1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

chân dung đối thoại

Chủ đề trong 'Văn học' bởi culan, 14/10/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. metbohoitai

    metbohoitai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/10/2002
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Định gì mà định! Chắc là bị cấm rồi. Nếu ông viết sai thì có người khác viết lại để mà đối thoại. Không ai đối thoại nổi nên thôi cấm cho xong!
    Tội nghiệp thật. Biết chuyện mà giữ mãi trong lòng có ngày tẩu hoả!
    Mệt Bở Hơi Tai
    Được metbohoitai sửa chữa / chuyển vào 10:47 ngày 05/11/2002
  2. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    "...Trần Đăng Khoa dự định đeo đuổi sự nghiệp văn chương 10 năm nữa. Ngoài 50 tuổi, anh sẽ về quê sống vui thú với vườn cây. Sắp tới, anh sẽ cho ra đời cuốn tiểu thuyết Lão Đấu và tập II, III của Chân dung và đối thoại sẽ in gộp trong một cuốn chừng 800 trang. "
    Thảm khảo đầy đủ bài báo tại vnexpress:
    http://vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/Guong-mat-Nghe-sy/2002/11/3B9C20C8/
  3. ngochikien

    ngochikien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/03/2002
    Bài viết:
    384
    Đã được thích:
    0
    Đọc CD&ĐTmuôn đập vào mặt TĐK một cái.
    IT'S BETTER TO BURN OUT THAN TO FADE AWAY!
  4. Violetmoon

    Violetmoon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/06/2002
    Bài viết:
    335
    Đã được thích:
    0
    đập làm đek giề cuốn đấy chỉ để giải trí thôi , tại lâu lâu có miếng lạ các bác lại tưởng là ngon , thơm thảo gì , có giỏi thì phê bình văn học í , chứ cái trò đem tật của người ta ra viết thì ti tỉ người ti tỉ tật !!!
    Just call my name
  5. culan

    culan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/10/2002
    Bài viết:
    223
    Đã được thích:
    0

    "Cuội Khoa" - ngày ấy, bây giờ
    Trần Đăng Khoa trả lời phỏng vấn
    Ngô Thị Kim Cúc thực hiện
    Anh cho biết cái gì đã biến anh chàng Trần Đăng Khoa làm thơ và hình như dị ứng với các thứ máy móc đối với tác phong nhà báo chuyên nghiệp hiện nay? Anh có bỡ ngỡ vì điều đó không?
    Không có gì bỡ ngỡ cả. Nếu chị gặp Khoa, chị sẽ rất chán, vì hắn không năng động. Người thì ụ ị. Gương mặt đần và tẻ. Đã thế, mắt lại lờ đờ như mắt cá chết. Nói tóm lại, ở con người hắn không thấy tỏa ra chút sinh khí nào. Hắn như tảng đá nhão. Nhưng ở cái thời đại phát triển như bão lốc của công nghệ tin học này thì đến đất đá cũng không thể yên bề làm đất đá. Thế là hắn bị cuốn theo. Hắn bị công nghệ hành, rồi hắn cũng hành lại công nghệ tin học. Chỉ đơn giản thế thôi...
    Trong những chân dung văn học mà anh đã công bố, có bao nhiêu phần trăm sự thật và bao nhiều phần trăm sự gần-giống-cái-thật?
    Nói đến sự thật là một vấn đề không mấy đơn giản, nhất là đối với việc sáng tác văn học. Vì cùng một sự việc, có thể tôi nhìn khác chị. Và chị thì nghĩ khác tôi? Điều ấy là rất bình thường. Bởi vậy không thể lấy mắt tôi ra làm tiêu chí, làm thước đo để đánh giá cách nhìn của chị. Tôi rất tôn trọng sự trung thực, nhất là trung thực với chính mình. Tôi thường viết đúng như những gì mình thấy, mình nghĩ. Vốn là người làm báo và cũng say mê với nghề báo, nên tôi có nhiều tư liệu rất tốt. Gần đây, làm chương trình về một vài nhà văn đã khuất, các bạn bên truyền hình đã sử dụng không ít tư liệu của tôi. Tôi quay phim các nhà văn cũng vì lòng yêu mến, ngưỡng mộ, muốn giữ lại hình bóng của họ trên cõi thế, chứ chẳng có mục đích nào khác. Tôi rất tiếc không kịp quay Xuân Diệu, Chế Lan Viên và một số nhà văn khác mà tôi yêu mến. Hồi các cụ còn sống, nước mình khổ quá. Bây giờ có muốn ngắm gương mặt các cụ cũng chịu. Thế nên sau này, có điều kiện, tôi cứ ghi lại. Ghi rồi để đấy. Cái gì sử dụng được thì sử dụng. Cái gì chưa sử dụng thì để ở dạng tư liệu. Có cuộc đối thoại, tôi chép từ băng ghi âm ra (hiện băng tôi vẫn còn giữ, và đã chuyển sang đĩa CD), vậy mà khi sách ra, có ý kiến phê phán, quy chụp, thế là người ta chối, bảo tôi bịa, tôi đã nhét vào miệng họ chứ họ không nói như thế. Tôi thấy chán quá. Vừa chán vừa buồn cười.
    Những tác phẩm văn học mà anh đang đọc trong thời điểm này có tác động lên anh không?
    Tôi đọc rất nhiều. Ngày nào cũng đọc. Tôi rất thích Mạc Ngôn. Anh có hai cuốn dịch sang ta đều vào loại rất hay. Cuốn "Báu vật của đời" còn có đôi chút cường điệu, chứ "Đàn hương hình" thì nhuần nhuyễn từ đầu đến cuối. Không còn nghi ngờ gì nữa, Mạc Ngôn là một trong những nhà văn lớn nhất của hành tinh ở thời điểm này. Tôi phục Mạc Ngôn một phần, nhưng cũng rất phục các nhà lãnh đạo Đả.ng CSTrung Quốc. Họ đã đổi mới đúng. Nhờ thế mà trong một khoảng thời gian rất ngắn, Trung Quốc đã thực sự trở thành một quốc gia hùng mạnh trên tất cả mọi lĩnh vực. Riêng văn học và điện ảnh, chúng ta thấy quá rõ. Suốt ngày, dân mình xem phim Trung Quốc. Tất nhiên, đó mới chỉ là hàng chợ của họ thôi. Nhưng hàng chợ, họ làm cũng giỏi vô cùng. Còn văn học thì một trong những đại biểu của họ là Mạc Ngôn. Mạc Ngôn lại là một nhà văn còn rất trẻ. Anh chỉ cùng trang lứa với chúng tôi. Thế mới hãi. Đọc anh, không biết các nhà văn khác thế nào, chứ tôi thì tôi sốt ruột lắm. Sốt ruột và đau đớn. Tại sao cũng như mình mà lão làm được những việc lớn như thế, mà mình thì cứ bi bét mãi. Trong cuộc hội thảo gần đây về tiểu thuyết, có nhà văn bảo: "Rồi chúng ta sẽ có những Mạc Ngôn". Tôi không tin...
    Hiện nay ở ta, hình như đang có một hiệu ứng Mạc Ngôn?
    Tôi không phải kẻ vọng ngoại. Xin hãy lưu ý cho điều ấy. Và cả anh em mình nữa. Nếu họ có tiếp thu những tinh hoa của nhân loại thì cũng nên xem là điều bình thường và nên khuyến khích chứ đừng vội quy kết. Tuy thế, học được cái hay của thiên hạ cũng chẳng dễ đâu. Gần đây, tôi có đọc một cuốn tiểu thuyết của một nhà văn. Cuốn sách nghe đồn có vấn đề. Tôi đọc và thấy nó chẳng có tội vạ gì cả. Nó chỉ có mỗi một tí nhược điểm là... không hay. Thế thôi. Nhiều trang sa vào dung tục và đọc cứ thấy bẩn bẩn. Tôi kêu thì tác giả bảo: "Ông đã đọc Mạc Ngôn và García Márquez chưa? Mạc Ngôn toàn vú vê. García Márquez toàn cởi truồng. Bà Hồ Xuân Hương của ta cũng đâu có kém". Tôi thật sự kinh ngạc. Hóa ra ông bạn tôi chẳng hiểu gì Mạc Ngôn và cũng không biết gì về các bậc tiền bối. Quả trong tiểu thuyết "Trăm năm cô đơn" của García Márquez có nhân vật là một cô bé quanh năm cởi truồng. Cô cởi truồng từ khi còn bé cho đến lúc thành một thiếu nữ xinh đẹp. Đó là một vẻ đẹp thánh thiện, đến nỗi chẳng ai để ý đến việc cô cởi truồng. Thế rồi một buổi trưa, cô đang tắm thì có tiếng động ở khe liếp. Cô quay lại. Có một ánh mắt đàn ông đang nhìn trộm. Thế là cô sợ quá, vội đưa tay che ngực rồi co người bay vút lên qua kẽ ngói thủng ở trên nóc nhà tắm. Cái chi tiết người bay qua kẽ ngói này quả phi lý, nhưng người đọc lại không thấy phi lý, thậm chí còn có cảm giác rất thật. Đây là cái thật cao hơn sự thật. Khi bị nhìn trộm, vẻ đẹp của cô bé không còn thánh thiện nữa, nó đã bị nhuốm bẩn mất rồi. Không còn chốn nương náu nên cái đẹp phải "biến" thôi. Toàn bộ những chi tiết cởi truồng là sự chuẩn bị cho cú bay ngoạn mục này. Ông bạn tôi dường như chỉ học được phép cởi truồng và lại cứ tưởng cởi truồng là García Márquez. Trong khi tinh hoa của Márquez chính là cái phép bay qua kẽ ngói thủng...
    Nhiều người đã xem Trần Đăng Khoa là một thần đồng văn học, còn anh, anh tự nhìn nhận mình ngày ấy thế nào?
    Thuở bé, cậu Khoa là một đứa trẻ chịu khó, ham học, ham đọc. Vì là trẻ con, nên cậu được người lớn ưu ái. Người lớn có thể đố kỵ với nhau, nhưng với trẻ con, lòng bao dung của họ lại to lớn như bể cả. Một đứa trẻ đi lại hậu đậu bị ngã. Lập tức, người lớn kêu: "Ôi, cháu tôi anh hùng quá! Kìa, đứng dậy, bà đánh cái đất nhé. Cái đất hư quá!". Thế là lấy roi quất đen đét xuống đất. Thằng bé nhệch miệng định khóc. Nhưng rồi không khóc. Anh hùng ai lại khóc? Thế đấy. Chỉ có đi thôi mà cũng bị ngã. Người lớn đã không trách, còn phong cho làm anh hùng. Cậu Khoa thuở nhỏ cũng là một "anh hùng" như vậy đấy. Cậu đi đứng vững lắm. Không những thế, cậu còn múa may làm xiếc, nhún nhảy trên cái sào tre đặt ngay trên... mặt đất. Thông thường, một đứa trẻ tám tuổi chỉ cao đến một mét. Nhưng cậu Khoa phổng người hơn nên cu cậu cao đến mét mốt, mét hai. Vì vài phân nhỉnh hơn bè bạn ấy mà người lớn hy vọng, rằng khi cậu ta 20 tuổi không khéo phải cao đến ba mét. 30 tuổi thì thành ông khổng lồ. Bởi thế, đến năm 30 tuổi, 40 tuổi, cu cậu vẫn chỉ tè tè mét rưỡi. Thế là người ta lại thất vọng, lại thấy buồn vì mình tin nó thế, hy vọng ở nó thế, mà nó chẳng chịu phát triển gì.
    Có người bảo, người đàn ông 40 tuổi Trần Đăng Khoa bây giờ chỉ là cái bóng mờ của cậu bé con tám tuổi Trần Đăng Khoa xưa kia. Anh nghĩ sao?
    Chẳng ai yêu Trần Đăng Khoa bằng tôi và cũng chẳng ai ghét Trần Đăng Khoa bằng tôi. Chính vì thế mà tôi rất hiểu... bố con hắn. Tôi có thể thành thật nói rằng, chẳng bao giờ lão già Trần Đăng Khoa lại là cái bóng mờ của thằng bé con Trần Đăng Khoa, mà phải ngược lại mới đúng. Nhân đây, tôi cũng muốn nói thêm rằng, đừng nên lấy trẻ con làm thước đo người lớn, vì nó rất phản khoa học. Muốn so sánh phải so cùng cấp độ. So cậu Khoa với bạn bè cùng trang lứa với cậu là những tác giả nhí nổi tiếng thời ấy, như Cẩm Thơ, Hoàng Hiếu Nhân, Nguyễn Hồng Kiên, Chu Hồng Quý, v.v. hoặc rộng hơn, so cậu với mấy thi sĩ thuộc lớp đàn anh của cậu, những tác giả cùng nổi tiếng thời ấy, xem bây giờ họ sống và viết ra sao, chứ sao lại so sánh giữa cô bé tám tuổi với người phụ nữ trưởng thành. Chưa nói đến những vấn đề cao siêu, chỉ riêng cái ai nhìn cũng thấy ngay là cơ thể cũng đã hoàn toàn khác rồi. Nếu lấy cô bé tám tuổi làm thước thì sẽ thấy người phụ nữ vô lý đùng đùng. Bởi trước kia sao nó nhẵn nhụi phẳng phiu thế mà bây giờ lại gồ ghề, lồi lõm thế. Đúng là một cơ thể có bệnh u bướu rồi. Họ đâu ngờ, chính những đường nét bệnh tật ấy lại chính là vẻ đẹp mê hồn của giới nữ.
    Nếu tự cho điểm với tư cách một ông bố, anh sẽ cho mình điểm mấy, và vì sao?
    Tôi là người yêu tồi, nhưng lại là một người chồng, một ông bố tuyệt vời. Nói đến người chồng hay nói đến ông bố là nói đến lòng yêu thương vợ con, và những trách nhiệm rất cụ thể. Tôi không sao nói nổi những lời có cánh. Vì chưa kịp nói thì mình đã ngượng rồi. Hồi còn ở Hải quân, phòng ở của tôi ngay bên cạnh đường, cách có mỗi bức tường. Bên kia tường là nơi trai gái ôm nhau. Tôi có đóng chặt cửa lại thì lời họ cũng cứ róc vào đầy hai lỗ tai. Khổ lắm. Nhiều khi tôi chỉ muốn kêu lên: "Nhạt lắm! Cho thêm muối vào!". Cô em gái tôi mắng: "Ông anh biết gì mà nhạt hay mặn. Nó nói với nhau bằng mật mã đấy chứ. Ông anh làm gì có chìa khóa yêu mà giải được mã, biết được nó tuyệt diệu thế nào. Phải rất hay thì người ta mới đứng được với nhau đến hai ba giờ đêm chứ. Ông anh thì vừa già vừa cũ. Già từ lúc còn trẻ con. Đã thế lại cứ khoắng mũi vào chuyện riêng của người ta".
    Anh có hài lòng với cuộc sống hiện nay? Anh có tự thấy mình là người hạnh phúc?
    Tôi sống rất đơn giản, không nghiện ngập bất cứ thứ gì. Quyền chức, rượu bia, trà thuốc... tôi đều dửng dưng. Đến cả danh tiếng cũng chỉ là hão huyền và vớ vẩn. Nhu cầu của tôi rất thấp. Sống thế nào cũng được. Ăn ở thế nào cũng xong. Món ăn ngon nhất đối với tôi là món mẹ tôi vẫn nấu cho tôi thời còn đói khổ. Vài ngọn lang luộc, một khúc cá kho, bát canh mồng tơi rau đay. Thế là thỏa mãn bần cố rồi. Bởi thế, tôi rất bằng lòng với những gì mình có.
    Anh có đặt nhiều niềm tin vào người đọc không? Và có hài lòng với những gì mình mang đến cho họ?
    Tôi rất tin bạn đọc. Họ luôn tỉnh táo và vô tư. Cũng vì họ mà tôi cầm bút và phấn đấu viết hết lòng. Cái đích mà tôi phấn đấu là đến được với bạn đọc. Tôi cũng rất mừng là những cuốn sách của tôi ra đều được bạn đọc ưu ái đón nhận. Tôi biết trình độ của bạn đọc bây giờ cao lắm. Không dễ lừa được họ đâu.
    Anh đang thực hiện hay đang ấp ủ tác phẩm văn học nào không?
    Tôi đang hoàn thiện cuốn "Chân dung và đối thoại". Tập 1 đã ra mấy năm trước. Nhiều nơi muốn in lại, nhưng tôi không cho đâu in cả, để bổ sung cho đầy đủ đã rồi mới in lại. Tôi không tách riêng tập II, III như dự định ban đầu mà gộp hết thành một cuốn chừng 800 trang. Trong đó có hơn trăm trang phụ lục, tôi bàn lại với mấy bác phê bình chung quanh một số vấn đề mà người ta tranh cãi. Hy vọng cuốn này sẽ ra vào cuối năm 2003 này. Ngoài ra, tôi đang hoàn thiện cuốn tiểu thuyết "Lão Đấu". Đây là cuốn sách tôi rất tâm đắc. Tôi coi nó là một trong những cuốn sách chính của đời mình.
    Xin cảm ơn anh.
    (Báo An ninh thế giới, tháng 3. 2003)
    --------------------------------------------------------------------------------
    Trần Đăng Khoa, 1958, nhà thơ, nhà văn, nhà báo, hiện sống tại Hà Nội
    Tác phẩm: Góc sân và khoảng trời (thơ, 1968); Tuyển thơ Trần Đăng Khoa 1966-1999 (thơ, 1999), Chân dung và đối thoại (bình luận văn học, 1999), Đảo chìm (tập truyện ký, 2000), Người thường gặp (ghi chép, 2001)
    ...........................
    Cù Lần - con nhái không ngồi đáy giếng, nhưng bị bịt mắt bịt mõm - may mà còn tai
    Được hoa thuong thich du thu sửa vào 12:20 ngày 11/04/2003
  6. meocon_g1983

    meocon_g1983 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2002
    Bài viết:
    1.715
    Đã được thích:
    0
    trời ơi một cái chân dung đối thoại đọc mà đã muớt mồ hôi rồi thêm cái nữa lại còn hai ba tập nữa thì die hẳn
    TĐK chỉ có thể làm thơ trẻ con thôi
    to live is to fight
  7. toanli

    toanli Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Trần Đăng Khoa trở thành Thần Đồng vao thập kỉ 7, 8 mươi và nói như anh đã nhiều khi tâm sự, đó là cảnh vác thánh giá lê buớc...Hình ảnh này tôi thấy có thể thông cảm cho anh khi anh đã là người lớn, đã già mà người ta cứ muốn anh trẻ ...con mãi.
    Sau khi đi học tại Nga về Trần Đăng Khoa tiếp tục đăng đàn và viết thơ về cuộc sống và người lính. So với nhiều thi sỹ đương thời cá nhân tôi thấy thớ anh vẫn hay, thậm chí rất hay, nhưng vì cây thánh Giá kia, người đời không đánh giá công bằng cho những đóng góp của anh về thi ca.
    Những bài thơ TDK viêtvề sau này ví như Đợi Mư2a Trên Đảo Sinh Tồn, Ơr Nghĩa Trang Văn Điển, Thư Gửi mẹ, Thơ vui tặng mẹ Vợ v...v... thực sự vẫn là những bài thơ hay của dàn thi ca Việt nam.
    Có thể những cố gắng ấy vẫn không gỡ bỏ được cây thánh giá đã chót mang từ nhỏ tới hôm nay, TDK đôi khi buồn chán, bởi tự nhiên do nhiều nguyên nhân thơ mới của anh chìm vào bể thơ của thiên hạ. Có lúc anh đau đớn cười nhạo và thốt lên:
    Đôi lúc ta buồn quá
    Muốn hát một câu chơi
    Nhưng ta chưa cất giọng
    Con vẹt đã hót rồi
    ( Không đề-1996)
    Không nản lòng anh chàng TDK thần đồng thơ một thời được thiên hạ khoác cho cái áo lên cả những bài thơ ngô nghê TDK liên tục đột phá trên nhiều lĩng vực khác của VHNT. Năm nào anh đăng đàn cuốn Chân Dung Và Đối Thoại. Cuốn sách gây chấn động trong giới phê bình văn học và kếo tới cả một cuộc hội chẩn văn chương tại báo Văn Nghệ - cuộch thảo luận này đầy đủ nhiều nhà phê bình trả và già. Cả nhà thơ Tố Hữu, một nhận vật trong Chân Dung Đối Thaoi cũng đã có mặt. Cho tới hôm nay còn có nhiều ý kiến khác nhau nói về tập sách này, nhưng về bản chấtđây là một tập sách nghiêm túc bàn về văn chương . Không tìm giọng hàn lâm kinh viện, như một kiểu nói chơi nơi thôn giã, TĐK đã bàn tới nhiều nhà văn và tác phẩm lớn, chỉ ra nhiều điều bất cập của những giá trị chưa thật hay như thiên hạ thường tung hô nhau. Nhưng nhà văn lớn như nguyễn Đình Thi hay Nguyễn Tuân hay Tố Hữu...đều có mặt ở cuốn sách này và nhiều người cho là đây là lần đầu trên giấy trắng mực dem những gì bất cập của nhiều cây đại thụ được giới phê bình bàn tới.
    Tôi không có ý kiến cá nhân với việc sai hay đúng của tập sách này, nhưng một điều ko ai phủ nhận là tập sách của anh viết cuốn hút. Và đây là thành công của Khoa bởi giọng anh ko lẫn bất kì giọng điệu nhà văn nào. Ở dây tôi xin dẫn lời nói cuối cùng của Khoa trên cuộc thảo luận về cuốn sách này tại báo Văn Nghệ, Khoa nói đại ý: Vàng gỉa, cvảng mã thì sẽ cháy thành tro bụi còn vàng thực sẽ tồn tại. Đây là một chân lý. Nếu thực sự những ý kiến của Khoa về nhiều tác phẩm là đúng nó sẽ được licj sử văn chương công nhận và thực tế hôm nay nhiều ý kiến của Khoa trong cuốn sách được nhiều nhà văn nhà thơ công nhận .
    Để đi tiếp trên chặng đường này gần đây Khoa xuất bản thêm nhiều cuốn văn xuôi, như Đảo chìm; Những Người Thường gặp.
    Nhưng tôi choi là Cuốn Người Thường gạp kéo dài những chân dung đời sống của Khoa nó lặp lại mình . Người ta mua rất nhiều cuốn sách này , vượt xa con số kỉ lục 1000 cuốn thường cho một tậ văn xuôi, vì danh tiếng của khoa chứ giá trị tự thân của nó không đáng kể lắm. Trong khi đó Đảo Chìm lại bị thiên hạ lãng quên.
    Đảo Chìm là cuốn sách viết về những người lính ở quần đảo Trường Sa và HoànG Sa... Được TĐK viết rất dung dị mà sinh động. Nhiều chân duing sỹ quan và chiến sỹ, tưóng lĩng đến binh sỹ, thậm chí cả nhân vật Lợn nuôi trên đảo cũng gửi lên trang viết những tình cảm hết sức trong sáng và chân trọnhg của Khoa về người lính Hải Quân. So với nhiều nhà văn khác viết về lính đảo, tôi đọc cuốn sách này thấ ỷ rất cảm động và giúp tôpi có thể hình dung rõ hơn về sự hy sinh thầm lặng cũng như tình cảm vô bờ đối với tổ quốc , con người của người lính hải quân.
    Nhưng cuốn sách này dườnmg như bị lãng quên trong cái bể bao la của văn xuôi hôm nay.
    Đánh giá TĐK hiện tại, tôi tin là và hy vọng người ta sẽ nhì nhận mảng văn xuối , phê bình của TĐK và hồi hộp chờ đón chân dung đối thoại phần hai và ba gộp của anh sắp xuất bản năm nay.
    NVT

Chia sẻ trang này