1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chân dung những người con Quê Hương Quảng Trị.

Chủ đề trong 'Quảng Trị' bởi minh_le, 02/08/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Rockerfeller

    Rockerfeller Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/07/2004
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    Họa sĩ Lê Bá Đảng "Mặc áo cho cây"
    Họa sĩ Lê Bá Đảng sinh năm 1921, sang Pháp năm 1939, học tại Học viện Nghệ thuật Toulouse và trở thành một họa sĩ nổi tiếng ở châu Âu (năm 1989 nhận giải thưởng "Nghệ sĩ có tài năng lớn và tư tưởng nhân đạo" của Viện Quốc tế Saint - Louis của Mỹ; năm 1992 được Trung tâm tiểu sử quốc tế thuộc ĐHTH Cambridge của Anh đưa vào danh mục những người có tên tuổi của thế giới; năm 1994 được Nhà nước Pháp tặng "Huân chương Văn hóa nghệ thuật Pháp"...

    Luôn nhớ quê hương, Lê Bá Đảng từng hoàn thành bộ tranh đồ sộ 500 bức vẽ hoành tráng được lấy tên chung là "Phong cảnh bất khuất" miêu tả duy nhất con đường Trường Sơn huyền thoại. Ông thường xuyên về nước, lần gần đây nhất là năm 2002 để tham gia Festival Huế với một triển lãm tranh đầy ấn tượng.
    Họa sĩ tài danh Lê Bá Đảng đã "Mặc áo cho cây" tại khu vườn của ông ở huyện Triệu Phong, Quảng Trị. Đây là nghệ thuật tạo hình giữa cây cối và các chất liệu có trong tự nhiên, tạo nên không gian mỹ thuật mới mẻ. "Mặc áo cho cây" là một dự án nghệ thuật hết sức mới mẻ và gây ngạc nhiên của họa sĩ Lê Bá Đảng.
    Ông đã đưa ra một hình thức mỹ thuật mới gắn với thiên nhiên - một quan niệm nghệ thuật xuyên suốt cả đời sáng tạo của ông. Với những chất liệu đơn giản, có thể tự tạo được như dây thép, dây mây, cành cây khô, lá khô, vải mầu... để tạo ra các hình sắc tùy vào trí tưởng tượng và óc nghệ thuật của từng người rồi treo lên cây cũng tùy theo góc nhìn cá nhân, đặc biệt hơn nếu có thể biết cách kết hợp với ánh sáng tự nhiên, con người và cây cỏ đã có thể hòa quyện với nhau trong một không gian mỹ cảm mới. Lê Bá Đảng gọi đây là một cách "mặc áo cho cây". Ông cho rằng cái cây, vườn cây, rừng cây, con đường cây,... được mặc áo ấy cũng có thể là bức tranh vượt ra ngoài mọi khuôn khổ trường quy, trường phái và tất thảy ai cũng có thể "vẽ" được, vấn đề là người đó phải yêu thiên nhiên thực lòng.
    Theo Lê Bá Đảng, đây là một bức tranh thật hợp lý trong khung cảnh lễ hội, Tết nhất của từng làng quê, địa phương, rộng hơn là của cả quốc gia, tùy theo hoàn cảnh và điều kiện thiên nhiên cụ thể để thực hiện. Tuy đã ngoài 80 tuổi, nhưng ông vẫn tràn đầy hứng khởi với dự án này.
    Một cuốn sách về dự án này của ông cũng đã được xuất bản ở Paris. Ông đã có kế hoạch cùng người cháu họ xây dựng một website riêng dành cho dự án này. Tất cả để hướng tới hy vọng trong trí tưởng của ông, một ngày nào đó, cả Việt Nam cùng "mặc áo cho cây" để chúng ta có một "bức tranh đẹp và dài như nước Việt".
    (Theo Thể thao Văn hoá)

  2. li2000

    li2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2003
    Bài viết:
    600
    Đã được thích:
    0
    Người nữ VĐV khuyết tật và bức tâm thư gởi Thủ tướng

    Nhờ bức tâm thư ấy của chị Hồ Thị Huế, (38 tuổi, Đông Hà, Quảng Trị), người khuyết tật tỉnh Quảng Trị có được hồ bơi trị giá hơn 40 tỉ đồng.
    Tôi chạy xe Honda khắp thị xã Đông Hà, cuối cùng cũng tìm ra nơi mẹ con chị Huế đang thuê để sinh sống. Đó là một phòng trọ trong con hẻm ở đường Hùng Vương, có diện tích chưa đầy 8 m2. Căn phòng không đủ chỗ để treo bằng khen và số HCV chị giành được. Năm 1984, khi đang còn lao động hợp đồng tại Nhà máy Xi măng Đông Hà, tai nạn bất ngờ ập đến với cô thiếu nữ Hồ Thị Huế. Hôm ấy, chị Huế thấy một nữ công nhân bị ốm nhưng phải khổ sở để đưa cả đống nguyên liệu lên máy, chị vào làm giúp. Do người điều khiển điện bất cẩn, chưa kiểm tra an toàn mà đã vội đóng điện cho máy vận hành. Thế là, chị Huế bị cuốn vào dây máy, gãy mất chân trái.
    Sau khi sự cố xảy ra, chị được nhận vào làm việc tại phòng kế toán của Nhà máy Xi măng Đông Hà. Nhưng từ một lao động phổ thông bước vào làm chuyên môn, chị cảm thấy không phù hợp nên viết đơn... giã biệt đời công nhân.
    Năm năm, dời ?onhà? 5 lần
    Trở về quê, không có một tấc đất cắm dùi, ốm đau liên tục. Chị tìm cách mở một quán nước để kiếm cơm hằng ngày. Không có chỗ dựng quán, chị liều mình xin đất nhà thờ để làm. Thương chị, có người đồng ý, nhưng trong làng lại không ít người phản đối. Thế là chị phải dọn đi nơi khác.
    Tìm đến bờ sông Hiếu, chị dựng lều ở được vài tháng. Năm ấy trời lũ lớn, nửa đêm chị cùng người mẹ già và đứa con trai hai tuổi đang ngủ bỗng dưng nghe một tiếng sóng vỗ vào bờ thật lớn. Mở mắt ra thấy cái quán của mình một nửa đã bị đẩy ra ngoài sông. May mà mấy mẹ con chị kịp kéo nhau chạy thoát thân. Bồng con đi trong mưa gió, giữa đêm khuya đen tối, chị tìm đến nhà một người già, xin ở nhờ. Thương tình, bà cho mấy mẹ con ở lại qua cơn lũ dữ. Rồi đồng ý để chị dựng quán ngay trong vườn, bán nước, thuốc hút cho người qua đường.
    Hai năm sau, người chủ nhà bước sang tuổi già yếu, không đi làm xa được. Bà có nguyện vọng muốn mở quán nhỏ ngay trong vườn nhà mình. Thế là mấy mẹ con chị Huế đành phải dắt nhau ra đi. Lần thứ 5, chị tìm được một chỗ đất nho nhỏ, thuộc phường Đông Giang. Họ cho chị thuê dựng quán, buôn bán để sinh sống.
    Tập bơi ở hố bom Mỹ và chiếc HCB tại Hàn Quốc
    Giữa năm 1997, có người ghé vào quán nước thông báo cho chị biết, sắp có Hội thi Thể thao - Văn nghệ của người khuyết tật toàn quốc diễn ra ở Quảng Trị. Nghe vậy, chị liền xin ghi tên mình, dự thi. Và bước ngoặt của đời chị bắt đầu từ đây.
    Gần chỗ chị thuê dựng quán có hàng chục hố bom của Mỹ đào sâu, đang đầy nước. Hằng ngày, chị xuống đó tập bơi. Hết tập bơi dưới nước, lại tập bơi trên cạn. Cứ đi bộ thật nhanh và hai tay làm động tác khoát nước như đang bơi dưới hồ. Lần thi đầu tiên ấy, chị ẵm về một HCV. ?oKhi đó tôi hạnh phúc quá, lên nhận HCV mà nước mắt chảy dài? - chị Huế nhớ lại lần đầu mình được lên bục cao nhận giải thưởng.
    Miệt mài tập luyện trong điều kiện vô cùng khó khăn, nhưng năm nào chị Huế cũng giành được nhiều HCV ở các cự ly khác nhau. Kỷ lục quốc gia liên tục được chị bứt phá. Có giải, chị mang về cùng lúc 7 HCV, 3 HCB. Nhiều năm liền thi đấu xuất sắc, chị Huế có tên trong đội tuyển quốc gia, đi thi ở Giải Bơi lội Người khuyết tật châu Á - Thái Bình Dương, tổ chức tại Hàn Quốc và chị gây bất ngờ cho nhiều người, khi vượt qua vận động viên (VĐV) 57 nước tham gia, để kiêu hãnh mang về cho Tổ quốc một tấm HCB ở cự ly 200 m (HCV thuộc về Trung Quốc). Nay chị đã có 34 HCV, 6 HCB môn bơi lội.

    Gặp Thủ tướng xin hồ bơi

    Đang kể chuyện, gương mặt chị Huế bỗng ngời lên trong hạnh phúc, rồi chị nói tiếp: ?oNhiều năm tôi được bình chọn là một trong những VĐV tiêu biểu, xuất sắc toàn quốc. Không ít lần được Thủ tướng Phan Văn Khải mời ra Hà Nội gặp mặt?.
    Trong dịp ra Hà Nội vào cuối năm 2003, chị Huế nghĩ rằng, ở Quảng Trị, người khuyết tật rất muốn có một hồ bơi để luyện tập, nhưng do tỉnh nghèo nên chưa xây dựng được. Do đó, lần này mình sẽ đề đạt nguyện vọng lên Thủ tướng, xin được chia sẻ.
    Đến giờ Thủ tướng gặp mặt các VĐV, chị xin phép một quan chức trong Ủy ban TDTT, được phát biểu, nhưng ông này không đồng ý. Chị nói tiếp: ?oThế thì tôi xin gửi thư cho Thủ tướng, trình bày nguyện vọng thiết tha muốn xin Thủ tướng một cái hồ bơi để giúp những người tàn tật ở Quảng Trị có điều kiện tập luyện, vượt lên bản thân mình?. Nghe vậy, vị quan chức này bảo rằng để ông gửi giúp thư, nhưng chị Huế không đồng ý. ?oTôi muốn tự tay mình gửi bức tâm thư này đến Thủ tướng, chứ không muốn qua một ai hết nữa?- chị nhớ lại mình đã nói như vậy.
    Cuối cùng, nhân lúc Thủ tướng Phan Văn Khải trao bằng khen cho các VĐV, khi đến lượt mình, chị đã ?onhét? bức thư đầy tâm huyết vào tay Thủ tướng.
    Trở về Quảng Trị đúng một tháng, chị nhận được tin vui: ?oVăn phòng Chính phủ đã gửi thư thông báo Thủ tướng Phan Văn Khải đồng ý cho Quảng Trị hơn 40 tỉ đồng xây dựng một hồ bơi hiện đại?.
    Bây giờ, chị Huế được vào làm việc tại Văn phòng Hội Người khuyết tật tỉnh Quảng Trị. Chị là niềm tự hào của hàng ngàn người phụ nữ ở tỉnh nghèo này. Hằng ngày, chị cứ chạy lên chạy về ở khu vực sắp thi công hồ bơi. Chị nói rằng: ?oTôi mong sao hồ bơi này sớm được khởi công xây dựng để cho các VĐV có một chỗ tập luyện đàng hoàng?.
    ( theo báo Lao Động )
  3. hoasosac

    hoasosac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    3.002
    Đã được thích:
    0

    Ngón tay cụt "giữ rừng" của trưởng bản Kỳ Ne

    Trưởng bản Kỳ Ne Hồ Văn An mới đi tát nước về,mồ hôi nhễ nhại, tấm lưng trần đen bóng, thân hình nhỏ nhưng rắn chắc. Chỉ mấy đứa nhỏ đang nghỉ hè ngồi xem tivi giữa nhà,trưởng bản thốt lên : ?oÔi, ngày trước bản bố chẳng có cái ti vi nào cả. Cái đài ni bố được các canh bộ đội tặng trước giải phóng. Nó là bạn bố, có nó mẹ con bố thoát chế lợn rừng đó?. Ông đưa bàn tay trái bị cụt ngón cái để làm bằng chứng cho câu chuyện đời thường của mình và của người dân Pakô bản Kỳ Ne một cách bình thản. ?oNăm đó, bố không nhớ rõ năm nào nữa, bố còn khoẻ cùng aka (mẹ) đi đốt rừng làm rẫy. Đang đi dọc suối bỗng gặp một con lợn rừng.Chân nó bị thương nhưng khi nhìn thấy aka nó liền lao thẳng tới húc vào mông, vào sườn aka để trả thù, bởi có ai đó đã đánh vào chân nó. Bố liền bỏ cái đài đang nghe xuống đất cầm dao lao tới cứu. Bố bị nó cắn cụt ngón tay cái, còn aka gẫy mất ba xương sườn. Đang lúc nguy hiểm, cái đài bỗng cất lên tiếng hát. Tưởng người nó lao về phía chiếc đài, bố lền đuổi theo chém gẫy chân sau của nó....
    Kỳ Ne là một trong bảy bản người đồng bào Pakô của xã giáp biên giới Ango( huyện Đakrông, Quảng Trị). Mới hai năm trước, đốt phá rừng làm rẫy là nghề chính của toàn xã. Hàng năm, sau khi ăn tết Âm lịch trời chuyển dần sang mùa khô, cả bản lại cùng nhau lên núi. Sáng sớm cả bản dậy đồ nồi xôi pha lẫn với sắn.và rồi từ người già sáu bảy mươi, phụ nữ địu con thơ đến những đứa nhỏ bốn năm tuổi gói cơm, mang gùi, dao, cuốc xẻng...lên núi đót rừng làm rẫy. Cho tới khi mặt trời khuất sau ngọn núi họ mới về bản. Mỗi nhà đốt cháy từ 1-2 ngọn đồi, gieo được một mùa rẫy, ănm sau lại bỏ đi đốt những ngọn đồi khác. ?oChỉ gieo hạt được một năm thôi, mỗi đồi chỉ thu hoạch được hai mươi đến 40 gùi, mỗi đồi được 20 kg lúa.Năm sau đất xấu phải đi rẫy khác. Đốt hết đồi gần pahỉ đi đồi xa. Dần dần đi làm rẫy xa đến 5, 6 tiếng vượt núi. Phải làm lán ở lại, ngày đi làm rẫy, đêm rủ nhau xuống suối bắt tôm, cá ăn. Càng vào rừng sâu càng nguy hiểm, và trưởng bản là người hiểu rõ nhất những nguy hiểm đó.
    Cuối năm 2002,tỉnh Quảng Trị lên kế hoạch xoá đói cho các xã vùng cao huyện Đakrông,trong đó có Ango.Theo đó, bản Kỳ Ne được quỹ ODA tài trợ san bằng khu đất 7,2 ha, xây 1,2km mương dẫn nước làm thành cánh đồng lúa 2 vụ, giúp dân có ruộng đất trồng luá nước, không phải phá rừng làm rẫy nữa. Muốn vậy phải quy hoạch nhà dân vào một khu nhất định. Đây là một việc không phải dễ. Bởi ?onhà ở đã cúng Thần đất rồi, không chuyển đi mô?. Ông Huỳnh Liên, chủ tịch xã cho biết: Lúc đầu họp bản chỉ có 6/32 hộ dân, có nhười đi dự, còn các hộ dân khác đi rẫy hết. UBND xã phối hợp cùng Đồn Biên phong La Lay và trưởng bản đi động viên giải thích cho từng hộ dân. Đến nhà nào trưởng bản cũng đưa ngón tay cái bị cụt ra làm bằng chứng, nói : ?oHãy nghe Thần núi nói, đừng phá rừng nữa, con ơi !?. Một số hộ ở tít trong rẫy lâu ngày không về, trưởng bản cùng cán bộ phải lặn lội tới từng rẫy, cùng ăn ở làm việc với họ mấy ngày để phân tích cho dân thấy sự vất vả, nguy hiểm và lợi ích cho dân bản khi bỏ rẫy về làm ruộng. Dần dần dân bản hiểu chấp nhận chuyển nhà tới nơi qui hoạch. Nhưng ?ongoan cố nhất chỉ còn nhà thằng Côn Thực. Nó buôn lậu gỗ bị biên phòng phạt, tức quá nó không chịu chuyển nhà, vẫn đi làm rẫy. Cho nên nhà nó vẫn đói nghèo, con nó vẫn phải bỏ học. Cho đến lúc vợ bụng mang bầu kiệt sức ngất xỉu trên rẫy nó mới chịu nghe?. Bây giờ, Kỳ Ne là bản đầu tiên trong 3 xã vùng biên không còn phá rừng làm rẫy nữa. Thay vào đó bàn con đã biết làm ruộng một năm 2 vụ, mỗi sào ruộng (5000m2) bình quân một vụ cho 15 gùi (khoảng 300kg/sào). Cả bản đã có 5 chiếc ti vi, cả 32 nhà đều có tua-bin nước phát điện. Tất cả trẻ con trong bản đều được đi học, không phải bỏ học đi rẫy nữa.
    Chia tay trưởng bản Hồ Văn An, chúng tôi gặp những em nhỏ lưng trần đen bóng đang nô đùa đuổi bắt nhau bên đồng lúa xanh.



  4. Hon_tu_sy

    Hon_tu_sy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2004
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Trưởng bản Kỳ Ne Hồ Văn An mới đi tát nước về,mồ hôi nhễ nhại, tấm lưng trần đen bóng, thân hình nhỏ nhưng rắn chắc. Chỉ mấy đứa nhỏ đang nghỉ hè ngồi xem tivi giữa nhà,trưởng bản thốt lên : ?oÔi, ngày trước bản bố chẳng có cái ti vi nào cả. Cái đài ni bố được các canh bộ đội tặng trước giải phóng. Nó là bạn bố, có nó mẹ con bố thoát chế lợn rừng đó?. Ông đưa bàn tay trái bị cụt ngón cái để làm bằng chứng cho câu chuyện đời thường của mình và của người dân Pakô bản Kỳ Ne một cách bình thản. ?oNăm đó, bố không nhớ rõ năm nào nữa, bố còn khoẻ cùng aka (mẹ) đi đốt rừng làm rẫy. Đang đi dọc suối bỗng gặp một con lợn rừng.Chân nó bị thương nhưng khi nhìn thấy aka nó liền lao thẳng tới húc vào mông, vào sườn aka để trả thù, bởi có ai đó đã đánh vào chân nó. Bố liền bỏ cái đài đang nghe xuống đất cầm dao lao tới cứu. Bố bị nó cắn cụt ngón tay cái, còn aka gẫy mất ba xương sườn. Đang lúc nguy hiểm, cái đài bỗng cất lên tiếng hát. Tưởng người nó lao về phía chiếc đài, bố lền đuổi theo chém gẫy chân sau của nó....
    Kỳ Ne là một trong bảy bản người đồng bào Pakô của xã giáp biên giới Ango( huyện Đakrông, Quảng Trị). Mới hai năm trước, đốt phá rừng làm rẫy là nghề chính của toàn xã. Hàng năm, sau khi ăn tết Âm lịch trời chuyển dần sang mùa khô, cả bản lại cùng nhau lên núi. Sáng sớm cả bản dậy đồ nồi xôi pha lẫn với sắn.và rồi từ người già sáu bảy mươi, phụ nữ địu con thơ đến những đứa nhỏ bốn năm tuổi gói cơm, mang gùi, dao, cuốc xẻng...lên núi đót rừng làm rẫy. Cho tới khi mặt trời khuất sau ngọn núi họ mới về bản. Mỗi nhà đốt cháy từ 1-2 ngọn đồi, gieo được một mùa rẫy, ănm sau lại bỏ đi đốt những ngọn đồi khác. ?oChỉ gieo hạt được một năm thôi, mỗi đồi chỉ thu hoạch được hai mươi đến 40 gùi, mỗi đồi được 20 kg lúa.Năm sau đất xấu phải đi rẫy khác. Đốt hết đồi gần pahỉ đi đồi xa. Dần dần đi làm rẫy xa đến 5, 6 tiếng vượt núi. Phải làm lán ở lại, ngày đi làm rẫy, đêm rủ nhau xuống suối bắt tôm, cá ăn. Càng vào rừng sâu càng nguy hiểm, và trưởng bản là người hiểu rõ nhất những nguy hiểm đó.
    Cuối năm 2002,tỉnh Quảng Trị lên kế hoạch xoá đói cho các xã vùng cao huyện Đakrông,trong đó có Ango.Theo đó, bản Kỳ Ne được quỹ ODA tài trợ san bằng khu đất 7,2 ha, xây 1,2km mương dẫn nước làm thành cánh đồng lúa 2 vụ, giúp dân có ruộng đất trồng luá nước, không phải phá rừng làm rẫy nữa. Muốn vậy phải quy hoạch nhà dân vào một khu nhất định. Đây là một việc không phải dễ. Bởi ?onhà ở đã cúng Thần đất rồi, không chuyển đi mô?. Ông Huỳnh Liên, chủ tịch xã cho biết: Lúc đầu họp bản chỉ có 6/32 hộ dân, có nhười đi dự, còn các hộ dân khác đi rẫy hết. UBND xã phối hợp cùng Đồn Biên phong La Lay và trưởng bản đi động viên giải thích cho từng hộ dân. Đến nhà nào trưởng bản cũng đưa ngón tay cái bị cụt ra làm bằng chứng, nói : ?oHãy nghe Thần núi nói, đừng phá rừng nữa, con ơi !?. Một số hộ ở tít trong rẫy lâu ngày không về, trưởng bản cùng cán bộ phải lặn lội tới từng rẫy, cùng ăn ở làm việc với họ mấy ngày để phân tích cho dân thấy sự vất vả, nguy hiểm và lợi ích cho dân bản khi bỏ rẫy về làm ruộng. Dần dần dân bản hiểu chấp nhận chuyển nhà tới nơi qui hoạch. Nhưng ?ongoan cố nhất chỉ còn nhà thằng Côn Thực. Nó buôn lậu gỗ bị biên phòng phạt, tức quá nó không chịu chuyển nhà, vẫn đi làm rẫy. Cho nên nhà nó vẫn đói nghèo, con nó vẫn phải bỏ học. Cho đến lúc vợ bụng mang bầu kiệt sức ngất xỉu trên rẫy nó mới chịu nghe?. Bây giờ, Kỳ Ne là bản đầu tiên trong 3 xã vùng biên không còn phá rừng làm rẫy nữa. Thay vào đó bàn con đã biết làm ruộng một năm 2 vụ, mỗi sào ruộng (5000m2) bình quân một vụ cho 15 gùi (khoảng 300kg/sào). Cả bản đã có 5 chiếc ti vi, cả 32 nhà đều có tua-bin nước phát điện. Tất cả trẻ con trong bản đều được đi học, không phải bỏ học đi rẫy nữa.
    Chia tay trưởng bản Hồ Văn An, chúng tôi gặp những em nhỏ lưng trần đen bóng đang nô đùa đuổi bắt nhau bên đồng lúa xanh
    To : Hoasosac
    Tớ có đi đến vùng này rồi, Hình như tên bản đó là Ky Ne Hoasosac à, cái bản đó nằm gần thị trấn Tà Rụt lắm, từ quốc lộ 14, đi qua cầu treo Tà Rụt và đi bộ chừng một cây số, lội qua ngầm Ky Ne là đến bản Ky Ne mà. Còn cái tên xã bạn nên viết cách ra để người đọc khỏi nhầm nhé tên xã đó là A Ngo thì phải. ( lúc đầu mới đọc tớ cứ tưởng là Ăng Ô ).
    Một sào trung bộ hình như chỉ 500 m2 thôi Hoasosac a.

Chia sẻ trang này