1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chả biết cho bài này vào đâu

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi Thieu_iot, 13/11/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Thieu_iot

    Thieu_iot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.998
    Đã được thích:
    0
    Chả biết cho bài này vào đâu

    Ốm nằm nhà, Thiếu iốt mới khai quật được mấy bài báo về kiến thức cổ điển. Chả biết cho vào đâu, đành phải viết c ảmột topic mới, bạn nào làm mod thì giúp TIO cho nó vào chỗ hợp lý nhé. Cám ơn nhiều.

    Thơ giao hưởng
    (Poème symphonique)

    Thơ giao hưởng là tác phẩm viết cho dàn nhạc giao hưởng với hình thức một chương nhạc phát triển rộng lớn với nội dung thể hiện một chủ đề thi ca cụ thể, một tư tưởng triết lý, một vấn đề xã hội? được chỉ định một cách khái quát bằng tiêu đề tác phẩm. thơ giao hưởng là một trong những thể loại chủ yếu của lĩnh vực âm nhạc có chương trình được F.Lizst sáng tạo và sử dụng từ giữa thế kỷ 19. Tác phẩm thơ giao hưởng thường được sử dụng bằng nhiều đoạn nhạc chen (épisodes) khác nhau, các đoạn nhạc này có sự liên kết một cách lôgic và sự cấu trúc xác định rõ ràng bởi sự phát triển kịch tính của nội dung mà tác phẩm đề cập trong sự tuân thủ một tinh thần chung về mỹ học âm nhạc và tính quy luật định hình của thể loại. Như vậy thơ giao hưởng có thể sử dụng nhiều hình thức cấu trúc truyền thống hoặc tự do và thường là sự kết hợp của nhiều hình thức khác nhau. Ví dụ hình thức liên kết Sonate và Allergro- Sonate.

    Những đề tài mà thơ giao hưởng thường đề cập cũng rất đa dạng, ví dụ về tư tưởng xã hội (Tổ quốc tôi của Smetana- Samrogi của Tactakixvili), về các vấn đề triết lý (Phatum của Tchaikovsky),các nhân vật lịch sử truyền thuyết (?oIvan hung bạo? của Rubenstein)?

    Thơ giao hưởng có quan hệ gần gũi với các thể loại như: Overture- Fantazia, Fantazia- giao hưởng. Ta cũng gặp những kiểu đặt tên tác phẩm như Huyền thoạI, Phác thảo (?oCon thiên nga Tuônel? của Sibelius hay ba Phác thảo Biển cả của Debussy) ? Cách gọi và biểu thị của các tác phẩm kiểu này không hoàn toàn ổn định, như Balakirev đã gọi chưng đầu tiên trong tác phẩm ?oRuxơ? của ông là Ouverture, sau đó là ?oTranh âm nhạc? và cuối cùng là thơ giao hưởng. Bản Fantazia giao hưởng Bão tố của Tchaikovski về phương diện cấu trúc đúng là một bài thơ giao hưởng điển hình.

    Một số nhạc sĩ Việt Nam đã sáng tác thơ giao hưởng như Hoàng Vân với ?oThành đồng Tổ quốc?, Ca Lê Thuần với ?oDáng đứng Việt Nam??Các tác phẩm này đều nói về sự nghiệp chiến đấu giải phóng dân tộc, ca ngợi lòng yêu nước của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh vô cùng gian khổ và anh dũng nhằm gianhf lấy độc lập tự do. Với nội dung tư tưởng và phẩm chất nghệ thuật cao, các tác phẩm này đã góp phần tích cực phản ánh một giai đoạn rất vẻ vang của lịch sử dân tộc bằng một ngôn ngữ nghệ thuật có tính khái quát cao.



    Bất tri tam bách dư niên hậu
    Thiên hạ hà nhân khốc...

Chia sẻ trang này