khả thi cho một tương lai gần 2008.
    Về ý kiến thứ 2 của bác thì đúng là unreal thật, lí do là không có 1 nước phát triển nào lại đóng cửa trước những cơ hội, ngay cả môi trường đầu tư tại VN - từng làm nản lòng các nhà đầu tư thì nay đã trở nên thông thoáng hơn nhiều mà thực tế đã chứng minh bằng rất nhiều dự án đầu tư lớn thành công ở VN ( trong lĩnh vực NL và MT nói riêng). Ngoài ra một bản chất nữa của thị trường này là sự mua bán, mối quan hệ giữa cầu và cung sẽ thúc đẩy sự phát triển của thị trường và thực tế thị trường sẽ đi liền với triển vọng đầu tư và số lượng dự án. Tuy nhiên bài toán quay lại đầu tư vào chính bản quốc để giảm phát thải xem ra là quá tốn kém. Vì thế cơ hội vẫn là đầy triển vọng cho các nước đang phát triển.
    ++++
    Để tiếp tục bài viết của mình tôi sẽ trình bày một số kết quả thực hiện UNFCCC và CDM của VN trong thời gian qua .
    .....
    Made the scene
    Week to week
    Day to day
    Hour to hour
    The gate is straight
    Deep and wide
    Break on through to the other side
    Break on through to the other side ,oww
    .................................
  4. mr_phan

    mr_phan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2005
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    xin chào bạn
    lần đầu tiên tham gia diễn đan này tôi rất quan tâm đến chủ đề CDM,
    tôi đang làm trong ngành than_việt nam.
    hiện tại chúng tôi đang lập một số dự án về CDM cho ngành, nhung có một số thắc mắc bạn giúp đỡ tôi nhé:
    - dự án trồng rừng: những số liệu về khả năng hấp thụ các bon của cây, từng loại cây như thế nào, diền tích trồng rừng tối đa là bao nhiêu ha mới được lâph dự án. đây là dự án CDM đầu tiên của chung tôi nên không biết nhiều, rất mong sự hợp tác của bạn
    Phan ANh Tuấn
    Phòng môi trường
    công ty ITE_Than việt nam
    226 le duẩn hà nội
    045181099
  5. 6hsangHN

    6hsangHN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    490
    Đã được thích:
    0
    Hy vọng có thể cung cấp một đường link có ích về CDM:
    http://www.nea.gov.vn/html/congnghemt/sxsach.htm
  6. TuongVy

    TuongVy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/02/2002
    Bài viết:
    438
    Đã được thích:
    0
    Mình ko chuyên về CDM nhưng lại ngồi làm việc ngay cạnh một chuyên gia CDM nên hay được forward nhiều thông tin để mở mang đầu óc. Như bạn LinhEvil đã đưa ra khái niệm và thông tin về CDM tớ chỉ bổ xung thêm chú thông tin về khả năng approach CDM project.
    Thực ra các cty lớn chuẩn bị xây đựng một công trình gì đó có khả năng cho CDM project thì người ta chỉ cần chịu bỏ một ít tiền để làm cái feasibility study (nếu cty ko muônd bỏ tiền ra cho feasibility study thì cứ tìm một cty tu vấn họ sẽ funding cho cai study này), nếu thấy khả thi thì có thể bỏ vốn ra xây dựng theo cái feasibility study và tìm market cho khí thải. Bọn tớ đã từng nhận được offer với giá $20 cho 1tấn CO2 mà thường trước kia thường chỉ với giá $5. Đồng nghiệp của tớ cũng cố để có thể lầm một dự án ở VN nhưng hầu hết ở nước mình mọi người toàn chờ vào vốn đầu tư nước ngoài, chứ ko chịu bỏ vốn ra trước.
  7. sinhvien_nls

    sinhvien_nls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2005
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
  8. BietDuoc

    BietDuoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/10/2005
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    0
    Tôi thấy CDM rất hay, rất thú vị, có vẻ đem lại lợi ích nhiều
    Tôi biết ở việt nam bắt đầu có một số đề xuất CDM. Nhưng tôi chưa hiểu về tính bổ sung (ad***ionality) như thế nào. Khái niệm quá phức tạp đối với tôi.
    Bạn nào biết giải thích giúp tôi với? Nếu cho tôi 1 ví dụ cụ thể thì tôi sẽ dễ hiểu hơn.
    Thanks
  9. con_ma_kem

    con_ma_kem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/07/2005
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Như bạn đã biết , CDM là cơ chế phát triển sạch . CDM chỉ mang bản chất của một cơ chế thị trường đối với những nước đang phát triển như LinhEvil đã định nghĩa . Bên cạnh tính bền vững , tính bổ xung của CDM được hiểu như một nguồn lợi mới , bên cạnh nguồn lợi truyền thống của sản xuất . Nguồn lợi này thu từ phí giảm thiểu phát thải của doanh nghiệp , nó được túnh ra từ CER của dự án đầu tư cho công nghệ sạch hơn hay công nghệ thân thiện với môi trường được doanh nghiệp sử dụng để thay thế cho công nghệ truyền thống . Ví dụ thế này cho bạn dễ hình dung nhé ! Giả sử , 1 nhà máy nhiệt điện của VN , với công nghệ truyền thống , mỗi năm hoà vào mạng lưới điện quốc gia nhà máy sẽ thu đước 1 nguồn lợi x nào đó , nhưng sau khi nhà máy này chuyển đổi từ công nghệ truyền thống sang 1 công nghệ mới thân thiện với môi trường (có tính đến CDM) . Với việc chuyển đổi công nghệ , nhà máy nhiệt điện sẽ giảm được lượng phát thải khí nhà kính ( GHG) là CO2 , chính việc giảm phát thải này đã sinh ra CER , và các nước phát triển sẽ mua lại chứng chỉ phát thải này . Do đó nó mới sinh ra 1 nguồn lợi mới từ việc giảm phát thải , nguồn lợi này bổ xung vào nguồn lợi thực của nhà máy thu được từ công suất điện nhà máy làm ra . Vì vậy có thể kết luận tính bổ sung của CDM chính là nguồn lợi mà doanh nghiệp thu được từ việc giảm phát thải nhờ vào việc chuyển đổi từ công nghệ truyền thống sang công nghệ sạch hơn hay công nghệ thân thiện với MT .
    Đó chỉ là í kiến chủ quan của cá nhân tôi , mong sự đóng góp của mọi người vì CDM là vấn đề mới rất thú vị .
    Bạn có thể xem thêm thông tin về CDM trên website :
    http://www.noccop.org.vn
  10. con_ma_kem

    con_ma_kem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/07/2005
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Em đang làm một báo cáo về CDM , bác nào có tài liệu về cách tính Đường cơ sở - baseline làm ơn send cho em với .

Chia sẻ trang này