1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chân dung các Thư pháp gia Việt Nam

Chủ đề trong 'Nghệ Thuật Thư Pháp' bởi duongphuongbay, 05/05/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Mình không đồng ý với ý kiến của bạn về bài viết trên. Thứ nhất bạn nói Còn về thư pháp tiếng Việt, tôi thấy sến lắm.. Như vậy thực sự bạn đã hiểu về thư pháp chữ Việt chưa?mặc dù như bạn nói, bạn là người trong cuộc, trong cái hội gì đó.Tôi thấy Thư pháp chữ Việt, không nói đến cái gốc rể là thư pháp Trung Quốc, thì nó còn tuyệt vời hơn nhất nhiều so với thư pháp Nhật, ..... Với lại Tiếng Việt ta, là một ngôn ngữ vô cùng đa dạng và phong phú. Thế nên thư pháp chữ Việt hay đó là Hồn chữ việt, cũng vô cùng độc đáo và phong phú.
    Thứ 2, bạn nói về nhà thư pháp Lê Xuân hoà, và nói ông làngười háo danh, thích phô trương, và không thể xếp vào nhà thư pháp gia lớn, thật sự bạn lại càng không hiểu về các nhà thư pháp của Việt Nam, và thư pháp. Khi mà mà tất cả những người yêu thư pháp, các nhà nghiên cứu đều nghĩ về Lê Xuân hoà với một sự ngưỡng mộ và kính trọng.
    bạn không ở Thanh Hoá nên không biết đấy thôi. Như tôi và bác Quan_Di_ Ngo đều là quê Thanh Hoá. nên nghe các câu chuyện về cụ khi ông bà kểđã yêu mến và phục cụ rùi.Ngay từ thuở ấu thơ,cụ Lê Xuân Hòa đã học viết chữ với thân phụ là cụ tú kép Lê Duy Bá . Hằng ngày cụ vừa học chữ vừa rèn phương pháp viết chữ. Do khổ luyện, ở tuổi 20 cụ đã trở thành người nổi tiếng viết chữ đẹp. Dạo ấy, trong làng ai xin được chữ hay của các bậc danh nho, lại tới nhờ cụ viết lên giấy, lên lụa.
    Không những yêu thư pháp, hiểu về thư pháp. mà Cụ còn luôn có tấm lòng trân trọng, và đem cái mình biết cho mọi người. Cụ không ngần ngại cho chũ mọi người, mà sau này còn truyền tụng nhiều câu chuyện về Cụ Lê Xuân Hoà cho chữ.
    Tại chùa Bộc, di tích chiến thắng Ngọc Hồi - Ðống Ða có đôi câu đối, một vế chỉ còn ba chữ: Khai - Càn - Pháp; một vế còn bốn chữ: Từ - Cổ - Phật - Tâm. Trên cơ sở những chữ còn lại, theo điển tích nhà Phật, cụ viết:
    Khai hạp càn khôn huyền diệu pháp
    Từ bi kim cổ Phật đà tâm (Mở đóng càn khôn là phép huyền diệu của trời đấtTừ bi là lòng của đạo Phạt từ xưa đến nay)

    Thượng tọa Nghiêm Xuân Cân, trụ trì chùa Một Cột cũng tới nhờ cụ viết mấy đôi câu đối để khắc lên gỗ và đắp nổi ở tam quan trong dịp trùng tu chùa. Sẵn lòng trân trọng di tích lịch sử có từ đời Lý, cụ Hòa viết:
    Diên Hựu danh lam điển tại Lý triều lưu phạn vũ
    Ðô thành thắng cảnh sử truyền mộng triệu giáng anh linh

    Từ cái duyên văn tự, cụ Hòa đã nhận được tình cảm đằm thắm của bạn bè gần xa. Một lần, có người là hậu duệ của dành nhân Bùi Huy Bích từ Pháp về thăm quê, ngày tết vào thăm Văn Miếu thấy cụ đang bên bàn viết, người đó thưa: "Bẩm cụ, cụ cho con xin mấy chữ về làm kỷ niệm". Qua trò chuyện, biết lai lịch dòng họ nối tiếng về khoa cử của đất Sơn Nam, cụ viết "Ngọc xuất Côn Cương" (nghĩa: núi Côn Cương là nơi sản ra ngọc quý).
    Biết tiếng cụ, nhà sư Mạn Ðà La từ Pháp về xin cụ viết cho 4 chử chân: "Trúc Lâm thiền viện" để treo trước ngôi chùa của người Việt vừa dựng xong ở ngoại ô Pa-ri và nhờ cụ viết đôi câu đối Nôm của giáo sư Hoàng Xuân Hãn:
    Thể gửi xứ người nương cửa Phật
    Hồn về đất Việt viếng quê nhà

    ( theo báo Hà Nội Mới)
    Cùng với viết chữ chân, chữ thảo trên các chất liệu như gỗ, giấy dó, trên gốm, cụ Hòa còn trình bày chữ trên bìa sách và chép những bài thơ chữ Hán in trong các sách của các danh nhân: Phạm Thận Duật, Ðặng Huy Trứ, Văn Khắc Hán Nôm Việt Nam... Năm 1990, lần đầu tiên Nhà Xuất bản Khoa học xã hội xuất bản toàn tập tập thơ "Nhật ký trong tù" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, năm 1991, NXB Ngoại văn dịch "Nhật ký trong tù" ra tiếng Pháp và năm 1992 dịch sang tiếng Anh, cả ba lần xuất bản này cụ Hòa đều đảm nhận chép 133 bài thơ chữ Hán trong tập thơ của Bác, được bạn đọc trong và ngoài nước hâm mộ và đánh giá cao.
    Thư pháp Lê Xuân Hòa "giản dị mà trong sáng, góp phần làm sống dậy cái tiềm ẩn Việt Nam" (lời nhà nghiên cứu Trần Bạch Ðằng) đã được bạn bè các nước biết đến. Gần đây, một tác phẩm thư pháp của cụ được giới thiệu ở Niu Yoóc và sau đó tặng trường ÐH Co-hen, một Trung tâm Việt Nam học nổi tiếng ở Mỹ. Từ ngày 2 đến ngày 08-08-1994, triển lãm thư pháp quốc tế tổ chức ở Bắc Kinh (do Hiệp hội các nhà thư pháp Trung Quốc chủ trì với sự hợp tác của Hội thư pháp Hàn Quốc và Hội thu pháp Nhật Bản), một tác phẩm thư pháp của cụ gửi dự triển lãm được Ban tổ chức tặng bằng Vinh dự chứng thư. Ðó là bức hành thư chép toàn văn bài thơ Hoàng Hạc lâu của nhà thơ Thôi Hiệu đời Ðường với dòng lạc khoản "Hà Nội Thanh Hoằng Khê Lê Xuân Hòa bát tứ tẩu" (cụ già 84 tuổi Lê Xuân Hòa hiệu Thanh Hoằng Khê ở Hà Nội).
    tự hào là dân Thanh hoá bác Quan_Di_Ngo nhỉ?
    Dân Thanh hoá đít 36
    Dân Thanh Hoá ăn rau má phá đương tàu
  2. Tan_Nguyet

    Tan_Nguyet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2003
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Nể cái nhiệt tình của Home_ mà sang đây chơi, không ngờ lại đọc được ngay cuộc khẩu chiến. Hoho, chào rosered, lại gặp nữa rồi . Chê bai thiên hạ gì mà ghê thế hả bác? có cần phải "soi" người ta như thế không. Bác soi cụ Hoà, lôi ra khuyết điểm của cụ, cũng có người soi cụ Việt của bác (sorry, cụ Việt chưa già để gọi bằng cụ nhưng lớp chúng tôi vẫn gọi đùa như vậy). Mà tôi tin là cụ Việt cũng chẳng thích thú gì khi "được" bác đem ra so sánh với bất kỳ ai đâu. Có thể bác học được rất nhiều về thư pháp, nhưng cái cần học đầu tiên trong cái lĩnh vực này, là bình luận chê bai ít thôi thì bác lại chưa học được.
  3. Tan_Nguyet

    Tan_Nguyet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2003
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Nể cái nhiệt tình của Home_ mà sang đây chơi, không ngờ lại đọc được ngay cuộc khẩu chiến. Hoho, chào rosered, lại gặp nữa rồi . Chê bai thiên hạ gì mà ghê thế hả bác? có cần phải "soi" người ta như thế không. Bác soi cụ Hoà, lôi ra khuyết điểm của cụ, cũng có người soi cụ Việt của bác (sorry, cụ Việt chưa già để gọi bằng cụ nhưng lớp chúng tôi vẫn gọi đùa như vậy). Mà tôi tin là cụ Việt cũng chẳng thích thú gì khi "được" bác đem ra so sánh với bất kỳ ai đâu. Có thể bác học được rất nhiều về thư pháp, nhưng cái cần học đầu tiên trong cái lĩnh vực này, là bình luận chê bai ít thôi thì bác lại chưa học được.
  4. Co_Khach_Vo_Danh

    Co_Khach_Vo_Danh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Bác nói cây này có nghĩa là Thư Pháp chữ quốc ngữ của Việt Nam
    ưu việt hơn Thư Đạo của Nhật ?
    Nếu quan tâm thì Bác hãy tìm hiểu hơn một chút về Thư Đạo
    Nhật Bản rồi phát biểu câu này cũng không quá muộn !!!
  5. Co_Khach_Vo_Danh

    Co_Khach_Vo_Danh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Bác nói cây này có nghĩa là Thư Pháp chữ quốc ngữ của Việt Nam
    ưu việt hơn Thư Đạo của Nhật ?
    Nếu quan tâm thì Bác hãy tìm hiểu hơn một chút về Thư Đạo
    Nhật Bản rồi phát biểu câu này cũng không quá muộn !!!
  6. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1
    Trả lời Home:
    Bác là người Thanh Hoá nên bác không thích người khác chê cụ Hoà ư? Tôi xin thưa những người được gọi là thư pháp gia thì ngoài thông tứ thể ra còn phải học cả những biến thể như: Nguỵ Bi, Tống thể....(Câu này xin trả lời bạn Trang -Tân Nguyệt luôn: Tôi so sánh Thanh Hoằng Khê với Cửu Chân Quận Nhân Lê Quốc Việt ở chỗ đó đấy).Xin hỏi cụ Hoà biết được mấy thể chữ mà vỗ ngực xưng Nam Quốc đệ nhất thư pháp gia. Hay bởi người ta (trong đó có bạn) xưng tụng nhiều quá làm cụ mờ mắt. Bạn thử vào chùa thầy, Yên Tử..... mà xem tiền nhân viết như thế nào. Chẳng có ai vỗ ngực xưng là Nam Quốc thư pháp gia cả. Cái đức của người xưa là thế đấy. Cụ Hoà không sợ hổ với người xưa sao?
    Về phẩm hạnh, cụ Hoà có một công nghệ lăng xê và tự lăng xê rất cao. Những mẩu chuyện Home kể, đọc báo nào viết về cụ Hoà cũng có, tuyển tập tác phẩm cụ Hoà cũng có, tôi khỏi phải nói nhiều về một nhân vật viết chữ Hán và tự phô trương như thế. Chắc cụ định thương mại hoá thư pháp. Cũng phải nói thêm, cụ công nghiệp hoá thư pháp cũng ghê. Tôi được dự một triển lãm của cụ, đầu tiên được xem bức Tăng thử (tôi đã viết ở trên), sau đó xem bức thư hoạ : Quá kiều đình mã lạc xuân thiên. Cụ đã vẽ bức gốc từ lâu, nay đem ra photocopy rôi quết mực qua loa, cố cho mất dấu mực in. Khinh thường người xem đến thế là cùng.
    Tôi muốn nói đến một vấn đề quan trọng hơn nữa, đó là " Ở nhà nhất mẹ nhì con, ra đường lắm kẻ còn giòn hơn ta". Phan Khánh Trung - Hội Truyền thứa Đài Bắc đã đăng ý kiến của mình trong một bài báo " Thư pháp Việt Nam nhìn thoáng thì đẹp". Bạn tìm đọc đi, rồi thấy cái thư pháp Việt Nam đang ở đâu. Có người nói tôi : Chê bai bình luận ít thôi. Họ cho rằng thư pháp Việt Nam thập toàn, thập mỹ rồi ư? Đúng là ếch ngồi đáy giếng. Không chịu nhìn thấy cái sai mà sửa đi, bo bo tự khen. Cười tôi cũng chẳng sao nhưng để xem thư pháp Hàn, Nhật, Trung sẽ cười thư pháp ta như thế nào.
    _________________________________
    Độc toạ cao phong vọng đế đô
    Ô vân tản hậu nguyệt hoàn cô
    Mang mang thế sự nhân vô số
    Kỷ cá nam nhi thị trượng phu
    Được rosered sửa chữa / chuyển vào 10:59 ngày 10/05/2004
    Được rosered sửa chữa / chuyển vào 11:53 ngày 10/05/2004
  7. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1
    Trả lời Home:
    Bác là người Thanh Hoá nên bác không thích người khác chê cụ Hoà ư? Tôi xin thưa những người được gọi là thư pháp gia thì ngoài thông tứ thể ra còn phải học cả những biến thể như: Nguỵ Bi, Tống thể....(Câu này xin trả lời bạn Trang -Tân Nguyệt luôn: Tôi so sánh Thanh Hoằng Khê với Cửu Chân Quận Nhân Lê Quốc Việt ở chỗ đó đấy).Xin hỏi cụ Hoà biết được mấy thể chữ mà vỗ ngực xưng Nam Quốc đệ nhất thư pháp gia. Hay bởi người ta (trong đó có bạn) xưng tụng nhiều quá làm cụ mờ mắt. Bạn thử vào chùa thầy, Yên Tử..... mà xem tiền nhân viết như thế nào. Chẳng có ai vỗ ngực xưng là Nam Quốc thư pháp gia cả. Cái đức của người xưa là thế đấy. Cụ Hoà không sợ hổ với người xưa sao?
    Về phẩm hạnh, cụ Hoà có một công nghệ lăng xê và tự lăng xê rất cao. Những mẩu chuyện Home kể, đọc báo nào viết về cụ Hoà cũng có, tuyển tập tác phẩm cụ Hoà cũng có, tôi khỏi phải nói nhiều về một nhân vật viết chữ Hán và tự phô trương như thế. Chắc cụ định thương mại hoá thư pháp. Cũng phải nói thêm, cụ công nghiệp hoá thư pháp cũng ghê. Tôi được dự một triển lãm của cụ, đầu tiên được xem bức Tăng thử (tôi đã viết ở trên), sau đó xem bức thư hoạ : Quá kiều đình mã lạc xuân thiên. Cụ đã vẽ bức gốc từ lâu, nay đem ra photocopy rôi quết mực qua loa, cố cho mất dấu mực in. Khinh thường người xem đến thế là cùng.
    Tôi muốn nói đến một vấn đề quan trọng hơn nữa, đó là " Ở nhà nhất mẹ nhì con, ra đường lắm kẻ còn giòn hơn ta". Phan Khánh Trung - Hội Truyền thứa Đài Bắc đã đăng ý kiến của mình trong một bài báo " Thư pháp Việt Nam nhìn thoáng thì đẹp". Bạn tìm đọc đi, rồi thấy cái thư pháp Việt Nam đang ở đâu. Có người nói tôi : Chê bai bình luận ít thôi. Họ cho rằng thư pháp Việt Nam thập toàn, thập mỹ rồi ư? Đúng là ếch ngồi đáy giếng. Không chịu nhìn thấy cái sai mà sửa đi, bo bo tự khen. Cười tôi cũng chẳng sao nhưng để xem thư pháp Hàn, Nhật, Trung sẽ cười thư pháp ta như thế nào.
    _________________________________
    Độc toạ cao phong vọng đế đô
    Ô vân tản hậu nguyệt hoàn cô
    Mang mang thế sự nhân vô số
    Kỷ cá nam nhi thị trượng phu
    Được rosered sửa chữa / chuyển vào 10:59 ngày 10/05/2004
    Được rosered sửa chữa / chuyển vào 11:53 ngày 10/05/2004
  8. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Cố thư họa gia Chính Văn​
    Nhà thư họa Chính Văn (pháp danh Chánh Pháp) sinh năm 1946 tại Đồng Tháp, là hội viên Hội Mỹ thuật TP.HCM, hội viên các Câu lạc bộ Mỹ thuật Q.5, Mêkông Art, nguyên phó chủ nhiệm thường trực CLB thư họa Giác Ngộ.
    Ông là một họa sĩ, nhà thư pháp tên tuổi trong làng mỹ thuật, là một trong những người đi tiên phong trong phong trào viết thư pháp chữ Việt. Từ năm 1994, ông đã bắt đầu triển lãm tranh và thư pháp tại TP.HCM và Quốc Tử Giám, Hà Nội. Ông đã qua đời tối 29-2-2004 tại nhà riêng ở Q.Tân Bình, TP.HCM.
    Dưới đây là cuộc đời và sự nghiệp của ông:​
    Nhà thư hoạ Chính Văn sinh năm 1946, tại xã Long Hưng, huyện Lấp Vò, tỉnh Sa Đéc (tức tỉnh Đồng Tháp hiện nay), nơi một vùng quê nghèo, heo hút đồng chua nước mặn miền Nam nước Việt. Gia đình gồm 9 người con, ông là con út trong gia đình. Tuy vậy, suốt thời niên thiếu, ông phải chung lưng đấu cật để góp phần lo nợ áo cơm, trách nhiệm với cha mẹ và bổn phận đối với mọi người trong gia đình.
    Có năng khiếu thiên bẩm và tư chất nghệ sĩ từ nhỏ, lại thêm bản tính thông minh, hiếu học và nhạy cảm, năm 18 tuổi ông thi đỗ Tú tài toàn phần tại trường Lê Hồng Phong, Sài gòn. Tiếc thay, từ khi mới lọt lòng mẹ, ông sớm mang thân thể èo uột, dễ nhuốm bệnh. Cơn bệnh hen suyễn của lá phổi khó tính đã làm cản trở con đường học vấn của ông. Khi đã đỡ bịnh đi một chút thì than ôi, đã qua rồi cơ hội tiến thân. Ông lại tiếp tục gượng dậy, cố gắng vượt qua và hy vọng. Hai năm sau, anh thi đỗ vào Trường Sư Phạm Thực Hành để nuôi nghiệp gõ đầu trẻ. Ông quyết định gắn bó với nghiệp giáo chức và chọn Sài Gòn làm đất dung thân và lập nghiệp. Ổn định được một thời gian ông lập gia thất, lo xây đắp một chút cho bản thân mình. Nhưng vẫn không lúc nào nguôi mày mò tìm kiếm bởi lòng đam mê nghệ thuật luôn thôi thúc.
    Ông tìm gặp nhà điêu khắc Vĩnh Lân để học hỏi và chịu ảnh hưởng phần lớn sự nghiệp sau này với nhà điêu khắc này.
    Cùng thời, ông giao lưu trao đổi, học hỏi với họa sĩ Lý Tùng Niên, Trương Lộ, ? Chiến tranh kéo theo sự cùng khổ, mất mát và bất ổn, tai họa luôn ném xuống đầu người dân Việt. Ông cùng chung số phận lầm than với bao người. Không đủ sức để theo kháng chiến, để vào rừng sâu, không đủ sắc màu lòe loẹt của tài danh và địa vị để dương cao tên tuổi, sự nghiệp ? và ông quyết định đi chùa nghe pháp, nghe đức Phật nói gì về cuộc đời khốn khổ ?okhố rách áo ôm?? Biết đâu tìm được lối thoát trên một thân thể bệnh họan, tinh thần thì bất ổn, loạn lạc nhưng chất chứa quá nhiều hoài bảo.
    Năm 1978, ông đến học pháp với Hòa thượng Thích Minh Châu từ cơ duyên này. Nghe được pháp âm Như Lai dội vào tâm thức của kẻ háo hức vô hạn và khát khao cháy bỏng, ông như được trở về và hồi phục dần thần trí. Từ đó, ông phát tâm: ?oNguyện một đời gần gủi Phật Pháp , chúng Tăng để tô bồi công đức, hộ trì chánh pháp?. Bút hiệu CHÍNH VĂN được chính thức đặt ra và biết đến từ đó.
    Ông gắn bó với các sinh hoạt Thiền viện Vạn Hạnh bằng tất cả sự nhiệt tâm và lòng thâm tín. Bản chất tận tuỵ, việc đạo cũng như việc đời nên anh được Hòa thượng thương mến, tín nhiệm, tận tình chỉ bày, cân nhắc. Môi trường sinh hoạt thuận lợi nơi Thiện viện đã giúp ông tiến sâu vào các lĩnh vực nghệ thuật.
    Những bông hoa của thành quả nghệ thuật đã bắt đầu hé nụ.
    Một mặt, vừa phục vụ Thiền viện, mặt khác phải lo xoay sở kiếm sống để hoàn thành trách nhiệm với vợ con. Nhiều đêm ông phải thức trắng để làm tranh kịp triển lãm, mà khốn nỗi bệnh hoạn lại luôn rình rập. Âu đó cũng là nghiệp chướng chung của giới nghệ sĩ, cực nhọc cả phần xác lẫn phần hồn không lúc nào nguôi.
    ?oKhao khát thì muốn đưa mình lên cao, còn đời sống thì cứ muốn dí mũi con người ta xuống bùn?. Nhà văn Nam Cao đã có lần thực lòng thốt lên như vậy.
    Cái giá quá bọt bèo khi phải đối diện với sự túng quẩn cứ đeo đuổi triền miên. Từ 1982 ?" 1990 là khoảng thời gian vừa sáng tác vừa đi làm bảng hiệu quảng cáo, vẽ chân dung, ? Tranh làm ra chỉ vừa đủ để phục vụ cho các dịp lễ: Tết, Phật đản và Vu lan tại Thiền viện, bởi cơn bệnh bao tử luôn hành hạ ông đến kiệt sức. Ông thử nghiệm đủ các thể loại: sơn dầu, bột màu, lụa, thủy mặc, thư pháp, ? Nhưng có lẽ thành công nhất vẫn là lối viết chữ Việt bằng chất liệu bút lông, mực Tàu trên giấy xuyến chỉ.
    Thời gian này, ông giao lưu rộng rãi hơn, trao đổi, gặp gở các nhà thư pháp Hoa lẫn Việt, ? ông trở thành một trong những nhà thư pháp hàng đầu có công làm sống dậy phong trào thư pháp hiện nay. Đặc biệt ở ông, qua các tác phẩm thư họa, ta cảm nhận được : ông nâng niu từng nét chữ, thương quý tiếng mẹ đẻ rất mực. Nhờ tình cảm thiêng liêng này, ông đã thổi vào hồn của mẫu tự La- tinh thành hồn Việt mang đặc trưng riêng của nó. Lối chữ của ông có thể làm mẫu mực cho lối chữ tượng hình nếu xét theo tiêu chí hình thành chữ Hán cổ (Lục Thư). Thêm bội phần đặc sắc công phu hơn: có đậm nhạt, hình khối, đường nét khuôn mẫu nhưng vẫn bay bổng, chất ngất. Đó là lối viết chữ đại tượng hình như: chữ Phật, chữ Tâm, chữ Mẹ, chữ Cha, chữ An, chữ Nhẫn ? so ra đâu thua kém lối thư pháp Hán cổ. Điều chúng ta nhận rõ, nhờ vào sự tiếp nhận giáo lý nhà Phật một cách sâu sắc và môi trường tiếp xúc hằng ngày với không khí Thiền môn, ông chuyển tải khá thành công ý đạo vào tác phẩm. Lại được sự khuyến khích của đa số tín đồ Phật tử, thành quả sáng tạo của ông luôn được trân trọng và hoan nghinh.
    Mạnh dạn hơn, thời điểm phong trào thư pháp Việt đang lên, ông được Ban Biên Tập Báo Giác Ngộ đề nghị kết hợp mở lớp hướng dẫn Nghệ Thuật Thư Pháp. Có lẽ, đây là vết son tươi nhất mà ông đạt được suốt một đời vật lộn, tìm kiếm điểm tựa để sáng tạo. Có điều kiện truyền bá qua báo chí, triển lãm, trưng bày, giới thiệu, ? ông được đông đảo quần chúng biết đến như một họa sĩ lớp trước hiếm hoi trong giới nghệ sĩ Phật giáo. Ông tham gia vào Hội Mỹ Thuật Thành phố, Hội Mỹ Thuật Quận 5, được mời triển lãm chung với các nhà thư pháp: Trụ Vũ, Song Nguyên tại Quốc Tử Giám, Hà Nội.
    Hằng năm vào các dịp lễ lớn, các tổ chức Mỹ thuật tại Thành phố hoặc các tổ chức thuộc Thành Hội Phật giáo đều mời ông tham gia triển lãm chung. Chữ của ông cũng được giới Kiều bào hải ngoại yêu chuộng, trân trọng. Ông là một trong những sáng lập viên Câu Lạc Bộ Thư Họa Giác Ngộ. Một đội ngũ các nhà thư pháp trẻ được ông đào tạo đang định hình, khởi sắc.
    Nhưng than ôi, mớï chỉ là sự khởi đầu! Ông ngã bệnh nặng vào năm 2002, với biết bao hoài vọng chưa đạt được cho sự nghiệp nghệ thuật nói chung. Nhiều phen cố chống lại bệnh tật, ông sửa soạn đồ vẽ, cố gượng nhưng đành gục ngã, bệnh tái phát mỗi ngày càng nặng hơn. Ông một mình suốt 59 năm trầm luân bao nỗi. Có khi như chìm xuống tận đáy, nhiều phen phải lổm ngổm tự gượng dậy. Vào lúc 21 giờ 15'' ngày 29.02.2004 (nhằm 10.02 Giáp Thân)ông nhẹ nhàng ra đi về cõi an lành để lại niềm tiếc thương vô hạn cho bao người. (Tổng hợp)
  9. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Cố thư họa gia Chính Văn​
    Nhà thư họa Chính Văn (pháp danh Chánh Pháp) sinh năm 1946 tại Đồng Tháp, là hội viên Hội Mỹ thuật TP.HCM, hội viên các Câu lạc bộ Mỹ thuật Q.5, Mêkông Art, nguyên phó chủ nhiệm thường trực CLB thư họa Giác Ngộ.
    Ông là một họa sĩ, nhà thư pháp tên tuổi trong làng mỹ thuật, là một trong những người đi tiên phong trong phong trào viết thư pháp chữ Việt. Từ năm 1994, ông đã bắt đầu triển lãm tranh và thư pháp tại TP.HCM và Quốc Tử Giám, Hà Nội. Ông đã qua đời tối 29-2-2004 tại nhà riêng ở Q.Tân Bình, TP.HCM.
    Dưới đây là cuộc đời và sự nghiệp của ông:​
    Nhà thư hoạ Chính Văn sinh năm 1946, tại xã Long Hưng, huyện Lấp Vò, tỉnh Sa Đéc (tức tỉnh Đồng Tháp hiện nay), nơi một vùng quê nghèo, heo hút đồng chua nước mặn miền Nam nước Việt. Gia đình gồm 9 người con, ông là con út trong gia đình. Tuy vậy, suốt thời niên thiếu, ông phải chung lưng đấu cật để góp phần lo nợ áo cơm, trách nhiệm với cha mẹ và bổn phận đối với mọi người trong gia đình.
    Có năng khiếu thiên bẩm và tư chất nghệ sĩ từ nhỏ, lại thêm bản tính thông minh, hiếu học và nhạy cảm, năm 18 tuổi ông thi đỗ Tú tài toàn phần tại trường Lê Hồng Phong, Sài gòn. Tiếc thay, từ khi mới lọt lòng mẹ, ông sớm mang thân thể èo uột, dễ nhuốm bệnh. Cơn bệnh hen suyễn của lá phổi khó tính đã làm cản trở con đường học vấn của ông. Khi đã đỡ bịnh đi một chút thì than ôi, đã qua rồi cơ hội tiến thân. Ông lại tiếp tục gượng dậy, cố gắng vượt qua và hy vọng. Hai năm sau, anh thi đỗ vào Trường Sư Phạm Thực Hành để nuôi nghiệp gõ đầu trẻ. Ông quyết định gắn bó với nghiệp giáo chức và chọn Sài Gòn làm đất dung thân và lập nghiệp. Ổn định được một thời gian ông lập gia thất, lo xây đắp một chút cho bản thân mình. Nhưng vẫn không lúc nào nguôi mày mò tìm kiếm bởi lòng đam mê nghệ thuật luôn thôi thúc.
    Ông tìm gặp nhà điêu khắc Vĩnh Lân để học hỏi và chịu ảnh hưởng phần lớn sự nghiệp sau này với nhà điêu khắc này.
    Cùng thời, ông giao lưu trao đổi, học hỏi với họa sĩ Lý Tùng Niên, Trương Lộ, ? Chiến tranh kéo theo sự cùng khổ, mất mát và bất ổn, tai họa luôn ném xuống đầu người dân Việt. Ông cùng chung số phận lầm than với bao người. Không đủ sức để theo kháng chiến, để vào rừng sâu, không đủ sắc màu lòe loẹt của tài danh và địa vị để dương cao tên tuổi, sự nghiệp ? và ông quyết định đi chùa nghe pháp, nghe đức Phật nói gì về cuộc đời khốn khổ ?okhố rách áo ôm?? Biết đâu tìm được lối thoát trên một thân thể bệnh họan, tinh thần thì bất ổn, loạn lạc nhưng chất chứa quá nhiều hoài bảo.
    Năm 1978, ông đến học pháp với Hòa thượng Thích Minh Châu từ cơ duyên này. Nghe được pháp âm Như Lai dội vào tâm thức của kẻ háo hức vô hạn và khát khao cháy bỏng, ông như được trở về và hồi phục dần thần trí. Từ đó, ông phát tâm: ?oNguyện một đời gần gủi Phật Pháp , chúng Tăng để tô bồi công đức, hộ trì chánh pháp?. Bút hiệu CHÍNH VĂN được chính thức đặt ra và biết đến từ đó.
    Ông gắn bó với các sinh hoạt Thiền viện Vạn Hạnh bằng tất cả sự nhiệt tâm và lòng thâm tín. Bản chất tận tuỵ, việc đạo cũng như việc đời nên anh được Hòa thượng thương mến, tín nhiệm, tận tình chỉ bày, cân nhắc. Môi trường sinh hoạt thuận lợi nơi Thiện viện đã giúp ông tiến sâu vào các lĩnh vực nghệ thuật.
    Những bông hoa của thành quả nghệ thuật đã bắt đầu hé nụ.
    Một mặt, vừa phục vụ Thiền viện, mặt khác phải lo xoay sở kiếm sống để hoàn thành trách nhiệm với vợ con. Nhiều đêm ông phải thức trắng để làm tranh kịp triển lãm, mà khốn nỗi bệnh hoạn lại luôn rình rập. Âu đó cũng là nghiệp chướng chung của giới nghệ sĩ, cực nhọc cả phần xác lẫn phần hồn không lúc nào nguôi.
    ?oKhao khát thì muốn đưa mình lên cao, còn đời sống thì cứ muốn dí mũi con người ta xuống bùn?. Nhà văn Nam Cao đã có lần thực lòng thốt lên như vậy.
    Cái giá quá bọt bèo khi phải đối diện với sự túng quẩn cứ đeo đuổi triền miên. Từ 1982 ?" 1990 là khoảng thời gian vừa sáng tác vừa đi làm bảng hiệu quảng cáo, vẽ chân dung, ? Tranh làm ra chỉ vừa đủ để phục vụ cho các dịp lễ: Tết, Phật đản và Vu lan tại Thiền viện, bởi cơn bệnh bao tử luôn hành hạ ông đến kiệt sức. Ông thử nghiệm đủ các thể loại: sơn dầu, bột màu, lụa, thủy mặc, thư pháp, ? Nhưng có lẽ thành công nhất vẫn là lối viết chữ Việt bằng chất liệu bút lông, mực Tàu trên giấy xuyến chỉ.
    Thời gian này, ông giao lưu rộng rãi hơn, trao đổi, gặp gở các nhà thư pháp Hoa lẫn Việt, ? ông trở thành một trong những nhà thư pháp hàng đầu có công làm sống dậy phong trào thư pháp hiện nay. Đặc biệt ở ông, qua các tác phẩm thư họa, ta cảm nhận được : ông nâng niu từng nét chữ, thương quý tiếng mẹ đẻ rất mực. Nhờ tình cảm thiêng liêng này, ông đã thổi vào hồn của mẫu tự La- tinh thành hồn Việt mang đặc trưng riêng của nó. Lối chữ của ông có thể làm mẫu mực cho lối chữ tượng hình nếu xét theo tiêu chí hình thành chữ Hán cổ (Lục Thư). Thêm bội phần đặc sắc công phu hơn: có đậm nhạt, hình khối, đường nét khuôn mẫu nhưng vẫn bay bổng, chất ngất. Đó là lối viết chữ đại tượng hình như: chữ Phật, chữ Tâm, chữ Mẹ, chữ Cha, chữ An, chữ Nhẫn ? so ra đâu thua kém lối thư pháp Hán cổ. Điều chúng ta nhận rõ, nhờ vào sự tiếp nhận giáo lý nhà Phật một cách sâu sắc và môi trường tiếp xúc hằng ngày với không khí Thiền môn, ông chuyển tải khá thành công ý đạo vào tác phẩm. Lại được sự khuyến khích của đa số tín đồ Phật tử, thành quả sáng tạo của ông luôn được trân trọng và hoan nghinh.
    Mạnh dạn hơn, thời điểm phong trào thư pháp Việt đang lên, ông được Ban Biên Tập Báo Giác Ngộ đề nghị kết hợp mở lớp hướng dẫn Nghệ Thuật Thư Pháp. Có lẽ, đây là vết son tươi nhất mà ông đạt được suốt một đời vật lộn, tìm kiếm điểm tựa để sáng tạo. Có điều kiện truyền bá qua báo chí, triển lãm, trưng bày, giới thiệu, ? ông được đông đảo quần chúng biết đến như một họa sĩ lớp trước hiếm hoi trong giới nghệ sĩ Phật giáo. Ông tham gia vào Hội Mỹ Thuật Thành phố, Hội Mỹ Thuật Quận 5, được mời triển lãm chung với các nhà thư pháp: Trụ Vũ, Song Nguyên tại Quốc Tử Giám, Hà Nội.
    Hằng năm vào các dịp lễ lớn, các tổ chức Mỹ thuật tại Thành phố hoặc các tổ chức thuộc Thành Hội Phật giáo đều mời ông tham gia triển lãm chung. Chữ của ông cũng được giới Kiều bào hải ngoại yêu chuộng, trân trọng. Ông là một trong những sáng lập viên Câu Lạc Bộ Thư Họa Giác Ngộ. Một đội ngũ các nhà thư pháp trẻ được ông đào tạo đang định hình, khởi sắc.
    Nhưng than ôi, mớï chỉ là sự khởi đầu! Ông ngã bệnh nặng vào năm 2002, với biết bao hoài vọng chưa đạt được cho sự nghiệp nghệ thuật nói chung. Nhiều phen cố chống lại bệnh tật, ông sửa soạn đồ vẽ, cố gượng nhưng đành gục ngã, bệnh tái phát mỗi ngày càng nặng hơn. Ông một mình suốt 59 năm trầm luân bao nỗi. Có khi như chìm xuống tận đáy, nhiều phen phải lổm ngổm tự gượng dậy. Vào lúc 21 giờ 15'' ngày 29.02.2004 (nhằm 10.02 Giáp Thân)ông nhẹ nhàng ra đi về cõi an lành để lại niềm tiếc thương vô hạn cho bao người. (Tổng hợp)
  10. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này