1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chăm sóc phụ nữ có mang (tầng 5)

Chủ đề trong 'Hạnh phúc gia đình' bởi ngay_tho_cu, 11/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngay_tho_cu

    ngay_tho_cu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/06/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Ốm nghén, ăn sao cho đủ chất?
    Lúc mới có thai và đặc biệt là trong ba tháng đầu mang thai, việc ăn uống của người mẹ ảnh hưởng rất quan trọng đến sự phát triển trí não của thai nhi.
    Thế nhưng ở một số chị em, do thời gian ốm nghén quá lâu, có khi kéo dài 5, 6 tháng, khiến họ không thể ăn uống để đảm bảo bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng. Trường hợp này cần có chế độ chăm sóc đặc biệt.
    Theo hình trên đây, thai được 11 tuần tuổi là xem như đã đạt đến 1/2 giai đoạn phát triển của não so với lúc sinh. Vì vậy, hiện tượng ốm nghén, ói mửa lúc này rất cần được khắc phục để tiến trình thai nghén diễn ra suôn sẻ.
    Trong ba tháng đầu, vấn đề cấn thai, ốm nghén ảnh hưởng đến sức ăn tự nhiên nên sức tăng cân bình thường chỉ vào khoảng 1 kg, nghĩa là không xê xích bao nhiêu so với lúc chưa có thai. Thai phụ chỉ cần uống thêm khoảng một ly sữa mỗi ngày, uống một viên đa sinh tố - trong đó có cả acid folic - là đủ.
    Những tháng về sau, khi hết ốm nghén, thai phụ cần nạp vào đủ năng lượng bằng cách ăn thêm bữa và cho cả ngày. So với khi chưa mang thai, ăn thêm một chén cơm với đầy đủ thức ăn trên tháp dinh dưỡng để bổ sung khoảng 350 calo cho khẩu phần bình thường
    Giai đoạn đầu, thai phụ cần lưu ý:
    - Tránh làm việc nặng, chơi thể thao tốn nhiều sức lực để đề phòng sẩy thai.
    - Không để bị bệnh nhiễm trùng, nhất là ban nổi hạch Rubela (có khả năng gây dị dạng cho thai nhi).
    - Không dùng bất cứ thuốc gì, nhất là loại an thần, dù đang bị mất ngủ. Trước đây đã có những bà mẹ mang thai dùngThalidomide vì không ngủ được, đến khi sinh con ra ?okhông có chân, tay?.
    - Không dùng vitamin A liều cao, ngay cả thuốc thoa bên ngoài để trị trứng cá chẳng hạn.
    - Không hút và cũng không hít khói thuốc để thai nhi không bị thiếu oxy.
    Đối với các triệu chứng cấn thai, ốm nghén, kinh nghiệm dân gian thường khuyên:
    - Uống nước chanh tươi.
    - Không để bụng đói.
    - Nên ăn làm 5 - 6 bữa nhỏ thay vì ăn 3 bữa ?olớn? như người bình thường.
    - Nên ăn bắp cải luộc. Có thể bắt chước các bà bầu Anh quốc theo chế độ ăn gồm: chuối, cơm, táo nấu nhừ cộng chút đường, bánh mì nướng, uống trà gừng hoặc gừng đóng viên nang, bia gừng. Buổi sáng ăn 2-3 bánh quy lạt khô với pho mai.
    - Đợi 30-45 phút sau hãy uống nước hay đồ uống.
    - Trong trường hợp dùng đồ uống bị nôn ói, có thể khắc phục bằng cách ngậm những viên đá làm bằng nước lọc hay nước chanh đóng băng đến khi tan dần trong miệng.
    - Có thể uống thêm Vitamin B6 (dưới dạng pyridoxine hay pyridoxamine), kết hợp với một thuốc khánghistamine như antihistamine doxylamine (Diclectin).
    Chỉ khi nào thai phụ nôn ói trầm trọng, bác sĩ sản phụ khoa mới kê toa những loại thuốc có hiệu quả chống ói như: promethazine, metoclopramide, hay prochlorperazine.
    http://tintuconline.com.vn/vn/suckhoe/219490/index.html
  2. thuy_ed

    thuy_ed Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/02/2006
    Bài viết:
    5.059
    Đã được thích:
    0
    Tớ khám thai và đẻ trọn gói Việt Pháp đây, nói chung là dịch vụ đáng thất vọng, khám thai thì qua loa
  3. ngay_tho_cu

    ngay_tho_cu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/06/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Làm đẹp cho bà bầu
    Mang thai là giai đoạn hạnh phúc nhất trong cuộc đời người phụ nữ. Nhưng sự thay đổi toàn diện của cơ thể, cùng sự xáo trộn của các hoóc-môn, khiến cơ thể họ trở nên mệt mỏi, khó chịu, da dẻ không đẹp. Các bí quyết dưới đây sẽ giúp bà bầu luôn giữ được vẻ duyên dáng của mình.
    Vết rạn da
    Vết rạn da xuất hiện khi thai phát triển quá nhanh. Để tăng cường độ co giãn của da, bạn nên xoa bụng vài lần mỗi ngày theo hình vòng tròn cùng với kem hay dầu chứa bơ, ca cao, vitamin E hoặc dầu hạnh ngọt.
    Tóc bị xỉn màu
    Nhiều phụ nữ thường tránh nhuộm tóc khi mang bầu. Dù vậy, các chuyên gia cho rằng vẫn an toàn nếu bạn nhuộm tóc sau ba tháng đầu mang thai. Nhưng bạn cần chú ý là càng ít hóa chất tiếp xúc với da đầu càng tốt. Trong thời gian này, bạn nên chăm sóc tóc bằng dầu gội và dầu xả nhẹ, nếu có thể thì bạn nên tránh sử dụng máy sấy quá nhiều. Ngoài ra, bạn nên hạn chế sử dụng tối đa các sản phẩm dưỡng tóc.
    Da mụn và ngứa
    Quá trình thai nghén khiến hoóc-môn androgen trong cơ thể hoạt động mạnh, kích thích các tuyến dầu, làm bít lỗ chân lông, tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển và gây mụn, đồng thời da dễ bị khô, ngứa và mẫn cảm. Có thể giảm tình trạng này bằng cách rửa mặt ngày hai lần với sản phẩm sữa rửa mặt nhẹ, không có tác động tẩy rửa quá mức, không chứa xà phòng, không mùi để tránh gây kích ứng da. Nếu dùng kem dưỡng ẩm cũng sử dụng loại không chứa dầu và không có mùi thơm.
    Trang điểm
    Khi có thai, da phụ nữ trở nên mẫn cảm hơn, rất dễ bị dị ứng, đặc biệt các mỹ phẩm chứa hóa chất mạnh, hay tinh dầu thơm dễ thẩm thấu qua da, qua đường máu, ảnh hưởng đến thai nhi. Bên cạnh đó, tùy từng loại mỹ phẩm và cơ địa từng người mà xảy ra kích ứng khác nhau. Vì vậy, trước khi có nhu cầu trang điểm, nên tìm hiểu kỹ về loại mỹ phẩm đó, nhờ bác sĩ tư vấn, nhưng an toàn nhất là hạn chế dùng mỹ phẩm trong giai đoạn này.
    http://tintuconline.com.vn/vn/lamdep
  4. ngay_tho_cu

    ngay_tho_cu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/06/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Ăn cho ?omẹ tròn con vuông?
    Người mẹ cần ăn đủ các loại thực phẩm, không nên ăn thiên lệch về một loại thức ăn nào, ít nhất một ngày ăn được 35 loại thực phẩm khác nhau.
    Khi phụ nữ bắt đầu mang thai, họ thường trăn trở phải ăn gì để con sau này được khỏe mạnh, thông minh. Trong khi đó họ lại luôn gặp phải những chuyện rắc rối vì ?oốm nghén? như: chán ăn, sợ thức ăn, thậm chí ói (nôn) hết những gì mà cố ăn, hoặc lại chỉ thích ăn một loại thức ăn đặc biệt nào đấy. Thật không may nếu thai phụ lại ?othèm? những thứ mà không được coi là ?othức ăn? như vôi tường, phấn viết bảng...
    Ăn để tăng từ l0-12 kg
    Sự phát triển của thai kỳ theo quý gồm 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối, nó có liên quan đến vấn đề sức khỏe của cả mẹ và con, đồng thời đặc biệt có liên quan tới sự ăn uống của mẹ. Trong 3 tháng đầu, phôi thai được hình thành, chủ yếu là sự phân chia các tế bào, để hình thành cơ quan và ít phát triển về cân nặng.
    Lúc này người mẹ bị nghén nhiều nhất vì có sự thay đổi về nội tiết cơ thể nên ăn ít và tăng cân rất ít (khoảng l kg), thậm chí không tăng hay sụt cân. Ba tháng giữa là lúc thai bắt đầu phát triển và ổn định, mẹ hết ?onghén?, ăn được nhiều hơn và bắt đầu tăng cân (khoảng 4 - 5 kg). Ba tháng cuối là lúc thai tăng trọng rất nhanh và mẹ chuẩn bị cho sự sinh nở và nuôi con bằng sữa mẹ nên tăng cân nhiều (khoảng 5 - 6 kg).

    Một tô phở có 10 loại thực phẩm
    Cân nặng của mẹ tăng trong cả thai kỳ là khoảng l0 - 12 kg gồm thai (2,5 - 3 kg), nhau thai (0,4 kg), dạ con (l,l kg), tuyến vú (1,2 kg), nước ối (0,8 kg) và cả phần mỡ dự trữ (2 - 4 kg) của mẹ để chuẩn bị nuôi con bằng sữa của mình. Nếu tăng dưới l0 kg thì con có nguy cơ suy dinh dưỡng và khó có sữa nuôi con.
    Do đó, để chuẩn bị cho ?omẹ tròn con vuông?, cần phải bảo đảm cho người mẹ tăng đủ 10 - 12 kg, người mẹ cần ăn nhiều hơn bình thường về tất cả chất dinh dưỡng. Người mẹ cần ăn đủ các loại thực phẩm, không nên ăn thiên lệch về một loại thức ăn nào, ít nhất một ngày ăn được 35 loại thực phẩm khác nhau (một tô phở có 10 loại thực phẩm: bánh phở, thịt, mỡ, rau thơm, giá, rau ngổ (ôm), mùi tàu (ngò), tương, mắm...).
    Bình thường thì người mẹ tăng trên 10 kg, nhưng nếu mẹ bị béo phì thì chỉ cần tăng 6 kg và nếu song thai (thai đôi) thì phải tăng 16-20 kg.
    Những sai lầm về ăn uống khi mang thai
    Một số quan niệm sai lầm về dinh dưỡng khi mang thai mà các bà mẹ cần biết và tránh. Có người lo sợ nếu ăn nhiều thì con to, khó sinh. Thực ra, cân nặng của mẹ không chỉ tăng cho mình bào thai mà còn các yếu tố phần phụ khác.
    Trọng lượng thai ít khi vượt quá khả năng sinh của mẹ trừ khi mẹ bị bệnh tiểu đường. Hơn nữa, sự sinh khó hay dễ phụ thuộc vào kích thước khung chậu người mẹ nhiều hơn. Thực tế, có nhiều bà mẹ con nhỏ mà vẫn phải mổ bắt con trong khi có người mẹ vẫn sinh bình thường khi con to.
    Một số bà mẹ lại kiêng hẳn một loại thức ăn mà mình bị ói khi ăn lần đầu lúc mang thai, như vậy có nguy cơ thiếu một loại chất dinh dưỡng nào đó. Có thể bà mẹ bị ói do nhiều nguyên nhân khác nhau (thức ăn không tươi, hoặc ?onghén? nhất thời) chứ không hoàn toàn do thức ăn đó.
    Thai phụ có thể tập lại như ăn một ít, nếu ăn được nên ăn tiếp lần sau, nếu không thì cần lời khuyên của bác sĩ dinh dưỡng để tìm thức ăn thay thế. Một số bà mẹ lại nhịn ăn do ?onghén? nhiều, sợ ăn sẽ bị ói. Thực ra thì dù có ói sau khi ăn thì cũng không ói tất cả những thức ăn đã ăn vào, do đó vẫn nên ăn để thai không bị thiếu chất dinh dưỡng.
    Nên ăn ít một lần và ăn nhiều lần trong ngày, nếu ói thì chia nhỏ bữa ăn 6-7 cữ/ngày, ăn những thức ăn có mùi vị mà mình ưa thích và không có màu hóa học.
    Một số bà mẹ lạm dụng thuốc bổ khi mang thai, cho rằng thuốc có thể thay thế thức ăn. Vai trò của một số vitamin trong sự phân chia tế bào (trong 3 tháng đầu) chưa rõ. Nhưng một số đã được chứng minh như vitamin A liều cao có thể gây dị dạng thai. Như vậy, trong 3 tháng đầu tuyệt đối không được dùng thuốc khi không có chỉ định của bác sỹ.
    Cách tăng cường thực phẩm trong thai kỳ

    Người mẹ nên ăn mỗi bữa thêm một chén hoặc mỗi ngày thêm một bữa, nên ăn đủ cả 4 nhóm thực phẩm là bột, đạm, mỡ, rau. Thức ăn cần đa dạng nhưng nên ưu tiên các loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao như thịt, cá, trứng, sữa, hải sản và những đạm thực vật quý như đậu đỗ... vì những loại thực phẩm này ngoài cung cấp chất đạm còn cung cấp các loại vitamin và muối khoáng (canxi) giúp cho sự phát triển của thai nhi. Một ngày uống ít nhất là 300 ml sữa, nếu không uống sữa được thì nên ăn yaourt hay tôm cả vỏ và cua đồng để bổ sung canxi cho trẻ. Trong 6 tháng cuối phải ăn nhiều hơn, ít nhất là 10%-30% lượng thức ăn so với 3 tháng đầu.
    Cần đến khám bác sĩ khi có các biểu hiện tăng cân dưới 1 kg/tháng đối với người bình thường và dưới 0,5 kg/tháng đối với người béo phì, hoặc sụt trên 0,5 kg/tháng, hoặc tăng cân quá nhiều trên 3 kg/tháng hoặc bị mệt mỏi xanh xao, lóa mắt, chóng mặt, chuột rút hoặc bị dị ứng thức ăn hay bà mẹ ăn chay cũng như mẹ bị béo phì, tiểu đường, bướu cổ, suy dinh dưỡng.
    http://tintuconline.com.vn/vn/lamchame
  5. ngay_tho_cu

    ngay_tho_cu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/06/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Hiện tượng ốm nghén ở phụ nữ mang thai
    Trong số chị em chúng ta, ít ai khi mang thai mà lại không phải trải qua những khoảng thời gian tưởng như là đang bệnh.
    Mới sáng ra đã thấy lợm giọng buồn nôn, chỉ mới ngửi thấy một mùi gì đó không ưng là đã nôn thốc nôn tháo, nhất là vào những tháng đầu. Khi thai lớn hơn đỡ buồn nôn thì lại hay thấy hiện tượng ợ nóng, đầy hơi... bị đau dạ dày chăng? Rồi có người còn bị táo bón, phù chân...
    Chà! thật nhiều phiền toái. Hãy bình tĩnh xem xét, thường vào những tháng cuối, thai to chèn ép lên dạ dày, nhu động ruột kém gây ra những hiện tượng như vậy. Rồi còn thích ăn linh tinh và thèm ăn những thứ vớ vẩn nữa chứ, mà các bà nhà ta hay gọi là "ăn nghén", "ăn dở".
    Một nghiên cứu gần đây cho biết khoảng 40% phụ nữ có thai thèm cái gì đó ngọt ngọt. Tiếp theo là những thức ăn mặn khoảng 33%. Số chị em nghén thèm các loại gia vị chiếm khoảng 17%. Số thèm các loại thức ăn chua chát như táo xanh, quýt chua chỉ chiếm khoảng 10%.
    Thèm ăn thứ nọ thứ kia là một triệu chứng rất rõ của hiện tượng nghén, lý do tại sao họ thèm thì cho đến nay vẫn chưa rõ. Một số cho rằng đó là những dấu hiệu thiếu dinh dưỡng trong quá trính thai nghén. Nhưng điều gì giải thích cho những hiện tượng nghén "ăn dở" và thích ăn những loại thức ăn kì cục, hoàn toàn rất ít dinh dưỡng?
    Loại thức ăn nhiều người thường thèm là các loại đồ ngọt như đường, sữa, các thực phẩm có gia vị, các loại quả chua và các loại bánh mặn. Vì vậy, không lấy gì làm ngạc nhiên khi kem, các đồ muối chua, nước sốt cà chua, nước chanh, phomat và cả socola là những thức ăn những người nghén hay thèm nhất khi mang thai. Mặt khác, thịt được xếp hạng cao nhất trong khẩu phần ăn của bà bầu.
    Một số thức ăn như hành muối, củ cải dầm cũng rất phổ biến. Một số người nghén dở thèm ăn cả thuốc đánh răng, xà phòng, than, phấn, đầu mẩu thuốc lá, người ta thường gọi đó là hiện tượng "nghén dở". Nghén dở là điều có hại cho cả người mẹ và thai nhi.
    Tại sao?
    Cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng tại sao phụ nữ có thai hay thèm ăn lung tung. Trong thực tế cũng có những phụ nữ không thèm ăn nghén. Đó có thể do:
    Thay đổi hormone trong quá trình thai nghén có thể làm thay đổi sự cảm nhận mùi, vị của người phụ nữ làm cho họ có cảm giác thèm ăn những thứ mà trước đâu họ không hề thích thú. Điều này cũng có thể giải thích tại sao những người mãn kinh cũng có cảm giác thèm ăn hoặc chán ăn. Thiếu dinh dưỡng tạm thời có thể gây thèm ăn, tuy nhiên lí do này không thể giải thích nổi tại sao một số người lại thèm ăn số lượng nhiều hơn mức dinh dưỡng cần thiết. Tuy nhiên, việc thèm các món ngâm dấm có thể do lượng Na trong máu thấp, thèm socola có thể là dấu hiệu báo thiếu vitamin nhóm B. Thèm thịt chứng tỏ thiếu protein, thèm đào, mơ, có thể thiếu beta caroten.
    Nhu cầu tình cảm cũng có liên quan đến chuyện ăn uống. Nhiều phụ nữ có thai có thể thèm ăn linh tinh, một cách có ý thức hoặc tiềm thức để đáp ứng nhu cầu tình cảm. Nhiều chị thèm những thức ăn quê nhà để nhớ thời thơ ấu, phong tục, tôn giáo, văn hóa, đặc biệt là khi họ ở xa "chùm khế ngọt".
    Cần xử lý thế nào khi bị nghén?
    Quy tắc quan trọng nhất cần tuân theo để thỏa mãn cơn thèm nghén là phải biết chọn những thức ăn bổ dưỡng thay thế những thức ăn vô bổ. Cần kết hợp một số vị mà người nghén thèm với các vị mặn ngọt chua cay thành một thực đơn điều độ cân đối dinh dưỡng cho chị em đang thai nghén. Có thể xem xét thay thế những món ăn như:
    Kem. Có thể thay bằng sữa chua không béo sẽ vẫn đáp ứng được lượng canxi cần thiết mà không bị thừa chất béo.
    Sô-cô-la - Có thể chỉ tưới một ít nước sô-cô-la không béo lên quả tươi để ăn thêm cho đỡ thèm.
    Đường và kẹo có thể thay bằng quả khô như mơ, xoài, dứa, vải khô.
    Bánh mặn - Thay bằng bánh xèo hoặc bánh vừng.
    Đồ muối chua - Có thể thay bằng nước sốt hoặc một lát chanh với thức ăn, hoặc một món salat.
    Để giảm bớt những khó chịu trong quá trình mang thai nên:
    Ăn nhẹ và chia thành nhiều bữa.
    Ăn tối, ít nhất là trước khi đi ngủ 2 giờ.
    Tránh các thức ăn béo, không nên uống cà phê và coca.
    Ăn chậm, nhai kĩ.
    Nhu động ruột bị chậm khi có thai và điều này có thể tác động xấu hơn, như rối loạn tiêu hóa, táo bón. Cần:
    Uống ít nhất 1,5 lít nước (hoặc chất lỏng như trà thảo mộc, nước quả, sữa...) mỗi ngày.
    Ăn các thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, rau, quả, đậu đỗ.
    Vào buổi sáng khi thức dậy nên uống một cốc nước mát, ăn một ít quả khô.
    Ngoài hiện tượng ốm nghén trong khi mang thai cũng có thể bị ngộ độc thực phẩm, hoặc mắc các bệnh nhiễm trùng. Một số bệnh nhiễm trùng rất nguy hiểm cho bào thai, nhưng có thể tránh được bằng việc thực hiện vệ sinh an toàn, nên nhớ:
    Luôn rửa rau quả thật sạch.
    Luôn rửa tay trước khi nấu nướng, ăn uống, sau khi sờ vào thịt sống đất cát.
    Chỉ ăn thịt đã nấu kỹ, tránh ăn thịt tái, xúc xích nướng.
    Tránh chơi với mèo và tiếp xúc với phân mèo, vì trong ruột mèo rất nhiều vi khuẩn gây bệnh.
    Không ăn cá, thịt, trứng, sữa uống.
    Không ăn vỏ phomat.
    Hiện tượng thèm ăn linh tinh, "nghén dở" có thể hại cho cả sức khỏe của người mẹ và của thai nhi. Hãy liên hệ với bác sĩ nếu tình trạng "nghén dở" này kéo dài và gây phiền toái.
    Hãy tự thưởng cho mình bằng những cách khác (thậm chí có thể ăn một chút sô-cô-la) khi mà bạn đã tránh được những thứ vô bổ, có hại. Thường thì nghén dở là dấu hiệu của một bệnh hoặc còn do những vấn đề khác. Bởi vậy, hãy chú ý điều trị đúng bệnh, đó mới là điều quan trọng.
    http://tintuconline.com.vn/vn/suckhoe
  6. thunder07

    thunder07 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    09/12/2007
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    5
    Vợ em đang có bầu tháng thứ 7, chúng em đang thuê nhà ở Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai - Hà Nội. Bây giờ chúng em đang tìm chọn nơi sinh sao cho tiện, gần nhà cho tiện đi lại và tốt. Gần chỗ em có bệnh viện Thanh Nhàn và bệnh viện Bạch Mai (Việt Nhật). Em nghe nhiều người khuyên nên vào Việt Nhật để sinh, nhưng em không biết chi phí có cao lắm không và có tốt không? Các bố, các mẹ nào đã từng sinh ở viện Việt Nhật chia sẻ cho vợ chồng em biết với ạ, em xin chân thành cảm ơn.
  7. CHSG

    CHSG Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2005
    Bài viết:
    118
    Đã được thích:
    0
    Mọi người cho mình hỏi thăm về chuyện ngày dự sinh với. Lúc mình đi khám thai lần đầu tiên, cô y tá hỏi ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối rồi cộng trừ và dự sinh là 31-05-09....Sau đó mình đi siêu âm 12 tuần đo độ mờ da gáy thì lại được dự sinh theo siêu âm là 12-06-09....Siêu âm 22 tuần lại dự sinh là khoảng đầu tháng 6.
    Hic... mình cứ theo thế và mong chờ ngày con chào đời. Cuối cùng hôm nọ đi khám thai, ông bác sĩ mà mình vẫn khám đã dự sinh lại là 22-06, ổng dò trên cái bát quái gì đó của ổng. Sao lại lung tung thế nhỉ? Cuối cùng thì ngày nào mới chính xác nhỉ? Mình mong được gặp con lắm rồi.
    Được chsg sửa chữa / chuyển vào 10:17 ngày 31/05/2009
  8. be_heo

    be_heo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/06/2005
    Bài viết:
    5.015
    Đã được thích:
    1
    Nếu chu kỳ kinh nguyệt ko đều hoặc quá dài, quá ngắn thì ko nên tính ngày dự sinh dựa vào chu kỳ. Thường thì tính dựa vào những lần siêu âm đầu tiên là chính xác. Cho nên cứ xác định chờ đến 12/6.
  9. nguyenhong84

    nguyenhong84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2008
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Các chị ơi, có ai khi mang bầu bị đau bụng không ạ? Ý em là đau bụng lâu ý ạ? Em bị đau bụng từ trước khi biết có bầu cơ, cứ đau lâm râm ý, đến giờ thai được 7 tuần rồi nhưng em vẫn đau bụng, có khi đau cả ngày, lại bắt đầu thấy mệt nữa:( Em đi khám thì BS bảo là có dịch trong tử cung, bắt ở nhà, hạn chế đi lại, nằm 1 chỗ, đi bắt mạch người ta cũng bảo thế. Nhưng em uống thuốc Tây gần 1 tuần rồi không đỡ, em mới chuyển sang uống thuốc Bắc được 1 hôm nên chưa thấy có tiến bộ gì. Em muốn hỏi vậy để biết kinh nghiệm của các chị đi trước thui, chứ giờ chắc cũng chỉ biết uống theo thuốc của thầy thuốc thui. Em cảm ơn các chị trước nhé
  10. ngay_tho_cu

    ngay_tho_cu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/06/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Giảm đau cho bà bầu
    Đau sườn thường diễn ra vào quý III ?" khoảng thời gian trọng lượng thai phát triển nhanh chóng. Cơn đau có thể xuất hiện khi bạn cử động hoặc ngay cả lúc bạn thở. Sau đây là 4 cách giảm đau sườn cho bà bầu:
    1. Bạn nên ngồi thẳng lưng trên một chiếc ghế có đủ độ rộng rãi. Có thể kê thêm một chiếc gối nhỏ sau lưng để giữ lưng của bạn luôn được thẳng khi ngồi. Tư thế này giúp giảm áp lực của phần thân trên lên vùng xương sườn và khiến bạn dễ thở hơn.
    2. Dùng túi mát, chườm lên vùng xương sườn bị đau cũng làm bạn dễ chịu hơn. Nếu bạn bị đau ở cả hai bên sườn, bạn nên chườm mát thay phiên nhau, từ bên trái sang bên phải. Bạn có thể sử dụng túi mát, chườm trực tiếp vào sườn hoặc chườm qua một lớp áo mỏng.
    3. Khi ngủ, bạn có thể nằm nghiêng ở bên sườn bị đau. Cách này cũng giúp bạn dễ chịu hơn.
    4. Nếu cơn đau quá nghiêm trọng, bạn nên trao đổi với bác sĩ về những loại thuốc giảm đau. Có nhiều loại thuốc giảm đau an toàn cho thai phụ nói chung và giảm thiểu cơn đau xương sườn, nói riêng.
    Lưu ý: Bạn nên mặc quần áo rộng rãi, tránh những chiếc áo bầu chật chội. Nếu muốn nghỉ ngơi trên giường hoặc ghế dài, bạn nên trải một lớp đệm mỏng phía dưới. Khi đứng hoặc ngồi, bạn nên giữ cho vùng lưng của mình luôn được thẳng.
    Nguyên nhân và thời điểm xuất hiện các cơn đau
    Trọng lượng của thai trong tử cung có thể gây áp lực lên xương sườn của mẹ và gây nên những cơn đau (vùng cơ nối giữa các xương sườn cũng bị kéo căng ra).
    Đau sườn thường diễn ra vào quý III ?" khoảng thời gian trọng lượng thai phát triển nhanh chóng. Cơn đau có thể xuất hiện khi bạn cử động hoặc ngay cả lúc bạn thở.

Chia sẻ trang này