1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chân dung các Thư pháp gia Việt Nam

Chủ đề trong 'Nghệ Thuật Thư Pháp' bởi duongphuongbay, 05/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Chân dung các Thư pháp gia Việt Nam

    Thư hoạ Thanh Hoằng Khê Lê Xuân Hoà ​

    Cụ già quắc thước mà nhân hậu, râu tóc bạc phơ nhưng giọng nói, tiếng cười sang sảng âm vang, chốc chốc lại vén tay áo, thoăn thoắt đưa ngọn bút lông chạy nhanh trên trang giấy khổ lớn để gửi cho đời những ước vọng thanh cao và tô đậm nét thâm trầm muôn thủa của đất trời Hà Nội...

    Mấy chục năm nay, trên cương vị cộng tác viên của Viện nghiên cứu Hán Nôm cũng như trong hoạt động xã hội, cụ Thanh Hoằng Khê Lê Xuân Hoà dồn hết tâm trí và tinh lực cho thư pháp, và ngày nay, tuổi đã ngoài chín mươi, có thể mượn câu ''''bút pháp đã tinh'''' của Nguyễn Du để nói về cụ.

    Thư pháp Thanh Hoằng Khê đã được giới thiệu trân trọng khắp trong Nam ngoài Bắc, ở Hà Nội, ở thành phố HCM... Chữ của Lê Xuân Hoà đã có mặt trong cuộc Triển lãm thư pháp quốc tế lớn do Hiệp hội giao lưu văn hoá đối ngoại Trung Quốc và Hiệp hội các nhà Thư pháp Trung Quốc chủ trì tổ chức với sự hợp tác của Hội thư pháp Nhật Bản và Hàn Quốc.

    Thư pháp Thanh Hoằng Khê có đủ tứ thể song sở trường của cụ có lẽ là thảo thư và hành thư đới thảo. Thư pháp là nghệ thuật dùng cái mỹ của chữ viết để biểu hiện cái chân, cái thiện của tư tưởng và tâm hồn. Bởi thế nhà Thư pháp luôn luôn coi trọng tầm cao của tư duy và cảm xúc những dòng chữ mình viết. Có thể lấy ngay tám chữ: ''''Thiết thạch can trường, tinh anh tuyết ngọc'''' (Khí phách kiên cường như đá như thép, tâm hồn trong sáng cao đẹp như tuyết như ngọc) để khái quát diện mạo tinh thần của thư hoạ Lê Xuân Hoà. Là thơ thần ''''Tuyên ngôn độc lập'''' của Lý Thường Kiệt hay thơ kệ ''''Cáo tật thị chúng'''' của Mãn Giác Thiền sư, là thơ Thướng sơn ''''Cử đầu hồng nhật cận, đối ngạn nhất chi mai''''.... tất cả đều toát lên chất kiên cường cao đẹp ấy.

    Phẩm chất kiên cường, tao nhã thấm đượm cả những trang thư pháp cổ ngữ ''''Nhân đáo vô cầu phẩm tự cao'''' (Người ta khi đạt tới trình độ không ham muốn chẳng truy cầu gì cả thì phẩm giá tự nhiên được cao thượng), cho đến lời ngâm hoa vịnh tửu ''''Đối tửu tâm tiên tuý, Tầm lan mộng diệc hương'''' (Nhìn rượu lòng say trước, tìm lan mộng cũng thơm)....

    Yêu cầu cao về phương diện thể hiện thư pháp là tính cân đối. Bản thân hình thể khối vuông của chữ Hán đã quy định yêu cầu này. Đương nhiên khái niệm cân đối cần được lí giải rất linh hoạt và toàn diện. Thư pháp Thanh Hoằng Khê đã đáp ứng xuất sắc yêu cầu này. Trên tổng thể, đó là bố cục hài hoà giữa các mảng chữ, cũng như giữa phần viết chữ với phần để trống. Nhưng quan trọng hơn cả, thể hiện tài năng thư pháp tập trung nhất chính là nét bút tự nhiên, phóng khoáng, hào mại, không chút câu thúc gò bó trong từng chữ cũng như nét rê bút từ chữ trước đến chữ sau thật lão luyện thuần thục tưởng chừng như sự chuyển động của ngọn bút lông chỉ có thể đi theo một quỹ đạo duy nhất hợp lí như vậy, không thể nào khác.

    Nét bút rắn rỏi, dứt khoát, màu mực đậm đặc ở những chữ khởi đầu có thể nói rất đặc trưng cho bút pháp Lê Xuân Hoà. Điều thú vị là ngoài Thư ra, Thanh Hoằng Khê Lê Xuân Hoà còn có Hoạ chủ yếu là tranh hoạ thảo. Bên cạnh thư pháp gia Thanh Hoằng Khê còn có một thầy giáo - một cụ giáo- Lê Xuân Hoà vẫn ngày ngày tận tình dạy bảo truyền nghề cho lớp lớp người yêu thích thư pháp, trong đó có cả những môn sinh ở tuổi ''''cổ lai hi''''.

    Thư hoạ Thanh Hoằng Khê Lê Xuân Hoà là mốc son trong lịch sử thư pháp Việt Nam, là một thành tựu đáng ghi nhận của thư pháp Hán Nôm, một bộ phận nhỏ nhưng đặc sắc góp phần làm nên diện mạo văn hoá truyền thống nước nhà.
  2. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Một số tác phẩm của Thanh Hoằng Khê Lê Xuân Hoà
    [​IMG]
    Khán trúc hà tu vấn chủ nhân -Thấy trúc không cần hỏi chủ là ai - Thanh Hoằng Khê tả tại Long Thành ?" Xuân hoà thư ?" (Trúc là loại cây biểu trưng cho khí tiết người quân tử, tới nhà ai, thấy cây trúc thì không cần hỏi cũng đã biết chủ nhân là người khí tiết cao sang).
    [​IMG]

    Bái thạch vi huynh - Lạy đá làm anh - Việt Nam Hà Nội Kỷ Mão niên Thanh Hoằng Khê Lê Xuân Hoà ?" (Vị học giả đi trên đường, đụng vào hòn đá, rồi đứng trước hòn đá bái đá làm anh, vì mặc dù có tri thức nhưng không bền và không thể sống lâu như đá).
    (Xem thêm tại topic Thưởng thức thư pháp)​
  3. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Một số tác phẩm của Thanh Hoằng Khê Lê Xuân Hoà
    [​IMG]
    Khán trúc hà tu vấn chủ nhân -Thấy trúc không cần hỏi chủ là ai - Thanh Hoằng Khê tả tại Long Thành ?" Xuân hoà thư ?" (Trúc là loại cây biểu trưng cho khí tiết người quân tử, tới nhà ai, thấy cây trúc thì không cần hỏi cũng đã biết chủ nhân là người khí tiết cao sang).
    [​IMG]

    Bái thạch vi huynh - Lạy đá làm anh - Việt Nam Hà Nội Kỷ Mão niên Thanh Hoằng Khê Lê Xuân Hoà ?" (Vị học giả đi trên đường, đụng vào hòn đá, rồi đứng trước hòn đá bái đá làm anh, vì mặc dù có tri thức nhưng không bền và không thể sống lâu như đá).
    (Xem thêm tại topic Thưởng thức thư pháp)​
  4. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Lại Cao Nguyên​
    Là bậc túc nho, học chữ Hán từ 6 tuổi, rồi học tiếp trường Pháp-Việt, đi kháng chiến, lại đi du học Trung Quốc rồi về Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Trung Quốc-Đại học Tổng hợp, Đại học Sư phạm, Đại học Sư phạm Ngoại ngữ từ năm 1956 đến nay, nghĩa là ông đã hơn 40 năm gắn bó với chữ Hán, chữ Nôm và thư pháp....
    Chủ tịch CLB UNESCO thư pháp Việt Nam Lại Cao Nguyện - vị thầy giáo đã ở tuổi ''''xưa nay hiếm'''', đau đáu nỗi niềm ''''Lạc dục anh tài'''' (sống trong thiên hạ, có người tài để giáo dục là một sự vui vẻ'''' say mê giảng giải cho tôi nghe về Thư pháp-môn nghệ thuật độc đáo, nét hào hoa trong sinh hoạt văn hoá tinh thần của người Việt tự ngày xưa: ''''Thư pháp lúc đầu đơn giản chỉ là cách viết chữ Hán. Để viết cho đúng phải theo trình tự. Thầy phải viết chữ đẹp để viết bài cho học trò, viết sơn mẫu để cho học trò viết tô (viết thô), tìm những thiếp chữ viết đẹp cho học trò đặt trước giấy bản để mô phỏng (viết phóng). Cuối cùng học trò nhớ bài đã học hoặc nghe thầy đọc mà viết không nhìn mẫu (viết trầm, viết ám tả)''''. Thuở nào đó, mới lớp học vỡ lòng, người thầy cũng bắt đầu từ những nét tô, nét phóng như thế...
    Nhìn bàn tay cầm bút của người thầy già, thấy các đầu ngón tay quặp lại mới thấy cả một quá trình khổ công tập luyện thư pháp để nét chữ bay lượn trên vuông giấy. Người học thư pháp phải cầm bút bằng cả năm ngón tay mới phát huy được hết cái ''''thần'''', cái ''''khí'''' ngọn bút lông: Bụng ngón cái đè vào phía trong quản bút, lực đầy từ trong ra ngoài. Ngón trỏ dùng đốt trên cùng đè vào phía ngoài quản bút, lực đẩy ngoài vào trong. Ngón giữa ngoặc vào quản bút từ phía trước kéo về phía sau. Dùng đầu ngón vô danh đẩy quản bút từ trong ra ngoài. Ngón út dựa vào ngón vô danh, thêm sức cho ngón vô danh... Thế mới hay, để đạt được công phu trong bất kỳ cái ''''nghiệp'''' nào cũng cần sự hy sinh, tinh thần khổ luyện. Thầy Nguyện tâm sự: ''''Gắn chút duyên với bút lông, giấy dó, phải đeo đuổi cả đời, con ạ''''.
    Ngót nửa thế kỷ đứng trên bục giảng, bao nhiêu tinh hoa Nho học, bao nét chữ thể hiện nhân cách con người, bao kiến thức từ đơn giản là Tam tự kinh chóng nhớ, dễ thuộc lòng đến triết lý thâm trầm trong văn học cổ, người thầy ấy đã đem hết tâm huyết truyền dạy cho lớp lớp người sau. Trò từ bé chỉ biết cầm đũa và cơm, chưa hề biết cầm bút, thầy phải nắn tay, chỉnh bút thế nào cho đứng để nét chữ mềm mại. Nếu trò vụng về và cầm bút xiêu thì nét chữ sẽ không thành. Thầy cũng vì thế mà vất vả theo trò, kiên nhẫn theo trò...
    Gò lưng trên vuông giấy đỏ tại sân nhà Đại Bái (Văn Miếu), tham gia buổi cho chữ quyên góp từ thiện, thầy Nguyện kể về sự ra đời của CLB Thư hoạ Thăng Long - tiền thân của CLB UNESCO Thư pháp Việt Nam do chính thầy là một trong người những người đứng ra sáng lập. ''''Chỉ muốn tập hợp được nhiều thế hệ yêu thích thư pháp, để rồi nhân lên thành phong trào, thành nét sinh hoạt văn hoá phổ biến không chỉ mỗi dịp tết đến xuân về'''', thầy Nguyện nói. Qúa tuổi ''''Thất thập cổ lai hy'''' rồi, mà chủ nhật nào, người thầy già cũng lên từ Mai Dịch lên tới tận Hàng Quạt dạy thư pháp. ''''Trọn đời thầy chỉ muốn được đào tạo cho nhiều người môn nghệ thuật truyền thống này, để khỏi buồn tủi với nghiên mực, giấy đỏ'''', thầy tâm sự.
    Nhà ông đồ già đơn sơ, trang trọng treo giữa nhà là bức thư pháp với một chữ ''''Tâm'''' cùng nhiều chữ ký của các thành viên CLB UNESCO Thư pháp Việt Nam. Chấm mực viết đôi câu do nhà thơ Vũ Đình Liên đề tặng: ''''Thiêu thân nghệ thuật là duyên nghiệp. Đốt nén tim trầm gửi gió hương'''', thầy Nguyện trầm ngâm không nói, chỉ ngắm bức lụa ghi dòng chữ ''''Lạc dục nhân tài'''', ánh mắt hiền hậu mang ước vọng dung dị bao đời của người xưa: ''''Người quân tử có ba niềm vui mà vị quân vương không có được. Niềm vui thứ nhất là bố mẹ còn, anh em bình yên. Niềm vui thứ hai là Ngẩng mặt lên không thẹn với trời, cúi xuống không hổ với người. Niềm vui thứ ba là sống trong thiên hạ có người tài để giáo dục ( Mạnh Tử)..."
  5. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Lại Cao Nguyên​
    Là bậc túc nho, học chữ Hán từ 6 tuổi, rồi học tiếp trường Pháp-Việt, đi kháng chiến, lại đi du học Trung Quốc rồi về Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Trung Quốc-Đại học Tổng hợp, Đại học Sư phạm, Đại học Sư phạm Ngoại ngữ từ năm 1956 đến nay, nghĩa là ông đã hơn 40 năm gắn bó với chữ Hán, chữ Nôm và thư pháp....
    Chủ tịch CLB UNESCO thư pháp Việt Nam Lại Cao Nguyện - vị thầy giáo đã ở tuổi ''''xưa nay hiếm'''', đau đáu nỗi niềm ''''Lạc dục anh tài'''' (sống trong thiên hạ, có người tài để giáo dục là một sự vui vẻ'''' say mê giảng giải cho tôi nghe về Thư pháp-môn nghệ thuật độc đáo, nét hào hoa trong sinh hoạt văn hoá tinh thần của người Việt tự ngày xưa: ''''Thư pháp lúc đầu đơn giản chỉ là cách viết chữ Hán. Để viết cho đúng phải theo trình tự. Thầy phải viết chữ đẹp để viết bài cho học trò, viết sơn mẫu để cho học trò viết tô (viết thô), tìm những thiếp chữ viết đẹp cho học trò đặt trước giấy bản để mô phỏng (viết phóng). Cuối cùng học trò nhớ bài đã học hoặc nghe thầy đọc mà viết không nhìn mẫu (viết trầm, viết ám tả)''''. Thuở nào đó, mới lớp học vỡ lòng, người thầy cũng bắt đầu từ những nét tô, nét phóng như thế...
    Nhìn bàn tay cầm bút của người thầy già, thấy các đầu ngón tay quặp lại mới thấy cả một quá trình khổ công tập luyện thư pháp để nét chữ bay lượn trên vuông giấy. Người học thư pháp phải cầm bút bằng cả năm ngón tay mới phát huy được hết cái ''''thần'''', cái ''''khí'''' ngọn bút lông: Bụng ngón cái đè vào phía trong quản bút, lực đầy từ trong ra ngoài. Ngón trỏ dùng đốt trên cùng đè vào phía ngoài quản bút, lực đẩy ngoài vào trong. Ngón giữa ngoặc vào quản bút từ phía trước kéo về phía sau. Dùng đầu ngón vô danh đẩy quản bút từ trong ra ngoài. Ngón út dựa vào ngón vô danh, thêm sức cho ngón vô danh... Thế mới hay, để đạt được công phu trong bất kỳ cái ''''nghiệp'''' nào cũng cần sự hy sinh, tinh thần khổ luyện. Thầy Nguyện tâm sự: ''''Gắn chút duyên với bút lông, giấy dó, phải đeo đuổi cả đời, con ạ''''.
    Ngót nửa thế kỷ đứng trên bục giảng, bao nhiêu tinh hoa Nho học, bao nét chữ thể hiện nhân cách con người, bao kiến thức từ đơn giản là Tam tự kinh chóng nhớ, dễ thuộc lòng đến triết lý thâm trầm trong văn học cổ, người thầy ấy đã đem hết tâm huyết truyền dạy cho lớp lớp người sau. Trò từ bé chỉ biết cầm đũa và cơm, chưa hề biết cầm bút, thầy phải nắn tay, chỉnh bút thế nào cho đứng để nét chữ mềm mại. Nếu trò vụng về và cầm bút xiêu thì nét chữ sẽ không thành. Thầy cũng vì thế mà vất vả theo trò, kiên nhẫn theo trò...
    Gò lưng trên vuông giấy đỏ tại sân nhà Đại Bái (Văn Miếu), tham gia buổi cho chữ quyên góp từ thiện, thầy Nguyện kể về sự ra đời của CLB Thư hoạ Thăng Long - tiền thân của CLB UNESCO Thư pháp Việt Nam do chính thầy là một trong người những người đứng ra sáng lập. ''''Chỉ muốn tập hợp được nhiều thế hệ yêu thích thư pháp, để rồi nhân lên thành phong trào, thành nét sinh hoạt văn hoá phổ biến không chỉ mỗi dịp tết đến xuân về'''', thầy Nguyện nói. Qúa tuổi ''''Thất thập cổ lai hy'''' rồi, mà chủ nhật nào, người thầy già cũng lên từ Mai Dịch lên tới tận Hàng Quạt dạy thư pháp. ''''Trọn đời thầy chỉ muốn được đào tạo cho nhiều người môn nghệ thuật truyền thống này, để khỏi buồn tủi với nghiên mực, giấy đỏ'''', thầy tâm sự.
    Nhà ông đồ già đơn sơ, trang trọng treo giữa nhà là bức thư pháp với một chữ ''''Tâm'''' cùng nhiều chữ ký của các thành viên CLB UNESCO Thư pháp Việt Nam. Chấm mực viết đôi câu do nhà thơ Vũ Đình Liên đề tặng: ''''Thiêu thân nghệ thuật là duyên nghiệp. Đốt nén tim trầm gửi gió hương'''', thầy Nguyện trầm ngâm không nói, chỉ ngắm bức lụa ghi dòng chữ ''''Lạc dục nhân tài'''', ánh mắt hiền hậu mang ước vọng dung dị bao đời của người xưa: ''''Người quân tử có ba niềm vui mà vị quân vương không có được. Niềm vui thứ nhất là bố mẹ còn, anh em bình yên. Niềm vui thứ hai là Ngẩng mặt lên không thẹn với trời, cúi xuống không hổ với người. Niềm vui thứ ba là sống trong thiên hạ có người tài để giáo dục ( Mạnh Tử)..."
  6. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Các nhà thư pháp khác tại Hà Nội
    Chơi chữ, viết chữ, xin chữ - một nét đẹp văn hoá dân gian có từ lâu đời - gần đây đã dấy lên thành một phong trào quần chúng rộng rãi sôi nổi. Kể từ khi nhà thơ Vũ Đình Liên than thở ''''Giấy đỏ buồn không thắm, mực đọng trong nghiên sầu'''' và băn khoăn ''''Những người muôn năm cũ, hồn ở đâu bây giờ?'''' thì vẫn còn một số ông đồ nho cần cù làm việc không biết mệt mỏi, như những mạch nước âm ngầm âm thầm chảy trong lòng đất, như những mảnh than hồng đang cháy âm ỉ, ủ kín trong đống tro tàn...
    Trong số ít những nhà nho hiếm hoi ấy, có thể kể đến trước hết một cụ Đồ Bách, người đã từng viết câu đối thuê ở chợ Thông Hải Dương trước Cách mạng tháng Tám, nay là lương y Nguyễn Văn Bách; một ông đồ Lam Sơn - Hồng Thanh, tên thật là Dương Hồng Thanh, chuyên viết thuê, tặng chữ ở ngã tư Ngọc Khánh và ở dốc Bà Triệu những năm đầu thập niên 90 của thế kỉ trước, nay không may mang bệnh bị liệt nửa người, trong cảnh ''''một ông đồ đang lùi dần về quá khứ''''...
    Một hiện tượng đặc biệt là cố nghệ sĩ chèo Tào Mạt, rất sành chơi chữ, có tâm có chí có tài, mầy mò tự học chữ nho và làm thơ chữ Hán, hàng năm khai bút mừng xuân, viết bút lông tặng bạn bè và những người ông thực sự quý mến, đã nổi tiếng một thời là người văn hay chữ tốt trong giới văn nghệ sĩ, với một niềm đam mê thanh cao nhất trong đời là chơi chữ, ngay cả trong những giờ phút cuối cùng khi bị căn bệnh hiểm nghèo hành hạ trên giường bệnh.
    Rồi Thanh Hoằng Khê Lê Xuân Hoà, Lê Quốc Việt, câu lạc bộ UNESCO Thư pháp Việt Nam, câu lạc bộ Cảo thơm...kẻ giữ lửa, người nhen nhúm, dần dần tập hợp những người yêu chữ và viết chữ trên một sân chơi chung với hy vọng ''''những tia nước ngầm ra khỏi lòng đất đã họp nhau lại thành dòng suối nhỏ êm đềm, sẽ có một ngày những dòng suối ấy họp lại thành sông, sông con hợp thành sông cái, chảy ra biển cả, hoà mình trong khu vực rồi đổ ra đại dương mênh mông''''.
    Xin không dám nói dông dài nữa, mà chỉ giới thiệu riêng đôi chút di bút của Cố nghệ sĩ Nhân dân, Giải thưởng Hồ Chí Minh, nhà văn đại tá Tào Mạt tức Nguyễn Đăng Thục (1930-1993). Ông là người xa Hồng Bàng Thạch Thất - Sơn Tây. Ông vừa là diễn viên chèo vừa là nhà biên kịch đạo diễn xuất sắc. Tác phẩm chủ yếu của ông là Bộ ba bài ca giữ nước, Chị Út Tịch, Nguyễn Viết Xuân...
    Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo ở vùng quê Sơn Tây, hồi nhỏ Tào Mạt không có điều kiện tới trường bèn theo học chữ Nho trong chùa. Tào Mạt nổi tiếng một thời văn hay chữ tốt, là Đại tá quân đội nhân dân Việt Nam, nhưng ông được người đương thời xếp vào hàng ngũ ''''những người muôn năm cũ'''' cùng với cụ Tú Phương - từng ngồi viết chữ ở Hàng Bồ trước CM tháng Tám và cụ cử Trần Lê Nhân ở Bát Tràng.
    Tào Mạt đã soạn viết bài thơ với lời văn đanh thép, nét chữ hào hoa để Hội Cựu chiến binh Hà Nội mừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong đó có đoạn ''''Kim tinh thị cực phẩm huân chương-Hà nhạc danh lưu hiển miếu đường-Hộ quốc phù dân công đức tại-Việt Nam cách mạng ngọc thanh chương'''' (Tác giả tự dịch: Huân chương cao nhất rực sao vàng-Riêng để non sông rạng miếu đường-Cứu nước phò dân công đức lớn-Danh ngời cách mạng mãi còn vang).
    Tào Mạt có viết tặng nhà thơ Hoàng Trung Thông năm chữ ''''Nhất chích thiên lí mã'''' (Một con thiên lí mã) và viết bài thơ viếng tặng cụ Đào Văn Du, thân phụ Tiến sĩ Đào Thái Tôn rằng: Sự Đào Công: Thất ngũ tôn ông kim thướng thiên-Tam sinh tổng vị tử tôn hiền-Thiên qui địa luật hà năng cưỡng-Nhất thế cần lao thị địa tiên (Bảy mươi lăm tuổi cụ qui tiên-Ba kiếp nuôi con cháu thảo hiền-Qui luật đất trời khôn cưỡng lại-Một đời cần mẫn cụ là tiên * Lại Cao Nguyện dịch).
    Chơi chữ là một thú vui tao nhã. Phong trào chơi chữ ở ta đang phát triển nói chung là lành mạnh, đúng hướng; nhưng đây đó có lúc cũng có phần lệch lạc như còn hình thức chủ nghĩa hoặc có khuynh hướng thương mại hoá. Các bậc tiền nho khí tiết như Tào Mạt, Nguyễn Văn Bách, Lê Xuân Hoà ... đáng để kính nể và học tập.
  7. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Các nhà thư pháp khác tại Hà Nội
    Chơi chữ, viết chữ, xin chữ - một nét đẹp văn hoá dân gian có từ lâu đời - gần đây đã dấy lên thành một phong trào quần chúng rộng rãi sôi nổi. Kể từ khi nhà thơ Vũ Đình Liên than thở ''''Giấy đỏ buồn không thắm, mực đọng trong nghiên sầu'''' và băn khoăn ''''Những người muôn năm cũ, hồn ở đâu bây giờ?'''' thì vẫn còn một số ông đồ nho cần cù làm việc không biết mệt mỏi, như những mạch nước âm ngầm âm thầm chảy trong lòng đất, như những mảnh than hồng đang cháy âm ỉ, ủ kín trong đống tro tàn...
    Trong số ít những nhà nho hiếm hoi ấy, có thể kể đến trước hết một cụ Đồ Bách, người đã từng viết câu đối thuê ở chợ Thông Hải Dương trước Cách mạng tháng Tám, nay là lương y Nguyễn Văn Bách; một ông đồ Lam Sơn - Hồng Thanh, tên thật là Dương Hồng Thanh, chuyên viết thuê, tặng chữ ở ngã tư Ngọc Khánh và ở dốc Bà Triệu những năm đầu thập niên 90 của thế kỉ trước, nay không may mang bệnh bị liệt nửa người, trong cảnh ''''một ông đồ đang lùi dần về quá khứ''''...
    Một hiện tượng đặc biệt là cố nghệ sĩ chèo Tào Mạt, rất sành chơi chữ, có tâm có chí có tài, mầy mò tự học chữ nho và làm thơ chữ Hán, hàng năm khai bút mừng xuân, viết bút lông tặng bạn bè và những người ông thực sự quý mến, đã nổi tiếng một thời là người văn hay chữ tốt trong giới văn nghệ sĩ, với một niềm đam mê thanh cao nhất trong đời là chơi chữ, ngay cả trong những giờ phút cuối cùng khi bị căn bệnh hiểm nghèo hành hạ trên giường bệnh.
    Rồi Thanh Hoằng Khê Lê Xuân Hoà, Lê Quốc Việt, câu lạc bộ UNESCO Thư pháp Việt Nam, câu lạc bộ Cảo thơm...kẻ giữ lửa, người nhen nhúm, dần dần tập hợp những người yêu chữ và viết chữ trên một sân chơi chung với hy vọng ''''những tia nước ngầm ra khỏi lòng đất đã họp nhau lại thành dòng suối nhỏ êm đềm, sẽ có một ngày những dòng suối ấy họp lại thành sông, sông con hợp thành sông cái, chảy ra biển cả, hoà mình trong khu vực rồi đổ ra đại dương mênh mông''''.
    Xin không dám nói dông dài nữa, mà chỉ giới thiệu riêng đôi chút di bút của Cố nghệ sĩ Nhân dân, Giải thưởng Hồ Chí Minh, nhà văn đại tá Tào Mạt tức Nguyễn Đăng Thục (1930-1993). Ông là người xa Hồng Bàng Thạch Thất - Sơn Tây. Ông vừa là diễn viên chèo vừa là nhà biên kịch đạo diễn xuất sắc. Tác phẩm chủ yếu của ông là Bộ ba bài ca giữ nước, Chị Út Tịch, Nguyễn Viết Xuân...
    Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo ở vùng quê Sơn Tây, hồi nhỏ Tào Mạt không có điều kiện tới trường bèn theo học chữ Nho trong chùa. Tào Mạt nổi tiếng một thời văn hay chữ tốt, là Đại tá quân đội nhân dân Việt Nam, nhưng ông được người đương thời xếp vào hàng ngũ ''''những người muôn năm cũ'''' cùng với cụ Tú Phương - từng ngồi viết chữ ở Hàng Bồ trước CM tháng Tám và cụ cử Trần Lê Nhân ở Bát Tràng.
    Tào Mạt đã soạn viết bài thơ với lời văn đanh thép, nét chữ hào hoa để Hội Cựu chiến binh Hà Nội mừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong đó có đoạn ''''Kim tinh thị cực phẩm huân chương-Hà nhạc danh lưu hiển miếu đường-Hộ quốc phù dân công đức tại-Việt Nam cách mạng ngọc thanh chương'''' (Tác giả tự dịch: Huân chương cao nhất rực sao vàng-Riêng để non sông rạng miếu đường-Cứu nước phò dân công đức lớn-Danh ngời cách mạng mãi còn vang).
    Tào Mạt có viết tặng nhà thơ Hoàng Trung Thông năm chữ ''''Nhất chích thiên lí mã'''' (Một con thiên lí mã) và viết bài thơ viếng tặng cụ Đào Văn Du, thân phụ Tiến sĩ Đào Thái Tôn rằng: Sự Đào Công: Thất ngũ tôn ông kim thướng thiên-Tam sinh tổng vị tử tôn hiền-Thiên qui địa luật hà năng cưỡng-Nhất thế cần lao thị địa tiên (Bảy mươi lăm tuổi cụ qui tiên-Ba kiếp nuôi con cháu thảo hiền-Qui luật đất trời khôn cưỡng lại-Một đời cần mẫn cụ là tiên * Lại Cao Nguyện dịch).
    Chơi chữ là một thú vui tao nhã. Phong trào chơi chữ ở ta đang phát triển nói chung là lành mạnh, đúng hướng; nhưng đây đó có lúc cũng có phần lệch lạc như còn hình thức chủ nghĩa hoặc có khuynh hướng thương mại hoá. Các bậc tiền nho khí tiết như Tào Mạt, Nguyễn Văn Bách, Lê Xuân Hoà ... đáng để kính nể và học tập.
  8. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Kiều Văn Tiến
    Viết chữ quốc ngữ cho đúng, cho đẹp đã chẳng dễ dàng gì. Thời nay, việc ấy càng khó hơn khi trong hơn 20 năm qua, các đợt cải cách giáo dục đã khiến chữ và người ''''điêu đứng''''. Ấy vậy mà có người, hơn 30 năm qua đã sống cùng tình yêu say đắm với những con chữ quốc ngữ...
    Chữ của ông không những đẹp khi viết như bao người viết, mà còn đẹp khi đọc xuôi hay ngược, dọc hay ngang, khi chữ là tranh, lúc chữ là tình. Không phải là ''''ông tổ'''' của thư pháp chữ quốc ngữ, nhưng ông đáng được gọi là người mang đến cho những nét chữ Việt Nam sự phong phú tuyệt vời. Ông là nhà thư pháp, thư hoạ chữ quốc ngữ - Kiều Văn Tiến.
    Thư pháp chữ quốc ngữ là một biến thể, chữ được viết theo kiểu chữ Nho bởi không phải ai cũng có đủ vốn kiến thức chữ Nho để đọc và hiểu cho được điều mà những ''''ông đồ'''' gửi gắm qua các tác phẩm. Kiều Văn Tiến cũng thú nhận rằng vốn chữ Hán của mình chỉ...đếm trên đầu ngón tay. Như điều mà có lần ông thổ lộ với ông Ngô Xuân Thiên - Phó Chủ nhiệm CLB UNESCO Thư pháp Việt Nam: ''''Có lẽ vì không biết nhiều chữ Hán nên tôi đã đặt hết hồn vào chữ quốc ngữ được đến như vậy''''. ''''Còn các nét viết mà đã không ít lần các nhà thư pháp Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc nhận làm ''''anh em'''' thì sao?'''', ''''Đó chắc là do ''''gien'''' di truyền của ông cố nội tôi, làm nghề bốc thuốc Bắc và rất giỏi chữ Nho''''.
    Có câu xếp hạng về các thú chơi tao nhã được các bậc cha ông truyền lại: ''''Nhất chữ, nhì tranh, tam sành, tứ kiểng''''. Thú chơi chữ của Kiều Văn Tiến bắt đầu khi ông ...19 tuổi và đang là học sinh của Trường trung học Sa Đéc, Đồng Tháp. Rồi điều ''''tao nhã'''' nhất hồi ấy ông đã làm được là viết một bức thư tình...bằng chữ ngược cho người ông yêu. Người đó bây giờ cũng là mẹ của 3 đứa con ông, người chạy vạy lo toan cuộc sống hàng ngày, vay mượn tiền cho ông in sách để giúp ông có thể yên lòng với niềm say mê của mình. Những nét chữ ngược đầu tiên của ông được viết giản đơn theo kiểu từ trái qua phải, khi đọc ngược lại thì ra chữ thường. Rồi khi nhìn thấy chữ Hán, ông ''''bắt'''' được cái thần, cái tình, thế rồi ông ''''vo'''' những nét chữ của mình lại cho vuông vắn, vì thế chữ viết của ông có nét thanh nét đậm, nhìn qua nét chữ rất giống chữ Hán. Khi đã quá quen thuộc, ông thả hồn vào từng nét chữ, ông bước vào Thư pháp từ những câu đối, ca dao tục ngữ, câu nói hay của các danh nhân mà ông tâm đắc, thấm nhuần. Thế là chữ của ông cứ thoả sức bay bổng, uốn lượn hay sắc nét mà người đọc vẫn ''''cảm'''', vẫn nhận ra chữ viết với đầy đủ ý nghĩa và cảm xúc của nó. Độc đáo hơn, ông còn thể hiện chữ thành những bức tranh, một trong những bức tranh ấy là ông viết tên mình mang dáng hình một kỵ sĩ đơn thương độc mã, ấy là lúc ông đang trăn trở với việc truyền đạt thư pháp và lòng yêu chữ tới mọi người, và ông luôn day dứt rằng: có ít người yêu và quan tâm đến thư pháp chữ quốc ngữ quá!
    Thuở ''''đơn thương độc mã''''...
    Ông bùi ngùi nhớ lại những ngày đầu tiên viết sách. Ý tưởng bắt đầu ấp ủ từ năm 1970, khi ông nhận được lời khen tặng xuýt xoa của người xem chữ mình: ''''Hay quá! Tuyệt vời quá! Sao anh không viết sách để giới thiệu chữ của mình tới nhiều người hơn...?''''. 4 năm sau, bản thảo cuốn sách đầu tiên mang tên ''''Quốc ngữ kỳ quan'''' đã có trong tay, giấy phép xuất bản đã sẵn sằng mà tiền không có, ông ngày ngày đạp xe từ 8 giờ sáng đến 9 giờ tối ở Vũng Tàu, hết bãi trước qua bãi sau, dừng trước nhà mấy người bạn thân rồi lại ngại ngùng quay lưng. Hôm ấy, ông mạnh dạn vào Sở Tài chính vật giá tỉnh Bà Rịa, rụt rè đặt vấn đề với ông Giám đốc sở tên Trương Văn Tâm khi ấy mới lên chức được mấy ngày. Không đợi ông giới thiệu quá 10 phút, ông Tâm vội vàng nói: ''''Cái này mà không ủng hộ thì ủng hộ cái gì bây giờ...!!!''''. Cầm 3 triệu đồng trong tay (đủ tiền đặt cọc cho nhà in), ông đã cho ra mắt những cuốn sách đầu tiên về điều kỳ diệu của những con chữ Việt. Người ta biết đến ông nhiều hơn, ngưỡng mộ ông nhiều hơn. Mỗi lá thư của người yêu chữ gửi cho ông là một điều thôi thúc ông, nhân niềm say mê lên. Từ đó tới nay, các cuốn sách khác đúc kết từng thời kỳ sáng tạo của ông lần lượt ra đời, đó là ''''Kỳ quan chữ Việt'''', ''''Quốc ngữ kỳ quan'''', ''''Nghệ thuật chữ viết'''', và mới đây nhất (22/12) cuốn sách ''''Sự kỳ diệu của chữ viết Việt Nam hiện đại'''' đã ra đời. Vì rất mới nên niềm vui, niềm háo hức còn nguyên vẹn, cứ đi ra ngoài thì thôi, về tới nhà, ông lại mở sách của mình ra xem, đọc đi đọc lại và lấy làm mừng vì đây là cuốn sách đúc kết, tập trung hết tinh hoa trong những con chữ của ông. Nó càng đặc biệt vì có tính tập thể cao, có cái nhìn tổng hợp nhất về một loại hình thư pháp Việt Nam. Đó còn là chỗ ông gửi gắm những dấu ấn cuộc sống của mình ở nhiều nơi, nhiều nghề nghiệp đã kinh qua.
    Có thể, tất cả những cuốn sách đã ra mắt công chúng của ông chưa thật chuyên nghiệp ở phong cách viết, thiết kế nội dung cũng như biên tập. Nó chắc sẽ không ''''bắt mắt'''' và đôi khi lẻ loi trên những giá sách với sự thiết kế hiện đại, màu sắc nơi thành thị, nhưng nó thể hiện trọn vẹn tâm huyết của một người thực sự sống với và luôn luôn nghĩ về những con chữ. Ông cũng không giữ chữ cho riêng mình. Bằng chứng là trong cuốn sách mới nhất này, ông giới thiệu toàn bộ bảng chữ cái Việt Nam, các con số bằng thư pháp, chữ ngược của mình cho những người ham hiểu biết và yêu thích thư pháp có thể tự học. Trong cuốn sách, ông ca ngợi hết lời những bậc tiền nhân trong làng Thư pháp, Thư hoạ Việt Nam, ông mang ơn những người đã sáng lập ra các CLB Thư pháp để ông thỉnh thoảng có cơ hội ''''phóng bút''''. Ông nói, CLB thư pháp nơi ông đang sinh hoạt như một cái bể cá, và ông là một trong những con cá trong cái bể ấy. Nếu nó càng rộng, càng đẹp, càng nhiều nước thì ông càng ''''tung tăng'''' hơn. Ông tâm huyết với câu nói miêu tả chữ viết đạt ''''đỉnh'''' của một Thư pháp gia lỗi lạc Trung Quốc - Vương Hy Chi (321-379): ''''Mỗi nét ngang là một đám mây trong một thế trận; mỗi nét móc là một cây cung giương lên có một sức mạnh phi thường; mỗi nét chấm phá là một tảng đá rơi xuống từ đỉnh núi cao; mỗi nét phẩy là một cái móc bằng đồng; mỗi nét sổ dài là một thân cây cổ kính, và mỗi nét phóng khoáng mảnh mai là một lực sĩ chạy thi ở tư thế sẵn sàng lao lên phía trước''''.
    Ông cũng thừa nhận, việc in sách của mình vừa có đạo, vừa có thực. Đạo là bởi ông đã dồn hết những kiến thức của mình, trút mọi nỗi niềm vào cuốn sách mong ai đó sẽ tiếp thu được hết. Thực là vì chính những con chữ đã giúp gia đình ông chèo chống với khó khăn, song song với những đồng lương hưu giáo viên của ông để nuôi các con ăn học và sắm sửa những đồ dùng cần thiết trong gia đình. Nhưng dù có đạo hay có thực, thì vẫn có nhiều cái ''''thực'''' hơn, đó là sự thờ ơ, lạnh nhạt của phần đông công chúng.
    ''''Binh minh đã về với Thư pháp Việt Nam''''?
    Trong cuốn sách mới nhất của mình, ông đã thốt lên như vậy khi thấy một vài CLB thư pháp ra đời: Câu lạc bộ UNESCO Thư pháp Việt Nam, CLB Thư - Hoạ Thăng Long, CLB Thư pháp Huế, CLB Thư pháp chữ Việt (TP.HCM), CLB Thư học Giác ngộ...với một vài hoạt động triển lãm được báo chí, truyền hình đưa tin. Lưa thưa các lớp học thư pháp ra đời cũng khiến ông vui mừng, và rồi lại buồn rầu khi chỉ qua vài tháng học, số học viên từ hơn 100 chỉ còn phân nửa và đến khi tốt nghiệp lại càng ít hơn. Theo ông, lượng người viết thư pháp chữ quốc ngữ tập trung chủ yếu ở TP.HCM và Huế, Hà Nội chỉ mang tính chất tượng trưng và thường đi sâu vào thư pháp chữ Hán. Đôi khi, CLB Thư pháp chữ Việt ông đang tham gia tổ chức một triển lãm, ông và các bạn hữu bán được ít chữ, được người tham quan triển lãm trầm trồ đôi câu, nếu thích, họ mua tặng nhau hoặc mang về nhà treo. Đó chính là lúc ông thấy mình hạnh phúc và có ích, vì đã mang tới cho mọi người niềm vui với những ý nghĩa cao đẹp.
    Ông tâm sự: ''''Tôi đã viết chữ ngược từ bút bi, bút lá tre, bút nỉ đến bút lông. Đây là một công trình rất công phu, đòi hỏi sự sáng tạo, sự tư duy nghệ thuật và tính mô phỏng cao, theo cách viết Hán tự của người Trung Quốc và người Việt xưa, gợi cho người đọc sự thú vị và tinh thần hoài cổ sâu sắc. Chúng ta đều biết, mỗi người một cá tính nên chữ viết và thư pháp của từng người mang một phong cách, một ấn tượng riêng. ''''Hào quang'''' của họ sẽ có một chu vi tập thể anh chị em, bè bạn và những người ái mộ ủng hộ. Chỉ cần vung tay thảo một nét, một chữ ký, một triện son trên bức thư pháp, hoành phi, câu đối có nội dung như ý, là người ngưỡng mộ sung sướng mang về nhà treo trang trọng. Có dư luận cho rằng: ''''Thư pháp viết chữ khó đọc, thế mà vẫn có người ưa thích, chữ viết rối bời mà vẫn có người mua. Thư pháp có lối chữ chưa đạt ''''hiệu quả mỹ cảm'''' lai phô trương rầm rộ? Thư pháp có công phu điêu luyện, có ''''vũ điệu con chữ'''' giàu hình tượng. Thư pháp là chuyện của năm mười năm, đôi ba chục năm, có khi là cả đời người, hàng thế kỷ, thiên niên kỷ...có đâu mấy tuần?''''
    Có lẽ, thú chơi Thư pháp cũng ảnh hưởng ít nhiều đến phong cách sống của ông. Lúc nào cũng nhiệt tình, tất bật. Ông tự hào vì mình là anh trai của nhạc sĩ nổi tiếng Kiều Tấn, là cha của 3 đứa con ngoan ngoãn và là chồng của một người vợ đảm đang. Đứa con gái thứ 2 đang theo nghiệp ông - là cô giáo dạy hội hoạ và đang học thư pháp. Ngày ngày sinh hoạt tại CLB Nhà giáo hưu trí, tham gia giảng dạy cho các khoá Thư pháp, tới những triển lãm Thư pháp được tổ chức tại thành phố, ông vẫn lấy nguồn thư pháp chữ Hán là ''''khuôn vàng thước ngọc'''' để học hỏi, vận dụng và sáng tạo cho phù hợp với đặc thù chữ quốc nhữ nói riêng và mở đường cho ngành Thư pháp chữ La tinh viết theo phong cách ''''bút lông mực Tàu''''.
    Ông có một niềm ước mong - sẽ có một ngày kỷ niệm cho Thư pháp Việt Nam. Và theo ông thì: ''''Người đầu tiên khởi động, phác ngọn bút lông vạch đường với vần thơ mộc mạc, chân tình, sâu lắng mà bút tích còn lưu lại đến hôm nay, những nét bút đầu tiên của Thư pháp quốc ngữ, đó là thi sĩ Đông Hồ. Ông là người viết và mở trường dạy Quốc văn, viết báo trên các tờ tạp chí Nam Phong, Trung Bắc tân văn, Đông Pháp thời báo, Kỳ Lân báo, đã xuất bản các tập thơ Đông Hồ, Cô Gái Xuân...Theo thông lệ, ngành nghề nào cũng có tổ chức kỷ niệm Tổ trong năm. Nên chăng, hàng năm giới thư pháp nên chọn ngày 16/2 là ngày Truyền thống thư pháp chữ Việt - Quốc ngữ để giới thư pháp cùng nhau hội ngộ, hoài niệm cố nhân, nhớ về cội nguồn...?''''
    Mơ ước này chẳng để cho riêng ông và cũng đáng để suy nghĩ lắm chứ!
    Dịp Festival Huế 2002 vừa qua, Minh Đức Triều Tâm Ảnh đã cảm kích mà tặng ông mấy câu thơ:
    ''''Lỡ yêu từng nét chữ
    Chi ngại bụi đường bay
    Lung linh hồn bút Việt
    Tình một cõi trăng mây''''​
  9. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Kiều Văn Tiến
    Viết chữ quốc ngữ cho đúng, cho đẹp đã chẳng dễ dàng gì. Thời nay, việc ấy càng khó hơn khi trong hơn 20 năm qua, các đợt cải cách giáo dục đã khiến chữ và người ''''điêu đứng''''. Ấy vậy mà có người, hơn 30 năm qua đã sống cùng tình yêu say đắm với những con chữ quốc ngữ...
    Chữ của ông không những đẹp khi viết như bao người viết, mà còn đẹp khi đọc xuôi hay ngược, dọc hay ngang, khi chữ là tranh, lúc chữ là tình. Không phải là ''''ông tổ'''' của thư pháp chữ quốc ngữ, nhưng ông đáng được gọi là người mang đến cho những nét chữ Việt Nam sự phong phú tuyệt vời. Ông là nhà thư pháp, thư hoạ chữ quốc ngữ - Kiều Văn Tiến.
    Thư pháp chữ quốc ngữ là một biến thể, chữ được viết theo kiểu chữ Nho bởi không phải ai cũng có đủ vốn kiến thức chữ Nho để đọc và hiểu cho được điều mà những ''''ông đồ'''' gửi gắm qua các tác phẩm. Kiều Văn Tiến cũng thú nhận rằng vốn chữ Hán của mình chỉ...đếm trên đầu ngón tay. Như điều mà có lần ông thổ lộ với ông Ngô Xuân Thiên - Phó Chủ nhiệm CLB UNESCO Thư pháp Việt Nam: ''''Có lẽ vì không biết nhiều chữ Hán nên tôi đã đặt hết hồn vào chữ quốc ngữ được đến như vậy''''. ''''Còn các nét viết mà đã không ít lần các nhà thư pháp Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc nhận làm ''''anh em'''' thì sao?'''', ''''Đó chắc là do ''''gien'''' di truyền của ông cố nội tôi, làm nghề bốc thuốc Bắc và rất giỏi chữ Nho''''.
    Có câu xếp hạng về các thú chơi tao nhã được các bậc cha ông truyền lại: ''''Nhất chữ, nhì tranh, tam sành, tứ kiểng''''. Thú chơi chữ của Kiều Văn Tiến bắt đầu khi ông ...19 tuổi và đang là học sinh của Trường trung học Sa Đéc, Đồng Tháp. Rồi điều ''''tao nhã'''' nhất hồi ấy ông đã làm được là viết một bức thư tình...bằng chữ ngược cho người ông yêu. Người đó bây giờ cũng là mẹ của 3 đứa con ông, người chạy vạy lo toan cuộc sống hàng ngày, vay mượn tiền cho ông in sách để giúp ông có thể yên lòng với niềm say mê của mình. Những nét chữ ngược đầu tiên của ông được viết giản đơn theo kiểu từ trái qua phải, khi đọc ngược lại thì ra chữ thường. Rồi khi nhìn thấy chữ Hán, ông ''''bắt'''' được cái thần, cái tình, thế rồi ông ''''vo'''' những nét chữ của mình lại cho vuông vắn, vì thế chữ viết của ông có nét thanh nét đậm, nhìn qua nét chữ rất giống chữ Hán. Khi đã quá quen thuộc, ông thả hồn vào từng nét chữ, ông bước vào Thư pháp từ những câu đối, ca dao tục ngữ, câu nói hay của các danh nhân mà ông tâm đắc, thấm nhuần. Thế là chữ của ông cứ thoả sức bay bổng, uốn lượn hay sắc nét mà người đọc vẫn ''''cảm'''', vẫn nhận ra chữ viết với đầy đủ ý nghĩa và cảm xúc của nó. Độc đáo hơn, ông còn thể hiện chữ thành những bức tranh, một trong những bức tranh ấy là ông viết tên mình mang dáng hình một kỵ sĩ đơn thương độc mã, ấy là lúc ông đang trăn trở với việc truyền đạt thư pháp và lòng yêu chữ tới mọi người, và ông luôn day dứt rằng: có ít người yêu và quan tâm đến thư pháp chữ quốc ngữ quá!
    Thuở ''''đơn thương độc mã''''...
    Ông bùi ngùi nhớ lại những ngày đầu tiên viết sách. Ý tưởng bắt đầu ấp ủ từ năm 1970, khi ông nhận được lời khen tặng xuýt xoa của người xem chữ mình: ''''Hay quá! Tuyệt vời quá! Sao anh không viết sách để giới thiệu chữ của mình tới nhiều người hơn...?''''. 4 năm sau, bản thảo cuốn sách đầu tiên mang tên ''''Quốc ngữ kỳ quan'''' đã có trong tay, giấy phép xuất bản đã sẵn sằng mà tiền không có, ông ngày ngày đạp xe từ 8 giờ sáng đến 9 giờ tối ở Vũng Tàu, hết bãi trước qua bãi sau, dừng trước nhà mấy người bạn thân rồi lại ngại ngùng quay lưng. Hôm ấy, ông mạnh dạn vào Sở Tài chính vật giá tỉnh Bà Rịa, rụt rè đặt vấn đề với ông Giám đốc sở tên Trương Văn Tâm khi ấy mới lên chức được mấy ngày. Không đợi ông giới thiệu quá 10 phút, ông Tâm vội vàng nói: ''''Cái này mà không ủng hộ thì ủng hộ cái gì bây giờ...!!!''''. Cầm 3 triệu đồng trong tay (đủ tiền đặt cọc cho nhà in), ông đã cho ra mắt những cuốn sách đầu tiên về điều kỳ diệu của những con chữ Việt. Người ta biết đến ông nhiều hơn, ngưỡng mộ ông nhiều hơn. Mỗi lá thư của người yêu chữ gửi cho ông là một điều thôi thúc ông, nhân niềm say mê lên. Từ đó tới nay, các cuốn sách khác đúc kết từng thời kỳ sáng tạo của ông lần lượt ra đời, đó là ''''Kỳ quan chữ Việt'''', ''''Quốc ngữ kỳ quan'''', ''''Nghệ thuật chữ viết'''', và mới đây nhất (22/12) cuốn sách ''''Sự kỳ diệu của chữ viết Việt Nam hiện đại'''' đã ra đời. Vì rất mới nên niềm vui, niềm háo hức còn nguyên vẹn, cứ đi ra ngoài thì thôi, về tới nhà, ông lại mở sách của mình ra xem, đọc đi đọc lại và lấy làm mừng vì đây là cuốn sách đúc kết, tập trung hết tinh hoa trong những con chữ của ông. Nó càng đặc biệt vì có tính tập thể cao, có cái nhìn tổng hợp nhất về một loại hình thư pháp Việt Nam. Đó còn là chỗ ông gửi gắm những dấu ấn cuộc sống của mình ở nhiều nơi, nhiều nghề nghiệp đã kinh qua.
    Có thể, tất cả những cuốn sách đã ra mắt công chúng của ông chưa thật chuyên nghiệp ở phong cách viết, thiết kế nội dung cũng như biên tập. Nó chắc sẽ không ''''bắt mắt'''' và đôi khi lẻ loi trên những giá sách với sự thiết kế hiện đại, màu sắc nơi thành thị, nhưng nó thể hiện trọn vẹn tâm huyết của một người thực sự sống với và luôn luôn nghĩ về những con chữ. Ông cũng không giữ chữ cho riêng mình. Bằng chứng là trong cuốn sách mới nhất này, ông giới thiệu toàn bộ bảng chữ cái Việt Nam, các con số bằng thư pháp, chữ ngược của mình cho những người ham hiểu biết và yêu thích thư pháp có thể tự học. Trong cuốn sách, ông ca ngợi hết lời những bậc tiền nhân trong làng Thư pháp, Thư hoạ Việt Nam, ông mang ơn những người đã sáng lập ra các CLB Thư pháp để ông thỉnh thoảng có cơ hội ''''phóng bút''''. Ông nói, CLB thư pháp nơi ông đang sinh hoạt như một cái bể cá, và ông là một trong những con cá trong cái bể ấy. Nếu nó càng rộng, càng đẹp, càng nhiều nước thì ông càng ''''tung tăng'''' hơn. Ông tâm huyết với câu nói miêu tả chữ viết đạt ''''đỉnh'''' của một Thư pháp gia lỗi lạc Trung Quốc - Vương Hy Chi (321-379): ''''Mỗi nét ngang là một đám mây trong một thế trận; mỗi nét móc là một cây cung giương lên có một sức mạnh phi thường; mỗi nét chấm phá là một tảng đá rơi xuống từ đỉnh núi cao; mỗi nét phẩy là một cái móc bằng đồng; mỗi nét sổ dài là một thân cây cổ kính, và mỗi nét phóng khoáng mảnh mai là một lực sĩ chạy thi ở tư thế sẵn sàng lao lên phía trước''''.
    Ông cũng thừa nhận, việc in sách của mình vừa có đạo, vừa có thực. Đạo là bởi ông đã dồn hết những kiến thức của mình, trút mọi nỗi niềm vào cuốn sách mong ai đó sẽ tiếp thu được hết. Thực là vì chính những con chữ đã giúp gia đình ông chèo chống với khó khăn, song song với những đồng lương hưu giáo viên của ông để nuôi các con ăn học và sắm sửa những đồ dùng cần thiết trong gia đình. Nhưng dù có đạo hay có thực, thì vẫn có nhiều cái ''''thực'''' hơn, đó là sự thờ ơ, lạnh nhạt của phần đông công chúng.
    ''''Binh minh đã về với Thư pháp Việt Nam''''?
    Trong cuốn sách mới nhất của mình, ông đã thốt lên như vậy khi thấy một vài CLB thư pháp ra đời: Câu lạc bộ UNESCO Thư pháp Việt Nam, CLB Thư - Hoạ Thăng Long, CLB Thư pháp Huế, CLB Thư pháp chữ Việt (TP.HCM), CLB Thư học Giác ngộ...với một vài hoạt động triển lãm được báo chí, truyền hình đưa tin. Lưa thưa các lớp học thư pháp ra đời cũng khiến ông vui mừng, và rồi lại buồn rầu khi chỉ qua vài tháng học, số học viên từ hơn 100 chỉ còn phân nửa và đến khi tốt nghiệp lại càng ít hơn. Theo ông, lượng người viết thư pháp chữ quốc ngữ tập trung chủ yếu ở TP.HCM và Huế, Hà Nội chỉ mang tính chất tượng trưng và thường đi sâu vào thư pháp chữ Hán. Đôi khi, CLB Thư pháp chữ Việt ông đang tham gia tổ chức một triển lãm, ông và các bạn hữu bán được ít chữ, được người tham quan triển lãm trầm trồ đôi câu, nếu thích, họ mua tặng nhau hoặc mang về nhà treo. Đó chính là lúc ông thấy mình hạnh phúc và có ích, vì đã mang tới cho mọi người niềm vui với những ý nghĩa cao đẹp.
    Ông tâm sự: ''''Tôi đã viết chữ ngược từ bút bi, bút lá tre, bút nỉ đến bút lông. Đây là một công trình rất công phu, đòi hỏi sự sáng tạo, sự tư duy nghệ thuật và tính mô phỏng cao, theo cách viết Hán tự của người Trung Quốc và người Việt xưa, gợi cho người đọc sự thú vị và tinh thần hoài cổ sâu sắc. Chúng ta đều biết, mỗi người một cá tính nên chữ viết và thư pháp của từng người mang một phong cách, một ấn tượng riêng. ''''Hào quang'''' của họ sẽ có một chu vi tập thể anh chị em, bè bạn và những người ái mộ ủng hộ. Chỉ cần vung tay thảo một nét, một chữ ký, một triện son trên bức thư pháp, hoành phi, câu đối có nội dung như ý, là người ngưỡng mộ sung sướng mang về nhà treo trang trọng. Có dư luận cho rằng: ''''Thư pháp viết chữ khó đọc, thế mà vẫn có người ưa thích, chữ viết rối bời mà vẫn có người mua. Thư pháp có lối chữ chưa đạt ''''hiệu quả mỹ cảm'''' lai phô trương rầm rộ? Thư pháp có công phu điêu luyện, có ''''vũ điệu con chữ'''' giàu hình tượng. Thư pháp là chuyện của năm mười năm, đôi ba chục năm, có khi là cả đời người, hàng thế kỷ, thiên niên kỷ...có đâu mấy tuần?''''
    Có lẽ, thú chơi Thư pháp cũng ảnh hưởng ít nhiều đến phong cách sống của ông. Lúc nào cũng nhiệt tình, tất bật. Ông tự hào vì mình là anh trai của nhạc sĩ nổi tiếng Kiều Tấn, là cha của 3 đứa con ngoan ngoãn và là chồng của một người vợ đảm đang. Đứa con gái thứ 2 đang theo nghiệp ông - là cô giáo dạy hội hoạ và đang học thư pháp. Ngày ngày sinh hoạt tại CLB Nhà giáo hưu trí, tham gia giảng dạy cho các khoá Thư pháp, tới những triển lãm Thư pháp được tổ chức tại thành phố, ông vẫn lấy nguồn thư pháp chữ Hán là ''''khuôn vàng thước ngọc'''' để học hỏi, vận dụng và sáng tạo cho phù hợp với đặc thù chữ quốc nhữ nói riêng và mở đường cho ngành Thư pháp chữ La tinh viết theo phong cách ''''bút lông mực Tàu''''.
    Ông có một niềm ước mong - sẽ có một ngày kỷ niệm cho Thư pháp Việt Nam. Và theo ông thì: ''''Người đầu tiên khởi động, phác ngọn bút lông vạch đường với vần thơ mộc mạc, chân tình, sâu lắng mà bút tích còn lưu lại đến hôm nay, những nét bút đầu tiên của Thư pháp quốc ngữ, đó là thi sĩ Đông Hồ. Ông là người viết và mở trường dạy Quốc văn, viết báo trên các tờ tạp chí Nam Phong, Trung Bắc tân văn, Đông Pháp thời báo, Kỳ Lân báo, đã xuất bản các tập thơ Đông Hồ, Cô Gái Xuân...Theo thông lệ, ngành nghề nào cũng có tổ chức kỷ niệm Tổ trong năm. Nên chăng, hàng năm giới thư pháp nên chọn ngày 16/2 là ngày Truyền thống thư pháp chữ Việt - Quốc ngữ để giới thư pháp cùng nhau hội ngộ, hoài niệm cố nhân, nhớ về cội nguồn...?''''
    Mơ ước này chẳng để cho riêng ông và cũng đáng để suy nghĩ lắm chứ!
    Dịp Festival Huế 2002 vừa qua, Minh Đức Triều Tâm Ảnh đã cảm kích mà tặng ông mấy câu thơ:
    ''''Lỡ yêu từng nét chữ
    Chi ngại bụi đường bay
    Lung linh hồn bút Việt
    Tình một cõi trăng mây''''​
  10. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1
    Tôi xin đính chính một số thông tin của tác giả. Có lẽ tác giả lấy từ một bài báo nào đó nên không cập nhật thông tin chăng?
    Thanh Hoằng Khê Lê Xuân Hoà, cũng chỉ nên tán tụng ở một mức độ vừa phải, nên coi là một người biết chữ Hán lão thành mà thôi. Hiện nay cụ đã 94 tuổi rồi và không viết được nữa. Mặt khác cụ là người háo danh, thích phô trương. Với những "đức tính" ấy, xếp cụ là "thư pháp gia" lớn thì chưa xứng.
    Thầy Lại Cao Nguyện ốm đau nhiều lâu nay không thấy xuất hiện viết thư pháp nữa.
    Hồng Thanh tiên sinh đã tiên du 2,3 năm nay rồi
    Cái đáng nói là Lê Quốc Việt thì bạn lại không nhắc đến.
    Còn về thư pháp tiếng Việt, tôi thấy sến lắm.

Chia sẻ trang này