1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chài của người dân tộc có thật không

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi 10121989, 01/05/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mrlinh1

    mrlinh1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/01/2009
    Bài viết:
    331
    Đã được thích:
    0
    Em nghĩ chuyện có ma làm vụ này thì con ma đó là quỷ.Vì những ma tốt chẳng ai làm thế đâu .Các bác cho em cái giỏ em nhốt hết quỷ vào em không sợ nó đâu ,thật mà.Mà các bác cũng đừng thờ quỷ thần nhé
  2. mhtn

    mhtn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2004
    Bài viết:
    2.494
    Đã được thích:
    0
    Tớ nghĩ chắc vô tình thôi chứ làm gì Phật lại ác thế này
  3. kbk194

    kbk194 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/02/2007
    Bài viết:
    1.693
    Đã được thích:
    0
    Có nhưng chắc thất truyền rồi.
    Nói thật lên vùng cao gặp em nào vừa ngoan vừa trắng không bị chài mới là vấn đề.
    Có gương mấy ông anh bộ đội ăn với dân, ở với dân, ngủ cùng dân rồi lấy dân.
    Toàn là uống rượu say với mấy em xong sáng sau ngủ dậy. Hị hị
    Chài đấy - lấy vợ dân tộc đấy.
  4. vipkhang

    vipkhang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2008
    Bài viết:
    2.821
    Đã được thích:
    0
    sao mà lại k có chài
    tất nhiên là k phải ai bị chài đều dính cả
    nhưg có 1 số ng và tuỳ dân tộc họ có cách chài riêng
    đã từng biết 1 người sau khi lên miền núi bị gái nó chài lấy nó luôn ở trên đó -- nhớ nhà ở hà nội đi về 1 hum thui mà ng cứ bứt rứt khó chịu như kiểu nghiện ý -- về chưa dc 1ngày lại phải khăn gói lên đó -- rồi thì bố của ôg đó mất mà ôg ý bị gái nó chài cho k về dc -- về là k chịu dc nên đành phải ở trên đó -- đến bh vẫn ở trên đó -- > Chài là có thật và có người bị rồi nên ng lớn thường khuyên k nên yêu gái dân tộc
  5. junvip

    junvip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/11/2008
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    em hâm mộ bác wá
  6. blackphicong

    blackphicong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2007
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    0
    Tranh luận nhiều mệt quá, chiều em đi Mai Châu rồi đây sẽ đi sâu vào các bản làng để check 1 em thái trắng để xem nó có chài mình không. Sẽ có report đầy đủ cho anh em
  7. khengkhec

    khengkhec Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2006
    Bài viết:
    352
    Đã được thích:
    0
    Bác này có khiếu kể chuyện ghê
  8. ASIAN_DRAGON

    ASIAN_DRAGON Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2006
    Bài viết:
    748
    Đã được thích:
    0
    - Bùa ngải xứ mường ( Theo tạp chí đàn ông )

    Chúng ta vẫn thường được nghe những câu chuyện hư hư thực thực về bùa, ngải, nèm, chài, ma gà, ma xó... của những người dân tộc sống côi cút sau chốn rừng già.
    Chúng ta, những người của thế giới hiện đại và khoa học không tin chuyện này lắm, nhưng nó vẫn tồn tại bền bỉ từ hàng ngàn năm nay trong đời sống tâm linh của đồng bào vùng cao. Bí mật đằng sau những câu chuyện nhiều phần huyễn hoặc này đến nay vẫn chưa được tìm hiểu một cách khoa học.
    Thanh Sơn và Tân Sơn (Phú Thọ) từng là vùng đất của bộ lạc thời Vua Hùng, có những phép thuật kỳ lạ. Mấy ngàn năm trôi qua, những phép thuật cổ xưa vẫn còn tồn tại đâu đó, có cả thực tế lẫn truyền thuyết. 10 năm nay, tôi đã đặt chân đến hầu hết các bản làng của vùng đất núi cao mây mù này. Những câu chuyện kỳ lạ nhất, được nghe nhiều nhất là những chuyện hư hư thực thực về bùa mê ngải lú.
    Trong số những chuyện ly kỳ về bùa ngải, tôi ấn tượng nhất về một thứ bùa yêu khủng khiếp có tên "tơm thăm". Bùa "tơm thăm" làm cho con người ta yêu nhau say đắm, sống bên nhau suốt đời và khi một người chết thì người kia cũng chết theo. Lời đồn bùa "tơm thăm" nhuốm màu huyền thoại phủ quanh câu chuyện về những cặp vợ chồng chết cùng nhau vì không kịp giải bùa.
    Hỏi chuyện bùa "tơm thăm" của người Mường, nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn (Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Phú Thọ), người có mấy chục năm trời sống cùng đồng bào Mường để nghiên cứu về thế giới bùa, ngải, nèm, chài, kiền giới thiệu cho tôi hàng chục thầy bùa nổi tiếng ở Thanh Sơn và Tân Sơn mà ông có thời gian nghiên cứu về họ.
    Hư thực về những cái chết do "tơm thăm"
    Theo chỉ dẫn của "nhà văn xứ Mường" Nguyễn Hữu Nhàn, tôi tìm vào xã Kim Thượng, xã vùng sâu, xa của huyện Tân Sơn, nơi có nhiều thầy bùa làm "tơm thăm" nhất. Cầm lá thư giới thiệu trên tay, tôi vào nhà ông Hà Văn Cảnh. Nhà ông Cảnh cách trung tâm xã một con suối và nửa ngọn núi. Giới thiệu là người quen của nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn, ông Cảnh đón tiếp rất nhiệt tình.
    Ông Nhàn từng là người có nhiều năm trời trú ngụ ở nhà ông Cảnh để tìm hiểu văn hóa Mường, nên rất thân thiết và được ông Cảnh tin tưởng. Trước đây, ông Cảnh là Chủ tịch, rồi Bí thư xã Kim Thượng, nhưng ông đã nghỉ hưu từ năm 1994. Ông Cảnh khẳng định ông không biết làm bùa ngải gì cả. Người biết làm bùa ngả là cha ông, cụ Hà Văn Kết. Tuy nhiên, cụ Kết vừa mới chết xong, thọ 91 tuổi. Cụ Kết là cán bộ tiền kháng chiến, 50 năm tuổi Đảng, song cụ vẫn làm bùa rất giỏi. Theo ông Cảnh, cụ có thể làm bùa cho trai gái yêu nhau đến khi về cõi chết.
    Ông Cảnh kể rằng, nhiều lúc cũng dò hỏi bố xem ý tứ có muốn truyền lại cách làm bùa cho con cháu không, thì đều nhận được cái lắc đầu. Ông Kết bảo, con cháu đều là đảng viên, là cán bộ thì không được làm những chuyện mê tín dị đoan. Chuyện ông làm bùa chài là do cha ông tổ tiên truyền lại và ông chỉ sử dụng để làm điều tốt. Ông sợ truyền lại, con cháu không giữ được cái bụng tốt, rồi lợi dụng làm việc xấu thì thất đức, nên ông không truyền nữa, chỉ chép lại các bài thần chú làm bùa vào cuốn sổ học sinh, khi nào chết thì để lại cho con cháu làm kỷ niệm.
    Hồi đầu năm 2008, bố ông Cảnh, tức cụ Kết, đột nhiên lâm bệnh nằm liệt một chỗ, không nhận biết được điều gì nữa. Suốt một tháng trời cụ không ăn uống gì, cứ nằm thở hổn hển. Cơ thể tong teo như tàu lá héo, chỉ còn da bọc xương. Suốt một tháng ấy, cụ bà cứ quấn quýt bên chồng, không rời nửa bước.
    Cụ bà cũng héo hon tiều tụy không kém. Bao nhiêu nước mắt của cụ bà đã chảy ra hết. Một ngày, khi dọn đồ đạc, ông Cảnh tìm được di chúc viết tay của cụ Kết. Những dòng chữ nắn nót ghi lại các bài bùa. Ngay đầu cuốn di chúc viết: "Ta đã làm tơm thăm để lấy vợ và làm tơm thăm để lấy chồng cho con gái. Khi nào ta sắp chết, các con hãy mời ngay thầy Mướn đến giải bùa để cứu vợ ta. Chuyện ta làm bùa cho con gái ta lấy được chồng phải giữ bí mật, vì làm như vậy là thất đức lắm. Các con cũng phải nhờ thầy gỡ bùa khi nào con gái ta hoặc chồng chết nó sắp chết...".
    Ông Cảnh đọc xong dòng di chúc thì rụng rời chân tây, liền đi gặp ông Mướn ở bản Xuân. Nghe ông Cảnh kể chuyện, ông Mướn hiểu ngay sự việc. Chính vì ông Kết đã làm "tơm thăm" để lấy vợ, nên cứ ngắc ngoải không chết được. Còn vợ ông Kết thì héo hon bên chồng. Hai người cứ lưu luyến bên nhau chẳng chịu "âm dương đôi ngả". Ông Kết mà chết, thì không lâu sau, vợ ông cũng sẽ chết theo.
    Không biết có tin được chuyện này hay không, nhưng theo lời ông Cảnh, sau khi thầy Mướn làm lễ giải bùa, ông Kết lập tức trút hơi thở cuối cùng với thần thái rất thanh thản. Còn bà vợ ông Kết, tức mẹ ông Cảnh thì cũng tiễn đưa chồng với tâm trạng không còn nặng nề nữa. Ông Cảnh kể vậy thì biết vậy, còn sự thực thế nào, có trời mới biết được. Nhưng chuyện về những cái chết do "tơm thăm" thì người dân ở đây kể nhiều lắm.
    Ầm ĩ nhất, ai cũng biết, là chuyện ông Cọ, bà Bình ở bản Quyền, xảy ra cuối năm ngoái. Gia cảnh ông Cọ và bà Bình nghèo lắm. Ông Cọ làm nghề bán kem rong, bà Bình ở nhà làm ruộng, song họ sống với nhau rất đoàn kết và hạnh phúc. Ở với nhau mấy chục năm trời, có tới 4 mặt con, song hàng xóm chẳng bao giờ nghe thấy hai người to tiếng với nhau cả. Thế nhưng, hồi cuối năm 2007, ông Cọ đột ngột ra đi ở tuổi 58 do bệnh xơ gan cổ trướng. Bà Bình nhớ thương chồng, cả ngày lẫn đêm cứ khóc vật vã bên bàn thờ. Rồi bà Bình chợt nhớ, trước khi chết, bố chồng bà dặn rằng, khi một trong hai người ra đi, thì phải giải bùa, vì bố chồng bà đã làm "tơm thăm" cho hai người lấy nhau. Bà Bình kể với con cháu chuyện ấy, nhưng bà lại không tin những chuyện tâm linh đồn đại thần bí như vậy. Thế rồi, đúng một tuần sau, bà Bình cũng chết không rõ nguyên nhân, khi đứa cháu nội còn đang ngủ ngon lành bên cạnh. Anh con trai kể, đêm ấy, mẹ đẻ anh cứ nằng nặc đòi ngủ với cháu nội, để trông cháu giúp vợ chồng anh, rồi bà đột ngột ra đi ở tuổi 54, dù bà chẳng có bệnh tật gì.
    Chuyện gần đây nhất, là cái chết của ông Sở và bà Sở, ở bản Xuân. Bà Sở lâm trọng bệnh nên ra đi. Những người già trong bản biết chuyện bố ông Sở từng làm bùa "tơm thăm" cho vợ chồng ông, nên khuyên ông đi làm lễ giải bùa. Tuy nhiên, ông Sở không những không chịu nghe lời người già mà còn ra giọng bài bác chuyện mê tín dị đoan. Ông bảo: "Tôi khỏe như vâm, bữa ăn 4 bát cơm đầy, chặt 6 bó củi trong rừng, làm sao ma bắt tôi đi được". Thế mà, đúng một tuần sau, ông Sở chết thật. Bình thường, 5 giờ sáng ông đã dậy, ăn sáng, rồi lên rừng đốn củi, nhưng hôm ấy mặt trời ngó lên đỉnh núi, vẫn thấy buồng trong màn rủ. Con trai vào đánh thức, thì thấy ông đã lạnh ngắt. Cái chết của ông Sở đầy bí ẩn, huyễn hoặc, không có lời giải nào, ngoài chuyện đổ cho bùa "tơm thăm".
    Những câu chuyện về cái chết chung của các cặp vợ chồng do "tơm thăm", ở mảnh đất Kim Thượng chìm sau núi non và mây mù này có nghe cả ngày không hết. Riêng ông Cảnh đã liệt kê cho tôi 10 trường hợp như thế. Cứ chồng hoặc vợ chết, nếu không gọi thầy bùa cao tay giải "tơm thăm" thì vợ hoặc chồng cũng chết theo sau khoảng một tuần.
    Diện kiến thầy bùa
    Theo ông Hà Văn Cảnh, xã Kim Thượng có rất nhiều thầy mo, có khả năng làm bùa, ngải, nhưng chỉ có 5 người là giỏi nhất, có khả năng làm "tơm thăm", gồm bà Bằng, ông Long (bản Chiềng), ông Cứng (bản Quyền), ông Tan (bản Nhàng) và ông Mướn (bản Xuân). Trong số 5 thầy bùa giỏi này, thì ông Mướn được coi là cao tay và nổi tiếng nhất. Ông Mướn nổi tiếng đến nỗi rất nhiều người ở tận Hà Nội cũng biết tiếng. Họ đánh cả xe con lên, rồi cuốc bộ lên núi, chi phí nhiều tiền để đưa ông về Hà Nội cúng bái, làm bùa ngải cho người ta.
    Chúng tôi được con trai ông Cảnh dẫn đến nhà thầy bùa Hà Văn Mướn. Nhà thầy Mướn nằm gần đỉnh một ngọn núi, phải cuốc bộ, trèo dốc một lúc mới đến. Ngồi trên nhà sản của thầy nhìn xuống chân núi, thấy thung lũng Xuân rất đẹp. Bốn bề núi non hiểm trở, rừng rú âm u bọc lấy cánh đồng lúa xanh mướt mát. Thầy Mướn năm nay 65 tuổi, ngồi rít thuốc lào sòng sọc bên cửa sổ.
    Ông Mướn cũng thú nhận chuyện ông thường xuyên về Hà Nội làm bùa là có thật, nhưng ông khẳng định chỉ làm việc tốt mà thôi. Ông kể rằng, vừa mới đây, một vị thiếu tá công an, nhà ở gần ga Hà Nội đã đánh cả xe con lên đón ông về Hà Nội làm bùa. Lý do anh này muốn làm bùa là vì vợ anh ta, hiện là phó giám đốc một công ty, đã bỏ vào Nam theo bồ, để lại hai đứa con cho anh ta nuôi dưỡng. Ông Mướn đã niệm thần chú "tơm thăm" vào chiếc áo của cô ta, để cô ta phải trở về nhà sống hết đời với chồng con. Tôi hỏi về tác dụng của lá bài bùa, ông Mướn bảo chưa thấy anh công an kia báo lên, nên ông cũng không biết thế nào (?!).
    Thầy Mướn kể, bố ông là một thầy bùa rất giỏi. Trước khi chết, bố ông truyền lại cho con rất nhiều bài bùa, nèm. Tuy nhiên, những bài bùa ấy chỉ là chuyện nhỏ, những thầy bùa trong xóm đều làm được cả. Bố ông cũng truyền lại cho ông bùa "tơm thăm", nhưng không thấy có tác dụng. Ông làm "tơm thăm" giỏi là do một ông thầy người Lào truyền cho.
    Ông Mướn từng đi bộ đội, đóng quân ở Xavanakhet (Lào) từ năm 1968 đến 1972. Những ngày sống ở các bản làng trong rừng sâu, ông nhận thấy người Lào còn giỏi bùa, ngải, nèm hơn các dân tộc ở nước ta rất nhiều. Bài bùa "tơm thăm" mà ông đang sử dụng là do một ông thầy mo người Lào già làm, lúc đó đã 110 tuổi dạy cho. Ông phải mất ối tiền mới học được. Bùa "tơm thăm" không có gì to tát, phức tạo. Thầy cúng có căn số mới học được, chỉ cần nín hơi, niệm chú vào chiếc áo, hoặc chiếc khăn người đó đang sử dụng, thì hai người sẽ cả đời phải nằm bên nhau, chết cũng không rời. Từ "tơm thăm" dịch nghĩa ra tiếng Việt là "trăm năm", tức là sẽ bên nhau mãi mãi.
    Cũng theo ông Mướn, làm "tơm thăm" rất nguy hiểm. Nguy hiểm cả cho người ta lẫn cho ông. Nếu việc làm của ông là thất đức, ông sẽ gặp họa. Còn nếu làm nhiều việc tốt, thì ông sẽ được phúc. Từ ngày ở Lào về, ông làm bùa yêu cho nhân dân trong cả xã. Cứ cặp vợ chồng nào, một người phải đi làm ăn xa, người ở nhà sẽ đến ông xin bùa, và y rằng, lúc nào họ cũng nhớ về nhau, tâm tình không còn dành cho ai khác nữa. Những cặp vợ chồng hay mâu thuẫn cũng nhờ vả ông để gắn kết lại.
    Ông Mướn chỉ tôi xuống gặp ông Páng ở ngay chân núi dưới thung lũng Xuân để hỏi cho rõ. Ông Páng kể rằng, ngày trước suốt ngày ông đánh vợ, khiến cô ấy phải bỏ về nhà mẹ đẻ. Ông Mướn làm cho lá bùa, giờ sống quấn quít với nhau, có đến ba mặt con mà không thấy to tiếng câu nào nữa, có xua đuổi cũng chẳng rời xa nhau.
    Tôi ngồi trò chuyện với ông Mướn bên bếp lửa, thi thoảng vợ ông, bà Hoàng Thị Tỏi, lại tủm tỉm cười, nhìn chồng rất âu yếm. Tôi quay sang hỏi bà Tỏi: "Bà có bị ông bỏ bùa không vậy?". Ông Mướn cướp lời: "Không có bỏ bùa gì đâu". Tôi hỏi lại, bà Tỏi vẫn tủm tỉm nói: "Không biết nữa, nhưng có khi là có đấy...".
    Tôi hỏi ông Mướn rằng, ông có ý định truyền nghề cho ai khác không, ông bảo là có. Hàng năm, cứ từ ngày mùng 3 đến mùng 8 Tết, ông lại gọi bọn thanh niên trong xóm đến nhà ông để ông dạy. Đứa nào sáng dạ, ít nói, kín đáo, có cái bụng tốt thì học được, còn tối dạ, lòng hiểm thì không bao giờ học được những thứ đẹp đẽ như bùa, nèm.
    Những câu chuyện ông Mướn kể còn dài lắm, nhiều lắm, không biết đúng sai đến đâu. Lời ông kể cứ rủ rỉ rù rì đưa người nghe vào một thế giới huyền bí cổ xưa, đầy chất sử thi và cổ tích.
    Các bác tin hay kô thì tuỳ.
  9. honeyNclover

    honeyNclover Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/12/2007
    Bài viết:
    2.088
    Đã được thích:
    4
    Cô bạn em cũng khẳng định có cái gọi là "chài", nó còn dặn nếu đi lên các bản miền núi thì dứt khoát ko được nhận bất cứ thứ j mấy ông trai tráng lén cho riêng mình, nhỡ đâu dính vào lệ j đó hoặc bị "chài", về dở hơi thì toi.
    Đọc quyển nói về các tục lệ cổ xưa của các dân tộc VN, ng` ta cũng nói về cái gọi là bùa ngải, phần lớn là dùng hương liệu hoặc tiếng động để ức chế khứu giác - thị giác và thính giác của con ng`. Em nghĩ có thể nó là tiền thân của "thôi miên" bây giờ, ám thị bằng tiếng động hoặc hình ảnh khi mà khả năng nhận thức của con ng` đang bị ức chế tối đa.
    Mà đọc Sherlock Holmes cũng có chuyện dùng 1 thứ bột, đốt cháy lên mà khiến ng` ngửi chết hoặc hoá điên đó thôi. Rừng thiêng nước độc, chẳng biết có j là ko xảy ra cả. Cẩn thận vẫn hơn
  10. jemand

    jemand Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2007
    Bài viết:
    3.081
    Đã được thích:
    0
    Gia đình nha Bác mình chuyển lên Điện biên cách đây gần 20 năm. Bà chị họ mình hay chơi với bạn dân tộc trên đó. Nên bà ấy cũng biết cách làm mấy cái bùa đó. (Theo bà ấy kể là như vậy).
    Ở làng mình có 1 ông đi bộ đội về cũng bị điên

Chia sẻ trang này