1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chân dung tác giả văn học (Mới: Nhà thơ Paul Éluard )

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Julian, 28/11/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    LQM: Trần Vũ có cái nhìn thế nào giữa hai thế hệ sáng tác tại hải ngoại: Thế hệ đàn anh sống trong chiến tranh và Thế hệ trẻ sau chiến tranh?

    TV: Các thế hệ nối tiếp Tạ Tỵ, Mai Thảo, Dương Nghiễm Mậu, Thanh Tâm Tuyền, Nguyễn Sỹ Tế, Cung Tích Biền, Thế Uyên, Tường Hùng, Nguyễn Ðạt, Cao Xuân Huy, Hoàng Khởi Phong, Nguyễn Mộng Giác, Trịnh Y Thư, Ngu Yên, Nguyễn ý Thuần, Hồ Minh Dũng, Trần Doãn Nho, Tuý Hồng, Nguyễn Thị Hoàng, Trần Thị Ngh, Lê Thị Huệ, Trùng Dương, Trang Châu, Nguyễn Thị Hoàng Bắc, Huỳnh Hữu Uỷ, Vũ Huy Quang, Nguyễn Xuân Hoàng, Hoàng Xuân Giang, Hoàng Xuân Sơn, Trần Thị Lai Hồng, Trương Vũ, v.v.. đều đã thành hình rồi mới tan vỡ sau cuộc nội chiến thảm khốc. Thế hệ tôi, thế hệ theo sau tức khắc, Phạm Thị Ngọc, Vũ Quỳnh Hương, Vũ Quỳnh Nh, Trân Sa, Lê Thị Thấm Vân, Nguyễn Thị Thanh Bình, Nguyễn Thị Ngọc Lan, Nguyễn Thị Ngọc Nhung, Phạm Chi Lan, Y Chi, Hoàng Mai Ðạt, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Phước Nguyên, Trầm Phục khắc, Nguyễn Ðức Quý, Thơ Thơ, Ðinh Linh, Bùi Hoằng Vị, Nguyễn Quốc Chánh, Thận Nhiên, Phan Nhiên Hạo, Ðinh Trường Chinh, Nguyễn Danh Bằng, Nguyễn Trung Tây, Ðỗ Lê Anh Ðào, Vương Thúy Lệ, Nguyễn Hương, Thu Hiền Ngô, Bảo Phi, v.v.. tan vỡ trước khi kịp thành hình. Tôi chưa gặp tất cả, nhưng qua sáng tác của họ, tôi thấy rất rõ, chúng tôi cùng thất lạc, cùng trải qua cùng những mất mát, đoạn trường của thế hệ đi trước. Hoàng Khởi Phong đi làm thợ tiện cực thế nào, thế hệ tôi bước đầu cũng cực thế ấy. Cũng cà lăm, không thốt nổi một chữ tiếng Anh, tiếng Pháp, cũng chầu chực xin giấy tờ tỵ nạn, cùng lủi thủi đi bộ đợi xe bus hứng bão tuyết, cũng làm đủ nghề nghiệp, bồi nhà hàng, rửa chén, rửa xe, xin trợ cấp, bị kỳ thị, bất ngờ trước khác biệt văn hoá của quốc gia đến định cư. Lam lũ, nhọc nhằn, nhục nhã, nhớ nhà, nhớ gia đình, cô đơn, đơn độc, một thân một mình, căm phẫn cho mối nhục mất nước, uất ức khi Sàigòn mang tên Hồ Chí Minh, tuyệt vọng... thế hệ tôi nếm đủ, không thua chi các bậc đàn anh.
    Chúng tôi nhìn bên ngoài thấy có vẻ hội nhập, đa số giỏi ngoại ngữ, đa số thành đạt, nhưng có đọc tác phẩm mới thấu nỗi đau câm lặng trong từng cá nhân. Nỗi đau đó, không nghẹn ngào, buồn chín xương như thơ Mai Thảo ?onửa đường hương gẫy trên nghìn biển, rụng xuống mười xuân đã đứt lià?, không tiếc nuối quá vãng như Cao Tiêu ?ohiền sĩ thuở xưa có trăng treo đầu ngõ, tôi có gì đâu ngoài nón trận?, cũng không hương vị Bắc của những cơn mưa phùn Ðất Khác trong thơ Thanh Nam, không băn khoăn ?omai mốt anh về có thằng túm hỏi, mày sang bến ấy làm củ gì?? như Cao Tần, cũng không ngạo nghễ như Bắc Phong, Lâm Hảo Dũng, Nguyễn Ðức Bạt Ngàn, không ngông một cách ?ozen? tỉnh bơ như Ngu Yên khi nghe két chưởi ?otổ *******, ngoài trời mây vẫn bay...?, và ít bềnh bồng lãng đãng như Nguyễn Bá Trạc. Nỗi đau của thế hệ tôi câm lặng, chưa rõ hình, không rõ lời, không rõ tiếng, chưa rõ thần, chỉ vì giản dị, đã tan vỡ trước khi kịp định hình.
    Trong Florence, cách đây đã hơn một thập niên Phạm Thị Ngọc đặt câu hỏi: ?oNước Mỹ có còn gì cho chúng tôi không?? Lúc đó Phạm Thị Ngọc chỉ mới ngoài đôi mươi, đã hoang mang trước lục địa mới. Câu hỏi lập đi lập lại suốt toàn truyện giữa những trận gió lạnh buốt quất qua thềm cửa trông sang ngôi nhà có bà lão tóc bạc. Câu trả lời duy nhất: To Die in Dignity!
    Trong Miền Vĩnh Phúc, sau Vận Tốc Trung Bình, sau Nẻo Quyên Ca, Vũ Quỳnh Hương năm 86 lúc đó vừa hơn 30 tuổi, mô tả trong hốt hoảng, thảng thốt tương lai của chính cô đang diễn ra trong một viện dưởng lão Hoa Kỳ với tất cả bản năng basic instinct của con người trước khi lìa đời, với tất cả bần tiện của con người khi còn cách xa địa ngục hoặc thiên đàng. Trân Sa, những ngày vừa đến Gia Nã Ðại miêu tả tâm trạng một thiếu nữ dưới trận bão tuyết tầm tã lầm lũi ra đường đi bộ nhiều cây số tìm mua cho được một điếu thuốc, để trốn cô đơn, rồi đi giữa hai hàng ghế trống với những bóng ma mộng mị ác mộng đeo đuổi. Cao Huy ở Úc mô tả một bà lão bản xứ cầm đồng hồ có mặt kim xoay tít không thời gian, đi từ tầng lầu này sang tầng lầu khác, từ building này sang building khác đuổi theo Cao Huy bén gót. Nguyễn Thanh Hùng, một hoạ sĩ trẻ lâu lâu viết tùy bút, những giòng chữ gần như khóc trên trang giấy, trên tháp chuông chót vót của một mái nhà thờ câm lặng gióng tiếng chuông vô hình bay ngân nga ngang những cánh đồng hoa hướng dương tím tái. Nhược Thủy, trong Phiến Diện, tả một người đàn bà da trắng đã chết có khuôn mặt đẹp tuyệt vời trong một ngôi nhà gỗ thơm củi thông cheo leo giữa lưng chừng núi tuyết, toàn truyện gần không có một tiếng động. Vũ Quỳnh Nh tự buông thả rơi vào những sắc màu nhập nhoè trong những khu phố Geisha sằng sặc tiếng cười phung phá. Lê Thị Thấm Vân trông thấy rõ mồn một bộ phận sinh dục trên thân thể phụ nữ Việt Nam, suốt bốn ngàn năm che dấu. Ðinh Linh cho cô gái điếm trẻ VN chia động từ Être, je suis, tu es, il est, nous sommes... với một khách làng chơi VN còn chập chờn nuối tiếc quá khứ. Phan Nhiên Hạo bị ám ảnh bởi cơn đói trước khuôn viên trường đại học Sư Vạn Hạnh trên đường Trương Minh Giảng cũ. Thận Nhiên những đêm mất ngủ ngồi trước bàn phiếm mơ liên tục những giấc mơ trẻ thơ. Nguyễn Hương tìm kiếm không ngừng nguồn gốc đứt đoạn của thời gian VN. Nguyễn Hoàng Nam, Trần Minh Quân trần truồng không chút ngượng ngùng, quăng bộ phận sinh dục vào mặt tất cả, quăng vào mặt đạo đức xã hội, dân tộc, Khổng Tử, Lão Tử, Trang Tử, Trịnh Công Sơn, gia tài của Mẹ... không chút do dự. Còn nhiều nữa, tôi có thể kể tiếp tục như vậy suốt đêm. Tôi đọc gần như tất cả truyện ngắn ngoài nước. Theo dõi kỹ càng sáng tác của các bạn mình. Tôi không bỏ sót dòng chữ nào của họ. So với trong nước, tuổi trẻ ngoài nước cá tánh và bạo dạn, phóng túng hơn rất nhiều. Họ chỉ chưa rõ rệt, vì đã tan vỡ quá sớm. Ngày nào họ ráp lại tất cả những mảnh vỡ họ nhặt lên từ mặt đất này, nơi cho phép tự do nhặt nhạnh ngay cả những miểng chai quốc cấm, lúc đó, Việt Nam sẽ thật sự có một nền văn học mới, có đủ tri thức, kinh nghiệm nhân loại, hiểu rõ tây phương và biết rõ giá trị con người sau khi đóng thuế. Hãy đợi thế hệ sau chiến tranh thêm 5, 10 phút nữa. Ðã thực sự trưởng thành, đã bắt đầu lên đường, và đang nhận trách nhiệm. Có hơi muộn, nhưng không thể khác hơn, chúng tôi cũng tự túc lo cơm áo, nhà, xe, trợ cấp, học hành, ly dị, du lịch VN, nuôi con y như thế hệ đàn anh. Chỉ sau 5,10 phút. Trưởng thành sau 5,10 phút và sẽ chết sau 5,10 phút ở Tokyo, London, NewYork, Victoria, Melbourne, Los Angeles, Paris, Berlin, Québec, Montréal, Toronto... Nhưng 5,10 phút này quyết định tất cả sự khác biệt.

    LQM: Bây giờ thì hiểu vì sao ông viết tổng kết Hợp Lưu 12 năm, dường như ông thích liệt kê?

    TV: Ðúng vậy, tôi mắc cùng bệnh liệt kê của ...nhà nghiên cứu Nguyễn Vy Khanh. Do làm việc trong ngành điện toán, tôi quen với điều nghiêng khái quát, điều nghiên chi tiết, điều nghiên kỹ thuật, mô hình dữ kiêïn, mô hình tổ chức, quan hệ chức năng, lập trình, kết quả thống kê, phân tích, danh mục, chỉ số, kiểm toán, phúc trình mỗi quý ...dù sau đó, các số liệu hoàn toàn nhân tạo sai lệch 70% so với thực tế đưa đến bảo trì, hiệu đính và... công ty vứt bỏ toàn bộ hệ thống mua máy mới!

    LQM: Là người đề xướng chủ đề Yêu của Hợp Lưu(7), xin ông cho biết ý kiến về từ Yêu ở nghĩa rộng và nghĩa hẹp? Và dường như ông luôn là người thực hiện các chủ đề sáng tác cho các tập san hải ngoại? Tại sao những chủ đề?

    TV: Tôi thường hay lôi kéo bạn bè cùng viết truyện chung vì sáng tác phải có bạn mới vui. «Chủ đề» đầu tiên tôi thực hiện là tập hợp Những Cây Bút Trẻ tại Pháp, theo yêu cầu của chủ bút Hoàng Khởi Phong và tổng thư ký Cao Xuân Huy với ...trình bày Khánh Trường cho tạp chí Văn Học số 45 tháng 11.1989. Lúc đó, quy tụ được Nhược Thủy (Y Chi) với truyện ngắn tâm lý gia đình rất xúc động Dòng Sông Sa Mạc, Ngọc Khôi (đã mất), Văn Cũng Thường (đã đi chui qua Mỹ), và Sĩ Liêm (đã ngưng viết). Thời kỳ đó, anh Hoàng Khởi Phong thực hiện liên tiếp những số báo giới thiệu người viết trẻ, với Cao Huy, Cheo Reo, Uyên Nguyên, Thường Quán, Hoàng Ngọc-Tuấn, Hoàng Từ Dương ở Úc trên VH-41 tháng 6/89. Trước đó anh Nguyễn Mộng Giác «chuyên gia chủ đề» cũng đã làm vô vàn những chuyên đề, ?~?~9 Người Viết Trẻ?T?T với Chân Phương, Hoàng Mai Ðạt, Nguyễn Hoàng Nam, Trần Trúc Giang, Nguyễn ý Thuần, Tạ Thái, Nguyễn Hiền Thảo, Nguyễn Phước Nguyên ở Mỹ và Nguyễn Thanh Hùng ở Hoà Lan trên VH-22 tháng 11/87, rồi ?~?~Các Cây Bút Nữ?T?T với Nguyễn Thị Hoàng Bắc, Trân Sa, Phạm Thị Ngọc, Vũ Thùy Hạnh, Trần Thị Kim Lan, Như Chi, Nguyễn Thị Thanh Bình, Thuỵ Khuê?T?T trên VH-33 tháng 10/88... Sang đến giai đoạn Hợp Lưu, họa sĩ Khánh Trường cũng liên tục chủ đề Những Nhà Văn Nữ, Văn Cao, Mai Thảo, Bùi Giáng, Hoàng Xuân Hãn, Thanh Tục,v.v.. Tôi trưởng thành trong môi trường sáng tác và sinh hoạt của những tập san này, nên lây bệnh của mấy ông anh là đương nhiên.
    Thật sự là vào năm 89, khi thực hiện chủ đề đầu tay Những Cây Bút Trẻ tại Pháp, tôi hoàn toàn không ngờ là định mệnh sẽ đưa đẩy một thập niên sau, vô cùng bất ngờ khi Nam Dao từ Québec, Trân Sa từ Toronto, Thường Quán từ Melbourne, rồi Nguyễn Thị Ngọc Nhung từ Los Angeles sang Pháp, giữa khói cần sa mù mịt Trân Sa mua ở Hoà Lan và vấn cho tôi hút thử, với rượu vang của các chị Phan Thị Trọng Tuyến, Miêng, Mai Ninh, hoạ sĩ Phan Nguyên, cả nhóm bỗng dưng «hưng phấn» rủ nhau đi thuê nhà chung trong truyện, chung câu văn nhập, với ?~?~kẻ lạ?T?T, không cho thấy mặt, không cho... giao tiếp thân xác, cấm kết có hậu! Ðã có những truyện ngắn rất bất ngờ: Nam Dao thuê nhà chung với Jésus đi ra đường gặp ...Karl Marx, Eric Nguyễn Việt thuê nhà chung với một người đàn bà là thần chiến tranh, Phan Nguyên thuê nhà với ma... Rồi chia tay, bạn bè lại xa nhau. Hai năm sau, bỗng nhiên Miêng nhắc đến đề tài Truyện Tình Mùa Hè của Trân Sa bỏ bê bao năm, lại ầm ào, lôi kéo, rủ nhau một lần nữa. Lần này Trân Sa và Nam Dao muốn mở rộng phạm vi «toàn quốc», thư mời gởi đi lung tung, dưới sự bảo trợ của chủ biên Hợp Lưu là Phùng Nguyễn khi ấy. Phạm Thị Hoài đặt tựa Yêu nhưng rồi bận không tham dự, chị Phan Thị Trọng Tuyến nói tựa Yêu của Chu Tử... Nhưng rồi Yêu cũng ra đời với 36 tác giả trong ngoài nước. Sau đó hoạ sĩ Khánh Trường sau khi rời nhà thương, trở lại trông coi tạp chí, anh quyết định lên đường một lần nữa. Các chủ đề Thế Hệ Sau Chiến Tranh với 30 tác giả nội-ngoại và Tiểu Thuyết tiếp nối... Mục đích duy nhất của tất cả những tác giả cùng tham dự là cùng muốn gây lại sinh hoạt sáng tác, hâm nóng lại bầu không khí đã chùng xuống mấy năm vừa qua, tạo sinh khí, sinh động, ầm ĩ và biết đâu... bắt đầu một giai đoạn mới. Ngoài ra không còn mục đích nào khác.
    Về ý nghĩa chữ Yêu, tôi không thể trả lời cô, vì giản dị, không thể định nghĩa tình yêu.
  2. wingsca

    wingsca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2004
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    co bai phong van Phan Nhien Hao o day:
    http://www.tienve.org/home/literature/viewLiterature.do?action=viewArtwork&artworkId=39
    va tieu su tac gia:
    http://www.haophan.net
  3. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    LQM: Ông nghĩ sao về ý kiến của một số độc giả và văn hữu cho rằng những tay viết nữ luôn luôn là những người đi tiên phong trên phưong diện ********?

    TV: Tôi nghĩ ngược lại, các nhà văn nữ VN rất gìn giữ, không bao giờ viết hết suy nghĩ của họ. Gia đình, xã hội và truyền thống giáo dục Khổng giáo vây quanh, khiến nhà văn nữ VN mất tự do, tự kiểm duyệt, không muốn nghĩ đến hoặc nghĩ đến nhưng không thấy đẹp đẽ rồi lẩn tránh. Trước đây, ở miền Nam, Lệ Hằng, Nguyễn Thị Thuỵ Vũ, Nguyễn Thị Hoàng, Túy Hồng, Trần Thị Ngh là những hiện tượng cá biệt. Hôm nay, số lượng nữ tác giả viết về ******** một cách bạo dạn, không trốn tránh, vẫn còn rất ít. «Miền dục lạc» như Trân Sa gọi, gồm Lê Thị Thấm Vân, Mai Ninh, Nguyễn Hương, Thơ Thơ cùng với Lê Quỳnh Mai mới đây trong văn xuôi, Ðỗ Lê Anh Ðào, Trần Minh Quân, Vy Thuỳ Linh, Phan Huyền Thư trong thơ, cũng mới đây.
    Một trong những nguyên nhân tuy không chính yếu, nhưng có ảnh hưởng, nằm trong tiêu chỉ đạo đức-mỹ tục vô cùng cổ điển của các toà báo. Mỗi lần đăng được một bài thơ bị người Việt xem là «bạo» ïlà mỗi một lần tác giả và ban biên tập phải tranh đấu cho dòng thơ này cất tiếng. Ngay Hợp Lưu, một tạp chí vung khẩu hiệu khai phá cấp tiến, bước vào thế kỷ 21 vẫn vô cùng ngần ngại với sinh dục. Chủ đề Yêu, Hợp Lưu không đăng trích đoạn Âm Vọng Tình Ta của Lê Thị Thấm Vân, thơ ca *** của Trần Minh Quân và Lê Thị Thấm Vân luôn gây dị ứng. Tức quá, có lần tôi đem Âm Vọng Tình Ta của Lê Thị Thấm Vân gởi cho tạp chí Văn Học Nghệ Thuật Liên Mạng, được xem một tạp chí trẻ, của tuổi trẻ trưởng thành ngoài nước, của tuổi trẻ «thấm đẫm» văn hoá phương Tây, nhưng... chủ biên Phạm Chi Lan không đăng!
    Tôi luôn luôn ngạc nhiên trước những hàng rào này. Không có hoạ sĩ Khánh Trường, chắc chắn phong trào sinh dục hoá thi ca không bao giờ có thể ra đời trong văn chương VN hải ngoại. Hiện tại, tạp chí điện tử Tiền Vệ của nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc, là tạp chí duy nhất không sợ hãi ******** lẫn các bộ phận sinh dục.

    LQM: Thập niên ba mươi, Thơ mới đã là một bước đột khởi trong dòng văn chương Việt Nam. Theo ông, Thơ Tân Hình Thức hiện nay có thể nối tiếp nhiệm vụ gây hưng phấn cho nền thi ca Việt Nam hay không? Ðộc giả chưa bao giờ thưởng thức một bài thơ nào của ông. Có phải nhà văn Trần Vũ bị« dị ứng» với Nàng Thơ?

    TV: Tôi không quan tâm đến thi ca. Tôi chỉ đọc có hai loại sách duy nhất, tiểu thuyết và các tài liệu chiến tranh Ðông Dương, Algérie, đệ nhất & đệ nhị thế chiến, thủy chiến Thái Bình Dương... Chuyên môn chính của tôi là các binh chủng Lê Dương, Nhảy Dù, Panzer, Waffen SS, Luftwaffe,... Thuở niên thiếu khi bước chân lên trung học đệ nhất cấp, lúc còn ở Sàigòn, tôi đã sớm say mê tủ sách Hitler của nhà Sông Kiên, Samourai Những Trận Không Chiến Dữ Dội Nhất Lịch Sử Thái Bình Dương của trung úy Saburo Sakai, Erwin Rommel Con Cáo Già Sa Mạc của Desmond Young, Hitler và Mặt Trận Miền Ðông của Paul Carell là những sách gối đầu giường của tôi khi ấy. Lớn hơn một chút, khi bạn bè mê thơ Nguyên Sa, Trần Dạ Từ, Phạm Thiên Thư, mê truyện Nguyễn Thanh Trịnh, Từ Kế Tường, Ðinh Tiến Luyện, Nhã Ca,v.v.. thì tôi mê Bố Già (do Ngọc Thứ Lang dịch), Ông Mãnh Súng Vàng (do Hoàng Hải Thủy dịch), Z-28 Hận Vàng Aán Ðộ (Người thứ Tám), Về Miền Ðất Hứa (do Thế Uyên dịch), Chiến Hữu (Vũ Kim Thư dịch) và dĩ nhiên Tử Thủ Căn Cứ Hoả Lực 30 Hạ Lào của đại úy Trương Duy Hy giải nhất văn chương... phủ tổng thống VNCH. Sang đến Pháp, tôi rơi ngay vào kho sách chiến tranh của các sĩ quan Pháp tham chiến tại VN, từ trung tướng Navarre đến trung tá Grauwin y sĩ trưởng Ðiện Biên Phủ, từ ký của Francis Garnier đang viêùt dở dang cho báo Figaro, đến tiểu thuyết Sensualité của Henry Rivière mới viết 2 chương ở Hà Nội khi bị Lưu Vĩnh Phúc chém chết ở Ô Cầu Giấy... Tôi bị văn xuôi cùng chiến tranh cám dỗ và không còn thời gian cho những thứ khác. Nếu cô gọi đó là dị ứng thi ca, thì đó là dị ứng thi ca.

    LQM: Trần Vũ có hoài bão riêng nào cho bản thân và cho Hợp Lưu?

    TV: ?oHoài bão? cho Hợp Lưu? Câu hỏi này dành cho hoạ sĩ Khánh Trường chủ biên tạp chí đúng hơn. Tôi chỉ mong muốn, các tập san văn chương VN trên giấy cũng như trên mạng, cùng nhà xuất bản ngoài nước trả tác quyền và nhuận bút cho các tác giả, ký kết văn kiện hợp đồng đàng hoàng y như Tây phương. Ðến lúc đó hẳn ghi copyright Tiền Vệ, Talawas, Hợp Lưu, Văn, Văn Học... Ðây là điều kiện chuyên nghiệp đầu tiên trước khi đòi hỏi các tác giả chuyên nghiệp trong sáng tác. Dương Thu Hương có lần tuyên bố: Cái nhục lạc hậu nghèo đói, cũng nhục như cái nhục mất nước. Tôi muốn thêm: Cái nhục không trả tiền nhuận bút, cũng nhục như cái nhục mất nước.
    Muốn vậy, nhưng tôi biết rõ các tạp chí không có lợi tức. Không nhuận bút ở ngoài nước đã thành một thông lệ. Một truyền thống. Và hơn một truyền thống, một định mệnh.
    ?oHoài bão? riêng cho bản thân? Có thể về hưu tức khắc, ngay bây giờ, có một biệt thự sát biển ở Phù Két-Thái Lan và nhiều biệt thự khác ở Nha Trang, Ðà Lạt, Sàigòn, có thời gian viết tiểu thuyết, dịch sách chiến tranh Ðông Dương, có hầm rượu vang nhiều ngàn chai và tôm hùm, bào ngư, hào sống, cá sống, và bạn bè đến uống rượu mỗi chiều cùng ngắm mặt trời trước biển trong tiếng cười vang suốt đại dương...

    LQM: Là người được mô tả thân thiết với họa sĩ Khánh Trường. Trần Vũ có cảm tưởng ra sao khi nghe tin hoạ sĩ Khánh Trường, sau tai biến mạch máu não, lại rơi vào bệnh nan y khác: ung thư thanh quản.

    TV: Tôi không biết phải trả lời cô như thế nào, vì tôi vẫn chưa hình dung rõ ràng chuyện gì đang xảy đến. Tôi biết là hoạ sĩ Khánh Trường đang gặp nguy hiểm, và tôi nghĩ đang có cùng cảm giác của anh, ngày anh đến thăm Mai Thảo trong căn gác phía sau nhà hàng Song Long, thấy Mai Thảo không đi được nữa. Mai Thảo đã luôn là một người anh của hoạ sĩ Khánh Trường. Tình cảm của anh dành cho Mai Thảo thế nào, thì tình cảm của tôi dành cho anh y vậy. Tôi tin vậy. Lúc này tôi không biết làm gì khác hơn là phụ lặt vặt với anh chuyện toà báo, giống như mình có ông anh mở một cửa hiệu buôn bán gì đó, không có lời, nhưng ông anh vẫn bán, vẫn đứng trông hàng mỗi ngày từ sáng đến chiều để gặp bạn bè, rồi đột nhiên anh ngã bệnh, tôi chạy ra trông hàng thay, cũng chẳng để buôn bán hay kiếm lời chi hết, chỉ để gặp bạn bè, thông báo cho họ hay chưa đóng cửa hiệu, còn mở. Ðến khi nào, bao giờ, thì tôi không biết. Tôi chỉ biết hoạ sĩ Khánh Trường đang ốm đau và anh cần có người phụ giúp. Tôi phụ anh tất cả những gì tôi có thể phụ được, và nghĩ ngày mai anh sẽ ra cửa hiệu trở lại, lại cười khà, và tôi sẽ lại bỏ đi chơi với Thận Nhiên, Trân Sa, Nguyễn Hương, Thấm Vân, Nguyễn Hà ý Nhi, Nam Dao, Thế Giang cho đến khi lại nghe anh kêu làm cho anh cái này, cái kia. Tôi đã quen với bao nhiêu năm hoạ sĩ Khánh Trường hứng mũi chịu sào cho tôi phá phách, tôi không thể hình dung ra sự thay đổi nào khác. Hoạ sĩ Khánh Trường, hoạ sĩ Võ Ðình, anh Trương Vũ, là các ông anh lớn của tôi. Họ luôn ở bên cạnh, che chở, la rầy, và chỉnh đốn những khi cần thiết. Chị Nguyễn Thị Hoàng Bắc, chị Thụy Khuê, chị Trần Thị Lai Hồng, chị Phan Thị Trọng Tuyến là những bà chị lớn... Họ là gia đình tôi. Thường khi tôi hay phá phách chọc tức họ, nhưng mỗi khi họ gặp hung hiểm, tôi khổ vô cùng. Mỗi lần như vậy, tôi đều nghĩ đến cuộc vượt biển của mình, nghĩ đến lúc đóng bè trôi giạt giữa biển Ðông, nghĩ đến các trại cô nhi viện tôi đã sống suốt năm năm, và nghĩ tôi đã may mắn lắm có một gia đình ấm cúng như vậy, tựa máu mủ, ở bên này biển.
    Thực hiện: Lê Quỳnh Mai
    Nguồn: Phan Huy Đường

  4. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Nhà thơ Trần Mạnh Hảo:
    "Chúng ta sống được bao nhiêu phần người?"​
    ´ Viết phê bình có giống như làm một cái máy bắt muỗi, hễ ai rơi vào vòng từ trường của nó y như rằng bị đánh "bép" một cái "thủng cả tim gan"?
    - Tôi phê bình có phương pháp luận khoa học, không phê bình cảm tính. Nhưng có thể nói thế này: Lý tưởng là tiệm cận. Nó là đường chân trời. Nếu lao tới thì phải lao từ từ, tới gần sẽ bị chết ngay. Cũng giống cái máy bắt muỗi. Muỗi bé lao thẳng vào từ trường, không thoát được nên vỡ tim mà chết.
    ´ Có người nói, chính ông là một gene biến dị trong phê bình văn học. Ông phản ứng thế nào?
    - Ai bảo tôi là gene này gene kia thì đó là quyền của họ. Nhưng nói gì cũng phải chứng minh.
    ´ Sau "Ly thân", có ý kiến cho rằng Trần Mạnh Hảo đã về hưu non, hoặc đã hỏng hóc...?
    - Tôi không phủ nhận điều đó. Bị một cú chùy rất nặng, ra khỏi biên chế nhà nước, bị khai trừ Đảng. Nhưng dần dần tôi lấy lại hồn vía. Nếu tôi suy sụp thì không có ngày hôm nay.
    ´ Như vậy, những cuộc tranh cãi thậm chí văng tục trên văn đàn của một nhóm người, theo ông, có phải vì khung cảnh quá tẻ nhạt mà ông cần phải khuấy cái "ao văn học"cho nó dậy bùn lên không?
    - Tôi thấy cái sai của ai thì chỉ ra. Cũng sẵn sàng nghe người ta chỉ ra những cái sai của mình. Những gì tôi viết ra có nhiều người đọc. Tôi tin rằng họ hiểu tôi. Còn nếu các vị giáo sư bị tôi phê bình im lặng, thì là chuyện của họ. Hiệu quả của những cuộc tranh luận thì có đấy. Chẳng hạn, từ những phát hiện của tôi, Bộ Giáo dục phải sửa sách giáo khoa trung học năm 2000.
    ´ Ông có cô đơn và lạc lõng khi các giáo sư đầu ngành hoàn toàn" khiếp sợ" và quay lưng lại với ông?
    - Không. Nhờ những bài phê bình mà tôi có nhiều bạn đọc hơn. Thư từ gửi về cũng trên 20 ký. Chuyện đúng sai của Trần Mạnh Hảo là vấn đề văn bản, là nghiên cứu khoa học.
    ´ Hình như ông không thích hai chữ "học thuật"?
    - Toi luôn coi việc phê bình của mình là học thuật, "nói có sách mách có chứng".
    ´ Có vị giáo sư "được" ông "quật" đến 25 bài và thậm chí ông tuyên bố sẽ còn phê bình nữa... Phải đó là nguồn "cảm hứng" của ông?
    - Ai không chịu tiếp thu, chịu nhận khuyết điểm, tôi sẽ tiếp tục phê bình. Có lần, giáo sư Trần Quốc Vượng nói qua người bạn của tôi, rằng có những chuyện ông Hảo chỉ ra đúng cái sai của ông ấy. Thế là tôi thôi không viết về ông Vượng nữa.
    ´ Có hai luồng dư luận về ông khiến những độc giả đứng giữa hoàn toàn ngơ ngác không hiểu ông Hảo là người như thế nào? Một người "gác cổng" văn hóa cực đoan, kiêu ngạo hay một "kẻ ngoại đạo" có công phát hiện nhiều cái sai trong sách giáo khoa?
    - Có người gọi tôi là con lật đật, con khỉ, con gà, con tắc kè... Tôi chỉ buồn cười. Tôi là người viết có tinh thần độc lập. Ở ta, anh phải ở trong "nhóm" này, "nhóm" khác. Còn nếu nói tôi là tay sai phái này, phái nọ, thì khổ nỗi, cả đời tôi đã làm tay sai cho vợ tôi rồi, có còn đủ sức ký hợp đồng với ai nữa đâu?
    ´ Điều đáng sợ nhất đối với con người là gì?
    - Là lòng kiêu ngạo, và không biết mình ở đâu. Hiện nay có nhiều kẻ dốt nát mà vênh mặt lên với đời, cho mình là đứng trên đồng loại. Dốt nát là nhà tù, từ mặc cảm tự ti mà đẩy quá lên thành tự tôn.
    ´ Còn đối với Trần Mạnh Hảo, ông có khi nào sợ hãi chính mình?
    - Tôi có nhìn thấy mình rõ đâu mà tôi sợ? Những lúc soi lại mình lại thấy có kẻ khác trong đó.
    ´ Kẻ khác?
    - Chúng ta luôn đóng vai một kẻ khác, vì thế mới là mình. Muốn hiểu đồng loại thì phải đặt mình vào hoàn cảnh của người ta. Bản ngã ta có được là nhờ vào việc trao đổi bản ngã với kẻ khác.
    ´ Một kẻ "đốt đền" trên văn đàn liệu có phải là hình ảnh thật của ông?
    - Có đền đâu mà đốt? Có đền thì vinh dự cho tôi quá. Bi kịch của tôi là không có đền.
    ´ Nói như thế, ông có đa nhân cách không?
    - Con người vẫn là mình, nhưng cũng vẫn phải nhập vai tha nhân. Còn sống nhiều mặt là khác.
    ´ Thế ông sợ nhất là gì?
    - Điều tôi sợ nhất là tôi không còn gì để sợ nữa. Sở dĩ tôi còn tồn tại được là vì còn quá nhiều điều sợ hãi.
    ´ Điều xấu về một con người thì quá nhiều, nhưng có phải người ta bị sa đà vào việc nhìn cái xấu mà bám theo đó rỉa mãi, cho đến khi chính kẻ đi rỉa lại hóa thành nạn nhân của kẻ khác?
    - Tôi đang viết cuốn "Đút lót để vào chỗ chết". Tôi sinh ra với một lý lịch xấu, không ai thừa nhận tôi là con người bình thường. Sống mà bị lưu đày ngay trên quê hương mình. Đi bộ đội cũng không được, phải "đút" 10 con gà. Đến giờ nghĩ lại, thực ra làm người khó biết bao! Chúng ta sống được bao nhiêu phần người?

    An Nhiên thực hiện
    Nguồn: Lao động

  5. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Bùi Giáng - Tiểu sử tự ghi​

    1926 - được bà mẹ đẻ ra đời
    1928 - bị té bể trán, vết sẹo còn nguyên kỷ niệm,hai năm trời chết đi sống lại
    1933 - bắt đầu đi học a, b, c... trường làng tại Thanh Châu với Thầy Cù Đình Qúy
    1936 - học trường Bảo An với thầy Lê Trí Viễn
    1939 - ra Huế học tư thục với những thầy Cao Xuân Huy, Trần Đình Đàn, Hoài Thanh Nguyễn đức Nguyên, Đào duy Anh, vân vân
    1940 - về Quảng Nam chăn bò
    1942 - trở ra Huế, vì nhớ nhung gái Huế
    1949 - nhập ngũ , bộ đội công binh. Hai năm sau giải ngũ
    1952 - vào Sài gòn, 1955 (57) khởi sự viết về Nguyễn Du và một vài nhận xét về Truyện Kiều và một vài nhận xét về Bà Huyền Thanh Quang, một vài nhận xét về Chinh Phụ Ngâm ...(TÂN VIỆT xuất bản)
    1957 - TÂN VIỆT xuất bản :giảng luận về Tản Đà Nguyên Khắc Hiếu, giảng luận về Chú Mạnh Trinh, giảng luận về Tôn Tho Trường và Phan Văn Trì
    1962
    Tập thơ Mưa Nguồn
    Tư Tưởng Hiện Đại
    1963
    Lá Hoa Cồn (thơ)
    Ngân Thu Rớt Hột (thơ)
    Màu Hoa Trên Ngàn (thơ)
    Martin Heidegger và Tư Tưởng Hiện Đại (hai tập) (do đứa em ..)
    1965 - nhà cháy mất trụi bản thảo
    In vội vàng Sa Mạc Phát Tiết (An Tiêm)
    Dialogue (viết Avantpropos (viết giúp cho Nhất Hạnh, Lá Bối) và Letre à René char) (Lá Bối in)
    Sa Mạc Trường Ca (An Tiêm in bản)
    1968 - 68
    Dịch Martin Heidegger Erlauteninger gu Heidergger dich. Giảng giải về thơ.
    (Lời, Cố Quận (An Tiêm) Lễ Hội Tháng Ba) (Quế sơn Võ Tánh)
    Con Đường Ngã Ba (An Tiêm)
    Bài Ca Quần Đạo (Nguyễn Đình Vương)
    1969 - Bắt đầu điên rực rỡ
    1970
    1. Lang Thang Du hành Lục Tỉnh (Khách sạn Long xuyên Bà Chủ cho ở đầy đủ tiện nghi không lấy tiền)
    2. Gái Châu Đốc Thương yêu và Gái Long Xuyên Yêu dấu
    3. Gái Chợ Lớn Khiến bị bịnh lậu (bịnh hoa liễu)
    1971 - 75 - 93
    Điên rồ lừng lẫy chết đi sống lại vẻ vang
    Rong chơi như hài nhi (con nít)
    Được gia đình ông Phó Chủ Tịch (482) Lê Quang Định, Hội Đồng Thành Phố đối xử thơ mộng thênh.
    Kính dâng Kim Thúy, Kim Hồng, Kim Hoa, đôi lời rốt cuộc.....
    Bình sinh mộng tưởng vấp phải niềm thương yêu của Kim Cương Nương Tử, Hà Thanh Cố Nương và Mẫu Thân Phùng Khánh (tức Trí Hải Ni Cô)
    Do đâu mà ra được như thế ?
    Đáp: Có lẽ đầu tiên kỳ tuyệt là do ân nghĩa bốn bề thiên hạ đi về tập họp tại Già Lam, Vạn Hạnh và Long Huê và Tịnh Xá Trung Tâm và Pháp Vân và xiết bao Chùa Chiền Miền Nam nước Việt, không biết nói sao cho hết.
    22-8-93

    Tham khảo:
    Chào Em
    Chào em? có lẽ chẳng nên
    Nói gì nữa cả? giữa đêm tối mò!
    Chào em tính mệnh so đo?
    Chào em tính thể tò mò tuyết vân?
    Ấy xa xuôi? ấy gũi gần?
    Từ từ tự hỏi, tần ngần em sẽ thấy ra
    Đi về trong cõi người ta
    Người là người lạ ta là quá quen?
    Anh từ thể dục dưỡng điên
    Thành thân thơ mộng thiên nhiên một giờ

    Giã Từ Đà Lạt
    Nói nữa sao em, với lời lỡ dở
    Đường lây lất chiều bay sương lổ đổ
    Đứng bên trời em ở lại hôm qua
    Ngàn thông ơi ở đó đón bóng tà
    Và giữ lại chuyện đời ta đi mất
    Bước khúc khuỷu truông ngàn khe khóc lóc
    Dặm mơ màng tăm tắp mấy mù khơi
    Lùi bay đi để ở lại bên người
    Tơ vấn vít gió muà mời mọc én
    Tay lẩy bẩy níu gì xuân bay biến
    Ô thiều quang! làn nước cũ trôi mau
    Em đi lên vói bắt mấy hương màu
    Miền đất Thượng có mấy bờ hoa mọc
    Xa biệt lắm mưa nguồn trên mái tóc
    Đà mấy lần thổi lạc lệ lưa thưa
    Buổi sớm hôm buồn tinh tú ai ngừa
    Bàn chân bước vơi tay buông kể lể
    Trời với đất để lòng em lạnh thế
    Hoa hương ơi còn diễm lệ bao giờ
    Những ân tình đầu liễu rũ lơ thơ
    Còn hay mất trong trăng mờ khuya khoắt
    Người xuống núi mang về đâu có chắc
    Những dịp về còn nữa ở mai sau ?
    Dặm hồng vàng ai đứng lại nhìn nhau
    Nhiên Tượng
    Xin ngó lại bàn chân em bước
    Vì em đi vào lúc gió đương bay
    Năm ngón nhỏ như sương đầm lá ướt
    Em đưa tay anh vói bắt chừng này
    Ngồi kể lại chuyện ngày xưa cũ kỹ
    Em không nghe vì anh cũng không nghe
    Hồn hoa phấn xông hương sầu dị dị
    Tóc vàng tơ tỉ mỉ ngón tay đè
    Vì ngọc trắng cát lầm thu xiêu lệch
    Gió băng trời xin thổi bụi bay theo
    Ngàn xuân vô ngần trong bóng nguyệt
    Đầu xanh em tư lự suối thông đèo
    Nằm xuống cỏ nghe tràn lan nước gội
    Chảy vòng quanh Thu Lục Tỉnh bao la
    Cồn Sa Đéc Sóc Trăng sương vòi või
    Gió lên bờ kim hải sóng xanh xa
    Chợt ngoảnh lại thấy rằng em ngủ mất
    Em ngủ quên phiền sương rộng trăng ngà
    Hồn bỏ lại mộng thừa trong thớ đất
    Anh nhìn em trong suốt giữa xương da ​
  6. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Nhật Tiến - Trung thực, một phẩm chất hàng đầu của người cầm bút​


    - Đỗ Quyên: Xin vào ngay đề tài mà nhờ đó, vô tình, chúng ta găïp lại nhau trên Internet trong mấy ngày qua: Xung quanh một lá thư ở Việt Nam cho biết nhân vật Nguyễn Vũ Phương của Chuyện kể năm 2000 ở ngoài đời vừa mất, anh có thể nói gì về tác phẩm này?
    + Nhật Tiến: Tôi đã đọc Chuyện kể năm 2000, tất cả 3 lần: Lần đầu tiên, từ hồi đầu năm 2000, đọc liền một hơi trong 2 đêm ở ngay quán trọ ngõ Nam Ngư, gần chợ Cửa Nam, Hà Nội, ngay khi vừa mua cuốn này với giá chợ đen ở quán cà phê bên hè phố Tràng Tiền, 250.000 đồng một bộ. Cảm xúc khi đọc xong cùng nỗi ám ảnh về mỗi nhân vật trong truyện khi đó hết sức tràn đầy. Tôi đã phải đọc khá vội vàng vì có nhiều người "xếp hàng" muốn được mượn coi. Sau này về Mỹ, tôi có nhiều thì giờ hơn, nghiền ngẫm cuốn sách. Phải nói, càng đọc càng thấm và càng phát hiện được nhiều ý tưởng phong phú và mới lạ hơn mà trước đó, do sự hấp dẫn của tác phẩm, tôi không nhìn thấy hết. Kinh nghiệm về tù đày thì trước Bùi Ngọc Tấn đã có khá nhiều người viết ra. Nhưng viết được đến như Bùi Ngọc Tấn thì phải nói là đã soi rọi tới tận cùng mọi ngóc ngách của con người với nhiều số phận, nhiều hoàn cảnh khác biệt nhau ở cả trong lẫn ngoài tù. Tôi cho rằng đây là một trong những bức khắc họa sâu xa và truyền cảm nhất về thân phận của con người sống trong một xã hội mà ở đó bạo lực được sử dụng như là một cứu cánh để trấn áp con người nhằm bảo vệ một thiểu số bất nhân, ngu muội và độc ác khi còn đương cầm quyền.
    - Lâu nay nhiều người Việt từng "ấp ủ" giấc mơ giải Nobel Văn chương cho một người Việt Nam. Sau giải Văn chương năm 2000 cho một nhà văn Trung Quốc cư trú chính trị tại Pháp là Cao Hành Kiện, chuyện này lại được bàn và khá nhiều ý kiến quy tụ về nhà văn Bùi Ngọc Tấn với Chuyện Kể Năm 2000...
    + NT: Ngay từ hồi còn sinh hoạt ở Trung Tâm Văn Bút Việt Nam ở Sài Gòn trước năm 1975, Ban thường vụ chúng tôi cũng đã nhận được thư của Hàn lâm viện Thụy Điển mời tham gia việc giới thiệu một nhà văn hóa Việt Nam vào danh sách ứng viên của giải Nobel về văn chương. Đây là một vinh dự cho giớùi cầm bút Việt Nam, nhưng chúng tôi chưa hề có ảo tưởng là người được giới thiệu sẽ đoạt được giải thưởng cao quý đó. Tuy nhiên người ta đã mời thì thì mình cứ làm. Do đó một bản giới thiệu về sự nghiệp thi ca của thi sĩ Vũ Hoàng Chương đã được gửi đi theo đúng thủ tục. Và chỉ có thế thôi. Nay qua hải ngoại, hình như cũng đã có lần Hội Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại nhận được lời mời tương tự, nhưng tôi không được rõ Ban chấp hành đã đề cử ai. Theo nhận xét của riêng tôi thì cho tới nay, chưa có một nhà văn, nhà thơ Việt Nam nào đủ điều kiện để lọt vào mắt xanh của Ban giám khảo, kể cả nhà văn Bùi Ngọc Tấn với tác phẩm rất hay là Chuyện Kể Năm 2000. Thông thường, giải Nobel được trao cho một sự nghiệp văn chương chứ không phải cho một tác phẩm văn chương. Cho nên có lắm khi, một tác phẩm được giải chưa chắc đã là một tuyệt tác, vì nó chỉ mang tính cách đại diện cho cả một sự nghiệp. Mà sự nghiệp văn chương này lại phải có tầm mức ảnh hưởng vượt biên giới quốc gia; nếu không là ảnh hưởng đến cả một thời đại thì chí ít cũng phải là một cộng đồng mang tính cách quốc tế. Xét theo tiêu chuẩn ấy thì Việt Nam mình còn cách cái giải ấy khá xa. Nếu ai trong chúng ta thường "ấp ủ" giấc mơ ấy thì tôi cho là quá sớm. Hy vọng, trong tương lai, thế hệ con cháu mình rút ngắn được khoảng cách ấy để mang lại vinh dự cho giới cầâm bút Việt Nam.
    - Là một trong các nhà văn quan trọng của văn học và sinh hoạt văn nghệ miền Nam trước 1975 và hải ngoại sau 1975, từ lâu Nhật Tiến về chuyện ?~là hậu quả của "sự trung thực vốn chẳng phải là một trong những phẩm chất hàng đầu của người cầm bút đó sao?" này?T đã được đọc và nghe tiếng. Anh có thể cho biết vài vụ việc chính, về điều ấy?
    + NT: Xin thay hai chữ "quan trọng" trong câu trên. Từ năm 1985, khi đọc bài phát biểu trong buổi ra mắt tập truyện Một Thời Đang Qua được tổ chức tại đại học George Mason ở Washington DC (do Tủ sách Cành Nam và Hội Văn Hóa Việt Nam tại Bắc Mỹ tổ chức chung với cuốn Thấm Thoắt Mười Năm của nhạc sĩ Phạm Duy), tôi đã nêu lên - lần đầu tiên - những ưu tư mới của mình về một số vấn đề của quê hương, đất nước. Tôi nhìn nhận ra rằng trong hàng ngũ của những người Cộng sản vẫn có những con người đi làm cách mạng vì yêu nước, rằng thật là kinh khủng khi ta vì hận thù mà "dễ dàng sổ toẹt một con ngưòi". Đây là điểm khởi đầu của những hệ lụy, vì những cảm nhận này không thích nghi vào thời điểm ấy. Tuy biết vậy, nhưng tôi vẫn đeo đẳng và muốn tiếp tục khai triển những nhận định kiểu này qua các sáng tác tiếp theo của mình, như những truyện Những Kẻ Đứng Bên Lề, Kẻ lạ, Người Tù Cuối Năm, Cánh Cửa, Những Sự Thực Cần Được Nói Ra, Mồ Hôi Của Đá, và đặc biệt là truyện ngắn Gặp Gỡ Ngày Cuối Năm, một sáng tác đã gây nên một trận bão nhục mạ kéo dài cả hơn một năm trời. Sau đó là những vấn đề bang giao, quy chế tối huệ quốc cho Việt Nam. Và nhất là vấn đề hòa hợp, hoà giải dân tộc vốn cho đến giờ vẫn còn là một đề tài có nhiều nhậy cảm. Những hệ lụy từ đó kể lại thì nhiều, nhưng chỉ xin nêu lại hai chuyện đáng nhớ:
    Một, liên quan đến công trình chung của một số anh em ngồi lại với nhau để in cuốn Trăm Hoa Vẫn Nở Trên Quê Hương mà nội dung đề cao những cây bút phản kháng ở quê nhà thời1986-1989. Cuốn này được ấn hành năm 1990, có thể được sự đồng tình của giới độc giả thầm lặng nhưng dấu ấn đáng ghi nhớ của nó là nó bị kéo lê trên đường phố Bolsa trong một cuộc biểu tình ồn ào tại Quận Cam, California.
    Hai, liên quan đến cá nhân. Đó là việc Trung Tâm Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại, khoảng năm 1995, đã ấn hành một tuyển tập đồ sộ bao gồm những sáng tác của Hội viên trong 20 năm ở hải ngoại. Tôi có gửi một truyện để đóng góp vào công trình này, nhưng nó đã bị Ban chấp hành vào thời điểm đó loại bỏ. Thành ra trong 20 năm sáng tác của Hội viên Văn bút ở hải ngoại, không có tác phẩm của Nhật Tiến, một thành viên của Văn bút từ năm 1961 ở Việt Nam. Như thế thì có đúng cũng là một hệ lụy như anh đã nêu ra không?
    - Trong số các tác phẩm anh vừa dẫn có các chi tiết cụ thể của truyện nào khiến xảy ra "các trận bão nhục mạ" như vậy?
    + NT: Những tác phẩm mà tôi vừa nêu tên đều là những truyện ngắn chứ không phải là những phóng sự để có thể nêu ra được những chi tiết cụ thể. Giá trị truyền đạt của chúng là toàn bộ những lời văn hay ý tưởng nêu trong truyện, nên thật khó mà tóm tắt trong vài câu để có thể nói được nội dung mà tác giả muốn truyền đạt. Tuy nhiên, để chiều ý anh, tôi chỉ xin nói lý do tại sao truyện ngắn Gặp Gỡ Ngày Cuối Năm của tôi lại bị chống đối dữ dội. Tôi đã đưa ra hoàn cảnh của một ông anh đại tá miền Bắc vào thăm một chú em ruột là sĩ quan miền Nam đang ở một trong một trại cải tạo. Họ kình chống nhau, lý luận với nhau, và cuối cùng vì tình cốt nhục, họ đã nhìn nhận nhau. Chỉ riêng ý tưởng cho hai nhân vật này nhìn nhận nhau thì cũng đã đủ gây nên những trận bão nhục mạ trong một thời gian dài vào thời điểm đầu thập niên 90 rồi.
    - Thế anh nghĩ sao khi bạn đọc liên hệ một cách tự nhiên rằng, chuyện "một ông anh đại tá miền Bắc" và "một chú em ruột là sĩ quan miền Nam" ấy chính là chuyện của hai anh em nhà ông Nhật Tiến-Nhật Tuấn?
    + NT: Sai quá là sai, ông bạn ơi! Nếu hai anh em chúng tôi có vấn đề khác biệt tư tưởng thì tôi đã dựng ngay một truyện gay cấn xẩy ra giữa hai anh em ruột cùng là người cầm bút nhưng lớn lên ở hai môi trường xã hội khác nhau, can chi mà phải tránh né, nói bóng nói gió xa xôi! Khi có biến cố tháng 4-1975 thì Nhật Tuấn đang ở Đà Nẵng, trong đoàn kỹ thuật chuyên đi đo đạc, cắm mốc để cho các toán dân-quân đi sau mở đường. Nhật Tuấn trong nhiều năm đã vượt đường mòn Hồ Chí Minh với nhiệm vụ đo đạc như thế. Rồi chỉ hai tháng sau là chúng tôi đã gặp nhau, do Nhật Tuấn leo được lên xe của một anh đại úy quen biết để rông vào Sài Gòn. Khi đó tôi mới được biết Nhật Tuấn cũng đã là một nhà văn, được giải nhất văn chương về tập truyện Trang Mười Bẩy, và đang viết cuốn Con Chim Biết Chọn Hạt. Chúng tôi đã thẳng thắn trao đổi với nhau về nhiều vấn đề mà không chút tỵ hiềm. Tôi còn nhớ mãi một câu chú ấy nói: "Ở trong chăn, em biết chăn có nhiều rận lắm, anh ơi !"
    - Trước 1975 anh có những hệ lụy tương tự như trên không?
    + NT: Hệ lụy của những lời phát biểu trung thực thì ở thời đại nào và ở dưới bất cứ chế độ nào cũng đều phải có, duy mức độ nặng nhẹ ra sao thì còn tùy mỗi chế độ mình đang sinh sống. Dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975, tôi cũng gặp một vài hệ lụy nhưng tôi cho là không đáng kể. Chẳng hạn, như sau khi đọc điếu văn trước huyệt cố văn hào Nhất Linh vào năm 1963, tôi phải bỏ trốn xuống Biên Hòa một thời gian cho tình thế nguôi ngoai đi; hoặc năm 1974, khi làm chủ biên tờ tuần báo Thiếu Nhi xuất bản ở Sài Gòn, tôi đã phát động trên báo này một chiến dịch bài trừ ma túy và tổ chức cuộc thi cho các em thiếu nhi làm thơ lục bát chống ma túy. Tờ báo bị ngay Bộ Thông Tin (hồi ấy đặt dưới quyền của ông Hoàng Đức Nhã) tìm đủ cách làm khó dễ. Báo của tôi không được nạp bản để ra đúng kỳ hạn, phải bôi xóa hàng chục ngàn số báo vì những lý do không đâu, như phải xoá đi một tấm hình chụp một tấm da người có xâm những hình vẽ mỹ thuật (tattoo). Khi đó tôi mới biết là đụng đến ma túy là chạm húy vài ông kẹ nào đó trong chính quyền đã tổ chức buôn bán ma túy. Vậy không mất mạng thì cũng là may lắm rồi !
    - Ở trên, anh không muốn dùng chữ "quan trọng" vì khiêm nhường hay chữ đó chưa chính xác? Qua tác phẩm và sinh hoạt văn học của mình, Nhật Tiến cho người đọc thấy nhiều nét của sinh hoạt văn học miền Nam trước 1975 và ở hải ngoại sau 1975. Nội các chuyện anh vừa kể cũng cho thấy phần nào điều đó...
    + NT: Hai chữ "quan trọng" theo tôi nghĩ không được đúng đối với trườøng hợp viết lách của tôi. Vậy xin được thay bằng hai chữ "quen thuộc" thì có vẻ chính xác hơn.
    - Giời không chịu đất thì đất đành chịu trời thôi! À, mà nếu coi nhà văn, coi tác phẩm văn học là bạn của bạn đọc thì chữ của anh hay hơn. Ta thử so sánh hai câu: "Đây là người bạn quen thuộc của tôi" và "Đây là người bạn... quan trọng của tôi". Nào, ta tiếp tục: anh có biết ngay sau 30-4-1975 nền văn nghệ Cộng sản ngoài Bắc đánh giá các tác phẩm của Nhật Tiến ra sao không?
    + NT: Sau 30-4-1975, văn nghệ Cộng sản miền Bắc, hiểu theo nghĩa chủ trương của giới lãnh đạo văn nghệ miền Bắc (chứ làm gì có giới văn nghệ miền Bắc tách riêng biệt) có ý muốn tẩy xóa tàn dư văn nghệ "*********" miền Nam, nên họ chỉ định tôi cùng một số văn nghệ sĩ khác như Phạm Thiên Thư, Tường Linh, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Lệ Hằng... là những tác giả phải ra tự phê điển hình trong "họïc tập" khoá 1 dành cho văn nghệ sĩ tổ chức đầu tiên ở Sài Gòn, khoảng tháng 7-1975. Mỗi người được lựa chọn 2 tác phẩm để tự phê, nhưng riêng tôi thì được gợi ý trước là trong số đó phải có cuốn Giấc Ngủ Chập Chờn, một truyện dài của tôi do nhà Đông Phương ấn hành năm 1969. Nội dung cuốn này viết về đời sống của dân chúng trong một vùng nằm giữa hai làn đạn (thườøng được gọi là vùng sôi đậu), trong cuộc chiến ở miền Nam. Nhu cầu tự phê cũng đã được gợi ý trước, đại thể như phải giải thích hoàn cảnh xã hội nào, động cơ nào, nhu cầu nào... khiến tác giả viết nên cuốn truyện đó. Tôi đã phát biểu rằng tại miền Nam, sau 1954, đã hình thành một quốc gia được nhiều quốc gia khác trên thế giới công nhận. Tôi vào Nam từ năm 1954 nên tôi đã sinh sống, hoạt động và viết lách, tất cả đều trên động cơ là tư cách của một công dân phục vụ cho quốc gia đó.
    - Về Nhất Linh mà anh nhắc tới, theo hiểu biết ít ỏi của tôi, thì qua tư liệu của các nhà văn từ miền Nam cho biết, "vụ án (xin lỗi tạm gọi vậy cho... oai!) Nhất Linh" hình như đến nay còn chưa tường minh? Anh có nhận định chung gì về con người và sự Và, phải xin anh bỏ qua cho về sự thán phục này: Đối với "cánh trẻ" chúng tôi ở miền Bắc, Nhất Linh là loại "thứ dữ" lắm đó: chưa nói các khoản khác, chỉ ở hai khoản là văn tài thì ngang dọc này, hoạt động chính trị thì quá trời luôn này! Vậy, anh - Nhật Tiến lúc 1963 là một văn sĩ trai trẻ mới 27 tuổi chắc phải "quan trọng" như thế nào mới được "đọc điếu văn trước huyệt cố văn hào Nhất Linh"?
    + NT: Gọi là Vụ án Nhất Linh thì cũng đúng chứ sao, vì ông bị truy tố ra tòa do sự tham dự vào cuộc đảo chính 1-11-1960 bất thành. Và cũng vì không chịu xuất hiện trướùc vành móng ngựa với lý do "Đời tôi để lịch sử xử. Tôi không chịu để ai xét xử tôi cả!" (trong Tuyệt mệnh thư), nên ông đã quyên sinh bằng độc dược. Những sự kiện nêu trên đã quá rõ ràng và đã đi vào lịch sử, sao anh lại coi cho đến nay chưa tường minh? Với văn hào Nhất Linh, sự nghiệp lớn lao nhất của ông là mở ra một chiều hướùng sáng tác mới trong văn chương Việt Nam qua việc thành lập Tự Lực Văn Đoàn ở những thập niên 30-40. Tuy nhiên, sau 1954, ông đã không thoát khỏi những vầng hào quang cũ của chính mình để có một nhãn quan mới mẻ phù hợp hơn với tình hình đất nước của giai đoạn ấy, nên những hoạt động sau này của ông ở miền Nam, cả về văn hóa cũng như chính trị, đều lu mờ và đi đến một kết cục bi thảm như đã nói ở trên. Về văn tài của ông theo như anh nhận xét là "ngang dọc", tôi thấy cũng đúng, nhưng bảo hoạt động chính trị "quá trời luôn", thì tôi thấy không ổn. Dưới nhãn quan của riêng tôi, ảnh hưởng chính trị của Nhất Linh không có bao nhiêu, đặc biệt đối với thế hệ bắt đầu trưởng thành kể từ năm 1954 như thế hệ của chúng tôi. Tôi còn nhớ, một buổi tối trước hôm cuộc đảo chính năm 1960 xẩy ra mà Nhất Linh tham dự, tôi còn được ngồi chơi bài domino với ông tại nhà in Việt Liên ở đường Gia Long, Sài Gòn, khi đó do anh chị Trương Bảo Sơn và Nguyễn Thị Vinh làm chủ. Tôi đã chỉ nhìn ngắm ông như một nhà văn lão thành mà không thấy ở nơi ông một nhà chính trị. Nhưng cái đức trầm tĩnh của ông thì thật tuyệt vời. Ông đã chơi những ván bài domino rất tỉnh táo khi vẫn đang ấp ủ trong đầu một âm mưu khuynh đảo.
    Việc đọc điếu văn lúc hạ huyệt văn hào Nhất Linh là tự ý tôi làm chứ chẳng phải vì tôi quan trọng gì mà được ai đề cử làm việc ấy. Hồi đó, theo chân đám tang Nhất Linh có rất đông ngưòi, nhưng được vào tận huyệt thì ngoài thân nhân ra, không có được bao nhiêu vì công an, mật vụ của chế độ đương thời bao vây rất chặt chẽ. Khi đó tôi đang giữ chức Phó chủ tịch Trung Tâm Văn Bút Việt Nam mà Chủ tịch là Linh mục Thanh Lãng. Nhờ cái danh nghĩa này mà hai chúng tôi mới vô được tận nơi hạ huyệt. Linh mục Thanh Lãng nhân danh Chủ tịch Văn Bút đọc lời ai điếu. Còn tôi thì chỉ nhân danh một nhà văn độc lập ngỏ một vài lời vĩnh biệt đối với một văn hào vừa đi vào cõi vĩnh hằng. Đây là những lời nói xuất khẩu, nhưng vì bị cơ quan an ninh thu vào băng nhựa nên sau này, khi lịch sử đã qua một trang khác mới có thể trở thành tài liệu được nhiều báo đăng lại.
    (Còn tiếp)
  7. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    - Để có bài đó bạn đọc tìm ở các sách, báo nào?
    + NT: Bài này đã được một số sách báo đăng lại rải rác, cụ thể là cuốn Chân Dung Nhất Linh hay Thân Thế Sự Nghiệp Nguyễn Tường Tam của Nhật Thịnh, do nhà Đại Nam ở Cali ấn hành, không thấy đề năm in hoặc ghi rõ là tác phẩm mới hay tái bản từ sách đã in trước đây ở trong nước. Để anh khỏi mất công tìm kiếm, tôi xin trích lại sau đây nguyên văn bài ứng khẩu này, trước linh cữu Nhất Linh khi hạ huyệt, ngày 13-7-1963, từ cuốn sách kể trên:
    "Kính thưa anh hồn văn hào Nhất Linh,
    Thật là vô cùng đau đớn và xót xa cho chúng tôi khi chúng tôi nhận được tin văn hào đã quyết tâm từ bỏ hoàn cảnh sống nhỏ nhen và tăm tối này để đi về chốn thanh cao. Đại diện cho một nhóm nhà văn độc lập, không phụ thuộc một màu sắc chính trị, không gia nhập một đảng phái, hôm nay trước anh hồn của văn hào, chúng tôi xin được bày tỏ lòng tiếc xót của chúng tôi.
    Trọn một đời gian khổ, không ngại khó khăn, không màng danh vọng, văn hào đã tận tụy hy sinh, từ bỏ mọi quyền lợi riêng tư để tranh đấu cho lý tưởng tự do, cho cuộc sống hạnh phúc của dân tộc.
    Văn hào đã hoàn thành sứ mạng cao quý của người cầm bút.
    Văn hào đã nêu cao sĩ khí bất khuất của truyền thống những nhà văn chân chính.
    Cái chết của văn hào sẽ mãi mãi là bó đuốc soi sáng con đường tăm tối của chúng tôi đang đi, là niềm khích lệ lớn lao cho những nỗi khổ nhọc mà chúng tôi sẽ gặp gỡ, là một tấm gương sáng láng mà mãi mãi những kẻ cầm bút đi sau như chúng tôi phải soi vào để suy ngẫm.
    Chúng tôi xin nguyện trước anh hồn của văn hào là chúng tôi sẽ nhất quyết theo đuổi con đường cao đẹp mà văn hào đã vạch ra.
    Đó là sự hoàn thành sứ mạng cao quý của các nhà văn.
    Đó là sự chống đối lại mãi mãi bạo quyền và bạo lực.
    Đó là sự đòi hỏi đến kỳ cùng quyền tự do được sống đúng nghĩa làm người của toàn thể dân tộc, như ý muốn của văn hào trướùc khi nhắm mắt.
    Ôi! Nói làm sao cho xiết nỗi lòng thống thiết của chúng tôi trong giờ phút đau đớn này.
    Chúng tôi chỉ xin cầu nguyện cho anh hồn của văn hào sớm tiêu diêu nơi cực lạc, cũng như xin văn hào linh thiêng chứng giám những lời nói chân thành của chúng tôi trong giây phút vĩnh biệt này".

    - A, tôi túm được "ổ con chuồn chuồn" rồi: Ngần ấy tuổi mà anh đã là... VIP của Văn Bút Việt Nam? Vậy, anh phác họa cho dăm nét về sinh hoạt và vai trò của Văn Bút Việt Nam trước 1975?
    + NT: Văn Bút Việt Nam thành lập khoảng 1957, khởi sự lấy tên là Hội Bút Việt [chắc muốn dịch sát chữ P.E.N. Club (P=Poet, Play Writer; E-=E***or; N= Novelist)] do nhiều cây bút lão thành sáng lập và được gia nhập Hội Văn Bút Quốc tế (PEN Club International). Phải kể tới những vị tiền phong như Nhất Linh, Vi Huyền Đắc, Vũ Hoàng Chương, Đỗ Đức Thu, Đông Hồ, Mộng Tuyết, Đào Đăng Vĩ, Nghiêm Xuân Việt, Lê Văn Hoàn v.v... Thoạt tiên vì ngân quỹ eo hẹp nên Hội chỉ đóng trụ sở tại căn nhà nhỏ ở đường Cô Bắc, ngay sau lưng chợ Cầu Ông Lãnh, đường Nguyễn Thái Học, Sài Gòn, và sinh hoạt chỉ bao gồm việc xuất bản không định kỳ tập san Bút Việt, việc tuyển dịch các truyện ngắn hay ra Anh ngữ để vài lần gửi đi dự giải Văn Hoá Á Châu và Thái Bình Dương (Pacific Rim). Các tác phẩm của Linh Bảo và Bình Nguyên Lộc đã lọt vào chung kết và có tên trong danh sách các tác giả trúng giải. Sau này, do sự tài trợ của tổ chức Asia Foundation (vài năm sau, khi hết ngân khoản tài trợ này thì chính phủ VNCH tài trợ tiếp), Hội Bút Việt đổi tên thành Trung Tâm Văn Bút Việt Nam và rời trụ sở về một biệt thự ở đường Đoàn Thị Điểm rộng rãi, khang trang, có sân để xe hơi, có tầng lầu rộng rãi đủ sức chứa hàng trăm ngưòi, nên Hội có điều kiện mở rộng sinh hoạt hơn; đại thể gồm: -Xuất bản nguyệt san Tin Sách chuyên việc loan tin sinh hoạt sách báo và đăng những bài phê bình các sách mới ra trong tháng. Nguyệt san này do anh Trần Phong Giao và Lê Thanh Thái phụ trách; - Tổ chức hàng tháng những buổi nói chuyện về các đề tài văn học nghệ thuật do chính các hội viên thuyết trình; - Cung ứng trụ sở cho các văn hữu để họ làm nơi tổ chức ra mắt tác phẩm mới; - Tổ chức hai năm một lần, một giải thưởng văn chương, đầu tiên là thể loại truyệân ngắn, sau qua thể tiểu thuyết; - Dịch các truyện ngắn hay ra Anh, Pháp ngữ để góp bài cho tập san của Hội Văn Bút Quốc Tế hay dự các giải văn chương dành cho những nướùc thuộc vành đai Thái Bình Dương; - Cử phái đoàn Việt Nam đi tham dự đều đặn các Đại Hội Văn Bút Quốc Tế và phát biểu trong đại hội về các đề tài đã được chỉ định trước; - Cử đại diện Văn Bút tham gia Hội Đồng Văn Hoá Giáo Dục, một định chế quốc gia của VNCH thời kỳ trướùc 1975. Nói chung, sinh hoạt của Trung Tâm Văn Bút rất ổn thỏa, đều đặn trong tất cả các nhiệm kỳ Chủ Tịch (cứ hai năm bầu lại một lần) lần lượt là Nhất Linh, Đỗ Đức Thu, Vũ Hoàng Chương, Linh mục Thanh Lãng. Số hội viên toàn quốc trên 200 ngườøi, nhưng nhiều vị ở xa chỉ gửi phiếu bầu qua bưu điện, chứ con số thực sự sinh hoạt gắn bó với Hội thì chỉ tập trung ở Sài Gòn mà số lượng chỉ khoảng trên 100 ngườøi.
    - Hội viên Văn Bút Việt Nam trước 1975, trong dư luận xã hội và trong giới văn nghệ, có được trọng vọng không? Việc kết nạp theo tiêu chuẩn nào? Trong giới cầm bút miền Nam trước 1975, người ta có ham muốn trở thành hội viên Văn Bút Việt Nam không?
    + NT: Phải nói rằng, trong một xã hội tự do, có phần nào xô bồ nữa, lại ở vào thời kỳ chiến tranh có nhiều nhiễu nhương như ở miền Nam trước đây, thì văn chương không phải là một lãnh vực tất yếu đem lại danh giá cho người cầm bút. Dĩ nhiên cũng có người trọng vọng, nhưng cũng không thiếu kẻ khinh thường tùy theo kinh nghiệm mà họ trải qua khi tiếp xúc với giới cầm bút. Trong bối cảnh ấy, Hội Văn Bút cũng chỉ được nhìn nhận như những hội, những đoàn thể khác không mang tính cách văn chương, chữ nghĩa. Còn đối với giới sáng tác thì một số không nhỏ, đặc biệt là những nhà văn, nhà thơ coi mình là đã bứt phá được trào lưu văn hoá cũ mà ngôn ngữ hồi đó gọi là "văn chương tiền chiến" (thí dụ các cây bút trong Nhóm Sáng Tạo, Nhóm Trình Bày...) đã nhìn Hội Văn Bút như một thứ đồ cổ, những con hạc gỗ, nên không muốn tham gia, tuy nhiên họ cũng không lên tiếng chỉ trích hay bài bác gì những hoạt động của Hội Văn Bút cả. Ngoài ra cũng phải kể thêm nhiều cây bút khác, nhất là trong giới ký giả, thì cũng có nhiều người không gia nhập chỉ vì... không thích gia nhập, thế thôi. Đấy là bầu không khí sinh hoạt của một xã hội tự do.
    Riêng Hội Văn Bút, chiếu theo nội quy, bất cứ tác giả nào có tác phẩm đã ấn hành và do hai hội viên ký tên giới thiệu thì có quyền gia nhập. Sau này, để mở rộng, tiêu chuẩn này được tu chính thông qua Đại hội thường niên đã chỉ đòi hỏi người xin gia nhập có một số bài viết hay sáng tác đã đăng báo và xuất hiện trước một phiên họp hàng tuần của Ban thường vụ để trình bày ý muốn xin gia nhập của mình là đủ.
    - Lại nữa, "rút dây động rừng", nhưng không thể nào né tránh "cái dây" này. Khi thấy tôi đi tới đi lui phỏng vấn nhà văn này, nhà báo kia có liên đới ít nhiều trong Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại, bạn bè thường thách: "Có "ngon" thì thử hỏi vụ "Văn bút" coi chơi?" Vâng, ai cũng biết đó là một câu chuyện dài và cho đến thời điểm này "cuộc chiến vẫn còn tiếp diễn". Tuyển tập Nhìn Cây Thấy Rừng không dám (vì không đủ khả năng), và không thể (vì không phải là mục đích) làm diễn đàn cho các cá nhân, các tổ chức "tuyên truyền thuần túy" về mình, trong mọi vấn đề. Làm cuốn sách này, khi gặp các đề tài đòi hỏi tranh luận "triền miên" và, quan trọng là các tranh luận đó đi ra ngoài "vấn đề chuyên môn", tôi lâm vào cảnh bỏ thì... hèn mà vương thì cực! Là một người có nhiều hệ lụy với Văn Bút Việt Nam nói chung, anh có thể nói những điều gì mà anh cần thấy nói, với độc giả Nhìn Cây Thấy Rừng trong chuyện Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại thời gian qua, nhất là sắp đến ngày 24-3 này Văn Bút VNHN sẽ được nhóm họp lại tại Washington DC?
    + NT: Đầu thập niên 80, khi tới Mỹ, được tin Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại đã được thành lập do công trình vận động của chị Minh Đức Hoài Trinh, các anh Trần Thanh Hiệp và Trần Tam Tiệp, tôi rất vui mừng. Vì sinh hoạt văn nghệ tại Nam California, tôi cùng một số anh chị em cầm bút ở vùng này đã có ý định thành lập một Trung Tâm Văn Bút ở đây. Nhưng mãi tới năm 1988, ý định này mới được thể hiện. Khoảng gần 100 văn nghệ sĩ đã tham gia cuộc vận động này và tôi được bầu Chủ tịch Ban chấp hành lâm thời có nhiệm kỳ một năm để chuẩn bị cơ sở pháp lý và tổ chức đại hội tiến tới việc bầu Ban chấp hành chính thức. Khi đó chị Minh Đức Hoài Trinh và anh Viên Linh là đồng Phó Chủ tịch và anh Lê Đình Điểu giữ chức vụ Tổng thư ký. Công việc rất suôn sẻ, một năm sau Đại Hội Văn Bút Nam California đã được xúc tiến và anh Viên Linh được bầu vào ghế Chủ tịch. (Tôi quyết định không ra tranh cử vì khi đó còn nhiều công việc vận động cho thuyền nhân phải làm). Rồi... rồi... biết bao nhiêu chuyện đau lòng xẩy ra cho Hội Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại như mọi người đã thấy. Biết nói gì hơn là giữ im lặng vì biết bao nhiêu thiện chí hàn gắn đã được vận dụng nhưng có đem lại được kết quả cụ thể nào đâu, khi có những người chỉ biết đặt danh vọng cá nhân lên trên quyền lợi và danh dự của cả dân tộc. Văn Bút Việt Nam trong hiện trạng, cuối tháng 11-2000, coi như bị quốc tế mặc nhiên xoá tên. Tôi kỳ vọng vào một tương lai sáng sủa hơn, ở đó, Văn Bút không chỉ có sự tham gia của những người cầm bút lưu vong mà có cả sự tham dự chan hòa của những ngưøi cầm bút trong nước. Không còn tên Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại nữa mà chỉ còn là Văn Bút Việt Nam. Văn Bút Việt Nam theo đúng nghĩa, mang tính chất tự do, dân chủ vốn là lý tưởng của những ngườøi cầm bút chân chính hằng đấu tranh để thực hiện.
    - Trong văn chương của anh có thời cuộc và trong sinh hoạt văn chương của anh cũng tràn ngập chính trị, như vài ví dụ anh vừa kể. Nếu xài từ cũ, thời mồ ma cụ Sartre, thế thì anh là một nhà-văn-dấn-thân à? Anh còn chưa kể (chắc sót?) nhưng bạn đọc thì nhớ lắm: Hình như hơn 25 năm qua, từ khi có "Việt Nam hải ngoại" chưa có "cặp" nào như cặp Nhật Tiến-Nhật Tuấn trong vụ in sách chung cả! Anh có thể kể cho bạn đọc Nhìn Cây Thấy Rừng về "vụ" này chăng?
    + NT: Vào thời đó mà chạy theo Jean Paul Sartre thì được gọi là hiện sinh chứ không phải dấn thân. Mà cái chất hiện sinh của Sartre khi thẩm thấu qua cảm quan của người Việt Nam vào thời đó thì chỉ còn là cái hình thức sống vội, sống cuồng, sống bên ngoài một cách tương đối cảm quan chung của xã hội. Còn hai chữ "dấn thân" như anh đề cập tới, cũng chẳng có nghĩa gì trong thời gian đó. Cả nước đang lâm vào cuộc chiến dầu sôi lửa bỏng, thì ai, ở đâu, làm gì cũng đều phải dính líu cách này hay cách khác vào cuộc chiến khốc liệt. Như thế còn chỗ nào để mà không dấn thân nữa kia chứ! Tuy nhiên, vào năm 1994, khi quyết định in chung với Nhật Tuấn (ở trong nước) tập truyện Quê Nhà Quê Người thì quả là tôi cũng có ý đồ... dấn thân thiệt! Chúng tôi muốn đẩy ý tưởng hòa hợp hòa giải thêm một bước nữa, từ lý thuyết suông qua hành động cụ thể. Nhờ một, hai nhân vật có thẩm quyền về văn hóa-văn nghệ trong nước hỗ trợ, cuốn sách được in ra ở Sài Gòn. Tuy nhiên, tác phẩm này không gây được tác dụng bao nhiêu vì có lẽ ý tưởng hòa hợp hòa giải này hãy còn quá sớm ở thời gian đó.
    - Chữ "dấn thân" xin được hiểu theo nghĩa Nhật Tiến không bao giờ coi văn chương là "tháp ngà". Phải vậy không ạ? Vậy, quan niệm của anh về việc viết văn và về nhà văn ra sao? Chính trị, thời thế và xã hội trong văn của anh đã có mặt bằng cách nào? Trong tương quan văn chương và thời thế, đối với nhà văn Nhật Tiến có gì thay đổi không nếu lấy mốc là 30-4-1975, hay chính xác hơn kể từ khi anh cầm bút lại ở hải ngoại?
    + NT: Vâng, tôi không bao giờ nghĩ văn chương là trò chơi trong tháp ngà. Nhưng nếu buộc cho tôi cái nhãn hiệu chủ trương "văn dĩ tải đạo", như một số văn hữu đã từng riễu tôi, thì cũng là oan cho tôi, vì tôi làm gì có cái đạo nào để mà tải! Tôi viết văn chỉ nhằm mục đích phô bày với người đọc về những kinh nghiệm, những hoàn cảnh, những tâm trạng mà tôi từng chứng kiến, từng trải qua. Và trong một số trường hợp, nhất là ở những sáng tác được viết trong khoảng mười năm nay, tôi còn có chủ đích mời gọi mọi người chia xẻ với tôi những nhận thức trước hoàn cảnh của quê hương, đất nước hiện nay. Cũng chính vì cái chủ đích này, tính chất thời thế trong tác phẩm của tôi đã lấn át tính chất của văn chương mà nhiều bạn bè đã chỉ ra rất rõ khi đọc cuốn Mồ Hôi Của Đá do nhà xuất bản Cành Nam ấn hành năm 1988. Tuy nhiên, tôi không quan tâm đến nhược điểm này, và nếu cần viết lại tôi vẫn viết như thế, đấy là nói riêng trong lãnh vực kỹ thuật. Bởi một khi thời thế đang gay gắt hơn là sinh hoạt văn chương thì tại sao lại vì văn chương mà coi nhẹ thời thế? Hơn nữa, khi nói ra điều đó cũng có nghĩa là tôi chấp nhận số phận của tác phẩm, rằng nó sẽ có một đời sống ngắn ngủi một khi thời thế qua đi. Điều đó đối với tôi không quan trọng gì, miễn là tôi tự thấy đã làm tròn được cái gọi là trách nhiệm của người cầm bút (mà khi nói đến cái trách nhiệm này thì cũng đã có người muốn riễu rồi, vì có ai buộc ai chuyện đó đâu cơ chứ !)
  8. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    - Xin cho biết sơ qua về tờ báo Thiếu Nhi được nhắc ở trên? Nghe nói ra hải ngoại anh có nghề sinh sống như một chuyên viên về Computer: Là một nhà văn rất quen thuộc của độc giả ở mọi lứa tuổi, lại là một nhà báo, ra hải ngoại anh có từng tính chuyện làm báo để sinh sống hay để... chơi văn nghệ không?Nhiều lúc tôi nghĩ tại sao người Việt hải ngoại có cả... tỷ tờ báo, tạp chí mà như chả có lấy một tờ báo chuyên dành cho thiếu nhi, thiếu niên?
    + NT: Ra một tờ báo dành cho thiếu nhi (trong khoảng từ 10 đến 15, 16 tuổi hay trình độ từ cuối bậc tiểu học đến hết bậc trung học phổ thông cơ sở) vốn là mơ ước của tôi, nhất là vào thời kỳ xã hội miền Nam có nhiều dấu hiệu băng hoại do ảnh hưởng của văn hóa ngoại lai (trên khía cạnh xấu) và do cả chiến tranh. Nhưng mãi đến năm 1971 tôi mới thực hiện được điều này nhờ sự tài trợ của nhà sách Khai Trí, một mạnh thưòng quân trong lãnh vực sách báo. Tờ Thiếu Nhi, tuần báo của thiếu nhi Việt Nam, ra mắt số đầu vào ngày 15-8-1971, do Nguyễn Hùng Trương, tức ông giám đốc nhà sách Khai Trí, làm chủ nhiệm, Nhật Tiến chủ biên, và Đỗ Phương Khanh làm quản lý kiêm phụ trách trang dành cho các độc giả nữ sinh. Ngoài việc có bài vở do rất nhiều nhà văn, nhà giáo thời kỳ đó cộng tác, tờ Thiếu Nhi còn tổ chức những sinh hoạt phụ khác, có tính cách thuần túy giáo dục, như tổ chức thư viện cho các em mượïn sách báo giáo dục đem về nhà đọc, tổ chức Gia Đình Thiếu Nhi với nhiều chi nhánh ở các tỉnh và đô thị lớn với những buổi sinh hoạt tập thể hàng tuần ở ngoài trời, và tổ chức nhiều đợt thi viết văn, làm thơ có trao nhiều giải thưởng. Nói chung, tôn chỉ của chúng tôi khi đó là cung ứng cho các em những phương tiện làm sao để vừa giải trí vừa giáo dục. Tờ báo tồn tại liên tục hàng tuần cho đến tháng 5-1975 mới chấm dứt. Khi qua định cư ở Hoa Kỳ, tôi cũng có ý định góp phần thực hiện một tờ báo dành cho thiếu nhi Việt ở hải ngoại. Chỉ góp phần thôi, vì đối với những ngườøi chân ướùt chân ráo mới tới như tôi thì áp lực của đời sống kinh tế khi đó rất nặng nề. Do đó, khi được biết nhà văn Quyên Di cũng có ý định này, tôi tình nguyện làm phụ tá cho anh ấy tục bản tờ Tuổi Hoa, vốn cũng là một tờ báo có tên tuổi ở Sài Gòn trướùc 1975. Tờ Tuổi Hoa số tục bản đề ngày 1-2-1986, xuất bản ở California, với Quyên Di làm chủ nhiệm, Nhật Tiến chủ bút, cùng sự hợp tác của nhiều nhà văn, nhà giáo ở hải ngoại như Vô Ngã, Nguyễn Mộng Giác, Trần Diệu Hằng, Trương Anh Thụy, Vũ Huy Quang, Nguyễn Bá Trạc, Bùi Vĩnh Phúc, Phạm Quốc Bảo, Lưu Trung Khảo, Trần Phong Vũ... Tuy nhiên vào thời điểm đó, nhu cầu về sách báo Việt ngữ chưa được mọi người thực sự quan tâm nên báo in ra mà không được hưởng ứng nhiều. Riêng phần tôi, sau vì hệ lụy của công việc viết lách (như đã nói) nên cũng lẳng lặng rút lui để cho anh em khác dễ làm việc. Tờ Tuổi Hoa, tuy đình bản rồi lại tục bản đôi lần, nhưng hiện vẫn còn sống lai rai. Trong một bài gần đây, khi tổng kết hoạt động của tờ Tuổi Hoa ở hải ngoại, tòa soạn cũng tránh né không nhắc đến tên tuổi của tôi, cho tôi thấy sự lẳng lặng rút lui của mình cũng là phù hợp.
    - Tiện thể mời anh cho bạn đọc biết những gì có thể về "tiểu sử" của mình? (Và xin chớ bỏ qua câu chuyện về chuyến vượt biên của anh từng gây chấn động dư luận dạo đó mà bằng ngòi bút của mình anh đã đóng góp trong việc kêu gọi dư luận quốc tế bảo vệ các nạn nhân nữ bị hiếp hại? (như tạp chí Hợp Lưu số cách đây 5-6 tháng có in lại)
    + NT: Việc tự mình nói về tiểu sử của chính mình là một điều kỳ cục, với tôi. Xin "ông anh"... tha cho tôi cái vụ này! (**)
    - Thôi đành lại "thua" anh! Và ta nói về cuốn Thềm Hoang được không, chả là vì thấy trên tạp chí Văn Học (California) cách đây ít lâu anh có bài nhìn lại cuốn này?
    + NT: Thềm Hoang là cuốn thứ ba trong số hơn hai chục cuốn sách của tôi đã ấn hành, được viết xong vào năm 1961, sau Những Người Áo Trắng (truyện dài, 1959) và Những Vì Sao Lạc (truyện dài, 1960). Nó được trao tặng Giải thưởng Văn chương Toàn quốc vào năm 1962, tuy nhiên đó không phải là tác phẩm hay nhất trong số những tác phẩm đã xuất bản trong thời kỳ đó. Lý do dễ hiểu là muốn tham dự giải này, tác giả phải gửi tác phẩm của mình đi dự thi; có nhiều nhà văn thuộc bậc đàn anh của tôi đã không gửi tác phẩm tham dự. Thềm Hoang là một truyện thuộc loại không có cốt chuyện, viết về đời sống lam lũ, nghèo nàn của một đám thị dân sống chui rúc trong một xóm lao động ở Sài Gòn vào những năm mới có cuộc di cư 1954. Đây cũng là thời điểm của những cuộc rút quân của người Pháp ra khỏi miền Nam, của những con người lam lũ ở đồng quê theo dòng người như thác lũ đổ vào Nam trên những con tầu há mồm và của cả những con người còn nguyên vẹn cá tính miền Nam chưa một lần pha trộn với dòng người đông đảo đến từ miền Bắc. Một bức tranh thuần túy xã hội, có phần nào phơi bày thực trạng đen tối của miền Nam chỉ vài năm sau của Hiệp định Genève chia cắt đất nướùc.
    Trong tạp chí Văn Học, số tháng 6-2000, nhân có mục "Người cầm bút nhìn lại quá trình sáng tác một tác phẩm của mình", tôi đã chọn cuốn Thềm Hoang để nhắc lại một vài kỷ niệm trong thời gian viết nó, chỉ với mục đích vui buồn với bạn đọc và đáp ứng lời mời của người chủ trương tạp chí là anh Nguyễn Mộng Giác. Thế thôi, chứ không có điều gì quan trọng. Trong bài viết này, tôi cũng có giải thích tại sao lại chọn cái tên Thềm Hoang. Ấy là, khởi đầu trước khi viết, tôi chỉ dùng hai chữ đó để ám chỉ một xóm nghèo, nơi chui rúc ra vào của những con người khốn khổ sống bên lề xã hội như những cái thềm đất hoang sơ bị bỏ rơi trong một xã hội xa hoa, giầu có. Sau này, khi đến hồi kết cục, nhân vật Năm Trà trong hoàn cảnh tâm lý bị bức xúc đến tận cùng đã nổi cơn điên tưới dầu thiêu rụi xóm Cỏ, lại có thêm lý do để tôi cho nơi chốn ấy đã trở thành những cái thềâm hoang trơ trụi tàn tro và bụi đất. Sự kiện để câu chuyện kết cục như thế đã khiến tôi bị nhiều cây bút phê bình hồi đó chỉ trích là tôi đã giải quyết vấn đề một cách quá dễ dãi và tiêu cực! Nói rõ hơn, tình cảnh những số phận thảm thương của những con người như thế thì không thể chỉ một mồi lửa châm lên là tác giả phủi tay đứng dậy. Điều này rất đúng, nhưng nghĩ cho cùng, một cây bút nhỏ nhoi và yếu đuối như tôi thì làm được gì trước thực trạng xã hội đang xẩy ra gay gắt trong thực tế. Hồi còn ít tuổi, tôi hay có thói quen suy nghĩ là công việc cải tạo xã hội không phải là trách nhiệm của người cầm bút, mà thuộc về lãnh vực của những chính trị gia hay những nhà lãnh đạo đương quyền. Âu đó cũng là một cái nhìn còn hạn hẹp của một thanh niên vừa chập chững bước vào đời như tôi ở thời điểm đó.
    - Vô tình tôi vừa coi diễn đàn Nghị Luận, họ đang "treo lên" đó truyện Nồi Cháo Thịt của anh và bình luận về nó...
    + NT: Cái "ông Nghị Luận" lôi bài Nồi Cháo Thịt lên Net làm gì nữa, nó đã quá xưa rồi! (Nhờ anh nói mới hay, chứ tôi chẳng bao giờ vô Nghị Luận nào cả!) Truyện này được sáng tác từ hồi tôi còn nằm ép rệp ở trại tỵ nạn Songklha Thái Lan, khoảng cuối năm 79, đầu 80 lận. Hồi đó mới chui từ trong nước ra, đầu óc đầy ắp tư tưởng bên kia thắng bên này thua, biên giới Quốc-Cộng trong đầu, trong tim còn rất rạch ròi. Cả trong lời nói hàng ngày lẫn trong câu văn còn xài hai chữ "mất nướùc" như là một sự đương nhiên, không hề có chút thắc mắc vì vốn vẫn quen cung cách suy nghĩ: miền Nam là một "nước", miền Bắc là một "nước". Nay nhìn lại mới thấy cái sự sai lầm này không nhỏ, nó tràn lan ra gần hết một thế hệ chứ đâu có ít! Đó là giai đoạn hình thành tập truyệân Tiếng Kèn, sau được nhà xuất bản Văn Học in ở Hoa Kỳ năm 1982 trong đó có truyện Nồi Cháo Thịt. Gần hai mươi năm nước chảy qua cầu rồi còn gì! Tôi không bao giờ phủ nhận những gì đã viết, nhưng mỗi tác phẩm có vai trò riêng của nó tùy theo hoàn cảnh xã hội của thời kỳ mà nó được viết ra.
    - Trở lại chuyện "học tập" dành cho văn nghệ sĩ ở Sài Gòn sau 30-4-1975: Khi đó anh nghĩ gì về việc làm ấy của giới lãnh đạo văn nghệ miền Bắc? Cụ thể là (khi đó - tất nhiên!) anh hiểu về chế độ miền Bắc, và nhất là về cách thức sinh hoạt của văn nghệ ở miền Bắc ra sao? Nhìn chung thì, trước 30-4-1975, anh biết gì và nghĩ gì về các chế độ Cộng sản (ở Việt Nam và các nước Cộng sản khác) và về văn học nghệ thuật vô sản?
    + NT: Khi đó thì tôi chỉ nghĩ giới lãnh đạo văn nghệ miền Bắc là kẻ thắng, mà văn nghệ sĩ chúng tôi ở miền Nam là những kẻ thua. Mà kẻ đã thắng rồi thì muốn hành người thua cách nào chẳng được. Đành cứ là chấp nhận thôi, miễn không quỵ luỵ, hèn hạ. Trước năm 1975, tin tức về sinh hoạt văn học nghệ thuật ở miền Bắc đối với chúng tôi rất hiếm hoi, ngoại trừ biến cố Nhân Văn-Giai Phẩm mà chúng tôi được biết qua cuốn Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc của học giả Hoàng Văn Chí ấn hành năm 1959. Đây là một cuốn biên khảo có đầy đủ tư liệu để chúng tôi có thể hình dung được tình hình sinh hoạt văn nghệ miền Bắc cùng số phận bi thảm của những người làm văn học nghệ thuật chân chính sau khi đất nướùc bị chia cắt. Sau này, năm 2000, khi về Hà Nội, tôi không thấy có tên đườøng Phan Khôi mà lại có tên đường Xuân Diệu, tác giả những câu thơ:
    Thắp đuốc cho sáng khắp đuờng
    Thắp đuốc cho sáng đình làng đêm nay
    Lôi cổ bọn nó ra đây
    Bắt quỳ gục xuống, đọa đầy chết thôi...
    Thật là mai mỉa! Riêng Hà Nội có tên đường Tố Hữu hay không thì tôi không biết. Tôi cũng được đọc nhiều thơ của ông này sáng tác trong thời kỳ đó, những bài cũng quá "nổi tiếng", ở miền Nam hầu như ai cũng biết, thiết tưởûng không cần phải nhắc lại.
    - Có lẽ ở Việt Nam người ta chỉ đặt tên đường cho những người đã mất. Tố Hữu đang còn khỏe mà. (**) Tuần trước, tôi có được xem hình một người chụp chung hình dăm ba tháng trước với Tố Hữu tại nhà riêng (nơi có "cây táo ông Lành" ấy). Nếu còn chế độ chính trị như hiện nay (hay gần giống như hiện nay), thì tôi chắc là sẽ có tên đường Tố Hữu. Tố Hữu là một đề tài tôi có dịp nghe và hỏi nhiều người viết văn ở hải ngoại ra đi từ miền Nam trước 1975. Tất nhiên, về Tố Hữu: tôi nghe thì nhiều, như anh vừa nhắc đến; hỏi thì tôi chỉ hỏi "chơi" thôi, chưa hỏi ai để đăng báo, làm sách cả. Bây giờ mới muốn hỏi anh nghĩ gì về Tố Hữu nói chung, về thơ của Tố Hữu nói riêng?
    + NT: Tố Hữu là một nhà thơ có tài, trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp ông ta có nhiều bài thơ hay. Tuy nhiên, bên cạnh hồn thơ, ông ấy còn có cái tham vọng của một kẻ chạy theo quyền lực và chính điều này đã làm nhem nhuốc khuôn mặt thi sĩ của ông ta. Sau gần nửa thế kỷ kể từ vụ Đấu tố cải cách ruộng đất và vụ Nhân Văn- Giai Phẩm, đáng lẽ ông ta phải nói lên lời sám hối như nhà văn Bửu Tiến đã có can đảm thực hiện, hay tệ lắm thì cũng nên có chút lương tâm mà biết giữ im lặng, đừng tiếp tục làm thơ đăng báo một cách tự hào nữa. Cả hai điều đó ông ta đều không làm. Dĩ nhiên ông ta có quyềøn tự do chọn lựa thái độ sống cho riêng mình, nhưng ông ấy quên một điều là lịch sử văn học chân chính Việt Nam sẽ không bao giờ bỏ qua những gì ông ấy đã làm đối với văn nghệ sĩ, đặc biệt là những văn nghệ sĩ đã tham gia trong phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm.
    ---------Julian cắt bỏ một đoạn------------------​
  9. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    - Nếu được vậy thì là "lời sám hối cuối cùng" rồi còn gì nữa! Tiếp với câu hỏi hôm qua: Người ta vẫn nói đến sự khác nhau trong việc lỗi lầm (ta tạm qua chữ "sám hối" đi, vì nó mang chất phương Tây, chất đạo Chúa quá!) của người Á Đông và người phương Tây. Mỗi văn hóa có một cách riêng khi "tha thứ và xin tha thứ" (tôi mượn đỡ GS Nguyễn Văn Trung cặp chữ này). Tôi nghĩ, Đảng CSVN vẫn còn là "đảng-nông-dân" chứ không phải đảng mang tính công nhân như tuyệt đại đa số các Đảng CS khác trên thế giới, nên họ sẽ nương theo tâm lý chung của đông đảo người dân Việt (mà chủ yếu là những người-nông-dân ở trong nước) về quan niệm "tha thứ và xin tha thứ" để hành xử. Còn anh, anh nghĩ sao?
    + NT: Theo ý tôi, sám hối chỉ là một từ ngữ nên dùng theo ý nghĩa "xác nhận một cách rõ ràng và minh bạch" cái lỗi lầm lớn lao trong quá khứ của mình. Và nó không phải là một lời nói suông, một sự khôn ngoan luồn lách nhằm trả xong một thứ nợ quỷ thần, rồi thôi! Ngựa lại quen đường cũ. Đồng ý là sống trong một chế độ không có quyền tự do phát biểu ý kiến của mình, nói ra một lần... rồi hết, chả nói được gì nữa, nhưng tôi nghĩ người cầm bút còn có một thứ võ khí là sự im lặng, sự bất hợp tác, sự bẻ bút làm công việc khác không dính líu gì đến sinh hoạt chữ nghĩa. Còn nếu như lại chỉ vì một cái thẻ hội viên Hội Nhà văn, một chỗ ghi danh trong một trại sáng tác, một việc làm trong tờ báo, hay một vé xuất ngoại đi Tây, đi Mỹ, v.v... mà vẫn nhởn nhơ sinh hoạt viết lách trong khi bạn bè, văn hữu của mình vẫn tiếp tục bị đàn áp thì còn gì để nói nữa. Đầu năm 2000, khi Đại hội Nhà văn Việt Nam họp ở Hội trường Ba Đình Hà Nội, tôi kỳ vọng Hội Nhà văn Việt Nam cho ra một văn bản hay một bài tham luận đặt vấn đề với nhà nước về sự kiện cuốn Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn bị tịch thu sau khi đã phát hành, hay sự kiện cuốn Những Đứa Con Của Đất của Đỗ Ban bị tịch thu ngay khi vừa in xong. Nhưng cả một lực lượng hơn 400 nhà văn ấy không một ai cất lên một tiếng nào, đã thế lại còn tham dự đông đủ buổi chiêu đãi do Bộ Công an tổ chức để chào mừng Đại Hội Nhà Văn nữa thì mới đáng buồn chứ. Tôi thấy anh chị em cầm bút ở Việt Nam "hiền" quá. Mềm nắn, rắn buông, không lẽ cái kỹ thuật trấn áp này lại không được ai nhớ!
    - Anh nói "hiền" là trách yêu thôi, chứ nhiều người đã nói toạch ra là "hèn". Chính họ cũng biết vậy: biết họ "hèn". Từ Nguyễn Tuân ("Chúng mình sống được là nhờ biết "sợ". Tôi "sợ". Anh "sợ". Chúng nó "sợ"...) đến Nguyễn Huy Thiệp ("Tôi khôn hơn Dương Thu Hương"): "Nguyễn" nào cũng rứa thôi! Điều tôi muốn nói là phản ứng của nhà văn, của trí thức trước nhà cầm quyền cũng là "hàn thử biểu" cho phản ứng chung của dân chúng. Nhà văn không phải từ trên trời rơi xuống, mà là từ người dân... chui ra! Nhà văn Nhật Tiến ơi, không lẽ ta trách người dân trong nước, kiểu trách của B. Brecht: "Hãy giải tán Nhân dân!"?
    + NT: Nhân dân Việt Nam từ lâu đã là nạn nhân của những bồi bút qua nhiều chế độ, nhiều thời kỳ, nhiều biến cố trọng đại, làm sao có thể trách cứ người dân được. Tôi không bao giờ quên mẩu chuyện tâm sự giữa tôi và một ông anh đến từ miền Bắc sau năm 1975. Có lần anh ấy thú nhận: "Hồi trước đã có lần anh tự hỏi: làm sao mà con gái miền Nam có thể lấy Ngụy được nhỉ?" Tôi đã trả lời: "Thì em cũng là Ngụy đây này, có gì kinh khiếp đâu!" Qua chuyện đó, tôi thương ông anh, thương mọi người vì đã sống trong một thế giới huyễn hoặc do chính những ngườøi cầm bút tô vẽ lên. Đúng là người ta sẽ nương theo tâm lý chung để hành xử, nhưng cũng không cần thiết phải nhấn mạnh ở chỗ chủ yếu là người nông dân chiếm thành phần đa số. Theo tôi thì ai cũng thế thôi, mà càng đối với dân ở đô thị, người ta càng cần phải dòm chừng hơn, chính thế mà thành phần cầm bút bị kiểm soát chặt chẽ hơn ai hết.
    - Ý tôi nói đến cái nông dân tính trong lối hành xử của người Việt mình: không nhận lỗi một cách thanh thiên bạch nhật như dân Âu-Mỹ. Chính cái tâm lý nông dân đó mà "cuộc tình Mỹ-Việt" sau cuộc chiến 1975 kéo dài đến gần 20 năm bằng cuộc viếng thăm lịch sử (đối với phía Việt) của vợ chồng con cái nhà Clinton giữa tháng 11 mới rồi.
    + NT: Đồng ý với anh ở điểm tâm lý hành xử của đa số người Việt mình nay vẫn còn giữ lề lối "ao tù, lũy tre xanh", nhưng sự tiếp đón nồng nhiệt của dân Hà Nội đối với gia đình Clinton vừa qua, theo tôi còn mang một ý nghĩa khác: Đó là sự bày tỏ một cách công khai khát vọng tự do, dân chủ vẫn ấp ủ trong lòng mọi ngườøi mà ngàn năm một thuởû mới có dịp bộc phát lại không sợ có "vấn đề". Tôi nghĩ, một số trong giới lãnh đạo ở Hà Nội căm chuyện này lắm nhưng đồng thời họ cũng có được bài học cụ thể: "Lòng dân nay đã như thế đó! Cái mà ta đang cưỡi lên cổ nó không còn là thằng dân ngu khu đen như ngày xưa nữa mà có thể đang là con cọp có thể vùng lên bất cứ lúc nào."
    - Sau này, sau 30-4-1975 và khi ra hải ngoại, rồi qua những lần về Việt Nam, anh thấy biến cố Nhân Văn-Giai Phẩm ra sao?
    + NT: Tôi chưa hề được gặp bất cứ nhà văn, nhà thơ nào liên hệ đến vụ Nhân Văn-Giai Phẩm dù đã trở về Hà Nội đôi lần trong mấy năm gần đây. Tuy nhiên, cảm nhận của tôi là có vẻ như mọi người ở cả hai phía (đàn áp và đã bị đàn áp) đều muốn coi biến cố ấy như một trang bi thảm đã lật qua, và không muốn nhắc lại. Một phần vì nó đã trôi vào khá xa trong quá khứ; một phần khác, tình hình đất nướùc trong hoàn cảnh mới đã đặt ra nhiều vấn đề rộng lớn hơn, sâu xa hơn, tâm thức của con ngườøi hiện nay cũng khác biệt hơn so với cái tâm thức của thời mà các nhà văn trong Nhóm Nhân Văn-Giai Phẩm từng sống.
    - Ở trên đã nói đến cuốn Trăm Hoa Vẫn Nở Trên Quê Hương như là các anh muốn tái thực hiện cuốn Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc của học giả Hoàng Văn Chí. Anh có sự so sánh gì giữa "những cây bút phản kháng ở quê nhà (1986-1989)" với biến cố Nhân Văn-Giai Phẩm?
    + NT: Về nội dung sáng tác của người cầm bút trong cả hai hoàn cảnh dĩ nhiên có nhiều điểm tương đồng: cả hai đợt đều biểu lộ cái khát vọng tự do của người cầm bút, đều đấu tranh cho sự tự do sáng tạo nhằm phục vụ cho những giá trị chân chính của con người. Tuy nhiên, nếu cần so sánh thì ta cũng có thể thấy rõ có một sự khác biệt sâu xa: Đó là những cây bút tham gia Cao trào văn nghệ phản kháng (1986-1989) có tính chất đa dạng và rộng rãi hơn nhiều so với Nhóm Nhân Văn-Giai Phẩm hồi cuối thập niên 50. Hơn nữa, mục tiêu phản kháng và cường độ phản kháng của cao trào này cũng sâu xa hơn, mạnh mẽ hơn, và tính chất biểu lộ sự đồng tình của giới độc giả quần chúng cũng sôi nổi và rộng rãi hơn nhờ ảnh hưỏûng đến từ các biến cố trọng đại bên ngoài và chính sách cởi mở của Tổng bí thư thời đó là Nguyễn Văn Linh. Nhưng đấu tranh với một chính quyền còn đang ở thế mạnh, lại có cả một bề dầy những kinh nghiệm lọc lõi về phương cách đàn áp và khống chế con người, thì thành quả và số phận của cao trào này sau đó ra sao, ai cũng đã nhìn thấy. Nó đã xẹp đi như một quả bóng xì hơi, số ngòi bút vẫn còn tiếp tục một cách quyết liệt con đường đã lựa chọn bây giờ chỉ còn là con số rất nhỏ nhoi, và đáng buồn hơn, lại có cả những ngòi bút từng tham gia cao trào ấy nay đã quay 180 độ để ngồi xổm lên chính những điều mà mình đã từng viết ra. Tuy nhiên, tôi vẫn tin tưởng rằng sở dĩ có những hiện tượng đáng buồn như vậy không phải vì mọi ngườøi đã nhận ra sự sai trái của mình trong nhận thức mà chính vì sự sinh tồn của mỗi cá nhân trong mỗi hoàn cảnh riêng biệt. Nghĩa là tôi vẫn tin tưởng rằng khát vọng tự do cầm bút không bao giờ nguội tắt trong tâm tưởng của mỗi ngườøi dù hiện nay họ đang lựa chọn đất đứng nào. Phải trực diện đời sống thực tế ở trong nướùc thì mới có thể cảm thông với nhận định này. Không nên chỉ cứ ở xa mà kêu gào người khác đóng vai anh hùng. Xu hướùng thời đại vẫn đang lừng lững tiến lên, sự phát triển của kỹ thuật tin học không ngừng chiếm lĩnh các địa bàn trong mọi sinh hoạt của đất nước, tất cả sẽ tạo điều kiện cho những ngưòi khát khao tự do, dân chủ, đặc biệt là những người cầm bút sẽ có cơ hội viết lên trang sử mới đẹp đẽ hơn của dân tộc trướùc bình minh của Thế kỷ 21.
    - Tôi nghĩ, ít nhất cũng là qua các sự kiện nhìn thấy nghe thấy, "cao trào văn nghệ phản kháng (1986-1989)" có bề rộng, lan tỏa xa mà không sâu nặng, không cam go như thời Nhân Văn-Giai Phẩm. Nói theo ngôn ngữ nhà binh mà trong nước ưa xài là "có diện mà không có điểm".
    + NT: Nêu vấn đề Diện và Điểm, như anh nói, là nhận diện cao trào văn nghệ phản kháng như một cuộc đấu tranh có tổ chức, có đườøng lối chỉ đạo rõ rệt và có sách lược đã được nghiên cứu kỹ luỡng. Tôi cho rằng nếu xét như thế là đã bỏ qua vấn đề bản chất "lề mề" của văn nghệ sĩ. Không hiểu có chủ quan khi nêu nhận định này không, nhưng, theo tôi, người văn nghệ sĩ thường đa dạng trong cung cách ứng xử cũng như trong sự lựa chọn đề tài sáng tác cho mình. Cái gì thích, cái gì gây xúc động, gây rung cảm cho mình thì mình viết. Họ không quen đứng trong một hàng ngũ để sáng tác hay viết lách theo nhu cầu đánh giá của hàng ngũ ấy. Có thể vì thế mà họ không phân biệt rạch ròi, hoặc ngay cả sự không thích phân biệt rạch ròi, đâu là diện, đâu là điểm để đưa cao trào tới những thành quả cụ thể. Còn về những hệ lụy đến với những ngườøi tham gia cao trào không sâu nặng, không cam go như hồi Nhân Văn-Giai Phẩm thì hoàn toàn đúng, nhưng cũng có thể vì thế giới ngày nay đã có quá nhiều đổi thay so với gần 50 năm trước, dân chúng Việt Nam cũng không còn là những con cừu ngoan ngoãn như xưa, nhà nước dù muốn cũng không thể, không dám áp dụng chính sách đàn áp quyết liệt, thẳng tay như hồi trước. Xin hỏi anh, vào thời điểm 1986-1989, có một nhân vật văn hóa, văn nghệ nào ở Việt Nam mà dám muối mặt đứng ra làm một thứ Tố Hữu của những thập niên 50 hay không?
    - Những anh chị em ra đi từ miền Bắc sinh sống, làm việc và tỵ nạn ở các nước Âu châu từng đón nhận cuốn Trăm Hoa Vẫn Nở Trên Quê Hương với một sự xúc động và thán phục. Cuốn mà tôi được gửi tặng ngày 3-12-1991 từ anh Lê Bửu Tấn, bạn bè tôi chuyền tay nhau đọc đến mức nó sờn cong như thường thấy ở một cuốn chưởng Kim Dung! Mười năm đã qua cho thấy giá trị hiếm có của cuốn sách này trong vô vàn các sách báo hải ngoại. Theo tôi, hình như đây là cuốn sách duy nhất quy tụ được hầu hết các cây bút có khuynh hướng khác nhau của những người viết hải ngoại? Xin cho biết Trăm Hoa Vẫn Nở Trên Quê Hương được thực hiện về bài vở, in ấn, phát hành như thế nào? Anh có những công việc gì trong đó và xin nói vài lời về bài anh viết "Nhà văn Nguyên Ngọc: Suy nghĩ và hành động trong cao trào phản kháng" có trong cuốn sách?
    + NT: Tôi thật bất ngờ khi được anh cho biết cuốn Trăm Hoa Vẫn Nở Trên Quê Hương đã được tiếp đón nồng hậu đến như thế ở bên trời Âu; thế mà trong thâm tâm, tôi vẫn nghĩ nó chỉ mang lại nhiều hệ lụy trong khi thành quả thì không có bao nhiêu, mặc dù tôi vẫn tự hào là đã được đóng góp một phần nhỏ nhoi trong việc hình thành cuốn sách ấy. Đúng như anh nhận xét, đây là một cuốn sách hiếm hoi ở hải ngoại quy tụ được hầu hết các cây bút có khuynh hưóng khác nhau ở hải ngoại. Theo nhận xét của tôi và nhiều anh chị em khác, đây cũng là một lần duy nhất tính cho đến nay, đã có một nhóm như thế ngồi lại được với nhau, sôi nổi, nhiệt tình và đầy thiện chí để làm đến nơi đến chốn một công trình kể từ lúc khởi sự cho đến khi hoàn tất. Ngoại trừ những người ở quá xa, phần còn lại khoảng trên dướùi 20 người, chúng tôi đã làm việc ròng rã suốt một năm trời, tuần lễ nào cũng họp mặt để thảo luận, để trao đổi tin tức, để thu góp tài liệu, để phân công làm việc, để giải quyết mọi vấn đề xoay quanh cái chủ đề lớn khi đó: Cao trào văn chương phản kháng ở trong nước. Cuối cùng thì chúng tôi cũng hoàn tất được việc biên soạn và ấn loát được một cuốn sách khá đồ sộ, dầy tới 800 trang khổ lớn, bao gồm bài vở và tài liệu của 27 tác giả ngoài nước đọc và viết về 79 tác giả ở trong nước. Công lao lớn nhất phải dành cho những người đã bỏ ra rất nhiều thì giờ, tiền bạc và tim óc cho công trình này như các anh Trần Vịnh, Đỗ Hữu Tài, Thân Trọng Mẫn, Nguyễn Quốc Trung, Lê Bửu Tấn, Nguyễn Bá Tùng, Trương Đình Luân, Hoàng Sử Mai và một vài anh em khác nữa. Sau khi cuốn sách được in ra, chúng tôi còn phân công với nhau đi tổ chức ra mắt ở vài nơi như Portland (Oregon), Houston (Texas) và Washington DC. Tôi và anh Đỗ Thái Nhiên nhận lãnh nhiệm vụ ra mắt cuốn sách ở Portland State University thuộc thành phố Portland với sự hợp tác tận tình của các anh chị em thuộc Hội Sinh Viên Viêt Nam ở đó. Cả hai chúng tôi thay nhau thuyết trình về những vấn đề xoay quanh Cao trào văn chương phản kháng ở Việt Nam và trả lời những thắc mắc do cử tọa nêu ra. Nhìn chung thì có sôi nổi nhưng không có vấn đề gì đáng tiếc xẩy ra. Điều bất ngờ là sau này, chính anh Đỗ Thái Nhiên đã thay đổi lập trườøng chính trị và là một trong những ngườøi phê phán tôi bền bỉ và mạnh mẽ nhất. Dẫu sao, tôi cũng cám ơn anh ấy ở chỗ đã chịu khó đọc những tác phẩm hay bài viết của tôi và trình bày những cái nhìn khác biệt với cái nhìn vốn có của tôi bằng một giọng văn nhã nhặn, chứ không phải là thứ văn chương chợ búa mà nhiều ngưòi khác đã dành cho tôi trên những tờ báo khác. Trở lại với cuốn sách, như anh đã hỏi, tôi nhận sự phân công của anh chị em trong nhóm biên soạn để viết về tác giả Nguyên Ngọc, nguyên Bí thư Đảng đoàn Ban thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam kiêm Tổng biên tập báo Văn Nghệ. Thực ra tôi không được quen biết hay tiếp xúc với nhà văn này trong những năm tôi chưa ra khỏi nước (1975-1979). Tuy nhiên, những văn liệu mà chúng tôi có về Nguyên Ngọc thì khá phong phú, nên tôi đã viết bài "Nhà văn Nguyên Ngọc: Suy nghĩ và hành động trong Cao trào văn nghệ phản kháng" chủ yếu là qua việc nghiên cứu những văn liệu này.
  10. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Hoàng Cầm, nhà thơ Kinh Bắc, nhà thơ quê Việt
    Hoàng Cầm dường như chỉ sinh ra để làm thi sĩ, mơ mộng từ ngày "để chỏm", nay tuổi bát thập ốm yếu nhiều, vẫn chỉ nghĩ đến người thơ và những câu thơ, chỉ nói chuyện thơ và đêm nào cũng sẵn kề bên gối cây bút, xấp giấy trắng...
    Ông là nhà thơ có thần cảm. Không ai ngoài ông nhìn được Sông Ðuống nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ, cái câu thơ ám ảnh tất cả mọi người. Và nếu như về địa lý, sông Ðuống có không nằm nghiêng đi chăng nữa, thì trong ký ức về kháng chiến chống Pháp, trong tâm cảm của chúng ta không bao giờ mất đi con sông Ðuống nghiêng nghiêng ấy. Nó cũng giống như lá diêu bông, cổ bồng thi, những Cầu Bà Sấm, Bến Cô Mưa...
    Nhưng ?otuần du? với Hoàng Cầm trong "bốn tám dáng thơ đi tám nhịp" khi về Kinh Bắc không phải là điều dễ dàng. Thơ Hoàng Cầm không ít những u huyền. Dẫu vậy, trong cõi u huyền ấy vẫn có một người quê, một vùng quê hiền lành, chất phác thân thuộc với tất cả mọi người.
    Cúi lạy mẹ con trở về Kinh Bắc
    Chiều xưa giẻ quạt voi ***g
    Thân cau cụt vẫy đuôi mèo trắng mốc
    Chuồn chuồn khiêng nắng sang sông.
    Cả đời mình, Hoàng Cầm nhiều tìm tòi, nhiều những tia chớp dọc ngang rạch giữa thơ mình, nhưng những câu thơ bừng sáng mỹ cảm trong sự giản dị hồn quê vẫn là những câu thơ hay nhất:
    Tranh Ðông Hồ gà lợn nét tươi trong
    Hồn dân tộc sáng bừng trên giấy điệp
    ...
    Cô hàng xén răng đen
    Cười như mùa thu tỏa nắng
    Và rồi từ con "Chìa vôi quệt gió hững hờ" đến thậm chí "váy Ðình Bảng buông chùng cửa võng" đều hằn sâu vào trí nhớ, nhẹ bước vào mùa hương cổ điển.
    Hoàng Cầm, tên thật là Bùi Tằng Việt ra đời ở thôn Phúc Tằng, huyện Việt Yên (Hà Bắc) quê cha là làng tranh Ðông Hồ, quê mẹ là làng Bịu nơi sinh ra người con gái tài sắc bậc nhất Trần Thị Tần, thân mẫu của thi hào Nguyễn Du xưa. Ông sống tuổi nhỏ giữa một vùng quê văn vật nhất nước, giữa rực rỡ hội - hè "có thi nhau giật giải pháo toàn hồng"...
    Rồi kháng chiến, ông thành người Vệ quốc. Ông biền biệt xa quê từ thuở ấy. Ai sống được cũng phải nương níu, tin yêu vào một điều tốt đẹp nào đó. Cái mà Hoàng Cầm nương níu chính là vùng quê yêu dấu của ông.
    Hoàng Cầm càng miên man trong ký ức, càng đi sâu vào cái tôi, thì thế giới Kinh Bắc của ông càng được mở rộng: Từ cánh chuồn chuồn khiêng nắng, đám cưới chuột tưng bừng rộn rã, các hội thi ăn mía thổi cơm, thi đánh đu, hát đúm, Hội Gióng, Hội Vân Hà đến trai đời Trần, gái Hậu Lê, Mưa Thuận Thành, nước sông Thương...; nơi lịch sử quấn vào huyền sử, ký ức cồn cào trong mộng ảo.
    Kinh Bắc trong thơ Hoàng Cầm do đó mở về không gian, về thời gian. Thế giới mà ông vẽ ra chính là đời sống dân tộc, dường thân thuộc lắm lại đã dường tít tắp; vừa phía sau lại có thể tìm về nơi phía trước; vừa là cái đã từng có vừa là cái chưa từng có nhưng đều chân thật, rung động đến lạ lùng.
    Hoàng Cầm xa quê từ nhỏ. Vì vậy, ký ức về nông thôn là ký ức của một đứa trẻ. Và chính cái thơ dại đó làm nên sức hấp dẫn lớn của thơ ông:
    Ta con bê vàng lạc dáng chiều xanh
    Ði mãi tìm sim chẳng chín
    Ta lên đồi thông nằm miếu Hai Cô
    Gặm cỏ mưa phùn
    (Về với ta)
    Cỗ bài tam cúc mép cong cong
    Rút trộm rơm nhà đi trải ổ
    Chị gọi đôi cây
    Trầu cay má đỏ
    Kết xe hồng đưa chị đến quê em.
    Tuy nhiên, là con nhà thi thư, vốn dòng khoa bảng, có tây học lại nhuần nhị văn hóa dân gian; sự kết hợp học vấn; sự kết hợp giữa hiện thực con người và sinh hoạt Kinh Bắc cùng những liên tưởng thăm thẳm đầy bất ngờ trong cái tình cảm gần như mê đắm mới làm nên những bài thơ tuyệt diệu như Bên kia sông Ðuống, Chùa Hương, Về với ta, Lá diêu bông, Quả vườn ổi, Cây tam cúc...
    Có lẽ vì sự mê đắm ấy mà từ những ngày đầu đời, các chuyện kể, sách sử và cuộc sống đã ùa vào chật đầy tâm hồn thi sĩ. Thế nào là thực, thế nào là ảo? Cả những chặng đời dài sau này, những gì mắt thấy tai nghe đối với ông dường như là ảo, là không quan trọng nữa. Hoặc nó chỉ là những gợi nhớ để ông trở về sống với tiềm thức của mình.
    Lâu đài thơ kỳ ảo của Hoàng Cầm đẹp trong sóng mắt sông Cầu, sông Ðuống, trong mây ráng Thiên Thai. Những tên làng, tên hội, tên người có thật của vùng Kinh Bắc và cả những cái tên ông tạo ra đều sâu lắng hồn quê Việt.

Chia sẻ trang này