1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chaaarge.........

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi spirou, 12/06/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. spirou

    spirou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    2.819
    Đã được thích:
    1
    Hic, em vừa thắng thằng bạn bằng một trận xung phong như vũ bão của kỵ binh Thổ kết hợp với cung thủ, không thèm dùng bộ binh. Phấn chấn mở topic này bàn về kỵ binh cũng như chiến thuật của kỵ binh. Các bác tham gia với. Em mở hàng bằng chú kỵ binh Mông Cổ.







    Được spirou sửa chữa / chuyển vào 08:03 ngày 12/06/2003
  2. ucbu

    ucbu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/08/2002
    Bài viết:
    577
    Đã được thích:
    0
    bác chơi game gì thế ? Kỵ binh mông cổ nổi tiếng với lối đánh "hit and run"
    Kỵ binh nặng (heavy cavalry) có giáp trụ cẩn thận nhưng độ cơ động không cao và không tuân thủ chiến thuật tốt, fight as individual. Bù lại chi phí để duy trì heavy cavalry thấp nên các nước châu âu khi không có chiến tranh kỵ binh chủ yếu là heavy cavalry.
    Kỵ binh nhẹ (light cavalry/hussar) với rất ít giáp, được trang bị một chiếc thương (lance) rất dài (4,5-5m) để chống lính bộ binh (pikeman). Vì hussar tấn công với tốc độ cao nên thương thường bị gẫy ngay sau nhát đâm đầu tiên. Về sau nếu thương không gẫy ngay kỵ sĩ đó sẽ bị coi là kém . Hussar còn có hai "cánh" gắn ở sau lưng. Hai cánh này ngoài tác dụng để tránh bị bộ binh quăng thòng lọng giật xuống ngựa, còn được gắn lông chim để khi charge sẽ có thêm hiệu quả âm thanh .
    Sau khi đâm nhát đầu tiên teo mất cái thương thì hussar còn hai thanh gươm, một thanh để chém và một thanh để xiên.
    Hussar thường tấn công với đội hình dày đặc "đầu gối chạm đầu gối" nên đòi hỏi training rất tốt nên chi phí duy trì cao.
    Hussar thống trị chiến trường châu âu cho đến khi súng được cải tiến để bắn nhanh hơn.
    [​IMG]

    Diệt cường địch báo hoàng ân
  3. spirou

    spirou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    2.819
    Đã được thích:
    1
    Đợt xung phong của giáp kỵ Pháp dưới sự chỉ huy của tướng Donop tại Wartecloo.
    Bợm nhậu xứ SanMarino
  4. spirou

    spirou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    2.819
    Đã được thích:
    1
    Tớ chơi Medieval Total war, giống Shogun total war nhưng đánh nhau ở Châu Âu thời trung cổ. Tính post hình kỵ binh Ottoman nhưng không hiểu sao không được. Dùng kỵ binh lancer Thổ Gurman cavalry với trường thương xung phong từ trên đồi xuống. Kết hợp với ky binh nhẹ Sipahi với gươm cong đánh vu hồi từ bên sườn. Cung thủ vãi tên như mưa. Ông bạn già tớ chỉ huy quân Pháp với lính spear-man và hiệp sỹ thập tự chinh đông hơn nhưng kém cơ động với giáp trụ. Kết quả là đại bại. [;-))
    Bợm nhậu xứ SanMarino
  5. NguyenQuangHuyKorea

    NguyenQuangHuyKorea Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/02/2003
    Bài viết:
    244
    Đã được thích:
    0
    Cái vụ này em cũng rất khoái nhưng chẳng hiểu biết gì nhiều có gì không phải mong các bác sửa cho!!! Chẳng biết các bác có chơi game Waterloo không và có xem phim Thiếu tá Char không nhỉ?! Có thể nói trên chiến trường thì Kỵ binh là lực lượng Cơ động nhất, mạnh nhất,... Nhưng theo em nghĩ rằng Kỵ binh mạnh bởi họ biết và hiểu được "sức mạnh của bó đũa". Còn nếu mà xé lẻ ra thì Kỹ binh khó mà sống được. Có nhiều cách để có thể chống lại được Kỵ binh như việc xếp đội hình "hình vuông" là cách chống kỵ binh của Bộ binh, hai hàng bên ngoài dùng lưỡi lê hướng ra ngoài cản Kỵ binh, còn từ hàng thứ 3 trở vào thì cứ việc "pằng...pằng...." nhưng cách này không ổn vì thực tế trong những trận chiến loại này, Kỵ binh như là công cụ để dồn Bộ binh đối phương lại rồi rút lui nhanh chóng để Bộ binh địch lại cho Pháo binh "mần thịt", Khi Kỵ binh bỏ đi Bộ binh không dám từ bỏ đội hình do họ sợ Kỵ binh quay lại và thực sự khi pháo binh nã pháo, Bộ binh tan ra là lúc việc làm của Kỵ binh là truy sát và giết sạch.
    Còn 1 cách nữa chống Kỹ Binh mà có lễ quân Thổ thành công nhất là việc sử dụng những chiếc mác dài 5m để cắt chân ngựa. Những chiếc móc này cực sắc và rất dài ngoài tầm của những chiếc thương!!!
    [red]CHANCE FAVORS THE PREPARED MIND!!![red]
  6. spirou

    spirou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    2.819
    Đã được thích:
    1
    Nhắc đến kỵ binh mà quên Napoleon thì bỏ đi. Đám kỵ binh Pháp thời kỳ này dũng cảm điên cuồng.
    Kỵ binh Hussar từ Hellish Brigade Pháp cướp cờ từ tay trung đoàn kỵ binh dragoon Hoàng Hậu Phổ 1806.
    Bợm nhậu xứ SanMarino
  7. spirou

    spirou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    2.819
    Đã được thích:
    1

    Trong chiến thuật kỵ binh và bộ binh thời xưa, thì lực lượng nào cũng cần "bó đũa" hết. Nhất là bộ binh, đơn vị nào xé lẻ ra là chỉ có chết với đám hussar nhẹ thôi. Thời kỳ cộng hoà Pháp, trận Varmy, quân cộng hoà thiếu thốn vũ khí nhưng đã sử dụng đội hình bộ binh dày đặc lưỡi lê chống trả thành công kỵ binh Áo, Phổ.
    Trong chiến tranh Nga-Napoleon, đám consak chuyên gia làm thịt các đơn vị Pháp đi xé lẻ đội hình.
    Cho đến thế kỷ 18, các trung đoàn bộ binh vẫn viên chế vài trăm quân mang trường thương đẻ chống quân lỵ.
    Hạ sỹ quan là người thường mang thương nhất, hình bộ binh Nga.


    Bợm nhậu xứ SanMarino
  8. moonstruck

    moonstruck Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2003
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    0
    Thế còn kỵ binh Mong cổ thì sao hả bác? Kỵ binh châu Âu teo sạch với kỵ binh Mông cổ đấy thôi?
  9. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    Kỵ binh đến thời Napoleon là có kỷ luật lắm rồi. Napoleon từng nói là 1 lính kỵ binh Pháp thì không bằng 1 lính kỵ binh Mameluke (Hồi giáo Ai cập), nhưng 3 lính kỵ binh Pháp thì hơn 3 lính Mameluke!
    Nói chung đến thời Napoleon, kỵ binh không thể đối đầu trực tiếp với bộ binh có hàng ngũ vững chắc được nữa mà chỉ dùng để truy đuổi bộ binh đã sắp rã đám thôi. Napoleon cải tiến chiến thuật kỵ binh, trước đây toàn bộ kỵ binh hay ở bên sườn bộ binh. Napoleon cho các đội kỵ binh chen vào giữa các đội bộ binh để làm đối phương rối trí! Nếu dàn hàng ngang để bắn thì dễ bị kỵ binh Pháp bọc sườn, còn nếu co cụm thì làm mồi cho pháo binh và bộ binh đối phương! Thông thường nếu phải đánh trực diện vào bộ binh, chỉ huy kỵ binh không xua bừa quân mình vào lưỡi lê và đạn của đối phương mà thường giả vờ xông lên để cho đối phương bắn ra một loạt đạn rồi mới xông lên thật. Khi đó bộ binh không tài nào kịp nạp đạn để bắn tiếp được!
    Mặc dù ít nhưng kỵ binh có thế mạnh là muốn đánh thì đánh, muốn lui thì lui. Hơn nữa kỵ binh khá tốn kém nên chỉ tuyển người giỏi và khoẻ mạnh. Đối với kỵ binh nặng như cuirassier, chỉ tuyển người to con cao lớn và dùng ngựa to. Vừa khoẻ vừa dọa được đối phương!
  10. spirou

    spirou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    2.819
    Đã được thích:
    1
    Hôm nay mới vào đề được đây.
    Thực tế, lịch sử hình thành kỵ binh không lâu dài như ta nghĩ. Khi xuất hiện ban đầu kỵ binh cũng chưa đóng vai trò quan trọng nhiều. Mạn phép viết vài dòng ý kiến riêng về lịch sử kỵ binh.
    Châu Á​
    Thời thượng cổ đã có vài dân tộc sử dụng ngựa trong chiến trận nhưng chủ yếu vẫn là kéo chiến xa. Cho đến thiên niên kỷ thứ I trước công nguyên người Assyry mới xây dựng thành một binh chủng riêng. Để cưỡi ngựa, người Assiry phát minh ra cái quần bó chặt, tiện lợi cho cưỡi ngựa. Lính Assiry cưỡi ngựa không có yên ngựa, không bàn đạp. Đơn giản chỉ là phủ một tấm da lên lưng ngựa thế là xong. Công tác chủ yếu là trinh sát, tập kích quy mô nhỏ, tàn phá hậu phương địch gây hoang mang. Cưỡi ngựa bắn tên dữ dội rồi chạy. Có lẽ đây là mô hình chiến tranh du kích đầu tiên. Người lính kỵ Assiry khi trận thường đèo thêm sau lưng một anh lính nhẹ, buổi ban đầu chỉ là đày tớ tiếp tên cho chủ, sau thành lính chiến kết hợp với kỵ binh. Người Hy Lạp sau bắt chước.
    Tại Trung Quốc, người Trung Quốc cũng không hề biết dùng kỵ binh cho đến thời Chiến Quốc. Cho đến khi nước Triệu thời Vũ Linh Vương (chết đói cung Sa Khẩu) thì mới bắt chước Hung Nô lập binh chủng này. Vũ Linh Vương bỏ áo dài, tay rộng, mặc quần, áo tay hẹp bắt chước kiểu Hung Nô. Nước Triệu là nuớc đầu tiên dùng kỵ, sau lan dần ra đến Yên, Tần, những nước ngoại biên ngoài Trung Nguyên. Nhưng cưỡi ngựa vẫn chưa có cái "chân đăng" (bàn đạp).
    Lạc đề chút. TQ đến thời Chiến Quốc ko hề có khái niệm cái quần. Chỉ là 2 cái ống che chân tiện việc cưỡi ngựa thôi, chứ vẫn lòi mông ra, bận khố ở trên. Mãi đến thời Thập Lục Quốc, Nam Bắc Triều mới thực sự có cái quần.
    Sau khi nhà Tây Tấn sụp đổ, rợ Hồ thống trị Trung Nguyên lúc đó kỵ binh TQ mới có cái bàn đạp. Cái này tôi rút ra từ LS TQ của Nguyễn Hiến Lê, như vậy thời Tam Quốc các vị anh hùng cưỡi ngựa không bàn đạp hả??? Rợ Hồ cũng học tập TQ thành lập các đơn vị bộ binh mang giáo dài để chống quân kỵ.
    Lại nói về người Hung Nô. Lịch sử dùng ngựa của người Hung có lẽ rất lâu nhưng tôi ko rõ, các bác cho biết thêm. Người Hung Nô hùng mạnh cho đến thời Đông Hán thì suy yếu. Sau một trận dịch làm chết nhiều gia súc, họ chia rẽ thành Nam Hung Nô và Bắc Hung Nô. Đại Tướng quân Đậu Vũ nhà Đông Hán đem quân chinh phạt Nam, đuổi Bắc chạy dài. Thế là Châu Âu lãnh đủ đủ hậu quả tai ương.
    Người Bắc Hung Nô chạy sang vùng đồng cỏ Trung Á thì chia làm 2. Hung Đen tiếp tục lên đường, Hung Trắng ở lại rồi xâm lược Ấn Độ. Cách dùng ngựa của họ làm kinh hoàng dân bản địa, vốn chỉ biết ngựa qua đoàn kỵ binh của A Lịch Sơn Đại Đế.
    Mỏi tay, nghỉ chờ hiệp 2. ;-'(
    Bợm nhậu xứ SanMarino

Chia sẻ trang này