1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chân dung tác giả văn học (Mới: Nhà thơ Paul Éluard )

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Julian, 28/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0

    Nhất Linh & Xóm Cầu Mới (tiếp theo và hết)​
    Trích bút ký của Nguyễn Thị Vinh​
    Đến ?omùa hàng" cau khô, chị Tam phải về Hà Nội. Anh Tam, phần nào đã tạm ổn định tinh thần, viết văn lại và viết rất đều tay cuốn XCM khiến chị yên tâm.sau này, chị Tam còn sang Hương Cảng thêm lần nữa. Ông Woòng mời anh chị qua Sường Châu ở chơi mấy tháng. Nơi đây anh đã nghe chị, người vợ và cũng là người bạn của anh, dịu dàng, từ tốn khuyên giải. Anh viết tiếp, viết tiếp, viết cả văn chính luận, cho đến khi về nước.
    Hình ảnh mà tôi nhớ sắc nét nhất ở Sường Châu, nơi một căn nhà mang tên Biệt Ly đình, nhiều lần anh Tam nhìn ra biển, thở dài sau mỗi lần nghe tin một Bạn Chiến Đấu khác ở lại vùng Tàu đỏ, làm việc cho Bắc Kinh. Mất một số "người anh em" từng cùng mình gian khổ chiến đấu, lòng anh thấy xót xa như với tác phẩm Xóm Cầu Mới: "Có khi phải hoàn toàn viết lại vì trong cuộc đời phiêu lưu của tôi, bản thảo phải bỏ lại rồi sau bị thất lạc trong cơn ly loạn hoặc có lần chính tôi phải tự tay thiêu hủy, vì không mang theo được.? Ôi! Mười lăm năm, một bộ truyện, với năm lần viết lại hoặc sửa chữa, mà phải mười tám năm sau kể từ khi viết dòng thứ nhất ở Hà Nội, 1940, mới được đăng báo, năm 1958 ở Sài Gòn; mà rồi cũng chỉ mới tạm xong được có Phần Một: Cô Mùi. Lẽ ra phần này cũng bọ thất lạc nốt nếu nhà in Trường Sơn đường Nguyễn An Ninh Sài Gòn không giữ gìn hộ; nên mới được xuất bản lần đầu ở Sài Gòn. May vì VHNN đăng chưa được hết.
    Con người hoạt động vì dân, vì nước trong anh Tam không khi nào chịu được cảnh ngồi yên, nhàn tản để viết văn, anh chống lại chinh phủ Ngô Đình Diệm ít nhất về quyền tự do ngôn luận bị xâm phạm nặng nề. Tờ Văn Hóa Ngày Nay, chỉ là giai phẩm, đã không được cấp giấy phép chính thức mà còn bị đóng cửa. Cuối cùng, anh dùng cái chết của mình để cảnh tỉnh một sự kiện ngày nay, nhớ lại, đối chiếu với dòng lịch sử, người ta thấy rõ như một lời tiên tri: "Đời tôi để lịch sử xử, tôi không chịu để ai xử tôi cả. sự bắt bớ và xử tội tất cả các phần tử đối lập quốc gia là một tội nặng, sẽ làm cho nước mất về tay cộng sản. Tôi chống đối sự đó và tự hủy mình cũng như Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để cảnh cáo những người cah đạp mọi thứ tự do 7.7.63. Nhất Linh Nguyễn Tường Tam.? Tôi nghiêng mình trước tinh thần đấu tranh cho mọi quyền tự do của anh Tam, nhưng tôi vẫn nghĩ là cái nhìn của anh về việc "tự thiêu" có một số dữ kiện lịch sử bị giới hạn ...
    Dù sao, như tôi đã nói ở trên, con người Kẻ Sĩ nơi anh Tam trong giông tố lịch sử,chốn lại cả thực dân, đế quốc, cộng sản, lẫn phong kiến, những thứ thay phiên nhau hoặc cùng lúc đầy ải, chà đạp đời sống tinh thần và vật chất của người dân...
    Buồn thay, trước tình hình đất nước dầu sôi, lửa bỏng vào những năm cuối đời viết căn của anh Tam, ?ocon người cách mạng? trong anh không tài nào chịu sống cách xa các anh em cũ, đã từng cùng anh kề vai, sát cánh đấu tranh, chia nhau từng nắm cơm, gói mì. Anh lại rời bàn viết. Tới ngày 7.7.63 .... Những ai có dịp sống gần, quen thân anh lâu đều hiểu được tấm lòng anh: Anh mang chí hướng Tự Lực, tựa hồ nhân sinh quan trong sáng của vị anh hùng dân tộc Nguyễn Thái Học, lúc ngồi viết sách trên căn gác Nam Đồng thư xã ở Hà Nội: "Không thành công thì thành nhân!". Nguyễn Tường Tam của tư tưởng và hành động cách mạng Quốc dân, Nhất Linh của văn học, báo chí và Tự Lực Văn Đoàn, họa sĩ, nhà văn, nhạc sĩ ... Tất cả. Trước sau, vẫn là anh Tam của XCM, nơi những người dân bao đời nghèo khó, lầm tham mãi trong cảnh "bùn lầy, nước đọng?, như ?ogia đình bác Lê", rất cần đến tiếng nói chia sẻ, bênh vực họ từ phía: nhà văn, nhà cách mạng Nhất Linh Nguyễn Tường Tam...
    Tôi còn nhớ mãi câu anh từng nói: "Chúng ta chiến đấu, không dựa vào thế lực ngoại bang nào, thì chỉ thành công về mặt Chính nghĩa. Nhưng như thế mới là Tự Lực!" Còn con người Nghệ Sĩ của anh, qua tác phẩm Xóm Cầu Mới, vẫn chẳng giây phút nào rời xa những mảnh đời "bèo giạt". Đâu chỉ có văn chương trong sáng không thôi, mà cả cuộc đời anh Tam đã ánh lên sự sáng trong. Tôi nhớ một đoạn văn trong Cô Mùi:
    "Hai mắt nàng mở to và qua những sợi tóc của Siêu, nàng nhìn thấy cái cửa sổ sáng với những lá non lấm tấm của hàng rào găng ta, điểm một vài bông hoa trắng như ngôi sao. Cái ánh sáng ở cửa sổ, cái ánh sáng dịu và phơn phớt xanh ấy và những ngọn lá xanh mát, với màu trắng mới của hoa thoáng trong một lúc, Mùi thấy như là ở đâu, xa lắm có vẻ thần tiên, không phải là ánh sáng hay hoa lá của đời này ..."
    Vâng, thứ ?oánh sáng hay hoa lá của đời này? đâu phải là Xóm Cầu Mới.
    Nguồn: Đặc trưng
    Được julian sửa chữa / chuyển vào 10:38 ngày 25/07/2004
  2. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Nhà văn Băng Sơn: "Viết văn là một thói quen khó bỏ" ​
    Trong thể loại tạp văn, cùng với Hoàng Phủ Ngọc Tường, Phong Thu... Băng Sơn đã tạo dấu ấn riêng với những trang viết đẹp, giàu chất thơ. Hai tập đoản văn mới ra đời Xanh đỏ tím vàng, Ít chân, nhiều chân khẳng định sức sáng tạo dồi dào của ông.
    * Ở tuổi ''''xưa nay hiếm'''', bí quyết nào giúp ông viết đều và khỏe như thế?
    - Hàng năm, anh em trong Hội Nhà văn đều bầu ra nhóm "Ngũ hổ" để khen thưởng các nhà văn ở độ tuổi "thất thập cổ lai hy" mà vẫn sáng tác đều và năm nào tôi cũng có mặt. Nếu một năm có 365 ngày thì tôi cố gắng viết 300 bài với độ dài ngắn khác nhau. Chẳng có bí quyết hay nguyên tắc cụ thể nào, viết văn đối với tôi là một thói quen khó bỏ.
    * Người đọc biết đến tên tuổi Băng Sơn là nhà văn chuyên viết tùy bút, tại sao ông lại chọn thể loại này?
    - Mỗi người cầm bút thường có cái ''''tạng'''' riêng. Tôi tự biết sở trường và sở đoản của mình nên muốn tìm lối đi riêng để đến với bạn đọc. Đầu óc tổ chức kém, khi viết truyện ngắn hay tiểu thuyết sẽ gặp khó khăn khi sáng tạo đường dây nhân vật. Nay họ chết, mai mình quên mất để họ sống lại. Tôi vốn quen làm thơ, viết cái gì cũng hay liên tưởng nên đến với thể loại tạp văn như ''''mối duyên kỳ ngộ''''. Rồi say và yêu nó lúc nào không hay.
    * So với các thể loại khác, người ta thường đánh giá tính đóng góp của tùy bút nhẹ hơn. Ông nghĩ sao về điều này?
    - Trước đây, Nguyễn Tuân viết tùy bút, viết về món ngon Hà Nội cũng không được hoan nghênh. Nhưng ngày nay, người Hà Nội lại muốn tìm về những trang viết của ông để giữ lại giá trị truyền thống đang có nguy cơ mai một. Trong cuộc sống hiện đại, tôi nghĩ những áng thơ bằng văn xuôi rất cần cho tâm hồn con người. Miễn là văn học nói cho con người, vì những gì thân thuộc quanh ta thì đều đáng trân trọng.
    * Các nhà văn viết tùy bút khá nhiều nhưng theo đuổi cả đời thì khá ít, những khó khăn ông gặp phải ra sao?
    - Đoản văn hay tạp bút đều đòi hỏi vốn sống ghê gớm. Nhà văn phải tích lũy cái vốn ấy qua bạn bè, sách vở để xây dựng bách khoa tri thức trong đầu. Hơn thế, những điều mình viết ra phải là rung động thực sự, phải có điều để nói tới độc giả. Có những lúc, mình thấy mệt mỏi, muốn buông bút khi tác phẩm bị từ chối không được in. Nhưng lớn hơn cả vẫn là lòng yêu nghề, chỉ cần một lời khen ngợi của độc giả là lại có cảm giác được tiếp sức.
    * Bạn đọc dành cho ông danh hiệu nhà Hà Nội học qua trang viết, cảm nhận của ông như thế nào?
    - Đó là niềm hạnh phúc của người cầm bút và là phần thưởng vô giá. Tôi đã sống và gắn bó với Hà Nội hơn 60 năm. Hà Nội chứng kiến mối tình của tôi với bà xã thời son trẻ cho nên, viết về Hà Nội như một cái gì bột phát trong tôi. Từng ngày, từng giờ, cảnh và người ấy thấm vào mình. Tôi ngồi đây nhưng có thể nói ở bờ hồ cây me, cây muồng năm ở chỗ nào, hai cây gạo thay đổi ra sao. Hà Nội là mảng gan ruột của tôi.
    - Là người đại diện cho lớp nhà văn già, ông muốn nói gì với những cây bút trẻ?
    - Tôi thấy lớp trẻ ngày nay quá dữ dội và táo bạo. Nhưng cũng chính vì sự mới lạ mà họ có xu hướng xa rời gốc dân tộc, từ bỏ những giá trị truyền thống. Chúng tôi đã già nên muốn cảm giác yên bình, tôi muốn các bạn hãy viết để nâng cao tâm hồn người đọc.
    Nguồn: Tuổi trẻ
  3. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Võ Phiến​
    Ðọc bản thảo của Nhất Linh (I)​

    Tên bài như trên chẳng qua là đặt cho gọn thôi. Nó mơ hồ, thiếu sót, có thể gây ngộ nhận. Tôi không từng ?onghiên cứu,? cũng chưa đọc được bao nhiêu bản thảo của Nhất Linh, để phát giác ra điều nào đáng kể trong sự nghiệp trước tác của ông.
    Sự thực Nhất Linh đã viết nhiều sách, bản thảo những tác phẩm xuất bản trước 1954 không nghe nói có lưu giữ được không? Nhiều hay ít? Hiện tàng trữ ở đâu? Còn lại là cái phần được in ở Sài Gòn sau đó. Trong phần bản thảo ấy tôi cũng chỉ có dịp đọc qua một số ít - rất ít - mà thôi.
    Dù vậy sự tiếp xúc với những trang chữ của bậc tiền bối lỗi lạc từng sống một đời đầy dông bão và kết thúc đau thương, sự tiếp xúc ấy gây xúc động và nghĩ ngợi. Ở đây chỉ là dăm ba ý nghĩ căn cứ vào một số trang bản thảo may mắn được xem qua thôi.
    Niềm vui
    Thoạt tiên người đọc để ý đến điều này: là Nhất Linh thường ghi thời điểm bắt đầu viết mỗi tác phẩm, thậm chí có khi mỗi phần trong tác phẩm:
    Ở trang đầu bản thảo Giòng sông Thanh Thủy, có dòng chữ: ?oKhai bút ngày 26 tháng 11 năm 1960.? Dưới đó, bằng nét chữ nhỏ hơn, màu mực khác hẳn, lại có câu: ?oBắt đầu viết 28-11-60. Viết xong 28-1-61.?
    Ở bản thảo cuốn Viết và đọc tiểu thuyết, nơi trang ghi phác sơ lược thứ tự dàn dựng toàn tác phẩm ?" từ ?omấy lời nói đầu? đến ?okết luận? - ông đề ngày 21-4-52. Nơi trang 1 (Mấy lời nói đầu) ông đề ngày 10-5-52. [1] Nơi trang 21 (nói về Các nhân vật) đề ngày 26-6 v.v...
    Ghi ngày ghi tháng: Chưa đủ. Có những trường hợp Nhất Linh còn ghi kỹ cả giờ, cả phút nữa!
    Ở trang đầu cuốn Xóm Cầu Mới (Bèo giạt) có hàng chữ: ?oTrên Núi, ngày 16 tháng 10 năm 1949, 1g 30 trưa.?
    Ở trang phác họa bìa cuốn truyện dài Hai con mắt có dòng chữ: ?oVụt nghĩ ra 26-4-1961 ?" 11 giờ (12 tháng 3 năm Tân Sửu).?
    ?oTrên Núi? là một chỗ ở Hương Cảng. ?oTrên Núi,? hai chữ ấy đưa ra thêm một chuyện nữa: là, ngoài thời điểm, lắm khi Nhất Linh còn ghi địa điểm sáng tác:
    Ở trang phác họa bìa cuốn truyện dài Vui buồn (trong bộ Xóm Cầu Mới) bản thảo viết lại lần thứ ba, có lời ghi: ?oHàng Bè. 1951.? Rồi ở trang đầu tiên cũng bản thảo này, bấy giờ lại mang tên Xóm Cầu Mới, có lời ghi: ?oSaigon ?" 1951. Viết lại lần thứ 4.? Thì ra cùng trong một năm tác giả đã hăm hở viết lại đoạn sách này hai lần, ở hai nơi, và đã quyết định đổi cả nhan sách.
    Bao nhiêu ghi chép ấy trên các bản thảo có ích lợi như thế nào? Ngày tháng, giờ giấc viết, nơi chốn đích xác mình từng ngồi viết ra câu nọ chuyện kia, những cái ấy một khi ghi nhớ rõ sẽ có đóng góp nào cho giá trị tác phẩm, cho công việc sáng tác? Tất nhiên những ký chú về hoàn cảnh biên soạn có ích lợi cho việc nghiên cứu văn học về sau; nhưng đối với chính tác giả thì tôi không có cơ hội nhận thức được cái ích lợi. Họa chăng có nhận thấy cái gì như thể một sự hài lòng, hứng chí, của tác giả khi bắt đầu và khi hoàn tất một tác phẩm.
    Dù sao, những dòng chữ nói trên của Nhất Linh đã đưa tôi đến sự liên tưởng tới mấy sự kiện trong đời ông. Chẳng hạn:
    Trước 1945 cứ mỗi lần Nhất Linh in xong một cuốn truyện mới, dù bà có bận rộn công việc đến mấy ông cũng yêu cầu bà bỏ hết mọi việc để cùng ông đi bãi biển Sầm Sơn, cùng sống với nhau riêng biệt một thời gian; trong cảnh sống của những ngày vui thú ấy ông tập cho bà hút thuốc, uống rượu, uống trà Tàu. [2]
    Một bức ảnh Nhất Linh nằm võng giữa rừng, chụp để ?okỷ niệm ngày khai bút Xóm Cầu Mới bên giòng suối Ða Mê, ngày 13-10-57.? [3]
    Hôm 7-7-1963 ông tự tử. Việc làm đầu tiên trong cái ngày cuối cùng của mình là đích thân mang gói bản thảo tác phẩm chót đến nhà in Trường Sơn (do một người bạn văn chủ trương) để lo việc xuất bản v.v... [4]
    Ðọc những dòng chữ li ti ghi trên bản thảo của ông, rồi nghĩ lan man về chuyện nọ chuyện kia đã xảy đến trong đời ông, tôi mường tượng ra hình ảnh ông Nhất-Linh-cầm- bút: Một Nhất Linh hớn hở thấy rõ.
    Việc vừa xuất bản được cuốn sách liền mang vợ (hay người yêu) đi Sầm Sơn, đi Ðà Lạt, Vũng Tàu v.v... mấy hôm, việc ấy hồi còn trẻ chúng ta phần đông cũng có thể đã làm. Việc long trọng đề ngày ?okhai thần bút? viết tác phẩm đầu tay cũng vậy. Nhưng cái sôi nổi của tuổi trẻ qua rồi, công việc viết lách dần dần thành thói quen, có khi là thói quen nhạt nhẽo, buồn chán, có khi (tệ hơn) là lao tác nhọc nhằn (như mấy trang bắt buộc mỗi ngày phải nộp cho nhật báo); bấy giờ chắc không mấy ai còn hứng thú ghi nhớ đoạn văn này viết tại đâu, vào giờ nào phút nào. Chắc thế.
    Nhất Linh khi phải rời tòa báo ở 80 đường Quan Thánh Hà Nội ra đi, thì đã có hàng tá nhan sách ra đời, đã có hẳn một sự nghiệp văn học lẫy lừng. Thế mà gần như mỗi lần cầm cây bút lên ông đều hăm hở, đều lấy làm quan trọng. Ý này nẩy sinh trong đầu ông lúc mấy giờ, ngày nào, đoạn văn nọ viết ra vào hôm nào..., ông đều ghi nhớ. Ông mừng dòng chữ đầu tiên, ông mừng dòng chữ cuối cùng của mỗi tác phẩm. Trong xây dựng công trình kiến trúc thì đặt viên đá đầu tiên là chuyện long trọng, rồi vui mừng khánh thành càng long trọng. Trong xây dựng tác phẩm văn nghệ ở Nhất Linh, mỗi bước mỗi như thế.
    Vừa rồi có nói đến những người thấy viết lách lâu ngày thành thói quen nhàm chán. Ðó chẳng qua là một phương diện của thái độ tiêu cực. Lại có phương diện khác, ngược lại. Của các vị nhận thấy viết văn là việc cực quan trọng: là nhiệm vụ, là sứ mệnh, là cái nghiệp, là nghiệp vụ, nghiệp dĩ, nghiệp... chướng [5] v.v... Một số các vị khác thấy trước tác là cái lớn lao, thiêng liêng, nhưng là việc cực nhọc, nguy hiểm (!), đòi hỏi sự hi sinh: trong văn có lửa trong thơ có thép có máu, cầm bút cũng như cầm gươm cầm súng...
    Trước các bản thảo của Nhất Linh, không thể hình dung ra một con người uể oải chán ngán vì thói quen, cũng không thể nghĩ đến vẻ thê thảm của kẻ mang nghiệp chướng, và cũng không thấy ra hình ảnh một chiến sĩ lừ lừ... Tôi lại tưởng tượng ra một người đang khoái chí.
    Khoái chí, tiếng ấy nghe có chỗ hỗn láo? Nó gợi một ý hồn nhiên của trẻ thơ, ít ra cũng một vẻ mừng rỡ trẻ trung. Ðàng này, Nhất Linh bấy giờ đã thuộc lớp tuổi cao niên, trên đường văn nghiệp ông đã đến cái đỉnh của danh vọng. Thế nhưng mỗi lần viết ông còn náo nức. Ông viết mà sung sướng thấy rõ. Cảnh tượng ấy thật cảm động.
    Vả lại trẻ trung hay trẻ thơ, náo nức hay sung sướng, thì có gì ngại phô bày? Ông Thánh Thán hể hả la lối om sòm khi gặp bất cứ niềm vui cỏn con nào, sao ta lại dè dặt vì niềm vui sáng tác? Năm 1950, ngày 13 tháng 3, Nhất Linh viết xong chương XII của bộ Xóm Cầu Mới. Bốn mươi hôm sau, ông ghi lên bản thảo mấy chữ: ?oSáng 23-4 đọc lại: I am satisfied with me.? Câu Anh văn ấy, nếu dịch ra giọng Thánh Thán thì là: ?oBất diệc lạc hồ?? Cùng câu ấy nếu đem ra diễn nôm theo giọng bình dân Nam bộ sẽ thành ra: ?oTôi khoái tôi quá chời!? chứ còn gì nữa? Tự nhiên thôi.
    Nhất Linh nhiều lần nói đến cái sung sướng ở kẻ khác. Cô Mùi là một trong mấy ?ocục cưng? của Nhất Linh. Ông thấu hiểu hết ruột gan của cô gái ấy. Lúc cô ta bắt gặp mấy chữ trong bức thư của Siêu bộc lộ tình yêu, Mùi bị một ?ocái sung sướng đột ngột nó như từ ở một nơi xa nào ùa vào tràn ngập cả tâm hồn.? Nỗi sung sướng còn phát ra... mùi thơm! ?oTrong gió thoảng mùi lúa chín thơm và nỗi sung sướng của nàng, Mùi thấy cũng thơm như mùi lúa.? [6]
    Tôi tưởng tượng ngày 12 tháng 3 năm Tân Sửu lúc 11 giờ, khi cái ý về cuốn truyện Hai con mắt vụt thoáng qua trí Nhất Linh và ông cũng ?ovụt? ghi ngay lên giấy sự việc ấy; lại tưởng tượng lúc 1 giờ 30 phút trưa ngày 16 tháng 10 năm 1949 ở chỗ ?otrên núi? tại Hương Cảng khi ông ghi mấy lời vào trang đầu bản thảo Xóm Cầu Mới, thì hẳn là nỗi sung sướng trong lòng ông cũng đột ngột thơm lên chăng?
    Ở đời lắm kẻ bảo mình có duyên tiền định đối với chữ nghĩa, không sao rời được văn thơ; tuy vậy gặp được một chứng cứ viết lách hào hứng mê say như Nhất Linh không dễ đâu.
    Trong trường hợp ông, chứng cứ là bộ Xóm Cầu Mới. Khi bắt đầu đăng báo, tác giả viết ?oMấy lời nói đầu,? cho biết bộ trường giang tiểu thuyết ấy dài gần vạn trang, hiện đã thảo sáu cuốn, mong sẽ viết độ hai chục cuốn nữa, trong đó có truyện dày tới nghìn trang, có truyện hai ba trăm trang. [7] Dự định một vạn trang sách rồi không thực hiện được. Mười năm sau khi tác giả qua đời, bộ Xóm Cầu Mới được ấn hành làm hai cuốn, dày 713 trang.
    Chừng ấy trang sách đâu phải thảo ra một hơi là xong. Xóm Cầu Mới lần đầu viết năm 1940 tại Hà Nội; lần thứ hai năm 1943 tại Quảng Châu (Trung Hoa), lần thứ ba năm 1949 tại Hương Cảng (Trung Hoa), lần thứ tư năm 1951 tại Hà Nội, lần thứ năm năm 1957 tại Fin Nôm (Ðà Lạt). [8]
    Trong lịch sử văn học ở nước ta có được bao nhiêu câu chuyện viết văn làm thơ mà năm lần bảy lượt như vậy? Ðến lần thứ năm, cái viết vẫn còn đầy hứng thú. Cứ trông tấm hình kỷ niệm và dòng chữ bên dưới thì biết.
    Ðến đây có lẽ nên dừng lại chút xíu trước một chi tiết: Từ 1940 đến 1957 là 17 năm. Chừng ấy thời gian cho một pho truyện: lâu quá. Thật ra Xóm Cầu Mới là một chứng cứ mê say của Nhất Linh, không phải một chứng cứ viết chậm.
    Chúng ta đã biết tác giả có ghi trên bản thảo Giòng sông Thanh Thủy rằng bộ truyện này bắt đầu ngày 28-11-60, viết xong ngày 28-1-61: Hai tháng. Bộ truyện gồm ba cuốn: cuốn đầu (Ba người bộ hành) dày 192 trang, cuốn sau (Chi bộ hai người) 135 trang, cuốn chót (Vọng quốc) 147 trang. Non năm trăm trang sách ấy viết trong một hoàn cảnh đặc biệt: Trước khi Nhất Linh bắt đầu bộ sách 17 hôm là ngày xảy ra chính biến 11-11-60. Truyền đơn Mặt trận Quốc Dân Ðoàn Kết do ba nhân vật đứng tên: Phan Khắc Sửu, Nguyễn Xuân Chữ, Nguyễn Tường Tam. Mặt trận thất bại, Nhất Linh bỏ nhà trốn lánh, hơn một năm trời nay đây mai đó, gia đình không rõ tung tích.
    Xóm Cầu Mới là sách viết chạy, Giòng sông Thanh Thủy là sách viết chui. Tình cảnh cùng gian truân cả. Cuốn sách viết nhanh lại là cuốn được tác giả thích ý. Ông ước mong sách được dịch ra tiếng Anh, tiếng Pháp. Trên trang đầu của bản thảo, ngoài bốn chữ Giòng sông Thanh Thủy ông còn tự mình dịch sẵn nhan sách ấy ra ba thứ tiếng khác: Thanh Thủy hà (chữ Hán), La rivière claire (Pháp) và Limpid water river hay Clear water river, hay Clear river (Anh).
    Eudora Welty là một tiểu thuyết gia Hoa Kỳ đồng thời với Nhất Linh; bà vừa mới qua đời. Ngày nhỏ, bé Eudora chưa viết được truyện (dĩ nhiên!), chỉ ham nghe kể truyện, nghe mê mẩn. Lớn lên, khi được bảo cho biết rằng truyện là do có kẻ viết ra chứ không phải tự nhiên sinh ra như cỏ dại, bà kinh hãi và thất vọng quá chừng.
    Bà Welty ấy nếu được biết luôn đến trường hợp viết truyện của Nhất Linh ?" viết đi viết lại, viết chụp giựt trong cảnh trốn lén ?" thì bà còn hồn vía còn bụng dạ nào dám viết tiểu thuyết nữa!
  4. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0

    Võ Phiến​
    Ðọc bản thảo của Nhất Linh (II)​
    Nỗi khổ
    Nhất Linh, hễ cứ viết là ông thấy vui sướng. Như vậy ông phải là kẻ sung sướng nhất đời, sung sướng không ai can nổi.
    Đòi có nhà lầu xe hơi tiền muôn bạc triệu mới thấy sướng, đòi có quyền cao chức trọng mới thấy vui thì khó. Chứ đối với người chỉ cần một gian nhà nhỏ bên suối, với cơm ba bữa mỗi ngày, một cái võng, một ống tiêu, với một cây bút, thì họa chăng có ông Tần Thủy Hoàng sống dậy mới bắt người ấy khổ được thôi. Ngoài ra, ai bắt được?
    Ấy vậy mà Nhất Linh rất khổ. Trong văn giới xưa nay hiếm ai khổ bằng ông.
    Hoàng Xuân Hãn lần đầu biết Nguyễn Tường Tam vào dịp hai vị cùng tham dự vào phái đoàn Việt Nam trong cuộc họp với Pháp ở hội nghị Đà Lạt. Bấy giờ - năm 1946 - Nguyễn Tường Tam là bộ trưởng bộ Ngoại Giao, chủ tịch phái đoàn Việt Nam (Võ Nguyên Giáp là phó trưởng đoàn). Nhận xét về phong độ Nguyễn Tường Tam, ông Hoàng Xuân Hãn viết: "Cử chỉ lễ độ, ăn nói chững chàng, trong buổi xã giao hội họp với kẻ chức trách, hoặc phái viên Pháp, ảnh đã có thái độ cử chỉ đoan nghiêm và đúng mức, không làm thẹn chức vụ bộ trưởng Ngoại Giao và chủ tịch phái đoàn Việt Nam." Về ngoại dạng, ông chú ý đến "đôi mắt to nhưng ra vẻ mệt nhọc hay chán chường."
    Trong năm 1946 Nguyễn Tường Tam rời Việt Nam sang Trung Hoa ở cho đến 1951. Tình trạng tệ hơn. Ông Nguyễn Tường Bách nhận xét: "Anh Tam hồi ấy có lẽ vì mệt mỏi nên mắc bệnh suy nhược thần kinh. Mọi người chủ trương anh phải tịnh dưỡng một thời gian, không nên tham gia những hoạt động có thể đưa lại những kích thích quá mạnh.".
    Năm 1954, Nguyễn Ngu Í đến gặp Nhất Linh để thực hiện một cuộc phỏng vấn, ở Sài Gòn. Nhớ lại bức ảnh in trong một cuốn sách Đời Nay trước kia, so với ông Nhất Linh bây giờ trước mặt mình, Ngu Í "bùi ngùi vô hạn." "Anh dường như yếu nhiều, và chẳng những tay anh hơi run, mà phía dưới hai gò má anh cũng giựt lia, giọng anh liu líu, hơi nói chẳng được dài. Và cả người anh một cái gì mệt mỏi, chán chường." Run rẩy, giựt lia, liu líu v.v...: Bùi ngùi vô hạn là phải.
    Các vị trên đây dẫu sao chỉ ghi nhận cảm tưởng qua các cuộc gặp gỡ. Người con trai út của Nhất Linh - anh Nguyễn Tường Thiết - từng sống bên cạnh cha một thời gian dài sau 1951 đã biết thêm những điều thầm kín đau đớn. Tháng 4-1951, Nhất Linh với anh là Nguyễn Tường Thụy vào ở Sài Gòn. Anh em cùng ở một nhà. Nguyễn Tường Thiết kể: "Nhất Linh thường viết trong đêm khuya khoắt. Những khi giật mình thức giấc nửa đêm tôi thường thấy, qua khe cửa, đèn trong phòng ông còn bật sáng. Có đêm lũ chúng tôi lồm cồm bò dậy vì có tiếng khóc trong phòng cha tôi. Tiếng khóc lúc đầu còn nhỏ sau lớn dần không kìm hãm được. Lũ chúng tôi ngơ ngác nhìn nhau (...). Sau này tôi biết ông đã khóc âm thầm nhiều đêm vào những dịp khác. Không ai có thể đoán biết ông khóc cái gì, ngay cả mẹ tôi cũng không thể nào biết được. Nhưng sự khám phá này đã gieo vào tuổi thơ của tôi một ấn tượng mạnh mẽ, rằng cha tôi là một người cô đơn và đau khổ. Ngoài ra những giấc mơ kỳ lạ và kinh hãi cũng được tôi hình dung thấy qua giấc ngủ của ông, qua cách ông trằn trọc ú ớ trong đêm."
    Năm 1954 Nhất Linh sang Pháp chữa bệnh. Từ Pháp về, sống ở khu phố chợ An Đông ít lâu, rồi ông lên Đà Lạt ở luôn mấy năm. Vẫn theo lời Nguyễn Tường Thiết thì dạo này ông khỏe mạnh.
    Tuy vậy cái khóc của Nhất Linh thì vẫn còn.
    Sau 1975, cùng sống với nhau ở tiểu bang Minnesota (Hoa Kỳ) vài năm, tôi được nghe ông Vũ Khắc Khoan nhắc đến một kỷ niệm về Nhất Linh: Một buổi chiều ở Sài Gòn ông Vũ có dịp ngồi nói chuyện với Nhất Linh, trong phòng chỉ có hai người. Bấy giờ là đầu thập niên 1960, Sài Gòn xôn xao không khí chính biến. Ông Vũ tỏ ý lo ngại tới sự an toàn của Nguyễn Tường Tam. Ông Nguyễn bảo rằng thực ra lúc này ông không trực tiếp hoạt động chính trị, chẳng qua bạn bè và đồng chí cũ có điều gì hỏi đến thì ông góp ý thôi. Ông Vũ nói mình biết có những người hoặc bị tù tội hoặc đã hi sinh tính mạng vì sự tin tưởng vào ông (Nguyễn) đấy. Không nghe đáp lại. Lát sau, ông Vũ quay nhìn, thấy ông Nguyễn đang khóc lặng lẽ.
    Niềm đau khổ âm thầm của Nhất Linh, trước kia người thân trong gia đình không thấu hiểu nguyên do. Về sau, nguyên do tự hé lộ: gốc nguồn là từ những hoạt động chính trị.
    Năm 1946 tại hội nghị Đà Lạt, một hôm Nhất Linh ốm, nằm trong phòng, Hoàng Xuân Hãn đến thăm, trò chuyện. Nhất Linh bảo: "Những việc chính trị, thôi để các anh làm. Còn tôi thì về với văn hóa mà thôi." Độ mười năm sau, khi sống tại Đà Lạt, có hôm bỗng nhiên ông buột miệng nói ra và Nguyễn Tường Thiết ghi nhớ: "có một lần hiếm hoi ông đã tiết lộ với chúng tôi là thời gian khổ sở nhất trong cuộc đời của ông là lúc ông đảm nhận chức vụ bộ trưởng bộ Ngoại Giao trong chính phủ Liên Hiệp."
    Với Hoàng Xuân Hãn, Nhất Linh bảo anh làm chính trị tôi làm văn hóa thôi. Sau đó, chính Hoàng Xuân Hãn về với văn hóa mà Nhất Linh lại dây dưa dính mãi vào chính trị. Với con, Nhất Linh bảo ông khổ nhất là lúc làm bộ trưởng. Sau đó cái khổ nhất lại đến với ông lúc ông đứng ngoài chính quyền, không còn giữ một chức vụ gì cả. Khổ nhất hẳn là việc tự hủy mình.
    Văn nghệ với chính trị là hai yếu tố chính trong đời Nhất Linh. Ngày 7-7-1963, vào khoảng 4 giờ chiều ông uống thuốc độc thì 11 giờ trưa trong lúc cha con trò chuyện lần sau cùng, Nguyễn Tường Thiết (không biết đến ý định quyết liệt của cha) đã gợi ý ông viết hồi ký; ông bảo chuyện ấy ông có nghĩ tới hồi 1958 ở Đà Lạt: "Cậu dự tính viết ba quyển: cuộc đời làm báo và viết văn của Nhất Linh, cuộc đời làm cách mạng của Nguyễn Tường Tam và quyển thứ ba cậu viết về hoa phong lan. Nhưng về đây cậu bận vì tờ Văn Hóa Ngày Nay nên chỉ viết được cuốn Viết và đọc tiểu thuyết, sau đó lại dính vào những rắc rối chính trị, không có tâm đâu mà viết (...) Chuyện chính trị nhiều khi cái không khí nó bắt buộc mình phải tham gia, như cái tình trạng hồi Pháp thuộc, lúc đó, nếu cậu không đứng ra làm việc nước thì trong lòng áy náy chẳng làm được chuyện gì khác. Nhiều khi người ta bị đẩy tới guồng máy hoạt động một cách rất giản dị không ngờ, rồi như những bánh xe ăn khớp nhau, họ bị đẩy dần vào vòng trách nhiệm. Ngay cả hồi chơi hoa phong lan ở Đà Lạt, cậu vẫn thấy mình không thể đứng ngoài vòng trách nhiệm ấy, nên phải về hoạt động lại ở Sài Gòn. Chính vì thế làm chính trị lúc tiến thì dễ lúc rút thì khó."
    Cách cái chết năm tiếng đồng hồ, Nhất Linh tóm tắt đời mình vào ba việc, trong đó phong lan là cái chơi, hai việc kia là cái làm: văn chương và chính trị. Một bên là niềm vui, một bên là nỗi khổ. Một bên muốn tiếp tục mà không được, một bên muốn rút lui lại không khỏi. Một bên đưa tới bộ Xóm Cầu Mới, một bên đưa tới bộ Giòng sông Thanh Thủy, hai tác phẩm cuối cùng của ông.
  5. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0

    Võ Phiến​
    Ðọc bản thảo của Nhất Linh (III)
    Xin trở lại mấy trang bản thảo
    Năm 1958, khi cho đăng Xóm Cầu Mới trên báo, tác giả viết "Mấy lời nói đầu," trong đó có câu: "Cứ đọc những truyện dài trên kia, các bạn cũng đã lĩnh hội được phần nào cái ý chính của toàn bộ, nghĩa là không có ý chính gì cả ngoài cái ý tả cuộc đời về đủ mọi mặt."
    Sau đó, viết Giòng sông Thanh Thủy, Nhất Linh lại lấy làm quan trọng về cái ý truyện. "Sau đó", tức ba năm sau: ngày 10 tháng 1 năm 1961. Hôm ấy ông đắn đo suy đi nghĩ lại, ông viết "ý truyện" một lần thứ nhất, rồi không vừa ý, ông gạch bỏ đi, lại viết "ý truyện" một lần thứ hai. Lúc ấy là 5 giờ sáng. Lần trước gạch bỏ bằng bút mực đen, xong lại gạch nữa bằng bút chì đỏ. Lần sau chỉ có nét gạch bằng bút chì đỏ thôi. Đến khi sách xuất bản, cả hai đoạn ý đều không được in ra.
    "Ý truyện," viết đi viết lại nội dung gần như nhau. Xin lấy bản viết sau: "Mỗi người đều có một ''kiếp'' (karma); mọi hành động đều do những sức ngấm ngầm trong bản thân thúc đẩy. Cuộc đời mình đi vào con đường nào đều do sức thúc đẩy mà mình không tự biết ấy tuy mình vẫn tưởng là chính mình tự chọn. Khi đã đi vào con đường ấy, mình bị một ''guồng máy vô hình'' lôi cuốn, khó lòng thoát khỏi, chỉ việc noi theo, không nhận định được đâu là xấu đâu là tốt, đâu là sự thực đâu là sai lầm."
    Mặc dù "ý truyện" không được in vào sách, ý truyện vẫn hiển lộ rõ ràng trong Giòng sông Thanh Thủy (Có lẽ chính vì sự hiển lộ quá rõ, quá đầy đủ trong truyện mà nó không cần được tách ra nêu ở đầu sách). Những ý tưởng (và cả từ ngữ) như kiếp, karma, xấu tốt đúng sai khó phân, guồng máy... đều có mặt trong truyện nhiều lần. Chữ "guồng máy" được nhắc đến khoảng ba chục lần. Ở "ý truyện," guồng máy chỉ lôi cuốn thôi, trong pho truyện guồng máy còn hung tợn hơn: nó là guồng máy khốc liệt (trang 55, cuốn III), nó kẹp nát nhừ (trang 145, cuốn I), nó nghiền nát (trang 12, cuốn II)...
    Người đọc có cảm tưởng sau Xóm Cầu Mới Nhất Linh bị họa chính trị ám ảnh nặng. Nó uy hiếp cái viết của ông.
    Sau vài chục năm viết truyện, Nhất Linh dần dần tìm ra, dựng nên, một lý thuyết về tiểu thuyết. **** trắng (1939) được viết theo một quan niệm mới, khác các cuốn trước. Đến năm 1942 ông bắt đầu viết hẳn ra một cuốn sách về các nguyên tắc hướng dẫn cách đọc và viết tiểu thuyết. Công trình sáng tác qui mô mà ông dự định bấy giờ được căn cứ trên những nguyên tắc ấy: Xóm Cầu Mới sẽ không có ý chính gì cả: trong hàng vạn trang sách sẽ chỉ có cuộc đời với nhân vật được mô tả cặn kẽ, thật đúng, thật sống động.
    Dự định Xóm Cầu Mới vừa thực hiện non một phần mười thì ý truyện Giòng sông Thanh Thủy tràn tới, choáng hết tâm tư đầu óc ông. Ở đây có hẳn một ý chính, một quan niệm nhân sinh: mỗi người một kiếp, sức ngầm thúc đẩy, guồng máy lôi cuốn không thoát nổi, xấu tốt đúng sai không nhận định được...
    Tư tưởng chỉ đạo ấy ám ảnh tác giả, khống chế tác phẩm. Giòng sông Thanh Thủy ba cuốn (Ba người bộ hành, Chi bộ hai người, Vọng quốc) vừa xong, ý truyện Hai con mắt lại vụt đến. Cuốn sau này chưa viết được bao nhiêu, nhưng ở mấy trang bản thảo đầu đã thấy Thanh và Ngọc: câu chuyện của các nhân vật Giòng sông Thanh Thủy được tiếp tục.
    Cuốn Viết và đọc tiểu thuyết viết từ 1952 đến 1960, bộ Xóm Cầu Mới viết lại rồi cho in lên báo năm 1958. Đến giai đoạn này Nhất Linh vẫn giữ một quan niệm. Theo quan niệm ấy, tiểu thuyết muốn viết về gì cũng được:xãhội,luậnđề,trinhthám, ái tình, luân lý, tình cảm, triết lý... Được tất. Nhưng trước hết phải lo viết cho hay. Viết hay là tả đúng các trạng thái phức tạp của cuộc đời, đi thật sâu vào sự sống, tìm cho nhiều chi tiết về người và việc để tạo được những nhân vật sống động.
    Sau giai đoạn nói trên, ở những tác phẩm viết sau 1960 người đọc có cảm tưởng luận đề nó xông vào ám ảnh tác giả, làm chủ tác phẩm. Người viết luôn nghĩ tới cái nghiệp của nhân vật này nhân vật nọ, cái guồng máy nó lôi cuốn anh này chị kia. Luận đề lại đóng vai trò lớn; biện giải, chứng minh, thành mối bận tâm lớn. Người làm chính trị khổ sở quay ra quấy phá người làm văn nghệ, quấy mạnh.
    Nhất Linh gọi tên thủ phạm là cái guồng máy, tôi ngờ không hẳn vậy. Không chừng thủ phạm chính thị là... nạn nhân thôi. Ông vui sướng do tài năng, ông vừa viết vừa vui: đó là một phương diện của Nhất Linh. Về một phương diện khác, ông vừa làm vừa khổ, càng làm càng khổ: làm đây là làm chính trị, cái làm không thoát ra nổi.
    Sự thực máy nó cuốn ông cách nào? Tôi nghĩ những lời ông thốt ra với con sát kề cái chết của mình là những lời tâm can, rất mực chân thành: "như cái tình trạng hồi Pháp thuộc, lúc đó, nếu cậu không đứng ra làm việc nước thì trong lòng áy náy chẳng làm được chuyện gì khác." Rồi máy nó cuốn vào, vì sao mà ông không rút mình ra được? - "Ngay cả hồi chơi hoa phong lan ở Đà Lạt, cậu vẫn thấy mình không thể đứng ngoài vòng trách nhiệm ấy, nên phải về hoạt động lại..." Nói cách khác, ấy cũng tại vì lòng ông lại "áy náy."
    Trong đời Nhất Linh đã xảy ra nhiều chuyện phù hợp với những lời thốt ra cuối đời ấy. Chẳng hạn chuyện ông thi vào trường Mỹ Thuật, đậu đầu, mà học chẳng bao lâu lại bỏ học vẽ. Ba chục năm sau, Nguyễn Ngu Í hỏi lý do, Nhất Linh cho biết vì khi mang giá, cọ, màu về quê, thấy đời sống thôn quê khổ quá, tối tăm quá, cần phải làm gì giúp họ. Giá, cọ, màu không giúp kiến hiệu bằng báo chí. - Ấy là áy náy chứ còn gì nữa.
    Lại chẳng hạn những tiếng khóc đêm đêm trong phòng riêng tại nhà người anh, tiếng khóc một chiều trước mặt Vũ Khắc Khoan... Ấy cũng do áy náy thôi. Còn vượt xa hơn sự áy náy.
    Nhất Linh không thể không làm cái này, không thể rút lui khỏi việc kia, là do lòng ông cả, do cái tâm của ông cả. E không vì máy móc nào. Trong hoàn cảnh Pháp thuộc ông không đành lòng vui với cái vẽ cái viết; nhưng đâu phải xung quanh ông ai nấy đều bị máy nó hút cả? Hoạt động đã suy nhược người ra, đã lâm bệnh, mà ông không thể tự tách ra ngoài vòng trách nhiệm; nhưng đâu phải bấy giờ thiếu kẻ trùm chăn kín mít "cao thượng" quá trời, hay lánh ra nước ngoài thần trí thảnh thơi quá cỡ.
    Ở Nhất Linh, chẳng qua cái tâm nó gây lụy cho cái tài. Chính ông hại ông, gỡ sao cho khỏi.
    Một lần nọ tôi có dịp biết câu chuyện đã xảy ra cho anh Nguyễn Tường Thiết cách đây khoảng bốn mươi năm. Anh thi tú tài, vào khẩu vấn, môn Việt văn. Ông giáo sư xem thẻ học sinh, cho anh thí sinh họ Nguyễn Tường được chọn nói về tiểu sử một trong các nhà văn của Tự Lực Văn Đoàn. Bạn tôi chọn ngay Nhất Linh. Rồi anh tịt luôn, không nói được câu nào. Nói theo sách? Thì anh có học tiểu sử Nhất Linh trong sách giáo khoa bao giờ đâu? Còn kể lể về những kỷ niệm của đời sống gia đình thân mật giữa không khí cuộc vấn đáp ở trường thi thì kỳ cục quá.
    Giả sử có cuộc khẩu vấn về tiểu sử mỗi người trước cửa thiên đình, chắc Nhất Linh - chính ông - lẫn lộn trong đám nhân vật lao nhao của mình, sẽ ấp úng than thở về nỗi bị kẹt vào máy liên miên, đến tàn đời. Các phán quan nhà Trời không thể không có cảm tình đối với một phát biểu khiêm tốn như thế. Nhưng chuyện ấy rối rắm, các ngài hẳn lấy làm khó tin.
    Còn như bảo Nhất Linh chính bị mắc kẹt ngay vào cái tâm của mình, thì éo le quá. Nói vậy được sao?
    Nói về Nhất Linh, bất giác nghĩ tới một tiểu thuyết gia khác, của Tây phương, hồi thế kỷ trước.
    Mùa hè năm 1836 cậu bé Gustave Flaubert, bấy giờ 15 tuổi, tình cờ gặp bà Schlésinger. Hình ảnh người thiếu phụ ấy ám ảnh cậu ta mãi. Bà Arnoux - một nhân vật chính trong Giáo dục tình cảm (L''éducation sentimentale) - là biến dạng của bà Schlésinger. Năm 1843 Flaubert bắt đầu viết cuốn Giáo dục tình cảm, bản thứ nhất. Năm 1845, truyện viết xong, cất đấy. Nhưng G. Flaubert thì chưa thoát khỏi sự ám ảnh của đề tài này. Ông tiếp tục đào sâu, thu thập tài liệu, đọc sách dữ dội, tích tụ những quan sát, ghi chép hàng ngày. Tháng 9-1864 ông khởi công viết một cuốn Giáo dục tình cảm khác. Ngày 15 tháng 5 năm 1869, lúc 8 giờ sáng, ông ngồi vào bàn, viết luôn một mạch tới 5 giờ kém 4 phút sáng hôm sau, tức ngày 16-5-1869, thì xong tác phẩm. Sách được xuất bản ngay cuối năm ấy: kể từ ngày bắt đầu viết nó là năm năm, kể từ khi bắt đầu viết cuốn Giáo dục tình cảm thứ nhất (1843) là hăm sáu năm, kể từ ngày gặp Schlésinger phu nhân (1836) tức ngày đề tài được "thai nghén," ôm ấp, là ba mươi ba năm. (Bản viết xong năm 1845, tác giả bỏ qua luôn; mãi ba chục năm sau khi ông qua đời mới có người cho in.) Cuốn Giáo dục tình cảm bản chính thức được ấn hành trong lúc sinh thời thì mỗi lần tái bản đều có sửa chữa thêm bớt liên miên. Ngay ở ấn bản cuối cùng trước khi G. Flaubert từ trần vẫn còn thấy nhiều ghi chú tu chỉnh của ông, chuẩn bị dành cho kỳ in tới: những chuẩn bị dở dang.
    Từ nhân vật này nghĩ sang nhân vật nọ, không phải do một so sánh nào. Giả sử có thấy kẻ này xem ra say mê hơn người kia, tận tụy hơn, làm việc hết mình hơn v.v..., thì cũng không thể kết luận giản dị và dứt khoát. Hoàn cảnh mỗi nơi mỗi khác, mỗi thời mỗi khác, tình hình xứ sở mỗi nước mỗi khác, người cầm bút đâu có thể cùng một cách thế như nhau được. Muốn so sánh, họa chăng chỉ có thể nhặt nhạnh nêu lên một số sự kiện cụ thể thôi.
    Chẳng hạn về việc sửa chữa của G. Flaubert. Hồi truyện viết xong, tác giả có đưa bản thảo cho Maxime Du Camp xem. Ông bạn này nêu ra 251 chỗ góp ý. Đối chiếu với bản in, thấy có chỗ Flaubert nghe theo, có chỗ ông bỏ qua. Theo dõi từng phản ứng có thể nhận ra lắm điều lý thú trong thái độ, trong quan niệm viết của ông.
    Ba mươi năm sau khi G. Flaubert qua đời, D. L. Dumorest kiểm điểm và thấy qua các bản in cuốn Giáo dục tình cảm có cả thảy 495 chỗ sửa chữa. Có người cho rằng con số ấy còn thiếu sót. Dầu sao cái quan trọng không ở số lượng sửa chữa mà ở nơi xu hướng sửa chữa: Flaubert thêm vào 11 chỗ, lại bớt đi 420 chỗ; ông bỏ đi 125 chữ mais (nhưng mà), 39 chữ alors (bấy giờ), 32 chữ et (và), 31 chữ puis (rồi thì) v.v... Suy nghĩ về những chỗ con con như thế, có thể nhận ra đặc điểm của một văn phong; rồi không chừng phân tích những thêm bớt, chọn lựa nọ có thể thấy chúng hàm chứa một xu hướng đưa tới các diễn biến mới trong quan niệm tiểu thuyết v.v. và v.v... Đây đó không phải có kẻ từng cho rằng G. Flaubert đã báo hiệu phong trào tiểu-thuyết-mới sao?
    Nhất Linh ra đi đã bốn mươi năm.
    Ở đây không có ý so sánh người này với người nọ, nhưng tránh sao khỏi sự nghĩ ngợi về thái độ của mỗi tập thể văn giới đối với mỗi văn nhân, về thái độ mỗi thể chế chính trị đối với văn nghệ. Sau bốn mươi năm, sách của Nhất Linh có lúc bị cấm đoán chê bai, có lúc được cho phép xuất hiện. Nhưng xuất hiện giới hạn, từng phần. (Hiện nay ở trong nước phần được in sau 1945 vẫn bị chôn).
    Còn khối bản thảo của Nhất Linh mà bảo rằng đã được đọc, được nhận xét thì... Tôi thấy việc làm của mình chỉ là khều vào, chứ đã xem xét suy cứu gì đâu. Thật nhảm nhí, hài hước. Cho nên ở đầu bài viết đã có lời phân bua, đến cuối bài vẫn còn "áy náy," lại kè nhè. Tôi mơ ước: Giá có ai đọc kỹ, đọc thực sự...
    Tháng 8 - 2001
    Nguồn: Mạng lưới tin tức Việt Nam
  6. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0

    Viễn Sơn Nguyễn Tường Bách nói về nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam​
    Nhất Linh Nguyễn Tường Tam là một nhà văn xuất chúng, lại là một chiến sĩ cách mạng lỗi lạc chống thực dân ..... Chắc đa số các vị ở đây cũng đã rõ. Ở đây tôi chỉ lược qua tiểu sử và vài nét đặc biệt cuả anh, vì thời giờ có hạn.
    Anh sinh năm 1905, là người con thứ ba trong một gia đình 7 người, trong đó có Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Tường Cẩm (bị ********* thủ tiêu năm 1947), Nguyễn Tường Long tức Hoàng Đạo, mất năm 1948 tại Quảng Đông, Nguyễn Thị Thế (mất ở Hoa Kỳ), Nguyễn Tường Lân (hay Vinh) tức Thạch Lam mất năm 1982, và tôi là con út, hiện còn sống sót.
    Gia đình chúng tôi lúc đó tại một huyện lỵ nhỏ, huyện Cẩm Giàng, vì bố mất sớm, nhà rất nghèo, do mẹ và bà ruột tần tảo duy trì. Do gia cảnh, chúng tôi từ nhỏ được tiếp xúc với cảnh bùn lầy nước đọng, nghèo cùng cuả nông dân, ảnh hưởng đến suy nghĩ và viết văn sau này, với tính chất bình dân, vị tha, không ưa những thứ quyền qúy, trưởng giả, và ghét danh lợi, mấy đặc điểm cuả Tự Lực Văn Đoàn sau này.
    Bà nội và mẹ chúng tôi đều là Phật tử chân thành. Những câu "Đời là bể khổ", "Cửa Phật từ bi" đã thấm vào đầu óc người Việt Nam. Có thể triết lý này đã có ảnh hưởng đến tình thương bàng bạc trong các tác phẩm cuả Nhất Linh, Thạch Lam.
    Những mâu thuẫn trong các gia đình hồi đó gây ấn tượng không ít cho Nhất Linh, vì anh là người có phản ứng nhạy cảm nhất đối với hiện trạng và biến chuyển cuả xã hội. Anh là con người đi tiên phong trong suy nghĩ và trong hành động. Vì thế có thể nói anh là người đi trước thời đại, anh có nhiều sáng kiến, có óc sáng tạo và biết biến suy nghĩ thành hành động.
    Một mặt, khác với nhiều người chỉ đi theo danh lợi cá nhân, anh hoạt động hoàn toàn vì lý tưởng, vì muốn làm cho xã hội tốt đẹp hơn, cho người dân sống được dễ chiụ hơn.
    Muốn hiểu rõ Nguyễn Tường Tam, thiết tưởng cần phải nhận thức rằng vào thời đại đó, có ba trào lưu nổi bật trong xã hội Việt Nam. Thứ nhất là trào lưu dân tộc độc lập mà cao điểm là cuộc khởi nghĩaYên Bái, hai là trào lưu cải cách xã hội, đòi phê phán những truyền thống phong kiến bảo thủ và khắc nghiệt, đòi tự do phóng khoáng cho con người, ba là trào lưu cải cách văn học, rời bỏ những thứ giáo điều, gò bó, sáo rỗng, đi tới một nền văn nghệ tự nhiên, nhân đạo và trong sáng hơn.
    Năm 1932, cùng một số anh em, anh sáng lập tờ báo Phong Hóa ó thể gọi là mở một thời kỳ mới trong văn học. Cùng với số nhà văn tài hoa, anh thành lập Tự Lực Văn Đoàn, đánh dấu sự phồn thịnh văn học. Năm 1935, tờ Ngày Nay được xuất bản. Năm 1936, anh khởi xướng Phong Trào Ánh Sáng xây dựng nhà rẻ tiền cho người nghèo.
    Cùng với những hoạt động bận rộn trên, anh đã viết một số tiểu thuyết và truyện ngắn, mà tiêu biểu là cuốn "Đoạn Tuyệt", đều có giá trị văn chương và xã hội rất cao. Sức làm việc của anh khó có ai bì được.
    Độc giả và các giới xã hội đều hoan nghênh cả các tác phẩm và hoạt động của anh.
    Nhưng dù đã đạt tới điểm cao cuả danh vọng, anh cũng quyết tâm dấn mình vào cuộc đời cách mạng gian nan và đầy chông gai. Năm 1938, cùng với một số bạn hữu, anh thành lập đảng Đại Việt Dân Chính. Năm 1941, do Pháp khủng bố, anh phải chạy sang Trung Quốc, kết hợp với Việt Nam Quốc Dân Đảng, và hợp tác với cụ Nguyễn Hải Thần. Năm 1945, tháng 11, anh trở về Hà Nội, tổ chức hàng ngũ quốc gia chống lại ********* CS. Vì tình thế thúc đẩy, tháng 2 năm 46, anh giữ chức Bộ Trưởng Ngoại Giao trong chính phủ Liên Hiệp Kháng Chiến. Nhưng từ tháng 4-46, hai bên phá liệt, anh lại sang Trung Quốc, lưu vong một lần nữa.
    Năm 1947, vì phản đối việc thoả hiệp với Pháp, anh ở lại HongKong cho tới 1951, vì sức khoẻ yếu, anh về nước, với dự tính chỉ hoạt động về văn học. Nhưng tới 1959, anh lại tham dự Mặt Trận Quốc Dân Đoàn Kết, chủ trương chống độc tài, xây dựng tự do dân chủ.
    Việc này đưa đến kết cuộc bi thương là ngày 7-7-1963, anh uống thuốc ngủ tự sát, một ngày trước khi phải ra toà. Lúc đó, tôi ở ngoại quốc, nghe tin dữ, cũng chỉ biết khóc thầm cho người anh thân yêu, từ nay vĩnh biệt.
    Cuộc đời thực là đặc biệt, thực là đầy đủ cuả một anh tài kiệt xuất của đất nước. Ít có một tài năng và có công lao toàn diện về cả mặt văn học cũng như cách mạng như Nhất Linh Nguyễn Tường Tam. Chúng ta có thể tự hào về đức tính và sự nghiệp của anh.
    Song, những thất bại và đau thương của Nguyễn Tường Tam cũng phản ảnh thất bại và đau thương của dân tộc. Ngày nay, những đau thương thương đó vẫn còn, dưới chế độ chuyên chế độc đảng. Trong lúc kỷ niệm quá khứ, điều quan trọng nhất là cần phải gắng sáng tạo một tương lai mới, với sự đồng lòng nhất chí không phân biệt chủng tộc, địa phương, tôn giáo, già trẻ, để đấu tranh trong một vận hội mới của dân tộc.
    Đó chính là cách kỷ niệm tốt nhất về Nhất Linh Nguyễn Tường Tam và tất cả các vị tiền bối đã dấn thân và hy sinh cho đại cuộc.
    Được julian sửa chữa / chuyển vào 06:39 ngày 12/08/2004
  7. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Thái Tú Hạp ​
    Phạm Thiên Thư lên non tìm động hoa vàng ngủ say
    Những nhà chân tu Phật giáo ngày xưa quan niệm đi vào con đường Tôn Giáo phải xuất thế tìm nơi non cao tĩnh lặng để theo đuổi cuộc hành trình ngắn ngủi của một kiếp người. Một kiếp nhân sinh tạm bợ bằng thân xác đầy dẫy nhữ
    ng sinh lão bệnh tử, thật cô đơn tội nghiệp giữa vô cùng buồn thảm của vũ trụ. Nơi nương tựa thực tiễn chỉ còn cách quay về với chính cái Tâm sâu thẳm, để truy tầm sào huyệt Tâm Trí An Bình. Khi đã ngộ được cái Tâm Chánh Niệm lúc đó mới đạt niềm hạnh phúc viên mãn trong đời sống. Nhiều Thiền sư đã diện bích để soi tâm, để tìm chính con đường đạo ở trong Tâm:
    Diệu tính hư vô bất khả phàn
    Hư vô tâm ngộ đắc hà nan
    Ngọc phần sơn thượng sắc thường nhuận
    Liên phát lô trung thấp vị càn.
    Tính không huyền diệu vô vàn
    Tâm không ngộ được nghĩ bàn gì đâu?
    Núi cao ngọc cháy đậm màu
    Trong lò sen thắm cho dầu lửa thiêu...

    (Lời Dạy Trước Khi Mất Thiền sư Ngộ Ấn)
    Trong kinh Phật còn viện dẫn "Chiến thắng ngàn quân không bằng tự chiến thắng mình. Đó là chiến công oanh liệt nhất." Ông Phạm Thiên Thư như một đạo sĩ xuống núi từ Chùa Pháp Hoa và ông như người rao giảng hiền hòa về những Kinh Ngọc, Kinh Hiền, Kinh Thơ... nhất là ông đã thi hóa Kinh Kim Cương Bát-Nhã quả là một hành động phi thường.
    Mầu nhiệm thay Kim Cương!
    Lạ lùng thay Kim Cương...

    ...Ước gì lòng tôi biến thành Kim Cương để phá tan biên giới Ta với phi Ta, để liễu ngộ sinh tử, để hết trụ vào Ta, cho cái tâm giải thoát.
    Phải chăng đấy là cái tâm "Ưng vô sở trụ mà Sinh" nó đã dẫn dắt Huệ Năng về Tào Khê, nó đa làm sao cho Thái Tông khoát nhiên tự ngộ vai trò lãnh đạo nhân dân "dĩ thiên hạ tâm vi tâm- dĩ thiên hạ dục vi dục". Vào sinh ra tử suốt cả một đời ngõ hầu thực hiện cái nghĩa vô tâm:
    "Lưu thủy hạ sơn phi hữu ý
    Bạch vân xuất tụ bản vô tâm"

    (Giáo sư Nguyễn Đăng Thục giới thiệu Phạm Thiên Thư).
    Những nhà thơ Phật giáo đã số thường thi triển nguồn cảm hứng dựa trên nền tảng tôn giáo và thiên nhiên, nhất là những thiền sư Việt Nam như Vạn Hạnh, Viên Chiếu, Khuông Việt, Không Lộ, Mãn Giác... và các bậc thiền sư này đã tạo cho giòng văn học Việt Nam càng phong phú, giá trị và sâu sắc hơn với những nét đặc thù của mỗi thời điểm lịch sử tôn giáo và dân tộc.
    Sự xuất hiện bất ngờ khoảng thời gian 1969 với ba ngàn hai trăm năm mươi bốn (3254) câu thơ
    Trường thiên lấy tên "Đoạn Trường Vô Thanh" được xem như hậu Truyện Thúy Kiều của thi hào Nguyễn Du. Liên tục những năm sau Nguyễn Du có Chiêu Hồn, ông có Chiêu Hồn Ca. Phật giáo có Kinh Kim Cương, Kinh Hiền Ngu, Phạm Thiên Thư cũng có Kinh Ngọc, Kinh Hiền, Kinh Thơ... Phạm Thiên Thư xuất hiện rất muộn và lại ngưng rất sớm nhưng ông đã đóng góp vào giòng văn học Việt Nam những thành tích không nhỏ. Một trong những tác phẩm nầy Phạm Thiên Thư đã được giải thưởng Văn Học Toàn Quốc vào năm 1971. Người đời đã bắt đầu yêu thơ ông qua những thi phẩm "Ngày Xưa Hoàng Thị" "Động Hoa Vàng"... phổ biến thành ca khúc.Cuộc chiến đang đến hồi bùng vỡ ở nhiều mặt trận cao nguyên, miền địa đầu giới tuyến, mỗi ngày đều nhìn thấy những chiếc trực thăng trắng chở những chiến sĩ bị thương từ chiến trường về những bệnh viện ở những thành phố miền Nam, tâm trạng thanh niên hoang mang, cảm thấy đời sống buồn bã, thơ Phạm Thiên Thư xuất hiện như viên thuốc an thần:
    ...Rằng xưa có gã từ quan
    Lên non tìm động hoa vàng, ngủ say...
    Ừ, thì mình ngại mưa mau
    Cũng đưa anh đến bên cầu, nước xuôi
    Sông này chảy một giòng thôi
    Mây đầu sông thẫm tóc người cuối sông...
    ...Ta về rũ áo mây trôi
    Gối trăng đánh giấc bên đồi dạ lan...
    ...Thì thôi! tóc ấy phù vân
    Thì thôi! lệ ấy còn ngần giang sương
    ...Mai anh chết dưới cội đào
    Khóc anh xin nhỏ lệ vào thiên thu...

    (Động Hoa Vàng)
    Tôi cũng đồng nhận xét với nhà văn Võ Phiến: "Thử tưởng tượng: Nếu Phạm Thiên Thư sớm tối miệt mài kinh kệ, một bước không ra khỏi cổng chùa, không biết tới chuyện hẹn hò, không hề lẽo đẽo đưa em này đi rước em nọ... thì nền thi ca của chúng ta thiệt thòi biết bao. Lại thử tưởng tượng Phạm Thiên Thư quanh năm suốt tháng chỉ những em nầy em nọ dập dìu, nhớ thương ra rít, mà không màng tới Kinh Hiền Kinh Ngọc, không biết chuông mõ gì ráo, thì trong kho tàng thi ca tình ái của ta cũng mất hẳn đi một sắc thái đặc biệt đi chứ..."Tam Đảo Hạnh Phu (Yukio Mishima) một trong những nhà văn nổi tiếng của Nhật, ông có viết một truyện ngắn với nhan đề "Chuyện Tình Của Nhà Sư Chùa Shiga" ông đã diễn tả cái nghịch lý ghê gớm xảy ra trong nội tâm của một thiền sư giữa tình yêu và đạo lý... Cuối cùng "Thiền sư đã quyết định từ bỏ tất cả để ra đi. Lòng Thiền sư thật bình thản, trống không. Cái trống không thật viên mãn vì ông đã chiêm nghiệm được ở cái hố thẳm vô cùng tận đó chỉ là Sắc, Không..."
    Cái điều ỡm ờ nửa đời nửa đạo thật khác thường của Phạm Thiên Thư đã làm cho thế gian ngẩn ngơ, hoài nghi cái chân lý ông đang đeo đuổi. Một ông sư đã biết yêu và biểu lộ tình yêu một cách quá quắt khác thường, lãng mạn còn hơn những chàng trai bình thường mới biết yêu:
    ...Em tan trường về
    Anh theo Ngọ về
    Chân anh nặng nề
    Mai vào lớp học
    Anh còn ngẩn ngơ...
    ...Môi em mỉm cười
    Mang mang sầu đời, tình ơi!
    ...Ôi! Con đường về
    Bông hoa còn đẹp
    Lòng sao thấm mệt
    Ngắt vội hoa này
    Nhớ người thuở xưa...

    (Ngày Xưa Hoàng Thị)
    ...Em làm trang tôn kinh
    Anh làm nhà sư buồn
    Đêm đêm buồn tụng đọc
    Lòng chợt nhớ vương vương
    Đợi nhau từ mấy thuở
    Tìm nhau cõi vô thường
    Anh hóa thân làm mực
    Cho vừa giấy yêu đương...

    (Pháp Thân)
    Mặc dù đang ở vào thời đại cuối thế kỷ 20 nhưng tình yêu đối với nhà sư Phạm Thiên Thư vẫn còn những cảm xúc thánh thiện, khép kín một chút bẽn lẽn khi hai người yêu nhau không dám gần nhau trong bàn tay nắm, vì sợ tình yêu sẽ tan biến đi như sương khói:
    ...Anh trao vội vàng
    Chùm hoa mới nở
    Ép vào cuối vở
    Muôn thuở còn vương...

    Cũng như anh chàng Xuân Diệu thời tiền chiến:

    ... Trong vườn đêm ấy nhiều trăng quá
    Ánh sáng tuôn đầy các lối đi
    Tôi với người yêu qua nhè nhẹ...
    Im lìm không dám nói năng chi

    (Trăng)
    Không dám nói vì sợ âm thanh tan vỡ giây phút linh thiêng tỏ tình. Tất cả sự biểu lộ bằng ngôn ngữ im lặng. Im lặng của thủy triều phá vỡ ruộng đồng núi non không biết chừng.
    ...Đôi mày là Phượng cất cao
    đôi môi chín ửng khóe đào rừng mơ
    tiếng nàng vỡ bạc thành thơ
    tụng dòng Kinh tuệ trên tờ khói mây
    ...dù mai lều cỏ chân trời
    khói hương lò cũ khóc người trong thơ
    em còn ửng má đào tơ
    tóc xưa dù có bây giờ sương bay...

    Tình yêu của nhà Sư nồng nàn quá, đến nỗi con vạc bờ kinh nó cũng ghẹo nhà Sư ỡm ờ trần tục:
    ...Hỏi con vạc đậu bờ kinh
    Cớ sao lận đận cái hình không hư
    Vạc rằng: Thưa bác Thiên Thư
    Mặc chi cái áo Thiền Sư ỡm ờ...

    (Động Hoa Vàng)
    Ở cái thế giới thi ca Phạm Thiên Thư chúng ta khám phá thêm những cửa ngõ mới lạ, phong phú về tôn giáo tình yêu và thiên nhiên, mặc dù ông chỉ mới xuất hiện một thời gian ngắn ngủi trước khi trang sử Văn học miền Nam xếp lại. Nhiều người tin cho biết nhà thơ Phạm Thiên Thư còn ngây thơ non dạ, thực hiện cuốn Kinh Hồng để ca ngợi chế độ mới nhưng ông đã lầm khi ông chuẩn bị viết những trang đầu thì chính những "Đoạn Trường Vô Thanh", "Quyền Từ Độ Bỏ Thôn Đoài", "Kinh Ngọc", "Kinh Hiền", "Kinh Thơ..." bị hỏa thiêu một cách thê tham chung với số mệnh những tác phẩm của những nhà thơ nhà văn miền Nam mà chúng gọi "Sản phẩm văn hóa đồi trụy của Mỹ-Ngụy". Ông bị xem như nhà thơ đứng bên lề của "giòng thác thi ca Cách Mạng xây dựng Xã Hội Chủ Nghĩa". Thi sĩ Phạm Thiên Thư u buồn thất vọng não nề, về mở quán cóc hớt tóc ở Lăng Cha Cả từ năm 1976 đến 1981. Bán rượu thuốc và trà đá, chuối xanh ở đường Yên Đỗ từ năm 1981-1983. Và sau năm 1983 Phạm Thiên Thư nghiên cứu về môn phái PHATHATA (Pháp, Thân, Tâm). Theo nhà văn Cao Mî Nhân cho biết "...Phathata là gì? Đó là ba chữ viết tắt của Pháp, Thân, Tâm. Có người nói đùa đó là ba chữ đầu tiên Phạm Thiên Thư, một cách đặt tên cơ quan, hãng xưởng dịch vụ của CSVN, thí dụ VICASA là Viện Cán Sắt, BAKECO là Bánh Kẹo Công Ty v.v... chẳng hạn. Phạm Thiên Thư đa được khá đông tầng lớp nhân dân... ái mộ chân tình vì nhiều lý do, trước nhất là bản tính giản dị, chất phác, nhưng lại lãng mạn. Các vị tu sĩ Phật giáo, Công giáo, Tin Lành... đều mến anh nên đều mời họ Phạm về thiền viện, giảng đường thuyết trình về đề tài Pháp, Thân, Tâm... Với phương pháp Phathata khai mở mới mẻ về dưỡng tâm an tịnh, ngoài ra còn có thực hành châm cứu và nhân điện, đã đem lại cho nhà thơ Phạm Thiên Thư đôi chút an tâm về đời sống. Và nhất là vơi dịu bớt nỗi đau buồn từ khi nhà thơ Tuệ Mai (hiền thê) của anh vừa nằm xuống..."
    Thôi thì thôi, chỉ phù vân
    Thôi thì thôi nhé, có ngần ấy thôi...

    Người ta đến với Phathata không chỉ đến nghe thuyết giảng về "Tâm Động" để tìm về an lạc tâm hồn mà họ còn muốn tiếp tục thưởng ngoạn những vần thơ Ngọc đến bất chợt xuất thần ở nhà thơ tài danh một thời mến mộ. Nhắc đến thuở vàng son trước 1975 ông là thi sĩ trẻ làm thơ say mê không biết mệt, có khi mỗi ngày ông có thể sáng tác mấy trăm câu thơ một cách dễ dàng. Nhà văn Võ Phiến có nhắc lại sự kiện nầy trên Tạp Chí Làng Văn xuất bản tại Canada: "...Cuốn Kinh Hiền mười hai ngàn câu ông viết trong một năm rưỡi: Việc Đạo phải nỗ toàn lực nên thế. Còn cuốn Quyên Từ Độ Bỏ Thôn Đoài gồm 111 bài thơ ông cũng chỉ làm xong trong vòng hăm ba ngày. Mỗi ngày năm bài thơ, đều đều. Lý do gì vậy?... Không ai đi trách một người... làm quá nhiều thơ. Duy không biết có phải cái lượng làm hại cái phẩm chăng. Vì trong cái lượng đồ sộ nọ, số dở quá nhiều. Trong lắm bài có những câu thật hay lạc vào giữa các câu dở làm ta tiếc ngẩn ngơ...
    "Nhưng có điều còn tiếc sâu xa hơn.
    Ở một tài năng thấu triệt Kinh Kim Cương vi diệu cao siêu đến như thế, đã ước mơ...
    "Kiếp sau làm chim trong sương.
    Về bay hóa độ mười phương trời vàng..."

    thì còn bon chen gì cõi tạm kiếp phù sinh. Hãy trở về Chùa Pháp Hoa diện bích, để thôi nhìn nắng quái đang đốt cháy những đóa hoa dịu dàng lung linh trong gió thoảng. Tất cả mọi ngữ ngôn, mọi nhãn quan chỉ là khung cửa hư ngụy... thì còn thiết tha gì với chút bụi Phathata?
    Nguồn: Xứ Quảng
  8. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Nicholas ​
    Czeslaw Milosz - Nhân chứng thế kỷ (I)​
    Từng bị cấm, nhưng giờ đây là anh hùng ở quê hương Ba Lan của ông, ông đã chứng kiến những thái cực chính trị bao gồm chế độ Sa hoàng, cách mạng, sự chiếm đóng của phát-xít, những năm 50 dưới chế độ cộng sản và những năm 60 của nổi loạn. Nhưng nhà thơ đoạt giải Nobel này nói rằng ông chưa bao giờ bi quan.
    Tháng 12 năm 1980, một bức tượng được được khánh thành ở xưởng đóng tàu Gdansk ở Ba Lan, nơi khai sinh Công Ðoàn Ðoàn Kết, để kỷ niệm những công nhân xưởng đóng tàu bị giết bởi lực lượng an ninh một thập kỷ trước. Trên bệ bức tượng là hàng chữ từ Thánh Ca (Psalm) 29:11, được nhà thơ Czeslaw Milosz dịch sang tiếng Ba Lan:"Thượng Ðế sẽ truyền sức mạnh cho con dân của người". Năm sau Milosz trở về Ba Lan sau 30 năm lưu đày ở phương Tây. Khi ông đến xem bức tượng Gdansk, những thành viên của Công Ðoàn Ðoàn Kết đã mở ra tấm biểu ngữ lớn với hàng chữ: "Nhân Dân Sẽ Truyền Sức Mạnh Cho Nhà Thơ".
    Ngay những năm sau chiến tranh, Milosz đã làm việc cho nước Cộng Hoà Nhân Dân Ba Lan trong vai trò tuỳ viên văn hoá cho bộ ngoại giao ở Mỹ, nhưng đến năm 1951 ông đã từ bỏ chính quyền, làm người lưu vong ở Paris, và các trước tác của ông bị cấm ở Ba Lan. Tuy nhiên, tác phẩm của ông đã được lưu hành rộng rãi dưới dạng in lén và ông trở thành gần như huyền thoại trong cộng đồng chống chính quyền. Cuốn nghiên cứu về lý tưởng chuyên chế xuất bản năm 1953, Tinh Thần Tù Túng (The Captive Mind), đã dám đối mặt với cả những sự hấp dẫn tinh tế cũng như những cơ cấu của sự nô lệ hoá. Trong thơ ông, đặc biệt là trong những cuốn tự thuật, những mô tả của ông về một quê nhà lý tưởng và thanh bình là niềm xoa dịu cho một đất nước sống trong một thế giới bấp bênh dưới ách ngoại bang. Ông được tặng thưởng giải Nobel văn chương vào tháng mười năm 1980, và sau một cuộc gặp gỡ có tính biểu tượng lớn lao với Lech Walesa ở trường đại học Công giáo Lublin năm 1981, vai trò nhà thơ dân tộc của ông đã được khẳng định.
    Trên bệ của bức tượng Gdansk cũng khắc dòng chữ trong đoạn thơ gần cuối của bài thơ Ngươi Kẻ Ngược Ðãi 2 (You Who Wronged) của Milosz: "Ðừng cảm thấy an toàn. Nhà thơ sẽ ghi nhớ. Ngươi có thể giết một người, nhưng người khác sẽ ra đời. Lời sẽ được viết xuống, làm gì, ngày nào".
    Milosz viết những dòng này vào năm 1950 khi ông làm việc cho toà đại sứ Ba Lan ở Washington, và với vài nhóm đối lập người Ba Lan, đặc biệt là những nhóm mang khuynh hướng quốc gia mà chủ nghĩa dân tộc cực đoan của họ đã bị ông chỉ trích giữa những năm chiến tranh, thời gian ông làm việc cho chính quyền đã khiến ông không còn thích hợp làm một đại diện lương tâm cho đạo đức và văn hóa. Nhưng đối với hầu hết người Ba Lan, việc thiếu một hệ tư tưởng thuần nhất làm ông càng xứng đáng làm người đại diện cho sự thăng trầm đầy phức tạp của đất nước.
    Ðoạn cuối cùng đầy cay đắng trong bài thơ Ngươi Kẻ Ngược Ðãi - "Và ngươi sẽ làm gì hơn khi mùa đông đến,/Một sợi dây, và một cành cây cúi rạp bên dưới sức nặng của ngươi" - làm ta không còn nghi ngờ gì nữa sự vỡ mộng một cách sâu xa và đầy thịnh nộ với chế độ đang trở thành [nhà nước] kiểu Stalin, mặc dù bài thơ được viết ra không phải để công bố. Giờ đây ông nói "Tôi theo dõi tình hình Ba Lan và đã hoàn toàn tuyệt vọng. Nhưng bài thơ được viết ra cho riêng tôi, cho ngăn kéo bàn của tôi. Nó phải chờ 30 năm cho thời điểm của nó".
    Ngày nay Milosz đã 90 tuổi và trong suốt cuộc sống và cuộc đời viết văn ông phải thường chờ đợi cho thời điểm của ông. Ngay cả sự trở về Ba Lan trong tư thế chiến thắng vào năm 1981 cũng trở thành một buổi bình minh giả tạo. Chỉ vài ngày sau chuyến hồi hương ấn bản thơ hợp pháp đầu tiên ở Ba Lan của ông đã bán hết 150 000 cuốn, để ngay sau đó lại bị cấm một lần nữa và trở thành sách bất hợp pháp khi luật giới nghiêm được ban hành như một biện pháp của chính quyền nhằm bóp nát phong trào Công Ðoàn Ðoàn Kết.
    Nhưng cuộc chơi của Milosz bao giờ cũng dài, và khó mà thấu hết những giai đoạn lạ thường ông đã sống qua. Ông lớn lên ở Ba Lan, ở Lithuania, dưới quyền cai trị của Nga Sa hoàng, và khi còn thơ đã chứng kiến cuộc Cách Mạng Tháng Mười và thế chiến thứ nhất. Khi lớn lên ông trải qua thời kỳ chiến tranh với phát-xít [Ðức-ND] xâm lăng Warsaw và sau đó Liên Xô chi phối Ba Lan. Trong lưu đày, khi chống chèo qua vùng nước trí thức đầy sóng gió trong những năm 1950 ở Paris, ông là một tác giả nghèo xác xơ; và sau đó trong cuộc cách mạng phản văn hóa trong những năm 1960 ở California, ông là giáo sư tại Ðại học Berkerley.
    Nhà thơ đoạt giải Nobel Seamus Heaney mô tả Milosz là "ở trong số những thành viên của nhân loại đã có được cái đặc quyền hiểu biết và nếm mùi thực tế nhiều hơn số còn lại chúng ta". Một người được giải Nobel khác, Joseph Brodsky, đã nói: "Tôi có thể nói không có chút ngập ngừng rằng Czeslaw Milosz là một trong những nhà thơ vĩ đại nhất trong thời đại chúng ta, có lẽ là người vĩ đại nhất".
    Trong tháng này Tuyển tập Thơ của ông được xuất bản ở nước Anh. Nó gồm các tác phẩm được viết từ năm 1930 đến đầu năm nay [2001-ND]. Jerzy Jarniewicz, nhà thơ và giáo sư Anh ngữ ở Ðại học Lodz, nói rằng ảnh hưởng của ông trên văn chương Ba Lan và thế giới là rất lớn. "Thơ của Milosz trong những năm 30 báo hiệu cơn đại thảm họa chiến tranh. Rồi, vào năm 1943, sau cuộc nổi loạn của khu ổ chuột ở Warsaw, ông là nhà thơ Ba Lan duy nhất đã chứng kiến, phản ứng và nêu ra một vấn đề đã nằm im lìm ở Ba Lan trong nhiều thập kỷ: mối quan hệ giữa người Ba Lan và người Do Thái, và cảm giác lương tri tội lỗi về điều đang xảy ra. Sau chiến tranh, ông là người mở cửa nền thi ca Ba Lan bằng cách giới thiệu nhiều nhà thơ Châu Âu và Hoa Kỳ. Chẳng hạn, Milosz là người đầu tiên đã dịch Hoang Ðịa (The Waste Land)".
    Nhà thơ quốc gia (poet laureate) của nước Anh Andrew Motion đã nói rằng ảnh hưởng của Milosz đã lan đến tận phương Tây. "Không thể nào hiểu được bài thơ Con Quạ của Ted Hughes từ đâu ra, trừ phi hiểu được những cội rễ sâu xa trong văn chương trung-Âu (middle-European). Milosz là một phần của nền văn chương đó. Khi Con Quạ ra đời ai cũng bảo rằng nó mới, nhưng dĩ nhiên không phải vậy. Nó chứa đầy những thành ngữ và, về mặt biểu tượng của bài thơ, bị ảnh hưởng rất mạnh bởi thi ca Trung Âu vốn có một cách quảng bá khác về sự hiện hữu của mình như một lối viết tượng trưng hay phóng dụ."
    Nhưng Motion cũng thừa nhận rằng việc Milosz dùng lịch sử và văn chương Ba Lan làm chủ đề có thể gây khó khăn cho một độc giả chưa quen. "Tôi rất thích thú đọc thơ ông, nhưng mới đây khi tôi đọc một tập thơ của ông, tôi mất nhiều thời gian tự nhủ ''tôi chả hiểu gì cả''. Nó đã có ảnh hưởng mạnh lên tôi nhưng tôi nhận ra rằng tôi đã không hiểu rất nhiều điển tích".
    Robert Hass, nguyên là thi sĩ quốc gia của Hoa Kỳ, là người chủ yếu trong việc dịch thơ của Milosz từ tiếng Ba Lan sang tiếng Anh. Ông đồng ý rằng những chi tiết về đời sống nghệ thuật và văn hóa Ba Lan thỉnh thoảng tìm thấy trong thi ca dường như "một màn kịch ướt át" (soap opera) không thể nào hiểu được toàn bộ bố cục. Tuy nhiên, khi Czeslaw đi sâu vào chi tiết trong thế giới riêng của ông, thì đó là một trong những tác phẩm có sức tác động mạnh mẽ nhất về mặt cảm xúc của ông. Làm việc với Czeslaw giống như sống lại cả thế kỷ 20 qua cái lăng kính đặc biệt này. Ông rất coi trọng việc phải nhớ chính xác rượu vang đã được tầng lớp lao động Paris cất giữ như thế nào, hoặc những chi tiết chính xác về kiểu chải tóc cầu kỳ của người dạy đàn piano cho ông ở Vilno vào năm 1921".
    Czeslaw Milosz chào đời vào tháng sáu năm 1911 tại làng Szetejnie ở Lithuania. Gia đình ông thuộc hạng quý tộc nhỏ ở Ba Lan, nhưng trong lúc Milosz được thừa hưởng nền văn hóa của gia đình thì gia sản đã không còn bao nhiêu khi ông ra đời. Cha ông là một kỹ sư trong quân đội Sa hoàng trong Thế Chiến Thứ Nhất, và công việc đã đưa ông và cả gia đình đi khắp nước Nga để sửa sang cầu đường. Milosz có một người em trai, Andrzej, hiện đang sống ở Warsaw. Milosz cười: "Em tôi đã 86 tuổi và không biết đi nữa vì đã chạy nhiều quá. Cậu ấy làm nghề phóng viên và làm phim tài liệu, nhưng phải trải qua một thời gian truân ở Ba Lan trong những năm 1950 vì tôi đã rời bỏ quê hương. Tôi cảm thấy hối hận về việc đó".
    Milosz vào quốc tịch Mỹ từ năm 1970, nhưng đã được trao tặng quyền công dân danh dự của Lithuania khi ông quay về đất nước vừa được độc lập, sau nửa thế kỷ xa cách. Trang trại mà ông đã trải qua thời thơ ấu đã được chuyển thành một trung tâm hội nghị về văn chương và văn hóa với tên gọi Tổ Chức Bảo Tồn Nơi Sinh của Czeslaw Milosz (The Czeslaw Milosz Birthplace Foundation). Khi đưa ra những bức ảnh chụp căn nhà mới được sửa sang lại, ông chỉ vào cánh đồng không mông quạnh phía hậu cảnh. Ông giải thích: "Hồi xưa có ba ngôi làng ở đó, cả vườn tược nữa. Bây giờ người dân ở đó gọi là Kazakhstan vì dân chúng đã bị bắt phải dời sang đó. Các ngôi làng và những gì còn lại đều bị phá bỏ".
    Tất cả những việc này xảy ra khi Milosz đã rời Szetejnie, và ông nhớ lại thời thơ ấu ở đó, trở về sau chiến tranh loạn lạc và cuộc cách mạng 1917, như là một thời thanh bình êm ả. Ðó là thời điểm ông cứ quay về hoài trong cả thơ lẫn văn xuôi, đáng chú ý nhất là trong cuốn tiểu thuyết hấp dẫn viết năm 1955 Thung lũng Issa (Issa Valley), và trong cuốn tự truyện rất thận trọng viết năm 1958, Miền Quê Hương (Native Realm).
    Milosz trải qua thời trung học và đại học ở Wilno (ngày nay là Vilnius) và ông nhớ lại đã xem phim của Charlie Chaplin và Mary Pickfork. Mặc dù lúc đầu ông học văn chương, ông tốt nghiệp khoa luật năm 1934. "Vì có quá nhiều phụ nữ học văn chương nó được gọi là khoa hôn nhân. Vì vậy tôi chuyển qua khoa luật và cũng miễn cưỡng học cho qua. Nhưng tôi chưa hề dự định hành nghề luật".
    Ignacy Swieckicki, một kỹ sư hiện giờ sống ở Pennsylvania, là bạn thời đi học và nhớ lại Milosz "luôn luôn bận rộn chuyện văn thơ. Anh ta chưa bao giờ hứng thú chuyện thể thao, dù anh ta tham gia hướng đạo, nhưng anh ta có rất nhiều tài năng và nhiều người nghĩ rằng anh ta có một tương lai rực rỡ. Cái khó là anh ta muốn kết hợp niềm tin và truyền thống với những ý tưởng trái ngược với môi trường sống mà anh ta lớn lên trong đó".
    Milosz đã hấp thụ một nền giáo dục Công giáo nhưng khi còn thanh niên đã viết rằng: "in một đất nước theo đạo Công giáo La Mã thì sự tự do trí tuệ luôn luôn đi đôi với thuyết vô thần". Sau này ông đã quay về với đạo, và học tiếng Hebrew để dịch Thánh Ca sang tiếng Ba Lan, nhưng ông nói rằng dù ông theo đạo Công giáo, ông không phải là một tác giả Công giáo. "Bởi vì nếu anh bị dán nhãn Công giáo, anh phải chứng tỏ rằng mỗi tác phẩm của anh đi theo đường lối của Nhà thờ, mà điều đó không nhất thiết đúng trong trường hợp của tôi".
    Những bài thơ đầu tiên của Milosz xuất hiện trong tập san của trường đại học Wilno, và năm 1931 ông là đồng sáng lập viên của một nhóm văn chương lấy tên Zagary, mà quan điểm chính trị u ám và chủ nghĩa tượng trưng của nhóm này làm họ bị đặt tên là trường phái "các nhà bi thảm". Trong cùng năm đó ông đi Paris lần đầu tiên, khi ông bị ảnh hưởng của một người anh (em) họ, Oscar Milosz, một nhà văn Pháp-Lithuania đã từng đại diện cho nước Lithuania độc lập tại Liên Hợp Quốc. Ông nói: "Oscar Milosz đã ảnh hưởng rất nhiều trong thơ tôi, đặc biệt là về mặt tôn giáo". Czeslaw quay lại sống ở Paris vào năm 1934 cả một năm trời khi ông được học bổng du học tại Alliance Français.
    Robert Hass nói là trong hệ thống xếp hạng số độc giả của riêng Milosz, ý kiến của nhóm ở Paris rất quan trọng. "Số độc giả Ba Lan được xếp hàng đầu và tiếp theo là số độc giả quốc tế gồm các tác giả mà ông coi trọng. Nhưng đối với những người Ba Lan thuộc thế hệ của ông, sự phán xét cuối cùng là Paris và ấn tượng của tôi là ông vẫn rất nhạy cảm về những phản ứng của người Pháp với tác phẩm của ông".
    Sau khi quay lại Wilno, Milosz làm việc cho Ðài phát thanh Ba Lan ở đó, nhưng được chuyển về Warsaw vào năm 1937 do cảm tình với cánh tả, và đặc biệt là việc cho phép người Do Thái phát biểu trên đài. Khi Ðức xâm lăng Ba Lan vào năm 1939, ông bị chuyển ra chiến trường làm phóng viên của đài phát thanh trong một thời gian ngắn trước khi ông tìm cách quay về Wilno. Sau khi Liên Xô xâm lược Lithuania vào năm sau đó, ông đã liều lĩnh băng qua biên giới Liên Xô và trở về Warsaw đang bị Phat-xit chiếm đóng, và ở đây ông làm lao công trong trường đại học, sống sót qua ngày bằng cách mua hàng chợ đen. Trong suốt thời gian này, ông viết và biên tập những ấn phẩm bí mật, thậm chí cả sân khấu bí mật, sử dụng họ thời con gái (maiden name) của bà [nội/ngoại-ND] của ông là Jan Syruc.
    Ông thừa nhận: "Ðó là một thời điểm lạ kỳ khi tôi dịch Hoang Ðịa, giữa lúc bị Ðức chiếm đóng, nhưng đó là một phần của bản thân tôi dần dần nhận thức ra con đường của tôi sẽ khác với lúc trước chiến tranh như thế nào". Những bài thơ ông viết đã trực tiếp đối đầu với sự kinh hoàng của những gì xảy ra xung quanh ông - Campo dei Fiori và Một Tín Ðồ Thiên Chúa Nghèo Khổ Nhìn vào Xóm Nhà Lá (Ghetto) - đã trở thành những tác phẩm nổi tiếng nhất và có nhiều ảnh hưởng nhất của ông. Nhưng Milosz dẫn ra một bài thơ khác được viết trong cuộc nổi dậy thất bại ở Warsaw vào năm 1943, Thế Giới, đã được xuất bản năm 1945, cũng quan trọng không kém đối với ông và với sự xa lánh chủ nghĩa bi thảm (catastrophism) của thời thanh niên và tiến tới một niềm tin nhiều triết lý và siêu việt hơn vào tương lai.

  9. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0

    Nicholas ​
    Czeslaw Milosz - Nhân chứng thế kỷ (II)​
    Trong khi ông tham dự trực tiếp vào những nỗi kinh hoàng về mặt lịch sử và trí tuệ, Milosz không phải đã tham dự với tư cách một nhà chính trị, mà như một nhà thần học, một triết gia hay một nhà thần bí (mystic) đang chiêm nghiệm về bản chất của nhân loại và của văn hóa. Ông nói: "Tôi đã sống qua nỗi kinh hoàng của sự diệt chủng cả dân số Do Thái ở Warsaw, và tôi viết về điều đó. Nhưng trong cùng năm đó tôi đã viết Thế Giới, nó không có gì liên quan đến nỗi kinh khủng của chiến tranh mà đưa ra hình ảnh của một thế giới nên là như thế - sự cân bằng và sự phục hồi phẩm cách của một thế giới như trước đó. Lúc đó tôi không biết là tôi đang lập lại quá trình của Blake, tác giả của Những Bài Ca về Sự Từng Trải (Songs of Experience) và Những Bài Ca về Sự Ngây Thơ (Songs of Innocence). Rất khó mà thoát khỏi những mô hình và mỹ cảm và phong cách thời tiền chiến, nhưng tôi biết khi tôi viết những bài thơ này đó là một bước ngoặc trong sự nghiệp thi ca của tôi".
    Giữa lúc Warsaw bị chiếm đóng, Milosz cưới Janina Dluska. Họ đã quen biết nhau trong những năm cuối cùng của thập niên 30 khi cả hai cùng làm việc cho đài phát thanh. Họ có hai con trai và cả hai hiện sống ở California: Antoni, sinh năm 1947 là kỹ sư lập trình; và Piotr, sinh năm 1951 là nhà nhân chủng học. Milosz có một cháu gái, Erin, đang học năm thứ ba ngành Tiến sĩ Y Khoa ở thành phố New York. Janina mất năm 1986 sau khi chịu đau đựng căn bệnh Alzheimer trong 10 năm trời. Vào năm 1992 Milosz cưới Carol Thigpen, phó chủ nhiệm (associate dean) khoa nghệ thuật và khoa học của đại học Emory ở Atlanta, tiểu bang Georgia. Họ có nhà riêng ở Berkeley nhưng trong vài năm vừa qua đã sống hầu hết ở Krakow. Nhìn Milosz ở trong thành phố là thấy qua được vai trò của ông đối với Ba Lan. Dân chúng cứ tự nhiên đến gặp ông chào hỏi và chụp hình ông. Hình ảnh của một nhà hiền triết khắc khổ xa cách - ông thường có vẻ chán nản u ám trong hình chụp - thường tan đi trong nụ cười lớn với cặp má đỏ và tiếng cười khúc khích giòn giã.
    Milosz đến Krakow lần đầu tiên vào năm 1944 sau cuộc nổi dậy Warsaw bị thất bại. Khi chiến tranh kết thúc, ông trở thành tùy viên của chính phủ. Ông nói: "Tôi chưa bao giờ là người cộng sản nhưng tôi thiên tả từ trước chiến tranh, phần lớn là do tôi chống lại sự liên minh giữa Nhà thờ Công giáo và nhừng người quốc gia. Nhưng sau chiến tranh tôi có thái độ mơ hồ về những thay đổi đang diễn ra. Một mặt, đất nước hoàn toàn phụ thuộc vào Moscow và rõ ràng đó là một sự xâm lược mới. Nhưng mặt khác, có những cải cách triệt để và đó là điều tốt. Có lúc tôi đã hy vọng rằng mọi việc sẽ phát triển theo hướng tôi mong muốn, nhưng trong thực tế, những nước như Ba Lan và Hungary, thời gian đó chỉ là giai đoạn khởi đầu của sự Stalin hóa".
    Năm 1946, Milosz bắt đầu làm việc ở tòa đại sứ Ba Lan ở Mỹ và ông nói rằng trong lúc ông luôn có những nghi ngại về mặt chính trị đối với chế độ, những nghi ngại đó chưa kết tụ lại cho đến khi ông quay về vào năm 1949 và tận mắt nhìn thấy chiều hướng của chế độ. Ông tham dự một buổi dạ tiệc lãng phí mà thành phần tham dự gồm hầu hết tầng lớp lãnh đạo của Ba Lan. Trên đường về nhà, vào khoảng 4 giờ sáng, ông thuật lại rằng ông đã gặp những chiếc xe jeep chở những người vừa bị bắt. "Những người lính canh họ mặc áo ấm da cừu, còn các tù nhân thì mặc áo khoác với cổ áo bẻ lên, run lẩy bẩy trong giá lạnh. Ngay vào lúc đó tôi nhận ra tôi đã là một phần của thứ gì".
    Khi sự nghi ngại ngày càng tăng của ông bị chế độ nhận biết, ông cảm thấy bị chính quyền nghi ngờ và khi ông từ Washington trở về vào tháng 12 năm 1950, hộ chiếu của ông bị tịch thu. Tuy vậy, chỉ tám tuần sau ông lại được phép đi Paris, nơi mà ông đã xin tị nạn chính trị. Từ lâu người ta nghi ngờ có sự đồng lõa của chính quyền trong cuộc đào thoát của ông, nhưng Milosz qua nhiều năm đã miễn cưỡng trong việc đề cập đến chi tiết. Ông nói: "Bây giờ mọi thứ đã thành quá khứ xa xôi nên tôi có thể kể ra. Vợ của viên bộ trưởng ngoại giao của Ba Lan là một phụ nữ Nga. Bà ta đã giúp tôi nhưng đã nói rằng ''theo ý tôi một nhà thơ nên ở lại với đất nước mình nhưng quyết định là của ông. Nếu ông quyết định khác với lời tôi, hãy nhớ rằng ông có trách nhiệm phải chống lại hắn [Stalin], tên đồ tể của nước Nga''. Câu chuyện thật lãng mạng phải không?"
    Có bao giờ ông nghĩ rằng bà ta đúng và ông nên ở lại? "Nhiều lần tôi đã tự hỏi cái gì có thể xảy ra. Tôi không thể trả lời được vì có ai biết rõ chính mình đủ để biết rằng mình sẽ làm gì trong hoàn cảnh khác. Có thể tôi bị biến thành một thằng ngốc, như người bạn mà tôi đã mô tả trong Tâm Hồn Tù Túng, bằng cách viết những gì đảng muốn". Trong bài thơ Tâm Hồn Tù Túng, Milosz viết rằng quyết định tối hậu của y đến "không phải từ chức năng của lý trí, mà từ sự nổi loạn của bao tử. Một người có thể thuyết phục chính mình, bằng phương pháp suy luận hợp lý nhất, rằng y sẽ được khỏe mạnh hơn nhiều bằng cách nuốt năm con ếch; và khi đã được thuyết phục một cách hợp lý như thế, y sẽ nuốt con ếch thứ nhất, rồi con thứ hai; nhưng đến con ếch thứ ba thì dạ dày sẽ nổi loạn. Cũng giống như vậy, ảnh hưởng tăng dần của chủ nghĩa lên lối suy nghĩ của tôi đã đi ngược lại với toàn bộ bản chất của tôi".
    Milosz nói rằng ông không thích chữ đào ngũ (defect) mà thích cách diễn đạt rằng ông chia tay với chính quyền. Dù thế nào đi nữa, cuộc di cư sang Paris là việc làm liều lĩnh về mặt thể xác, chính trị và nghệ thuật. Sinh hoạt trí thức Paris lúc đó đa số là thân cộng và rất nhiều bạn bè của Milosz ở Paris là đảng viên cộng sản. Ông nói: "Bây giờ rất khó mà dựng lại ánh hào quang và không khí chính trị thời đó. Ngày nay sự phân hóa dường như hoàn toàn hoang đường. Nhưng lúc đó trong giới trí thức có một sự ngưỡng mộ sâu xa đời sống phương Ðông [Âu - ND]. Họ rất bất mãn với tôi và cho rằng tốt nhất nên coi tôi như một thằng điên. Tôi đã từ bỏ cái thế giới trong tương lai để quay về với cái thế giới trong quá khứ. Ðiều đó làm cho đời sống ở Paris của tôi rất khó khăn".
    Trong số ít những trí thức đã giúp đỡ ông có Albert Camus, nhưng hầu hết các bạn bè cũ đều xa lánh ông, bao gồm cả Pablo Neruda, người sau này đã đoạt giải Nobel văn chương năm 1971. Ông ta và Milosz đã dịch các tác phẩm của nhau nhưng Neruda đã lên án Milosz trong một bài báo tựa đề Kẻ Bỏ Chạy trong báo Ðảng Cộng Sản. Mọi chuyện còn phức tạp hơn khi gia đình ông còn ở Mỹ và ông bị từ chối giấy thông hành đi Mỹ để đoàn tụ với họ chỉ vì sự liên hệ của ông với chính quyền cộng sản Ba Lan.
    Tuy vậy, dù khó khăn, những năm đầu tiên ở Paris ông đã viết rất nhiều và đã xuất bản Giành Chính Quyền (The Seizure of Power), một trong hai cuốn tiểu thuyết đầu tiên; Luận về Thi Ca (Treatise on Poetry), một bản tổng kết bao trùm mang đầy thi tính về nền thơ ca Ba Lan ở thế kỷ 20, chỉ vừa được dịch sang tiếng Anh; và Tâm Hồn Tù Túng, trong đó ông thử làm cuộc thám hiểm vào "nhược điểm của trí tuệ trong thế kỷ 20 trước sự quyến rũ của những chủ nghĩa chính trị-xã hội và sự sẵn lòng chấp nhận sự khủng bố của chế độ chuyên chế vì một tương lai [tốt hơn - ND] trên lý thuyết".
    Madeline Levine, giáo sư về văn chương Xlavơ tại trường Ðại học North Carolina, đã dịch văn xuôi của Milosz từ những năm cuối thập kỷ 80 và nói rằng, bắt đầu từ Tâm Hồn Tù Túng, có một sự tương kết chặt chẽ trong khối lượng đồ sộ văn xuôi của ông. Bà thêm rằng có lần ông đã xác nhận là tiểu thuyết thế kỷ 20 nên trải rộng và bao gồm tất cả những khuynh hướng trí thức của thế kỷ, và bà cho rằng những tác phẩm văn xuôi tiếp theo đó, từng phần một, là một phần của cuốn tiểu thuyết đang dở dang này. Bà nói: "Trong tác phẩm của ông có rất nhiều nhân vật đã trở thành hư cấu. Không phải là họ đã bị tiểu thuyết hóa, mà vì họ sống động như những nhân vật tiểu thuyết. Ông đánh giá sự tham dự trí tuệ của họ bằng tất cả các khuynh hướng của thế kỷ 20. Có vẻ hơi đóng kín khi làm sống lại những cuồng nhiệt của sinh hoạt văn hóa và văn chương Ba Lan, nhưng nó cũng tham dự vào những dòng chảy trí thức rộng lớn hơn. Nó là sự hấp dẫn của chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội, và thường thì đối những người giống như ông, hấp lực của chủ nghĩa cộng sản đến từ việc chối bỏ chủ nghĩa tư bản về cơ bản ở những cái xấu xa nhất của nó".
    Tâm Hồn Tù Túng là tác phẩm đầu tiên của Milosz đã gây ảnh hưởng đáng kể đối với phương Tây, nhưng nó đã tạo ra hai trở lực cho nghề nghiệp tương lai của ông. Ông nhớ lại: "Nó bị những người chống Cộng nghi ngờ vì tôi đã không tấn công những người cộng sản đủ mạnh. Tôi đã cố tìm hiểu những tiến trình (processes) và họ không thích thế. Và nó cũng tạo ra quan niệm, đặc biệt là đối với phương tây, rằng tôi là một tác gia về chính trị. Ðây là một lầm lẫn vì thơ của tôi vẫn chưa được biết đến. Tôi chưa hề là một tác gia về chính trị và tôi đã cố gắng nhiều để xóa tan hình ảnh này. Tôi không tìm kiếm chỗ dạy trong khoa chính trị học. Tôi đến Mỹ để giảng dạy văn chương".
    Milosz bắt đầu giảng dạy văn chương ở Berkeley vào năm 1960 và năm sau được bổ nhiệm chính thức chức vụ giáo sư về ngôn ngữ và văn chương Slav. Ông về hưu năm 1984. Vào thời kỳ cách mạng ở trường Berkeley vào năm 1968, khi học sinh bắt đầu đánh giá các giáo sư của họ, ông tự hào là đã nhận được điểm xuất sắc. Tuy vậy ông thấy là hầu hết sự nổi loạn của sinh viên trong thập niên 60 thiển cận và quen thuộc một cách chán ngán. "Tôi thấy buồn khi nhìn thấy mọi sự ngu xuẩn mà tôi từng chứng kiến trước đây được lập lại".
    Ông bảo rằng những năm ở Berkeley là một thời kỳ cô đơn và tuy điều này tốt cho nghề nghiệp nhưng làm ông cảm thấy cô độc. Bạn bè nói rằng có thể ông có những phút giây u uẩn, nhưng nói chung ông là một người bạn chan hòa thoải mái và nhiệt tình với đồ ăn, thức uống và đàm luận. "Ở Krakow, tôi có rất nhiều bạn bè, nhưng ở Berkeley, trong lúc tôi chuyện trò với đồng nghiệp và sinh viên, tôi có rất ít bạn. Tôi cứ thường xuyên liên lạc với những người bạn tốt ở Paris, vì tình bạn của tôi dựa trên thi ca của tôi". Milosz luôn luôn viết bằng tiếng Ba Lan, và mãi tới năm 1973 một tuyển tập thơ của ông mới được dịch sang tiếng Anh. Hass nói rằng suốt trong thời gian này, Milosz đang sống trong "một tình trạng tối tăm và đơn độc không thể chịu nổi. Ông phải tưởng tượng cái cảnh vẫn có ai đó đọc thơ của mình".
    Dấu hiệu cho thấy tiếng tăm của ông chuyển từ một nhà tiểu luận chính trị sang một nhà thơ là khi ông được tặng Giải thưởng Văn Chương Quốc Tế Neustadt vào năm 1978 - được coi như tiền đề cho giải Nobel bởi vì rất nhiều người được giải Nobel đã lãnh giải thưởng này trước. Hai năm sau đó ông nhận được một cú điện thoại vào lúc 3 giờ sáng tại tư gia ở Berkeley từ một ký giả ở Stockholm, cho biết rằng ông đã thắng giải Nobel. "Sáng hôm sau, mọi thứ ầm ỹ cả lên. Tôi cố không thay đổi những thói quen và đi đến lớp như thường lệ. Tôi cố tránh sự náo động quá mức, nhưng thật khó. Tôi vốn sống kín đáo và cố chống lại để khỏi trở thành một nhân vật công cộng".
    Milosz dường như hài lòng với vai trò này của ông ở Ba Lan, nhưng Jerzy Jarniewicz cho rằng ông có lẽ là nhà thơ cuối cùng của Ba Lan đóng vai trò người phát ngôn của xã hội. Trong lúc ông hoàn thành vai trò của một nhân chứng lương tâm quan trọng, những nhà thơ trẻ hơn chống lại quan niệm này. Jarniewicz giải thích: "Những người làm thơ cuối thập niên 80 và thập niên 90 phần lớn đã từ bỏ cả văn hóa chính thống (official culture) lẫn các giá trị ngầm (underground ethos). Thơ của họ mang đầy chủ nghĩa hoài nghi và sự ngờ vực. Thơ họ e ngại những thứ gì có tính khoa trương và tính dự báo, và vì vậy họ thay thế kinh nghiệm cộng đồng - vốn là quan niệm chính của Milosz, và thi ca Ba Lan nói chung - và thay vào đó họ chú trọng vào cái gì duy nhất (unique), riêng biệt (individual) và cá nhân (personal). Một nhà thơ trẻ đã nói: ''không có gì cho tôi trong tổ chức (constitution)''".
    Khi bài thơ của Milosz về cuộc vây hãm Sarajevo được xuất hiện trên trang nhất của tờ báo Ba Lan bán chạy nhất, nó bị tấn công vì cố gắng giải quyết một vấn đề đương đại bằng những từ ngữ lỗi thời. Ông cũng bị phê phán về sự bảo vệ quá mức cho nền văn hóa Ba Lan và Âu Châu. Jarniewicz nói: "Ông chỉ trích Tây Âu về sự thế tục hóa và đánh mất xúc cảm siêu hình (metaphysical feeling). Ðiều này đối lại với niềm tin cũng mãnh liệt như thế rằng cái xúc cảm siêu hình này vẫn tồn tại ở một số nơi ở Ðông Âu. Nhiều nhà thơ trẻ coi diều này rất đáng ngờ, nhưng đối với Milosz đó là thứ vẫn rất thật".
    Milosz nói rằng ông cảm thấy không dễ khi đánh giá nước Ba Lan hiện tại - "chủ đề đó quá lớn" - nhưng thừa nhận rằng đất nước đã thay đổi theo chiều hướng ông khó chấp nhận. "Tôi tự hỏi tôi về đất nước và không thể giải thích được điều đó. Ví dụ như, có gì mâu thuẫn trong một nước mà hầu hết mọi người đi lễ nhà thờ vào chủ nhật lại bầu cho những cựu đảng viên cộng sản (post-communists)? Nhưng dù cho cuộc bầu cử quốc hội vừa qua có nhuốm màu phản trí thức (anti-intelligentsia), tôi chưa bao giờ bi quan. Lấy thí dụ, thị trường sách thì cực kỳ sôi nổi ở Ba Lan và sinh hoạt văn hóa thì rất sống động. Có nhiều báo chí và tập san định kỳ, và tôi cộng tác với một tuần san Công giáo ở Krakow này".
    Ông cũng thỏa mãn vì tác phẩm của ông vẫn được giới trẻ đọc. Bài trường ca năm 1956, Luận về Thi Ca, mới vừa được dịch sang tiếng Anh lần đầu tiên. Ông mỉm cười: "Tôi rất sung sướng thấy rằng bài thơ của tôi không bị cũ đi. Ðó là lịch sử của thi ca Ba Lan vào thế kỷ 20, gắn liền với lịch sử và những vấn đề gọi là thiết yếu của lịch sử (historical necessity). Và tôi tự hào là đã viết những bài thơ liên quan đến những chủ đề lịch sử, chính trị và mỹ học, dù cho tôi biết rằng đối với các sinh viên, những phần nào của bài thơ liên hệ đến triết học Hegel hay chủ nghĩa Marx đều hoàn toàn xa lạ với họ. Trí nhớ của họ thật ngắn quá".
  10. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Sơ lược về tiểu sử Czeslaw Milosz ​
    Ngày và nơi sinh: 30-6-1911, tai Szetejnie, nước Lithuania.
    Học vấn: Trung học Zygmunt August, Wilno; Ðại học Stefan Batory, Wilno.
    Gia đình: cưới Janina Dluska năm 1943 (mất năm 1986), hai con trai; cưới Carol Thigpen năm 1992.
    Nghề nghiệp: Ðài Phát Thanh Quốc Gia Ba Lan 1935-39; tùy viên văn hóa của tòa đại sứ Ba Lan ở Mỹ 1946-51; tác giả tự do (freelance writer) 1951-60; giảng viên rồi giáo sư, Ðại học California, Berkeley, 1960-84.
    Một số tuyển tập thơ: Bài Thơ của Thời Ðông Cứng (Poem of the Frozen Time) 1933; Cứu Thoát (Rescue) 1945; Tia Sáng Ban ngày (Light of Day) 1953; Thành Phố Không Tên (City without a Name) 1969; Từ Lúc Bình Minh (From the Rising of the Sun) 1974; Ðối Diện Với Dòng Sông (Facing the River) 1955; Tuyển Tập Thơ (Collected Poems) 2001.
    Một số sách: Tâm Hồn Tù Túng (The Captive Mind) 1953; Giành Chính Quyền (Seizure of Power) 1953; Miền Quê Hương (Native Realm) 1958; Năm Của Người Thợ Săn (A Year of the Hunter) 1994.
    Một số giải thưởng: Giải Văng Chương Quốc Tế Neustadt 1978; Giải Nobel Văn Chương 1980.
    Chú thích:
    [1] Bài dịch từ tiếng Anh trên The Guardian. Có thể đọc trên mạng qua trang:
    http://www.guardian.co.uk/saturday_review/story/0,3605,590643,00.html
    [2] Bài thơ Ngươi Kẻ Ngược Ðãi. Bản tiếng Anh và xin tạm dịch sang tiếng Việt.
    You Who Wronged
    You who wronged a simple man Bursting into laughter at the crime And kept a pack of fools around you To mix good and evil, to blur the line,
    Though everyone bowed down before you, Saying virtue and wisdom lit your way, Striking gold meddals in your honour, Glad to have survived another day,
    Do not feel safe. The poet remembers. You can kill one, but another is born. The words are written down, the deed, the date.
    And you''d have done better with a winter dawn, A rope, and a branch bowed beneath your weight.
    Ngươi Kẻ Ngược Ðãi
    Ngươi kẻ ngược đãi một người bình thường
    Rồi cười phá lên trước tội ác đó
    Và vây quanh ngươi bằng những thằng ngốc
    Ðể trộn lẫn lành và dữ, để xoá nhòa lằn ranh,
    Dù mọi người cúi rạp xuống trước mặt ngươi,
    Tung hô rằng đạo đức và thông thái soi sáng con đường ngươi đi,
    Gắn những huân chương vàng vinh danh ngươi,
    Vui mừng rằng ngươi còn sống thêm một ngày nữa,
    Ðừng cảm thấy an toàn. Nhà thơ sẽ ghi nhớ.
    Ngươi có thể giết một người, nhưng người khác sẽ ra đời.
    Lời sẽ được viết xuống, làm gì, ngày nào.
    Và ngươi sẽ làm gì hơn khi mùa đông đến,
    Một sợi dây, và một cành cây cúi rạp bên dưới sức nặng của ngươi.
    Võ Tấn Phong dịch
    Tham khảo:
    evan.vnexpress.net/Functions/ WorkCategoryChuyenMuc/?CatID=9&TypeID=12
    www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ChannelID=61
    www.thanhnien.com.vn/TinTuc/ VanHoa/VanHoc/2004/8/15/26274/
    www.tienve.org/home/literature/viewLiterature. do?action=viewArtwork&artworkId=197

Chia sẻ trang này