1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Châm ngôn về thư pháp

Chủ đề trong 'Nghệ Thuật Thư Pháp' bởi maassc, 17/02/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. maassc

    maassc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2004
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Châm ngôn về thư pháp

    Em đang cần các câu châm ngôn về thư pháp, bác nào có thể giúp em không ?
    Thank you
  2. tieuhang

    tieuhang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/02/2005
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
  3. NguyHun

    NguyHun Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    4.092
    Đã được thích:
    0
    chắc ý của bạn ấy là các câu châm ngôn, tục ngữ hoặc thơ hay để viết thư pháp đó mà :
    VD : Một chút giận , một chút hờn, lận đận cả đời âu cũng khổ
    Trăm diều bỏ , ngàn đìêu xã, thong dong tất dạ , rứa mà vui..
    (không nhớ có đúng không nữa)
  4. hostoks

    hostoks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Mot chut gian, mot chut tham, lan dan ca doi... ri ma kho.
    Tram dieu lanh, ngan dieu nhin, thong dong tac da... rua ma vui.
    Cung khong biet da chinh xac chua!
  5. vothuongca

    vothuongca Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/11/2002
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    0
    Châm ngôn thư pháp Hán sử dụng nhiều điển tích, điển cố hoặc quán ngữ, nếu bạn muốn có thì chỉ cần xuống 456 Hoàng Hoa Thám là sẽ có nhiều người nói cho bạn biết tương đối đủ còn châm ngôn của thư pháp chữ Việt thì nhiều vô bờ bến nên phụ thuộc vào sở thích của bạn thôi!
  6. HOACUCXANH22

    HOACUCXANH22 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/05/2002
    Bài viết:
    1.159
    Đã được thích:
    0
    Có một số câu khá hay tôi sưu tầm được, nhưng lại không biết tác giả. Post lên nhờ mọi người đọc và tìm hộ.
    Đoạn này trích trong quyển "100 nhân vật nổi tiếng nhất của văn hoá Trung Quốc" do Nguyễn Tôn Nhan biên dịch do Nhà xuất bản Văn học ấn hành. Bài viết về Nhan Chân Khanh- một thư pháp gia nổi tiếng:
    " Lời là tâm của tiếng, chữ viết là tâm của hội hoạ( ngôn vi tâm thanh, thư vi tâm hoạ). ...Điểm đặc biệt đột xuất đặc trưng của nó là thông qua nghệ thuật sáng tạo của thư gia (người viết chữ), nó chuyển hoá thành "bài ca của người và tự nhiên, của tình tự và cảm thụ, của cấu kết nội tâm và vũ trụ bên ngoài (bao quát xã hội), của trật tự kết cấu trực tiếp đấu tranh, điều tiết, giúp đỡ nhau tấu lên khúc ca sinh mệnh vĩ đại". ....
    Thư, nghĩa là Như, như cái học ấy, như cái tài ấy, như cái chí ấy, tóm lại là như người ấy vậy" (Thư, như dã. Như kỳ học, như kỳ tài, như kỳ chí, tổng chi viết như kỳ nhân nhi dĩ ! ) "
  7. xuannhuy

    xuannhuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/10/2004
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Câu này nên hiểu là: Lời là tiếng nói của tâm, Chữ cũng là bức họa của tâm
  8. Khaanh

    Khaanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Trích:
    ____"Em đang cần các câu châm ngôn về thư pháp"_____
    ______________________________________________
    Mình tặng bạn câu này nhé.
    "TIÊN HỌC LỄ"
    Chỉ có thế thôi! quá đơn giản phải không bạn.
    Nhưng bạn hãy để ý là tôi không viết vế sau là "Hậu học văn" vì tôi cho đó là thừa. Người ta chỉ dùng vế sau để cho nó thành một câu đối hoàn chỉnh dễ nhớ còn tất cả ý tứ đã đặt vào vế trước.
    Cũng cần luu ý bạn là chữ LỄ ở đây không đơn thuần như lễ phép chũng ta học ở ghế nhà trường hay gia đình dạy cho chúng ta khi còn nhỏ. mà nên hiểu chữ LỄ theo kinh LỄ của Khổng Tử
    Đây là một câu mà tôi rất tâm đắc khi hiểu được phần nào cái ý của tác giả.
    Có lẽ bạn nhỏ tuổi hơn tôi ...vậy tôi xin phép gọi ý cho bạn về chữ LỄ mà tôi hiểu được ...nó chỉ đơn giản như thế này:
    "Kẻ đạt đạo lý về chữ LỄ là :
    1-BIẾT MÌNH LÀ AI.
    2-BIẾT MÌNH Ở ĐÂU....VÀ
    3-BIẾT MÌNH PHẢI LÀM GÌ.
    Hiểu là hiểu thế thôi chứ đã nhiều năm qua tôi vẫn chưa rõ mình là ai ! Chưa biết mình phải ở chỗ nào và cũng chưa làm được cái gì ra hồn cả....
    ------------------------
    Để giải lao một chút tôi tặng bạn và tất cả những người ở Tây nguyên câu ngụ ngôn này... nó được goi là ngụ ngôn cho người Tây Nguyên:
    _:" UỐNG NƯỚC NHỚ NGƯỜI...BẮT CÁI NƯỚC ".
    Đừng hiểu là Công ty cấp nước bắt nước cho bạn nhé
    Tôi không biết bạn ở địa phương nào nên không biết bạn có hiểu cái lắt léo trong cách dùng từ của tôi không...
    Còn những người ở Tây nguyên chắc chắn họ sẽ thấy...thú vị...
    Đây chỉ là chuyện giải lao thôi nha.
    Chúc bạn thành công trong Thư Pháp. Một môn học mà không phải ai cũng có thành tựu đáng kể
    Thân ái
    Khaanh
  9. HOACUCXANH22

    HOACUCXANH22 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/05/2002
    Bài viết:
    1.159
    Đã được thích:
    0
    Lang thang bên thuhoavietnam.com, đọc được rất nhiều điều thú vị. Trong đó có một số câu có thể trích ra đây.
    "cổ nhân khi bình luận Thư pháp đã có câu "Thần thái vi thượng, hình chất thứ chi" (Thần thái hàng đầu, hình chất đứng sau), nhưng cũng chỉ ra điều: "quy củ ký thất, thần tắc vô tồn" (Không có quy củ, thần ắt chẳng có). Cái đẹp của Thần thái chỉ có được thông qua cái đẹp của hình chất. Khí vận là sinh mệnh của nghệ thuật Thư pháp, là cầu nối giữa hình và thần, là giá trị biểu đạt của tình ý "
    Trích bài dịch của member Haoqi gửi ngày 24.4.2006 topic Thưởng thức thư pháp như thế nào?
  10. ogopogo

    ogopogo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2004
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    SƯỚNG
    Có bác nào viết chữ này chưa?

Chia sẻ trang này