1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chân dung tác giả văn học (Mới: Nhà thơ Paul Éluard )

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Julian, 28/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0

    Theo yêu cầu của kimba, Julian xin gới thiệu đôi nét về bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương.
    Hồ Xuân Hương, Nàng Là Ai ? (IV)
    Năm 1816 Hồ Xuân Hương được quan Hiệp Trấn Yên Quảng Trần Phúc Hiển cưới làm thiếp.
    Trần Phúc Hiển con Trần Phúc Nhàn, giữ chức tham mưu trong quân đội Nguyễn Ánh trước khi khôi phục Phú Xuân, có lẽ tử trận, để đền công, khi lên ngôi Gia Long phong cho con là Phúc Hiển được bổ chức Hàn Lâm Viện Thi. Thư năm 1803, sau đó được thăng dần đến chức tri phu ? Tam Đái thuộc Trấn Sơn Tây. Đến tháng 12 năm 1813 được thăng nhậm chức Tham Hiệp Trấn Yên Quảng. Phép trị gia ngày xưa vợ cả không theo chồng tại chức mà ở lại quê cai quản gia trang, sai khiển gia nhân, chăm sóc cha mẹ chồng, con cái, Phúc Hiển rời phu ? Tam Đái, Việt Trì ngày nay, dong thuyền qua Thăng Long rũ ******** Hồ Xuân Hương cùng đi, khi đến gần trấn lÃ" trên sông Bạch Đằng, "nghĩ mình phương diện quốc gia, quan trên trông xuống người ta trông vào" Phúc Hiển để ******** trở lại Thăng Long và hẹn sẽ rước nàng về làm vợ. Xuân Hương trong bài thơ "Tiễn bạn trên sông Bạch Đằng" tỏ rõ lòng thắc mắc, sợ ******** bội bạc, rồi mình lại thêm một phen đau khổ ?
    Vui hoa khéo kẻo lay cành gấm
    Vục nước coi mà đọng bóng trăng
    Lòng nọ chớ rằng mây lạt lạt
    Lời kia hay đã núi giăng giăng
    Với nhau tình nghĩa sao cho trọn
    Chớ thói lưng vơi cỡ nước Đằng
    Nàng sợ chàng chỉ theo nhục dục, chơi hoa lay cành, vục nước rung trăng, sợ chàng hẹn hò dông dài vu vơ; mây lạt lạt, núi giăng giăng. Nàng xin tình lang ở sao cho trọn tình sâu nghĩa thẳm, chớ có như nước sông Bạch Đằng khi lên cao, khi thật cạn.
    Với lòng bâng khuâng ấy Xuân Hương trở lại Thăng Long. Chừng tháng sau bạn cũ Tốn Phong trở lại an ủi cảm thông khuyến khích cầu duyên. Nàng nghĩ đến Tham Hiệp Yên Quảng nên trả lời bài thơ họa vận của Tốn Phong:
    Kiếp này chẳng gặp nữa thì liều
    Nhưng chắc trăm năm há bấy nhiêu
    Nghĩ lại luống đau cho phận bạc
    Nói ra thêm nhẹ với thân bèo
    Chén thề thuở nọ tay còn dính
    Món tóc thời xưa vẫn cánh đeo
    Được lứa tài tình cho xứng đáng
    Nghìn non muôn nước cũng tìm theo
    Nghìn non muôn nước chỉ vùng Hoa Phong Vịnh Ha. Long, nàng vô tình hay hữu ý dùng thành ngữ ấy; người xứng đáng mà nàng đã tìm được là quan Tham Hiệp Trấn Yên Quảng.
    Năm 1816 Trần Phúc Hiển trở lại cưới Hồ Xuân Hương làm thiếp, nàng tham dự việc quan cùng chồng. Trong thời gian này nàng viết sáu bài thơ Vịnh Đồ Sơn Bát Cảnh bằng chữ Hán.
    Năm 1818, nhân vụ việc ruộng tại Châu Vạn Ninh bị bỏ hoang nhiều, Quan Hiệp Trấn ép dân phá ruộng cày, dân không chịu. Viên án thu ? Dung, phụ trách an ninh vốn có tị hiềm với Phúc Hiển và Xuân Hương, xui dân kiện Phúc Hiển đòi ăn hối lộ 700 quan. Phúc Hiển bị bắt. Vua Gia Long phê án "Tham nhũng như thế mà không giết thì lấy gì khuyên liêm," bảo quan Bắc Thành trị tội. Phúc Hiển bị giam một năm, đến tháng 5 ta năm 1819 thì bị tử hình. Cùng một thời kỳ đó nhiều công thần của Gia Long cũng bị tội, bị giết như Hữu Quân Nguyễn Văn Thành và con là Nguyễn Văn Huyên, như Ta ? Quân Lê Văn Duyệt, Đại công thần Lê Chất mả cũng bị san bằng. Phải chăng khi về già, lo sợ uy quyền triều đại bị các công thần lấn lướt, Gia Long đã hành xử theo lối "được chim bẻ ná, hết thỏ thịt chó săn."
    Sau khi chồng mất, Hồ Xuân Hương vào tu chùa Hoa Yên núi Yên Tử, nhưng sau đó nàng lại trở về Cô ? Nguyệt Đường. Trong số bạn thơ cũ có Trần Quang Tỉnh bấy giờ đã trở nên một vị quan to Tham Tri Bô. Binh coi Tào Binh Bắc Thành không biết có giúp đỡ gì được nàng không? ?
    Các mối tình Hồ Xuân Hương, tôi sẽ lần lượt dẫn chứng qua thơ nàng, qua thơ xướng họa, và qua những dữ kiện lịch sử xảy ra từng năm tháng. Hồ Xuân Hương mất chồng lần cuối năm 1819 vài năm sau thì mất vào năm 1822, hưởng dương được 50, 51 tuổi, mộ chôn tại làng Nghi Tàm Hồ Tây.
    Năm 1842, hai mươi năm sau Vua Thiệu Trị ra Hà Nội tiếp sứ nhà Thanh, sang phong Vương tại Bắc Thành. Tùng Thiện Vương Miên Thẩm theo anh đi du lịch. Vương thăm Hồ Tây có viết 14 bài thơ tứ tuyệt thể liên hoàn trong đó có đoạn viết về mô. Hồ Xuân Hương. GS Hoàng Xuân Hãn dịch ra lục bát như sau:
    "Đầy hồ rực rỡ hoa sen
    Sai người xuống hái để lên cúng dường
    Chớ trèo qua mô. Xuân Hương
    Suối vàng còn giận tơ vương lỡ làng
    Son tàn phấn rữa mồ hoang
    Xuân Hương đã khuất bên đàng cỏ xanh
    U hồn say tít làm thinh
    Gió Xuân mấy độ vô tình không hay
    Mô. Xuân Hương bên Hồ Tây. Một nước mấy nghìn năm văn hiến mà để mộ nàng như mô. Đạm Tiên chăng ? Dựng lại tấm bia kỷ niệm nàng, dựng lại Cô ? Nguyệt Đường cho người sau đến đó thăm viếng là việc làm ý nghĩa cho văn hóa dân tộc ngày nay.
    Lovetolive[/size=18]
  2. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Vụ án Nhân Văn Giai Phẩm để lại một tổn thất lớn của giới văn nghệ đang dần lui vào quá khứ , những nhân chứng và những "kẻ tội lỗi " một thời nay cũng đã nhiều người lui về cõi vĩnh hằng. Một đôi lời nói lại vụ " kỳ án " cũng chỉ là để nói lại cho rõ những sự thật vốn được úp úp mở mở trong một thời gian dài, khép lại những đồn đại sai sự thật. Trong thời điểm hiện tại nhiều nhân vật tai tiếng xưa kia bằng nhiều cách, ở nhiều mức độ khác nhau đã nhà nước phục hồi, bù đắp một phần. Julian xin trích giới thiệu Hồ Sơ Nhân Văn Giai Phẩm của Thuỵ Khuê.
    Hồ Sơ Nhân Văn Giai Phẩm ( II)
    Cùng lúc đó, báo Nói Thật cuả Hoàng Công Khanh trích đăng bài "Sự Chia tay giữa văn nghệ và chính trị" cuả Lỗ Tấn.
    Đến tháng 6 năm 1956 văn nghệ sĩ mới thực sự chống đối công khai. Giai phẩm mùa Xuân ra đời do Hoàng Cầm, Văn Cao, Lê Đạt, Trần Dần, Sĩ Ngọc, Từ Phát, Phùng Quán, Nguyễn Sáng, Tô Vũ lập chủ biên. Ngoài những bài đả kích lãnh đạo văn nghệ cuả đảng còn có bài "Nhất định thắng" cua ? Trần Dần. Giai phẩm muà Xuân bị tịch thu ngay tức khắc. Trần Dần bị bắt. Trong tập tài liệu cuả nhà Sự Thật, Hồng Cương xác nhận rằng "Nhân cơ hội đó, tất cả các lực lượng đối lập với chủ nghĩa xã hội đều ngóc đầu dậy chống lại sự lãnh đạo cuả đảng và chính phủ. Bọn ********* trong Công giáo hành động phá rối trật tự ơ ? Nghê. An, Nam Định, v.v ..."
    Ba tháng sau đảng phát động chính sách sửa sai. Lợi dụng thời cơ, văn nghệ sĩ cho ra đời Giai phẩm muà Thu, tập một ngày 29-8-1956 với bài Phê bình Lãnh đạo Văn nghệ cuả Phan Khôi. Ngày 15-9-1956, bán nguyệt san Nhân Văn số 1 ra đời và cuối tháng 10 năm 1956, ở đại học, các giáo sư Trương Tửu, Trần Đức Thảo huy động sinh viên cho ra tờ Đất Mới với Phùng Quán, Bùi Quang Đoàị Đất Mới ra được một số thì bị đình bản. Cuối tháng 11 năm 1956, đảng hạ lệnh đóng cửa tờ Nhân Văn và Nhân Văn số 6 bị tịch thu. Sắc lệnh ngày 15-12-56 được ban hành cấm tự do báo chí trừ những báo của đảng, chấm dứt số phận những tờ Giai Phẩm, Trăm Hoa, Đất Mớị Đảng cho ra tuần báo Văn thay thế với Nguyên Công Hoan, Nguyễn Tuân và Nguyên Hồng. Chẳng bao lâu, báo Văn cũng lại đổi thái độ, bỏ bớt những bài ca tụng, thêm dần những bài chỉ trích. Những cây bút cũ cuả Nhân Văn giai phẩm lại thấy xuất hiện trên báo Văn. Sau khi báo Văn số 36 ra
    ngày 10-1-58 đăng bài Ông Năm Chuột cuả Phan Khôi thì Văn bị đình bản hẳn, chấm dứt phong trào Nhân văn giai phẩm.
    Về hoạt động cuả phong trào, theo lời buộc tội cuả Tố Hữu, sự phân phối công tác được chia ra như sau: Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm hoạt động hội Nhà văn.; Trần Duy, Sĩ Ngọc, Nguyễn Sáng ở hội Mỹ thuật; Chu Ngọc, Hoàng Tích Linh ở hội Nghệ sĩ Sân khấu; Từ Phát, Văn Cao, Nguyễn văn Tý, Đặng đình Hưng ở hội Âm nhạc; Phan Khôi, Trương Tửu, Trần Đức Thảo là những nhà tư tưởng cuả phong trào; Thụy An, Nguyễn Hữu Đang liên lạc, huy động và khuyến khích anh em; Trầu Thiếu Bảo, chủ nhà in Minh Đức, in các giai phẩm, giúp đỡ tiền bạc và phương tiện để phát hành báo Nhân Văn. Nhà in Minh Đức còn là trụ sở cuả các cuộc họp báo Nhân văn và Đất Mới.
    Theo lời buộc tội của Nguyễn Đình Thi thì chủ trương của nhóm NVGP dưạ trên 6 điểm:
    Thứ nhất cho chủ nghĩa Cộng sản là "không nhân văn, là chà đạp con người, coi những người cộng sản là những người khổng lồ không tin", Trần Duy. Văn học xã hội chủ nghĩa là "công thức giả tạo đẻ ra những thi sĩ máy", Như Mai. Đòi quyền tự do cá nhân, tự do sống đời sống tình cảm riêng tư cuả mõi con người "Đem buộc công an máy móc đặt giữa tim người, Bắt tình cảm ngược xuôi theo luật đi đường nhà nước", thơ Lê Đạt.
    Điểm thứ nhì phản đối chuyên chính, đòi dân chủ tự do trên mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá; đả kích mậu dịch, quản lý hộ khẩu, các bộ máy nhà nước đòi tự do đối lập.
    Điểm thứ ba chống sùng bái cá nhân, cho sự lãnh đạo của đảng là đảng trị, là độc đoán, mâu thuãn với quyền lợi căn bản cuả con người. Trong bài Ông Bình Vôi cuả Lê Đạt có những câu:
    Những kiếp người sống lâu trăm tuổi
    Y như một cái bình vôi, càng sống càng tồi
    Càng sống càng bé lại
    Điểm thứ tư đề cao chủ nghĩa quốc gia tư sản, đả kích Liên sô, cho sự giáo dục con người ở Liên sô là rập khuôn, văn học nghệ thuật Liên sô là công chức.
    Điểm thứ năm chống chính sách cải cách ruộng đất. Ngày 30-10-56 trước Mặt trận Tổ quốc Hà Nội, luật sư Nguyễn Mạnh Tường đọc bài diễn văn quan trọng tựa đề "Qua những sai lâm` trong cải cách ruộng đất, xây dựng quan điểm lãnh đạo". Nguyễn Mạnh Tường phân tích những sai lầm cuả chế độ đi từ sai lầm cải cách ruộng đất ở thôn quê, sang sai lầm trong chế độ mậu dịch ở thị thành, đến chính sách kinh tế có tính cách bóc lột. Ông truy nguyên nguồn gốc các sai lầm và trình bày những nguyên tắc mới để sửa sang lại guồng máy luật pháp, chính trị, văn học, kinh tế.
    Điểm thứ sáu và là điểm sau cùng, về văn nghệ NVGP chủ trương phát triển "trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng", chối bỏ sự lãnh đạo cuả đảng, nêu cao khẩu hiệu trả lại văn nghệ cho văn nghệ sĩ, nhược bằng bắt mọi người viết phải viết theo 1 lối với mình thì rồi đến một ngày kia, "hàng trăm thứ hoa cúc đều phải nở ra cúc vạn thọ hết".
    Lovetolive[/size=18]
  3. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Vụ án Nhân Văn Giai Phẩm để lại một tổn thất lớn của giới văn nghệ đang dần lui vào quá khứ , những nhân chứng và những "kẻ tội lỗi " một thời nay cũng đã nhiều người lui về cõi vĩnh hằng. Một đôi lời nói lại vụ " kỳ án " cũng chỉ là để nói lại cho rõ những sự thật vốn được úp úp mở mở trong một thời gian dài, khép lại những đồn đại sai sự thật. Trong thời điểm hiện tại nhiều nhân vật tai tiếng xưa kia bằng nhiều cách, ở nhiều mức độ khác nhau đã nhà nước phục hồi, bù đắp một phần. Julian xin trích giới thiệu Hồ Sơ Nhân Văn Giai Phẩm của Thuỵ Khuê.
    Dưới đây có một số đoạn xét thấy có thể gây suy diễn , ngộ nhận , Julian xin phếp được lược bỏ.
    Hồ Sơ Nhân Văn Giai Phẩm ( III )
    Những thành viên cuả phong trào NVGP nhiều người đã khuất và thế hệ ngày nay ít ai biết rõ về con người, về cuộc sống cuả họ. Nhưng ký ức văn học may mắn không bị thời gian lôi cuốn đi, nhờ đó mà số phận cuả các tác giả dù có trải những đoạn trường, văn bản cuả họ vẫn sống, vẫn được người đời đọc lại và viết lại
    Thụy An, trong vụ án NVGP tên bà được nêu lên hàng đầu với cái tựa "Con phù thủy xảo quyệt" cùng bản cáo trạng nặng nề và độc ác nhất dành cho bà. Thụy An là ai Thụy An tên thật là Lưu thị Yến, trong địa hạt tiểu thuyết, bà là nhà văn phụ nữ đi tiên phong với cuốn "Một linh hồn". Thụy An đã cộng tác với báo Phụ Nữ Tân Văn và là chủ nhiệm các báo Đàn Bà Mới ở Sài Gòn và Đàn Bà ở Hà Nội Là phóng viên chiến tranh, bà đã tham dự nhiều cuộc nhảy dù ra mặt trận để cung cấp tài liệu cho báo chí. Bà Thụy An đã từng giữ chức quyền giám đốc Việt Tấn Xã. Cuối năm 53, Thụy An liên lạc với Hồ Hữu Tường, cổ động cho báo Đông Phương và Thuyết Trung Lập Chí.
    Về cuốn tiểu thuyết Một Linh Hồn cuả Thụy An, nhà phê bình Vũ Ngọc An nhận điïnh trong tờ Nhà Văn Hiện Đại như sau:
    Một Linh Hồn chính là một tiểu thuyết tình cảm, tác giả Thụy An lại vốn là một nhà thơ, Hàn Mạc Tử đã đem vào thi ca VN lòng tin tưởng ở đạo Gia Tô với một giọng say sưa đầm ấm, Thụy An đã xây dựng cho tiểu thuyết cuả bà, có những nhân vật tin cậy ở Đấng Cứu Thế, ở Đức Mẹ Đồng Trinh và sản lòng nhịn nhục hy sinh. Hãy đọc bà diễn tả những sự tin tưởng êm đẹp cuả người con gái dòng Thức Đường:
    "Trên bàn thờ Chuá và những bàn thờ nhỏ chung quanh, vài ngọn nến le lói trong bóng nửa tối nửa sáng Ánh nến dập dờn làm linh động những pho tượng, những bức tranh. Mặt Đức Bà như càng lúc càng rầu rĩ thêm và cứ dần dần sát xuống mặt Vân, và 2 bàn tay mềm dẽo cuả người thường chắp lại nay từ từ rời ra và đang xoa trên cái trán rạo rực nóng bừng cuả Vân. Vân tưởng hít thấy cái hơi thở thiêng liêng cuả người và nghe người thì thào như một cơn gió: "Hỡi con, hãy đem nỗi đau khổ gởi vào lòng ta đây". Vân ngã hẳn đầu, tựa vào bức tường mà bấy giờ Vân mơ màng thấy ấm ấm như tưạ vào ngực Đức Bà."
    Một câu chuyện bắt đầu giữa nguồn an ủi muôn năm và nỗi đớn đau cực điểm, và Vũ Ngọc Phan kết luận: Một Linh Hồn đáng kể là cuốn tiểu thuyết xuất sắt nhất cuả phụ nữ VN từ trước đến nay, tác giả đã giầu tưởng tượng, truyện lại xây dựng 1 cách vững vàng, chắc chắn.
    Thời kỳ NVGP, theo lời khuyên cuả Nguyễn Hữu Đang, Thụy An không lộ mặt trên báo, tuy vậy tập tài liệu cuả nhà xuất bản Sự Thật có nói đến 2 bài viết cuả bà tưạ đề "Bích Xu Va" và "Trường hợp tòng quân cuả thiếu úy Lâm". Thụy An thường ra vào hội nhà văn, mạt sát chế độ bần cùng hoá nhân dân và Thụy An liên lạc, nâng đỡ tinh thần, giúp đỡ quần áo, tiền bạc cho văn nghệ sĩ. Thụy An có 1 ảnh hưởng lớn đối với họ. Trong bản tự kiểm thảo, Lê Đạt viết về Thụy An: Mỗi lần ở nhà Thụy An ra, là mỗi lần tôi thấy mình tài giỏi thêm, oán đảng thêm và chán nản thêm, lòng tin tưởng vào đảng cuả tôi mất dần khi Thụy An nói đến những con người không đất đứng và tôi cũng tự hỏi đất đứng cuả mình ở đâu. Không chịu đi chỉnh huấn, Thụy An bị bắt giam vào Hoả Lò Hà Nội
    Người được nêu tên hàng thứ nhì trong vụ án NVGP ngay sau Thụy An là Nguyễn Hữu Đang với cái tựa "Tên quân sư quạt mo" .......................( 1 ).................... Nguyễn Hữu Đang quê quán ở Thái Bình, ông tham gia những phong trào ái quốc rất sớm. Trước năm 1942, ông hoạt động trong phong trào truyền bá Quốc ngữ. Năm 1942, ông tham gia Văn hoá cứu quốc, ngay từ 1945, Nguyễn Hữu Đang đã liên lạc mật thiết với Trần Thiếu Bảo, sau này là chủ nhà xuất bản Minh Đức.
    Trong thời kỳ toàn quốc kháng chiến, Nguyễn Hữu Đang tỏ chức Thanh Niên Xung phong và sau đó làm thanh tra bình dân học vụ. Đến năm 1947, Nguyễn Hữu Đang mới chính thức vào đảng. Năm 1951, ông ly khai đảng và từ đó khi ở Cầu gỗ, khi ở Hậu hiền, ông lên tiếng đả kích đường lối của đảng.
    Theo lời buộc tội cuả Mạnh Phú Tư thì Nguyễn Hữu Đang là linh hồn cuả tờ Nhân Văn, ông tìm tiền, kiếm giấy, thu xếp việc ấn loát và viết bài, nhưng lại ký tên người khác, che lấp những nguồn tài chính, những người cung cấp phương tiện bằng hình thức nêu danh những người góp tiền in báo có một nhân lên gấp mười Trong bản tự kiểm thảo, Trần Dần viết về Nguyễn Hữu Đang: nếu không có Đang, không ai có thể tập họp anh em được, sẽ không có tham luận những đề nghị gặp trung ương ra báo mà cũng sẽ không có tờ Nhân Văn. Nguyễn Hữu Đang chủ trương tranh đấu triệt để và trực tiếp. Nhân lớp học 18 ngày do hội Văn Nghệ tổ chức, ông đọc 1 bản tham luận nẩy lửa nhằm đả kích đường lối văn nghệ lãnh đạo cuả đảng. Nguyễn Hữu Đang không chịu đi chỉnh huấn bị bắt giam vào Hoả Lò Hà Nội
    Trần Thiếu Bảo xuất thân trong 1 gia đình giàu có ở Thái Bình. Trần Thiếu Bảo mở hiệu sách Minh Đức sau trở thành nhà xuất bản, trước ở Thái Bình đến năm 1954 dời về phố Phan Bội Châu, Hà nội. Trần Thiếu Bảo không theo cách mạng ngay từ đầu và ông có tiếng là mạnh thường quân đối với văn nghệ sĩ. Cùng với Nguyễn Hữu Đang, Trương Tửu, ông tổ chức lễ kỷ niệm Vũ Trọng Phụng khi ấy Vũ Trọng Phụng chưa được vinh thăng như bây giờ. Nhà xuất bản Minh Đức lợi dụng chuyện khai thác vốn cổ để tái bản những sách cuả Tự Lực Văn Đoàn như Tiêu Sơn Tráng Sĩ, v.v ... Nhà xuất bản Minh Đức cũng là trụ sở các cuộc hội họp báo Nhân văn, in giai phẩm Đất Mới. Trần Thiếu Bảo xuất tiền bạc giúp phương tiện in ấn và phát hành.
    Ba giáo sư đại học đã tham gia phong trào NVGP là Trương Tửu, Trần Đức Thảo và Đào Duy Anh. Cả ba đều bị cất chức và bị quản thúc gần như suốt đời
    Trương Tửu là nhà phê bình, nhà văn, giáo sư đại học và lý thuyết gia. Trương Tửu bước vào làng văn với loạt bài phê bình những tác phẩm cuả Tự Lực Văn Đoàn trên báo Loa, Hà Nội năm 1935. Ông còn là tác giả cuả những tập tiểu thuyết tranh đấu và xã hội. Khi mặt trận dân chủ cuả ********* bắt đầu phát động, ông đã viết bài đả kích mặt trận trên các báo Quốc gia và Thời thế.
    Trương Tửu tuyên bố "Văn nghệ không làm chính trị để giữ sự độc lập cuả trí thức". Cùng với Nguyễn Đức Tùng ông thành lập nhóm Hàn Thuyên. Nhóm Hàn Thuyên theo chủ trương cộng sản đệ tứ in những sách cuả Lương đức Thiệp, Thái văn Tam, Nguyễn Tế Mỹ, Lý Hải Âu và các sách cuả Nguyễn Bách Khoa, tức Trương Tửu như "Nguyễn Du và Truyện Kiều", "Hai bà Trưng". Ngày mùng 10-9-45, Trương Tửu cho xuất bản cuốn Tương Lai Văn Nghệ Việt Nam, trong đó ông nhắc đến cái hôm nay đen tối và chật hẹp, và mượn lời André Gide khuyên các văn nghệ sĩ hãy gieo rắt vào tâm trí mọi người chất men bất phục tòng và phản kháng. Tuy vậy, khi toàn quốc kháng chiến, ông cũng đi theo trào lưu trong 9 năm trời
    Lovetolive[/size=18]
  4. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Bài Hồ Sơ Nhân Văn Giai Phẩm ( IV ) hình như bị thất lạc, mình sẽ cố gắng post lại trong thời gian nhanh nhất. Còn phàn V , VI , VII nữa , các bạn chờ mình nhé.
    "Chưa ai nói được thật hết giá trị Vũ Trọng Phụng"
    Tiến sĩ sử học Peter Zinoman (sinh 1965) hiện giảng dạy tại khoa Lịch sử , Đại học California, Berkeley, Hoa Kỳ - là nhà Việt Nam học người Mỹ thế hệ sau chiến tranh Việt Nam. Ông đã xuất bản hai cuốn sách: Ngục Bastille ở thuộc địa: lịch sử chế độ nhà tù ở Việt Nam 1862 - 1940 (in năm 2001, được giải thưởng của Hội Sử học Hoa Kỳ năm 2002) và bản dịch ra tiếng Anh tiểu thuyết Số Đỏ của nhà văn Việt Nam Vũ Trọng Phụng (sách phát hành từ tháng 6/ 2002 tại Mỹ). Chúng tôi có cuộc trò chuyện với Peter Zinoman nhân dịp ông đến Hà Nội dự hội thảo Bản sắc hiện đại trong các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng (1912 - 1939), do Viện Văn học (Trung tâm KHXH & NVQG) tổ chức nhân kỷ niệm 90 năm ngày sinh nhà văn.
    * Thưa ông Peter Zinoman, vì sao trong số các tác gia văn học Việt Nam, ông lại chọn nghiên cứu văn nghiệp Vũ Trọng Phụng?
    - Một trong những lý do bắt nguồn từ việc khi làm luận án tiến sĩ khoa học, tôi chọn đề tài lịch sử chế độ nhà tù thực dân Pháp ở Việt Nam. Trong khi đi tìm đủ loại tài liệu liên quan, tôi tìm cả đến những tác phẩm văn học có nói về nhà tù thực dân. Tôi đã đọc của Vũ Trọng Phụng truyện Người tù được tha, tiểu thuyết Vỡ đê, sau đó là các tác phẩm khác và thực sự thấy thích thú. Có một lần tôi đọc một bài báo Nguyễn Huy Thiệp viết về những nhà văn mà ông Giống như tất cả các tiểu thuyết khác, Số đỏ tiêu biểu cho thời gian và không gian đặc biệt đã sản sinh ra nó. Số đỏ cũng bày tỏ một chuỗi các cảm giác tương đối phổ biến - một tri giác thành thị, một định hướng quốc tế chủ nghĩa, một nỗi hoài nghi ngày càng tăng về sự trong sáng và độ tin cậy của ngôn ngữ, đồng thời những cảm giác châm biếm và bất lực ngày càng cao hơn - có liên quan đến những thay đổi nhanh chóng và bất ngờ, đặc trưng của thời hiện đại nói chung.
    Peter Zinoman

    đánh giá cao, trong cả danh mục 10 tác giả ông nêu ra chỉ có một người Việt là Vũ Trọng Phụng. Điều này càng hối thúc tôi tìm đọc nhà văn này.
    * Ông đánh giá nhà văn Việt Nam Vũ Trọng Phụng có vị trí như thế nào trong các nền văn học Đông Nam Á, Châu Á?
    - Tôi có cảm tưởng rằng Vũ Trọng Phụng là nhà văn lớn, rất lớn, không kém nhà văn lớn nào của các nền văn học khác. Càng đọc văn ông, tôi càng ngạc nhiên về tuổi trẻ, sức trẻ trong sự sáng tạo của ông. Vũ Trọng Phụng chỉ sống đến 27 tuổi; ở tuổi ấy nhà văn Balzac còn hầu như chưa viết được gì đáng kể. Tôi chưa có dịp nghiên cứu kỹ văn học Châu Á nói chung cũng như Đông Nam Á nói riêng, nên chưa thể nói gì về vị trí của Vũ Trọng Phụng trong các nền văn học đó. Đọc Vũ Trọng Phụng, tôi chỉ thường nghĩ đến nhà văn Anh George Orwell (tác giả nhiều cuốn sách nổi tiếng trong đó có hai tiểu thuyết châm biếm Trại súc vật và 1984). Cả Vũ Trọng Phụng lẫn Orwell (1903 - 1950) đều chú ý tới ba vấn đề lớn của nhân loại thế kỷ XX là chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa phát xít. Vũ Trọng Phụng đã phản ánh khá chính xác những vấn đề lớn của thời đại. Ngòi bút văn học của Vũ Trọng Phụng có sức chinh phục nghệ thuật rất lớn. Số đỏ là tác phẩm tuyệt vời.
    * Ông có nhận xét gì về cách nghiên cứu Vũ Trọng Phụng của các học giả Việt Nam? Chỗ hay và chỗ dở thường thấy của giới nghiên cứu ở Việt Nam?
    - Tất cả những gì các nhà "Phụng học" Việt Nam đã viết ra, in ra qua tất cả các thời kỳ, đối với tôi đều thú vị. Thú vị trước hết chưa phải vì nội dung ý kiến, nhưng chủ yếu vì cái không khí thời cuộc, cái tâm trạng trí thức bộc lộ đằng sau những diễn ngôn ấy. Tôi không nói đến những người cơ hội trong nghiên cứu, phê bình - ở họ không đủ sự nghiêm túc, sự dấn thân, sự thuỷ chung theo đuổi chân lý. Tôi nói đến một số nhà nghiên cứu, phê bình có tấm lòng "liên tài". Song trước sau cách bênh vực, bảo vệ tác gia Vũ Trọng Phụng ở những người cấp tiến vẫn là một chiến lược biện hộ ở thế yếu. Nếu sự bảo vệ, bênh vực tác gia Vũ Trọng Phụng là cần, giữa thanh thiên bạch nhật, và không chỉ giới hạn trong không gian văn hoá Việt Nam mà thôi, thì đó phải là một cách bênh vực mạnh và đúng. Đọc Vũ Trọng Phụng, tôi nghĩ ông là kiểu đầu óc tự do, suy nghĩ độc lập. Gọi tên xu hướng xã hội chính trị của ông là rất khó. Đấy là kiểu người trung thực, thẳng thắn. Hình như ở Việt Nam chưa có nhà phê bình nào nói được thật hết, thật đúng về giá trị thật sự các sáng tác của Vũ Trọng Phụng.
    * Cách nghiên cứu Vũ Trọng Phụng của ông có gì khác biệt so với các học giả Việt Nam?
    - Điều đen đủi cho tôi là cho đến tận bây giờ, tôi vẫn còn là người Mỹ duy nhất nghiên cứu Vũ Trọng Phụng, vì thế ở Mỹ tôi không có ai để tranh cãi và bị tranh cãi, phản đối và bị phản đối; trong đề tài này, tôi thiếu một cộng đồng trí thức. Điều này chắc chắn làm yếu chất lượng nghiên cứu của tôi. Trong giới Việt Nam học ở Mỹ, tôi thuộc thế hệ mới, lớn lên sau chiến tranh Việt Nam. Thế hệ các nhà Việt Nam học thời chiến tranh bị thời cuộc ám ảnh. Họ buộc phải lựa chọn đứng về phía nào: "*********" hay chính phủ Mỹ. Họ thường xuyên đụng chạm tới mối quan hệ giữa nhà nước khác, to lớn hơn, trên thế giới; do vậy điều thường thấy là trong cách phản ánh của họ, nhà nước đó thật anh hùng. Khác với người đi trước, thế hệ tôi thường chú ý đến quan hệ của nhà nước Việt Nam với chính người dân Việt Nam. Nhiều nhà Việt Nam học thế hệ tôi từng nhiều lần đến Việt Nam, sống với dân thường Việt Nam, có dịp thể nghiệm cái nhìn hướng về nhà nước từ con mắt người dân. Đó là những nét chung nhất, hẳn sẽ chi phối cách nghiên cứu của tôi, vốn là cách nghiên cứu văn hoá, lịch sử, xã hội VN từ góc độ của một người nước ngoài, từ thế đứng ngoài nhìn vào Việt Nam. Hiện nay ở Mỹ đang xuất hiện một thế hệ Việt Nam học mới nữa. Rất có thể trong mắt họ, thế hệ tôi sẽ được coi là thế hệ chuyển tiếp, và cũng bị quy định bởi không khí chính trị chuyển tiếp ấy.
    * Xin cảm ơn ông.
    Lovetolive[/size=18]
  5. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Vụ án Nhân Văn Giai Phẩm để lại một tổn thất lớn của giới văn nghệ đang dần lui vào quá khứ , những nhân chứng và những "kẻ tội lỗi " một thời nay cũng đã nhiều người lui về cõi vĩnh hằng. Một đôi lời nói lại vụ " kỳ án " cũng chỉ là để nói lại cho rõ những sự thật vốn được úp úp mở mở trong một thời gian dài, khép lại những đồn đại sai sự thật. Trong thời điểm hiện tại nhiều nhân vật tai tiếng xưa kia bằng nhiều cách, ở nhiều mức độ khác nhau đã nhà nước phục hồi, bù đắp một phần. Julian xin trích giới thiệu Hồ Sơ Nhân Văn Giai Phẩm của Thuỵ Khuê.
    Hồ Sơ Nhân Văn Giai Phẩm ( IV )
    Dưới đây có một số đoạn xét thấy có thể gây suy diễn , ngộ nhận , Julian xin phép được lược bỏ.
    Về hoạt động cuả Trương Tửu trong thời kỳ NVGP, Hoài Thanh tố cáo: "Trong 3 tập giai phẩm liên tiếp, nó tức là Trương Tửu đả kích thậm tệ vào toàn bộ cán bộ đảng phụ trách công tác văn nghệ, phủ nhận tính chất Mác Xít, tính chất vô sản cuả đảng" và Bằng Sĩ Nguyên viết: "Tửu đã nói gì khi giảng dạy ? Tửu đã vu khống đảng là hiện tượng tha hoá, trường đại học có đảng trị, có đảng cụ thể và đảng trừu tượng. Cụ thể bao giờ cũng có sai lầm, vậy mỗi giai đoạn cần có 1 đảng mới. Tửu gây ý thức thoát ly sự lãnh đạo cuả đảng cụ thể là tấn công vào cán bộ lãnh đạo của đảng trong bài học Tửu đề cao quá đáng Vũ Trọng Phụng ( để nói rằng không có đảng lãnh đạo, nhà văn vẫn viết được những tác phẩm có giá trị và văn nghệ sĩ còn sáng suốt hơn đảng, cố vấn cho đảng phát hiện vấn đề cho đảng biết.
    Trần Đức Thảo nổi tiếng về tài học, đỗ đầu vào trường Normale Superieur ở Pháp năm 1936, thạc sĩ triết học. Trong thời kỳ ở Pháp, ông cộng tác với Jean Paul Sartre tham gia nhóm Les temps modernes. Sau này ông kiện Sartre về 1 cuốn sách viết chung mà Sartre lại không muốn xuất bản.
    Những năm 44, 45 ông hoạt động cho hội Việt kiều theo lời buộc tội của Phạm Huy Thông. Khi phái đoàn ********* đồng chiếu hộ sang Pháp năm 1946, Trần Đức Thảo đả kịch phái đoàn, cho chính sách ngoại giao cuả ********* là đầu hàng và phản bội, và đảng cộng sản Pháp có đầu óc đế quốc thực dân. Trần Đức Thảo chống lại hiệp ước sâu bọ 6-3-1946. Năm 1949, tại đại hội hoà bình thế giới ở Paris, Trần Đức Thảo lên tiếng cảnh cáo đại biểu Liên Xô và đại biểu Pháp là phản bội các dân tộc thuộc điạ
    Năm 1951, Trần Đức Thảo về nước và năm 56, tham gia phong trào NVGP. Sau khi Nhân văn bị cấm, Trần Đức Thảo vẫn tiếp tục hoạt động, che chở và giúp đỡ các sinh viên. Ông mở diễn đàn tự do ở đại học để truyền bá tinh thần tự do dân chủ. Hai bài viết quan trọng cuả ông trong thời kỳ NVGP là bài "Nội Dung Xã Hội và Hình thức tự do" đăng trong giai phẩm muà đông, tập 1, năm 1956 lên án những sai lầm trong cải cách ruộng đất và bài "Nỗ Lực Phát Triển Tự Do Dân Chủ" đăng trên Nhân văn số 3 tháng 10-56 được coi như một đề cương tranh đấu cho tự do dân chủ cuả nhóm NVGP. Trần Đức Thảo viết: "Cái tự do mà họ tức là những người lao động trí thức và chân tay muốn phát triển là tự do của toàn dân phê bình lãnh đạo. Cái tự do đó là quyền của người công dân đã được hoàn toàn công nhận và bảo đảm trong chế độ ta. Tự do không phải là cái gì có thể ban ơn.
    Người trí thức hoạt động văn hoá cần tự do như khí trời để thở, có tự do thì mới đẩy mạnh được sáng tác văn nghệ, nghiên cứu khoa học, cải tiến kỹ thuật. Phát triển tự do là nhu cầu thiết thân đồng thời là nhiệm vụ số 1 cuả người trí thức cũng như cuả toàn dân. Hình thức tự do là tự do cá nhân, cá nhân phục tòng tập thể nhưng tập thể cũng phải có cá nhân xây dựng. Xét đến tình hình thế giới mới đây, lý tưởng tự do cá nhân lại là lý tưởng của những ngày tiến tới, lý tưởng cuả chủ nghiã cộng sản bâu giờ đến bắt đầu trở thành 1 thực tế lịch sử ở Liên Xô", ký tên Trần Đức Thảo.
    Học giả Đào Duy Anh đóng góp tiếng nói cuả mình trong Giai phẩm muà Thu tập 3 năm 1956 với bài "Muốn phát triển học thuật", nội dung phân tích những sai lầm trong nguyên tắc dùng chính trị để lãnh đạo học thuật. Ông viết: "Sự xâm phạm cuả những cán bộ chính trị vào điạ hạt chuyên môn, cố nhiên là rất trở ngại cho công tác chuyên môn, nhất là công tác nghiên cứu khoa học. Cái điều kiện không thể thiếu được để cho học thuật phát triển là tự do tư tưởng, tự do thảo luận. Tôi chỉ muốn nhấn mạnh 2 hình thức hạn chế tự do tư tưởng tác hại nặng nhất đối với học thuật là bệnh giáo điều và biến chứng cuả nó là bệnh sùng bái cá nhân. .........................................( 2 )..............

    Phải trừ bỏ những bệnh giáo điều và sùng bái cá nhân để trả lại tự do cho học thuật.
    Lovetolive[/size=18]
  6. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Thị Thu Huệ thích sáng tác về đề tài phụ nữ
    "Thu Huệ khi sáng tác tỉnh táo hơn, nhìn mọi thứ sáng suốt, tìm ra hướng đi rõ ràng và luôn thấy tất cả chỉ là tương đối. Còn Thu Huệ ngoài đời... thường kém hơn vì cứ muốn đi đến sự tuyệt đối và hoàn thiện", nhà văn tự nhận xét về mình như thế.
    - Vì sao trong các sáng tác của mình, chị lại quan tâm nhiều đến phụ nữ?
    - Vì phụ nữ không chỉ làm nên cuộc sống, mà còn bảo vệ, phát triển cuộc sống. Hơn nữa, tôi hiểu họ, dù có thể chưa đầy đủ. Nhờ thế, tôi luôn có sự đồng cảm và muốn chia sẻ với họ niềm vui, nỗi buồn.
    - Vậy phụ nữ trong tác phẩm của chị thường là những người như thế nào?
    - Đấy là những người đàn bà từng trải, bao dung với con cháu, những người vợ, người mẹ lo toan cho gia đình và phấn đấu cho sự nghiệp, những cô gái háo hức vào đời, những người phụ nữ khát khao hạnh phúc, tìm kiếm tình yêu trong xã hội hiện đại.
    - Các nhân vật đó có chịu ảnh hưởng tính cách của chị không?
    - Gần như không vì tôi không ép nhân vật của tôi phải thế này hoặc thế khác. Nếu áp đặt những gì không gần với đời sống thật thì nhân vật của mình sẽ xa lạ với người đọc. Mà tôi lại không muốn thế. Tôi muốn họ sống, làm việc và suy nghĩ hoàn toàn tự nhiên như những người đàn bà có thật ngoài đời. Nhân vật của tôi không ai xấu hẳn và cũng chẳng ai tốt hết. Con người mà, lúc nào cũng cần vươn lên để tự hoàn thiện và giảm bớt những lỗi lầm.
    - Chị thường khai thác nét tính cách nào của phụ nữ?
    - Tôi thường tìm kiếm và khai thác nửa bên kia của nhân vật, vì tôi cảm thấy, đằng sau mỗi người phụ nữ bao giờ cũng ẩn chứa nhiều điều mà không phải lúc nào họ cũng bộc lộ. Tôi không bao giờ tin là có người lại xấu đến tận cùng.
    - Kết thúc một số câu chuyện là những thất vọng, đau khổ, mất mát mà thường người phụ nữ phải gánh chịu. Tại sao lại như vậy?
    - Tôi không tin là người phụ nữ nào cũng hoàn toàn thỏa mãn với công việc, cuộc sống, tình yêu và gia đình. Ai cũng phải chịu đựng một điều gì đó. Chỉ có điều, người may mắn thì ít gánh nặng, không may thì vất vả nhiều. Nhân vật của tôi tồn tại được, vượt qua được những khó khăn là bởi vì có niềm tin. Trong niềm tin đó, đôi khi có cả ảo tưởng nữa. Nhiều lúc ảo vọng cũng vỡ tan tành nhưng ít ra nó cũng cho người ta một quãng thời gian để sống.
    - Nhà văn Hồ Phương gọi chị là "mụ phù thủy lão luyện" vì cái gì chị cũng biết, tại sao vậy?
    - Tôi cũng không hiểu được vì sao. Khi bắt đầu viết một truyện gì đó, tôi thường hay nghĩ về nó. Đến khi ngồi viết thì những suy nghĩ ấy cứ tuôn ra không kịp ngăn lại. Lúc đó, tôi giống như một người thư ký chỉ việc ngồi chép ra câu chuyện đang hiển hiện trước mắt. Những điều tôi biết có thể là do bẩm sinh, do quan sát. Mọi thứ như đập vào mắt mình, gợi cho mình những suy nghĩ, gây những ấn tượng.
    Lovetolive[/size=18]
  7. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Võ Hồng lấy tên thật làm bút danh, sinh ngày 05-05-1921 (*) tại làng Ngân Sơn, xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Còn nhỏ hoc ở trường làng Ngân Sơn, trường phủ Tuy An, trường huyện Sông Cầu, rồi ra học trường Trung học Qui Nhơn. Năm 1940 học ban tú tài ở Hà Nội. Dưới thời chính phủ Trần Trọng Kim Ông làm bí thư toà Tổng Ðốc 4 tỉnh miền nam Trung Việt đóng tại Ðà Lạt. Trong thời kháng chiến Ông cùng Vợ dạy học ở Trung Học Lương Văn Chánh (Phú Yên) sau Ông làm hiệu trưởng trường này.
    Năm 1953 bị bệnh xin nghỉ dài hạn. Năm 1954 đưa gia đình về sống ở Ðà Lạt. Từ năm 1956 về sống ở Nha Trang, dạy học ở các trường tư thục và nghỉ hưu năm 1982.
    Vợ Ông, cô bé Phan Diệu Báu xinh xắn ngày nào của xứ hoa Anh đào, đã cùng chồng dấn thân trong ngành giáo dục. Cuộc kháng chiến kham khổ đã làm hao mòn sức lực. Năm 1957 Bà sớm lìa trần vì bệnh tim, để lại cho Võ Hồng 3 đứa con nhỏ . Cuộc sống đỏn chiếc đã đeo đuổi Ông từ ngày ấy và mái gia đình trọn vẹn sum họp đã trở thành một dĩ vãng xa xôi. Từ khi các con Ông lần lượt rời bỏ ngôi nhà sinh trưởng, cuộc sống của Ông chỉ còn là hiu quạnh. Vắng bóng người Vợ, xa cách những đứa con và thiếu thốn những quây quần Ông cháu. Ðó là tóm tắt cuộc đời quạnh quẽ trong căn phòng nhỏ của Ông .
    Võ Hồng sớm cầm bút, truyện ngắn đầu tay Mùa gặt được đăng trên báo Tiểu Thuyết thứ Bảy, Hà Nội năm 1939 với bút hiệu Ngân Sơn, khi Ông còn là học sinh đệ tam niên (3e année). Mãi đến năm 1959 Ông mới thật thụ gia nhập làng văn với tác phẩm đầu tay Hoài cố nhân.
    Sau 1975 trong một hoàn cảnh xã hội phân cực trầm trọng (trong và ngoài nước), muốn tiếp tục giữ vững ngòi bút độc lập của mình và tránh mọi thị phi hiểu lầm Võ Hồng đã giới hạn sinh hoạt văn nghệ của mình nơi địa phương Khánh Hòa, giới hạn ngòi bút của mình trong đề tài giáo dục và tuổi thơ, giữ cuộc sống trầm lặng ẩn dật. Cũng trong thời gian này Nhà văn đã phải ẩn mình dưới 2 bút hiệu khác Võ An Thạch (*) và Võ Tri Thủy (*).
    Cho đến nay Ông đã cho ra đời ngoài 8 tiểu thuyết và truyện dài, trên 70 truyện ngắn, nhiều tập tùy bút, bút ký, các tập truyện viết cho thiếu nhi, hơn 40 bài viết, bài khảo cứu, phê bình. Vän nghiệp của Ông sống qua mọi thời đại vì nó luôn gắn chặt với quê hương, với người dân quê mộc mạc Phú Yên của Ông.
    Lovetolive[/size=18]
  8. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0

    Nguyên Hồng
    Thơ Xuân Sách
    Bỉ vỏ một thời oanh liệt nhỉ
    Sóng gầm sông Lấp mấy ai hay
    Cơn bão đến động rừng Yên thế
    Con hổ gìa uống r­ượu giả vờ say .

    Lovetolive[/size=18]
  9. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Hồ Phương
    Trên biển lớn mênh mông sóng nước
    Ngó trông về xóm mới khuất xa
    Cỏ non nay chắc gìa
    Buồn tình l¹i giở thư nhà ra xem.
    Lovetolive[/size=18]
  10. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Tô Hoài

    Dế mèn lưu lạc mười năm
    Để O Chuột phải ôm cắm thuyền ai
    Miền tây sen đã tàn phai
    Trăng thề một mảnh lạnh ngoài đảo hoang.
    Lovetolive[/size=18]

Chia sẻ trang này