1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chân dung tác giả văn học (Mới: Nhà thơ Paul Éluard )

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Julian, 28/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Sêkhốp - một nụ cười độ lượng​
    Anton Chekhov, một bác sỹ chuyên khám bệnh không công cho người nghèo, một văn hào mà các tác phẩm của ông đã trở nên quen thuộc với hàng triệu độc giả trên toàn thế giới, một viện sĩ hàn lâm sẵn sàng khước từ danh hiệu của mình khi thấy sự bất công của Nga hoàng Nhicôlai đệ nhị, qua đời nawm 44 tuổi. Ông ra đi không để lại tài sản gì ngoài những tập truyện ngắn luôn làm lay động sâu xa tâm hồn bao thế hệ người đọc: "Người đàn bà và con chó nhỏ", "Phòng số 6", "Người trong bao", "Con kỳ nhông", "Lão quản Prisưbeép"... Năm nay, Unesco đã chọn là năm Chekhov, để tưởng nhớ và tôn vinh.

    Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thương nhân cấp thấp, Chekhov đã có một cuộc sống tuổi thơ tù đọng, nhàm tẻ, lẻng xẻng những xu, hào, rền rĩ những lời chì chiết, đay nghiến, đòn roi. Thế nhưng Chekhov cứ thế lớn lên, trưởng thành, tâm hồn không hề bị cằn cỗi, thui chột mà ngược lại càng mềm mại, dịu dàng, trong sáng. Phải chăng do ông quá hiểu cuộc sống nghèo hèn, tù túng này? Không, vì ông là con người tài trời, ông đã được tạo hóa ban cho nhiều sức lực sáng tạo song lại tàn nhẫn cướp đi thời gian vật chất để ông không có cơ hội tiếp tục hoàn thành sự nghiệp của đời mình.
    Giờ đây, nhớ đến ông, chúng ta lại mường tượng đến một gương mặt hiền hậu, đôi mắt thông minh ẩn sau cặp kính không gọng, trên môi thoáng nụ cười ý vị. Trong các truyện ngắn của ông luôn luôn chứa chan tình yêu và sự thấu hiểu thế giới thực tại. Từ Olga Ivanovna và Dưmov trong "Người đàn bà phù phiếm" đến bác sĩ Kirilốp và Abôghin trong "Hai kẻ thù" đều được Chekhov nhìn bằng con mắt nhân hậu, thương cảm. Ông không cho mình cái quyền được phán xét và lên án một ai, mỗi một nhân vật mà ông dựng lên là một tính cách, một hoàn cảnh, một số phận. Ông nhìn con người như bậc trên nhìn kẻ dưới, đầy độ lượng, bao dung. Ông không xét đoán tình yêu ở sự chung thủy mà phải yêu như thế nào cho xứng đáng, do đó ông không lên án Olgo Ivanovna ("Người đàn bà phù phiếm") như lẽ thường. Điềm đạm, ít nói và hiểu cặn kẽ tâm lý con người là những tính cách dễ nhận thấy nhất ở ông được toát ra trong truyện "Những kẻ thù", ông viết: "... Nói rộng ra thì lời nói dù có hoa mỹ và đầy ý nghĩa đến đâu cũng chỉ tác động đến những người dửng dưng ngoài cuộc mà không bao giờ tác động đến được những người có hạnh phúc hoặc không có hạnh phúc. Vì vậy biểu hiện cao nhất của niềm hạnh phúc hay nỗi đau thường là sự im lặng, và điếu văn thống thiết, lâm ly đọc bên một người chết chỉ làm xúc động những người không thân thích, còn đối với bà quả phụ và những đứa con của người chết thì lời điếu ấy thật lạnh lùng và vô nghĩa...", vậy còn gì để nói nữa đây?
    Điều đặc biệt và cũng là sự độc đáo, riêng biệt ở hầu hết các truyện ngắn của ông chính là không có cốt truyện nhưng sức chứa tinh thần mà ông đem lại cho người đọc lại rất lớn. Có thể ví các truyện ngắn của ông như những "lát cắt tươi rói" trong cuộc sống hoặc nói một cách khác, ông đã bê những "mảng sống" ngoài xã hội vào trong truyện của mình, tiêu biểu: "Anh béo anh gầy", "Mặt nạ", "Con kỳ nhông", "Cây phúc bồn tử"... Ở những "mảng sống" này, ông đã khiến người đọc cảm thấy tất cả sự khủng khiếp của cuộc sống tù đọng, trì trệ, nhỏ nhoi của những con người bị tấm lưới tư hữu chằng buộc, níu kéo, một kiếp người đến là thảm thương.
    Một điều đặc biệt nữa ở ông chính là sự chân thật, ông sống thế nào thì viết thế đấy, không hoa mỹ, không ồn ào, giả dối. Song trong cuộc đời cầm bút, ông đã tìm thấy những điều mà ông cho rằng quý giá hơn cả đó là sự vật lộn muôn thủa giữa bản nguyên tối và bản nguyên sáng, giữa cái chết, tình yêu và sự sống trong tâm hồn mỗi con người. Từ đó ông làm thức dậy trong tâm trí người đọc khát vọng về một sự đổi thay, khát vọng về một thế giới đẹp đẽ, công bằng, cao thượng. Và đó cũng chính là niềm tin tưởng của ông trên con đường tìm kiếm, niềm tin đã biến những truyện ngắn của ông trở nên bất tử.
    Tác giả: Thu Hằng
    Nguồn: VietnamNet
  2. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Lâm Thị Mỹ Dạ ​
    Sinh năm 1949 nữ thi sĩ ở Lệ Thuỷ , Quảng bình .
    Tác phẩm : Tập thơ : Trái tim sinh nở ( NXB văn học ,
    1974 ) ; Bài thơ không năm tháng ( NXB Tác phẩm mới , 1983 ) ;
    Hái tuổi em đầy tay ( NXB ? ); Danh ca của đất ( NXB Kim Ðồng ,
    1986 ) ; Nai con và dòng suối ( Sở V.H.T.T Bình Trị Thiên ,1987 )
    Khoảng trời, hố bom​
    Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường
    Ðể cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương
    Cho đòan xe kịp giờ ra trận
    Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa
    Ðánh lạc hướng thù, hứng lấy luồng bom...
    Ðơn vị tôi hành quân qua con đường mòn
    Gặp hố bom nhắc chuyện người con gái
    Một nấm mồ, nắng ngời bao sắc đá
    Tình yêu thương bồi đắp cao lên...
    Tôi nhìn xuống hố bom đã giết em
    Mưa đọng lại một khỏang trời nho nhỏ
    Ðất nước mình nhân hậu
    Có nước trời xoa dịu vết thương đau.
    Em nằm dưới đất sâu
    Như khỏang trời đã nằm yên trong đất
    Ðêm đêm, tâm hồn em tỏa sáng
    Những vì sao ngời chói, lung linh
    Có phải thịt da em mềm mại, trắng trong
    Ðã hóa thành những làn mây trắng?
    Và ban ngày khoảng trời ngập nắng
    Ði qua khỏang trời em- Vầng dương thao thức
    Hỡi mặt trời, hay chính trái tim em trong ngực
    Soi cho tôi
    Ngày hôm nay bước tiếp quãng đường dài?
    Tên con đường là tên em gửi lại
    Cái chết em xanh khỏang trời con gái
    Tôi soi lòng mình trong cuộc sống của em
    Gương mặt em, bạn bè tôi không biết
    Nên mỗi người có gương mặt em riêng.
    Nụ tầm xuân đã khác​
    Quay ngược chiều thiếu nữ
    Em đã thành thiếu phụ
    Từ lâu rồi
    Em không còn là của anh
    Những ảo ảnh anh đuổi bắt
    Không có thực
    Những giấc mơ anh tìm kiếm
    Không có thực
    Từ lâu rồi
    Em không còn là của anh
    Em vùi chôn tuổi trẻ của mình
    Trên tháng ngày khô cứng
    Đôi khi giật mình
    Xót một cơn mưa đã chết
    Em đâu còn là em
    Tiên nữ trong cây
    Trinh nữ trong gai
    Ánh cầu vồng bảy sắc
    Tia nắng dịu dàng anh đuổi bắt...
    Em đã thành người đàn bà khác
    Bông hoa xanh nụ tầm xuân đã khác
    Trách chi em, trách chi đời đen bạc
    Khi chính mình lắm lúc tự vùi chôn...
  3. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Mai Thảo​
    gdgd.bmp​
    tên thật Nguyễn Ðăng Quý, sinh ngày 8 tháng 6 năm 1927 tại Quần Phương Hạ
    Hải Hậu Nam Ðịnh. Mất ngày 10 tháng 1 năm 1998 tại California Hoa Kỳ.
    tác phẩm chính
    (văn xuôi):
    Ðêm Gĩa Từ Hà Nội
    Tháng Giêng Cỏ Non
    Bản Chúc Thư Trên Ngọn Ðỉnh Trời
    Mái Tóc Dĩ Vãng
    Khi Mùa Mưa Tới
    Bầy Thỏ Ngày Sinh Nhật
    Viên Ðạn Ðồng Chữ Nổi
    Ðêm Lạc Ðường
    Cùng Ði một Ðường
    Lối Ði Dưới Lá
    Tới Một Tuổi Nào
    Tuỳ Bút
    Sống Chỉ Một Lần
    Ðể Tưởng Nhớ Mùi Hương
    (thơ):
    Ta Thấy Hình Ta Những Miếu Ðền

    Trong bài "Thơ Mai Thảo, tiếng mưa thầm rơi trên Nam Hoa Kinh" trước, đăng trên Văn Học số 49 (1990), sau, đăng lại trên Hợp Lưu số 16 (1994), tôi đưa ra luận điểm: đặc điểm nổi bật nhất trong văn xuôi Mai Thảo là chất thơ, và Mai Thảo, tự bản chất, là một nhà thơ. Tuy nhiên, tôi không hề có ý định xem thơ là phần chính trong sự nghiệp văn học của ông. Làm thế là tội nghiệp cho ông: thứ nhất, nó có vẻ như một lời chê trách, ngầm ý cho cả đời ông là một sự nhầm đường; thứ hai, thơ Mai Thảo hay, có bài thật hay, nhưng nhìn chung có lẽ đó không phải là một cái hay có khả năng mở ra những ngả rẽ quan trọng. Trong thế giới thơ, Mai Thảo là một thứ trái muộn, nó chín vào cuối mùa. Như Quách Tấn, cuối mùa cổ điển. Như Vũ Hoàng Chương sau năm 1954, cuối mùa lãng mạn. Cái đẹp của thơ Mai Thảo, tuy mặn mà và sắc sảo, vẫn là một cái đẹp về chiều. Của những mệnh phụ. Của những tà dương. (Nhớ hai câu thơ của Lý Thương Ẩn, đời Đường: Tịch dương vô hạn hảo / Chỉ thị cận hoàng hôn.)
    Tập Ta thấy hình ta những miếu đền là một một kết thúc đẹp chứ không phải là một ngọn đỉnh trong cuộc đời viết lách của Mai Thảo. Dù rất yêu thơ và dù mang tâm hồn của một nhà thơ, sự nghiệp Mai Thảo, nhìn chung, chủ yếu vẫn là sự nghiệp của một nhà văn.
    Với tư cách là một nhà văn, nơi Mai Thảo có vẻ như thành công nhất lại là nơi ông thất bại một cách thảm hại: Đọc lại những cuốn tiểu thuyết một thời rất ăn khách ở miền Nam, sau này được in lại tràn lan ở hải ngoại của Mai Thảo, dù thương ông đến mấy, tôi nghĩ, chúng ta cũng nên thẳng thắn thừa nhận một điều là chúng chỉ là những cuốn tiểu thuyết đèm đẹp. Cố gắng lắm, tôi cũng chỉ đọc vài chục trang là phải buông sách xuống. Hình như nhiều người trong giới cầm bút cũng có tâm trạng tương tự. Người ta hoang mang: một mặt, người ta vẫn không dám nghi ngờ tài năng và tầm vóc của Mai Thảo, mặt khác, bằng khiếu thẩm mỹ trung bình, người ta cũng thấy nản lòng trước những cuốn tiểu thuyết màu mè và đầy mùi son phấn của ông. Tôi có cảm tưởng, đó là lý do chính của hiện tượng, cho đến nay, phần lớn những bài viết về Mai Thảo đều tập trung vào cá tính và vào cuộc đời của ông hơn là vào tác phẩm hay là sự nghiệp của ông. Làm như con người của ông lớn hơn sự nghiệp của ông và sự nghiệp của ông thì lại lớn hơn tác phẩm của ông.
    Nhưng điểm đặc biệt nhất ở con người của Mai Thảo là gì? Nhiều người đã viết: đó chính là tình yêu nồng nàn và trong sáng của ông đối với văn chương. Suốt đời ông chung thuỷ với chữ nghĩa; ông không làm bất cứ một nghề gì khác ngoài việc cầm bút. Một mặt, tôi hoàn toàn không có chút nghi ngờ gì về những điều đã được nhiều người khẳng định này, mặt khác, tôi lại quan niệm, với tư cách là một nhà văn, cái tình yêu quá thiết tha ấy đã làm hại Mai Thảo không ít. Theo tôi, trong một xã hội mà lượng độc giả quá ít và trình độ độc giả nói chung lại khá thấp như xã hội Việt Nam, để sống bằng ngòi bút, người ta không thể không cúi xuống vỗ về những thị hiếu kém cỏi của quần chúng: từ tình yêu đối với văn học, người ta dần dần đi vào con đường tự huỷ về thẩm mỹ và nghệ thuật. Không phải ngẫu nhiên mà phần lớn tác phẩm của tất cả những cây bút ăn khách nhất của miền Nam ngày trước cần được loại bỏ để bức chân dung văn học của họ không bị tổn hại. Mai Thảo cũng thế: không có gì làm hại ông một cách hữu hiệu cho bằng cứ cho in đi in lại những tác phẩm được xem là ăn khách của ông ngày trước như cái điều người ta đã và đang làm lâu nay.
    Mai Thảo nhất định không phải là nhà văn thích hợp với hình thức toàn tập. Mai Thảo chỉ là người của những tuyển tập. Điều Mai Thảo cần nhất là một người biên tập, một e***or, một kẻ chọn lọc giùm ông những tinh tuý bị ẩn khuất đâu đó dưới hàng tá tác phẩm được sáng tác vội vã như những mối tình nhẹ dạ với một giới độc giả nào đó.
    Trong những cái gọi là tinh tuý ấy chắc chắn là có khá nhiều truyện ngắn. Cho đến nay, không hiểu vì lý do gì, các truyện ngắn của Mai Thảo vẫn không được tái bản ở hải ngoại, trong khi, theo tôi, đó mới chính là thể loại Mai Thảo thành công nhất. Truyện ngắn của ông pha nhiều chất tuỳ bút. Chúng rất gần với thơ: đọc xong, cái còn lại, thật sâu đậm trong tâm trí độc giả, ở những truyện ngắn ấy, là một màu sắc, một khí hậu hay một giọng điệu. Một cái gì thật mông lung, man mác, rất khó nắm bắt nhưng cứ đọng lại mãi. Có truyện ngắn của ông, đã gần ba mươi năm tôi không đọc lại, vẫn còn phảng phất trong đầu óc của tôi. Như một thoáng sương mờ. Hay một thoáng hương mơ. Nhẹ nhàng. Lãng đãng.
    Dẫu sao, có lẽ Mai Thảo cũng chưa phải là người viết truyện ngắn xuất sắc nhất của Việt Nam. Dù của một miền. Dù trong một thời. Truyện ngắn của Mai Thảo hay, có truyện thật hay, nhưng tôi có cảm tưởng chúng vẫn thiếu cái gì đó để được xem là những truyện ngắn lớn. Giá như không có truyện ngắn của Mai Thảo, chắc thế giới truyện ngắn Việt Nam hiện đại sẽ nghèo đi một ít nhưng không phải vì thế mà bị còm cõi hay dị dạng hẳn đi.
    Nhưng nếu không có Mai Thảo, diện mạo văn học miền Nam thời 1954-1975 cũng như diện mạo văn học hải ngoại từ năm 1975 đến nay sẽ khác đi rất nhiều. Không phải truyện dài, không phải truyện ngắn, cũng không phải thơ, điều gì ở Mai Thảo có khả năng gây nên những tác động lớn lao như vậy?
    Theo tôi, đó là giọng văn.
    Mai Thảo không lớn ở từng bài thơ hay ở từng cuốn truyện. Mai Thảo lớn ở từng câu văn hay từng đoạn văn cụ thể. Thật ra, phải nói ngay: không phải câu văn, đoạn văn nào của Mai Thảo cũng hay. Ông có không ít những câu văn dài dòng, rổn rảng, sáo rỗng, những đoạn văn ồn ào, thừa thãi, nhạt nhẽo. Nhưng khó có thể phủ nhận được điều này: ngay cả ở những câu văn, những đoạn văn khuyết tật ấy, Mai Thảo cũng đóng được những con dấu khắc tên mình để người đọc có thể nhận ra ngay đó là những khuyết tật của Mai Thảo chứ không phải của bất cứ ai khác. Tôi cho đó là một thành công lớn đối với một nhà văn. Có rất ít người có khả năng đóng được con triện riêng ở những đơn vị rất nhỏ như thế.
    Mai Thảo làm cách mạng ở cách chấm câu, ngắt câu. Mai Thảo nổi loạn, xoá nhoà ranh giới giữa các từ loại. Ông bẻ cong, ông vặn vẹo cấu trúc của câu. Ông bắt chữ nghĩa phải khiêu vũ. Ông làm cho từng âm, từng từ biết cất lên tiếng hát. Có thể nói Mai Thảo tạo ra hẳn một thứ cú pháp mới. Cho văn xuôi. Thứ cú pháp ấy không phải không có khuyết điểm nhưng có điều chắc chắn là nó có ảnh hưởng cực kỳ sâu rộng trong giới cầm bút Việt Nam ở miền Nam lúc trước cũng như ở hải ngoại hiện nay. Không khó khăn gì việc phát hiện ra những dấu vết của Mai Thảo trong trang viết của nhiều người, kể cả những người đã thành danh lừng lẫy. Hơn nữa, theo tôi, cú pháp ấy cũng ảnh hưởng đến cả những người ngỡ như không có quan hệ gì với Mai Thảo khiến câu văn Việt Nam sau năm 1954, nhìn chung, khác hẳn ngày trước. Và câu văn Việt Nam ở miền Nam cũng không giống với câu văn Việt Nam ở miền Bắc cùng thời kỳ.
    Trong lịch sử văn học Việt Nam nói chung, những người có khả năng tạo ra những thứ cú pháp có bản sắc và đầy quyền lực như vậy chắc chắn là không nhiều. Phải không? Và như vậy, cho dù mất đi danh hiệu một nhà tiểu thuyết lớn, một nhà thơ lớn, hẳn Mai Thảo, ở đâu đó, cũng không thấy có gì đáng buồn.
    Cái còn lại, ở ông, cũng vô cùng hiếm hoi và nguy nga: một nhà phong cách lớn.
    Riêng tôi, tôi mắc nợ nhà phong cách Mai Thảo khá nhiều: hồi nhỏ, lúc còn học trung học, có lúc tôi đã đọc ông, nhất là tập Chuyến tàu trên sông Hồng, với một ý thức và một quyết tâm rất rõ là học tập một cách viết để làm sao cho ngôn ngữ rực lên những hào quang, lấp lánh. ...
    theo Nguyễn Ngọc Tuấn
    Được julian sửa chữa / chuyển vào 18:54 ngày 15/06/2004
  4. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Ngọc Tư - Đặc sản miền nam​
    Nếu bạn theo dõi văn chương Việt Nam mấy năm gần đây, và nhất là nếu bạn sinh trưởng ở miền Nam, hẳn bạn đã biết Nguyễn Ngọc Tư. Cô là một nhà văn, còn trẻ (sinh năm 1977), quê quán ở Cà Mau và hiện vẫn sống ở vùng đất Mũi. Năm 2000, tập truyện đầu tay Ngọn Đèn Không Tắt của cô được giải Sáng tác văn học tuổi 20 lần II của Hội Nhà văn TP HCM, và năm 2003 tập truyện Giao Thừa của cô cũng được một giải thưởng của Hội Văn học ?" Nghệ thuật Việt Nam. Ngoài ra cô còn là một khuôn mặt quen thuộc trên các tạp chí qua nhiều tạp văn, tạp bút.
    T
    Nguyễn Ngọc Tư, ngòi bút trẻ ấy, rõ ràng đã tạo được một chỗ đứng khu biệt cho mình. Nhiều người cho rằng cái độc đáo của Nguyễn Ngọc Tư là sự chân chất mộc mạc tươm ra từ mỗi truyện cô viết. Đúng, và dưới đây sẽ nói thêm. Song, trước hết, cái đầu tiên làm người đọc choáng váng (cách thích thú), là nồng độ phương ngữ miền Nam trong truyện của Nguyễn Ngọc Tư. Nếu bạn là người Nam, và nhất là nếu bạn đã xa quê hương lâu năm, thì chỉ những chữ mà Nguyễn Ngọc Tư dùng cũng đủ làm bạn sống lại những ngày thơ ấu xa xôi ấy. Từ vựng của Nguyễn Ngọc Tư không quý phái hay độc sáng (như của Mai Ninh chẳng hạn) nhưng, đối nghịch, đó là một từ vựng dân dã, lấy thẳng từ cuộc sống chung quanh. Sự phong phú của phương ngữ trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư là tích tụ của một thính giác tinh nhạy và trọn vẹn nghe và nhớ.
    Nhiều người nghĩ rằng, nói chung, văn chương miền Nam (dù gì cũng là vùng đất mới) không thể so được với sự chỉn chu truyền thống của văn chương miền Trung, miền Bắc. Nguyễn Ngọc Tư sẽ làm những người đó phải nghĩ lại. Đọc truyện của Nguyễn Ngọc Tư, họ sẽ khám phá rằng nếu dùng đúng chỗ, trong tay một tác giả cẩn trọng, phương ngữ mộc mạc miền Nam, giọng điệu dân dã miền Nam hoàn toàn có khả năng cấu tạo một nhánh văn chương đặc biệt, không giống, nhưng chuẩn mực không kém những miền khác. Mỗi truyện viết của Nguyễn Ngọc Tư là một bữa ăn văn chương thịnh soạn, dọn bày chu đáo, gồm toàn đặc sản miệt vườn, với những vật liệu hảo hạng, tươi sống.
    Đàng khác, hiển nhiên, cái bất lợi của một tác phẩm nhiều phương ngữ là nó khó được những người không quen với phương ngữ ấy cảm nhận hoàn toàn (và tất nhiên còn là thử thách khó hơn cho người muốn chuyển nó sang một ngôn ngữ khác). Đối với những độc giả này, tác phẩm ấy chỉ là một công trình gợi tò mò, hoặc hấp dẫn vì lý do khác, mà phương ngữ là một chướng ngại cảm nhận.
    Song, nhìn kỹ, sự hấp dẫn của truyện Nguyễn Ngọc Tư không phải ở kho từ vựng miền Nam dồi dào của cô, nhưng ở chỗ sử dụng phương ngữ tối đa và đúng chỗ vào những câu chuyện thật ?o miền Nam ?. Đó là miền Nam của tỉnh lẻ, của ruộng vườn, và nhất là của sông, của mưa (Dòng Nhớ, Chợ nổi Cà mau- chút tình sông nuớc, Qua cầu nhớ người, Nhớ sông, Nước chảy mây trôi). Đó là miền Nam đã thái bình nhưng vẫn còn dấu chiến tranh - không ở sự điêu tàn vì bom đạn mà ở những vết thương trong đời người (Ngọn đèn không tắt, Mối tình năm cũ).
    Trong cách chọn lựa tình tiết, cốt truyện, Nguyễn Ngọc Tư đã trung thành (một cách khó giải thích) với cái ?o tình tự ? Nam bộ của quê hương cô. Chỉ những người sống và lớn lên ở một địa phương, thật sự mến yêu họ hàng làng xóm của mình, mới thể hiện tình tự với quê hương mình được như thế. Và, bởi ở đâu cũng có cái đặc thù, chính tính đặc thù lại là cái phổ quát nhất. Sự cá biệt của phương ngữ, khi được sử dụng để diễn đạt những tình tự phổ quát của con người, có khả năng vạch ra cái chung của cái riêng.
    Câu nói của Vũ Hạnh về kịch miền Nam ?o Sự giản dị, thoải mái và hồn nhiên của kịch miền Nam đều hướng về đạo nghĩa ? (khi ông phê bình Kim Cương), cũng có thể áp dụng cho văn xuôi miền Nam. Nguyễn Ngọc Tư rất Nam như thế đó.
    T
    Văn của Nguyễn Ngọc Tư nghe như nhạc. Nhiều câu trong trẻo và buồn (nhưng không nghẹn ngào) như một bản vọng cổ hoài lang. Như cô viết : ?o tự dưng nghe buồn, nghe thất vọng quá trời đất ? (Một mái nhà), nhưng hình như cô không muốn người khác buồn theo cô. Giọng buồn của Nguyễn Ngọc Tư không là tiếng than vãn thì thầm của một người lớn tuổi, nhưng là một lời thốt, lửng lơ, đứt ngang, nhưng rất đủ, của một người trẻ bổng nhiên phát giác những bất hạnh của cuộc đời, mà vẫn hi vọng. Văn Nguyễn Ngọc Tư là văn của lời nói. Cách ngắt câu của cô là cách ngắt của âm điệu. Cái tài của Nguyễn Ngọc Tư là đem những cảnh tượng rất bình thường, khoanh lại, biến nó thành châu báu ?o Cãi qua cãi lại, hai má con ngã ngửa ra, ủa, hơi đâu mà nói chuyện của người ta.? (Nhà cổ)
    Hồ Anh Thái, và vài người nữa, đã có khen ?o cách dẫn truyện gọn gàng, sự cắt cảnh chuyển lớp chính xác ? của Nguyễn Ngọc Tư, nhưng chưa thấy ai nói đến cấu trúc câu của cô. Mới và độc đáo. Lối bắt đầu với chữ Mà, rồi một dấu phẩy. Hoặc lối chen vào giữa câu một chi tiết trong ngoặc đơn : ?o Hai đứa tôi ngồi đâu đó (chỗ mà ai cũng nhìn thấy) nói chuyện chơi, có lúc, chẳng cần nói gì ? (Nhà cổ). Hoặc lối dứt câu bằng một thán từ có âm bổng: ?o Sao tự nhiên em qua đây lãng xẹt vậy không biết ? ? (Lý con sáo sang sông)
    Nhân vật trong truyện của Nguyễn Ngọc Tư hay khóc, và nhiều lúc cô khuyến khích nhân vật của mình khóc.
    ?o Mãi dì Thấm không mở lời nói được, chỉ khóc là khóc, nức nở ồ ồ, nhìn cảnh mọi người xúc động, hỉ mũi rột rẹt nhưng không ai bước ra dỗ cho dì nín. Cho đến khi ông Mười xuất hiện, ông bảo, ?o mấy chú làm ơn dừng lại một chút ? rồi cầm cái khăn rằn lau nước mắt cho dì Thấm, dì như trẻ con, lau khô rồi nước mắt lại trào ra. Ông Mười vẫn nhẫn nại chậm chiếc khăn lên khuôn mặt chớm già của dì, không nói gì hết, khuôn mặt bì sì của ông hơi dúm lại, dường như ông cũng đau lắm, xót lắm ? (Mối tình năm cũ)
    Hay là:
    ?o Nhưng không phải buồn Phương lấy vợ, tôi buồn là vì chiều nay, Nhân Phủ đã sụp đổ trong lòng.
    Rồi họ, và cả má tôi đều bảo tôi khóc đi. ? (Nhà cổ)
    Nhưng, để ý : cái khóc của Nguyễn Ngọc Tư là vì thương yêu, không vì oán giận. Không phải là cái khóc nghẹn ngào, day dứt, ủ rũ. Đây là cái khóc ào ào như cơn mưa miền Nam, và người đọc biết (hay mong mỏi) chỉ khoảnh khác thì mưa sẽ tạnh, nắng sẽ lên và nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư sẽ quẹt nước mắt xông vai trở lại cuộc sống bận rộn của mình.
    Chính vì Nguyễn Ngọc Tư còn trẻ, cô nhìn cuộc sống bằng cặp mắt trong sáng (khác với lạc quan) và trung thực. Cô không giả vờ dằn vặt nội tâm như nhiều nhà văn (không chỉ ở Việt Nam) ham đòi thời thượng. Nhưng Nguyễn Ngọc Tư không ngây thơ ?o chuyện đời ?. Cô nhìn, cô nghe, cô biết hết. Nguyễn Ngọc Tư là một chứng nhân trung thực và tinh nhạy. Không phải chứng nhân cho những vụ việc hung hăng, thô bạo, nhưng cho những mảnh đời đơn dị, bình thường. (Truyện Nguyễn Ngọc Tư không có người lừa đảo, không có kẻ sát nhân. Có lẽ trong truyện của cô cái tội lớn nhất là tội ... ngoại tình.) Nếu lúc gần đây truyện của Nguyễn Ngọc Tư có ?o buồn ? hơn, ấy không phải vì mắt cô đã nhạt đi màu hồng (hãy mong thế), nhưng vì tầm nhìn của nó xa hơn và, trong quãng không gian mở rộng đó, cô thấy thêm những chuyện đời dang dở. Cô không buồn hơn, nhưng lọt vào mắt cô là những mảng đời buồn hơn.
    Nhưng đừng tưởng Ngưyễn Ngọc Tư là người hời hợt. Quả vậy, những truyện ?" nhất là những truyện sau này ?" đều là về những mối tình không trọn. Chẳng phải đổ vỡ, nhưng không trọn. Những mối tình đó không phải chỉ của người già, mà còn là những mối tình của thế hệ cô (Ngổn ngang) ?" hay thứ tự phải ngược lại ? Nhìn cho kỹ, sự dang dở đó không phải lỗi của ai. Nguyễn Ngọc Tư chấp nhận nhưng không than oán, mà cũng không ra vẻ cứng rắn kiểu anh hùng rơm.
    Những cặp ?o tình nhân ? (tạm gọi) trong truyện của Nguyễn Ngọc Tư không bao giờ hôn nhau (như cô sẽ hỏi : ai làm chuyện kỳ vậy ?). Nhiều lắm, thì chỉ như :
    ?o Quí mặc áo đứt mất tiêu cái nút trên, lồ lộ ra mảng ngực ráp nắng. Trong Đậm nhiều khi dậy lên một cái gì rưng rức khó tả, chỉ mong nép đầu vào đó để quên nhọc nhằn, để quên nỗi cô độc lùi lũi trong đời.? (Giao thừa)
    hay là:
    ?o Nó ngồi sau lưng thầy ... mà lòng nghe dịu ngọt lạ thường, chợt nghe thèm đến rớt nước mắt được nép mặt vào lưng, được choàng tay ôm eo thầy.? (Nước chảy mây trôi)
    Phần nào, sự chuyên biệt của Nguyễn Ngọc Tư vào những truyện loại này có thể làm người đọc lo ngại. Chằng lẽ nghiệp văn của cô sẽ khoanh trong thể loại những mối tình không trọn, những ký sự đồng quê ? Quả là Nguyễn Ngọc Tư có tài thiên phú, cô viết rất nhanh, rất khoẻ (trong vòng ba năm đã ra bốn tập truyện ngắn). Nhưng cái đáng lo là chỗ đó. Người ta bắt đầu thấy quá quen thuộc với truyện của cô. Chúng na ná như nhau, và dù rằng mỗi truyện vẫn đáng đọc, vẫn cho người đọc những giờ phút thú vị, nhưng sao ấy, chúng không còn để lại cái ấn tượng sâu đậm của những truyện mấy năm đầu. Đến lúc nào đó, nhà văn không thể chỉ sử dụng cái thiên bẩm của mình. Nhà văn phải đổ mồ hôi, xót con mắt, lả ngón tay (hay cho độc giả cảm tưởng ấy). Sự quanh quẩn trong những không gian, hoàn cảnh quen thuộc có thể là cái chớp đèn vàng (nhưng chưa đỏ) trên con đường văn chương của Nguyễn Ngọc Tư.
    T
    Nhiều người so sánh cô với Sơn Nam. Nhưng Sơn Nam là người viết ký sự giỏi, hầu như là nhà nghiên cứu, nhà dân dã học chuyên nghiệp. Nguyễn Ngọc Tư không như vậy, cô là nhà văn chuyên môn. Những cây bút khác ở miền Nam liền trước Nguyễn Ngọc Tư (như Lê Văn Thảo, Nguyễn Quang Sáng) là thế hệ của chiến tranh giành độc lập. Tuy Nguyễn Ngọc Tư không phải mang nhiệm vụ (gánh nặng ?) đó nữa, quá khứ ấy được cô đưa vào truyện một cách rất tự nhiên (Mối tình năm cũ, Ngọn đèn không tắt). Có lẽ Nguyễn Ngọc Tư không biết là chính cái trẻ của cô, cái tính ?o tỉnh nhỏ ? của cô đã cho cô một lợi thế rất lớn. Đó là cô không bị hành trang của thế hệ trước làm nặng vai, hay bị ảnh hưởng của những người đi trước (trong thư riêng gởi một độc giả, Nguyễn Ngọc Tư cho biết chưa từng đọc Võ Phiến, chẳng hạn).
    Một đặc điểm của Nguyễn Ngọc Tư là hình như cô đã chớm thấy sự khác biệt giữa cô ?" như một nhà văn ?" và những người khác (chẳng hạn như trong Một mái nhà, Nguyệt - người bạn không biết viết văn). Đây là một điềm tốt nhưng cũng là một dấu hiệu nguy hiểm. Tốt vì cô ý thức trách nhiệm (trong chừng mực nào đó) của mình, nhưng nguy hiểm vì nó có thể gây một tự giác quá độ về chỗ đứng của cô ?" như một nhà văn - đối với xã hội. Nhà văn, theo tôi nghĩ, vừa phải đứng trong vừa phải đứng ngoài dòng cuộc sống. Song Nguyễn Ngọc Tư lại có vẻ thành thật tiếc nuối cuộc sống bình dị của những người không viết văn. Đặt vấn đề cách khác, những nhà văn trẻ Việt Nam như Nguyễn Ngọc Tư, từ trước đến giờ vẫn sống với cái bẩm sinh của mình, sẽ ra sao khi biết được nhiều hơn về văn đàn (thế giới), khi ý thức hơn ?o nghề văn ? của nhà văn ? Đó là những câu hỏi lớn, định đoạt chỗ đứng tương lai của nhà văn đó trong khu vườn văn học.
    Một cái ?o bệnh ? của những người viết trẻ bây giờ là mặc cảm (hay đua đòi) phải dùng một bút pháp mới, mô tả xã hội tân thời (thường được xem như đồng nghĩa với lối sống thị thành), đôi khi phải làm ra vẻ biết nhiều, học rộng. Nguyễn Ngọc Tư không cần ?o làm dáng ? kiểu ấy. Cái mới trong văn Nguyễn Ngọc Tư chính là cái cũ, cái lạ ở cô là tài khui mở những sinh hoạt thân thuộc trước mắt. Nguyễn Ngọc Tư không ?o vén màn ? cho người đọc thấy cái chưa từng thấy, cô không dẫn dắt ta khám phá những ngõ ngách của nội tâm mà ta chưa từng biết (một điều cũng rất cần, nhưng để những nhà văn khác). Cô chỉ đưa ra một tấm gương rất trong, thật sáng, để chúng ta nhìn thấy những sinh hoạt, tình tự rất thường. Và qua đó, lạ thay, như một tiếng đàn cộng hưởng, ta khám phá cái phong phú của chính đời ta.
    Tuổi trẻ của Nguyễn Ngọc Tư làm người đọc vừa mong đợi, vừa âu lo. Mong rằng tài năng của cô sẽ chín ra, sẽ lớn thêm. Nhưng lo rằng, với tuổi đời, giọng văn tươi mát đó sẽ không còn thích hơp với những đề tài có gam màu sậm hơn. (Nhưng khoảng cách hai năm, từ Ngọn Đèn Chưa Tắt sang Giao Thừa, sự tiến bộ của cô ?" đúng ra là sự thích ứng với kinh nghiệm sống của cô, buồn hơn, thâm thúy hơn ?" làm người đọc hi vọng.)
    Chúng ta mong sự trưởng thành của Nguyễn Ngọc Tư sẽ là sự trưởng thành của thế hệ trẻ Việt Nam. Ta mong cô sẽ tiếp tục là một người ghi chép chân thật những chuyển biến của đời sống dân tộc. Nếu cô làm được điều đó thì chúng ta thật cám ơn cô. Tài năng của cô đúng là thiên phú. Nguyễn Ngọc Tư là một đặc sản của miền nam.
    Tiểu Hằng Ngôn
    Dayton, 25 - 1- 2004
  5. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Nhưfng gi? tôi biết vê? bố tôi​
    Phạm Duy, Người Việt 4/7/02
    Tôi mồ côi cha từ khi mới lên hai. Tôi không có một chút kỷ niệm nào sống với bố cả, ngoại trừ vài tấm bưu ảnh mà bố tôi gửi về cho anh em tôi khi cụ đi dự Đấu xảo Marseille... Đối với tôi, người bố thật là xa lạ; khi còn bé, vì phép tắc gia đình, không bao giờ tôi được nhắc tới tổ tiên, dòng họ và những người quá cố; lớn lên, đi giang hồ, mẹ chết đi là thôi, không bao giờ tôi được biết tường tận về bố tôi cả.
    Nhưng có một hôm, trong mớ giấy tờ hộ tịch, tìm thấy tờ khai tử của bố tôi, tôi bỗng thương ông vô cùng. Tờ trích lục khai tử đó ghi:
    - Ngày chết: 25 tháng 2 năm 1924, 6 giờ 20
    - Nơi chết: 54 Rue Felloneau (Hàng Dầu), Hà Nội
    - Tên họ người chết: Phạm Duy Tốn
    - Tuổi và nghề nghiệp: 43 tuổi, ký giả
    - Là chồng của: Nguyễn Thị Hòa
    - Ngày sinh của người chết: 1881
    - Nơi sinh của người chết: 54 Rue Felloneau (Hàng Dầu), Hà Nội
    - Tên cha của người chết: Phạm Duy Đạt (chết)
    - Tên mẹ của người chết: Nguyễn Thị Huê....
    Tôi giật mình vì thấy bố tôi chết quá sớm: 43 tuổi.
    Nghĩa là tính ra cụ chỉ có khoảng 20 năm để sống, để yêu, để làm, để thành công, để thất bại... Và tôi bắt đầu hỏi tra về cha tôi, hỏi các anh chị, tra các sách báo, để biết thêm về tác giả bài "Sống chết mặc bay", đồng thời cũng là tác giả đời mình.
    Khi còn nhỏ, tôi thường nghe người ta gọi gia đình tôi là gia đình cụ Thiên. Tôi cứ tưởng đó là tên ông nội tôi, nhưng về sau thì biết Thiên là Thiên bộ (Chef de quartier) một chức vụ của ông nộị Bố tôi là con trai độc nhất; chị của bố tôi (chúng tôi gọi là cô) thì lấy một vị Án sát ở Bắc Ninh.
    Gia đình tôi xưa làm nghề buôn bán dầu (trong nhà có chôn rất nhiều chum lớn để đựng dầu) như hầu hết các gia đình khác ở phố Hàng Dầu nàỵ Và chắc bố tôi cũng được lớn lên trong một hoàn cảnh dễ chịu, không bị thôi thúc vì đồng tiền. Sinh vào năm 1881 là lúc nước nhà vừa bị mất trong tay thực dân, khi trưởng thành chắc chắn bố tôi cũng phải tranh đấu ghê gớm để quyết định làm những người cuối cùng của Nho học hay chọn Tây học để làm những người đầu tiên của phong trào mới...
    Và như ta đã thấy, cùng với các cụ Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Vĩnh, Đỗ Thận, vân vân... bố tôi đã đi học ở trường Thông ngôn Hà Nội (Quai de Commerce) vào những ngày cuối cùng của thế kỷ cũ... Tốt nghiệp rồi, bố tôi được bổ đi làm tại tòa đại sứ ở Ninh Bình, nhưng không biết vì lý do gì bố tôi lại thôi việc và trở về với các nghề tự do khác. Hỏi một vài người trong họ thì họ bảo rằng bố tôi chống Pháp, nhưng tôi đoán có lẽ lý do giản dị hơn: cụ là người thích bay nhảy.
    Người gầy gầy, cao, mặt hơi rỗ, tính tình vui vẻ, hay nói đùa, hút thuốc lá nặng, không biết nhạc, không nghe nhạc... Đó là một vài nét về bố tôi qua vài người đã biết và đang còn sống.
    Bố tôi lấy mẹ tôi là con một cụ Đồ ở phố Hàng Gai. (Bên họ ngoại tôi cũng sinh được một người có công trong việc sưu tập văn học dân gian: Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc là anh họ tôi, con dì con già). Theo lời mẹ tôi nói trong lúc răn dạy tôi khi còn bé thì bố tôi là một người rất đam mê, nhưng chóng chán. Làm đủ mọi việc nhưng không bao giờ làm hết một việc. Tính tình đó đã cắt nghĩa được sự hành nghề lung tung của bố tôi trong một quãng đời ngắn ngủi.
    Thôi làm ở tòa sứ ra, bố tôi đi dạy học ở trường Trí Tri phố Hàng Quạt Hà Nộị Đáng lẽ cụ phải thành công trong nghề dạy học, vì lúc đó cụ là người đầu tiên biết quốc ngữ và Pháp ngữ. Tại sao cụ lại bỏ nghề để đi mở một tiệm cao lâu ở phố Cầu Gỗ?
    Người anh họ tôi nói rằng cụ là người háo thắng.
    Tiệm cao lâu của cụ là tiệm cao lâu đầu tiên của
    người Việt Nam. Nghề mở tiệm ăn lúc đó nằm trong tay Hoa kiều. Dám cạnh tranh với họ là một sự can đảm. Nhưng cạnh tranh không nổi thì mang nợ vào thân vì tiệm phải đóng cửa và bố tôi phải tìm một nghề khác.
    Bố tôi không biết lấy tiền ở đâu để đứng ra mở một tiệm vàng lấy tên là Nam Bảo? Chắc lại đi vay. Tôi vẫn nhớ suốt đời mẹ tôi là phải làm để trả nợ cũ của chồng hơn là để nuôi con ăn học. Tiệm vàng thất bại, bố tôi không tính đến chuyện gây cơ sở nữa mà bắt đầu một cuộc đời lưu động.
    Cụ cùng với một số bạn bè đi tìm mỏ ở Quảng Yên. Tìm mỏ lúc đó không phải mất công nghiên cứu thử thách địa chất như bây giờ. Hình như công việc tìm mỏ của cụ lúc đó chỉ là đi tìm những đất hoang rồi quây périmetre và xin chính phủ khai thác. Sau đó khai thác hay không là tùy ý. Và nghe đâu cụ bán những miếng đất đó cho họ De Monpezat.
    Nhưng việc tìm mỏ chắc không đem lại cho bố tôi những thích thú về tiền bạc hay tinh thần. Sau khi bị thất bại liên tục trên mọi phương tiện sinh kế, cụ được một người bạn Pháp giúp đỡ bằng cách cho vào làm việc ở nhà băng. Cụ được gửi đi làm tại chi nhánh của Banque d''Indochine ở Mông tự (bên Tầu). Cụ ở đó cũng không lâu, và lại bỏ việc trở về và đến lúc này thì hình như cụ đã quyết định làm một nghề mà xưa nay cụ chỉ coi như nghề phụ: viết văn, viết báo.
    Là người đồng lứa với các cụ Phạm Quỳnh, Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, vân vân... bố tôi không thể không dính líu đến các hoạt động của các bạn. ít nhất thì cũng phải gặp nhau luôn, sinh hoạt với nhau (ăn uống, đi nghe hát ả đào...) rồi dính líu với nhau luôn về công việc.
    Vô hình chung các cụ ngày xưa đã tổ chức thành một thứ văn đoàn và dù không sinh hoạt chặt chẽ với nhau nhưng vẫn ràng buộc tinh thần với nhau để tạo thành một phong trào văn học mớị Bố tôi viết cho Nam Phong, Đông Dương tạp chí (bút hiệu Ưu Thời Mẫn) ngay từ khi chưa thành một ký giả hay văn sĩ thực thu.. Sau này, khi đã quyết định làm nghề báo, cụ vào ở hẳn trong Nam để viết cho các báo Nông cổ mín đàm (bút hiệu Đông Phương Sóc), Thực nghiệp... Trong thời gian này, cụ làm được một việc đáng kể là dùng báo chí để cổ động cho phong trào cứu trợ nạn lụt ở miền Bắc. Ngoài ra cụ cũng có viết cho tờ ổ tùng báo ở Huế.
    Qua những bài báo, những truyện ngắn, nhất là qua tập tuyển Tiếu lâm quảng ký (bút hiệu Thọ An) tôi thấy bố tôi quả là một người có đầu óc phê phán xã hội, một người sống trong một cái xã hội mà mình không chấp nhận hoặc không nhập thế được. Đời sống làm ăn của cụ đã chứng minh điều đó: Cụ không thể nào thành công trong một cái xã hội mà cụ thực tâm khước từ. Cuối cùng cũng chỉ biết dùng cây viết để nói vào cái xã hội mà mình đang sống. Đọc những bài "Sống chết mặc bay", "may cho ta"... ta thấy cụ chống quan liêu, sỏ thực dân, nhưng khi đọc "tiếu lâm" ta thấy cụ giễu đủ mọi hạng người: lang băm, sư hổ mang, gian thương, cường quyền... Người ta có thể cho rằng bố tôi chỉ làm một việc sưu tập những chuyện cười của dân chúng, nhưng tôi có thể tin rằng cụ đã bịa ra nhiều chuyện rất độc đáọ Bài thơ nói về Cóc uống trà tầu chắc chắn phải đi từ trong tim óc của cụ chứ không hẳn phải từ dân chúng vô danh.
    Nhưng dù sưu tập, phóng tác hay sáng tác chuyện tiếu lâm, bố tôi, với bút hiệu Thọ An, cũng đã để lại cho chúng ta ba tập truyện khôi hài rất lý thú. Tôi có cái may mắn là hồi bé được đọc những bản thảo của nhiều truyện tiếu lâm mà tôi không thấy được in ra sau này.
    Chẳng hạn truyện "Chồng mù vợ điếc" kể chuyện hai vợ chồng gặp một đám rước. Chồng thì kêu rằng đám rước là cái đám kêu "tùng bi li bi li" còn vợ thì cãi rằng đám rước không kêu mà chỉ có cờ đỏ tán xanh...
    Hay là truyện "Ông không mồm", chuyện của một ông nọ có râu xồm bị tụi trẻ con phê phán là không có mồm, ông tức quá, vén râu xồm lên và bảo tụi trẻ con: "Mồm hay là l... mẹ chúng mày đây?".
    Những truyện như "Lạy cụ đề", "Con mắt dọc", "Thầy đề liếm đĩa", thì chĩa mũi dùi vào các loại "thầy": Thầy đề, thầy lang, thầy đồ. Cười đùa các vị đại diện tôn giáo thì có truyện "Thi làm sư": Nhiều vị sư được mời tham gia cuộc tỉ thí khá ly kỳ. Mỗi vị sư phải ngồi lên một cái trống để thưởng ngoạn một cảnh khiêu khích của mỹ nữ. Vị nào không kềm chế được mình thì tự nhiên tiếng trống khua vang. Khi tất cả mọi vị đều khua trống thì chỉ có một vị im tiếng, mọi người thán phục và định tôn vị đó làm sư trưởng.
    Nhưng khi ngài đứng dậy thì té ra cái trống đã bị đánh một cú mạnh đến nỗi tiếng trống thủng ngay và im tiếng luôn. Truyện "Đẻ ra sư" thì ghê gớm hơn: một chị mò cua bị cua cắp vào bẹn. Một vị sư thương tình muốn cứu nhưng sợ uế tạp nên không dùng tay mà dùng răng để gỡ cua... Ai ngờ cua cắp lưỡi sư, và mọi người chạy ra hô to: Đẻ ra sư, đẻ ra sư!!!
    Chống quan liêu thì ngoài truyện "Bẩm quan lớn ngài minh lắm" kể chuyện cái tăm lông voi hay lông l... bà huyện, còn có chuyện quan huyện hỏi văn anh lính "nâng bi" rằng tại sao lại biết quan bà sẽ đẻ ra phượng hoàng? Anh lính bèn quả quyết: Con biết lắm chứ, hôm qua khi bà ngồi tắm, con thấy cái mỏ phượng hoàng nó thò ra...
    Nói tóm lại, văn nghiệp của bố tôi khi đó, dưới thời bảo hộ của Pháp là một thứ phê phán, đả kích, chế giễu xã hội...
    Thế rồi vào những năm cuối cùng của đời cụ, cụ được cử vào làm hội viên của Hội đồng Thành phố Hà Nộị Cụ được đi dự đấu sảo ở Marseille. Ra đi hồi tháng tư 1922, cụ sống chuyến viễn du này trong vòng nửa năm để rồi trở về nước với bệnh lao phổi và chết đi vào hồi tháng hai 1924.
    Gần năm mươi năm sau, bây giờ tôi mới có dịp ngồi viết về bố. Cụ mất sớm quá. Phải chi cụ còn sống thêm nhiều năm nữa, chắc cụ sẽ còn cho ta đọc nhiều truyện "Sống chết mặc bay" tân thời và nhiều truyện "Tiếu lâm" hay hơn...
  6. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Vài dòng tiểu sử Hermann Hess​
    Hermann Hesse sinh ngày 2.7.1887 tại Calw, Wuerttemberg. Sau khi theo học nhiều năm ở trường Cổ ngữ ở Goeppingen ông tham gia khóa giảng về thần học tin lành vào năm 1891 ở tu viện MAULBRONN và muốn trở thành nhà thần học. Nhưng đến năm 1892 ông rời bỏ tu viện và làm nhiều nghề khác nhau. Trong lúc hành nghề bán sách và sưu tầm Cổ thư ông đã tìm kiếm rất nhiều tài liệu căn bản cho công cuộc sáng tác văn chương của ông. Từ năm 1912, ông dừng lại Thụy Sĩ. năm 1919, cư ngụ thực thụ ở MONTAGOLA cạnh hồ LUGAN và mất năm 1962.
    Tác phẩm của ông: Peter Camenzind (1904), Steppenwolf (1927), NarziB und Goldmund (1930, nhà xuất bản Fisher 450), Shiddharta (1922), Das Glasperlenspiel (1943, nhà xuất bản Fischer 842). Năm 1946, Hesse được giải thưởng Nobel về văn học và giải thưởng Goethe của Thành phố Frankfurt. Năm 1955, Ông được hội các nhà sách tại Đức trao tặng giải thưởng hòa bình.

    Đọc truyện ngắn Chuyện hoá thân của Bích Thảo của Hermann Hesse:
    http://ttvnol.com/vanhoc/131970/trang-15.ttvn
  7. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Nhất Linh & Xóm Cầu Mới​
    Trích bút ký của Nguyễn Thị Vinh​

    Thật ra, tôi nghĩ là phải viết thế này mới đúng: Nhớ về "Xóm Cầu Mới", có nghĩa là tôi nhớ lại tác phẩm "Xóm Cầu Mới" đã được nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam ấp ủ, thai nghén và cho ra đời ở đâu, khi nào và ông, người mà lúc sống vẫn vui lòng cho phép các bạn hữu và đàn em, trong đó có tôi, được gọi là ?~anh Tam?, đã gửi gấm những gì trong tiểu thuyết "Xóm Cầu Mới"?
    Trong nỗi nhớ thường có điều quên và "nhớ lại" cũng không đồng nghĩa với ?olại nhớ? được hết mọi chuyện. Nên tôi hi vọng rằng bài viết ngắn ngủi và nhỏ nhoi này, nếu có chi thiếu sót, xin các bạn văn và bạn chiến đấu thời lưu lạc ở Hương Cảng niệm tình mà thứ lỗi cho tôi. Trong không khí văn nghệ của bài viết, tôi tự giới hạn nhiều chi tiết liên quan đến các nhà cách mạng, các nhà hoạt động chính trị cùng các quan điểm đa dạng của quý vị ấy, bao gồm thân thế và sự nghiệp, đi đúng đường hay lạc hướng. Nếu không, bài của tôi sẽ mau chóng trở thành một cuốn sách. Tôi cũng chỉ xin viết dưới dạng một bài Bạt cho cơ sở Văn Mới khi tái bản truyện dài "Xóm Cầu Mới".
    Xóm Cầu Mới còn có tên là Bèo Giạt, dựa theo một câu thơ của Huy Cận, "Bèo giạt về đâu hàng nối hàng", được nhà văn Nhất Linh viết lại mạch lạc và gọn gàng ở "Trên núi, lúc 01 giờ 30 trưa, ngày 16 tháng 10 năm 1949" tại Sường Châu, Hương Cảng, nơi mà "anh Tam" cùng các"bạn chiến đấu? tỵ nạn chính trị từ năm 1946. Rồi lại viết lại, viết tiếp và sửa nhiều lần, tại Đà Lạt năm 1957.
    Mỗi khi có dịp nhìn lại tấm bìa cũ, các tựa sách do anh Tam phát họa, làm mẫu cho nhà in typo của nhà xuất bản Đời Nay tại Hà Nội hay Phượng Giang ở Sài Gòn; nằm trong bộ sưu tập của Nguyễn Tường Thiết, con trai anh Tam; lòng tôi lại nhen lên một ánh lửa hồi ức của que diêm kỷ niệm văn nghệ tưởng như đã tàn. Như mẫu bìa Xóm Cầu Mới, anh Tam vẽ, tuần tự từ trên xuống dưới: Nhất Linh, Trong Tự Lực Văn Đoàn, Truyện dài, chữ ký của Nhất Linh 13.01.1950, vẽ Huy hiệu và tên Nhà xuất bản Đời Nay, 1950. Các nhà phê bình văn học viết về nội dung, bố cục và bút pháp của XCM; còn tôi, nhớ mãi những ngày tháng được nhìn thấy bản thảo "chữ con kiến bò" của anh Tam, nhỏ nhưng không tới nỗi quá khó đọc, chạy trên mấy trăm trang giấy bản thảo. Bản thảo đầu tiên của XCM, anh Tam thai nghén từ năm 1940ở Hà Nội và tới năm 1949 mới được anh viết tiếp ở Hương Cảng sau khi chị Nguyên đã khuyên anh nên trở lại ?ođời văn sĩ?. Thời gian đó, tôi không hiểu nhiều về các vấn đề chính trị ảnh hưởng tới đất nước Việt Nam thân yêu , nhưng cũng biết là chĩ Nguyên có lý khi muốn anh Tam viết văn trở lại. Được quen biết anh từ năm 1948 tới năm anh mất 1963, tôi hiểu anh là một nghệ sĩ lớn lao, một người thương Nước, xót Dân; bày tỏ một thái độ chính trị Quốc Dân (Quốc gia, Dân tộc) trước sau như một, rõ ràng. anh Tam không phải là người "làm chính trị", dưới bóng ô dù của các thế lực Nhật, Tàu, Pháp, Mỹ. Nhà văn Nhất Linh, trong TLVĐ, nhạc sĩ, họa sĩ, nhà báo Nguyễn Tường Tam, gói tròn trong hai chữ Chí Sĩ. Những người CS Việt thích viết sử, bằng lối tuyên truyền xuyên tạc đủ mọi cách, nhằm triệt hạ uy tín của Tự Lực Văn Đoàn cũng như của cá nhân anh Tam, suốt nửa thế kỷ, nên tài liệu như tài liệu này đâu được ai biết, theo quan điểm chép sử, ghi lại những gì đã xảy ra:
    ....Julian bỏ một đoạn nói về hoạt động chính trị của nhà văn Nhất Linh...
    Tháng 1 năm 1945, anh Tam còn ở bên đất Tàu, nay đây mai đó, từ Thượng Hải qua Quảng Châu rồi cuối cùng phải tạm cư ở Hương Cảng, vì năm 1948 làn sóng đỏ đã nhuộm hết nước này. Quốc Dân đảng Tàu và chính phủ Tưởng Giới Thạch phải chạy qua Đài Loan. Năm 1948, vua Bảo Đại về nước thành lập chính phủ thân Pháp, do Pháp yểm trợ. Năm 1949, anh Tam còn ở Hương Cảng, bản thảo Xóm Cầu Mới đề ngày 16 tháng 10 năm 1949, truyện dài mà anh hằng mong muốn dựng lên như: "Một cuốn Đông chu Liệt quốc của những đời sống tầm thường, vui lẫn buồn, những vui buồn nhỏ nhặt hàng ngày của những nhân vật, những gia đình sinh hoạt trong cái xóm nhỏ ở đầu một chiếc cầu gỗ từ lúc cầu bắt đầu mọt cho đến khu cầu gậy xóm nhỏ và các gia đình cũng tan tác theo chiếc cầu gỗ. Những đời "bèo giạt" đến hội tụ ở xóm nhỏ cũng như những bèo giạt đến, trong ít lâu, vương bám vào chân cầu, rồi lại trôi đi theo giòng nước, không biết về đâu? Nhất Linh." (Trích trong XCM)
    Xóm Cầu Mới dự tính in năm 1950, nhưng mãi tới nắm 1958 mới được đăng trên Văn Hóa Ngày Nay, giai phẩm (nghĩa là muốn in số báo nào xin phép số đó) do anh Tam chủ trương; số ra mắt ngày 17 tháng 06 năm 1958, phần Một của Xóm cầu Mới, là truyện cô Mùi. Xóm Cầu Mới ở đâu? Xóm Cầu Mới của Nhất Linh không phải là Xóm Cầu Mới ở Tân Định Sài Gòn, cũng chẳng ở đâu khác, ngoài vùng phố huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương là nơi anh Tam sinh ra và lớn lên. Nơi mà Thạch Lam Nguyễn Tường Lân viết truyện ngắn nổi tiếng "Nhà Mẹ Lê".
    Ở phần mở đầu cuốn truyện dài ấy, anh Tam đã dẫn giải hết sức rõ ràng "Xóm Cầu Mới là một cái xóm nhỏ ở cạnh một chiếc cầu gỗ cũ ..." Tính bi kịch của truyện bắt đầu từ câu văn này. Xóm tên là Cầu Mới nhưng cầu thì quá cũ: "... đã long mất gần một nửa số ván và gẫy mất gần một nửa số chân. Cũng may, ván long đều và chân cầu cũng gẫy đều nên cầu còng vững và xe cộ qua lại được ..."
    Anh Tam liên tưởng gì tới tình hình đất nước ta, sau Hiệp ước Sơ bộ ngày 06 tháng 03 năm 1946, ở đoạn văn: ?oĐời dân xóm liền với chiếc cầu nên bất cứ một tin gì lạ về chiếc cầu cũng làm họ thao thức và xôn xao bàn tán. Bốn năm trước có một người làm ở Sở Lục Lộ, trong lúc vui câu chuyện, đã nói là sẽ sơn lại cầu. Sơn lạ thì họ không cần lắm nhưng sơn tức là phải sửa chữa lại, dân xóm tán ra như vậy. "Sơn tức là phải sửa chữa lại cầu," câu ấy ròng rã bốn năm trời vẫn được nhắc đến luôn ở cửa miệng những người dân xóm, những nghèo tiền nhưng rất giàu hi vọng hão. Còn duyên do vì đâu lại oái oăm bắc một chiếc cầu vô dụng và đắp một con đường tắc tị thì không ai hiểu gì cả và sở Lục Lộ bây giờ có lẽ cũng không hiểu nốt."
    Sao tôi cứ buồn khi nghĩ, bốn chục năm qua, dân nghèo nước mình vẫn chỉ giầu niềm hi vọng đất nước được sửa chữa, nhưng quả thật là hão huyền, vẫn nguyên vẹn đó một ?ocon đường tắc tị?, đường cụt, mà người Na Uy gọi là "đường mù". Những đời dân tứ xứ như "bèo giạt" nơi quê người và nhất là ngay cả trong đất nước mình: giờ đây đa số chết non, thác yểu hoặc vẫn kéo lê cuộc đời chỉ ?ohy vọng hão". Ngày xưa, ở Cầu Mới, qua lời anh Tam kể, ?oCả xóm không có một căn nhà gạch hay gỗ nào. Toàn là những nhà tranh lụp xụp, xiêu vẹo; trông cũ kỹ như chiếc cầu gỗ chỉ có cái tên là mới."Ngay ở đảo Sường Châu, những năm sau thập niên 40 của thế kỷ 20, là một hòn đảo nghèo, nơi mà nhóm tỵ nạn chúng tôi ngụ cư cũng không nghèo đến thế. Mặc dù bị kềm dưới chế độ thực dân Anh, Hương Cảng vẫn vươn mình lớn mạnh; mọi người tùy theo sức lực, tài năng hoặc ý chí vẫn có quyền tự do mưu cầu sự sống. Các văn nghệ sĩ được tự do sáng tác. Hoạ sĩ Nguyễn Gia Trí vẫn sống nhờ vào tiền bán tranh sơn dầu và sơn mài. Anh Tam cũng vẽ các loại than chì, sơn dầu, thủy mặc, phấn tiên.
    Thời gian viết Xóm Cầu Mới, ở Hương Cảng cũng như Đà Lạt hay Sài Gòn, anh Tam vẽ nhiều, ngoài ra còn là họa sĩ chính của tờ Văn Hóa Ngày Nay. Các nhà sưu tập tranh người Pháp, Anh, Trung Hoa ... sưu tập tranh của hoạc sĩ Nguyễn Gia Trí là chuyện bình thường, vì anh Trí là nhà mỹ thuật chuyên môn. Nhưng tranh của anh tam cũng được rất nhiều người ưa chuộng. Tiếc ngày nay hàng ngàn tấm tranh nhỏ, vẽ trên giấy, của anh đã bọ thất lạc nhiều. Anh vẽ cây đa Cốc, nơi chim cốc thường về đậu, vẽ cây cầu cũ nới Xóm Cầu Mới. Vẽ cả sơ đồ bối cảnh của cuốn truyện. Anh vẫn thường bảo: ?oVăn chương, thi ca còn tùy thuộc vào bản dịch. Nhưng âm nhạc, nhiếp ảnh và đặc biệt là hội họa có hình thể thì người nước nào cũng hiểu được!? Lúc viết lại Xóm Cầu Mới, anh nói: ?oNgười ta vẫn nghĩ có một loại văn Tự Lực Văn Đoàn. Riêng tôi, không làm văn, tôi viết cốt sao người đọc dễ hiểu và người dịch dễ dịch sang ngoại văn, nếu có dịp.?Có lần, tôi hỏi: ?oAnh tính viết Xóm Cầu Mới, cho chuyện nhà cô Mùi là chính, các nhà khác vây quanh, là phụ hay sao?" Anh nói: "Tôi không cho nhà nào là chính hay phụ. Tôi sẽ viết mấy cuốn trong một cuốn mới đủ bộ Xóm Cầu Mới".Sau này từ Hương Cảng về Sài Gòn, rồi Đà Lạt, anh đã thảo mấy cuốn: Cô Mùi, Người Chiến Sĩ, Nhà Bác Lê, Người Sát Nhân, Cậu Ấm, Ông Năm Bụng. Với dự tính ban đầu: ?oNhững chuyện dài có liên can hoặc xa, hoặc gần tới Xóm Cầu Mới mà các nhân vật chính hay phụ phần nhiều lấy ở số người tới ngụ cư trong xóm." Anh còn tỉ mỉ vẽ chân dung và ghi lý lịch, cá tính từng nhân vật một, để "khỏi quên" vì pho truyện có thể sẽ kéo dài, theo ý anh thì: "Riêng tôi, tôi mong viết độ hai chục cuốn nữa thành một bộ gần vạn trang,mới đủt tả đầy đủ sự phức tạp và muôn mặt của cuộc đời.? Theo nhà xuất bản Phượng Giang: ?oNhất Linh viết đi viết lại Xóm Cầu Mới tất cả năm lần. Lần đầu tiên viết năm 1940 ở Hà Nội, lần thứ hai năm 1943 tại Quảng Châu (Trung Hoa). Lần thứ ba năm 1949 tại Hương Cảng (Trung Hoa). Về nước, Nhất Linh viết lại lần thứ tư tại Hà Nội năm 1951. Và sau cùng, trước khi đăng trên tờ Văn Hóa Ngày Nay (1958), Nhất Linh đã sửa lần chót bên dòng suối Đa Mê, Fin Nom (Đà Lạt) vào năm 1957."
    Tới đây, tôi muốn kể chuyện về nơi anh Tam viết và sửa lại cuốn Xóm Cầu Mới, lần thứ ba: Tại Hương Cảng năm 1949 cùng với bao kỷ niệm đã ghi đậm nét trong trí nhớ của tôi:
    Năm 1948, tôi sang Hương Cảng, nơi tôi ở là một căn nhà ... Không, phải gọi là một túp lều mới ổn. Túp lều của chúng tôi nằm trên một, trong nhiều các ngọn núi đá thấp. Vách ghép bằng các mảnh ván thùng, mái lợp cao su dầy màu đen. Bên trong ngăn ra làm hai buồng nhỏ, buồng nào cũng có cửa sổ không lớn, nhưng đủ thoáng mát. Bếp ở phía sau lều, vách dựng sơ sài bằng các mảnh thùng sắt tây cũ. Nhu cầu nước, đã có con suối gần nhà, được những mỏm đá thiên nhiên bao bọc rất kín đáo, chúng tôi xó thể ra tắm ở đây. Ông Woòng, người chủ của hai túp lều cho chúng tôi thuê, đã có sáng kiến dùng ống cao su dẫn nước từ suối, chảy vào khu nhà bếp, nên việc nấu ăn, rửa bát của chúng tôi rất tiện.
    Đời tôi từ bấy đến nay, thời gian qua đi già nửa thế kỷ; đã từng được ở những nơi nhà cao cửa rộng, đầy đủ tiện nghi, mà sao tôi vẫn không thể nào quên được túp lều (trên núi) của chúng tôi. Chao ơi, mỗi khi tắm, tôi chưa thấy có một vòi "hoa sen" nước nào có thể so sánh được với dòng suối ngày ấy. Tiếng suối reo, ào ạt suốt ngày đêm, hòa với tiếng u u ....u... của gió núi, khi thổi lùa qua những hốc đá, đã trở thành "bản nhạc núi" tuyệt vời. Nơi đây, không có hoa lá và ngay cỏ dại cũng chẳng mọc nhiều; dân cư ở xa, nên không cả mùi khói bếp. Không, không có mùi gì hết, tại sao tôi vẫn cảm nhận được mùi thanh khiết của núi đá, của nước. Không khí nhẹ nhàng quá. Phải chăng, tôi chỉ ngửi được bằng hai lá phổi, chứ không bằng mũi...
    Tôi biết kể sao cho hết nỗi vui thích của tôi, mỗi khi ra suối tắm. Mặt trời đụng vào dòng nước đang chảy, vỡ tung, thành muôn vàn mảnh ánh sáng nhỏ lấp lánh đủ màu, loang loáng chảy, xối ào ạt lên người tôi; hơi nước mát rười rượi. Tôi tưởng như mình đang ở một xứ thần tiên, trong truyện cổ tích nào đó, tôi đã được đọc từ thuở ấu thơ.
    "Nhà của chúng tôi", nếu tính từ trung tâm thành phố Hương Cảng về, phải ngồi xe điện mất gần một tiếng. Đến trạm chót, còn phải đi bộ một thôi dài, tới đường Happy Valley gần khu Phảo?"mã-tỷ (trường đua ngựa) đến chân núi. Khốn nỗi, lại mất khoảng hai mươi phút từ chân núi, leo ngược con dốc đá thoai thoải, mới đến ?onhà" lều.
    Con đường này, mùa hè cũng như mùa đông, mới sáng tinh mơ đã có rất nhiều người dân lao động đến ngồi ven núi, đập đá thuê. (Thời ấy có một số nhà cách mạng Việt Nam bôn ba sang Tàu; qua Thượng Hải, Quảng Châu ... rồi trôi giạt đến Hương Cảng, khi kẹt cũng phải mưu sinh tạm bằng nghề đập đá thuê ở đây). Sở dĩ tôi phải kể dài dòng cảnh "trên núi" như trên, là vì: Trên bản thảo XCM, còn có tên Bèo Giạt, anh Tam có ghi lại: "Hương Cảng, trên núi, lúc 01 giờ 30 trưa, ngày 16 tháng 10 năm 1949?. Bản XCM, lần đầu được viết lại, ở Hương Cảng và Sường Châu. Sường Châu hay Seng Chou là một hòn đảo nhỏ, cách Hương Cảng một hoặc hai giờ tầu thủy, tùy theo chuyến chạy nhanh hay chậm. Nơi gia đình ông Woòng, đã mấy đời, làm nghề cho các thuyền đánh cá trên đảo thuê bến bãi đậu thuyền. Nhà ông Woòng ở sát bờ biển, phong cảnh đẹp, không khí thoáng mát pha mùi nước biển.
    Gia đình ông Woòng, ai cũng hiếu khách, rất quý trọng các nhà chính trị, chí sĩ hay nghệ sĩ lưu vong. Ông Woòng để riêng hẳn một phòng cho khách ngụ, dù ở bao lâu cũng được. Nhưng, ai muốn ở chơi lâu, đều đề nghị với chủ nhà cho ăn riêng, tự nấu lấy bằng cái bếp dầu tây, bằng đồng.
  8. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0

    Nhất Linh & Xóm Cầu Mới (tiếp theo)​
    Trích bút ký của Nguyễn Thị Vinh​
    Như đã kể, năm 1948, khi đến Hương Cảng, tại túp lều kể trên, tôi được gặp anh Tam lần đầu. Tôi không biết anh là nhà văn Nhất Linh. Khoảng một tuần sau, trong bữa cơm, "cả nhà" ngồi quanh cái bàn dài bằng gỗ ván thùng, do các anh đóng lấy. Nhân một câu chuyện tình cờ, khi biết anh là nhà văn Nhất Linh, tôi đăt bát cơm ăn dở xuống bàn, vội vàng, đến gần như vô lễ, tôi nhìn anh, lắp bắp hỏi: " Anh, anh là ông ... Nhất Linh đấy hả?" Anh mỉm cười gật đầu, còn các anh cùng bàn thì bật cười thành tiếng. Tôi lại hỏi tiếp: "Thế anh ....Chính anh, viết cái cuốn Đoạn Tuyệt đấy hả?? Lần này thì anh khẽ cười thành tiếng và trả lời "vâng".
    Hàng ngày, tôi ít dám nói chuyện với anh, bởi vì gương mặt anh toát ra một vẻ nghiêm khắc, trầm lắng, rất buồn bã. Ánh mắt luôn luôn như nhìn về một cõi xa xăm .... mọng lên nỗi chứa chất u sầu. Tới nỗi tôi có cảm tưởng nếu có một tiếng động dù nhỏ bất chợt vang lên, cũng đủ làm cho những màng nước trong mắt anh òa vỡ! Cặp môi anh có lúc rung rung, như đang nói chuyện với ai đó, vô hình, đôi khi lại thoáng nét nhẹ, những hư mỉm cười!
    (Sau này ở Sài Gòn khoảng năm 1960 ?" 62, khi viết Dòng Sông Thanh Thuỷ có lần anh đã nói về chuyện cũ nên tôi hiểu nỗi buồn của anh ngày lưu lạc quê người, Hương Cảng 1949; cùng lúc anh có nhiều chuyện buồn, toàn về "vận nước" với tình người.
    Tự Lực Văn Đoàn ?otan đàn, nát gánh?; Việt Nam Quốc Dân đảng thì Vũ Hồng Khanh lại không nhìn ra thủ đoạn chính trị ?o6 tháng 3 năm 1946?, ký hiệp ước Sơ Bộ cho Pháp trở lại Việt Nam; các bạn chiến đấu cùng chạy qua Tàu, phần lớn mất liên lạc.)
    Không chỉ mình anh Tam, mà tất cả anh em trong nhà đều buồn; Vì chúng tôi đang có một cái tang chung! Một chiến sĩ, chí sĩ, một nhà cách mạng hay một nhà văn lớn và cũng là Bạn Chiến Đấu của chúng tôi. Người mới từ giã cõi đời, anh Hoàng Đạo Nguyễn Tường Long, là em ruột anh Nhất Linh Nguyễn Tường Tam. Anh Long từ Quảng Châu về Hương Cảng dự một phiên họp (nghe nói buổi họp gồm "đủ mặt? từ mấy phía, có cả vua Bảo Đại ...) Ôi! Buổi họp cuối cùng của tác giả "Mười Điều Tâm Niệm" và "Trước Vành Móng Ngựa" ...! Họp xong, anh Long vội vàng rời Hương Cảng đi Quảng Châu, chẳng may đã mất trên chuyến tầu hỏa đó, năm 1948. Năm 1946, Khái Hưng bị giết, năm 1948 lại đến Hoàng Đạo! Vì đâu và lỗi do ai? Ai đã gây ra? Trong vòng năm năm, nhóm Tự Lực Văn Đoàn tắt mất hai ngôi soa chủ lực. Đất nước Việt Nam đã mất hai nhà văn, cũng là hai nhà cách mạng, đầy ý chí muốn mở mang dân trí qua ngòi bút và hành động chính trị vì tình Yêu Nước! Nỗi đau mất bạn Khái Hưng còn đó, lại tiếp thêm Nguyễn Tường Long ... Anh Long mất, anh Tam không chỉ mất người em ruột mà còn là mất một người Bạn Chiến Đấu, một nhà Tư Tưởng thân thuộc, một Bạn Văn đã cùng chung khai sáng Tự Lực Văn Đoàn. Tình trang đất nước ngày ấy đang thay đổi, với chiều hướng suy đồi, anh Tam nhìn thấy trước mà đâu đỡ nỗi. Cho nên chẳng lấy gì làm lạ, khi thấy anh buồn bã, như tôi đã kể.
    Anh là người thương Nước, xót Dân thật sự, bày tỏ một thái độ chính trị Quốc Dân (Quốc Gia, Dân tộc) trước sau như một, hết sức trong sáng, rõ ràng. Anh Tam không phải là người "làm chính trị", có chủ trương dựa vào các thế lực ngoại quốc như Nhật, Nga, Tàu, Pháp, Mỹ. Để mong "cõng rắn về..." lấy cớ "cứu nước!" Tâm hồn anh lại là một tâm hồn nghệ sĩ lớn. Anh rung động, nhạy cảm, vui buồn với tất cả mọi chuyện xảy ra trong xã hội, trong đời sống thường ngày các mọi người quanh anh. Và anh đã gửi gấm được tấm lòng này vào trong bộ truyện "XCM", cùng với bao nỗi khắc khoải. Thêm vào đó, "cảnh trên núi" chúng tôi lúc ấy lại vắng đi mấy người, anh Đỗ Đình Đạo, anh Trần Văn Tuyên ..., vì công việc chung cũng như việc riêng đã trở về nước. Các an khác đều bận việc, anh Bảo Sơn làm cho hãng hàng hải của Hòa Lan, tuốt dưới phố; anh Lễ làm cho nhà "băng", sáng đi, chiều về. May lúc ấy, nhờ Kim Anh, con gái tôi, năm 1948 mới được hai tuổi; chưa biết vui buồn là gì, thường luẩn quẩn bên anh Tam. Nơi nào có trẻ con, không khí sinh động, vui hẳn lên. Đôi lúc anh Tam bế cháu Kim Anh , sửa lại giọng bi bô, tập nói ngọng ngịu của cháu; và thường đùa bằng cách sai vặt: "Kim Anh, đưa cho bác cái bật lửa!" Nếu cháu hiểu ra, làm được theo đúng ý anh, anh cười thành tiếng v.v... Như các anh khác, tôi cũng mừng, tiếng cười của người này, thường làm cho bao người khác vui lây, quên đi phần nào cảnh anh em, bạn bè chia lìa, mất mát. Sau khi được tin anh Nguyễn Tường Long mất, chị Long cùng với người con gái lớn của chị, là Minh Thư, vội sang Hương Cảng. Anh em đi đón chị Long và Minh Thư từ phi trường, lên thẳng trên núi. Hai ngày sau, hai mẹ con chị Long đáp tàu hỏa đi Quảng Châu. Chắc để lo việc thâu nhận hài cốt của anh Long. Tôi không nhớ rõ.
    Dù không sống gần, nhưng những người thân của anh Tam ở quê nhà, ai cũng đoán được chắc chắn anh Tam sẽ đau buồn về chuyện mất anh Long; anh sẽ xuống tinh thần không ít! Vì vậy chẳng bao lâu, chị Tam từ Hà Nội đã sang Hương Cảng thăm anh. Có chị trên núi, không khí nơi đây như tươi lên được đôi chút. Chị Tam kín đáo chăm sóc anh, luôn tìm cách nhắc lại về thời anh làm báo, viết sách. Chỉ những khi đó, như một phép lạ, nét mặt anh vui, ánh mắt tươi sáng. Kỳ diệu thay, sức mạnh của văn chương và nghệ thuật! Tôi biết, văn nghệ không làm cho anh quên viêc đất nước, nhưng nó làm cho anh tạm yên, để từng bước một bình tĩnh, lo toan nhiều chuyện lớn.
    Tôi đưa chị Tam đi chợ ?oTrung Vàn Cái Xi", là chợ lớn nhất Hương Cảng, giống như chợ Bến Thành ở Sài Gòn. Chúng tôi bị nhiều người lớn nhìn ngó, trẻ con bu coi; họ thấy lạ mắt vì chiếc áo dài Việt Nam chị mặc. Tôi phải đi mua mấy thước lụa Thượng Hải, rồi dẫn đến tiệm đo, may áo Tàu ?osường sám? cho chị. Từ những lần sau, đi ra phố, chúng tôi cùng mặc "sường sám", nên việc đi lại được tự nhiên, thoải mái. Chị Tam nói riêng với tôi: "Anh Tam yêu văn chương lắm, nhẽ ra anh không nên đụng vào chính trị, chính em. Chỉ viết văn, làm báo không thôi, anh cũng đã đủ thứ vất vả rồi!? Tôi cãi lại: "Nhưng tình hình đất nước như thế này! Rất cần đến những người như anh Tam, góp công, góp sức, làm lơ sao đành, hả chị?" Chị Tam nói: "Thì cứ viết những điều mình cho là đúng, là lý tưởng của mình vào sách, cũng tốt thế, chứ sao!". Tôi nhìn chị Tam với tấm lòng kính mến. Một người phụ nữ không làm văn hóa, văn nghệ, chính trị ... Chị chỉ lo ?obuôn tần, bán tảo?, chăm sóc họ hàng hai bên nội ngoại, nhất là giúp đỡ chồng con. Việc buôn bán cau khô của chị, trước sau cũng chỉ mong sao kiếm lời, để chồng yên tâm gánh vác việc xã hội, khỏi bận lòng về chuyện nà, nuôi nấng các con ăn học. Thế mà chuyện chính trị, chị lại bảo: "Cứ viết vào sách, cũng tốt thế, chứ sao!" Lời nói dễ hiểu mà chí lý. Mặt khác, tôi nghĩ là chị Tam ngờ ngợ, "nhìn ra" thế "lưỡng đầu thọ địch? của anh Tam, một bên là thực dân, một bên là cộng sản. Sau cái tang Khái Hưng và Hoàng Đạo, dường như chị e ngại cho ... Song trên thực tế, sự đóng góp tuy gián tiếp nhưng tận tình của chị vào sự nghiệp văn hóa, chính trị của anh, theo tôi biết, không phải là nhỏ:
    Tính anh Tam quen tự do như gió trời. Rày đây, mai đó. Đến cả nơi ở, cũng không có chỗ nhất định; vỏn vẹn chỉ có hai bộ quần áo, giặt bộ này, mặc bộ kis, được thứ hàng khỏi cần bàn-là, càng tốt; nếu không, vải bị nhàu một chút cùng chẳng sao. anh không có tủ sách riêng,khi cần, chạy ra thư viện mượn. Người như thế làm sao có thể "chu đáo?, gần gụi với gia đình vợ con được!
    Những ngày ở trên núi với chúng tôi, mỗi lần đi chợ về, chị tự tay nấu các món ăn cho cả nhà. Tôi chỉ phụ với chị rửa rau, thu dọn việc vặt. Khi nào mua thịt bò, chị nhờ anh Tam giúp làm món "beefsteak", chị khoe anh còn nấu súp "bouillabaisse", (nấu với nhiều thứ hải sản, tôm, cua, cá, sò...) rất ngon. Mà ngon thật, cứ như ăn ở hiệu cơm Tây nổi tiếng. Chị nói riêng với tôi: "Cứ để anh làm cho vui". Tôi cũng kể với chị: "Lúc hcọ chưa sang, dù buồn cách mấy, hễ sau bữa ăn trưa, anh Tam nhất định giành việc rửa bát." Anh Nguyễn Gia Trí cũng phải bảo nhỏ tôi: ?oĐể anh làm cho vui." Sau này, tôi mới biết tính anh Tam, không chỉ lúc ở Hương Cảng, dù ở đâu anh cũng thích làm một vài món ăn, rửa bát, quét nhà. Anh bảo: "Đó là cách nghỉ ngơi, giải trí của tôi!" Thường buổi chiều lúc chị không ở cùng, anh không ăn cơm, chỉ tự nấu lấy vắt mì khô với ít tôm khô và rau cải. Anh ăn mì, uống cốc bia xong, đi nằm nghỉ, yên lặng, chẳng chuyện trò với ai, trừ khi có các anh em ở xa đến mở buổi họp, cần có anh. Tôi thấy hình như anh thích ở những nơi đồi núi và thích nghe tiếng suối. Sau này, về Đà Lạt, anh cũng cất lều bên suối Đa Mê...
    Ở trên núi gần nhà bếp phía trước dòng suối không tên có một cái hang đá; cửa hang rộng chừng sáu thước, cao gần hai thước, sâu hun hút, nhưng thoai thoải thấp dần, thấp dần. Từ ngoài cửa vào khoảng bốn năm thước là đã bị đụng đầu, không đi tới thêm được. Nền đá phía dưới rộng, sạch sẽ và mát lạnh. Vào mùa hè, cả nhà thường vào đấy đọc sách báo, bàn luận chuyện chính trị. Nếu muốn có thể nằm lăn ra ngủ, nghỉ. Chỉ tội, hơi đau mình một chút vì mặt đá lồi cồi không trơn phẳng.
    Phía trước hang một khoảnh sân lộ thiên; không biết bằng cách nào mầm cỏ từ đâu lạc tới đâm chồi trong các kẽ đá mọc lên từng đám cỏ xanh non, tươi mát, lả lướt đùa rỡn trong nắng gió. Tôi thầm nghĩ: ?oĐây là một trong các món quà tặng của Trời, đã cho muôn vàn sự sống nẩy sinh trên trái đất này." Một thân cây không lớn lắm nhưng già cỗi mọc ghé bên bờ sân, nghiêng xa ngoài vực, vực không sâu, có thể đi men men xuống. Bên dưới, rất nhiều ốc sên, chẳng có gì đẹp nên không ai buồn xuống đó. Anh Nguyễn Gia Trí thường đem giá gỗ ngổi vẽ dưới gốc cây. Cũng ở nơi đây, tôi đã ngồi làm mẫu, để anh vẽ "portrait". Tấm tranh này sau này anh phải bán cho ông bà lãnh sự người Anh ở Hương Cảng, khoảng năm 1948 hay 1949.
    Chị Tam mua một chiếc ghế vải có thể ngồi hay nằm tựa và chiếc bàn nhỏ, kê ở trong hang đá, rồi gọi nơi đó là "nhà mát". Anh Tam đem vào nhà mát một chiếc cặp da đựng bản thảo XCM cùng với bình thủy nước sôi, cà phê và vài bao thuốc lá hiệu "Bastos xanh" và một cái gạt tàn thuốc to gần bằng cái dĩa tây. Với ngần ấy thứ, anh có thể ngồi suốt ngày trong hang đá, viết, viết và viết ... Cháu Kim Anh thích quanh quẩn chạy chơi loanh quanh chỗ bác Tam viết, rồi lại chạy ra chỗ bác Trí vẽ. Các anhchỉ vui thêm chứ không lấy thế làm phiền. Anh Trí còn bế cháu lên, cho cháu cầm cọ vẽ nghịch vài nét ngay trên tấm tranh đang vẽ dở của anh. Anh bảo: "Không hề gì, rồi sửa lai, được mà!"
    Anh chị Tam thường hay mời cả nhà đi ăn hiệu (nhậm sà, uống trà) với đủ các thứ bánh trái, xíu mại, há cảo, bánh bao v.v.... ăn xong lại cùng đi dạo cảnh Hương Cảng. Ai cũng biết đó là ý riêng của chị Tam bày vẽ ra thế, muốn để anh có dịp đi nơi này, nơi kia cho khuây khỏa. Khi về, anh Tam bảo chị mua thêm vài thứ bánh để làm quà cho một "bà già dưới chân núi". Căn nhà của bà cũng vách ván thùng cũ, mái cao su đen. Lưng nhà quay ra đường xe chạy, cửa vào hướng về phía núi. Nhà có được mảnh sân phía trước, trồng dăm luống rau cải, cà chua và một dàn mướp. Lại thêm cái chuồng gà nơi góc sân nom hệt như mảnh vườn quê ở Việt Nam. Trông vào mà thấy ấm cả lòng! Ấm lòng hơn nữa, bà chủ nhà lại là người Việt Nam, chừng bảy mươi, vóc dáng xem còn mạnh khỏe. Bà thường xuyên mặc bộ quần áo Tàu rộng rinh, bằng vải dầy màu lam xẫm đả bạc phếch, và vài ba chỗ. Mái tóc trắng xám, khô, xơ xác được cắt ngắn lộ ra cái gáy đen đủi, nhăn nheo. Vài năm truớc đấy, bà già nhận ra chúng tôi là đồng hương, vì có một lần, anh Đạo và anh Sơn đã nói chuyện với nhau trong lúc đi ngang qua nhà bà. Bà chỉ nghe âm thanh của giọng mà nhận ra các anh là "Ố Nàm dần", tức người An Nam. Mặc dù hầu như bà đã quên hết tiếng mẹ đẻ; không còn nói và hiểu nỗi ý nghĩa dù một câu tiếng Việt nào. Bà chỉ nhớ và nói được mỗi ngày một câu duy nhất, mà lại phát âm lơ lớ bằng giọng Tàu: "Mìn dơ..i tó .. ti dờ ...dồ." Nghĩa là " Mình ơi có di Bờ Hồ...", một câu trong bài hát vui tếu. Đầu thế kỷ 20, bài này được giới bình dân ở Hà Nội , Hải Phòng ưa thích: "Mình ơi có đi Bờ Hồ. Cùng tôi chén kem kẹo dừa. Xin đừng, là đừng chê nhé. Trong túi tôi có mười đồng xu...? Chồng bà, gốc dân Tàu nghèo, xưa kia từng lưu lạc sang làm phu mỏ ở Hòn Gai, Móng Cái. Gặp và lấy bà rồi đưa nhau về Tàu. Chẳng may, ông mất trong thời chiến tranh Nhật Hoa. Bà chỉ có một người con trai. Năm gặp chúng tôi, anh ta khoảng trên bốn mươi, chưa vợ. Vóc người to cao, vạm vỡ. Hàng ngày phơi mình ngoài nắng gió, làn da bị bụi đá và mồ hôi bám két lại, xần lên, đen xám như da của con voi, tóc bờm xờm cứng đơ. Nhưng tính anh rất hiền, quá hiền đến gần như ngây ngô. Chúng tôi có hỏi han chuyện gì, anh ta cũng chỉ nhe hàm răng xỉn cười cười không trả lời. Mỗi buổi sớm anh ta đi đập đá, mình bà mẹ ở nhà vào ra trông coi, săn sóc vườn tược. Bà khéo trồng nên rau trái mọc xanh um, hoa màu dùng để nhà ăn và đem bán cho mấy người đập đá thuê, quanh nhà, cũng phụ thêm được tiền gạo chợ cho cả hai mẹ con. Thỉnh thoảng, bà già sai con trai đem lên núi cho chúng tôi khi thì vài quả mướp, mấy quả cà chua, hay rau cải ... Một buổi xế trưa, chắc người con đi làm chưa về. Bà lọm khọm bưng lên núi một ?othố?, loại nồi đất có chiều cao, đựng canh chân giò nấu với rau cải khô. Chẳng biết bà phải leo bao lâu, lúc đến trước cửa nhà chúng tôi, mới thoáng thấy anh Tam, bà đã quýnh quíu, vừa thở dốc vừa gọi: "Sần, sếnh sáng, Sần ... sếnh ...." (Ông Trần, ông Trần ơ...) Anh Tam họ Nguyễn, nhưng hồi ở Tàu các anh em lại lấy họ Trần để gọi anh. Chưa dứt lời, bà vấp ngã, thố canh đổ vỡ tung tóe. Anh Tam hốt hoảng, đỡ bà đứng lên, nhưng bà không chịu. Ngẩn người nhìn những miếng chân giò và rau rơi vãi trên nền đá, rồi cuống quít nhặt lên. Miệng không ngớt kêu rên bằng một tràng tiếng Tàu, chẳng vì đau cái đau mới ngã, mà hình như chỉ tiếc nồi canh. Anh Tam vội cúi xuống phụ bà nhặt, vừa nói với bà: "Không sao, không sao đâu bà ơi, chỉ rửa đi, rồi đem nấu lại, vẫn ăn được mà...! Bà đứng lên đi, để tôi xem chân bà có đau lắm không ......?? Khi đãi nhặt hết, không còn cọng rau và miếng thịt nào, bà mới chịu đứng lên, nhìn xuống; cũng may nhờ vải dầy, chỉ xước ống quần một chút. Bà đòi mang chỗ canh đó về để đổi phần canh của mẹ con bà, lên biếu anh em. Ai ngăn sao bà vẫn cứ nhất định làm theo ý mình. Anh Tam nói: "Thì làm theo ý bà đi ... Lòng thương nhớ đất nước của bà, bà gởi vào tình đồng hương đấy!? Anh H., một người bạn trẻ, hôm đó lại phải theo bà xuống núi đổi thố canh mới.
  9. whoknows

    whoknows Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2004
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bác Julian Lãng tử nhé.Nhờ có bác mà chúng tôi được đọc nhiều câu chuyện hay lắm.Nhưng nhắc đến Dương Thị Xuân Quý thì sao không nhắc đến chồng bà: nhà thơ Bùi Minh Quốc cũng là một nhà thơ tài ba của thế hệ trước.Tôi nhớ mang máng một bài thơ kiệt tác của ông là bài: "Bài thơ về hạnh phúc" hay đại loại như vậy.Bài thơ này ông đọc trước nấm mồ của vợ ông là bà Dương Thị Xuân Quý.Đây là một bài thơ cực kỳ cảm động, tình cảm tha thiết mà giọng thơ thì rất chau chuốt.Bác có thể post lên đây để mọi người cùng thưởng thức không?Cảm ơn bác nhiều.
  10. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Nhà thơ Bùi Minh Quốc​
    Nhà thơ Bùi Minh Quốc sinh ngày 3/10/1940, quê huyện Mỹ Ðức, tỉnh Hà Tây.
    Ngay từ lúc còn ở trung học, ông đã viết bài thơ "Lên Miền Tây" nhằm cổ vũ chương trình đưa thanh niên đi khai phá vùng đất mới theo chủ trương của Đảng và nhà nước. Bài thơ này đã được phổ biến rộng rãi và đưa vào chương trình giáo khoa phổ thông. Ông còn có bút danh là Dương Hương Ly.
    Cuộc đời của Ông đã từng gắn liền với huyền thoại về sự hy sinh của văn nghệ sĩ cho công cuộc kháng chiến chống Mỹ. Thời ấy, Ông đã cùng với vợ là nhà thơ Dương thị Xuân Quý gửi con gái đầu lòng mới 16 tháng để vào Nam chiến đấu và vợ Ông đã hy sinh tại chiến trường miền Nam.
    Sau năm 1975, Ông giữ trách nhiệm Phó Chủ Tịch hội Văn Nghệ và Tổng Biên Tập Tạp Chí Ðất Quảng tại Quảng Nam - Ðà Nẵng. Năm 1987, Ông giữ chức vụ Chủ Tịch hội Văn Nghệ tỉnh Lâm Ðồng và cùng bạn hữu thực hiện Tạp Chí Langbian.
    .... Ông đã bị khai trừ ra khỏi đảng, bị cách chức Chủ Tịch hội Văn Nghệ tỉnh Lâm Ðồng và tạp chí Langbian bị đóng cửa...

    Mọt số bài nhạc như Cuộc đời vẫn đẹp sao của Phan Huỳnh Điểu, Bài thơ ngỗ nghịch của Phan Văn Hưng đều phổ từ thơ của Bùi Minh Quốc.
    Julian đăng lại ba bài thơ của ông : Thơ tặng vợ hiền, Tôi gửi thơ tôi vào ngọn gió cao nguyên, Có khi nào.
    Thơ tặng vợ hiền
    Em ngồi đó, quên cả ngày tàn quên đêm khuya khoắt
    Mười ngón tay, lau một thế giới dịu hiền
    Những con búp bê kia muôn màu lung linh ánh mắt
    Em lẳng lặng đẩy lùi cơn bão dập đời anh.
    Gầm rít quanh ta cơn bão phũ phàn
    Cuộc vây hãm dằng dai của mắt cú miệng hùm lưỡi rắn
    Em ngồi đó, mười ngón tay lau đằm thắm
    Một thế giới dịu hiền - thông điệp của hồn em.
    Cái thời nhố nhăng cặn bã hóa vương quyền
    Rồi lọc hết qua bàn tay em - chỉ sau cùng còn lại
    Chỉ sau cùng còn lại
    Một thế giới dịu hiền nâng giấc mãi thơ anh.
    (28/7/1997)

    Tôi gửi thơ tôi vào ngọn gió cao nguyên
    Tôi gửi thơ tôi vào ngọn gió cao nguyên,
    Mặc bao kẻ bầm gan vì một lời ngay thật.
    Gió cứ thổi điệu vần này chân chất,
    Bọn giả hình lừa đảo chớ hòng yên.
    Tôi gửi thơ tôi vào ngọn gió cao nguyên.
    Thong dong thơ bay khắp mọi miền,
    Đến với muôn lòng yêu lẽ phải,
    Lòng mở với lòng, thơ kết duyên.
    (Đà Lạt 1997)​
    Có Khi Nào


    Có khi nào trên đường đời tấp nập
    Ta vô tình đã đi lướt qua nhau
    Bước lơ đãng chẳng ngờ đang để mất
    Một tâm hồn ta đợi đã từ lâu

Chia sẻ trang này