1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chân dung các Thư pháp gia Việt Nam

Chủ đề trong 'Nghệ Thuật Thư Pháp' bởi duongphuongbay, 05/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Quả đúng là rừng nào cọp nấy, dù tôi có cố gắng tìm hiểu bao nhiêu đi chăng nữa cũng không thể rành rọt hơn người "nằm trong chăn" và biết "chăn có bao nhiêu rận". Vậy phiền pác giúp tôi dựa vào trình độ, thâm niên...của các nhà thư pháp Hà Thành nói riêng và đất Bắc nói chung lập ra địa vị của họ hiện nay nhé. Ai nên để lên trên, ai nên hạ xuống dưới, cái này quả thực tôi...chịu. Pác thương thì thương cho trót nhé
    Đa tạ đa tạ
  2. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1

    Tôi tưởng bác là người yêu thích thư pháp nên tốn công ngồi đàm luận mấy hôm nay. Hoá ra tôi lầm. Bác ví người viết thư pháp như "rận". . Có lẽ câu chuyện của chúng ta dừng ở đây. Bác không đủ tư cách nói chuyện với tôi cũng như nói chuyện trong box này.
  3. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1

    Tôi tưởng bác là người yêu thích thư pháp nên tốn công ngồi đàm luận mấy hôm nay. Hoá ra tôi lầm. Bác ví người viết thư pháp như "rận". . Có lẽ câu chuyện của chúng ta dừng ở đây. Bác không đủ tư cách nói chuyện với tôi cũng như nói chuyện trong box này.
  4. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Khà khà, pác nóng quá rồi, nóng quá mất khôn pác ạ. Thế pác đã hiểu rành rọt nghĩa câu "Nằm/Ở trong chăn mới biết chăn có rận" chưa? Nếu chưa phiền pác lật lại Từ điển thành ngữ và Tục ngữ Việt Nam-NXB Văn hóa 2000 p.619 để đọc giải thích nhé.
    Thấy pác là người thích sự khoa học, thì tư duy của pác cũng nên khoa học tí, đừng hàm hồ vơ đũa cả nắm. "Rận" đây là chỉ người hả pác, hay để chỉ "thói hư tật xấu" của họ? Nếu chỉ người thì quả thực tôi không còn tư cách để hầu chuyện cùng pác cũng như các thành viên trong BOX này, vì tôi là "RẬN" 100%, còn để chỉ tính cách con người thì hi vọng tôi và bác có in ít "rận" thôi nhé, có nhiều dễ sứt đầu mẻ trán lắm đấy.
  5. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Khà khà, pác nóng quá rồi, nóng quá mất khôn pác ạ. Thế pác đã hiểu rành rọt nghĩa câu "Nằm/Ở trong chăn mới biết chăn có rận" chưa? Nếu chưa phiền pác lật lại Từ điển thành ngữ và Tục ngữ Việt Nam-NXB Văn hóa 2000 p.619 để đọc giải thích nhé.
    Thấy pác là người thích sự khoa học, thì tư duy của pác cũng nên khoa học tí, đừng hàm hồ vơ đũa cả nắm. "Rận" đây là chỉ người hả pác, hay để chỉ "thói hư tật xấu" của họ? Nếu chỉ người thì quả thực tôi không còn tư cách để hầu chuyện cùng pác cũng như các thành viên trong BOX này, vì tôi là "RẬN" 100%, còn để chỉ tính cách con người thì hi vọng tôi và bác có in ít "rận" thôi nhé, có nhiều dễ sứt đầu mẻ trán lắm đấy.
  6. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Thư hoạ gia Quan Cường
    Thư họa gia Quan Cường -o強 (tức Quan Tồn Chí -o~-) sinh năm 1932 tại huyện Nam Hải -海 tỉnh Quảng Đông, và sinh sống tại Việt Nam từ thuở thơ ấu. Lúc hoa niên, ông đã ham thích hội họa và từng theo học các danh sư về thư pháp, tranh thuỷ mặc Trung Quốc và tranh sơn dầu Tây phương. Do đó, ông tuy dung hoà hai hoạ pháp của Trung Quốc và Tây phương mà lại thể hiện được nét giản phác và cổ điển, nên tranh của ông được giới thưởng ngoạn trong và ngoài nước rất ưa thích. Ngoài thủy mặc và sơn dầu Tây phương, ông còn thành thạo thiết kế và trang trí sân khấu.
    Về thư pháp, ông sở trường các kiểu chữ khải, lệ, và hành; nét bút hồn hậu chân chất. Chữ lệ của ông chịu ảnh hưởng Triệu Chi Khiêm T<T đời Thanh, chữ khải chịu ảnh hưởng Nhan Chân Khanh 顏oY卿 và Liễu Công Quyền Y.S đời Đường, còn chữ hành là do ông tự tạo phong cách riêng.
    Ông đã từng dạy hội họa tại trường Huỳnh Kiến Hoa f建華, Chợ Lớn, năm 1976.
    Mùa xuân năm 1989, ông cùng các thân hữu ?" các thư họa gia Lý Tùng Niên Z松年, Vương Trung Phu Z<中s, và Hoàng Hiến Bình f獻平 ?" thành lập nhóm Nam Tú Nghệ Uyển -?-<' tại Chợ Lớn, nhằm mục đích duy trì và phát triển nghệ thuật thư hoạ truyền thống.
    Các thư họa gia Lý Tùng Niên, Quan Cường, Vương Trung Phu đã tổ chức nhiều lớp thư pháp và hội họa, tận tâm truyền dạy thư họa cho cả người Hoa và người Việt.

    Năm 1993, ông và một hai thân hữu đã hoàn thành một bích họa hoành tráng (50 mét x 2 mét) tại Thảo Đường Thiền Tự (Chợ Lớn), vẽ 500 vị La Hán.
    Năm 1994, ông tham gia triển lãm tranh tại Hiệp Hội Giao Lưu Văn Hoá Pháp Việt.
    Năm 2003, ông hoàn thành 18 bức bích họa trong khuôn viên chùa Hoa Nghiêm (quận Bình Thạnh, Tp HCM), tổng cộng 50 mét chiều dài, vẽ phật bà Quan Âm.
    Ngoài ra, ông còn thường xuyên tham gia nhiều cuộc triển lãm khác nữa về thư pháp và hội họa, chẳng hạn nhân mùa Vu Lan hoặc vì mục đích từ thiện.
    Suốt đời ông thuần tuý sáng tác và giảng dạy thư pháp - hội họa. Ông thường du lãm khắp nước Việt cũng như thăm một số tỉnh của Trung Quốc mà quan sát phong cảnh, tìm hiểu phong tục, văn hoá địa phương để tìm cảm hứng sáng tác, đưa hơi thở cuộc sống vào tác phẩm của mình. Hiện nay ông là hội viên của Hội Mỹ Thuật Tp HCM và ủy viên của Câu Lạc Bộ Mỹ Thuật cho Người Cao Tuổi. Với những cống hiến văn hoá nghệ thuật và giáo dục này, Bộ Văn Hoá Thông Tin và Hội Mỹ Thuật Tp HCM đã trao tặng ông huy chương «Vì Văn Hoá Nghệ Thuật» năm 2002.
    Ông rất ôn hoà điềm đạm, nhờ thường xuyên luyện tập dưỡng sinh tĩnh toạ. Hiện nay, dù bước vào ngưỡng cổ lai hi, ông vẫn hăng hái say sưa sáng tác thư họa và nhiệt tâm truyền thụ thư hoạ cho thế hệ kế thừa, cả người Hoa lẫn người Việt.
    Địa chỉ: 49C lầu 1, đường Trần Hưng Đạo B, phường 6, quận 5. Tel: 0903155275

    Số thư gia và họa gia người Hoa tại Việt Nam hiện nay không nhiều. Tại Chợ Lớn ngày nay, có lẽ ông là một thư họa gia còn lưu giữ được nét nghệ thuật cổ truyền
  7. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Thư hoạ gia Quan Cường
    Thư họa gia Quan Cường -o強 (tức Quan Tồn Chí -o~-) sinh năm 1932 tại huyện Nam Hải -海 tỉnh Quảng Đông, và sinh sống tại Việt Nam từ thuở thơ ấu. Lúc hoa niên, ông đã ham thích hội họa và từng theo học các danh sư về thư pháp, tranh thuỷ mặc Trung Quốc và tranh sơn dầu Tây phương. Do đó, ông tuy dung hoà hai hoạ pháp của Trung Quốc và Tây phương mà lại thể hiện được nét giản phác và cổ điển, nên tranh của ông được giới thưởng ngoạn trong và ngoài nước rất ưa thích. Ngoài thủy mặc và sơn dầu Tây phương, ông còn thành thạo thiết kế và trang trí sân khấu.
    Về thư pháp, ông sở trường các kiểu chữ khải, lệ, và hành; nét bút hồn hậu chân chất. Chữ lệ của ông chịu ảnh hưởng Triệu Chi Khiêm T<T đời Thanh, chữ khải chịu ảnh hưởng Nhan Chân Khanh 顏oY卿 và Liễu Công Quyền Y.S đời Đường, còn chữ hành là do ông tự tạo phong cách riêng.
    Ông đã từng dạy hội họa tại trường Huỳnh Kiến Hoa f建華, Chợ Lớn, năm 1976.
    Mùa xuân năm 1989, ông cùng các thân hữu ?" các thư họa gia Lý Tùng Niên Z松年, Vương Trung Phu Z<中s, và Hoàng Hiến Bình f獻平 ?" thành lập nhóm Nam Tú Nghệ Uyển -?-<' tại Chợ Lớn, nhằm mục đích duy trì và phát triển nghệ thuật thư hoạ truyền thống.
    Các thư họa gia Lý Tùng Niên, Quan Cường, Vương Trung Phu đã tổ chức nhiều lớp thư pháp và hội họa, tận tâm truyền dạy thư họa cho cả người Hoa và người Việt.

    Năm 1993, ông và một hai thân hữu đã hoàn thành một bích họa hoành tráng (50 mét x 2 mét) tại Thảo Đường Thiền Tự (Chợ Lớn), vẽ 500 vị La Hán.
    Năm 1994, ông tham gia triển lãm tranh tại Hiệp Hội Giao Lưu Văn Hoá Pháp Việt.
    Năm 2003, ông hoàn thành 18 bức bích họa trong khuôn viên chùa Hoa Nghiêm (quận Bình Thạnh, Tp HCM), tổng cộng 50 mét chiều dài, vẽ phật bà Quan Âm.
    Ngoài ra, ông còn thường xuyên tham gia nhiều cuộc triển lãm khác nữa về thư pháp và hội họa, chẳng hạn nhân mùa Vu Lan hoặc vì mục đích từ thiện.
    Suốt đời ông thuần tuý sáng tác và giảng dạy thư pháp - hội họa. Ông thường du lãm khắp nước Việt cũng như thăm một số tỉnh của Trung Quốc mà quan sát phong cảnh, tìm hiểu phong tục, văn hoá địa phương để tìm cảm hứng sáng tác, đưa hơi thở cuộc sống vào tác phẩm của mình. Hiện nay ông là hội viên của Hội Mỹ Thuật Tp HCM và ủy viên của Câu Lạc Bộ Mỹ Thuật cho Người Cao Tuổi. Với những cống hiến văn hoá nghệ thuật và giáo dục này, Bộ Văn Hoá Thông Tin và Hội Mỹ Thuật Tp HCM đã trao tặng ông huy chương «Vì Văn Hoá Nghệ Thuật» năm 2002.
    Ông rất ôn hoà điềm đạm, nhờ thường xuyên luyện tập dưỡng sinh tĩnh toạ. Hiện nay, dù bước vào ngưỡng cổ lai hi, ông vẫn hăng hái say sưa sáng tác thư họa và nhiệt tâm truyền thụ thư hoạ cho thế hệ kế thừa, cả người Hoa lẫn người Việt.
    Địa chỉ: 49C lầu 1, đường Trần Hưng Đạo B, phường 6, quận 5. Tel: 0903155275

    Số thư gia và họa gia người Hoa tại Việt Nam hiện nay không nhiều. Tại Chợ Lớn ngày nay, có lẽ ông là một thư họa gia còn lưu giữ được nét nghệ thuật cổ truyền
  8. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Một số tác phẩm của Quan Cường
    Gia hoà: gia hoà vạn sự hưng
    «Xích Bích Hoài Cổ» của Tô Thức
    Phật pháp
    Mái tranh nghèo
    Lối về xóm nhỏ :«Gác mái ngư ông về viễn phố, Gõ sừng mục tử lại cô thôn.»
    Tam dương khai thái
    Trong Văn Miếu Hà Nội​
    Được duongphuongbay sửa chữa / chuyển vào 15:17 ngày 08/05/2004
  9. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Một số tác phẩm của Quan Cường
    Gia hoà: gia hoà vạn sự hưng
    «Xích Bích Hoài Cổ» của Tô Thức
    Phật pháp
    Mái tranh nghèo
    Lối về xóm nhỏ :«Gác mái ngư ông về viễn phố, Gõ sừng mục tử lại cô thôn.»
    Tam dương khai thái
    Trong Văn Miếu Hà Nội​
    Được duongphuongbay sửa chữa / chuyển vào 15:17 ngày 08/05/2004
  10. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Mình không đồng ý với ý kiến của bạn về bài viết trên. Thứ nhất bạn nói Còn về thư pháp tiếng Việt, tôi thấy sến lắm.. Như vậy thực sự bạn đã hiểu về thư pháp chữ Việt chưa?mặc dù như bạn nói, bạn là người trong cuộc, trong cái hội gì đó.Tôi thấy Thư pháp chữ Việt, không nói đến cái gốc rể là thư pháp Trung Quốc, thì nó còn tuyệt vời hơn nhất nhiều so với thư pháp Nhật, ..... Với lại Tiếng Việt ta, là một ngôn ngữ vô cùng đa dạng và phong phú. Thế nên thư pháp chữ Việt hay đó là Hồn chữ việt, cũng vô cùng độc đáo và phong phú.
    Thứ 2, bạn nói về nhà thư pháp Lê Xuân hoà, và nói ông làngười háo danh, thích phô trương, và không thể xếp vào nhà thư pháp gia lớn, thật sự bạn lại càng không hiểu về các nhà thư pháp của Việt Nam, và thư pháp. Khi mà mà tất cả những người yêu thư pháp, các nhà nghiên cứu đều nghĩ về Lê Xuân hoà với một sự ngưỡng mộ và kính trọng.
    bạn không ở Thanh Hoá nên không biết đấy thôi. Như tôi và bác Quan_Di_ Ngo đều là quê Thanh Hoá. nên nghe các câu chuyện về cụ khi ông bà kểđã yêu mến và phục cụ rùi.Ngay từ thuở ấu thơ,cụ Lê Xuân Hòa đã học viết chữ với thân phụ là cụ tú kép Lê Duy Bá . Hằng ngày cụ vừa học chữ vừa rèn phương pháp viết chữ. Do khổ luyện, ở tuổi 20 cụ đã trở thành người nổi tiếng viết chữ đẹp. Dạo ấy, trong làng ai xin được chữ hay của các bậc danh nho, lại tới nhờ cụ viết lên giấy, lên lụa.
    Không những yêu thư pháp, hiểu về thư pháp. mà Cụ còn luôn có tấm lòng trân trọng, và đem cái mình biết cho mọi người. Cụ không ngần ngại cho chũ mọi người, mà sau này còn truyền tụng nhiều câu chuyện về Cụ Lê Xuân Hoà cho chữ.
    Tại chùa Bộc, di tích chiến thắng Ngọc Hồi - Ðống Ða có đôi câu đối, một vế chỉ còn ba chữ: Khai - Càn - Pháp; một vế còn bốn chữ: Từ - Cổ - Phật - Tâm. Trên cơ sở những chữ còn lại, theo điển tích nhà Phật, cụ viết:
    Khai hạp càn khôn huyền diệu pháp
    Từ bi kim cổ Phật đà tâm (Mở đóng càn khôn là phép huyền diệu của trời đấtTừ bi là lòng của đạo Phạt từ xưa đến nay)

    Thượng tọa Nghiêm Xuân Cân, trụ trì chùa Một Cột cũng tới nhờ cụ viết mấy đôi câu đối để khắc lên gỗ và đắp nổi ở tam quan trong dịp trùng tu chùa. Sẵn lòng trân trọng di tích lịch sử có từ đời Lý, cụ Hòa viết:
    Diên Hựu danh lam điển tại Lý triều lưu phạn vũ
    Ðô thành thắng cảnh sử truyền mộng triệu giáng anh linh

    Từ cái duyên văn tự, cụ Hòa đã nhận được tình cảm đằm thắm của bạn bè gần xa. Một lần, có người là hậu duệ của dành nhân Bùi Huy Bích từ Pháp về thăm quê, ngày tết vào thăm Văn Miếu thấy cụ đang bên bàn viết, người đó thưa: "Bẩm cụ, cụ cho con xin mấy chữ về làm kỷ niệm". Qua trò chuyện, biết lai lịch dòng họ nối tiếng về khoa cử của đất Sơn Nam, cụ viết "Ngọc xuất Côn Cương" (nghĩa: núi Côn Cương là nơi sản ra ngọc quý).
    Biết tiếng cụ, nhà sư Mạn Ðà La từ Pháp về xin cụ viết cho 4 chử chân: "Trúc Lâm thiền viện" để treo trước ngôi chùa của người Việt vừa dựng xong ở ngoại ô Pa-ri và nhờ cụ viết đôi câu đối Nôm của giáo sư Hoàng Xuân Hãn:
    Thể gửi xứ người nương cửa Phật
    Hồn về đất Việt viếng quê nhà

    ( theo báo Hà Nội Mới)
    Cùng với viết chữ chân, chữ thảo trên các chất liệu như gỗ, giấy dó, trên gốm, cụ Hòa còn trình bày chữ trên bìa sách và chép những bài thơ chữ Hán in trong các sách của các danh nhân: Phạm Thận Duật, Ðặng Huy Trứ, Văn Khắc Hán Nôm Việt Nam... Năm 1990, lần đầu tiên Nhà Xuất bản Khoa học xã hội xuất bản toàn tập tập thơ "Nhật ký trong tù" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, năm 1991, NXB Ngoại văn dịch "Nhật ký trong tù" ra tiếng Pháp và năm 1992 dịch sang tiếng Anh, cả ba lần xuất bản này cụ Hòa đều đảm nhận chép 133 bài thơ chữ Hán trong tập thơ của Bác, được bạn đọc trong và ngoài nước hâm mộ và đánh giá cao.
    Thư pháp Lê Xuân Hòa "giản dị mà trong sáng, góp phần làm sống dậy cái tiềm ẩn Việt Nam" (lời nhà nghiên cứu Trần Bạch Ðằng) đã được bạn bè các nước biết đến. Gần đây, một tác phẩm thư pháp của cụ được giới thiệu ở Niu Yoóc và sau đó tặng trường ÐH Co-hen, một Trung tâm Việt Nam học nổi tiếng ở Mỹ. Từ ngày 2 đến ngày 08-08-1994, triển lãm thư pháp quốc tế tổ chức ở Bắc Kinh (do Hiệp hội các nhà thư pháp Trung Quốc chủ trì với sự hợp tác của Hội thư pháp Hàn Quốc và Hội thu pháp Nhật Bản), một tác phẩm thư pháp của cụ gửi dự triển lãm được Ban tổ chức tặng bằng Vinh dự chứng thư. Ðó là bức hành thư chép toàn văn bài thơ Hoàng Hạc lâu của nhà thơ Thôi Hiệu đời Ðường với dòng lạc khoản "Hà Nội Thanh Hoằng Khê Lê Xuân Hòa bát tứ tẩu" (cụ già 84 tuổi Lê Xuân Hòa hiệu Thanh Hoằng Khê ở Hà Nội).
    tự hào là dân Thanh hoá bác Quan_Di_Ngo nhỉ?
    Dân Thanh hoá đít 36
    Dân Thanh Hoá ăn rau má phá đương tàu

Chia sẻ trang này