1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chân dung tác giả văn học (Mới: Nhà thơ Paul Éluard )

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Julian, 28/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Hồ sơ NV-GP ( VII )
    Về vụ giải thưởng văn học năm 1954, 55, ba tác phẩm Mưa Sao cuả Xuân Diệu, Truyện Anh Lộc cuả Nguyễn Huy Tưởng và Nam bộ Mến Yêu cuả Hoài Thanh đều chiếm giảị Phan Khôi phê rằng đảng giáo dục Xuân Diệu làm cách mạng chứ có giáo dục Xuân Diệu làm thơ đâu, và 3 ông Xuân Diệu, Nguyễn Huy Tưởng, Hoài Thanh đều có tác phẩm dự thi mà đều ở trong ban trung khảọ Nếu ở trong ban trung khảo mà thôi còn khá, thử điều tra lại hồ sơ, thì 3 ông còn ở trong ban sơ khảo nữa, sao lại có thể như thế? Trường thi phong kiến xưa, tuy có ám muội gì bên trong, chứ bên ngoài họ vẫn sạch tiếng. Một người nào có con em đi thi thì người ấy có được cắt cử cũng phải hồi tị, không được chấm trường. Bây giờ, đến cả chính mình đi thi mà cũng không hồi tị, một lẽ là ở thời đại Hồ Chí Minh, con người đã đổi mới, đã liêm chính cả rồi, một lẽ là trắng trợn vì thấy mọi cái miệng đã bị vú lấp.
    Chuyện Ông bình Vôi cuả Phan Khôi đăng trong Giai phẩm muà Thu tập 1 ngẫu hứng từ bài thơ Ông Bình Vôi cuả Lê Đạt. Phan Khôi viết để bênh vực Lê Đạt, đồng thời nhạo báng lãnh tụ, gọi lãnh tụ là Ông Cọp, Ông Trưởng, Ông Đầu Rau, Ông Tre và Ông Bình Vôi và chế giễu 3 bài vị mà người dân thường phải để chân dung trong nhà. Trong bài Ông Năm Chuột, Phan Khôi gián tiếp đòi hỏi trả văn nghệ cho văn nghệ, chuyên môn cho chuyên môn, ông nhắn lãnh đạo qua lời cuả người thợ bạc rằng: "người ta cái gì biết ít thì chỉ nên nghe chứ không nên nói, tôi không nói chuyện văn chương chữ nghiã với ông, cũng như ông không dậy nghề làm thợ bạc cho tôi"
    Theo bài viết cuả Đoàn Giỏi, đăng trên báo Văn nghệ số 15-8-58 thì tháng 12 năm 1957, Phan Khôi đưa đến nhà xuất bản hội Nhà văn 1 tập bản thảo dầy, bên ngoài đề 2 chữ Nắng chiều gồm nhiều bài bút ký, tạp văn, viết từ đầu kháng chiến Việt Bắc đến 1957. Đoàn Giỏi trích đoạn những bài viết cuả Phan Khôi cố ý đả phá, đồng thời cho độc giả biết những nét đại cương cuả tác phẩm. Ngay trong 2 bài đầu tưạ đề Cầm Vịt và Tiếng Chim, Phan Khôi đã khẳng định: "xã hội không có đấu tranh giai cấp, cuả ai người nấy ăn. Vấn đề tranh đấu giai cấp chỉ là kiểu rình phần cuả kẻ khác. Về bài viết Cây Cộng Sản, Đoàn Giỏi tự hỏi, tại sao Phan Khôi lại đem cây *** lợn cũng gọi là cây chó đẻ và bọ xít toàn những tên không nhã tí nào hết để gọi nó là cây Cộng sản và cỏ *****. Đến bài giới thiệu Nguyễn Trường Tộ, Phan Khôi viết: "Vua thì như thế, còn đám quan liêu từ triều đình đến các tỉnh phần nhiều là hủ nho, đám sĩ phu ở dân gian càng đông hơn, cũng đều là hủ nho, dưới vua, hai hạng người này nắm quyền lợi một nước trong tay họ, họ cấu kết với nhau để giữ lấy quyền lợi thì còn ai mà làm gì được. Đoàn Giỏi bị kiểm thảo về tội "vờ đả kích Phan Khôi để công bố những nét đại cương cuả 1 tác phẩm bị cấm. Bản thảo tập Nắng chiều hiện nay ở đâu, còn hay mất, đó là công việc cuả những nhà sưu tầm và nghiên cứu văn bản học, trách nhiệm trước hết với Phan Khôi và sau nữa với văn học VN.
    oOo
    Lovetolive[/size=18]
  2. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Do trục trặc nên bài viết Hồ sơ NV-GP ( IV ) hôm nay mới được giới thiệu. Mong bà con thông cảm.
    Về hoạt động cuả Trương Tửu trong thời kỳ NVGP, Hoài Thanh tố cáo: "Trong 3 tập giai phẩm liên tiếp, nó tức là Trương Tửu đả kích thậm tệ vào toàn bộ cán bộ đảng phụ trách công tác văn nghệ, phủ nhận tính chất Mác Xi¹t, ti¹nh chất vô sản cuả đảng" và Bằng Sĩ Nguyên viết: "Tửu đã nói gì khi giảng dạy ? Tửu đã vu khống đảng là hiện tượng tha hoá, trường đại học có đảng trị, có đảng cụ thể và đảng trừu tượng. Cụ thể bao giờ cũng có sai lầm, vậy mỗi giai đoạn cần có 1 đảng mới. Tửu gây ý thức thoát ly sự lãnh đạo cuả đảng cụ thể là tấn công vào cán bộ lãnh đạo của đảng trong bài học Tửu đề cao quá đáng Vũ Trọng Phụng để nói rằng không có đảng lãnh đạo, nhà văn vẫn viết được những tác phẩm có giá trị và văn nghệ sĩ còn sáng suốt hơn đảng, cố vấn cho đảng phát hiện vấn đề cho đảng biết.
    Trần Đức Thảo nổi tiếng về tài học, đỗ đầu vào trường Normale Superieur ở Pháp năm 1936, thạc sĩ triết học. Trong thời kỳ ở Pháp, ông cộng tác với Jean Paul Sartre tham gia nhóm Les temps modernes. Sau này ông kiện Sartre về 1 cuốn sách viết chung mà Sartre lại không muốn xuất bản.
    Những năm 44, 45 ông hoạt động cho hội Việt kiều theo lời buộc tội cua ? Phạm Huy Thông. Khi phái đoàn ********* đồng chiếu hộ sang Pháp năm 1946, Trần Đức Thảo đả kịch phái đoàn, cho chính sách ngoại giao cuả ********* là đầu hàng và phản bội, và đảng cộng sản Pháp có đầu óc đế quốc thực dân. Trần Đức Thảo chống lại hiệp ước sâu bọ 6-3-1946. Năm 1949, tại đại hội hoà bình thế giới ơ ? Paris, Trần Đức Thảo lên tiếng cảnh cáo đại biểu Liên Sô và đại biểu Pháp là phản bội các dân tộc thuộc điạ
    Năm 1951, Trần Đức Thảo về nước và năm 56, tham gia phong trào NVGP. Sau khi Nhân văn bị cấm, Trần Đức Thảo vẫn tiếp tục hoạt động, che chở và giúp đỡ các sinh viên. Ông mở diễn đàn tự do ở đại học để truyền bá tinh thần tự do dân chủ. Hai bài viết quan trọng cuả ông trong thời kỳ NVGP là bài "Nội Dung Xã Hội và Hình thức tự do" đăng trong giai phẩm muà đông, tập 1, năm 1956 lên án những sai lầm trong cải cách ruộng đất và bài "Nỗ Lực Phát Triển Tự Do Dân Chủ" đăng trên Nhân văn số 3 tháng 10-56 được coi như một đề cương tranh đấu cho tự do dân chủ cuả nhóm NVGP. Trần Đức Thảo viết: "Cái tự do mà họ tức là những người lao động trí thức và chân tay muốn phát triển là tự do của toàn dân phê bình lãnh đạo. Cái tự do đó là quyền của người công dân đã được hoàn toàn công nhận và bảo đảm trong chế độ ta. Tự do không phải là cái gì có thể ban ơn.
    Người trí thức hoạt động văn hoá cần tự do như khí trời để thở, có tự do thì mới đẩy mạnh được sáng tác văn nghệ, nghiên cứu khoa học, cải tiến kỹ thuật. Phát triển tự do là nhu cầu thiết thân đồng thời là nhiệm vụ số 1 cuả người trí thức cũng như cuả toàn dân. Hình thức tự do là tự do cá nhân, cá nhân phục tòng tập thể nhưng tập thể cũng phải có cá nhân xây dựng. Xét đến tình hình thế giới mới đây, lý tưởng tự do cá nhân lại là lý tưởng của những ngày tiến tới, lý tưởng cuả chủ nghiã cộng sản bâu giờ đến bắt đầu trở thành 1 thực tế liïch sử ở Liên Sô", ký tên Trần Đức Thảo.
    Học giả Đào Duy Anh đóng góp tiếng nói cuả mình trong Giai phẩm muà Thu tập 3 năm 1956 với bài "Muốn phát triển học thuật", nội dung phân tích những sai lầm trong nguyên tắc dùng chính trị để lãnh đạo học thuật. Ông viết: "Sự xâm phạm cuả những cán bộ chính trị vào điạ hạt chuyên môn, cố nhiên là rất trở ngại cho công tác chuyên môn, nhất là công tác nghiên cứu khoa học. Cái điều kiện không thể thiếu được để cho học thuật phát triển là tự do tư tưởng, tự do thảo luận. Tôi chỉ muốn nhấn mạnh 2 hình thức hạn chế tự do tư tưởng tác hại nặng nhất đối với học thuật là bệnh giáo điều và biến chứng cuả nó là bệnh sùng bái cá nhân. Ở nước ta thì các bệnh giáo điều và sùng bái cá nhân lại còn trầm trọng hơn khiến người ta vô luận bàn về vấn đề gì cũng đều phải bắt đầu dẫn những đề án cua ? Marx, Angel va Lenin, hoặc những ý kiến của Stalin hay các lãnh tụ khác. Bệnh giáo điều và bệnh sùng bái cá nhân lại dẫn thẳng đến cái tệ tư tưởng độc tôn, hễ thấy ai có ý kiến gì vượt ra ngoài nhưng công thức cũ, những khuôn khổ sản có thì người ta chụp ngay cho những cái mũ dễ sợ như danh hiệu "cải biến chủ nghiã" chẳng hạn để bịt mồm, bịt miệng người khác.
    Tư tưởng không tự do thì không thể tự do thảo luận được, mặc dâù không ai cấm tranh luận, các nhà lãnh đạo vẫn thường nói nên mở rộng tranh luận, nhưng trong thực tế thì sự tranh luận đã bị thủ tiêu từ gốc rồi. Nghiên cứu hay nghị luận 1 vấn đề gì, người người chỉ nơm nớp lo sợ, không khéo thì trật ra ngoài đường lối tư tưởng chính thống độc tôn. Đối với những người ấy công tác học thuật trở thành trò xiếc leo giây. Con đường học thuật phải là con đường cái thênh ********* mọi người tự do đi lại chứ không phải là sợi dây căng cho người làm xiếc.
    Phải trừ bỏ những bệnh giáo điều và sùng bái cá nhân để trả lại tự do cho học thuật.
    Lovetolive[/size=18]
  3. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Phạm Tiến Duật
    Trường Sơn Đông em đi hái măng
    Trường Sơn Tây anh làm thơ cho lính
    Đời có lúc bay lên vầng trăng
    Lại rơi xuống chiếc xe không kính
    Thế đấy ! Giữa chiến trường
    Nghe tiếng bom cũng mạnh !
    Lovetolive[/size=18]
  4. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    ĐÀO VŨ
    Trời thí cho ông vụ lúa chiêm
    Ông xây sân gạch với xây thềm
    Con đường mòn ấy ông đi mãi
    Lưu lạc đâu rồi cả một tên.
    Lovetolive[/size=18]
  5. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Văn Bổng
    Nhọc nhằn theo bước con trâu
    Hỡi người áo trắng nông sâu đã từng
    Mỗi bước đi một bước dừng
    Mà sao vẫn lạc giữa rừng U Minh.
    Lovetolive[/size=18]
  6. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Vũ Thị Thường
    Từ trong hom giỏ chui ra
    Đã toan gánh vác sơn hà chị ơi
    Định đem cái lạt buộc người
    Khổ thay ông lão vịt trời phải chăn.
    Lovetolive[/size=18]
  7. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Mai Ngữ
    Tưởng chuyện như đùa hoá ra thật
    Biết ông sòng phẳng tự bao giờ
    Cái con thò lò quay sáu mặt
    Vồ hụt mấy lần ông vẫn trơ.
    Lovetolive[/size=18]
  8. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    HOÀNG TRUNG THÔNG
    Đường chúng ta di trong gió lửa
    Còn mơ chi tới những cánh buồm
    Từ thửơ tóc xanh đi vỡ đất
    Đến bạc đầu sỏi đá chửa thành cơm.
    Lovetolive[/size=18]
  9. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    CHÍNH HỮU
    Tấm áo hào hoa bạc gió mưa
    Anh thành đồng chí tự bao giờ
    Trăng còn một mảnh treo đầu súng
    Cái ghế quan trường giết chết thơ.
    Lovetolive[/size=18]
  10. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Chu Văn
    Một con trâu bạc già nua
    Nhờ cơn bão biển thổi lùa lên mây
    Trâu ơi ta bảo trâu này
    Quay về đất mới kéo cày cho xong.
    Lovetolive[/size=18]

Chia sẻ trang này