1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chân dung những người con Quê Hương Quảng Trị.

Chủ đề trong 'Quảng Trị' bởi minh_le, 02/08/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. minh_le

    minh_le Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/12/2002
    Bài viết:
    780
    Đã được thích:
    0
    Chân dung những người con Quê Hương Quảng Trị.

    Vân Khánh với album đặc biệt ''''Thương Huế mùa Đông''''

    (VietNamNet) - Sau thành công với các CD: Thương mãi câu hò, Em về với Huế, Huế xưa..., sắp tới ca sĩ Vân Khánh sẽ tái xuất trong album đặc biệt Thương Huế mùa Đông. Đây là CD tập hợp 12 ca khúc hay nhất viết về Huế do Vân Khánh thể hiện, dự kiến sẽ được phát hành vào đầu tháng 9/2003.

    Album Thương Huế mùa Đông bao gồm các bài hát trữ tình viết về Huế - thành phố mộng mơ như: Thương Huế mùa Đông, Hương Giang thủa ấy của nhạc sĩ trẻ Hoàng Nghĩa, Miền trung thương nhớ, Huế xưa (Châu Kỳ), Nhớ Tần Phi (Đinh Cầm Ca), Cảm ơn em (nhạc: Bảo Phúc, thơ: Hoàng Quang Thuận), Từ Đàm quê hương tôi (Văn Giảng), Thương về xứ Huế (nhạc:Minh Kỳ, lời: Hoài Linh), Tà áo tím (Hoàng Nguyên), Tình Huế (Nguyễn Ngọc Thạch)... (Biên tập: Quốc Hưng, hoà âm phối khí: Hoà Khánh, phòng thu: Viết Tân).

    Song song với CD mới này, ca sĩ Vân Khánh cũng đang thực hiện album Vân Khánh vol.3 phối hợp với Hãng Vafaco. CD Thương Huế mùa Đông là do Hãng phim trẻ TP.HCM đặt hàng để giới thiệu với khán giả trước khi diễn ra Festival Huế - 2004 nên cô không phải ''''dốc tiền" để thực hiện.

    ''''Tôi đã từng thực hiện nhiều CD giới thiệu những bài hát về Huế và được khán giả đón nhận nồng nhiệt. Có người khi biết tôi chuẩn bị tiếp tục cho ra album giới thiệu các ca khúc về Huế nói : ''''Không sợ khán giả chán sao?'''' nhưng tôi vẫn không vì thế mà nản. Tôi tin với sự đầu tư kỹ lưỡng ở các khâu, Thương Huế mùa Đông sẽ được công chúng ủng hộ'''' - ca sĩ Vân Khánh thổ lộ.



    9399
    Welcome to Box Quảng Trị.. Click here,please!
  2. minh_le

    minh_le Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/12/2002
    Bài viết:
    780
    Đã được thích:
    0
    Trần Thị Bé - không còn là hạt cát trong đời

    Ở Đại hội thể thao người khuyết tật toàn quốc đang diễn ra tại Hà Nội, chị Trần Thị Bé - người từng để lại nhiều ấn tượng qua vai Hảo trong phim Đời cát - đã bất ngờ giành được một Huy chương bạc và một Huy chương đồng trong số ba nội dung tham dự.
    Đã gần ba năm sau ngày bộ phim Đời cát nổi đình nổi đám ở Liên hoan phim châu Á - Thái Bình Dương, đạo diễn Thanh Vân và các diễn viên Hồng Ánh, Mai Hoa có mặt trong nhiều bộ phim mới; còn diễn viên nghiệp dư Trần Thị Bé lại âm thầm bước sang cuộc chơi mới: trở thành vận động viên thể thao người khuyết tật.
    Cô Hảo - người phụ nữ khắc khoải đau khổ trong Đời cát - trên đường piste sân Hà Nội ngày 26-7 như lẫn vào trong số hàng chục vận động viên khuyết tật chuẩn bị bước vào vạch xuất phát môn đua xe lăn 10.000m hạng thương tật T54 (hạng nặng thứ nhì ở cuộc thi). Chỉ có đôi mắt sáng ngước lên và đôi bờ môi bặm lại khi lao về đích là không lầm vào đâu được. Cô Hảo - hay Bé ngoài đời - chú mục vào việc dùng đôi tay guồng đôi bánh xe để thi tài với các đối thủ. Khi ngẩng lên Bé mới biết mình đoạt Huy chương đồng - tấm huy chương đầu tiên của Bé. Ngay ngày thi kế tiếp (27-7) cô cũng giành tấm Huy chương bạc thứ hai ở nội dung thi tiếp sức 4x100m nữ. "Đây là niềm vui lớn thứ hai trong đời tôi kể từ sau ngày sinh bé Phong An cách đây hơn hai năm" - chị Bé nói và cho biết không ngờ có ngày ước mơ của chị đã trở thành hiện thực, đó là trở thành vận động viên đua xe lăn.
    Đến với điện ảnh tình cờ, nhưng Trần Thị Bé bén duyên với thể thao còn nhanh hơn. Chị mới thật sự được ngồi lên chiếc xe đua cách đây? hai tháng do cơ sở sản xuất xe lăn Kiết Tường tặng câu lạc bộ thể thao người khuyết tật tỉnh Quảng Trị ba chiếc xe đua. Từ ngày có xe đua, chị Bé phải dậy từ ba giờ sáng, sớm hơn hằng ngày một tiếng để nấu sữa đậu nành và chuẩn bị gánh hàng giải khát nhỏ tươm tất, sau đó rời nhà tập xe cùng đồng đội đến 5 giờ 30, rồi lại quầy quả quay về mang gánh hàng ra bán trước cổng Trường Hướng nghiệp dạy nghề trên quốc lộ 9B. Mê tập xe lăn nhưng chị Bé cũng không dám rời gánh hàng - kế sinh nhai duy nhất của hai mẹ con vì mỗi tháng mang lại cho chị 300.000 đồng. Nửa số đó là tiền học cho cô con gái hai tuổi rưỡi, nửa còn lại là tiền chi dùng của cả hai mẹ con.
    Trước ngày ra Hà Nội một tháng để dự Đại hội thể thao toàn quốc người khuyết tật, chị Bé và đồng đội được tiền bồi dưỡng 27.000đồng/người/ngày. Đây là số tiền "catsê" đầu tiên mà thể thao mang lại cho chị.
    "Trở thành vận động viên thể thao người khuyết tật cũng thật sự là thử thách hạnh phúc của tôi. Từ ngày tập thể thao, tôi không còn đau nhức cơ thể, khỏe mạnh ra rất nhiều. Tôi được tiếp thêm sức mạnh để nuôi dưỡng bé Phong An". Chị Bé nói thêm rằng ra đến Hà Nội, choáng ngợp trước sức tập luyện và thi đấu của hàng trăm vận động viên mới biết mình chỉ là một hạt cát trong đời". Nhưng chúng tôi tin, Trần Thị Bé đã không còn sống bằng hào quang của riêng Đời cát. Ngày hôm nay (29-7), chị lại bước vào môn thi đấu cuối cùng: chạy 800m xe lăn. Những cố gắng của người phụ nữ Quảng Trị ấy sẽ được đền đáp bằng tấm huy chương thứ ba? Có thể lắm chứ. Nhưng tấm huy chương lớn nhất trong đời thì chị đã được trao. Đó là tấm huy chương của niềm tin và nghị lực.

    9399
    Welcome to Box Quảng Trị.. Click here,please!
  3. hoasosac

    hoasosac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    3.002
    Đã được thích:
    0
    Có nơi mô như ở quê miềng...
    Những câu thơ bình dân đại loại như thế là của ông Tạ Nghi Lễ, một "người thơ" quê Quảng Trị, lưu lạc xa quê từ trước 75, và rồi "hai mươi năm (vẫn) chưa hề trở lại", "nợ áo cơm dặm đường xa ngái"... Và nói thật, dù tôi là người rất không rành văn chương, thơ phú, nhưng cũng cảm nhận rằng thì là những câu thơ như vậy cũng sẽ làm mủi lòng những người... hay xúc động, hoặc giả chỉ để đọc lên "hào sảng" trong những cuộc bạn bè...Và có lẽ tác giả cũng không có tham vọng trở thành nhà thơ từ những bài thơ dân dã, giàu tình cảm như thế, mà cốt là ghi lại, diễn đạt có vần những tình cảm của mình đối với người và đất quê hương.
    Nhưng thật lạ, gần đây đã diễn ra nhiều chương trình gặp gỡ, giao lưu, đọc thơ, văn nghệ về "nhà thơ" (chữ dùng của chương trình) này. Người ta tự hỏi, liệu như thế có gây phản cảm và tác hại không? Gần đây nhất là một chương trình rất "quy mô và hoành tráng" diễn ra tại sân Trường trung học Đông Hà. Đối tượng đông nhất là các tú tài tương lai. Một số nhà sư phạm ngữ văn có trách nhiệm đã bày tỏ nỗi lo lắng trước sự tôn vinh, lăng xê đối với "nhà thơ". Những câu thơ, bài thơ kiểu như vậy mà được cho là hay, là tuyệt vời thì sẽ tạo ra cho các tú tài tương lai của Quảng Trị những cách, chuẩn đánh giá giá trị, thẩm định văn chương như thế nào? Điều đáng lo lắng nhất chỉ là chỗ đó, còn những việc khác thì chắc chắn là nhiều người đã quá hiểu. Cũng trong chương trình, trả lời câu hỏi của một giáo viên dạy văn ngay chính ngôi trường "to nhất tỉnh" này, rằng đại ý là vì sao anh có nhiều tình cảm với quê hương như vậy mà lại "hai mươi năm chưa hề trở lại", "nhà thơ" quả quyết: Đó là do tính sỉ của người Quảng Trị, muốn về quê thì trong tay cũng phải có gì đã mới về...Ơ hay, đó là chuyện riêng của mình, sao lại vơ vào người Quảng Trị là như thế !
    Rất đông bạn bè của tôi đã ngậm ngùi nói cho nhau nghe: Đúng là có nơi mô như ở quê miềng...
  4. j_bich

    j_bich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/10/2003
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    0
    hihihi, còn thiếu Đại tướng Võ nguyên Giáp , Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, đúng không nhờ, nhờ.....
    Tài cao phận thấp chí khí uất
    Giang hồ mê chơi quên quê hương
  5. hoasosac

    hoasosac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    3.002
    Đã được thích:
    0
    Tất nhiên là còn rất nhiều! Chỉ chờ mọi người box post tiếp thôi
  6. hoasosac

    hoasosac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    3.002
    Đã được thích:
    0
    Thêm 1 nhạc sĩ tài hoa, gốc Quảng Trị đã vĩnh viễn ra đi.

    HOÀNG THI THƠ

    Từ gần 10 năm nay, tuy tình trạng sức khỏe trong giai đoạn hiểm nghèo, Hoàng Thi Thơ vẫn hăng say hoạt động, như xuất hiện trong những chương trình video hay trên sân khấu đại nhạc hội và nhất là trong lãnh vực sáng tác. Đối với ông, mỗi lần đứng trên sân khấu, dưới ánh đèn mầu và được gần với khán giả là ông cảm thấy tiêu tan hết những đau đớn và mệt nhọc do căn bệnh tim gây ra.
    Cuối cùng, ông đã an lành vĩnh viễn ra đi vào khoảng hơn 8 giờ sáng Chủ Nhật, 23 tháng Chín vừa qua tại nhà riêng ở thành phố Glendale, nam California. Tuy mang một căn bệnh nguy hiểm, có thể ra đi bất cứ lúc nào như lời ông nói, nhưng Hoàng Thi Thơ vẫn luôn luôn lạc quan và yêu đời cũng như không ngừng viết nhạc cho đến giây phút cuối.
    Rất tiếc là ông đã ra đi hơn một tháng trước khi chương trình ?oĐêm Văn Nghệ Thiền Ca Dũng Hành? do Hội Vô Vi tổ chức tại Orlando, Florida vào ngày 3 tháng Mười Một sắp tới. Chương trình sẽ được thu video, với khoảng 15 sáng tác mới nhất của ông mang nhiều mầu sắc thiền, là đề tài ông theo đuổi vào những ngày cuối đời. Đây cũng được coi là một chương trình đặc biệt dành cho một người nghệ sĩ đa tài, lấy nghệ thuât làm cuộc sống của mình.
    Đôi dòng tiểu sử
    Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ sinh ngày 1 tháng Ba"y năm 1929 (Mậu Thìn) tại làng Bích Khê, phủ Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Ông thuộc dòng họ Hoàng Hữu, một giòng họ khoa bảng lẫy lừng ở Quảng Trị. Con cháu của dòng họ này đã đỗ đạt cao từ đời thứ 13. Thân phụ ông là Hoàng Hữu Bính cũng là một đường quan của triều đình Huế dưới triều vua Đồng Khánh với chức Lang Trung Bộ Công, tước Thái Thường Tự Khanh.
    Hoàng Thi Thơ học tiểu học tại Triệu Phong, Quảng Trị, bậc trung học tại Huế rồi Hà Tĩnh. Ông vào đại học từ năm 1950 tại trường Dự Bị Đại Học Liên Khu Ba và Tư tại Thanh Hóa, theo khoa Văn Học Triết Học. Sau Cách Mạng Tháng Tám 1945, Hoàng Thi Thơ gia nhập Đoàn Văn Nghệ Quảng Trị như một diễn viên ca kịch nhạc do nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ban làm trưởng đoàn. Đến tháng Tám năm 1946, ông trở lại Huế để tiếp tục những năm cuối trung học.
    Tháng Mười Hai năm 1946, Hoàng Thi Thơ gia nhập đoàn Tuyên Truyền Kháng Chiến cùng với nhạc sĩ Trần Hoàn, hoạt động tuyên truyền tại mặt trận Huế khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Sau khi mặt trận Huế đổ vỡ vào thượng tuần tháng Hai năm 1947, Hoàng Thi Thơ thoát chạy ra Vinh theo đề nghị của thi sĩ Lưu Trọng Lư. Đến tháng Năm năm 1947, ông bước qua nghề làm báo, viết văn và được mời về làm phóng viên và biên tập viên cho tờ nhật báo duy nhất của kháng chiến thời đó là Cứu Quốc Liên Khu Tư.
    Tháng Chín năm 1948, Hoàng Thi Thơ trở lại ghế nhà trường để hoàn tất trung học tại trường Khải Định từ Huế dời ra Hà Tĩnh và đổi tên thành trường Huỳnh Thúc Kháng. Sau khi đậu tú tài vào năm 1950, ông vào đại học tại Thanh Hóa. Đến cuối năm 1952, Hoàng Thi Thơ rời vùng kháng chiến trở về Huế.
    Một trong những bài sáng tác đầu tiên của Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ là vào năm 1949, mang nhiều ý nghĩa của một sự dứt khoát, đó là "Xuân chết trong lòng tôi," kết thúc những năm ông đi theo kháng chiến và trở về thành (Huế).
    Từ đó cho đến năm 1965 ông làm giáo sư trung học dạy hai sinh ngữ Pháp và Anh song song với việc làm nghệ thuật mà ông đã dấn thân và đeo đuổi liên tục từ năm 1945. Vào tháng Chín năm 1957, ông lập gia đình với Thúy Nga, một nữ nhạc sĩ phong cầm, hiện sức khỏe cũng đang ở trong thời kỳ suy yếu, thỉnh thoảng vẫn phải đi thay máu, nhưng luôn là người tận tụy săn sóc cho Hoàng Thi Thơ trong suốt thời gian bệnh hoạn cho đến khi lìa đời. Cặp vợ chồng nghệ sĩ này có với nhau bốn con, ba trai một gái, trong số có một người con trai mất sớm. Con trai trưởng của ông là nhạc sĩ Hoàng Thi Thi, hiện phụ trách một ban nhạc trình diễn thường trực cho vũ trường Majestic. Ngoài ra ông còn có một người con nuôi là nhạc sĩ vĩ cầm Hoàng Thi Thao (con người anh ruột) từng theo sát ông trong những hoạt động về văn nghệ.
    Những ca khúc tình cảm và quê hương...
    Về những ca khúc tình cảm, Hoàng Thi Thơ đã sáng tác được một số lượng khá dồi dào so với tổng số trên hàng trăm sáng tác phẩm thuộc đủ mọi thể loại của ông. Trong số những nhạc phẩm này phải kể đến những ca khúc rất thành công như: Tà Aùo Cưới, Rong Chơi Cuối Trời Quên Lãng, Hỏi Người Còn Nhớ Đến Ta, Niềm Đau Của Cát, Hình Aûnh Người Em Không Đợi, Xe Hoa Một chiếc, Tango Nhớ...
    Theo Hoàng Thi Thơ thì chính bản tính nghệ sĩ của ông đã giúp cho ông được dễ dàng rung cảm để sáng tác những nhạc phẩm tình cảm đó, ngược lại với những nhận xét sai lầm cho là ông sống về vật chất khi ông tạo được cho mình một cuộc sống ổn định và thoải mái từ trước đến nay.
    Nhạc tình của Hoàng Thi Thơ không chỉ hạn hẹp trong tình yêu đôi lứa ở trong nhiều trạng thái tình cảm khác biệt, nhưng còn được đặt vào một bối cảnh thiên nhiên với những cánh đồng lúa mênh mông, những nhịp cầu tre, với những đêm trăng sáng, với những câu hò đượm tình dân tộc như qua những nhạc phẩm như Rước Tình Về Với Quê Hương, Tình Ca Trên Lúa, Gạo Trắng Trăng Thanh, Tôi Nhớ Tên Anh, Đường Xưa Lối Cũ... Nhạc phẩm sau này ra đời từ rất lâu, tuy nhiên đã nói lên được phần nào tâm trạng của ông khi trở về thăm làng Bích Khê vào năm 1993 là nơi ông đã chào đời.
    Nhạc sĩ của mọi giới, mọi lứa tuổi
    Hoàng Thi Thơ không phải là một nhạc sĩ sáng tác cho một giới, cho một lứa tuổi khán giả nào do khả năng đa dạng của ông. Dòng nhạc của ông từ hơn nửa thế kỷ qua đã đi sâu vào lòng người, đã len lỏi đến khắp miền đất nước. Cho đến khi sang đến hải ngoại người ta còn có dịp khám phá thêm nhiều ca khúc của ông trước kia thường được ký dưới tên Hoàng Thi Thơ hoặc Tôn Nữ Trà Mi. Càng về sau, người ta càng vỡ lẽ ra trước sự biến hóa của dòng nhạc của họ Hoàng qua đủ mọi thể loại, đủ mọi tiết điệu, như tiết điệu trẻ trung một thời được liệt vào loại kích động như Xây Nhà Bên Suối, Túp Lều Lý Tưởng, Cái Trâm Em Cài, Con Tim Và Nước Mắt, O Kìa Đời Bỗng Dưng Vui... Khi so sánh những nhạc phẩm này với những nhạc phẩm thuộc nhiều thể loại khác, người nghe dễ dàng nhận ra khả năng đa dạng và phong phú của ông. Nhưng đặc biệt hơn cả, Hoàng Thi Thơ đều thành công với tất cả thể loại mang những sắc thái hoàn toàn khác biệt.
    Ngoài thể ca khúc, Hoàng Thi Thơ đã cống hiến cho kho tàng âm nhạc Việt Nam một hình thức vô cùng hấp dẫn đối với người yêu nhạc là thể nhạc kể chuyện. Nổi bật nhất là hai nhạc phẩm ?oChuyện Cô Lái Đò Bến Hạ? và ?oChuyện Tình Của Người Trinh Nữ Tên Thi.? Nhạc phẩm sau, Hoàng Thi Thơ cho biết là một câu chuyện thật. Thi là tên của một thiếu nữ Đà Lạt, yêu một nghệ sĩ có gia đình. Mối tình của Thi rất thiết tha và lý tưởng. Nhưng mối tình ấy trở thành tuyệt vọng để cuối cùng người trinh nữ tên Thi ấy đã chết một cách bi thương. Qua một cuộc phỏng vấn ông đã cho biết là người nghệ sĩ đề cập đến trong nhạc phẩm này có thể là ông, là Hoàng Thi Thơ của năm 1970.
    Từ nhạc cảnh đến trường ca
    Ngoài thể ca khúc, qua đến thể nhạc kể chuyện, Hoàng Thi Thơ đã vững vàng bước qua thể nhạc cảnh là một thể nhạc sống động rất thích hợp cho sân khấu như những nhạc cảnh: Lộng Ngọc, Đưa Em Qua Cánh Đồng Vàng, Người Hành Khất Mù Độc Đáo, Từ Thức, Khi Người Lính Trẻ Trở Về Quê hương, Người Nghệ Sĩ Mù... Thêm vào đó ông cũng là tác giả của một số nhạc cảnh hài vui nhộn và dí dỏm như: Bún Bò Giò Heo Mụ Rớt, Xe Phở, Phá Lấu Lòng Heo Chú Méo, Vịt Ông Cả Lúa Bà Hai...
    Nhưng Hoàng Thi Thơ vẫn không chịu dừng lại, ông còn mở rộng khả năng và sự học hỏi của mình qua nghệ thuật sáng tác những trường ca.
    Trường ca đầu tiên do Hoàng Thi Thơ sáng tác mang tên ?oTriều Vui Thế Hệ,? kế đó là ?oMáu Hồng Sử Xanh? vào năm 1955. Năm sau ông cho ra đời trường ca ?oNgày Trọng Đại? và đến năm 1963 ông đã sáng tác một trường ca khác với tên ?oTiếng Trống Diên Hồng.? Tất cả những trường ca của Hoàng Thi thơ đều được trình diễn rầm rộ trên sân khấu và đài phát thanh và được khán thính giả đón nhận một cách nồng nhiệt.
    Từ điện ảnh đến nhạc kịch
    Tài năng của Hoàng Thi Thơ không chỉ dừng ở đó mà còn qua đến cả một lãnh vực mà ông cho là bao gồm nhiều bộ môn nghệ thuật khác là điện ảnh do bản tính ham học hỏi cuả ông. Năm 1965, ông trở thành đạo diễn điện ảnh với cuốn phim đầu tiên là ?oCô Gái Điên? quay thành phim từ nhạc kịch cùng tên của ông, do trung tâm Điện A'nh Quốc Gia sản xuất. Năm 1969, ông đạo diễn cho phim ?oNgười Cô Đơn? do chính ông sản xuất. Sau khi ra đến hải ngoại, Hoàng Thi Thơ vẫn tiếp tục làm đạo diễn cho một số phim video như ?oChuyện Tình Buồn,? ?oTiếng Hát Trong Trăng,? ?oNgười Đẹp Bạch Hoa Thôn? và ?oChiêu Quân Cống Hồ.?
    Là một nghệ sĩ, Hoàng Thi Thơ không bao giờ muốn ngưng bước vì ông còn nuôi một tham vọng qua việc thực hiện những nhạc kịch opera. Đây là một nghệ thuật có được sự phối hợp chặt chẽ của ba lãnh vực là nhạc, kịch và thi văn, do đó đòi hỏi người sáng tạo phải có một trình độ và kiến thức cao về âm nhạc cũng như kịch và văn.
    Do khả năng sẵn có cộng với niềm đam mê tha thiết với nghệ thuật của ông nên Hoàng Thi Thơ đã tạo nên bốn nhạc kịch công phu và giá trị là ?oTừ Thức Lạc Lối Bích Đào? (1963), ?oDương Quí Phi? (1964), ?oCô Gái Điên? (1966) và ?oẢ Đào Say? (1968). Và cũng vì thế, ông được coi như nhạc sĩ Việt Nam đầu tiên viết nhạc kịch. Điểm đặc biệt là những nhân vật chính trong những nhạc kịch của Hoàng Thi Thơ đều là phái nữ. Trong những năm tháng cuối đời ông đã sáng tác thêm được một số nhạc phẩm đề cập đến những nét đẹp và duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam như ?oBài Thơ Má Núng Đồng Tiền? (2000) và ?oTóc Thề Chấm Vai? (giữa năm 2001).
    Hoàng Thi Thơ và vũ dân tộc
    Sự thành công của đoàn ca vũ nhạc kịch Maxim?Ts ?" thành lập vào năm 1967 ?" được coi là rất đáng kể khi Hoàng Thi Thơ đặt những tiết mục vũ lên hàng quan trọng. Từ đó ông đã cùng vũ sư Trịnh Toàn và Lưu Hồng tiếp tục việc xây dựng cho nền vũ dân tộc Việt Nam và đã xây dựng được một số vũ điệu mới mẻ như Múa Xòe, Múa Koho, Múa Quạt, Múa E Đê, Múa Trống Bồng, Múa Nón Quai Thao...
    Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ là người duy nhất đã được Bộ Thông Tin VNCH và Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị nhiều lần cử thành lập và dẫn các đoàn văn nghệ Việt Nam đến Âu Châu trình diễn... nhất là trong thời gian có hòa đàm Paris.
    Ngay từ năm 1961 (mặc du" không pha"i là vũ sư), ông đã là một nghệ sĩ xây dựng cho nền vũ dân tộc Việt Nam sau khi thành lập Đoàn Văn Nghệ Việt Nam. Đoàn gồm khoảng 100 nghệ sĩ và chuyên viên, qui tụ hầu hết những tài hoa ca nhạc của Việt Nam thời đó. Trong suốt bốn năm làm trưởng đoàn [nhạc sĩ Lê Thương làm phó đoàn] đoàn đã được mời đi trình diễn tại nhiều quốc gia trong những chương trình có tầm vóc quốc tế như Lào, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật và Singapore.
    Ngoài những lãnh vực được nhắc tới ở trên, Hoàng Thi Thơ còn là tác giả quyển ?oĐể Sáng Tác Một Bài Nhạc Phổ Thông? vào năm 1955. Cho đến nay vẫn được coi là một quyển sách quí đối với những người muốn sáng tác nhạc.
    Từ gần 20 năm nay, ông vẫn âm thầm viết hồi ký, nhưng chưa kịp hoàn tất thì ông đã ra đi. Về nội dung, ông cho biết sẽ tiết lộ rất nhiều chi tiết đặc biệt chưa được nhắc đến trong suốt cuộc đời tận tụy với nghệ thuật của ông. Vào năm 1995, để kỷ niệm 50 năm hoạt động nghệ thuật của Hoàng Thi Thơ, một nhóm thân hữu của ông đã cho ấn hành một tập sách đặc biệt, trong đó có ghi lại đầy đủ những hoạt động cùng một số nhạc phẩm chọn lọc của người nghệ sĩ tài hoa.
    Những ngày tháng cuối...
    Hoàng Thi Thơ cho rằng ông đã sống trọn vẹn cuộc đời của ông để không có điều gì phải ân hận khi xa lìa cuộc sống như thi hào pháp Lamartine đã diễn tả qua hai câu thơ mà Hoàng Thi Thơ cho là nói lên được những cảm nghĩ của ông: ?oAimer, chanter, prier, c''''''''''''''''est toute ma vie. A l''''''''''''''''heure des adieux, je ne regrette rien...? nghĩa là yêu, ca hát, cầu nguyện, đó là cuộc đời của tôi. Và đến giờ vĩnh biệt, tôi khôâng có điều gì ân hận.?
    Trong những ngày ông cho là cuối đời của mình, Hoàng Thi Thơ đã ví cuộc sống hiện nay của mình như một ông tiên.
    Tuy nhiên cuộc sống đó khác biệt ở chỗ trái tim ông còn biết rung động khiến ông không thể ngưng công việc sáng tác của một người nghệ sĩ: ?oBuổi sáng thức dậy, tôi uống nước, tôi nhìn ra dàn hoa, tôi nhìn những con chim. Tôi nghe vang vọng lại những ca khúc tôi đã làm hay những bài của người khác. Rồi tôi lại thích viết nhạïc, tôi lại đọc sách, tôi lại tiếp tục đọc sách. Tôi thấy như vậy là cuộc đời đẹp đẽ quá và tôi sáng tác được.
    ?oNhưng tôi khác ông tiên ở chỗ này: ông tiên không còn vướng bụi trần. Còn tôi khổ quá đến phút này mà trái tim vẫn rung động, điều đó chứng tỏ là vẫn còn vướng bụi trần, bắt tôi phải sáng tác hoài. Nó chỉ khác ở chỗ đó thôi.?
    Do Saigonvn24 gửi :
    Gửi lúc 07:16, 30/11/03
    To Saigonvn24 : Hoasosac đã ghép bài viết này của bạn qua Chủ đề Chân dung những người con Quê Hương Quảng Trị. ,để tránh tình trạng loãng diễn đàn !
    _ Nhân đây cũng xin thông báo để mọi người biết trong vòng 48h tới Mod sẽ liên hệ Admin để ghép chủ đề Vĩnh biệt nhạc sỹ Trần Hoàn vào chủ đề Chân dung những người con Quê Hương Quảng Trị. luôn!
    _Mọi chi tiết góp ý thắc mắc xin mời Click vào đây :http://www.ttvnol.com/quangtri/232753.ttvn
    Được hoasosac sửa chữa / chuyển vào 09:24 ngày 01/12/2003
  7. li2000

    li2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2003
    Bài viết:
    600
    Đã được thích:
    0
    Hồ Thị Huế: Người mang HC vàng đầu tiên cho đội bơi Việt Nam​
    Hồ Thị Huế đã có vinh dự mang về chiếc huy chương (HC) vàng đầu tiên cho Đội tuyển bơi Việt Nam (VN) tham dự Para Games. Với chiếc HC này, chị đã mở toang cánh cửa "kho" HC cho toàn đội. Ngay sau khi Huế giành HC vàng đầu tiên, Trần Nguyên Thái, Nguyễn Thị Minh Lý, Bùi Hoàng Đào, Nguyễn Quang Vương, Phạm Thị Của và Trần Văn Thông cũng đã giành được những tấm HC vàng danh giá. Cũng trong ngày thi đấu đầu tiên, Đội tuyển bơi VN đã có thêm 65 HC bạc và 3 HC đồng.
  8. Rockerfeller

    Rockerfeller Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/07/2004
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    Topic này dành nói về những người con của quê hương Quảng Trị.
    Đại tướng Đoàn Khuê: Suốt đời không quên
    Ngày 17 tháng 08 năm 2004

    Dịp Tổng tiến công Tết Mậu Thân năm 1968, ở Ban cơ yếu khu ủy Khu 5, ngoài nam giới, còn có 3 phụ nữ (chị Tống Thị Kim Liên-quê Thanh Hóa; chị Nguyễn Thị Tam-quê Vĩnh Phúc; và tôi là Vũ Thị Đức-quê Ninh Bình). Chị em chúng tôi cùng khóa và là ba trong số nữ đầu tiên của ngành cơ yếu đi chiến trường. Thời kỳ này, bác Võ Chí Công làm Bí thư khu ủy-Chính ủy quân khu; bác Tư Thuận (tức Trương Chí Cương) làm Phó bí thư; bác Hai Hạnh (tức Chu Huy Mân) là Tư lệnh; bác Đoàn Khuê làm Phó tư lệnh kiêm Phó chính ủy.
    Ngày ấy, cơ quan cơ yếu phục vụ tổng tiến công phải làm việc 24/24 giờ, chúng tôi phải thay nhau mỗi người mỗi ngày chỉ được ngủ 1-2 giờ. Bác Đoàn Khuê thường bảo chúng tôi: ?oTụi bay phải thức nhiều, thiếu ngủ, mất sức khỏe quá...?. Bởi thông cảm vậy, nên bác nhắc bộ phận hậu cần khi có lương thực, thực phẩm, nên cấp thêm cho anh chị em cơ yếu để có sức làm việc.
    Chiến trường gian khổ, ác liệt, công việc lại căng thẳng, nên năm 1971, sau đợt phục vụ các chiến dịch tiến công đánh bại ý đồ ?oViệt Nam hóa chiến tranh? của Mỹ, tôi bị sốt rét nặng, kéo dài, đi lại phải chống gậy. Một hôm, bác Võ Chí Công sang thăm cơ quan cơ yếu, thấy tôi yếu quá, bác nói với bác Đoàn Khuê (lúc đó sắp ra Bắc họp) cho tôi đi cùng để chữa bệnh. Trong đoàn, còn có anh Phan Hành Sơn - Anh hùng lực lượng vũ trang, và một số trợ lý, trong đó có anh Lê Huy Liệu - người yêu của tôi.
    Ra tới miền Bắc, anh Trương Văn Phu - thư ký của bác Đoàn Khuê, mới nói về tình cảm của anh Lê Huy Liệu với tôi cho bác nghe. Ngày ấy đang có chiến tranh, chúng tôi không dám công khai chuyện riêng tư của mình, vì sợ mọi người phê bình là không tập trung vào nhiệm vụ. Nhưng thật không ngờ, khi nghe anh Phu nói vậy, bác Khuê đã gọi cả hai chúng tôi tới, trách sao không nói sớm, giờ nghe chuyện, thủ trưởng rất ủng hộ, rồi giục chúng tôi về quê thăm và báo cáo với gia đình.
    Ở quê ra, tôi lại tái sốt rét, phải vào bệnh viện E điều trị. Bác Đoàn Khuê vào thăm và biết ngoài sốt rét ra, tôi còn bị bướu cổ. Để đảm bảo hạnh phúc cho chúng tôi, bác bảo anh Nguyễn Văn Bang - là y sĩ cùng đi trong đoàn, vào trực tiếp gặp chị Ngân - bác sĩ, đang điều trị cho tôi, hỏi thăm và đề nghị bác sĩ cố gắng giúp đỡ. Khi thấy bệnh tình tôi đã thuyên giảm, bác động viên chúng tôi tiến tới hôn nhân, và về tận nhà tôi bàn với bố mẹ tôi tổ chức đám cưới. Lại chính bác đứng ra làm chủ hôn cho đám cưới của vợ chồng tôi. Hôm đó là ngày 6-6-1972. Lúc đó, anh Lê Huy Liệu là trung úy, cán bộ cùng cơ quan.
    Một tuần sau khi cưới, chồng tôi và đoàn công tác lại lên đường vào chiến trường khu 5. Đến đầu năm 1974, chồng tôi mới có dịp ra Bắc và đến tháng 12-1974, chúng tôi có cháu gái đầu lòng...
    Nay, Đại tướng Đoàn Khuê đã đi xa, nhưng tình cảm, mối quan tâm đặc biệt, sự động viên, chia sẻ của bác với vợ chồng tôi, suốt đời chúng tôi không thể nào quên.

    Vũ Thị Đức
  9. Rockerfeller

    Rockerfeller Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/07/2004
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    Trần Hoàn - hiện tượng đặc biệt của âm nhạc VN

    *****
    Giới âm nhạc đã gọi ông như vậy bằng cả sự trìu mến và lòng biết ơn một nhạc sĩ tài hoa, một nhà quản lý văn hóa tâm huyết. Ông cũng là một trong những người đặt nền móng cho nền âm nhạc cách mạng Việt Nam. Vì vậy, nhiều nhạc sĩ đã rất xúc động khi biết tin ông qua đời.
    Nhạc sĩ Trọng Bằng - Tổng Thư ký Hội nhạc sĩ Việt Nam: Trong Trần Hoàn luôn tồn tại hai con người: một cán bộ quản lý và một người sáng tạo. Theo lệ thường, hai con người này luôn chống đối nhau nhưng với ông thì ngược lại, và đó chính là điều đặc biệt mà không phải ai cũng có. Trần Hoàn vừa là một người quản lý tốt, vừa là một nhạc sĩ tài hoa. Khi nghe tin ông qua đời, tôi rất bất ngờ vì mới hôm rồi còn gặp, vậy mà hôm nay đã lìa xa thế giới này, tôi đã mất đi một người bạn, một đồng nghiệp mà mình vô cùng yêu mến và nể trọng.
    Nhạc sĩ Hồng Đăng - Phó Tổng Thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam: Tôi gặp Trần Hoàn lần đầu khi ông dẫn đoàn thiếu nhi đi biểu diễn nghệ thuật ở miền núi cách đây hơn 30 năm. Lần gặp đó đã để lại ấn tượng sâu sắc đối với tôi về một Trần Hoàn tài hoa về mọi mặt, một chính khách, một nhạc sĩ, một nhà hùng biện, nhà quản lý lỗi lạc... Riêng đối với âm nhạc, ông đã có những đóng góp đáng kể với nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật. Lần đầu tiên nghe Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò xứ Nghệ, tôi rất xúc động bởi dường như ông đã nói hộ tâm tư của nhiều người xa quê hương thời bấy giờ. Nhạc của Trần Hoàn luôn mang đến cho người nghe sự đầm ấm, tình cảm và thấm đẫm chất dân ca. Những ngày gần đây, tôi biết ông đã yếu đi nhiều nhưng vẫn cố gắng hoàn thành công việc làm cố vấn nghệ thuật cho SEA Games 22. Cũng chính vì làm việc quá sức mà Trần Hoàn đã ra đi đột ngột như vậy.
    NSND Quang Thọ: Tôi có tình cảm đặc biệt với bác Trần Hoàn bởi đã dàn dựng rất nhiều đêm nhạc của bác. Là một ca sĩ, tôi cảm nhận được các ca khúc của bác luôn mang âm hưởng dân ca của nhiều vùng quê khác nhau, phản ánh cuộc sống của người dân lao động một cách chân thực và sinh động nhất. Khi hát nhạc của Trần Hoàn, trong lòng tôi luôn trào dâng lòng tự hào dân tộc, cảm thấy yêu cuộc sống hơn. Tôi có rất nhiều kỷ niệm với bác Hoàn trong những lần đi diễn và ở cùng khách sạn. Sáng nào bác cũng dậy từ 5 giờ, khua hết các ca sĩ dậy tập thể dục và bàn công việc chuẩn bị cho đêm diễn, khiến ai cũng sợ. Sau đó, mọi người đùa nhau: "Lần sau mà đi diễn cùng bác Trần Hoàn thì cho bác ở riêng một chỗ". Mới đây, khi thể hiện một sáng tác mới của nhạc sĩ Trần Hoàn trên sân khấu, vì chưa thuộc bài, tôi đã hát sai rất nhiều chỗ kể cả về lời và nhạc. Sau đêm diễn, tôi tưởng bác sẽ giận mình lắm, nhưng ông chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng... Nhạc sĩ Trần Hoàn ra đi, tôi như mất một người thân của mình.
    V.H

  10. Rockerfeller

    Rockerfeller Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/07/2004
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    TRẦN HOÀN - NGƯỜI VIẾT TÌNH CA CHO QUÊ HƯƠNG


    Nhạc sĩ Trần Hoàn - người nổi tiếng với những tình khúc từ buổi đầu kháng chiến như Sơn nữ ca, Lời người ra đi... đến những khúc ca trữ tình đậm mầu sắc dân gian thời hiện đại như Một mùa xuân nho nhỏ, Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò Nghệ Tĩnh, Khúc hát người Hà Nội... đã từ trần hồi 5 giờ sáng 23-11 tại Hà Nội, thọ 75 tuổi.
    Từ Nguyễn Tăng Hích tới Trần Hoàn
    Năm 1992, dịp "30 tháng tư", chúng tôi cùng nhạc sĩ Trần Hoàn về Hải Lăng - Quảng Trị quê ông. Vẫn còn nguyên "Hải Lăng mồ chen thôn xóm" như câu hát của Nguyễn Văn Thương. Trần Hoàn vừa đi thong thả trên cát trắng vừa kể về ấu thơ xanh non của mình. Hóa ra các cụ thân sinh ra ông dều mê dân ca và nhã nhạc. Song chỉ đến khi vào Huế học trường Lycée Khải Định sự đắm say âm nhạc của Trần Hoàn mới có điều kiện bộc lộ. Là một trong những người thích thú âm nhạc trữ tình của Văn Cao, Trần Hoàn rất "nhập thần" với "Thiên Thai". Lúc đó, Trần Hoàn dẫu biết Văn Cao bắt đầu cảm hứng về một cõi Thiên Thai chính là khi ông hành hương qua Huế và đã để lại bài thơ một đêm tàn lạnh trên sông Huế. Nhưng vô thức đã xô đẩy ý nghĩ của chàng trai trẻ Nguyễn Tăng Hích lặng chìm vào giai điệu huyền diệu của Thiên Thai, bị ám ảnh khôn nguôi về "Đào Nguyên Trước, Lưu Nguyễn quên trần hoàn". Bởi vậy, ngay từ khi viết bài hát đầu tay mặc dù còn ký âm phách nhịp lung tung, chàng trai trẻ Nguyễn Tăng Hích đã chọn cho mình cái bút danh Trần Hoàn như một xui khiến tự nhiên. Không biết có phải vì thế mà cái tên Trần Hoàn đã mang lại cho chàng trai trẻ vinh dự đầu tiên khi bài hát dầu tay "Học sinh vui tươi" được giải thưởng của nhà trường. Với bút danh Trần Hoàn, người nhạc sĩ đã bắt đầu nổi tiếng trong kháng chiến chống Pháp với những "Sơn nữ ca , "Lời người ra đi" (còn gọi là "Rằng kháng chiến còn trường kỳ"). Trần Hoàn được Nguyễn Xuân Khoát tiên đoán: "Anh chàng này sẽ đi xa", còn Văn Cao thấy "đỡ xấu hổ" vì đã nhìn ra lớp đàn em kế tục thời kháng chiến.
    Từ Trần Hoàn đến Hồ Thuận An
    Sau khi trọn vẹn với Hải Phòng, Trần Hoàn được đưa trở về quê hương Bình Trị Thiên. Ông đã phải lấy bí danh là Hồ Thuận An khi sáng tác nhạc và lấy bí danh là Thanh Hồng (tên vợ) để in thơ. Chính những năm tháng ấy, với bí danh Hồ Thuận An, ông đã thực sự nhập thân vào dòng sông dân ca quê hương.
    Ông vươn tới một vẻ đẹp mới của giai điệu ở "Lời ru trên nương" (thơ Nguyễn Khoa Điềm). Với bút danh Hồ Thuận An, Trần Hoàn đã sảng khoái hát lên "Tiếng hát chiều ở Gio Cam giải phóng", "Nắng chiều về qua Đông Hà rồi Cam Lộ"... Khi ấy đã là năm 1973 trong chuyến công tác cùng đồng chí Nguyễn Soạn - Trưởng ban Tuyên huấn Khu ủy. Ngày đồng chí Fidel Castro vào thăm Quảng Trị, chắc lúc ấy Trần Hoàn cũng đang ở đó. Để tổ chức chương trình văn nghệ biểu diễn cho bà con nghe nhân sự kiện này, chúng tôi đã tập khá nhiều bài hát Cuba như "Oan ta na mê la", "Pa lô ma", "Ha Ba Na mến yêu...". Tôi tập thêm cho anh em một bài mà tôi nhớ từ hồi ở Hải Phòng - bài "Cuba Si-Ăng Kyno": "... Dù anh nơi góc biển - tôi ở chốn chân trời - cất tiếng anh kêu gọi - Có chúng tôi đáp lời...". Anh em hỏi bài này của ai, tôi chịu thua. Ai biết đâu cũng trong chuyến đi Quảng Trị 1992, tôi kể cho Trần Hoàn nghe, ông cười bí hiểm: "Bài đó không phải là của Hồ Thuận An nhưng lại là của Hồ Thuận An". Té ra "Cuba Si-Ăngkino" của Trần Hoàn viết từ hồi ở Hải Phòng.
    Từ Hồ Thuận An trở về Trần Hoàn
    Những ngày sau giải phóng, Trần Hoàn cất bí danh Hồ Thuận An vào kỷ niệm, trở thành Trưởng ty Văn hóa Thông tin Bình Trị Thiên. Đấy là một thời kỳ tràn trề sáng tạo của Trần Hoàn dọc "Bình Trị Thiên thanh bình" chứ không "khói lửa" như thời Nguyễn Văn Thương. Thanh bình nhưng còn nghèo đói. Những giai điệu thật lòng Trần Hoàn viết tặng cho những vùng đất như "Nhớ Nhật Lệ", "Về Đồng Lê", hay những giai điệu về xứ Huế như "Nắng tháng ba", "Những cô gái Vân Dương", khúc hò khoan trên sông Hương"... và đặc biệt là "Một mùa xuân nho nhỏ" (thơ Thanh Hải) đã xem như làm đầy một thời kỳ trả ơn sinh thành, trả nghĩa dinh dưỡng cho đất Bình Trị Thiên của Trần Hoàn. Ông ra Hà Nội và trình làng với thủ đô văn hiến bằng "Khúc hát người Hà Nội", "Đêm Hồ Gươm", "Chào mùa xuân"... thật trẻ trung, thật phơi phới. Khi ấy là năm 1983, Trần Hoàn đã ở giữa tuổi "ngũ tuần". Cũng chính thời kỳ này, những bài hát thành kính về Bác cũng được ông viết ra như một thôi thúc không thể cưỡng lại được. Từ "Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò ví dặm" (thơ Đỗ Quý Doãn) đến "Cảm xúc từ Làng Sen", "Thăm bến Nhà Rồng" và lại đặc biệt nữa là "Lời Bác dặn trước lúc đi xa" đầy cảm dộng.
    Bên cạnh những giai điệu gây ấn tượng lớn, Trần Hoàn viết những cảm xúc của mình trong những chuyến công tác ở các vùng đất, các đất nước như chính hơi thở của mình cần cho sự sống. Nếu "Không thành công thì cũng thành nhân". Ấn tượng về một vị Bộ trưởng Văn hóa - Thông tin cao to ôm guitare hát hết mình trong những đêm tác giả ở Hải Phòng, ở Huế, ở Hội An, ở Sài Gòn... là ấn tượng thanh xuân về một người nhạc sĩ hết lòng vì âm nhạc.
    Vài tháng trước, tôi đã nghe ông bị bệnh tim phải cấp cứu ở Nha Trang, nhưng lại thấy ông đi thăm thú nhiều nơi và gần đây nhất là triển lãm sách ở Vân Hồ, cứ nghĩ ông sẽ qua khỏi hiểm nghèo. Nhưng tất cả đã dừng lại vào 5 giờ 6 phút ngày 23-11-2003 - ngày kỷ niệm 63 năm Khởi nghĩa Nam Bộ (23-11-1940 - 23-11-2003).
    Trong đời sống, nếu kể những chức vụ mà Trần Hoàn đã kinh qua trong ngót 60 năm tham gia cách mạng, thật khó ai có thể nhớ hết ngoài bản lý lịch do chính ông kê khai. Nhưng nếu kể đến 10 bài hát nổi tiếng của Trần Hoàn thì chắc chắn nhiều người mến mộ âm nhạc, yêu quý Trần Hoàn sẽ kể dễ dàng như kể lại về những kỷ niệm của chính mình. Đó là hạnh phúc lớn nhất của người nhạc sĩ có mười năm đã từng tập kết và dừng chân tại Hải Phòng.
    Tôi rất tâm đắc khi đàn anh Tô Vũ nhìn Trần Hoàn như một "Cánh chim hải âu nơi đầu sóng". Cánh chim Trần Hoàn đã bay liệng trong đại ngàn tân nhạc Việt Nam và để lại những đường bay đẹp như chính những giai điệu ông gửi lại cuộc đời.
    NGUYỄN THỤY KHA


Chia sẻ trang này