1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chân dung các Thư pháp gia Việt Nam

Chủ đề trong 'Nghệ Thuật Thư Pháp' bởi duongphuongbay, 05/05/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1
    Tôi xin đính chính một số thông tin của tác giả. Có lẽ tác giả lấy từ một bài báo nào đó nên không cập nhật thông tin chăng?
    Thanh Hoằng Khê Lê Xuân Hoà, cũng chỉ nên tán tụng ở một mức độ vừa phải, nên coi là một người biết chữ Hán lão thành mà thôi. Hiện nay cụ đã 94 tuổi rồi và không viết được nữa. Mặt khác cụ là người háo danh, thích phô trương. Với những "đức tính" ấy, xếp cụ là "thư pháp gia" lớn thì chưa xứng.
    Thầy Lại Cao Nguyện ốm đau nhiều lâu nay không thấy xuất hiện viết thư pháp nữa.
    Hồng Thanh tiên sinh đã tiên du 2,3 năm nay rồi
    Cái đáng nói là Lê Quốc Việt thì bạn lại không nhắc đến.
    Còn về thư pháp tiếng Việt, tôi thấy sến lắm.
  2. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Xin chia buồn đến gia đình *****ng Thanh, cụ vẫn xứng đáng là một tên tuổi trong làng thư pháp đáng được nhắc đến với sự trân trọng.
    Cái này tuỳ thuộc vào trình độ nhận thức của mỗi người.
  3. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Xin chia buồn đến gia đình *****ng Thanh, cụ vẫn xứng đáng là một tên tuổi trong làng thư pháp đáng được nhắc đến với sự trân trọng.
    Cái này tuỳ thuộc vào trình độ nhận thức của mỗi người.
  4. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Sức trẻ trong nghệ thuật thư pháp đất Hà Thành​
    Nhìn cảnh xin - cho chữ tấp nập tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám hay ở đền thờ vua Lê Thái Tổ bên hồ Hoàn Kiếm (hai điểm thư pháp lớn nhất ở Hà Nội) vào những ngày đầu xuân, người ta có thể nói với nhau rằng: Nghệ thuật thư Pháp đang hồi sinh. Có lẽ, nếu được chứng kiến cảnh ấy, nhà thơ Vũ Đình Liên sẽ không còn phải trút tiếng thở dài:
    "Những người muôn năm cũ
    Hồn ở đâu bây giờ"

    Nhưng điều đáng ngạc nhiên hơn cả tại những điểm cho chữ, người múa bút bên "mực tàu, giấy đỏ" không chỉ là những lão nho áo the khăn xếp mà còn có những "ông đồ" tuổi đời rất trẻ. Và người đi xin chữ cũng không phải những vị cao niên như ta thường nghĩ mà chủ yếu là giới học sinh - sinh viên. Đi tìm lời lý giải cho chuyện lạ ấy, tôi được ông Lại Cao Nguyện - nguyên Chủ nhiệm Câu lạc bộ UNESCO Thư pháp Việt Nam cho biết: "Thực ra, chỉ dăm năm trước thôi, hoàn toàn không có chuyện viết thư pháp trong giới trẻ. Nhưng năm 1999, khi mới ở tuổi 26, thư pháp gia Lê Quốc Việt đã mang đến cho công chúng một triển lãm thư pháp cá nhân tại Văn Miếu. Triển lãm đã thực sự tạo ra một bước ngoặt lớn, nói cách khác là đã đánh thức tiềm năng thư pháp trong lớp trẻ. Những người xưa nay chỉ xem thư pháp là thú chơi của người già đều nhìn nhận lại quan điểm của mình, những anh em trẻ yêu thích thư pháp nhưng vẫn e dè vì thấy quá xa vời thì tự tin hơn để bắt tay vào cầm bút. Và sang năm 2000 thì việc cho - xin chữ bắt đầu nở rộ".
    Được khích lệ bởi triển lãm của Lê Quốc Việt, không lâu sau đó, Bộ môn Hán - Nôm thuộc Khoa Văn học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội đã thành lập Câu lạc bộ Thư pháp trẻ, tương tự, Câu lạc bộ Thư pháp trẻ của Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc - Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội cũng đã ra đời. Hoạt động của hai câu lạc bộ đã giúp sinh viên được tiếp cận với thư pháp một cách bài bản thông qua các bài giảng của nhiều thư pháp gia tên tuổi. Đặc biệt, để sinh viên có điều kiện mở mang kiến thức, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã mời Hội trưởng Hội Thư pháp Đài Loan Phan Khánh Trung làm Giáo sư danh dự sang Việt Nam trực tiếp giảng dạy. Những "ông đồ" tuổi đời dưới 30 như Phạm Quang Thắng, Nguyễn Đức Dũng, Đinh Thanh Hiếu, Nguyễn Đại Cồ Việt... đã dần khẳng định vị trí của mình bắt đầu chính từ hai cái nôi này.
    Còn nhớ khoảng chục năm trước, nghệ thuật thư pháp mới có những bước đi đầu tiên đánh dấu cho sự khôi phục. Nay, chỉ riêng trên địa bàn Hà Nội đã có chừng 20 tay bút trẻ (chủ yếu trưởng thành từ hai câu lạc bộ kể trên), trong đó, một số được giới chuyên môn đánh giá là có nhiều triển vọng. Chưa nhiều, song đó là một con số đáng mừng đối với một bộ môn nghệ thuật đã đôi lúc tưởng chừng không có người kế cận.
  5. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Sức trẻ trong nghệ thuật thư pháp đất Hà Thành​
    Nhìn cảnh xin - cho chữ tấp nập tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám hay ở đền thờ vua Lê Thái Tổ bên hồ Hoàn Kiếm (hai điểm thư pháp lớn nhất ở Hà Nội) vào những ngày đầu xuân, người ta có thể nói với nhau rằng: Nghệ thuật thư Pháp đang hồi sinh. Có lẽ, nếu được chứng kiến cảnh ấy, nhà thơ Vũ Đình Liên sẽ không còn phải trút tiếng thở dài:
    "Những người muôn năm cũ
    Hồn ở đâu bây giờ"

    Nhưng điều đáng ngạc nhiên hơn cả tại những điểm cho chữ, người múa bút bên "mực tàu, giấy đỏ" không chỉ là những lão nho áo the khăn xếp mà còn có những "ông đồ" tuổi đời rất trẻ. Và người đi xin chữ cũng không phải những vị cao niên như ta thường nghĩ mà chủ yếu là giới học sinh - sinh viên. Đi tìm lời lý giải cho chuyện lạ ấy, tôi được ông Lại Cao Nguyện - nguyên Chủ nhiệm Câu lạc bộ UNESCO Thư pháp Việt Nam cho biết: "Thực ra, chỉ dăm năm trước thôi, hoàn toàn không có chuyện viết thư pháp trong giới trẻ. Nhưng năm 1999, khi mới ở tuổi 26, thư pháp gia Lê Quốc Việt đã mang đến cho công chúng một triển lãm thư pháp cá nhân tại Văn Miếu. Triển lãm đã thực sự tạo ra một bước ngoặt lớn, nói cách khác là đã đánh thức tiềm năng thư pháp trong lớp trẻ. Những người xưa nay chỉ xem thư pháp là thú chơi của người già đều nhìn nhận lại quan điểm của mình, những anh em trẻ yêu thích thư pháp nhưng vẫn e dè vì thấy quá xa vời thì tự tin hơn để bắt tay vào cầm bút. Và sang năm 2000 thì việc cho - xin chữ bắt đầu nở rộ".
    Được khích lệ bởi triển lãm của Lê Quốc Việt, không lâu sau đó, Bộ môn Hán - Nôm thuộc Khoa Văn học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội đã thành lập Câu lạc bộ Thư pháp trẻ, tương tự, Câu lạc bộ Thư pháp trẻ của Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc - Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội cũng đã ra đời. Hoạt động của hai câu lạc bộ đã giúp sinh viên được tiếp cận với thư pháp một cách bài bản thông qua các bài giảng của nhiều thư pháp gia tên tuổi. Đặc biệt, để sinh viên có điều kiện mở mang kiến thức, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã mời Hội trưởng Hội Thư pháp Đài Loan Phan Khánh Trung làm Giáo sư danh dự sang Việt Nam trực tiếp giảng dạy. Những "ông đồ" tuổi đời dưới 30 như Phạm Quang Thắng, Nguyễn Đức Dũng, Đinh Thanh Hiếu, Nguyễn Đại Cồ Việt... đã dần khẳng định vị trí của mình bắt đầu chính từ hai cái nôi này.
    Còn nhớ khoảng chục năm trước, nghệ thuật thư pháp mới có những bước đi đầu tiên đánh dấu cho sự khôi phục. Nay, chỉ riêng trên địa bàn Hà Nội đã có chừng 20 tay bút trẻ (chủ yếu trưởng thành từ hai câu lạc bộ kể trên), trong đó, một số được giới chuyên môn đánh giá là có nhiều triển vọng. Chưa nhiều, song đó là một con số đáng mừng đối với một bộ môn nghệ thuật đã đôi lúc tưởng chừng không có người kế cận.
  6. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Văn Bách​
    Cứ nghĩ mấy mươi năm rồi, đất Hà Nội làm gì còn các cụ đồ Nho. Thường ngày, người ta đã không cần mấy cái chữ rắc rối, vẽ vời ấy, huống chi trong những ngày Tết! Bây giờ rủng rỉnh tiền ''''khiêng'''' bộ đĩa CD, Video, chiếc tủ lạnh... đua với đời. Áp tết thì đánh xe lên Nhật Tân, Nghi Tàm rước cho được gốc đào thế, chậu quất mấy tầng cho một năm phúc lộc đầy nhà. Xưa lắm rồi, cái thú chơi tao nhã, sắm đôi câu đối hay xin thầy đồ một chữ Tâm, chữ Phúc treo trong nhà. Đào thắm, đào phai, mai, quất.. hết ba ngày tết tả tơi, rã rời đã thế chỗ cho một chữ để cả nhà, cả đời mà soi, mà sống...
    Thế mà giữa lòng Hà Nội vẫn còn sót một cụ đồ Nho, như gốc cây già bám vào ... chữ mà sống. Không phải giữa phố Hàng Trống, con phố ngày xưa là đất chữ Nho, người ta bày chữ, câu đối ra vỉa hè mà bán. Cụ Nguyễn Văn Bách ẩn dật hút âu trong ngõ hẻm ngay đúng giữa cái tâm ồn ào nhất của Hà Nội - ngõ 49 Tràng Tiền. Gạt hết mọi nhộn nhạo trong cái sự ''''ăn xổi ở thì'''' mới len được vào nơi góc khuất của chữ Nho. Không tin là Hà Nội lại vẫn còn một cõi chữ nghĩa xưa cũ như thế. Càng không dám động tĩnh, phải rón rén, khẽ khàng. Chỉ sợ động mạnh, thở mạnh sẽ làm tan biến cái màn cổ xưa của Hà Nội thuở chữ nghĩa còn đầy ắp. Mọi sự ồn ĩ, xô bồ ngoài kia hình như không có hay đã chết lặng trước một con người thuộc về thiên thu như những câu đối, chiếc án thư, bộ tràng kỷ Tàu.
    Cụ Bách gập người bên án thư, không nghe thấy gì, không nhìn thấy gì ngoài một chữ ''''Long'''' đang chảy tràn nơi ngọn bút lông.
    Thuở trước có một cậu bé, tóc để chỏm, mới mười tuổi đầu, mải miết lê từ đầu hè đến cuối phố, trên chiếc ''''bảng'''' xi măng láng bóng. Những chữ Nho người cha truyền dạy chỉ được chú bé viết bằng nước lã. Khô rồi lại lấy chổi lau, viết tiếp, viết nữa. Trời mưa dầm thì trải một lớp tro bếp mỏng lên ''''bảng'''' đầu hè mà viết. Ông nội đồ Nho đã nghèo, đến ông bố dạy chữ Nho cho thiên hạ cũng không đủ tiền cho con đi học. Ở tuổi chăn trâu, cắt cỏ, câu Bách đã được ''''xách'''' chữ Nho theo chân cha đến các chợ Tết ở quê... bán chữ lấy tiền... Ở tuổi da mồi, tóc sương, người trọng chữ vẫn tìm đến cụ nài nỉ xin lấy đôi ba chữ.
    Cụ kể: ''''Cái chữ nó thấm vào tôi lúc nào chẳng biết. Dạo ấy, mới tí tuổi, nào đã biết chữ nghĩa ra sao. Thế mà người ta cứ thích lấy chữ của tôi. Họ bảo chữ tôi còn non những mà tươi''''. Ngót bốn chục năm cụ lang Bách chỉ chuyên bắt mạch, kê đơn, bốc thuốc, chữa bệnh cứu người. Tưởng chừng như đã ''''đứt'''' hẳn với chữ Nho mà hoá ra lại càng gắn kết hơn. Đã là lương y làm sao ''''thoát'''' được chữ Hán? Thế nên vừa cứu phần ''''xác'''', cụ Bách không quên cứu rỗi phần ''''hồn'''' cho người đời. Ai cân đong mà biết phần nào nặng hơn? Chỉ biết người đến bốc thuốc nhiều, người xin chữ cũng lắm. May cho cụ và phúc cho đời! Cụ bảo: ''''Ngày làm không hết việc, phải làm đêm. Bận bịu hơn hồi đi làm Nhà nước. Nhưng mà vui!''''.
    Người đời cũng tinh mắt lắm! Họ muốn ''''vắt kiệt'''' vốn liếng chữ Nho của cụ Bách, nhưng làm sao cạn được. Chữ của cụ để lại bút tích những nơi thâm nghiêm, cao trọng nhất: Văn Miếu Môn (Quốc Tử Giám), nhà bia đá các bận tiến sĩ nước Nam, câu đối chùa Láng, đền thờ Cổ Loa, mấy chục câu đối Đền Hùng...
    Đền thờ, chùa chiền phục chế, sơn son thếp vàng hàng loạt. Ấy là điềm lành cho một thời. Cụ Bách bảo vậy. Cụ mừng hơn bởi những con chữ còn đang thấm trở lại mỗi nhà, mỗi người, dân có, quan có... Thế nên cụ Bách thường chọn mặt mà đặt chữ....
    Văn là người, chữ Nho càng đúng như vậy. Đã đạt tới độ thâm hậu như cụ, khỏi phải bàn tới kỹ thuật, tay nghề. Cũng như một nghệ sĩ chơi đàn, sự xuất thần trong cảm hứng đã vượt xa, bỏ qua kỹ xảo. Chỉ còn thấy, cảm thấy ''''hồn'''' của người sáng tạo phát tiết trong từng nốt nhạc, nét chữ. Có khi vài ngày cụ không viết nổi một chữ. Vậy mà nửa đêm thức giấc, cụ choàng dậy vơ vội giấy bút, phóng tay viết liền một mạch. Trời se se mà trán cụ đồ rịn mồ hôi. Viết như thế, cổ nhân gọi là ''''nhất khí'''' - đặt bút là con chữ cứ thế ''''trào'''' ra, liền mạch, không do dự, chần chừ.
    ''''Chỉ khi đầu óc minh mẫn, sáng láng, tinh thần phấn chấn thì tôi mới đặt bút'''', cụ Bách nói. Được cái dễ là thời tân tiến, sẵn mực in can, cụ không phải oằn lưng mài mực như thuở nhỏ. Cụ vẫn nhớ như in ngày bé, để học được một chữ của cha, cực lắm. Nhất là cái đoạn phải mài mực Tàu. Cha dặn phải nhớ: ''''Mài mực ru con, mài son đánh giặc''''. Nghĩa là mài mực phải nhẹ êm, đều tay như ru con. Mực phải mịn, không gợn, không vón. Bút lông cũng phải kén rất kỹ. Ngọn bút lông phải làm từ lông thú rừng. Kỹ lưỡng cầu kỳ chẳng khác gì làm chiếc ''''vĩ'''' cho cây đàn vĩ cầm, hồ, nhị... Những chiếc bút ấy đều phải thửa tận bên Trung Quốc. Để viết một chữ Tâm cao gần một thước cho nhà thờ thi hào Nguyễn Du ở Tiên Điền, cụ Bách phải đặt mua cây bút đại gần 300 ngàn. Một ngọn bút chỉ để viết một chữ Tâm. Nghệ sĩ đến vậy cũng hiếm. Nếu không coi viết chữ cho thiên hạ chỉ là thoả cái thú chơi tao nhã, cụ Bách chắc đã gác bút từ lâu.
    Cụ cũng không hẹp lòng, muốn truyền nét bút cho đời sau, không chỉ trên những hoành phi, câu đối. Thế nhưng không phải ai cũng cắp bút theo hầu cụ được. Dạy học trò, cụ chỉ nói một điều: ''''Viết chữ phải giữ lấy cái Tâm trong sáng''''...
  7. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Văn Bách​
    Cứ nghĩ mấy mươi năm rồi, đất Hà Nội làm gì còn các cụ đồ Nho. Thường ngày, người ta đã không cần mấy cái chữ rắc rối, vẽ vời ấy, huống chi trong những ngày Tết! Bây giờ rủng rỉnh tiền ''''khiêng'''' bộ đĩa CD, Video, chiếc tủ lạnh... đua với đời. Áp tết thì đánh xe lên Nhật Tân, Nghi Tàm rước cho được gốc đào thế, chậu quất mấy tầng cho một năm phúc lộc đầy nhà. Xưa lắm rồi, cái thú chơi tao nhã, sắm đôi câu đối hay xin thầy đồ một chữ Tâm, chữ Phúc treo trong nhà. Đào thắm, đào phai, mai, quất.. hết ba ngày tết tả tơi, rã rời đã thế chỗ cho một chữ để cả nhà, cả đời mà soi, mà sống...
    Thế mà giữa lòng Hà Nội vẫn còn sót một cụ đồ Nho, như gốc cây già bám vào ... chữ mà sống. Không phải giữa phố Hàng Trống, con phố ngày xưa là đất chữ Nho, người ta bày chữ, câu đối ra vỉa hè mà bán. Cụ Nguyễn Văn Bách ẩn dật hút âu trong ngõ hẻm ngay đúng giữa cái tâm ồn ào nhất của Hà Nội - ngõ 49 Tràng Tiền. Gạt hết mọi nhộn nhạo trong cái sự ''''ăn xổi ở thì'''' mới len được vào nơi góc khuất của chữ Nho. Không tin là Hà Nội lại vẫn còn một cõi chữ nghĩa xưa cũ như thế. Càng không dám động tĩnh, phải rón rén, khẽ khàng. Chỉ sợ động mạnh, thở mạnh sẽ làm tan biến cái màn cổ xưa của Hà Nội thuở chữ nghĩa còn đầy ắp. Mọi sự ồn ĩ, xô bồ ngoài kia hình như không có hay đã chết lặng trước một con người thuộc về thiên thu như những câu đối, chiếc án thư, bộ tràng kỷ Tàu.
    Cụ Bách gập người bên án thư, không nghe thấy gì, không nhìn thấy gì ngoài một chữ ''''Long'''' đang chảy tràn nơi ngọn bút lông.
    Thuở trước có một cậu bé, tóc để chỏm, mới mười tuổi đầu, mải miết lê từ đầu hè đến cuối phố, trên chiếc ''''bảng'''' xi măng láng bóng. Những chữ Nho người cha truyền dạy chỉ được chú bé viết bằng nước lã. Khô rồi lại lấy chổi lau, viết tiếp, viết nữa. Trời mưa dầm thì trải một lớp tro bếp mỏng lên ''''bảng'''' đầu hè mà viết. Ông nội đồ Nho đã nghèo, đến ông bố dạy chữ Nho cho thiên hạ cũng không đủ tiền cho con đi học. Ở tuổi chăn trâu, cắt cỏ, câu Bách đã được ''''xách'''' chữ Nho theo chân cha đến các chợ Tết ở quê... bán chữ lấy tiền... Ở tuổi da mồi, tóc sương, người trọng chữ vẫn tìm đến cụ nài nỉ xin lấy đôi ba chữ.
    Cụ kể: ''''Cái chữ nó thấm vào tôi lúc nào chẳng biết. Dạo ấy, mới tí tuổi, nào đã biết chữ nghĩa ra sao. Thế mà người ta cứ thích lấy chữ của tôi. Họ bảo chữ tôi còn non những mà tươi''''. Ngót bốn chục năm cụ lang Bách chỉ chuyên bắt mạch, kê đơn, bốc thuốc, chữa bệnh cứu người. Tưởng chừng như đã ''''đứt'''' hẳn với chữ Nho mà hoá ra lại càng gắn kết hơn. Đã là lương y làm sao ''''thoát'''' được chữ Hán? Thế nên vừa cứu phần ''''xác'''', cụ Bách không quên cứu rỗi phần ''''hồn'''' cho người đời. Ai cân đong mà biết phần nào nặng hơn? Chỉ biết người đến bốc thuốc nhiều, người xin chữ cũng lắm. May cho cụ và phúc cho đời! Cụ bảo: ''''Ngày làm không hết việc, phải làm đêm. Bận bịu hơn hồi đi làm Nhà nước. Nhưng mà vui!''''.
    Người đời cũng tinh mắt lắm! Họ muốn ''''vắt kiệt'''' vốn liếng chữ Nho của cụ Bách, nhưng làm sao cạn được. Chữ của cụ để lại bút tích những nơi thâm nghiêm, cao trọng nhất: Văn Miếu Môn (Quốc Tử Giám), nhà bia đá các bận tiến sĩ nước Nam, câu đối chùa Láng, đền thờ Cổ Loa, mấy chục câu đối Đền Hùng...
    Đền thờ, chùa chiền phục chế, sơn son thếp vàng hàng loạt. Ấy là điềm lành cho một thời. Cụ Bách bảo vậy. Cụ mừng hơn bởi những con chữ còn đang thấm trở lại mỗi nhà, mỗi người, dân có, quan có... Thế nên cụ Bách thường chọn mặt mà đặt chữ....
    Văn là người, chữ Nho càng đúng như vậy. Đã đạt tới độ thâm hậu như cụ, khỏi phải bàn tới kỹ thuật, tay nghề. Cũng như một nghệ sĩ chơi đàn, sự xuất thần trong cảm hứng đã vượt xa, bỏ qua kỹ xảo. Chỉ còn thấy, cảm thấy ''''hồn'''' của người sáng tạo phát tiết trong từng nốt nhạc, nét chữ. Có khi vài ngày cụ không viết nổi một chữ. Vậy mà nửa đêm thức giấc, cụ choàng dậy vơ vội giấy bút, phóng tay viết liền một mạch. Trời se se mà trán cụ đồ rịn mồ hôi. Viết như thế, cổ nhân gọi là ''''nhất khí'''' - đặt bút là con chữ cứ thế ''''trào'''' ra, liền mạch, không do dự, chần chừ.
    ''''Chỉ khi đầu óc minh mẫn, sáng láng, tinh thần phấn chấn thì tôi mới đặt bút'''', cụ Bách nói. Được cái dễ là thời tân tiến, sẵn mực in can, cụ không phải oằn lưng mài mực như thuở nhỏ. Cụ vẫn nhớ như in ngày bé, để học được một chữ của cha, cực lắm. Nhất là cái đoạn phải mài mực Tàu. Cha dặn phải nhớ: ''''Mài mực ru con, mài son đánh giặc''''. Nghĩa là mài mực phải nhẹ êm, đều tay như ru con. Mực phải mịn, không gợn, không vón. Bút lông cũng phải kén rất kỹ. Ngọn bút lông phải làm từ lông thú rừng. Kỹ lưỡng cầu kỳ chẳng khác gì làm chiếc ''''vĩ'''' cho cây đàn vĩ cầm, hồ, nhị... Những chiếc bút ấy đều phải thửa tận bên Trung Quốc. Để viết một chữ Tâm cao gần một thước cho nhà thờ thi hào Nguyễn Du ở Tiên Điền, cụ Bách phải đặt mua cây bút đại gần 300 ngàn. Một ngọn bút chỉ để viết một chữ Tâm. Nghệ sĩ đến vậy cũng hiếm. Nếu không coi viết chữ cho thiên hạ chỉ là thoả cái thú chơi tao nhã, cụ Bách chắc đã gác bút từ lâu.
    Cụ cũng không hẹp lòng, muốn truyền nét bút cho đời sau, không chỉ trên những hoành phi, câu đối. Thế nhưng không phải ai cũng cắp bút theo hầu cụ được. Dạy học trò, cụ chỉ nói một điều: ''''Viết chữ phải giữ lấy cái Tâm trong sáng''''...
  8. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1
    Trả lời bác Đường phượng bay:
    Tôi xin đính chính một số thông tin của tác giả. Có lẽ tác
    Thanh Hoằng Khê Lê Xuân Hoà, cũng chỉ nên tán tụng ở một mức độ vừa phải, nên coi là một người biết chữ Hán lão thành mà thôi. Hiện nay cụ đã 94 tuổi rồi và không viết được nữa. Mặt khác cụ là người háo danh, thích phô trương. Với những "đức tính" ấy, xếp cụ là "thư pháp gia" lớn thì chưa xứng.
    --------------------------------------------------------------------------------
    Một người có một cá tính riêng. Có thể bạn cho rằng cụ Lê Xuân Hoà là người háo danh phô trương, có thể bạn khác cho rằng cụ rất "gàn", nhưng không ai phủ nhận cụ là một người có thực tài. Chữ tài liền với chữ tai một vần, thói đời nhiều kẻ thích ganh ghét dèm pha. Chuyện hiện nay cụ thọ cao không viết được nữa cũng không thể nói rằng cụ không đủ tư cách là một nhà thư pháp, cũng như thầy Lại Cao Nguyện vậy. Huy Cận, Trần Đăng Khoa... hiện không làm thơ hoặc thi thoảng mới làm dăm ba bài vui vui thì cũng không có ai nói họ không phải là thi sĩ.
    _______________________________________________
    Bác cho tôi là người thích ghen ghét dèm pha cũng được, cái đó là bình luận ở riêng bác. Nhưng cái mà chúng ta phải nhìn đó là thực tế. Tôi viết về tuổi tác của cụ Hoà và thầy Nguyện đó là sự đính chính về những thông tin thiếu cập nhật của bài viết hay đúng hơn là bài báo nào đó.
    Về cụ Hoà, bác nên biết, cụ chỉ biết viết mỗi kiểu chữ Hành mà thôi. Cách đây khoảng 2 năm cụ xuất bản một cuốn thư pháp Thanh Hoằng Khê Lê Xuân Hoà. Cụ cố viết một bức chữ Lệ nhưng cách xem bức đó là vừa xem vừa bịt mũi. Về ngữ pháp Hán cổ, cụ có nhiều vấn đề. Xem một bức cụ viết bài " Tăng thử" của cụ Trạng Trình, lạc khoản có viết :"Nguyễn Bỉnh Khiêm tác, Lê Xuân Hoà thư". Nếu Đường phượng bay hiểu về quy tắc viết lạc khoản thì biết ngay đó là một lỗi trầm trọng. Cụ Hoà không thể nêu tên tục của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm như thế được mà phải viết :"Mạc triều Trình Quốc Công thi, Lê Xuân Hoà thư" hay "Mạc triều Bạch Vân cư sĩ thi, Lê Xuân Hoà thư".... Cụ viết như thế không thể hiện được sự trang trọng mà còn đôi chút bất kính với tiền nhân nữa. ... Còn nhiều ví dụ khác nữa nếu bạn muốn nghe tôi sẽ kể cho.
    Còn về thư pháp tiếng Việt, tôi thấy sến lắm.
    --------------------------------------------------------------------------------
    Cái này tuỳ thuộc vào trình độ nhận thức của mỗi người.
    ___________________________________________
    Bác cứ đọc các bài tôi viết trong các topic thư pháp thì rõ. Miễn bình luận.
    Cũng xin đính chính lại bài viết của bác " Sức trẻ thư pháp đất Hà thành":
    Bác viết sai tên của một người: Nguyễn Quang Thắng chứ không phải là Phạm Quang Thắng. Mặt khác không biết bác là tác giả bài viết hay bác vay mượn ở đâu mà khẳng định "từ năm 2000 việc xin - cho chữ bắt đầu nở rộ". Xin thưa việc cho chữ từ năm 1994, câu lạc bộ Cảo Thơm Thư Hiên ở Bà Triệu đã lam rồi, các nơi học theo đấy.
    Nhìn chung các bài viết bác post lên không có tác dụng hướng dẫn người đọc mà post theo cảm tính riêng, không khoa học. Đã đành từng bài là viết về nhân vật, nhưng bác không biết cân nhắc. Giả dụ bác muốn giới thiệu 2 mảng thư pháp Hán và Việt thì tách cho rõ, đằng này xếp lung tung đợi người khác nhắc mới vội đưa lên. Bác muốn giới thiệu mảng thư pháp Hán trước thì đầu tiên đưa cụ Hoà vì cụ cao tuổi nhất, sau đó phải đến cụ Bách chứ không phải là cụ Nguyện, đó là hai người được nhiều người coi là thư pháp đại thụ, sau đó giới thiệu đến những người trẻ viết thư pháp Hán.... Âu cũng do hiểu biết của bác về thư pháp còn hạn hẹp. Không trách được.
  9. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1
    Trả lời bác Đường phượng bay:
    Tôi xin đính chính một số thông tin của tác giả. Có lẽ tác
    Thanh Hoằng Khê Lê Xuân Hoà, cũng chỉ nên tán tụng ở một mức độ vừa phải, nên coi là một người biết chữ Hán lão thành mà thôi. Hiện nay cụ đã 94 tuổi rồi và không viết được nữa. Mặt khác cụ là người háo danh, thích phô trương. Với những "đức tính" ấy, xếp cụ là "thư pháp gia" lớn thì chưa xứng.
    --------------------------------------------------------------------------------
    Một người có một cá tính riêng. Có thể bạn cho rằng cụ Lê Xuân Hoà là người háo danh phô trương, có thể bạn khác cho rằng cụ rất "gàn", nhưng không ai phủ nhận cụ là một người có thực tài. Chữ tài liền với chữ tai một vần, thói đời nhiều kẻ thích ganh ghét dèm pha. Chuyện hiện nay cụ thọ cao không viết được nữa cũng không thể nói rằng cụ không đủ tư cách là một nhà thư pháp, cũng như thầy Lại Cao Nguyện vậy. Huy Cận, Trần Đăng Khoa... hiện không làm thơ hoặc thi thoảng mới làm dăm ba bài vui vui thì cũng không có ai nói họ không phải là thi sĩ.
    _______________________________________________
    Bác cho tôi là người thích ghen ghét dèm pha cũng được, cái đó là bình luận ở riêng bác. Nhưng cái mà chúng ta phải nhìn đó là thực tế. Tôi viết về tuổi tác của cụ Hoà và thầy Nguyện đó là sự đính chính về những thông tin thiếu cập nhật của bài viết hay đúng hơn là bài báo nào đó.
    Về cụ Hoà, bác nên biết, cụ chỉ biết viết mỗi kiểu chữ Hành mà thôi. Cách đây khoảng 2 năm cụ xuất bản một cuốn thư pháp Thanh Hoằng Khê Lê Xuân Hoà. Cụ cố viết một bức chữ Lệ nhưng cách xem bức đó là vừa xem vừa bịt mũi. Về ngữ pháp Hán cổ, cụ có nhiều vấn đề. Xem một bức cụ viết bài " Tăng thử" của cụ Trạng Trình, lạc khoản có viết :"Nguyễn Bỉnh Khiêm tác, Lê Xuân Hoà thư". Nếu Đường phượng bay hiểu về quy tắc viết lạc khoản thì biết ngay đó là một lỗi trầm trọng. Cụ Hoà không thể nêu tên tục của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm như thế được mà phải viết :"Mạc triều Trình Quốc Công thi, Lê Xuân Hoà thư" hay "Mạc triều Bạch Vân cư sĩ thi, Lê Xuân Hoà thư".... Cụ viết như thế không thể hiện được sự trang trọng mà còn đôi chút bất kính với tiền nhân nữa. ... Còn nhiều ví dụ khác nữa nếu bạn muốn nghe tôi sẽ kể cho.
    Còn về thư pháp tiếng Việt, tôi thấy sến lắm.
    --------------------------------------------------------------------------------
    Cái này tuỳ thuộc vào trình độ nhận thức của mỗi người.
    ___________________________________________
    Bác cứ đọc các bài tôi viết trong các topic thư pháp thì rõ. Miễn bình luận.
    Cũng xin đính chính lại bài viết của bác " Sức trẻ thư pháp đất Hà thành":
    Bác viết sai tên của một người: Nguyễn Quang Thắng chứ không phải là Phạm Quang Thắng. Mặt khác không biết bác là tác giả bài viết hay bác vay mượn ở đâu mà khẳng định "từ năm 2000 việc xin - cho chữ bắt đầu nở rộ". Xin thưa việc cho chữ từ năm 1994, câu lạc bộ Cảo Thơm Thư Hiên ở Bà Triệu đã lam rồi, các nơi học theo đấy.
    Nhìn chung các bài viết bác post lên không có tác dụng hướng dẫn người đọc mà post theo cảm tính riêng, không khoa học. Đã đành từng bài là viết về nhân vật, nhưng bác không biết cân nhắc. Giả dụ bác muốn giới thiệu 2 mảng thư pháp Hán và Việt thì tách cho rõ, đằng này xếp lung tung đợi người khác nhắc mới vội đưa lên. Bác muốn giới thiệu mảng thư pháp Hán trước thì đầu tiên đưa cụ Hoà vì cụ cao tuổi nhất, sau đó phải đến cụ Bách chứ không phải là cụ Nguyện, đó là hai người được nhiều người coi là thư pháp đại thụ, sau đó giới thiệu đến những người trẻ viết thư pháp Hán.... Âu cũng do hiểu biết của bác về thư pháp còn hạn hẹp. Không trách được.
  10. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Nhân vô thập toàn, không có ai toàn mĩ toàn bích cả. Việc cụ Hoà chỉ tinh thông chữ Hành (loại chữ khó viết nhất của Hán tự, mà cũng có năm bảy loại Hành -Thảo), tác phẩm của cụ được mọi người hoanh nghênh, các nhà thư pháp Trung Quốc đánh giá cao cũng đáng để lớp hậu sinh học hỏi.
    Việc cụ muốn viết thêm các loại chữ khác, điều đó cho thấy sự ham học hỏi ở một con người đang độ tuổi tà dương, học học nữa học mãi, chả quý lắm sao, lớp trẻ bao nhiêu người làm được như cụ, hay chỉ biết vẽ vời dăm ba chữ Chân Khải, Lệ thì vội cho chữ lung tung.
    Việc cụ phạm sai lầm là điều thường tình. Chả có ai không mắc nhiều hay ít sai lầm khuyết điểm trong đời, ngay cả các bậc vĩ nhân. Nếu không hoạ có mà thánh. Trừ phi người ta cố ý "xấu che tốt khoe" để thần thánh hoá cá nhân nào đó thì không còn gì để bàn.
    Xin thưa với bác, việc cho chữ chả phải đợi đến khi CLB Cảo Thơm mở ra năm 94 mới có, trước đó vẫn có nhiều bậc lão thành cũng đã cho chữ nhiều rồi. Nếu đọc kỹ các bài viết trong topic này bạn sẽ nhận ra điều đó. Ở đây điều muốn nhấn mạnh là ở hai chữ "nở rộ". Hôm đầu năm đến xem Hội thơ Hà Nội tổ chức tại Văn Miếu, thấy cảnh cho chữ rất tấp nập và "hỗn loạn". Ai cũng muốn mình được cho chữ trước, chen chúc tranh giành, tay cầm giấy chìa ào ào vào mặt các người cho chữ, thông "bất nhã" hết sức. Và rồi ai nấy đều ra về với những chữ "Tâm" mỏng dính, chữ "Nhẫn" to đùng, nực cười hết sức.
    Điều này bạn nói đúng, tôi đang cố gắng học hỏi thêm nhiều từ nhiều nguồn, nhất là từ Diễn đàn này.

Chia sẻ trang này