1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chân dung tác giả văn học (Mới: Nhà thơ Paul Éluard )

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Julian, 28/11/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Đôi Dòng Tiểu Sử HUY CẬN


    Lòng quê dờn dợn vời con nước,
    Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà...
    Tên thật Cù Huy Cận, sinh ngày 31 tháng 5 năm 1919, quê làng Ân Phú huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh; cha là một nhà nho.
    Đậu tú tài Tây ở Huế, sau đó theo học ở trường Cao Đẳng Canh Nông, ở phố Hàng Than cùng với Xuân Diệu. Năm 1943 ông đậu kỹ sư canh nông.
    Từ năm 1945 đến nay là Thứ trưởng rồi hàm Bộ trưởng, phụ trách các công tác văn hóa và văn nghệ.
    Làm thơ từ 1934, đăng thơ từ năm 1936. Tác phẩm tiêu biểu gồm có các tập thơ Lửa Thiêng (1940), Kinh Cầu Tự (1942), Vũ Trụ Ca (chưa in, 1942-43), Trời Mỗi Ngày Lại Sáng (1958), Đất Nở Hoa (1960), Bài Thơ Cuộc Đời (1963), Những Năm Sáu Mươi (1968), Cô Gái Mèo (1972), Chiến Trường Gần Chiến Trường Xa (1973), Ngày Hằng Sống Ngày Hằng Thơ (1975), Ngôi Nhà Giữa Nắng (1978).
    Là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của phong trào Thơ Mới, thơ ông có một bản sắc và giọng điệu riêng, có chiều sâu xã hội cũng như triết lý. Thơ Huy Cận mang một nỗi buồn sâu lắng, miên man, ảo não và thảm đạm; nỗi buồn của "đêm mưa", của "người lữ thứ", nỗi buồn của "quán chật đèo cao", của "trời rộng sông dài".


    Lovetolive[/size=18]
  2. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Giá Áo Túi Cơm
    VN có thành ngữ "Giá áo túi cơm" (giá mắc áo, túi đựng cơm) mang ý nghĩa hoàn toàn tương đồng với thành ngữ "Tửu nang phạn đại" (túi đựng rượu, túi đựng cơm) của Tàu.
    Trong lịch sử Trung Hoa, khi một triều đình sụp đổ, sự thống nhất quốc gia không còn, thì thường có nhiều anh hùng khởi binh tranh giành thiên hạ, và người thắng trận sau cùng sẽ trở thành vị thiên tử đầu tiên của triều đại mới.
    Những người khởi binh tranh đoạt thiên hạ này, hoặc nhờ địa vị xã hội đặc biệt, hoặc nhờ có cơ hội đặc biệt nào đó, mà nắm được quyền hành cai trị địa phương, tạo nên tình trạng đất nước bị chia cắt thành nhiều vùng, mỗi vùng do một anh hùng cát cứ (cắt giữ).
    Tất nhiên trong số những người này, phần lớn là những anh hùng hào kiệt, thật sự có chí lớn, có thiên tài về quân sự hoặc chính trị nhưng cũng không thiếu những kẻ chỉ có tham vọng, những kẻ bất tài, ngu muội, chỉ nhờ may mắn mà có được cơ hội khởi binh.
    Thời Ngũ Đại, có một người tên là Mã Ân, tiếm ngôi vua. Mã Ân nguyên trước chỉ là một vị quan võ nhỏ, bộ hạ của quan Vũ An Tiết Độ Sứ đời Đường là Lưu Kiến Phong. Rồi sau, Lưu Kiến Phong bị bộ hạ giết, Mã Ân được tôn lên làm Thống soái.
    Rồi đến khi Chu Ôn soán được thiên hạ của nhà Đường, đổi quốc hiệu là Lương (sử gọi là nhà Hậu Lương), thì Mã Ân được phong làm Sở Vương, làm chủ cả một giải đất Đông Bắc tỉnh Hồ Nam và Quảng Tây, quyền uy lừng lẫy một thời.
    Nhưng Mã Ân thật sự lại chỉ là một kẻ tầm thường, bất tài, chuyên lo hưởng thụ, người đương thời rất khinh thường Mã Ân, và gọi Mã Ân là "Tửu nang phạn đại", ý nói rằng Mã Ân chỉ là cái túi để chứa rượu, đựng cơm mà thôi.
    Về sau, người đời biến "Tửu nang phạn đại" thành thành ngữ để chỉ hạng người bất tài vô đức, không giúp gì được cho quốc gia xã hội, trái lại chỉ chạy theo lợi danh, mưu cầu cơm áo cho mình mà thôi.
    Lovetolive[/size=18]
  3. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0

    Vụ án Nhân Văn Giai Phẩm để lại một tổn thất lớn của giới văn nghệ đang dần lui vào quá khứ , những nhân chứng và những "kẻ tội lỗi " một thời nay cũng đã nhiều người lui về cõi vĩnh hằng. Một đôi lời nói lại vụ " kỳ án " cũng chỉ là để nói lại cho rõ những sự thật vốn được úp úp mở mở trong một thời gian dài, khép lại những đồn đại sai sự thật. Trong thời điểm hiện tại nhiều nhân vật tai tiếng xưa kia bằng nhiều cách, ở nhiều mức độ khác nhau đã nhà nước phục hồi, bù đắp một phần. Julian xin trích giới thiệu Hồ Sơ Nhân Văn Giai Phẩm của Thuỵ Khuê.
    Hồ Sơ Nhân Văn Giai Phẩm
    Nhân văn giai phẩm là phong trào đòi hỏi tự do dân chủ cuả văn nghệ sĩ và trí thức VN có tầm vóc lớn trong thế kỷ này. Phong trào đã bị dập tắt từ hơn 30 năm nay, nhưng ảnh hưởng và hệ quả đối với đời sống văn hoá và chính trị ở VN vãn còn kéo dài tới ngày nay. Hôm nay, 38 năm sau, mởlại hồ sơ NVGP, chúng tôi nghĩ rằng không sớm mà cũng chưa muộn.
    Theo phát biểu mới đây cuả nhà thơ Lê Đạt trên RFI thì NVGP là cố gắng nghiêm túc đầu tiên cuả văn nghệ sĩ để đối thoại với nhà nước. Tiếc rằng cuộc đối thoại đã chấm dứt một cách bi kịch. Cuộc đối thoại này khởi nguồn từ đầu năm 1955 và kết thúc vào tháng Sáu năm 1958 với lao tù và cải tạo.
    Đầu năm 58, có 2 hội nghị quan trọng cuả những người làm công tác văn nghệ Hội nghị đầu, tháng Hai năm 1958 gồm có 172 người tham dự, Hội nghị sau vào tháng Ba năm 1958 có 304 người tham dự với mục đích chính thức là: nghiên cứu Nghị quyết cuả bộ Chính Trị Ban chấp hành Trung ương đảng Lao Động VN, kết hợp với 2 bản tuyên ngôn và tuyên bố của Hội nghị các đảng Cộng sản và các đảng Công nhân, họp tại Mạc Tư Khoa cuối năm 1957.
    Qua 2 hội nghị trên đây, những người dính líu đến phong trào NVGP bị phát hiện, bị tố giác. Một danh sách nhiều tên tuổi được thành hình, dường như sắp theo thứ tự từ tên đầu sỏ từ trong nguyên văn trở đi: Thụy An, Nguyễn Hữu Đan, Trần Thiếu Mão, Trương Tửu, Trầu Đức Thảo, Phan Khôi, Trần Duy, Trần Dần, Lê Đạt, Từ Phát, Đặng Đình Hưng, Hoàng Cầm, Sĩ Ngọc, Chu Ngọc, Văn Cao, Nguyễn văn Tý, Phùng Quán, Hoàng Tích Linh, Trần Công, Trần Thịnh, Phan Vũ, Hoàng Huế, Huy Phương, Vĩnh Mai, Như Mai tức Châm văn Biếm, Hữu Thung, Nguyễn Đắc Dực, Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Yến, Thanh
    Bình, Yến Lan, Nguyễn Thành Long, Trần Lê Văn, Lê Đại Thanh, v.v ... và v.v ...
    Vẫn theo ngôn ngữ chính thống thì "trận chiến đấu chống bọn phá hoại NVGP" đã kết thúc bằng hội nghị cuả ban chấp hành hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật VN, họp lần thứ 3 tại Hà Nội ngày 4-6-1958 với báo cáo tổng kết cua ? Tố Hữu, và nghị quyết cuả ban chấp hành hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật lên án nhóm NVGP. Ngày 5-6-1958 tại Hà Nội, hơn 800 văn nghệ sĩ thảo bàn nghị quyết gọi là "Nghị quyết cuả 800 văn nghệ sĩ" phụ hoạ với nghị quyết cuả hội Liên hiệp. Sau đó trong tuần lễ từ 21-6 cho đến mùng 3-7-1958, lần lượt các ban chấp hành hội Nhạc sĩ, hội Mỹ thuật, hội Nhà văn huà nhau thi hành biện pháp kỷ luật đối với các thành viên của hội có chân trong phong trào NVGP: hội Nhà văn khai trừ Hoàng Cầm, Hoàng Tích Linh khỏi ban chấp hành, hội Mỹ thuật cảnh cáo Sĩ Ngọc, chấp nhận Sĩ Ngọc, Nguyễn Sáng rút khỏi ban chấp hành, hội Nhạc sĩ chấp nhận Văn Cao, Nguyễn văn Tý rút khỏi ban chấp hành và cả 3 hội nghị quyết định khai trừ Phan Khôi, Trương Tửu, Thụy An ra khỏi hội Nhà văn, Trần Duy ra khỏi hội Mỹ thuật, khai trừ trong thời hạn 3 năm Trần Dần, Lê Đạt khỏi Hội nhà văn, Từ Phát, Đặng Đình Hưng ra khỏi hội Nhạc sĩ Sáng tác và cảnh cáo một số hội viên khác đã tích cực hoạt động trong nhóm NVGP.
    Những điều chúng tôi vừa trình bày trên đây rút ra từ quyển sách dầy 370 trang tựa đề "Bọn Nhân Văn Giai Phẩm trước toà án dư luận" do nhà xuất bản Sự Thật phát hành tại Hà Nội năm 1959, ở đây chúng tôi xin gọi tắt là tài liệu cuả nhà Sự Thật.
    Tập tài liệu này tập hợp những nghị quyết cuả các buổi họp, "những lời thú tội", nhóm từ trong nguyên văn, của những thành viên trong NVGP. Những bài viết lên án và mạ lỵ phong trào NVGP cuả 83 văn nghệ sĩ, cùng những lời buộc tội khiếm nhã cuả các đoàn thể và báo chí cuả nhân dân, quần chúng cũng như cuả các vị trong ban Chấp hành Trung ương Đảng.
    Nhưng cũng nhờ vào tập tài liệu cuả nhà xuất bản Sự Thật này và những bài viết đả kích Lê Đạt và Văn Cao in trong tập tiểu luận "Dao có mài mới sắc" cua ? Xuân Diệu và cuốn sách "Trăm hoa đua nở trên Đất Bắc" cuả Hoàng văn Chí mà ngày nay chúng ta có thể biết rõ hơn về tổ chức và hình thức tranh đấu kéo dài cuả nhóm NVGP trong những năm 55, 56, 57 và 58.
    Rời Hà Nội đầu năm 1955, trong 2 năm từ 56 đến 58, Hoàng văn Chí thu thập tài liệu nhờ 1 người bạn làm việc ở ủy ban Kiểm soát Đình chiến đem báo chí từ Bắc vào Nam. Tập "Trăm hoa đua nở trên đất Bắc" xuất bản tháng giêng năm 1959 tại miền Nam qui tụ phần lớn những tác phẩm tiêu biểu,
    xuất hiện trong thời kỳ NVGP với tiểu sử tác giả. Nhờ đó mà độc giả miền Nam nhiều người thuộc lòng thơ cuả Trần Dần, Phùng Quán từ hơn 30 năm nay.
    Phong trào NVGP manh nha từ đầu năm 1955. Trong quân đội Trần Dần, Lê Đạt, Từ Phát, Hoàng Cầm đã bắt đâù phản đối đảng bằng 2 con đường: một mặt lên tiếng phê bình tập thơ Việt Bắc cua ? Tố Hữu; một mặt đòi thứ nhất trả quyền lãnh đạo văn nghệ về tay văn nghệ sĩ, thứ hai thủ tiêu chế độ chính trị viên trong các đoàn văn công quân đội, thứ ba thủ tiêu mọi chế độ quân sự hiện hành trong văn nghệ quân đội, thứ tư thành lập trong quân đội một Chi hội Văn nghệ trực thuộc hội Văn nghệ, không qua cục Tuyên huấn và Tổng cục Chính trị. Theo lời buộc tội cuả Tố Hữu, tài liệu cuả nhà Sự Thật trang 24.
    Lovetolive[/size=18]
  4. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0


    Mấy Giai Thoại Về Nguyễn Bính
    Nguyễn Bính tên thật là Nguyễn trọng Bính sinh năm 1918 tại Xóm Trạm, thôn Thiện vinh, huyện Vụ bản, tỉnh Namđdịnh, trong một gia đình nhà Nho nghèo. Sau Nguyễn Bính lại đổi căn-cước ra là Nguyễn-Bính-Thuyết.
    Thuở bé đã mồ côi mẹ, Nguyễn Bính sống với cha là ông đồ Nho Nguyễn đạo Bình tại làng quê. Cảnh nhà túng-thiếu nên khi mới 14 tuổi Nguyễn Bính đã phải theo anh ruột là Nguyễn mạnh Phát (tư. Trúc-Đường ra kiếm sống ở Hàđdông rồi Hà-nội.
    Nhờ óc thông minh và tài làm thơ mẫn-tiệp nên bài Cô hái mơ được đăng trên báo Phong-hóa và sau đó được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc mà đến bây giờ vẫn còn được nhiều ca-sĩ đem ra hát.
    Năm 1937 Nguyễn Bính gửi tập thơ dự cuộc thi văn chương của nhóm Tự-lực vănđdàon và được giải thưởng khuyến khích. Từ năm 1940 đến 1942, Nguyễn Bính viết rất nhiều thơ, đăng ở các báo Tiểu thuyết thứ Bảy, Tiểu thuyết thứ Năm, Hà nội báo v.v ... Ông đã cho xuất bản nhiều tập thơ như: Lỡ bước sang ngang, Hương cố nhân, Mười hai bến nước v.v ....
    Thơ của Nguyễn Bính duyênđáng, ý-nhị, mộc-mạc như ca dao nên được rất nhiều người ưa thích. Nhiều bài đã được phổ nhạc và phố biến rất rộng rãi. Nhiều thiếu nữ lúc bấy giờ đã thuộc lòng bài Lỡ bước sang ngang.
    Năm 1956, mắc vào vụ án Nhân-văn Giai-phẩm, Nguyễn Bính bị chỉnh và phải bo ? Hà nội về Namđdịnh, làm việc một cách âm-thầm cho Ty Văn hóa Nam Hà (Nam định và Hà nam gộp lại)
    Vào dịp cuối năm 1965, Nguyễn Bính đã lìa đời tại một làng quê lúc chưa đầy 50 tuổi.
    Ngoài những bài thơ quen thuộc, xin thuật lại mấy giai-thoại vui vui về Nguyễn Bính.
    1. Ai hát đám ở thôn quê
    Hát đám là một loại hát đối đáp giữa trai và gái ở các làng quê vùng Bắc Việt Nam. Hai phe nam, nữ thi hát trêu ghẹo nhau trong dịp đầu xuân. Phe nào, phe nấy còn phải đem theo một người biết sáng tác thơ thật nhanh để làm thầy dùi, gà những câu đốiđdáp rồi hát lên tranh tài với nhau.
    Đêm hát đám ấy phe nữ có cu. Chanh ngoài 70 tuổi, phe nam có cậu Bính mới đúng 13. Cuộc đối đáp kéo dài bất phân thắng phụ. Sau cùng Nguyễn Bính viết giúp phe Nam mấy câu hỏi dồn dập như sau:
    Anh đố em:
    Làng ta chưa vợ mấy người ?
    Chưa chồng mấy ả? em thời biết không ?
    Đố ai đi khắp Tây, Đông
    Làm sao kiếm được tấm chồng như chúng anh đây!
    Làm bao nhiêu rượu mới say ?
    Như trăng mới mọc, như cây mới trồng ?
    Làm sao nên vợ, nên chồng ?
    Làm sao cho thỏa má hồng, răng đen ?
    Làm sao trăng tỏ hơn đèn ?
    Làm sao cho bút gần nghiên suốt đời ?
    Làm sao cho chín thành mười ?
    Làm sao ? Em đáp một lời, anh nghe!
    Phe Nam hát xong thì phe nữ bối-rối, không trả lời được. Các cô má đỏ hồng, đấm vào lưng nhau rồi cười rúc-rích. Người cầm chịch (cũng như trọng-tài) đã gõ ba hồi trống giục rồi mà phe nữ vẫn chưa trả lời được và đành chịu thua. Bọn trai làng reo hò vang dội và hết lời hoan hô cậu Bính.
    Lovetolive[/size=18]
  5. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Mấy Giai Thoại Về Nguyễn Bính (II)
    Nguyễn Bính tên thật là Nguyễn trọng Bính sinh năm 1918 tại Xóm Trạm, thôn Thiện vinh, huyện Vụ bản, tỉnh Namđdịnh, trong một gia đình nhà Nho nghèo. Sau Nguyễn Bính lại đổi căn-cước ra là Nguyễn-Bính-Thuyết.
    2. Trả lời bằng thơ tục
    Một bữa hội họp với anh em, Nguyễn Bính có vẻ bơ-phờ mệt nhọc. Có người đùa đọc:
    Văn nghệ hay là văn gừng ?
    Sao ông lửng-khửng-lừng-khừng vậy ôi ?
    Hay là tối đã tác rồi
    Sáng không tác nổi, mệt nhoài tứ chỉ ?
    Dù đang mệt mỏi, nhưng không chịu thua những lời trêu-chọc
    Nguyễn Bính ứng khẩu, trả lời:
    Sáng-tác hay là tối-tác đây ?
    Tối không tác đủ, tác ban ngày,
    Xem ra sáng-tác không bằng tối!
    Tối tác ông ơi! Sướng thế này!
    3. Mấy đôi câu đối hiểm hóc
    Có những vế câu đối ra rất hiểm-hóc để thử tài người đối lại. Một hôm có người đọc một vế ra là:
    Chuồng gà kê áp chuồng vịt
    Nếu để ý, ta thấy từ kê áp là có nghĩa là đặt liền ở cạnh nhưng kê lại là gà vàáp>lại là vịt theo chữ Hán, nên mới khó. Nguyễn Bính đối lại:
    Chú chuột ra bớp chú bò
    Nguyễn-Bính đã dùng chữ Pháp đối lại chữ Hán vì từ ra bớp có nghĩa là ra đánh nhưng ra (rat) là chuột và bớp (boeuf) là bò nên vế đối rất chỉnh..
    Lần sau Nguyễn Bính đã đối được vế ra:
    Ba ba đã chín
    bằng vế đối
    Cát-cát đầy xe
    Cái lắc léo thấy ở vế ra này là:
    Ba-ba (là con ba-ba, một loại rùa) đã chín (đã nấu chín rồi)
    Ngoài ra ba nhân với ba sẽ thành ra chín
    Còn ở vế đối của Nguyễn Bính, ta thấy:
    Cát-cát (để trộn lúa) đầy xe (chứa đầy xe chuyên chở)
    Thế nhưng theo chữ Pháp thì cát (quartre = bốn) nhân với cát sẽ thành xe (seize = 16)
    Người ta còn truyền rằng vế ra
    Sao hôm, mai mọc sớm
    đã được Nguyễn Bính đối lại bằng:
    Cửa Bắc, Tây ở đông
    Trong vế ra, mọi ngươi đều nhận thấy ngoài cái nghĩa thông thường là: Ngôi sao hôm, đến ngày mai sẽ mọc sớm hơn thường lệ thì đã có ba từ hôm, mai, sớm để chỉ chiều hôm, sáng mai và buổi sớm. Còn vế đối lại là một sự thật: Người Tây (kiều dân Pháp) ở rất đông đúc ở vào phố cửa Bắc. Những từ Bắc, Tây, Đông đều được dùng để chỉ phương hướng.
    Nếu đúng Nguyễn Bính đã đối được những câu ra thì quả thật nhà-thơ này rất là mẫn-tiệp.
    Lovetolive[/size=18]
  6. kimba

    kimba Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/11/2002
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Anh julian có thể post bài về Hồ xuân Hương không?
    Hoá học muôn năm
  7. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0

    Mấy Giai Thoại Về Nguyễn Bính (III)
    Nguyễn Bính tên thật là Nguyễn trọng Bính sinh năm 1918 tại Xóm Trạm, thôn Thiện vinh, huyện Vụ bản, tỉnh Namđdịnh, trong một gia đình nhà Nho nghèo. Sau Nguyễn Bính lại đổi căn-cước ra là Nguyễn-Bính-Thuyết.
    4. Anh chỉ muốn hôn
    Tương truyền Nguyễn Bính rất đa-tình vì có đa-tình thì làm thơ mới hay. Một hôm, Nguyễn Bính đến thăm người yêu, sau khi trò chuyện trời, mây, giăng, nước vẩn-vơ rồi, chàng bất thình-lình ôm chặt lấy nàng mà hôn lấy, hôn để.
    Vì bị hôn bất ngờ, không kịp phản ứng lại, nàng vội đẩy chàng ra và tỏ vẻ không bằng lòng về những cử chỉ sỗ-sàng của nhà thơ. Nguyễn Bính liền viết ngay mấy câu thơ tạ lỗi.
    Anh đi chẳng hẹn ngày về
    Chỉ thề ai buộc, tóc thề ai chôn.
    Muốn gì, em muốn gì hơn
    Hôn hoàng nay lại hoàng hôn mai ngày
    Đọc kỹ lại cả bài thơ, nàng nhận thấy ngay bốn chữ ở đầu bốn câu thơ lục bát là Anh chỉ muốn hôn thì bật cười, má đỏ hồng, nũng nịu mắng yêu:
    Phải gió cái anh này!
    Lovetolive[/size=18]
  8. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Theo yêu cầu của kimba, Julian xin gới thiệu đôi nét về bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương.
    Hồ Xuân Hương, Nàng Là Ai ?
    Hồ Xuân Hương tên thật là Mai, đó là lý do khiến chàng Tốn Phong trong 31 bài thơ tặng nàng đã có 29 bài nhắc đến Mai, có bài nhắc đến hai ba lần. Tên Hồ Phi Mai hiệu là Xuân Hương, Phi Mai, hoa mai bay trên hồ nơi ngắm cảnh xuân, Mai là hương hoa mùa xuân, thật là đồng điệu. Chàng Tốn Phong tên Huân ... nghĩa là Nam Phong, Gió Nam cũng gọi là Tốn Phong, hiệu Nham Giác Phu, là chàng ẩn trong núi mà hiểu sự đời. Người Hoan Nam, Thạch â, n Nhi, chàng ho. Phan, huyện Thạch Hà, ho. Phan Huy Ích.
    Hồ Phi Mai hiệu Xuân Hương, Phan Huy Huân hiệu Tốn Phong, GS Hoàng Xuân Hãn và Học gia ? Trần Thanh Mại đã đồng ý với nhau việc giải mã tên của nàng.
    Hồ Xuân Hương tên húy là Hồ Phi Mai sinh năm 1772, tại phường Khán Xuân, huyện Vĩnh Thuận, Thăng Long Hà Nội. Nhà trông xuống Hồ Tây nơi có đền Khán Xuân Vua Lê Chúa Trịnh thường cùng cung nữ ra đó ngắm xuân, họp hội chợ, thả hoa đăng dưới hồ.
    Thân phụ nàng là Hồ Phi Diễn sinh năm 1703 và mất năm 1786. Năm 20 tuổi ông đậu Tam Trường đời Bảo Thái thứ 4 năm Quý Mão 1723. Ã?ng đồ Nghệ phiêu bạt đi dạy học tại Hải Dương và kết hôn với mẹ nàng ho. Hà quê Hải Dương làm thứ thiếp, ông sinh nàng lúc gần 70 tuổi, bà có lẽ chỉ hai mươi và còn sống đến sau 1814, năm Tốn Phong trở lại đề tựa Lưu Hương Ký.
    Hồ Phi Diễn chánh quán tại làng Quỳnh Lôi huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghê. An. Ho. Hồ tại Quỳnh Lưu rất có tiếng tại Nghê. An và có từ đời đất còn bị nhà Hậu Hán (917 - 971), Trung Quốc cai trị. Viên Thái Thú Diên Châu là Trạng Nguyên Hồ Hưng Dật làm nhà ở đây, con cháu phồn thịnh sau khi nước nhà độc lập. Đời Trần có chi ra Thanh Hóa lập nghiệp, sau sinh ra Hồ Quý Ly. Gia phả ho. Hồ ơ ? Nghê. An chép đến đời Trần Xương Phù (1377 - 1389) một cách liên tục. Đời Trần có một chi vào đất Đông Thành cùng phủ sinh ra Hồ Tông Thốc có ba đời Trạng Nguyên. Chi ở xã Hoàn Hậu đời Lê có nhiều người đậu Tiến sĩ và nổi danh như Hồ Sĩ Dương một nhà chính trị học, sử học. Riêng chi ơ ? Quỳnh Lưu thì đời thứ tám có Hồ Sĩ Anh (1618 - ?), Đời Lê có hai người đậu Hoàng Giáp Hồ Phi Tích (1665 - 1744) đậu năm 1700 và Hồ Sĩ Đống (1744 - 1745) đậu năm 1772. Có chi vào Tây Sơn đổi ho. Nguyễn, tức Hồ Phi Phúc sinh ra Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ.
    Vua Quang Trung Nguyễn Huệ, Hoàng Giáp Hồ Sĩ Đống và nữ sĩ Hồ Xuân Hương, Tú Tài Hồ Phi Hội đều cùng một đời thứ 12, cùng có một ông tổ đời thứ tám là Hồ Sĩ Anh.
    (Theo Hồ Quỳnh gia phổ của chi Hồ Phi Tích, Thư viện Hoàng Xuân Hãn, Paris.)
    8. Hồ Sĩ Anh
    Sơ đồ
    Thuở nho ? Hồ Xuân Hương học với cha, cha dạy học tại gia, mẹ có lẽ dệt lụa trồng dâu, nuôi tằm và buôn bán chợ phiên như bao phụ nữ khác ở làng Nghi Tàm. Hồ Trọng Chuyên soạn Hương Biên làng Quỳnh Đôi năm 1941 và biên nối Hồ Tộc hiền lục thuật lại rằng:
    "Nàng từng ở quê nhà thuở nhỏ, nhưng đã sớm rời quê hương, theo cha ra Bắc Hà. Cô ta rất thông minh, đĩnh ngộ, chỉ nghe lóm mà hay chữ. Năm 13 tuổi đã biết làm thơ, có biệt tài về thơ Quốc âm; đã từng xướng họa với Dương Tri Tạn, một danh sĩ trong làng. Một đôi lúc Hồ Xuân Hương có giúp tiền cho một vài bà con nghèo trong họ, Hồ Xuân Hương rất dạn trai, không bẻn lẽn khi con trai chọc ghẹo, tính hồn nhiên. Dương Tri Tạn đã mượn cớ Vịnh cái điếu bát để đùa với nàng:
    Eo lưng thắt đáy thật xinh xinh
    Điếu ai hơn nữa điếu cô mình
    Thoát châm, thoát bén duyên hương lửa
    Càng núc càng say nỗi tính tình
    Năm 1786, Hồ Xuân Hương 14 tuổi, cha mất thọ 84 tuổi. Nàng tự học tự đọc sách cổ văn và nối nghề dạy trẻ của cha và giúp mẹ dệt lụa, buôn bán sinh nhai.
    Thuở 18, Hồ Xuân Hương xinh đẹp. Nguyễn Du trong bài "Mộng thấy hái sen," đã kín đáo ví nàng như hoa sen
    Hoa sen đẹp xinh xinh

    Hoa sen ai cũng yêu
    Nàng đã là đóa hoa, cách sau khóm hoa chỉ nghe tiếng hồn nhiên nói cười.
    Nàng đến tự bao giờ
    Cách hoa nghe cười nói
    Năm 1807 nàng 35 tuổi. Chàng thi sĩ đa tình Tốn Phong đã làm thơ tặng nàng, ca tụng vẻ đẹp của nàng trong thi tập của mình:
    Nét thanh xuân ấy nghìn vàng khó mua
    (bài số 23)
    Mười phần xuân sắc tới trời Nam
    (bài số 8)
    Người Tiên rạng rỡ từ mây đến
    (bài số 13)
    Như dáng cây mai, xinh cốt cách
    Mười phần xuân sắc rạng trời xanh
    (bài số 22)
    Lovetolive[/size=18]
  9. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Theo yêu cầu của kimba, Julian xin gới thiệu đôi nét về bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương.
    Hồ Xuân Hương, Nàng Là Ai ? (II)
    Và bài thơ số 12 Tốn Phong đã ca tụng nàng, họ nhà quan đẹp như tiên nữ đầu thai xuống trần, vẻ đẹp của Hoan Châu đẹp thuần, nàng như sao Khuê ngôi sao Văn Học, đẹp mười phân vẹn mười. Nàng là tinh anh 99 ngọn núi Hồng Lĩnh. Nàng là hoa Mai riêng chiếm cả một trời Xuân chốn kinh thành
    Tao đàn nay đã có Thần
    Gặp nàng đồng quận bội phần hân hoan
    Hỏi ra thật họ nhà quan
    Ngắm dường tiên nữ thác thân xuống trần
    Hoan Châu vốn tiếng đẹp thuần
    Sao Khuê rạng rỡ mười phân vẹn toàn
    Tinh anh "chín chín Hồng Sơn"
    Hoa Mai riêng chiếm trời Xuân Đế Thành
    Nói theo ngôn ngữ ngày nay, chàng thi sĩ Tốn Phong, đã chấm nàng chiếm giải Hoa Khôi thành Thăng Long. Thơ Tốn Phong đã đánh đổ giả thuyết nàng xấu xí, mặt rỗ lại ẩn ức về ********.
    Xuân Hương danh giá, em họ quan Hoàng Giáp, dạy học trò, một thầy đồ hiếm hoi phái nữ, khác với các thiếu nữ dòng dõi đương thời chỉ chăm sóc Công Dung Ngôn Hạnh, phần trí tuệ thơ phú dành cho phái nam. Người đến đủ trình độ xướng họa đối đáp với nàng cũng không phải là thư sinh tầm thường cỡ như Một đàn thằng ngọng đứng xem chuông, nó bảo nhau là ấy ái uông. Mà là những danh sĩ, những nho sĩ dạy học, những quan tri huyện, tri phủ, tham hiệp, hoặc con, em của bậc công hầu bậc nhất triều đình như Nguyễn Du, hay Tiến Sĩ Phạm Quý Thích ...
    Tài thơ văn của nàng, Tốn Phong đã tả trong bài tựa Lưu Hương Ký
    "Tứ thơ dồi dào, nhưng vẫn tỏ ra vui mà không buông tuồng, buồn mà không đau thương, khốn khổ mà không lo phiền, cùng mà không bức bách. Thật là do tính tình nghiêm chỉnh mà ra, cho nên khi hát lên, ngâm lên những thơ ấy, thì tay cứ muốn múa, chân cứ muốn dậm mà không tự biết.
    Lưu Hương Ký tuy đầy vẻ gió mây trăng móc, nhưng đều tự đáy lòng mà phát ra, biểu hiện thành lời nói, lại cũng đều đúng với cái ý đã nói trên kia là: xuất phát từ mối tình mà biết dừng lại trên lễ nghĩa".
    Trong bài tựa trên Tốn Phong cũng đã dẫn lời khen của bạn là Cư Đình:
    "Cô ? Nguyệt Đường Xuân Hương học rộng mà thuần thục, dùng chữ ít mà đầy đủ, từ mới lạ mà đẹp đẽ, thơ đúng phép mà văn hoa, thực là một bậc tài nữ."
    Tốn Phong ca ngợi:
    "Tôi thường nghe: người đất Nghê. An thuần tú mà ham học. Đúng như thật! Đàn ông tuấn kiệt thì có các bậc khoa bảng đời trước, đàn bà tinh anh thì có những người như Phan My Anh và Hồ Xuân Hương. Người ta nói núi cao sông sâu sinh ra nhân tài tuấn kiệt, quả không sai vậỵ"
    GS Hoàng Xuân Hãn nhận xét:
    "Một người thẩm phán về mặt hình thức văn thái (Cư Đình), một người xét về mặt ý tứ văn (Tốn Phong). Cả hai lời phẩm bình đều đúng. Riêng về mặt thơ nôm, ta nhận thấy có kỹ thuật chắc, lời nghiêm nghị mà bóng bảy, từ thiết tha. Nhưng thơ trữ tình mà không có gì lả lơi hay bỡn cợt, trái với hầu hết những thơ nôm mà ta thường đọc trong các sách báo dưới mục "Thơ Hồ Xuân Hương."
    Những lời bình phẩm thơ văn của Hồ Xuân Hương của người đương thời đã đánh đổ truyền thuyết, xem Hồ Xuân Hương là một kỳ nữ lẳng lơ, dâm ô. Trái lại nàng là một nữ sĩ tính tình nghiêm chỉnh, thành thật, học rộng, thơ xuất phát tự đáy lòng, chữ mới lạ, văn hoa. Có lẽ vì thơ Lưu Hương Ký chưa bao giờ được khắc bản in ra, chỉ được các bậc danh sĩ xướng họa với nàng chép lại. Nàng là một nhà thơ trữ tình, lãng mạn đầu tiên của Văn Học Việt Nam. Khi nàng mất đi, những huyền thoại về nàng tiếp tục phát triển thêu dệt dần dần do thị hiếu dâm tục, làm xa đi con người thật của nàng.
    Cô ? Nguyệt Đường là nơi Hồ Xuân Hương dạy học, bên cạnh có trà quán của bà mẹ đã là Phòng Khách Văn Học của Việt Nam cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19. Cổ ... Nguyệt ... là chiết tự chữ Hồ ... là nơi tao nhân mặc khách, các nhà thơ, nhà văn lớn của Việt Nam đương thời xướng họa. Thi hào Nguyễn Du tác gia ? Truyện Kiều, Phạm Đình Hổ tác gia ? Vũ Trung tùy bút, Tiến Sĩ Phạm Quý Thích người khắc bản và in thơ Nguyễn Du, Nguyễn Huy Tự tác gia ? Hoa Tiên Ký, Quan Hiệp Trấn Sơn Nam Thượng Trần Ngọc Quán, Mai Sơn Phủ, Tốn Phong Phan Huy Huân, Cư Đình, Trần Quang Tỉnh, Trần Phúc Hiển ... Cô ? Nguyệt Đường từng tổ chức thi thơ văn mà người đoạt giải nhất là Trần Ngọc Quán.
    Năm 1814, Tốn Phong trở lại Thăng Long gặp Xuân Hương có tặng nàng bài thơ trong đó có hai câu:
    Mai, quả đã từng ba độ kết
    Khách, tình vẫn vậy sáu năm nay
    Có nghĩa là trước năm 1814 nàng đã ba lần lấy chồng. Dựa vào thơ Lưu Hương Ký ta thấy có ba khoảng thời gian, ba khoảng trống nàng vắng làm thơ: 1794 - 1798, 1802 - 1806 và 1810 - 1812 có lẽ là ba thời kỳ Xuân Hương lấy chồng rồi bị góa. Tương truyền rằng nàng lấy lần thứ nhất một thầy thuốc, nên có bài thơ "Bà lang khóc chồng." Lần thứ nhì bà lấy một Chánh Tổng tên Cóc, bài "Vịnh Tổng Cóc," theo Xuân Diệu, trong Hồ Xuân Hương, bà chúa thơ nôm, hiện nay tại Vĩnh Yên vẫn còn nhà thờ Chánh Tổng Cóc. Lần thứ ba nàng lấy một quan Tri Phủ, có bài "Khóc Ã?ng Phu ? Vĩnh Tường." GS Hoàng Xuân Hãn bác bỏ việc lấy ông Phu ? Vĩnh Tường vì lẽ tên Phu ? Vĩnh Tường năm 1822 mới có, phủ ấy giữ tên Tam Đái suốt đời Gia Long. Đại Nam Nhất Thống Chí quyển Sơn Tây chép năm Minh Mạng thứ hai 1821 đổi ra Tam Đa, có lẽ kiêng tiếng Đái cho là tục, năm thứ ba 1822 lại đổi ra phu ? Vĩnh Tường. Theo đó nếu Hồ Xuân Hương mất vào năm đó thì không thể là vợ ông phu ? Vĩnh Tường. Do đó bài thơ nôm khóc ông phu ? Vĩnh Tường quyết không phải là thơ Hồ Xuân Hương. Ba mối tình trên không có dấu vết trong Lưu Hương Ký, mà chỉ có trong thơ văn truyền tụng, có lẽ nàng không muốn nhắc đến. Tôi sẽ lần theo dấu vết thơ truyền khẩu để tìm cuộc đời nàng.
    Dựa vào năm ghi trên các bài thơ Lưu Hương Ký và tựa viết tên các danh sĩ, ta biết được Hồ Xuân Hương đã kết bạn thơ và ******** với các danh sĩ sau:
    Nguyễn Du vào khoảng 1790 - 1793
    Lấy chồng lần thứ nhất 1794 - 1798
    Mai Sơn Phủ 1799 - 1801
    Lấy chồng lần thứ hai 1802 - 1806
    Tốn Phong 1807 - 1808
    Trần Quang Tỉnh 1808 - 1809
    Lấy chồng lần thứ ba 1810 - 1812
    Trần Phúc Hiển 1813 ...
    Tốn Phong trở lại 1814
    Trần Ngọc Quán 1815 - 1816
    Lấy chồng lần thứ tư
    Tham Hiệp Trần Phúc Hiển 1816
    Hồ Xuân Hương mất 51 tuổi 1822
    Lovetolive[/size=18]
  10. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Theo yêu cầu của kimba, Julian xin gới thiệu đôi nét về bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương.
    Hồ Xuân Hương, Nàng Là Ai ? (III)
    Người yêu đầu tiên Hồ Xuân Hương thố lộ trong thơ văn là Nguyễn Du. Qua bài thơ chữ đề: Cảm cựu kiêm trình Cần Chánh Học Sĩ Nguyễn Hầu, Hầu Nghi Xuân, Tiên điền nhân. (Cảm tình cũ và trình quan Cần Chánh Học Sĩ ho. Nguyễn người huyện Nghi Xuân làng Tiên Điền). Cho biết mối tình kéo dài được ba năm, sau đó tan vỡ, vì chàng ra đi về quê Hồng Lĩnh. Có lẽ khoảng năm 1790 - 1793. Thời gian này Nguyễn Du đã đô ? Tam Trường ơ ? Sơn Nam năm 19 tuổi, 1784 sau đó nhà Trịnh sụp đổ, loạn lạc, nên không thi tiếp được, dinh thự của anh bị loạn kiêu binh phá tan hoang, Tây Sơn đem quân ra Bắc, anh cả là Tiến Sĩ Nguyễn Khản đã mất, một người anh tên là Nguyễn Quýnh nổi lên chống Tây Sơn, nên làng Tiên Điền bị đốt sạch, anh cùng mẹ là Nguyễn Nễ ra làm quan với Tây Sơn, xuất tiền ra trùng tu lại từ đường và chùa làng. Nguyễn Du về ở với anh Nguyễn Nễ cạnh Giám Hồ nơi đây Nguyễn Du nghe tiếng đàn người nhạc nữ cung vua Lê cũ, tôi sẽ phân tích kỹ hơn trong chương mối tình Hồ Xuân Hương và Nguyễn Du. Lúc ấy nàng khoảng 18 tuổi và chàng 25 tuổi, chàng và nàng có nhiều kỷ niệm cùng hái sen trên Tây Hồ. Mối tình đó còn lưu dấu vết trong nhiều bài thơ khác của Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương. Hai người cảm phục thơ nhau, Hồ Xuân Hương yêu chàng "Dặm khách muôn nghìn nỗi nhớ nhung," nhưng Nguyễn Du lúc này đã có vợ là em Đoàn Nguyễn Tuấn người đi sứ Tây Sơn cầu phong nhà Thanh năm 1790. Nguyễn Du thân phận còn ăn nhờ ở đậu nơi các ông anh, khi quê vợ, khi góc bể chân trờị "Chữ tình chốc đã ba năm vẹn" ba năm yêu nhau mà không đi đến đâu, chàng không danh phận cũng không muốn nàng làm thứ thiếp, rồi Nguyễn Du dứt áo về quê Hồng Lĩnh và năm 1795 toan tính về Gia Định giúp Nguyễn Ánh, bi. Quận Công Thận bắt, nhưng nể tình bạn là Nguyễn Nễ nên chỉ giam ba tháng, ra tù chàng lại lang thang ăn nhờ ở đậu, có lúc đi xin ăn: "Sách vở ích gì cho cuộc sống, nào ngờ đói rách người thương tâm" (Thơ Nguyễn Du bài Khất thực).
    Khi Gia Long thắng trận, Nguyễn Du đón xe, dâng sớ được Gia Long cho cùng ra Bắc. Tháng 8-1802 được bổ làm Tri huyện Phù Dung, Trấn Sơn Nam, năm sau được thăng Tri Phu ? Thường Tín, gần Hà Nội, nhưng thời gian này Hồ Xuân Hương trong cơn tao loạn, mẹ già nhà túng thân gái một mình nàng đã nhận lời lấy Tổng Cóc ơ ? Vĩnh Yên. Chàng có trở lại Cô ? Nguyệt Đường thì cũng ngậm ngùi tình xưa dang dở. Mùa thu 1804 Nguyễn Du cáo bệnh về quê nghỉ một tháng, rồi được triệu về kinh giữ chức Đông Các Học Sĩ. Năm 1809 giữ chức Cai ba. Quảng Bình. Tháng 2-1813 được thăng Cần Chánh Học Sĩ, được cử làm Chánh Sứ sang cầu phong nhà Thanh, tin này đến Thăng Long, Hồ Xuân Hương gửi bài thơ mừng, lúc này Nguyễn Du đã có một vợ hai thiếp, con đã cả chục. Xe ngựa trộm mừng duyên tấp nập còn nàng đã góa chồng lần thứ ba trở về Cô ? Nguyệt Đường phấn son càng tủi phận long đong, chàng có nhớ tình cũ chăng ? Lầu Nguyệt năm canh chiếc bóng chong nàng thao thức năm canh bên đèn một mình, ngắm trăng cũng một mình.
    Không biết hai lần đi sứ, làm Chánh sứ, công việc quan trọng như Bô. Trưởng Ngoại Giao ngày nay, Nguyễn Du có dám xé rào đi thăm Hồ Xuân Hương khi đi ngang qua Thăng Long chăng ? Một người đa tình như Nguyễn Du trong bữa tiệc tiễn sứ ở nha Tuyên Vũ, chàng xót xa khi nghe tiếng đàn nguyệt của người nhạc nữ đã về chiều nhan sắc tàn tạ, lẽ nào không nhớ đến Xuân Hương? ?
    Mối tình để lại thơ văn nhiều nhất trong Lưu Hương Ký, là mối tình với Mai Sơn Phủ, những bài thơ hẹn thề nồng nàn thắm thiết. Hồ Xuân Hương viết bài Cảm nghĩ khi thề:
    Mười mấy năm trời một chữ tình
    Duyên tơ này đã sẵn đâu dành
    Mái mây cắt nửa nguyền phu phát
    Giọt máu đầy hai chữ tử sinh
    Một kiếp đã thề cùng dạ thắm
    Trăm năm đành phụ với đầu xanh
    Mai sau lòng chẳng như lời nữa
    Dao búa nguyền xin lụy đến mình
    Mai chỉ là một thư sinh ra học tại Thăng Long trong thời Tây Sơn, chưa có danh phận gì. Vì đâu Hồ Xuân Hương không kết hôn cùng Mai Sơn Phủ ? Khi chàng từ biệt nàng về quê Hoan Châu năm 1801, sau đó không còn tìm thấy dấu vết của chàng, chàng mất vì một cơn bạo bệnh hay vì trái lời thề nguyền mà bị dao búa trong cơn hoạn lạc triều Tây Sơn sụp đổ? ?
    Sau khi Triều Nguyễn được thiết lập năm 1802, nhiều văn nhân, danh sĩ được bổ vào các chức vụ tri huyện, tri phủ, tham hiệp, hiệp trấn ở các địa phương và các chức ở ba tào Bắc Thành. Sự kiện này đã mang lại cho Xuân Hương nhiều bạn mới: Tốn Phong, Trần Quang Tỉnh, Trần Ngọc Quán, Trần Phúc Hiển.
    Tốn Phong cùng họ với Phan My Anh, người huyện Thạch Hà, Hoan Châu, ra Thăng Long thi Hương năm 1807, thi hỏng, chàng ở lại Thăng Long dạy học cạnh Hồ Kim Ân, khu Sinh Từ ngày nay, qua lời giới thiệu của Cư Đình, chàng quen biết Xuân Hương. Hai người kết bạn thơ tri kỷ tri âm, nhưng chàng chửa thi đỗ, thì chưa ... cưới nàng được. Năm 1808 chàng lại về quê và năm 1814 chàng lại trở ra thi Hương, lại thi hỏng nữa, nàng thố lộ mọi tâm tình, kể chàng nghe mọi mối tình, đưa chàng tập thơ Lưu Hương Ký nhờ chàng đề tựa, nhưng trở lại yêu chàng thì nàng không thể, vì đã có tình yêu mới với quan Tham Hiệp Trần Phúc Hiển, người hò hẹn sẽ cưới nàng đưa nàng về Vịnh Ha. Long.
    Mối tình Hồ Xuân Hương với Quan Hiệp Trấn Sơn Nam Ha. Trần Quang Tỉnh cũng không kém phần thắm thiết trong bài Họa vần thơ Quan Sơn Nam Ha. Hiệp Trấn năm 1809. Thơ chữ Hán, Hoàng Xuân Hãn dịch ra lục bát:
    Chia tay, giữa tiệc, tình còn
    Nghẹn ngào ngây ngất tan hồn Sảnh Nương
    Hồ Xuân Hương muốn thoát trần như chuyện Sảnh Nương yêu Vương Trụ trong Liêu Trai Chí Dị. Mối tình bị cha mẹ ngăn cản nàng bất tỉnh suốt năm năm, nàng thoát hồn theo Vương Trụ, Vương đang đi thì thấy Sảnh Nương chạy theo, hai người lấy nhau đi xa làm ăn, năm năm sau hai người trở về thú tội, cha mẹ sửng sốt, xác Sảnh Nương từ trong buồng chạy ra ôm lấy hồn và nhập lại thành một. Ai ngăn cản nổi mối tình Hồ Xuân Hương và Trần Quang Tỉnh ? Cha mẹ chàng chăng? ?
    Còn mối tình Hồ Xuân Hương và quan Hiệp Trấn Sơn Nam Thượng Trần Ngọc Quán, có lẽ là mối tình đến muộn sau khi nàng đã yêu Trần Phúc Hiển, nên chỉ là bạn thơ. Trần Ngọc Quán nguyên Cai ba. Quảng Đức, Thừa Thiên ngày nay. Tháng ba năm Ất Hợi 1815 được bổ nhậm chức Hiệp Trấn Sơn Nam Thượng, Trấn này gồm đất hai tỉnh Hà Nội và Hưng Yên và trị sở ơ ? Châu Cầu, Phu ? Lý. â,? tại chức được hơn ba năm, đến tháng năm năm Mậu Dần, 1818 thì bị bệnh mất.
    Khi mới tìm đến Cô ? Nguyệt Đường năm 1815, gặp Xuân Hương chàng đã tán:
    Tài cao nhả phượng, thế gian kinh
    May đến Long Thành, được thấy danh
    Chạm hộc tự cười, tài vốn kém
    Mổ rồng thêm thẹn, thuật chưa tinh
    Chàng khen nàng có tài làm thơ hay như phượng múa, thế gian kinh phục, nay mới Thăng Long được hân hạnh gặp nàng. Chàng tự khiêm nhường học còn vụng, chạm chim hạc hóa ra con cò. Muốn làm thơ cao như chuyện chàng đi học nghề mổ rồng tinh diệu, nhưng học xong chẳng có rồng mà mổ, thẹn mình học thuật chưa tinh, chưa làm được gì cả.
    Xuân Hương họa lại:
    Tài tôi thẹn kém khiến ai kinh? ?
    Lận đận mười năm tự dối mình!
    Vào cuộc mới hay tay đối giỏi
    Cần chi gọt giũa chữ cho tinh ...
    Từ đó Xuân Hương lập Tao đàn tại Cô ? Nguyệt Đường, nàng mời các bạn thơ "chung đỉnh" chung chí hướng, cùng chung đốt đỉnh hương trầm, uống rượu, trà, thi nhau làm thơ. Bài Gửi Quan Trấn Hiệp Sơn Nam Thượng ho. Trần cho ta biết những điều ấy. Trong cuộc thi Trần Ngọc Quán đã chiếm giải nhất, làm vẻ vang danh sĩ đất Hoan Châu, Nghê. An, kể cả chủ nhân, riêng nàng mang tiếng thèo đảnh vì đàn bà mà làm thơ văn, hội họp văn nhân tài tử. Bài thơ như sau:
    Vào cắm tao đàn một ngọn cờ
    Ấy người thân đấy, phải hay chưả ?
    Lắc đầy phong nguyệt, lưng bầu rượu,
    Giắt lỏng giang hồ, nửa túi thơ.
    Đình Nguyệt, góp người chung đỉnh lại,
    Trời Hoan, mở mặt nước non xưa.
    Bấy nay tài tử bao nhiêu tá,
    Thèo đảnh khen ai khéo đặt cho.
    Lovetolive[/size=18]

Chia sẻ trang này