1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chân dung tác giả văn học (Mới: Nhà thơ Paul Éluard )

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Julian, 28/11/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Nhà văn Trần Thuỳ Mai: "Viết văn là một cách thương yêu"
    ?oTheo cách nhìn của tôi, phần lớn người làm nghệ thuật bị trời cho số khổ. Họ lại là người có cá tính nên thường sống cực đoan, sống trong cuộc đời với tâm trạng dị dạng. Khi viết, họ được thừa nhận, được hiểu, đó là hạnh phúc?, nhà văn Trần Thùy Mai tâm sự.
    - Sau gần 30 năm sáng tác, sự thay đổi lớn nhất trong suy nghĩ của chị về nghề viết là gì?
    - Tôi bắt đầu viết từ khi còn đi học, lai rai cho vui. Thế nhưng khi bắt đầu được độc giả ưa thích, bỗng dưng cầm bút với một sự hoảng sợ. Sợ không làm hài lòng độc giả, sợ độc giả bỏ mình mà đi. Viết mãi thì cũng nguôi sợ. Người ta thường hay nói gặp khó khăn khi sáng tác nhưng tôi thì không, tôi chỉ thấy khó khăn khi không viết được. Mà không viết được thì buồn không tả xiết. Không có thay đổi trong suy nghĩ về việc viết lách mà chỉ có sự sâu sắc và chín dần lên về nỗi đau, về sự chia sẻ trong từng trang viết.
    Tôi không so sánh nhân vật của tôi với những người khác. Tôi quan niệm tác phẩm văn học bắt đầu từ mâu thuẫn, xung đột trong cuộc đời. Đau khổ có đầy trong cõi sống này. Viết, cảm nhận nỗi buồn của người bên cạnh về gian khó của đời mình để tạo ra mối đồng cảm chung là đường hướng theo đuổi của tôi.
    - Hiện thực cuộc sống và hư cấu vào tác phẩm của chị với tỷ lệ nào?
    - Trước mỗi trang truyện ngắn tôi thấy mình giống như một người nặn tượng. Lấy hết khả năng để làm ra một tác phẩm đẹp, có ích. Nhờ viết, cuộc đời tôi được mở rộng. Tôi vượt qua giới hạn chật hẹp của chính mình. Khi tác phẩm đến được với độc giả, nỗi cô đơn trong tôi nguôi ngoai. Chính vì thế tôi ít chú ý đến dung lượng của thực tế hay hư cấu. Thực ra tôi thuộc tuýp người rất kiên nhẫn lắng nghe những tâm sự chung quanh. Tôi như một mảnh nam châm hút về mình những đau khổ. Tùy cơ duyên tôi kết hợp nhiều ý tưởng của mình, của người để thành những truyện ngắn. Nếu chỉ là chuyện thật đưa lên giấy thì chẳng có gì cho độc giả đâu. Hư cấu tạo cho câu chuyện những tầng nghĩa mới, những bề sâu, để câu chuyện vượt qua sự tầm thường. Viết phải có lợi cho nhân loại, tôi viết với phương châm đó.
    - Như vậy mục đích khi sáng tác của chị là vì độc giả hay vì chị?
    - G. Marquez nói: "Tôi viết là vì tôi muốn được người ta yêu thương tôi". Là một nhà văn, lại là nữ, tôi rất cần được yêu thương để chống lại mặc cảm bị bỏ rơi. Viết văn với tôi là một cách thương yêu với chính mình và những người xung quanh. Điều này nói cụ thể thì không nên nhưng nói mơ hồ thì không rõ. Đành vậy....
    - Chị nghĩ gì về những vấn đề của thế hệ chị với các cây bút trẻ thế hệ sau này?
    - Tôi cùng thế hệ với Lý Lan, Minh Ngọc, thế hệ cầm bút đầu tiên sau chiến tranh. Nhìn lại, đây chính là thế hệ dò đường đi tìm những đề tài hậu chiến. Có thể có những sáng tạo, nhưng vẫn không thể không bị ảnh hưởng bởi những lối mòn.
    Cho đến bây giờ ngay chính tôi, khi viết vẫn dễ bị cóng tay vì nghĩ tới những người độc giả với lối đọc cũ. Không chấp nhận sự thay đổi, hạn chế cái mới, chỉ thừa nhận một lối đi chính là nguy cơ mà mọi người viết hiện nay vẫn phải đương đầu. Về những người viết trẻ, đáng quý nhất là sự táo bạo, khát khao đi tìm cái mới mạnh mẽ trong các trang viết của họ. Có thể người đi ngược, kẻ đi xuôi. Nhưng quan trọng là họ đã mới.
    - Viết văn gần 30 năm cũng có thể sinh ra những thói quen. Chị có muốn xé bỏ những thói quen đó, để mới mẻ lên không?
    - Tôi không dị ứng với cái mới. Tôi chỉ dị ứng với cái mới mà không nhân văn. Ví dụ gần đây có những cây bút gây sốc bằng cách ca ngợi sự dối lừa, sự tàn ác. Đổi mới là làm mới trang viết chứ không phải là diễn những trò ngoài văn học. Tạo cho người ta chú ý bằng những thứ tưởng là mới thì dễ. Nhưng để người ta nhớ tác phẩm thì khó khăn hơn nhiều. Tôi không băn khoăn về một vài người trẻ làm dáng, làm nổi hiện nay. Năm, mười năm nữa họ là ai chúng ta sẽ biết. Trẻ là vận động. Họ ỳ ra thì còn buồn hơn. Tôi chỉ muốn nói với các bạn viết trẻ rằng, văn học không bao giờ dễ dãi. Tôi nghĩ nhiều về cái mới trong sáng tác. Nhưng chuyện có tìm ra cái mới hay không lại là vấn đề khác.
  2. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Nhà? vfn fn khàch Hailey qua 'ơ?i​
    Nhà? vfn gẮc Anh Arthur Hailey, tàc già? 11 tiĂ?u thuyẮt best-seller, 'àf qua 'ơ?i ơ? nhà? riĂng tài Bahamas.
    Ă"ng Hailey, 84 tuĂ?i, qua 'ơ?i trong giẮc ngù? hĂm thứ Tư - vợ Ăng Sheila cho biẮt.
    Ă"ng là? tàc già? nhiĂ?u tiĂ?u thuyẮt nĂ?i tiẮng, trong 'ò quyĂ?n Phi trươ?ng 'àf 'ược dìch sang tiẮng ViẶt.
    11 tiĂ?u thuyẮt cù?a Ăng 'ược in ơ? 40 quẮc gia, với 170 triẶu bà?n.
    Ă"ng thươ?ng mĂ tà? nhưfng ngươ?i bì?nh thươ?ng bì 'f̣t trong hoà?n cà?nh bẮt thươ?ng.
    Nfm 2001, Ăng nòi với hàfng tin AP "TĂi khĂng thẶt sự tào ra ai cà?. TĂi chì? lẮy tư? 'ơ?i thẶt."
    Sinh nfm 1920, Ăng nghì? hòc nfm 14 tuĂ?i vì? cha mè khĂng 'ù? tiĂ?n cho Ăng 'i hòc tiẮp.
    Ă"ng là?m phi cĂng trong KhĂng lực hoà?ng gia thơ?i ThẮ chiẮn Hai. Sau 'ò, Hailey 'Ắn Canada nfm 1947, và? nhẶn quẮc tìch nước nà?y.
    TiĂ?u thuyẮt 'Ă?u tay, The Final Diagnosis, xuẮt bà?n nfm 1959.
    Vợ cù?a Arthur Hailey nòi thi hà?i cù?a Ăng sèf 'ược hò?a thiĂu cuẮi tuĂ?n nà?y.
  3. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    ERICH MARIA REMARQUE - NGƯỜI ĐI QUA CHIẾN TRANH ​
    Erich Paul Remarque sinh ngày 22-6-1898 trong một gia đình theo dòng Công giáo La Mã tại Osnahruck, một thành phố thuộc tỉnh Westphalia nằm ở miền Tây nước Đức. Ngay từ nhỏ, Erich đã luôn luôn ngưỡng mộ người mẹ - bà Anna Maria trong khi luôn tỏ ra ra lánh người cha - ông Peter. Ông Peter Remarque vốn xuất thân trong một gia đình phiêu bạt đến Đức sau Cách mạng Pháp, chỉ là một người thợ đóng sách nghèo. Sự vất vả và thiếu thốn của gia đình đã khiến Remarque phải đi kiếm tiền từ khi mới mười mấy tuổi bằng việc dạy kèm piano. Cậu bé luôn làm việc hết sức vất vả để bù vào chỗ thiếu thốn và cậu luôn luôn xin mượn trước.
    Cậu bé say mê piano và nhiều thứ khác , ví dụ như sưu tập **** hoặc lần dò khám phá những dòng sông và cánh rừng - tất cả những gì sau này sẽ lần lượt hiện ra trong những cuộn tiểu thuyết vĩ đại. Thú viết lách của cậu bé đã khiến cho cậu nhận được biệt danh: ?oKẻ-bôi-bẩn.?
    Vì thường xuyên phải di chuyển nên Remarque học một lúc hai trường cấp hai và sau đó là trong dự bị Công giáo . Cậu say sưa những diễn biến đầy kịch tính của các nghi lễ Công giáo, say mê vẻ đẹp của những ngôi nhà thờ, của hoa trong vườn tu viện và của hoạt động nghệ thuật. Sau này, những gì Remarque viết đều có chút hơi hướng của một nhà hát, đường nét của giáo đường và các bảo tàng, còn hoa và cây là biểu tượng của sự bình an vĩnh cữu. Những ngày học ở trường, cậu bé Erich luôn gặp rất nhiều chuyện khổ sở vì các giáo viên ; nhưng rồi sau đó, thê'' nào các giáo viên cũng sẽ bị nhồi vào trong tiểu thuyết của nhà văn Erich Maria Remarque! Tại trường dự bị , Erich cãi nhau suốt ngày với một giáo viên tên là Konschorek. Sau này Konschorek đã hóa thành một gã giáo viên tại nơi huấn luyện tân binh với đầy đủ thói xấu của nguyên mẫu và chỉ khác mỗi cái tên: Kantolek (Phía Tây không có gì lạ).
    Tháng 11 năm 1916, chàng Erich 18 tuổi, sinh viên năm thứ 3 của trường sư phạm Osnabruck Lehresminar bị gọi quân dịch đề tham gia vào Đại chiến Thế Giới lần thứ nhất. Sau khóa huấn luyện tân binh tại Westerberg (chính là trại Klosterberg trong Phía Tây không có gì lạ), Erich được phân vào một sư đoàn quân dự bị, tuy nhiên cậu rất hay được về thăm nom bà mẹ đang ốm nặng.
    Tháng 6 năm 191 7, Erich bị chuyển đến một đơn vị công binh ở mặt trận phía Tây Anh là một quân nhân điềm tĩnh , ngay cả khi người đồng đội Troske bị thương vì dính mảnh lựu đạn, Erich vẫn đưa được Troske về phía sau an toàn. Nhưng cái chết của Troske - không phải vì vết thương mà là vì không được chăm sóc, đã khiến cho Erich bị đổ vỡ hoàn toàn. Anh vẫn tiếp tục cứu các đồng đội cho tới khi cũng bị thương vì mãnh lựu đạn. Suốt hai năm 1917- 1918, Erich nằm tại bệnh viện SiVillenz ở Duismeg để chữa thương. Trong khi đó, mẹ anh qua đời tháng 9- 1917. Sau này, khi chiến tranh kết thúc, vì còn thương nhớ mẹ nên đã khiến Erich quyết định đổi tên kép Erich-Paul thành Erich-Maria.
    Rời bệnh viện, Erich trở về Osnabruck đến dự khóa huấn luyện nâng cao, ***g nỗi đau buồn sau cái tang lớn. Chiến tranh đã chấm dứt trước khi anh trở lại mặt trận và mặc dù chưa hề trải qua sự đối đầu tại chiến tuyến nhưng chiến tranh đã làm thay đổi suy nghĩ và thái độ của Erich mãi mãi. Anh đã học một bài học cay đắng về giá trị mong manh thực sự của đời sống cá nhân, sau khi đã hoàn toàn đổ vỡ, khi nhận là "chủ nghĩa yêu nước? của cái xã hội nước đó có thể sẵn sàng bỏ qua bất cứ một cá nhân nào. Với anh và nhiều người bạn của anh, trách nhiệm công dân rốt chẳng còn một ý nghĩa gì nữa.
    Những năm tiếp theo, nước Đức lâm vào tình trạng thiên thôn, lạm phát, thất nghiệp và đầy rẫy bọn đầu cơ trục lợi cùng bọn cực đoan chính trị.
    Remarque cùng vài người bạn quay trở về và nhận thấy những giáo viên cũ bây giờ chỉ là những kẻ cướp. Remarque thường lôi mình vào rắc rối theo kiểu tự chụp một bức ảnh ông mặc đồ sĩ quan có chữ thập ngoặc và một cái huân chương cùng con chó cưng trong một cách bố trí đầy mâu thuẫn. . .
    Sau khi tốt nghiệp, Remarque được giới thiệu vào dạy thay cho một giáo viên trong vòng hai năm. Môi trường giáo dục không dính dáng đến chính trị và Remarque chuyển sự say mê sang các môn thể thao, nhất là đua ôtô.
    Hình ảnh về Remarque lúc bấy giờ là một chàng thanh niên có mái tóc vàng, rất điển trai, ăn mặc trang nhã và những cơ bắp cuồn cuộn nổi. Tóm lại đó là hình ảnh về một con người hào hoa bất chấp thu nhận . Sau một thời gian, Remarque chán nản và bỏ đi làm đủ thử việc: chơi organ ở nhac viện, nhân viên một công ty sản xuất bia thộ, làm nhà phê bình sân khấu ở một thành phô nhỏ, viết quảng cáo cho một công ty ôtô. Ông lấy một nữ diễn viên tên là Zutta Ilse Zambona năm 1925, một thời gian ngắn sau khi được nhận vào làm biên tập ở tạp chí Sport im Bild ở Berlin.
    Đầu năm 1920, với cái tên Erich Remark, ông xuất bản một cuộn tiểu thuyết mà nó bị thiên hạ lạnh nhạt đến nỗi ông phải bỏ cái bút danh ?" vội lấy tên của cụ nội. Lối viết báo của ông quá cứng, thậm chí tầm thường và đầy cảm tính. Chính vì thế, sự thành công của Phía Tây không có gì lạ xuất bản năm 1929 làm cho ông và bất cứ một người nào cũng phải ngạc nhiên. "Bóng ma của chiến tranh luôn ám ảnh chúng tôi - ông nói - nhất là khi chúng tôi cốgắng không nghĩ đến nó nữa". Và kết quả là Phía Tây không có gì lạ đã làm tất cả những người ở hai bên bờ Thái Bình Dương xúc động sâu sắc trong khi trước đây, họ ra sức tìm kiếm ý nghĩa của chiến tranh.
    Trong năm đầu tiên, riêng độc giả Đức đã mua tới hơn 1 triệu bản cuốn tiểu thuyết Phía Tây không có gì lạ và người Anh, Pháp, Mỹ thậm chí còn mua nhiều hơn. Cuốn tiểu thuyết còn thành công hơn nữa nhờ bộ phim do người Mỹ dựng với Lew Ayres và Lewis Wolheim NAME = Position DESCRIPTION = Zeigt die aktuelle horizontale Position an und kann gezogen werden, um diese direkt zu ändern.
    Năm 1932, chính quyền Quốc xã tịch thu tài khoản của ông ở Berlin - chúng nói rằng để bù vào tiền thuế. Tuy nhiên trước đó Remarque đã chuyển hầu hết tiền và số tranh theo phái ấn tượng sang Thuỵ Sĩ . Tại đây, ông mua một ngôi biệt thự ở Porto Ronco cạnh bờ hồ Magiore và dần dần mua về nhiều thứ đồ cổ quý giá.
    Trong thời gian Remarque bị tước quyền công dân Đức, ba cuốn sách của ông lần lượt được dựng phim ở Mỹ và đôi lúc người ta gọi ông là Vua Hollywood.
    Bạn bè của ông rất nhiều: Marlene Dietrich, Greta Garbo, Charles Chaplin,
    F. Scott Fritzgerald và Ernest Hemingway.
    Sau cùng, mệt mỏi vì những phù hoa giả tạo của Hollywood, ông chuyển sang đi về đông ở New York và Porto Ronco.
    Năm 1957, ông càng nổi tiếng vì vai diễn trong bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết của ông. Thời gian để sống và thời gian để chết.
    Năm 1958, Remarque cưới nữ diễn viên Mỹ Paulette Goddard sau 18 năm quen biết.
    Lần đến được Mỹ, Remarque không hề gặp phải khó khăn gì về thủ tục nhưng ông hết sức bực bội và thông cảm với những bất công mà bạn bè ông phải chịu đựng trong cảnh tha hương. Mặc dù đã xin nhập quốc tịch Mỹ năm 1941 nhưng Remarque luôn phẫn hận vì bị mất quyền công dân Đức.
    Năm 1943, một nỗi đau lớn đến với Remarque: em gái ông Elfried Scholz bị chính quyền Quốc xã xử trảm vì tuyên truyền ?olật đổ?. Sau này, ông thật sự cảm động khi Osnabruck đã lấy tên cô gái đặt cho một con đường năm 1965.
    Năm 1971, chính quyền Osnabruck cũng đã đặt tên một con đường chạy quanh thành phố là Erich Maria Remarque.
    Bóng tối thiên đường là tiểu thuyết cuối cùng của ông. Trong tác phẩm đó, người ta tìm gặp lại vóc dáng của rất nhiều những nhân vật trong các tiểu thuyết trước đây và nhân vật chính đã quyết định trở về lại nước Đức bất chấp cuộc sống và tình yêu ở Mỹ ngay sau khi chiến tranh kết thúc. Nỗi hoài nhớ quê hương còn thể hiện trong khoảng những năm 1950 khi Remarque về đi tìm tài liệu cho những tiểu thuyết . Ông không bao giờ trở về thành phố quê hương vì cảm thâý thành phố được xây lại này không còn là những gì thân quen, mà ông đã mô tả trong ?oPhía Tây không có gì lạ, đường về và Bia mộ đen? nữa cả.
    Remarque qua đời sau một loạt cơn đau tim tại một bệnh viện ở Locarno vào ngày 25-9- 1970. Báo chí mê mải đi tìm các chi tiết về cuộc đời của ông mà quên cả một điều: Remarque là tác giả của Cuốn tiểu thuyết hay nhất về Chiến tranh thế giới thứ Nhất. Nhưng dù sao chăng nữa, các đọc giả đã không hề quên . Chỉ riêng ở châu âu, người ta đã mua đền 13 triệu bản những cuộn sách của ông. Trong đó
    ?o Phía Tây không có gì lạ?, bán được 8 triệu cuốn vẫn mãi mãi là một trong những cuộn sách bán chạy nhất châu âu của Thê'' kỷ 20.
    ..................................
    Lưu Sơn Minh .



  4. I_am_joking

    I_am_joking Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2004
    Bài viết:
    581
    Đã được thích:
    1
    Hôm nọ mình có download "Phía tây không có gì lạ" từ website của vdc. Ebook này gồm 2 file, nhưng file thứ 2 lại bị hỏng mất rồi. không biết ở đây có bạn nào có trọn bộ ebook của "Phía tây không có gì lạ" thì có thể gởi cho mình hay không? Cảm ơn các bạn nhiều.
  5. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Nhà thơ Paul Éluard (1895 - 1952)
    Nguyệt Trinh giới thiệu
    (http://le-village.ifrance.com/homework/paule.htm)
    Nhà thơ Pháp Éluard (Eugène Émile Paul Grindel), thường được gọi là Paul, sinh năm 1895 tại Saint-Denis (Seine-Saint-Denis). Ông xuất thân từ gia đình tiểu tư sản. Năm mười sáu tuổi ông phải vào viện điều dưỡng Clavadel để điều trị chứng bệnh phổi đến thời kỳ ho ra máu. Cơn bệnh đã làm gián đoạn liên tục con đường học vấn của ông. Đến năm 1914, ông gia nhập bộ binh và bị thuyên chuyển đi nhiều nơi. Chính trong thời gian chiến tranh này, ông đã xuất bản các thi phẩm đầu tay của mình. Vào năm 1917, Paul lập gia đình cùng người con gái Nga trẻ tuổi tên Gala mà ông gặp gỡ khi còn ở viện điều dưỡng. Sau chiến tranh, ông làm quen với André Breton và Louis Aragon và đã góp phần cùng họ lập ra phe chủ nghĩa siêu hiện thực. Chính ông là người nổi bật nhất trong nhóm này. Các thi phẩm của ông thành tựu chín mùi trong thời điểm khi ông đạt đầy kinh nghiệm về chủ nghĩa siêu hiện thực và kỳ ngộ với Max Ernst. Các tác phẩm trong thời gian này gồm có: Mourir de ne pas Mourir (1924), Capitale de la Douleur (1926), và L''Amour, la Poésie (1929). Vào những năm ba mươi, ông với Aragon, người rời bỏ chủ nghĩa siêu hiện thực, cùng rời bỏ nhóm. Hơn hết nữa là vợ ông, Gala trở thành vợ của Salvador Dalí. Ông trở về Nusch và đến năm 1934 thì thành hôn cùng một người con gái miền Alsac. Sau đó ông vẫn theo đuổi thi nghiệp của mình, sáng tác liên tục các thi phẩm les Yeux Fertiles (1936), les Mains Libres (1937), Cours Naturel (1938), đặt biệt các tác phẩm này chuyên đào sâu vào ý thức chính trị của ông qua cuộc chiến tranh với Tây Ban Nha, thậm chí còn dẫn đến sự chia rẽ giữa ông và Brenton vào năm 1938. Từ đó, thơ của ông luôn gắn liền với các đề tài hoặc đường hướng chính trị, đặc biệt là các hoạt động chống đối của ông trong thời Đệ Nhị Thế Chiến. Các thi phẩm trong thời gian này gồm có: le Livre Ouvert (1942, Poésie et Vérité (1942), và Au Rendez-vous Allemand (1944). Đặc biệt là tác phẩm Poésie Ininterrompue (1946 - 1953), ghi lại tác động của thơ dưới viễn ảnh nhân văn bị tách rời cuộc chiến, với sự đòi hỏi của nội tâm trong cuộc sống hằng ngày. Vào năm 1946, Paul trở nên vô cùng tuyệt vọng, bằng chứng là tác phẩm Le Temps Déborde (1947), thậm chí còn đưa ông đến ý định quyên sinh. Tuy nhiên, ông vượt qua được, và người bạn đường cuối cùng là Dominique đã gợi cảm hứng cho ông sáng tác thi phẩm cuối cùng của mình, le Phénix (1951), đó là một tác phẩm tuyệt vời viết về tình yêu.
    Có thể nói, Paul Éluard mang hai hình tượng: một thi sĩ cho tình yêu và một thi sĩ của cách mạng. Không cần nghi ngờ gì về tính hai mặt này, nó phản ảnh sự căng thẳng nội tâm của ông qua nhiều năm, như để xoa dịu dung hoà sự trung tín với chủ nghĩa siêu hiện thực giữa cái trữ tình của tâm hồn thi sĩ và tư tưởng mang nhiều chính kiến. Bởi vì, theo Paul Eluard, có tình yêu nào mà chẳng đấu tranh, và có cuộc đấu tranh nào chẳng vì tình yêu mà ra.
    -----
    La Nuit Les Yeux
    Paul Éluard
    http://www.multimania.com/jbouzou/
    La nuit les yeux les plus confiants nient
    Jusqu''à l''épuisement
    La nuit sans une paille
    Le regard fixe dans une solitude d''encre.
    ----

Chia sẻ trang này