1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chân dung tác giả văn học (Mới: Nhà thơ Paul Éluard )

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Julian, 28/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0

    Bình Nguyên Lộctên thật Tô văn Tuấn, bút hiệu khác: Phong Ngạn; sinh ngày 7.3.1914 tại Tân Uyên Biên Hòa; mất ngày 7.3.1987 tại Hoa Kỳ.
    Tác phẩm:
    Ðò Dọc
    Gieo Gío Gặt Bão
    Ký Thác
    Nhện Chờ Mối Ai.
    Ái Ân Thâu Ngắn Cho Dài Tiếc Thương
    Bóng Ai Qua Ngoài Cửa
    Hoa Hậu Bồ Ðào
    Nửa Ðêm Trăng Sụp
    Tâm Trạng Hồng
    Ðừng Hỏi Tại Sao ?
    Mưa Thu Nhớ Tằm
    Tình Ðất
    Những Bước Lang Thang Trên Phố Của Gã BNL
    Một Nàng Hai Chàng
    Quán Tai Heo
    Thầm Lặng
    Trăm Nhớ Ngàn Thương
    Uống Lộn Thuốc Tiên
    Cần Giờ
    Diễm Phương
    Sau Ðêm Bố Ráp
    Cuống Rún Chưa Lìa
    Khi Từ Thức Về Trần
    Nguồn Gốc Mã Lai cùa Dân Tộc Việt Nam
    Lột Trần Việt ngữ
    Lovetolive[/size=18]
  2. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Nữ sĩ Anh Thơ
    Số phận đã an bài cho bà danh hiệu nữ sĩ ngay từ khi mới 17 tuổi. Cái danh ấy xuất hiện quá sớm và quá lớn nên cuộc đời bà là một chuỗi những tìm kiếm rụt rè và vô vọng. Năm nay, bà đã vào độ tuổi da mồi tóc sương nhưng vẫn còn minh mẫn.
    - Sự thật những chuyện đồn thổi về một cô nữ sĩ xinh đẹp nổi tiếng đất Kinh Bắc, 17 tuổi đã đoạt giải thưởng Tự lực văn đoàn, làm điên đảo những văn tài thời đó như Nhất Linh, Khái Hưng, Nguyễn Bính, Tú Mỡ... ra sao, thưa bà?
    - Xinh đẹp hay không là do người ta nói, tôi chỉ biết ai gặp tôi hồi đó cũng phải công nhận là tôi duyên dáng. Tôi còn nhớ hôm nhận giải Tự lực văn đoàn cho tập Bức tranh quê (1939), tôi mặc một chiếc áo dài trắng, cổ đeo kiềng vàng nên ông Nhất Linh nói với ông Tú Mỡ bằng tiếng Pháp: ''''Mình chiếu cố phụ nữ cũng đúng, cô Anh Thơ không chỉ thơ đẹp mà mắt cũng đẹp''''.
    - Trong hồi ký ''''Từ bến sông Thương'''', bà đã vẽ chân dung của cố thi sĩ Nguyễn Bính rất buồn cười, liệu có phải vì yêu quá hóa ghét không?
    - Những chuyện tôi nói về Nguyễn Bính là hoàn toàn sự thật. Lúc chưa gặp mặt, tôi rất mê thơ ông ấy. Tôi hình dung ông ấy hào hoa, phong nhã và ga lăng với phụ nữ lắm, thế nhưng đến lúc giáp mặt thì tôi thất vọng hoàn toàn. Ông ấy hơi thô bạo và sỗ sàng. Ông ấy làm tôi sợ. Lần đầu tiên đến tìm hiểu tôi, ông ấy đã rủ rê: ''''Việc gì phải cưới hỏi, bỏ nhà theo anh đi''''. Lần thứ hai, thấy tôi trên tàu điện, ông ấy đi từ đầu toa tới cuối toa đọc thơ oang oang. Thấy không lay động được tôi, ông ấy liền quát: ''''Không yêu thì giả thơ, giả ảnh cho tao''''.
    - Được tiếng là nhiều người si mê, thế mà sao mãi tới tận năm 36 tuổi, bà mới lập gia đình?
    - Tôi mất lòng tin vào đàn ông một thời gian dài. Từ bỏ cuộc đính hôn với ông Cẩm Văn, chủ NXB Nguyễn Du vì mỗi lý do ông ấy mê cô đầu. Khi thấy Cẩm Văn nhìn cô đầu rất say đắm, tôi đã ngất đi vì nhục nhã. Tôi nhất quyết đoạn tình, ông ấy cứ chạy theo thanh minh rằng: ''''Anh chỉ yêu cái bản sắc văn hóa dân tộc thể hiện qua cái áo tứ thân của cô ấy chứ không yêu gì cô ta. Anh chỉ yêu em thôi''''. Sau này nghĩ lại tôi cũng thấy thương ông ấy một chút nhưng rồi nghe tin là tôi bỏ đi, cô đầu ấy dọn luôn đến nhà Cẩm Văn ở, thế là tan một nhà xuất bản danh tiếng.
    - Cơ duyên nào khiến bà gặp được ông chồng bây giờ?
    - Ở hiền thì lại gặp lành, hồi tôi đi Liên Xô về, các chị Vân Đài, Hằng Phương sợ tôi ế chồng nên cứ dắt hết anh này đến anh khác đến cho tôi tìm hiểu. Tiếp khách nhiều quá tôi phát chán, sau cùng đành quyết định chọn bác sĩ Bùi Viên Dinh, do bà Trường, vợ nhà văn Nguyễn Đình Thi giới thiệu. Anh ấy là bác sĩ khoa Thần kinh, bệnh viện Chợ Rẫy, rất lành tính và cái chính là rất chung thủy. Cưới nhau 2 năm, tôi bị bệnh phải cắt bỏ dạ con, không thể sinh con, thế mà anh ấy vẫn chịu đựng. Tôi đã viết hẳn một tập thơ có tên Lệ sương để tặng anh ấy.
    - Bà vẫn còn sáng tác thơ chứ?
    - Sáng tác nhiều chứ. Ngày thơ VN vừa rồi, tôi định đọc một bài thơ tình nhưng sợ người ta bảo già quá rồi nên không dám đọc nữa. Ngày 8/3, tôi cũng làm một bài thơ nói về tình yêu của người phụ nữ. Tôi thấy thơ bây giờ nhiều triết lý quá, thơ câu dài, câu ngắn chẳng có vần điệu gì cả.
    Đêm xuân

    Trơ?i quang que?, đêm nay không mưa nưfa
    Nước trong ngo?i cha?y tắm mấy ngôi sao.
    Ta?u chuối láng che mặt trăng xấu hô?,
    Khóm tre gia? đợi gió đứng bên ao.
    Trong các ngof, ngươ?i đi ra tư?ng tụm,
    Nhưfng đa?n ông va?o điếm họp quân ba?i;
    Các cô gái ra bơ? sông hát đúm,
    Mấy ba? gia? cofng cháu đến nhau chơi.
    Ngoa?i đô?ng vắng - trơ?i đêm ma? che nón?
    Có hai ngươ?i đi le?n tới nương dâu.
    Va? lại có ca? một đôi đom đóm
    Bay dập di?u như muốn pha?i lo?ng nhau.

    Lovetolive
    Được julian sửa chữa / chuyển vào 21:10 ngày 01/08/2003
  3. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Bắc Phong

    Tên thật Kiều Duy Phong, Sinh tại Bắc Việt. Hiện cư ngụ tại Toronto Canada.
    Tác phẩm đã xuất bản:
    Chính Ca ( thơ- Ðồng Tiến 1986)

    Mùa Xuân Hai Ðứa Tôi

    ngập ngụa đất trời giữa đống tuyết
    phơi trải lòng tôi hớn hở xuân
    xuân ở áo dài em đứng ướm
    ở trong nhân thịt tấm bánh chưng
    không có mai vàng nhưng có em
    em biết làm tôi đập rộn tim
    thơ tôi xưng tụng về nhan sắc
    hoa kém thua người đứt chữ duyên
    nụ lộc gặp tôi trên bờ môi
    lúc em nhìn tôi khúc khích cười
    đỡ mất công em tô son lại
    em dặn làm ơn hôn nhẹ thôi
    tôi phải chúc em gì đầu năm
    chúc em can đảm lấy tôi chăng
    nghệ sĩ sau nhiều năm lãng đãng
    bỗng muốn vẽ tròn cái âm dương
    xin cứ chúc em thích hẹn hò
    tôi đàng hoàng giờ giấc đón đưa
    làm mãi đôi tình nhân da diết
    với đất trời, xuân, mộng và thơ
    Montréal, tháng chạp 1985

    Muốn Theo Mây

    hớp rượu này
    trăng cũng nuốt trôi
    xuân tha hương
    lòng những ngậm ngùi
    ta lữ khách
    nhìn đời như mộng
    sao bâng khuâng
    cố quận sầu khơi
    người và quê
    đành đã chia xa
    cuộc vô thường
    ảnh sắc phôi pha
    ta về đâu
    hỡi tên lạc xứ
    muốn theo mây
    mây cũng không nhà
    (tc Văn Học #47&48 USA 1.1990)

    Lovetolive[/size=18]
  4. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Chùa Trà Am và thơ Ưng Bình Thúc Giạ Thị

    Đời Khải Định thứ 8 năm 1923 sư Viên Thành đặt viên đá đầu tiên xây cất lên chùa Trà Am và từ đó ngôi chùa trở nên một ngôi chùa danh tiếng của miền đế đô sông Hương núi Ngự. Chùa toạ lạc gần thôn An Cựu quận Hương Thuỷ, nằm trong vùng đất của dòng họ Nguyễn Khoa, khuất kín giữa núi đồi. Địa thế của vùng đất rất phù hợp cho cảnh chùa. Sau lưng là đồi núi thấp cao, trước mặt là suối nước róc rách, suốt ngày thông reo vi vút, gió lộng rì rào, chim muông rỉ rả. Khách trước khi đến chùa phải đi vào một con đường nhỏ ngoằn ngoèo uốn mình theo dòng suối , hai bên là rừng thông xanh vi vu, cảnh vật u trầm. Trước cổng chùa bắt ngang dòng suối nhỏ là một chiếc cầu tre lắt lẻo nối liền khuôn viên u tịch của chùa với thế giới bên ngoài. Chùa thấp đồi cao, soi bóng bên bờ suối, nấp mình trong rừng cây, trong những khóm hoa thơm cỏ lạ, trong rừng thông trùng điệp. Thật là một nơi lý tưởng cho những ai muốn để cho tâm hồn mình lắng đọng hoà hợp với thiên nhiên. Vào mùa hè oi bức, theo con đường ngoằn ngoèo bên suối vào đến cổng chùa, qua cầu Lược Ước xong là khách sẽ cảm thấy mát mẻ nhẹ nhỏm như bỏ lại đằng sau lưng bao nỗi ưu phiền của trần thế. Mùa thu mây mù vần vũ, gió rung xào xạc bên hàng cây làm cho lòng người nôn nao. Mùa đông lạnh lẽo, không gian thu nhỏ lại như chỉ còn sinh động trong khuôn viên chùa, nhưng khi mùa xuân trở về, hoa nở cười trong gió nhẹ, chim chóc líu lo chuyền cành trong không gian u tịch thì nơi đây chính là cõi tiên trong hạ giới. Cảnh chùa bốn mùa có những điểm thơ mộng khác nhau, nhưng cảnh đẹp nếu không có những tâm hồn đồng điệu, không có những tâm hồn thơ trong đó thì phong cảnh này chỉ là một cảnh rừng hoang dại mà thôi.
    Thật vậy chùa Trà Am không những nổi tiếng vì phong cảnh, vì địa thế mà còn vì có những vị sư tru. trì nổi tiếng thơ văn . Kể từ lúc chùa mới thành lập, các vị sư trụ trì Viên Thành, Trí Thủ đều là các bậc tu hành nổi tiếng giỏi thi văn. Và quan trọng hơn là họ đều trong giới tao nhân mặc khách, giao du thân mật với các bậc quan quyền triều Nguyễn. Và chính hai vị sư này cũng xuất thân trong hàng thượng lưu. Sư Viên Thành là cháu chắc của dòng Định Viễn Vương thuộc phiên hệ họ Nguyễn Phước tộc. Chùa được cất trong phần đất của dòng họ Nguyễn Khoa, một đại vọng tộc ở Huế là nhờ Sư Viên Giác, thầy của Sư Viên Thành. Sư Viên Giác tên thật là Nguyễn Khoa Luận, từng làm Bố Chánh, là trụ trì chùa Ba La Mật ở Vĩ Dạ. Vì có những liên hệ đặc biệt như vậy, lại thêm phong cảnh, địa thế thuận tiện, không quá xa, không quá gần thành phố, thuận lợi cho những buổi họp thơ cho nên các vương tôn công tử triều Nguyễn hay các tao nhân mặc khách thường hay chọn nơi này làm nơi ngao du. Trong các vị tao nhân mặc khách, vương tôn công tử thường hay lui tới bàn bạc thơ văn với các sư trong chùa và còn lưu truyền thơ văn lại cho hậu thế như là Ưng Bình Thúc Giạ Thị, Nguyễn Khoa Tân, Nguyễn Khoa Kỳ...
    Đối với thi ông Ưng Bình Thúc Giạ Thị, một nhà thơ lừng lẫy miền sông Hương núi Ngự, tác giả câu hò lừng danh:
    ''Chiều chiều trước bến Văn Lâu
    ai ngồi ai câu ai sầu ai thảm
    ai thương ai cảm ai nhớ ai trông
    thuyền ai thấp thoáng bên sông
    đưa câu mái đẩy chạnh lòng nước non..''
    Thi ông còn để lại khá nhiều sáng tác thơ chữ Hán liên quan đến chùa chiền và nhất là chùa Trà Am ở Huế. Vào năm 1934 sau khi vừa mới về hưu, sống tại Lộc Minh Đình ở Vĩ Dạ, Ưng Bình đã tổ chức một cuộc đi thăm đến các chùa vùng Tây Nam thành phố Huế. Lần này cùng đi có em trai là Thượng Thư Thúc Thuyên, và người anh em chú bác là Thượng Thư Quất Đình. Khi đến chùa Trà Am, Thượng Thư Quất Đình tức cảnh sinh tình làm ra trước một bài thơ, Ưng Bình liền trổ tài hoạ lại như sau:
    Giáp Tuất cửu nguyệt giai thi hữu sơn du hựu phóng Tra Am. Hoạ Thương Thư Quất Đình tiên sinh xướng vận
    Vân hà vi trướng thụ vi liêm
    Hiểu sắc tình âm khứ phục chiêm
    Sơn thuỷ hữu tình ưng cọng thưởng
    Văn chương vô giá diệc phi liêm
    Phong lai ngũ nhạc minh tùng lãng
    Thu nhập không môn lãnh trúc diêm
    Thử nhật đăng cao đa bạn lữ
    Cúc bôi tức tuý hựu tần thiêm
    Cây làm rèm cửa mây làm trướng
    Mưa, tạnh, hanh, sương đợi ngóng chờ
    Non nước hữu tình vui cảnh mộng
    Văn chương không giá quý nàng thơ
    Gió lùa tùng bách vang rừng núi
    Thu quạnh hiên tre lạnh cửa chùa
    Chơi núi hôm nay cùng bạn hữu
    Cứ châm thêm rượu cứ say sưa
    Liền ngay sau đó, Thượng Thư Thúc Thuyên cũng nổi hứng làm một bài song thất bát cú ca tụng phong cảnh. Ưng Bình theo nguồn thơ dào dạt và hoạ tiếp bài thơ kia của Thúc Thuyên:
    Sơn ngoại thanh sơn hựu kỷ trùng
    Hoành khâm nhất vọng hướng thanh không
    Đăng cao vị đáo tằng loan thượng
    Điếu cổ hoàn lai Tiêu Tự trung
    Tháp ngoạ Tỳ Khưu nhân dĩ miểu
    Kiều danh Lược Ước lộ do thông
    Hoa hương thụ ảnh tầm u xứ
    Thuỳ thức Tra Am Phật Tử công
    Dịch thơ
    Tiếp theo đề bài trước. Hoạ thơ của em là Thương Thư Thúc Thuyên.
    Lớp lớp xanh xanh núi chập chùng
    Che ngang tà áo ngước trời trong
    Trèo cao núi nọ chưa leo tới
    Hoài cổ chùa đây lại đến cùng
    Có tháp Tỳ Kheo người đã vắng
    Đây cầu Lược Ước lối đà thông
    Hương hoa cây cảnh nơi u tịch
    Phật tử dày công ai biết không
    Cầu Lược Ước bây giờ đúc bằng Cement, bắt ngang dòng suối trước cổng chùa Trà Am, để ý vị trí của trụ đá đầu cầu. Hình bên phải là trụ đá có khắc ba chữ ''Lược Ước kiều'' (hình chụp năm 2001)
    Vòng quanh trước cổng chùa là khe nước ngoằn ngoèo. Tiếng nước chảy róc rách hoà với tiếng thông reo rì rào, vi vu là ấn tượng khó quên của du khách thập phương về ngôi chùa thơ mộng này.
    Hoạ xong hai bài thơ của hai thi hữu, thi ông Ưng bình Thúc Giạ thi hứng dâng trào nên cũng đã ra tay ''mầng'' một bài như sau để đáp lại mối tình thơ của các bạn:
    Tự xướng
    Tao ông ứng dữ ngã đồng đăng
    Lộ nhập Tra Am sơn kỷ tằng
    Lãm thắng tối nghi vô sự khách
    Luận thi dĩ hoán cựu thì tăng
    Cọng khuynh cúc tửu hoài Nguyên Lượng
    Cánh bã thù nang học Thiếu Lăng
    Du hứng hựu phùng thu khí sảng
    Cao ngâm phủ xướng trợ bằng lăng
    Dịch thơ
    Tiếp theo đề bài trước. Tự mình xướng vần trước
    Cùng thăm cảnh núi với thi ông
    Đường tới Tra Am núi chập chùng
    Ngắm nghía khách nhàn thêm hứng thú
    Ngâm nga sư mới lại vui cùng
    Nhớ chàng Nguyên Lượng say bầu rượu
    Học kẻ Thiếu Lăng lựa nhánh bông
    Dạo bước khi trời thu mát mẻ
    Trời cao bát ngát hát thêm nồng
    * Nguyên Lượng là tên tự của Đào Tiềm
    * Thiếu Lăng là tên tự của Đỗ Phủ
    Cuộc đời của thi ông Thúc Giạ đong đầy thi vị, với tài thi văn tuyệt diệu, thi ông đã để lại cho đời sau nhiều sáng tác thi ca tuyệt vời cả thơ chữ Nôm, thơ chữ Hán, hò Huế lẫn ca Trù. Nhưng phong cảnh thiên nhiên và chùa Huế đã đóng một vai trò rất quan trọng cho công việc sáng tác của thi ông.

    Lovetolive[/size=18]
  5. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Ưng Bình Thúc Giạ Thị
    Tiễn Biệt Người Tình

    Ngọn gió ngành xuân thổi phất phơ,
    Khi đưa, khi đón lại khi chờ.
    Câu thi tiễn biệt càng ngao ngán,
    Chén rượu tương phùng luống ngẩn ngợ
    Ngoắt bạn, bạn đành chân bước tới,
    Kêu ai, ai giả bộ làm lợ
    Thôi thôi đã thế thôi thì thế,
    Thương cũng xin vâng, ghét cũng nhờ
    Hội An, 1904

    Phan Thiết sau cơn lụt bão

    Trời cho trận bão tiết thu thâm,
    Phan-thiết là nơi cận hải tầm.
    Chài lưới chạnh thương dây thủy quốc,
    Bút nghiêng gây nhớ bạn Quỳnh-lâm.
    Thoảng nghe chừng lắm cơn phiêu bạt,
    Chưa rõ bao nhiêu chốn lục trầm.
    Nhờ cụ Phú-Khê cho lão biết,
    Gió quang mây tạnh sẽ vào thăm.
    (1952)

    Ngày 16 tháng 8 năm Ất Hợi khóc em Thúc Thuyên

    Chim sầu lối cũ cỏ còn xanh
    Xào xạc thu sang rụng lá cành
    Đây cũng trăng chờ ba luống cúc
    Mà đâu gió cuộn một cành Kinh
    Để ta bạc tóc ai say với
    Thiếu áo mầu em sân vắng tanh
    Ca tụng chim chìa đâu ý nghĩa
    Phật đài đãnh lễ tụng tâm kinh
    Ất Hợi bát nguyệt thập lục nhật khốc gia đệ Thúc Thuyên (Lộc minh dình thi thảo tập 2 bài số 129).
    Thiên thiên di tích thính ai minh
    Sắt sắt thu thanh diệp lạc thanh
    Do thị nguyệt minh tam kính cúc
    Vị hà phong tiễn nhất chi kinh
    Túy dư hoa giáp nan thành tịch
    Trước nhữ ban y bất tại đình
    Cạnh phú linh nguyên vô thiểu bổ
    Phật tiền đính lễ phúng tâm kinh
    Chú thích : Cây Kinh để chỉ tình anh em hoà thuận (Tự điển Thiều Chửu, trang 554). Chim Chìa _ còn có tên Tích Linh, để chỉ tình em quấn quýt _ Tự Điển Thiều Chửu, trang 798
    Nạn đói đầu năm Đinh-hợi, 1947

    Vùi nạn can qua lánh chỉn khôn,
    Lao nhao nạn đói bỗng đưa dồn.
    Củi rơm năm giác chừng hai lọn,
    Gạo lức mười đồng chỉ bốn lon.
    Tiếp tế đặng no lòng tướng sĩ,
    Cung cầu phải nặng gánh hương thôn.
    Đông hoàng ngó lại may chi nữa,
    Mở mặt mày chăng với nước non.

    LoveToLive
    Được julian sửa chữa / chuyển vào 20:35 ngày 13/08/2003
    Được julian sửa chữa / chuyển vào 20:36 ngày 13/08/2003
  6. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Đi Vào Cõi Thơ Tuệ Sỹ

    Tuệ Sỹ một vị sư. Ông viết văn quá nghiêm túc, những sở tri của ông về Phật học quả thật quảng bác vô cùng. Thấy ông vẻ người khắc khổ, không ai ngờ rằng linh hồn kia còn ẩn một nguồn thơ thâm viễn u u.... Một bữa ông đọc cho tôi nghe hai câu thơ chữ Hán của ông :
    Thâm dạ phong phiêu nghiệp ảnh tùy
    Hiện tiền vị liễu lạc hoa phi
    Ông bảo làm sao tiếp cho hai câu để nên một bài tứ tuyệt. Tôi đề nghị với ông nên nhờ ni cô Trí Hải tiếp giùm. Ông ngượng nghịu bảo tôi đừng nên rỡn đùa như thế. Vậy tôi xin lai rai thử viết :
    Thâm dạ phong phiêu nghiệp ảnh tùy
    Hiện tiền vị liễu lạc hoa phi
    Phiêu bồng tâm sự tân toan lệ
    Trí Hải đa tàm trúc loạn ty
    Và xin ông chả nên lấy thế làm bực mình.
    Nhưng ai có ngờ đâu nhà sư kín đáo e dè kia, không hề bao giờ có vướng lụy, lại còn mang một nguồn thơ Việt phi phàm ? Một bài thơ ''Không đề'' của ông đủ khiến ta khiếp vía mất ăn mất ngủ :
    Đôi mắt ướt tuổi vàng khung trời hội cũ
    Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang
    Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ
    Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn
    Mới nghe bốn câu thôi, tôi đã cảm thấy lạnh buốt linh hồn, tê cóng cả cõi dạ.
    Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở
    Đỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan
    Cười với nắng một ngày sao chóng thế
    Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng
    Đếm tóc bạc tuổi đời chưa đủ
    Bụi đường dài gót mỏi đi quanh
    Giờ ngó lại bốn vách tường ủ rũ
    Suối nguồn xa ngược nước xuôi ngàn
    Tôi hoảng vía đề nghị : Đại Sư nên gác bỏ viết sách đi. Và làm thơ tiếp nhiều cho, Nếu không thì nền thi ca Việt mất đi một thiên tài quá lớn.
    Ông đáp : - Để về hỏi lại cô Trí Hải xem có đúng như lời thế chăng.
    Đôi mắt ướt tuổi vàng
    Cung trời
    Hội cũ
    Xin xuống giòng thư thả như thế. Ắt nhìn thấy chất trang trọng dị thường của hoài niệm. Hoài niệm gì ? - Cung trời hội cũ.
    Một hội đạp thanh ? Một hội nao nức ? - ''Giờ nao nức của một thời trẻ dại ?''.
    Đôi mắt ướt tuổi vàng khung trời hội cũ...
    Mở lời ra, nguồn thơ trực nhập vào trung tâm cơn mộng chiêm niệm. Đầy đủ hết mọi yếu tố bát ngát : một cung trời xán lạn bao la, một hội cũ xao xuyến, một tuổi vàng long lanh.... Một đôi mắt ướt ngậm ngùi của hiện tại.
    Nhưng mạch thơ đi ngầm. Tiết nhịp âm thầm nhiếp dẫn. Thi sĩ không cần tới một hình dung từ nào cả, vẫn nói được hết mọi người đều ''phải nói'' với mọi người ''muốn nghe'' với riêng mình ''không thiết chi chuyện nói''.
    Người thi sĩ xuất chúng xuất thần thường có phong thái khác thường đó. Họ nói tất ít mà nói rất nhiều. Họ nói rất nhiều mà chung quy hồ như chẳng thấy gì hết. Họ nói cho họ, mà như nói hết cho mọi người. Nói cho mọi người mà cơ hồ chẳng bận tâm gì tới chuyện thiên hạ nghe hay chẳng nghe. Nỗi vui, nỗi buồn của họ, dường như chẳng phi giống lối vui buồn của chúng ta. Do đó chúng ta trách móc họ một cách lệch lạc hết cả (par manque de justice interne).
    Trong một cuộc vui, ta hỏi họ vài điều. Họ lơ đễnh thờ ơ, ta tưởng họ kiêu bạc. Trong lúc mọi người đang gào khóc giữa đám tang, họ phiêu nhiên đi qua, trông có vẻ như mỉm cười, niêm hoa vi tiếu. Ta tưởng họ tàn nhẫn thô bạo.
    Vua Gia Long ngày xưa đã từng lấy làm quái dị về thái độ Nguyễn Du : ''Trẫm dùng người, không phân biệt kẻ Nam kẻ Bắc. Ai có tài thì trẫm trọng dụng (... ...). Cớ sao khanh lại u sầu ít nói suốt năm như thế ?''.
    Ông vua kia lấy làm lạ là phải lẽ lắm, hợp với lương tri thói thường thiên hạ lắm. Ông không thể hiểu vì sao vị di thần kia cứ miên man như nằm trong cõi mộng thần di, hồn dịch !
    Vua đã ban cho chan hòa mưa móc, lộc trọng quyền cao đặc ân thâm hậu như thế, cớ sao Liệp Hộ chưa vừa lòng, vẫn chưa cứ thả mộng chạy lang thang về chân trời hướng khác.
    Đáp : Ấy chính bởi đôi mắt nhìn đây mà thấy những đâu đâu.
    Đôi mắt ướt tuổi vàng
    Khung trời hội cũ
    Đôi mắt ướt ? Đôi mắt của ai ? Vì sao ướt ? Vì lệ trào, hay là vì quá long lanh ?
    Thi sĩ không nói rõ. Ấy là giữ một khoảng trống vắng lặng phóng nhiệm cho thơ.
    Tha hồ chúng ta tự do nghĩ hai ba lối. Hoặc là đôi mắt thi nhân ướt trong hiện tại vì nhớ nhung một trời hội cũ. Hoặc là đôi mắt giai nhân nào long lanh dịu mật như nước suối chan hòa, soi bóng một khung trời hội cũ bất tuyệt nào, mà ngày nay tại hạ đã đánh mất rồi chăng ?
    ''Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang''
    Áo nào màu xanh ? Màu xanh màu chàm của cô gái Mán gái Mường, gái núi nào xưa kia băng rừng và thi nhân đã ngẫu nhiên một lần nhìn đắm đuối ?
    Tôi nói không sai sự thật mấy đâu. Vì Tuệ Sỹ vốn xưa kia ở Lào. Cha mẹ ông kiều cư trên đất Thượng Lào Trung Việt. Bà mẹ ông thỉnh thoảng cũng trở về Sài Gòn tới chùa viếng ông đem quà cho ông một đôi dép riêng biệt, một tấm khăn quàng riêng tây.
    Đôi mắt ướt tuổi vàng
    Khung trời hội cũ
    Áo màu xanh
    Không xanh mãi
    Trên đồi hoang
    Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ.
    Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn
    Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ ?
    Mình là thân Bồ tát, quanh năm kinh kệ trai chay, thế sao bỗng nhiên một phút vội vã lại dám làm thân du thủ ? Dám gác bỏ kệ kinh ? Dám mở cuộc thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn ?
    Phải có nhìn thấy khuôn mặt khắc khổ chân tu của Tuệ Sỹ, mới kinh hoàng vì lời nói thăm thẩm đơn sơ nọ. Lời nói như ngân lên từ đáy sâu linh hồn tiền kiếp, từ một quê hương trên thượng du bao la rừng núi gió sương canh chiều nguyệt rung rinh trong đêm lạnh.
    Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở
    Đỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan
    Cười với nắng một ngày sao chóng thế
    Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng
    Mối tình rộng thả suốt biển non im lìm lạnh lẽo. Một hạt muối vẫn chưa tan. Một nếp u ẩn của lòng mình bơ vơ không gột rửa.
    Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở
    Đỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan
    Ta tưởng như nghe ra ''cao cách điệu'' bi hùng của một Liệp Hộ, một Nerval, một chỗ trầm thanh nhất trong cung bậc Nietzche.
    Thy nhân đã mấy phen ngồi ngó trăng tàn ? Ngồi trên một đỉnh đá ? Bốn bề rừng thiêng giăng rộng ngút ngàn màu trăng xanh tiếp giáp tới chân trời xa xuôi đại hải ?
    Đỉnh đá và hạt muối là hai chốn kết tụ tinh thể của núi và biển. Đỉnh đá quy tụ về mọi hương màu trời mây rừng rú. Hạt muối chứa chất cái lượng hải hàm của trùng dương. Đó là cái bất tận của tâm tình dừng sững tại giữa tuết nguyệt phiêu du :
    Cười với nắng một ngày sao chóng thế
    Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng
    Một tiếng ''buồn chăng'' lơ lửng nửa như chất vấn, nửa như ngậm ngùi ta thán, dìu về cả một khúc tâm thanh đoạn trường :
    Sen tàn cúc lại nở hoa
    Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân
    Đếm tóc bạc tuổi đời chưa đủ
    Bụi đường dài gót mỏi đi quanh
    Tiết nhịp lời thơ lại biến đổi :
    Đếm tóc bạc
    Tuổi đời
    Chưa
    Đủ
    Bụi đường dài
    Gót
    Mỏi
    Đi
    Quanh
    Tiết điệu rạc rời như gót mỏi đi quanh. Một tuổi đời chưa đủ ? Một tuổi xuân chưa vừa ? Một tuổi vàng sớm chấm dứt ? Một tuổi ''đá'' sớm từ giã mọi yêu thương ?
    Giờ ngó lại bốn vách tường ủ rũ
    Suối nguồn xa
    Ngược nước
    Xuôi ngàn
    Bài thơ dừng lại. Dư âm bất tuyệt kéo dài trong đềm lữ thư khép mình trong bốn bức tường với nhạt nhòa ủ rũ ngục tù.
    Chỉ một bài thơ, Tuệ Sỹ đã trùm lấp hết chân trời mới cũ Đường Thi Trung Hoa tới Siêu Thực Tây Phương

    Lovetolive[/size=18]
  7. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Tuệ Sỹ
    Tự Thuật

    Tam thập niên tiền học khổ không
    Kinh hàm đôi lũy ám tây song
    Xuân hoa bất cố xuân quang lão
    Túy trúc tà phi tuý mộng hồn
    Nhâm nhiễm trường mi thuỳ hoại án
    Ta đà tố phát bạn tân phong
    Nhất triều cước lạc huyền nhai hạ
    Thuỷ ba chân không đối tịch hồng
    Dịch:
    Ba mươi năm trước học khổ không
    Kinh điển đôi chồng che cửa song
    Xuân xanh không đoái xuân già cỗi
    Trúc biếc tà bay, ngát mộng lòng
    Thấm thoắt mi dài buông án cũ
    La đà tóc bạc lửa tàn phong
    Một sớm hụt chân rơi vách núi
    Mới thấy chơn không đối tịch hồng

    Ngồi Giữa Bãi Tha Ma

    Lửa đã tắt từ buổi đầu sáng thế
    Một kiếp người ray rứt bụi tro bay
    Tôi ngồi mãi giữa tha ma mộ địa
    Lạnh trăng ngà lụa trắng trải ngàn cây
    Khuya lành lạnh gió vào run bóng quỷ
    Quỷ run run hôn mãi đống xương gầy
    Khóc năn nỉ sao hình hài chưa rã
    Để hồn tan theo đầu lửa ma trơi
    Khi tâm tư chưa là gỗ mục
    Lòng đất đen còn giọt máu xanh ngời.
    ***
    Chuyện đã kể rồi hồng hoang lững thững
    Vẫy tay chào nối gót chẳng buồn trông
    Cõi nào đây nghe tiếng vọng lưng chừng
    Ghé lại hỏi biết đâu trời sẽ sáng
    Mắt mờ mịt qua mấy dòng sông cạn
    Buổi chiều dâng sóng cả bạc đầu xanh
    Rồi vĩnh biệt như mấy lần ảo mộng
    Rồi ra đi như nước chảy xa nguồn
    Bờ bến lạ chút tự tình với bóng
    Mây lạc loài ôi tóc cũ ngàn năm
    Nào đâu nữa tóc em thôi gió cuốn
    Người ra đi tâm sự với hoàng hôn
    Làm sao tìm lại ngày qua
    Tuổi xanh mờ khói trầm ca vọng về
    Hình ai heo hút trên đê
    Nhìn con nước lũ chiều quê nhạt mầu
    Chân non cỏ nội hoa đồng
    Thành hoang đá đổ mù trông khói chiều
    Tượng đồng tạc bóng cô liệu
    Trời xanh tóc trắng bao nhiêu chuyện rồi
    Bài 2
    Ta làm kẻ rong chơi từ hỗn độn
    Treo gót hài trên mái tóc vào thu
    Ngồi đếm mộng đi qua từng đọt lá
    Rủ mi dài trên bến cỏ sương khô
    Vì lêu lổng mười năm dài gối mộng
    Ôm tình già quên bẵng tuổi hoàng hôn
    Một buổi sáng nghe chim trời đổi giọng
    Người thấy ta xô dạt bóng thiên thần
    Ðất đỏ thắm nên lòng người hăm hở
    Ðá chưa mòn nên lòng dạ trơ vơ
    Thành phố nọ bởi mưa phùn nắng quái
    Nên mười năm quên hết mộng đợi chờ.
    Bài 3
    Cầm lòng lại dấu chân ngày biệt xứ,
    Cuộc buồn vui đâu hẹn giữa vô cùng.
    Bờ bến lạ biết đâu mòn cuộc lữ
    Ðể ta về uống cạn nét thu phong
    Như cánh hải âu cuối trời biển lộng
    Bồng bềnh bay theo cánh mỏng ngàn đời
    Chạnh nhớ người xưa miền nguyệt ẩn
    Thôi một lần thương gởi giữa mênh mông
    Chiều lắng đọng thênh thang ghềnh đá dựng
    Những nỗi buồn nhân thế cũng phôi pha,
    Mầu nhiệm nào đằng sau bao huỷ diệt
    Mà nụ hồng vừa nở thắm ven khe.
    Khắp cả chốn đâu chẳng là tịnh độ,
    Vô sự một đời trắc trở gì đâu,
    Không phiền trược mong cầu chi giải thoát,
    Cứ thong dong như nước chảy qua cầu.
    Từ độ biết buồn câu sinh tử,
    Bỏ nhà đi một thoáng riêng mình,
    Mẹ già thôi khóc cho thân phụ,
    Lại khóc cho đời ta phiêu linh.
    Nhớ mẹ một lần trong muôn một,
    Thương em biết vậy chẳng gì hơn,
    Suối trăng về tắm bên đồi lạ,
    Chiều thu sang hải đảo xanh rờn.
    Bài 4
    Một kiếp sống, một đoạn đường lây lất
    Một đêm dài nghe thác đổ trên cao
    Ta bước vội qua dòng sông biền biệt
    Ðợi mưa dầm trong cánh **** xôn xao
    Một buổi sáng mắt bỗng đầy quá khứ
    Ðường âm u nối lại mấy tiền thân
    Ta đứng mãi trên suối ngàn vĩnh viễn
    Mộng vô thường máu đỏ giữa hoàng hôn

    Mười Năm Trong Cuộc Lữ

    Ngọn gió đưa anh đi mươì năm phiêu lãng
    Nhìn quê hương qua chứng tích điêu tàn
    Triều Đông Hải vẫn thì thầm cát trắng
    Chuyện tình người và nhịp thở của Trường Sơn.
    Mười năm nữa anh vẫn lầm lì phố thị
    Yêu rừng sâu nên khoé mắt rưng rưng
    Tay anh vói trời cao chim chiều rủ rỉ
    Đời lênh đênh thu cánh nhỏ bên đường.
    Mười năm sau anh băng rừng vượt suối
    Tìm quê hương trên vết máu giữa đồng hoang
    Chiều khói nhạt như hồn ai còn hận tủỉ
    Từng con sông từng huyết lệ lan tràn.
    Mười năm đó anh quên mình sậy yếu
    Đôi vai gầy từ thuở dựng quê hương
    Anh cúi xuống nghe núi rừng hợp tấu
    Bản tình ca vô tận của Đông Phương.
    Rồi ngày ấy anh trở về phố thị
    Giữa con đường còn rợp khói tang thương
    Trong mắt biếc mang nỗi hờn thiên cổ
    Vẫn chân tình như mưa lũ biên cương.

    Lovetolive[/size=18]
  8. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Giỗ giấc ngủ thanh bình ta tìm về Thế Lữ
    Nhà thơ Thế-Lữ tên thật là Nguyễn thứ Lễ, sinh tháng 10 năm Đinh- mùi (1907).
    Trong quyển Thi-Nhân Việt-Nam có ghi sau đây: nơi sinh Thế-Lữ lấy làm lạ, người nhà ''Nói là Thái Hà, ấp Hà-nội, còn thi-sĩ thì cứ tưởng là Lạng sơn, nơi đã ở từ khi còn bé đến năm 11 tuổi. 11 tuổi xuống Hải- phòng học đến năm thứ 3 Thành chung thì bỏ.
    Có chân trong Tự-lực văn đoàn và các tòa soạn: Báo Phong-hóa, Ngày nay, Tinh hoa.
    Đã xuất bản: Mấy Vần Thơ, Vàng Và Máu, Bên Đường Thiên Lôi, Gió Trăng Ngàn, Trại Bồ Tùng Linh, Ba Hồi Kinh Dị, Con Quỷ Truyền Kiếp, Lê Phong Phóng Viên, Gói Thuốc Lá, Đòn Hẹn, Mấy Vần Thơ, tập mới (1962).
    Hiện nay Thế-Lữ ở miền Bắc. Văn nghệ -- ngoài ấy là thứ văn nghệ hiện thực, một chiều hướng với xã hội chủ nghĩa. Chúng ta đứng trên bìnhđiện thi-ca, và thơ khác với những tính-chất tuyên truyền, khác với những lý-thuyết chính trị. Chúng ta không đề cập đến con người của Thế- Lữ ngày nay mà chỉ nhớ đến Thế-Lữ của thời vang bóng ngày xưa, thời: Thế-Lữ của thi-ca lãng-mạn và Thế-Lữ, một thi nhân có công trong phong- trào thơ mới tiền-chiến.
    Giỗ giấc ngủ thanh bình ta tìm về Thế-Lữ... hình ảnh nhà tiên thi đó hiện ra bồng lớn trên những dãy ngân hà của thế giới thần tiên.
    Ô hay! cái thành công của cuộc đời nào đâu đã là chân lý, những vần thơ thực thế nào phải là thơ. Hoài Chân - Hoài Thanh bởi quá nặng tình với đời mà quên rằng... tâm hồn phiêu lưu về nẻo kỳ mộng của khách thơ không phải trong gió bụi. Có bao giờ người ta mới nhìn thấy được trong cái lạnh lùng tạnh vắng của hư không, của hắc ám, của hoan lạc, của trần ai bụi phủ. Nó hiện lên cảnh trí thanh-bình. Ta hãy đi tìm trở về non nước chiêm bao... vì chiêm bao mới thực là lẽ sống của lòng người. Chúng ta cầu mong những linh hồn quá đau thương hãy về quần tụ cả trong thế giới thần tiên đó, với ngày tháng lung linh mộng, để mà lắng nghe giọng hót của một loài chim truyền kỳ chớp cánh giữa đảo quạnh mù sương, mang lại tiếng nói của mùa xuân vĩnh cửu.
    Bao nhiêu lao khổ nhục nhằn, những thực tại bi thảm đó chưa vừa ư mà còn gọi nhau đá đấm! Bao nhiêu lương tâm bị xô xé chưa vừa ư, còn phanh phui toan mang gót giầy đinh mà dẫm lên... bao nhiêu điêu tàn đổ vỡ trên cõi đời chưa vừa ư mà cứ hiu hiu dở tuồng anh hùng tuấn sĩ... để tàn gục vì trò định mệnh. Một giòng thơ nhẹ nhàng có tác dụng đẹp và cao nhã hơn nghn trang lý thuyết khó cỗi.
    Cái nụ cười mà bọn trưởng giả trí thức... các nhà tư tưởng lấy đôi mắt gọng kính mà nhìn bốn chân trời bát ngát của thơ thì thực có nhìn thấy gì đâu, chỉ thấy màu hoang tàn đổ xiêu trong cặp kính màu bệnh hoạn ấy thôi.
    Thời kỳ Thế-Lữ là một thời mà người ta còn một niềm tin vào thi ngữ với vũ trụ thơ của mộng tình. Một thời pha màu sương khói của đường thi và tuyết mơ của văn học tây phương mười tám... thời kỳ mà trên tinh thần thi ca còn có một đền mộng của lịch sử nhân gian... còn có một niềm kính yêu với tạo vật... nhất là còn yên ổn để chơi thơ... thơ mà không chơi thì đếch có ra gì cả... Thơ mà làm như Tố Hữu sau này thì đếch phải thơ... không hiểu Nàng thơ quí phái như thế, bắt nàng thơ vùi trong hầm mỏ tro than thì nàng thơ sẽ chết gục ngay... xin đừng biện luận về thơ nữa các ngài duy vật ạ!
    Cỏ cây giao tình, xuân sắc đượm ngát hương thơm... lòng người mơn trớn, trong hoa chim mách lẽo, gió mơn trớn hoa và hoa điểm tô cho vườn ngự của nhân gian thêm phần diễm ảo, cảnh nào bằng trong Mộng ảnh:
    Người đẹp đứng bên nguồn
    Óng ả như mình liễu
    Mai tóc lả lơi buông
    Mặc gió cành trêu ghẹo
    Thơ đến kỳ tuyệt là điểm linh hồn trong mộng ảnh lung linh, ngôn ngữ rực sáng như ngọn hải đăng giữa mù sương đó là thơ không biện luận, không giải thích... Thơ có viễn tượng, nghệ thuật thơ siêu thực là nối được viễn tượng ngôn ngữ chứ không phải tạo những hình bóng quái dị, một tâm-não loạn, một lương tri quê quặc, ghê khiếp... xin các ngài đừng nghĩ là người viết bài khinh hay oán cõi đời, muốn làm cho lẽ đời cao đẹp, không phải cựa quyậy ở trong cõi tù túng được:
    Trèo lên trên đỉnh non cao
    Nghe lời chim gọi, gió dào dạt thưa...
    để nhìn thấy:
    Sóng rờn đôi mắt lung lay
    Tình xuân nồng đượm đôi mày thanh thanh
    Cười duyên đắm đuối trời tình
    Lòng ta như muốn tan thành hư không
    để cảm biết được cái chân lý:
    Ta ôm thiếu nữ trong lòng
    Người yêu thoắt biến thành bông hoa rừng
    Sự thật ở đâu, thoát ẩn thoát hiện cả cái nhan sắc của trần gian này cũng hồ nhu ảo, như chân... mộng và thực giao thoa, chỉ còn lại gì, thưa... còn lại:
    Bông hoa nay vẫn còn hương
    Lòng ta còn mối đau thương không cùng
    Đính hoa ở một bên lòng
    Ngàn năm tiếc giấc mơ màng khi xưa
    Mộng ngàn năm... đó là viễn tượng, đó là tình thiên thu, đó là cái mà định mệnh ác liệt không làm tan nát được, còn tất cả xin thưa... chỉ là hư ảnh, chỉ là phù du thôi... đau lòng mà nhìn cái hiện hoạt cõi đời như thế; chỉ có những vần thơ nhẹ tuyệt mù sương mỏng mới tạo được cái nghĩa phù du mà vô cùng vĩnh viễn đó:
    Hỏi xem mây có duyên gì,
    Mà con chim én đi về lững lơ
    Bởi vì trong cõi đời:
    Cũng như em tâm hồn ta đã lạnh
    Tự lâu rồi, từ cái thuở xa xăm
    Niềm hoài vọng ý thiết tha, bám chặt mười ngón tay vào cõi đời, nhất mực yêu từng ngọn cây cuốn lá, từng bước xuôi ngược gian nan muốn nghe được cả nỗi sầu nhân thế trong tiếng hát cung đàn, giữa phường lầu xanh, giữa hồ trăng hay tận hoàng hôn ngất lạnh. Tình yêu nghệ thuật, say đắm vẻ đẹp, thông cảm khổ đau, và tìm về một chân trời mộng tưởng hào hoa đó là cái lẽ đẹp say đắm của nhà thi sĩ ở giữa Hà-nội mưa phùn... Và đó là giấc mộng vàng... mộng tưởng quá xa xôi, đầm thấm và trẻ trung của một thuở thanh bình ngày nọ...
    Yêu

    Ta đi thơ thẩn bên vườn-mộng,
    Em nấp sau hoa khúc-khích cười,
    Ngừng bước ta còn đương bỡ-ngỡ,
    Lẳng lơ em ngắt đóa hồng tươi...
    Em ném cho lòng ta đón lấy,
    Bông hoa phong kín ý yêu đương.
    Hay đâu hoa giấu mầm gai sắc
    Sướt cạnh lòng ta mấy vết thương.
    Yêu em từ đó ta phơi phới,
    Sống ở trong nguồn thú đắm say,
    Nhưng cũng sống trong đau khổ nữa.
    Miệng cười trong lúc nhắm chua cay
    Trụy Lạc

    Rượu ân ái đắm ngây lòng chán nản
    Rót tràn đi, rót nữa, tình nhân ơi!
    Ta lắng nghe gió thoảng ở bên tai
    Có phải chăng vẫn réo lời thống khổ ?
    Cứ rót nữa! Bao giờ mê quá độ
    Vơ tóc em lau cặp mắt đờ say
    Rồi trông ra màu khói thuốc mù bay
    Ta chỉ thấy những màu tươi sặc sỡ .
    Ồ những tấm thân nõn nà nghiêng ngửa!
    Những tràng cười khoái lạc, giọng dòn tan!
    Những điệu lẳng lơ, khiêu khích, nồng nàn!
    Những khúc hát lả lơi hay ủy mị!
    Hỡi gái giang hồ! ******** ô uế!
    Biết chăng em, đó là thú mê tơi,
    Để cho ta không thiết đến ngày mai .
    Đời ta nữa . - Ngày mai là lúc tỉnh.
    Cũng như em, tâm hồn ta đã lạnh
    Tự lâu rồi, từ cái thuở xa xăm
    Mà ánh sáng chim ca, mà bóng gió âm thầm.
    Hay nét hoa tươi hay màu lá rụng
    Cũng đủ khiến cho lòng ta rung động.
    - Ta ngây thơ như cô gái đương xuân,
    Nhưng đến nay, cô ấy trải phong trần
    Đã dày dạn, thấy đời thô rõ quá!
    Lòng đã tắt không còn tin tưởng nữa,
    Thì quên đi, quên hết để say sưa,
    Để mê ly trong thú ái ân vờ
    Để trốn tránh những ngày giờ trống trải .
    Em ơi, ta không dám để lòng ta nhớ lại
    Vì đôi phen trong những lúc điên cuồng
    Mảnh hồn thơ còn thoi thóp giữa đêm suông
    Bắt ta tiếc quãng đời trong trắng mãi .

    Lovetolive[/size=18]
  9. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0

    Huy Cận nhìn lại đời thơ của mình

    Đã ngoài 80 tuổi nhưng ông vẫn rất phong độ. Ông nhớ rất nhiều việc, biết diễn tả những ý tưởng cao siêu của mình một cách hóm hỉnh và sinh động. Nhà thơ Huy Cận tư duy mọi sự mạch lạc, với bản năng tự vệ cao, không bao giờ để lỡ lời. Dưới đây là tâm sự của ông.
    - Nhìn lại đời thơ của mình, ông thích nhất giai đoạn nào?
    - Tôi thích tất cả các giai đoạn, có thể thế là hơi tham. Giai đoạn trước cách mạng, thơ của tôi thành công rất rõ.
    - Làm thế nào mà ông và Xuân Diệu lại thân nhau được lâu thế?
    - Thơ tôi và thơ Xuân Diệu rất khác nhau: đề tài, nội dung và phong cách khác nhau. Chính vì hai tâm hồn khác biệt nên lại quý nhau, dễ gần nhau hơn. Những người có cá tính mạnh rất dễ thân nhau.
    - Ông nhìn nhận chuyện tình cảm của mình như thế nào?
    - Tôi có 2 đời vợ, đời trước là em ông Xuân Diệu, hiện nay là một cô giáo. Cô giáo có hôm nói với tôi thế này: ''Anh yêu ai thì yêu, miễn đừng quên em là được''. Vợ mình không làm thơ nhưng rất có thẩm mỹ. Tôi làm bài nào cũng đều đọc cho bà nghe. Có bài bà ấy bảo phải sửa chữ nọ chữ kia, có bài phải thêm thắt này nọ.
    - Thế còn thời trẻ, ông có đào hoa không?
    - Tôi cũng có đẹp trai. Tình yêu của tôi cũng như tình yêu của nhiều người, không có cái gì đặc biệt. Có những tình yêu lâu dài, dai dẳng cho đến tận sau này, cũng có mối tình ngắn ngủi, lại có cả tình yêu không thành. Tôi cũng may là có được nhiều tình yêu để làm thơ nhưng đó không phải là nguồn duy nhất, còn có cả tình yêu đất nước, thiên nhiên...

    Nhà thơ Huy Cận và những mối tình

    ''Tình đầu của tôi là mối tình dở dang. Tôi yêu rất đằm thắm. Lúc ở Huế, tôi mê một cô và cô ấy cũng đáp lại. Nhưng đến thời điểm người ta cần... lấy chồng, thì tôi vẫn chưa hề nghĩ tới chuyện lấy vợ'', nhà thơ Huy Cận kể.
    - Còn gia đình ông hiện ra sao?
    - Tôi đang sống với bà vợ thứ 2. Bà ấy vốn là giáo viên dạy Nga văn và rất yêu thơ. Hiện bà ấy là người ''''duyệt'''' thơ tôi đầu tiên, kể từ khi anh Xuân Diệu qua đời. Còn bà thứ nhất là em ruột Xuân Diệu. Lúc tôi đến chơi nhà thì có cảm tình với cô ấy, nhưng về sau không ở với nhau nữa. Mỗi bà cho tôi 2 đứa con. Bà thứ nhất một trai, một gái. Còn bà thứ hai thì một gái, một trai. Công bằng và đủ cả.
    - Tên tuổi Huy Cận không xa lạ gì với nền thi ca Việt Nam hiện đại lẫn thế giới. Ông đã bắt đầu từ đâu để đi đến đỉnh cao vinh quang ấy?
    - Bố tôi là một ông đồ Nho đậu Tam trường, có biết tiếng Tây. Ông đi làm hương sư, sau chán chuyển sang cày ruộng và mở lớp dạy chữ Hán. Bố tôi là người mê văn chương, thuộc nhiều truyện Kiều và hay bình Kiều. Ban đêm, ông thường nằm nhà ngoài một mình đọc Kiều sang sảng, rồi tự bình như giảng bài cho ai vậy. Hàng xóm đều lắng tai nghe. Mẹ tôi cũng nghe, dù bà rất hay giận hờn bố tôi. Và giận thì giận nhưng bà rất nể tài ông... Nhà nghèo, nên tôi phải sớm vào Huế nhờ ông cậu nuôi ăn học. Lúc đó tôi mới 7 tuổi nên chưa biết Truyện Kiều là gì. Nhưng đêm đêm có ông quản gia nhà bà con nằm đọc Kiều... Tất cả những cái đó làm tôi đâm ra thích thơ. Mặc dù tôi là một học sinh giỏi cả khoa học nhân văn lẫn khoa học tự nhiên, nhưng rất mê thơ.
    - Có ý kiến cho rằng, thơ Xuân Diệu sôi nổi, còn thơ Huy Cận thì trầm lắng, kín đáo. Giữa 2 người có cái gì đó khác biệt như giữa phương Tây và phương Đông. Vậy vì lý do gì mà 2 người lại kết thân với nhau?
    - Có nhiều lý do. Nhưng có mấy điểm chính: tôi và Xuân Diệu có chung nhiều ý tưởng và mê văn chương. Hai người lúc ấy chưa nghĩ gì đến việc xây dựng gia đình, sống với nhau để làm thơ. Tất nhiên, còn hợp nhau về tính tình, sở thích, cách sống... Cũng chính sự khác biệt về phong cách thơ đã giúp chúng tôi dễ gần nhau hơn.

    Vạn Lý Tình

    Người ở bên trời, ta ở đây;
    Chờ mong phương nọ, ngóng phương nầy.
    Tương tư đôi chốn, tình ngàn dặm,
    Vạn lý sầu lên núi tiếp mây.
    Nắng đã xế về bên xứ bạn;
    Chiều mưa trên bãi, nước sông đầy.
    Trông về bốn phía không nguôi nhớ,
    Dơi động hoàng hôn thấp thoáng bay.
    Cơn gió hiu hiu buồn tiễn biệt,
    Xa nhau chỉ biết nhớ vơi ngày.
    Chiếu chăn không ấm người nằm một
    Thương bạn chiều hôm, sầu gối tay.

    Xuân Ý

    Đêm vừa nhẹ, gió vừa mơn
    Cây chen ánh nguyệt trải vờn bóng xanh
    Khuya nay, mùa động đầu cành
    Đồng trăng lục nhạt, vàng thanh lối gần
    Trăng êm cho gió thanh tân
    Hương rừng tỉnh dậy ái ân xuống đồng
    Đêm say không khí say nồng
    Nghìn cây mở ngọn , muôn lòng hé phơi ...
    Khuya nay trong những mạch đời
    Máu thanh xuân dậy thức người héo hon
    Ngón tay tưởng búp xuân tròn
    Có người ra dạo vườn non thẫn thờ
    Lovetolive[/size=18]
  10. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Bảo Trâm
    Sinh ngày 23/10/1965 tại Phú Nhuận, quê mẹ ở Hà Ðông.
    Không anh chị em, mồ côi cha mẹ từ nhỏ, sang Pháp năm 11 tuổi.
    Theo học về Kinh Tế và Xã Hội Hành Chính (Administration Économique et Sociale) tại đại học Paris VIII và Ngoại Thương (Commerce International), chuyên về thị trường Ðông Nam Á tại Paris IX và INALCO (Học viện Ngôn Ngữ và Văn minh Ðông phương) .
    Bao mùa hè nơi ấy

    Cái nơi ấy, mới đó, ngoảnh đi ngoảnh lại sao thấy như nó đã xa lơ xa lắc tầm mắt mình tự hồi nào. 2 năm thôi chứ gì. Vậy mà cái nơi ấy chừng như đã biến thành những hạt bụi quá khứ vung vãi đó đây, giữa muôn ngàn mảnh vụn quá khứ đã để lại sau bước chân.
    Thời gian Trâm sống nơi ấy nhiều hơn số thời gian sống ở quê hương. Quê hương, đếm trên đầu ngón tay đúng 10 ngón cộng 1, còn nơi ấy thì đến 22 năm. Hai nơi, hai tình cảm khác biệt. Không nơi nào kém nơi nào, không nơi nào hơn nơi nào. Hai trìu mến hoàn toàn không giống nhau. Hoàn toàn không thể nào so sánh được.
    Cái nơi ấy còn được gọi trại đi là ?oquê hương thứ hai? hay ?omiền đất định cư? hay ?omiền đất lưu đày?. Tùy tình cảm cá nhân của mỗi người khi phải bỏ quê mà đi. Cái tình cảm dành cho quê hương, nơi mình chào đời, nó thiêng liêng chừng nào thì cái tình cảm dành cho nơi ấy, nơi mình lớn lên, nó lại tha thiết chừng đó. Một thiết tha lạ lùng lắm và khi, phải thêm một lần nữa ôm khăn gói ra đi, xa nó rồi thì danh từ ?otha thiết? ấy được thay thế bằng 2 chữ ?oda diết?. Một cách đương nhiên, đơn thuần. Da diết ít nhiều bởi những con sâu kỷ niệm đã ăn mòn tim óc.
    Montreal tháng 8 bây giờ đang hạn hán. Mà nghe đâu Paris lại thỉnh thoảng trời vẫn đổ những cơn mưa. Ðôi khi tầm tã. Mưa thế cho những quán cà phê thôi vắng khách, vì đang giữa mùa hè, còn ai đâu ở lại Paris ! Ngày trước ở đấy, với những cơn nắng hiếm hoi, ngay cả trong những mùa hè, thì Trâm cứ mơ về những nơi nào có nắng, giờ ngược lại, nơi đây nắng nhạt nhòa lại chợt thèm thuồng một nơi chốn có mưa rơi. Ác vậy đó ! Con người muôn đời ở đâu cũng thế, cứ đi tìm và mơ mộng những điều không có hoặc đã vuột mất khỏi tầm tay từ lâu lắm.
    Có những ngày hè nơi đây, nửa đêm chợt thức, mình nằm trên giường mà cứ tiếc hùi hụi một bãi cát nào đó bên bờ Ðịa Trung Hải xa xôi, xa như những mùa hè ngày xưa của mình ấy. Hay trong một khách sạn giờ đã quên tên, mà gió biển và nắng sớm đánh thức mình dậy khi chớm bình minh. Trên lan can khách sạn nhìn ra xa, mặt trời hồng còn e ấp qua một làn mây mỏng. Nhìn xuống đường, quán cà phê đã mở tự hồi nào, mùi bánh croissant và mùi cà phê thơm phức. Một mùi hương mà chỉ có nước Pháp mới có, y hệt như mùi phở hay bánh cuốn rất đặc biệt bên quê mình vậy. Một hạnh phúc mà văn chương cách mấy cũng không tả được đến một phần mười.
    Những ngày hè nơi ấy, với cái túi tiền khiêm nhường của mình, có thể được gọi là những chuyến viễn du đã đi qua cuộc đời. Viễn du, thật ra nó chỉ quanh quẩn nước Pháp thôi, từ Nam chí Bắc. Có những cuộc viễn du sắp đặt và có những cuộc viễn du tùy hứng. Lúc trẻ, cái hứng đến tự nhiên và chưa biết dè dặt, lo sợ cái Lạ là gì, một buổi chiều thứ sáu nào đó, ghé một sân ga nhìn kẻ đến người đi, hỏi người bán vé có chuyến tàu nào sắp lăn bánh không, nó sẽ đi về đâu. Suy nghĩ, rồi lưỡng lự? Rồi quyết định. Cái tỉnh phải có một cái tên thật lạ hoắc mới được. Mua vé xong, nhìn đồng hồ, 45 phút nữa tàu lăn bánh. Ghé quán cà phê kế bên quày vé, hớp vài ngụm thôi là hết sạch ly cà phê đen rồi. Lững thững bước ra sân ga, tìm chuyến tàu của mình. Toa tàu vắng vẻ, có thể đó là một nơi chốn quê mùa mà dân Paris chẳng buồn ghé đến, trừ phi đang có ai chờ nơi ấy. Tìm chỗ ngồi xong xuôi, nhắm mắt lại chờ đợi. Chỉ còn 10 phút nữa thôi. 10 phút nữa và tất cả sẽ trở thành một cuộc phiêu lưu, nếu không muốn gọi là viễn du. Trời bên ngoài đã ngả sang tranh tối tranh sáng, rồi tối hẳn. Một tiếng két dài giữa mông lung của buổi tối ấy, giữa những ánh sáng vàng vọt của đèn đường hắt xuống sân ga. Tàu đã hoàn toàn ngưng bánh. Bước xuống, quải mắt nhìn bên kia đường rầy, chữ hotel bằng neon vàng vọt thật, nhưng vẫn sáng hơn màu đèn đang hắt xuống sân ga. Trâm đã vào đó mướn một phòng nhỏ, đặt hành lý xong ra ngoài kiếm gì lót bụng. Ở tỉnh buồn, vạn vật đi ngủ sớm, nhưng ngay nhà ga thì vẫn còn đôi ba ánh đèn le lói. Một tiếng đồng hồ sau đó, về khách sạn. Ðêm đã khuya, nhắm mắt lại, một hạnh phúc lạ lùng. Cái hạnh phúc ấy Trâm đặt tên nó là ?otự do?.
    Ðó là một câu chuyện quá khứ. Vào những năm 80, cái thuở mới bước vào đời, vào cái thuở mới trưởng thành, chưa ràng buộc gia đình, mạnh dạn, chưa biết sợ là gì và nước Pháp chưa có nhiều tệ nạn xã hội như hôm nay. Nó thanh bình lắm. Trâm thì lại vốn dạn dĩ, như đa số những đứa trẻ tị nạn đến Pháp vào cái thời buổi ấy, 12, 13 tuổi lấy metro đi một mình cũng chẳng sao hay lấy RER, chuyến metro tốc hành ra những vùng ngoại ô xa cả tiếng đồng hồ, cũng chẳng sao. Bây giờ thì xã hội đã đổi khác nhiều rồi và mình cũng thế. Trâm có đứa con gái 11 tuổi, chắc chắn Trâm sẽ không bao giờ cho phép nó đi như thế cả. Và cũng sẽ không bao giờ khuyên các em nhỏ bắt chước như vậy đâu.
    Thật ra, riêng cá nhân Trâm, bây giờ ngồi nhớ lại những ngày hè nơi ấy, những bồng bột tuổi trẻ của mình, những lần đi không định hướng như thế, Trâm mới thấy cuộc đời đáng sống. Và bây giờ tay bồng tay bế, năm khi mười họa đi chơi ngắn ngủi vài ngày, nhiều lắm một tuần, hoặc nguyên một mùa hè không đi dâu cả, cũng vẫn vui như thường, 10 năm nữa không đi nghỉ hè, cũng chẳng sao. Vì mình đã sống hết mình trong cái tuổi trẻ của mình, đã có những mùa hè quá đẹp trong cái tuổi trẻ ấy vì ai cũng thừa biết giọt nước thời gian không bao giờ chảy ngược lại mình
    Những nơi chốn Trâm ghé qua, tuy chỉ quanh quẩn xứ Tây thôi, trong vòng 22 năm nhiều lắm. Kể không hết đâu và dường như từ Nam chí Bắc, Ðông qua Tây đã ghé qua 8 phần 10 rồi. Nên khi bỏ xứ Tây ra đi, không tiếc nuối gì hết. Cho đến hôm nay ngồi đây, bên này bờ Ðại Tây Dương, hồi tưởng lại mới chợt thấy cảnh vật đã nhạt nhòa lắm rồi trong ký ức. Nhưng vẫn có một vài nơi chốn còn đậm nét phần nào trong cái ký ức vô danh ấy? Bạn này, nếu một ngày nào đó, bạn làm cuộc viễn du, biết đâu bạn sẽ dừng chân ở tường thành thượng cổ Carcassonne, vậy thì đứng trên thành nhớ ngắm dùm Trâm cảnh tranh tối tranh sáng nhé, khi trời ngả tím và mây ngả đen và nhớ xem hộ có một quán ăn Việt Nam cửa màu xanh lơ xập xệ, lẻ loi trên con dốc từ nhà ga dẫn đến tường thành còn đó không ??Biết đâu bạn sẽ dừng chân bên bờ biển Roscoff ở vùng Bretagne, nhớ tìm hộ Trâm một hoàng hôn đỏ ửng và một bài thơ không đoạn kết đã bỏ lại trên mỏm đá bên bờ biển; hỏi thăm dùm thành phố cũ Morlaix cách đó hình như không đến một giờ xe lửa và tìm xem ở St Pol de Leon bên cạnh, những bức họa của Raoul Dufy có còn ở đó ? Tình cờ?lần nào có ghé ngang Besalu bên Tây Ban Nha, nhớ xem hộ Trâm tiệm bán đồ tiểu công nghệ có 2 vợ chồng già, có những chậu hoa tím treo trước cửa, ngay mé chiếc cầu đá? Có còn ở đó ?
    Giờ đã quay lưng. Chẳng tiếc nuối gì hết. Chỉ thỉnh thoảng ngoái nhìn lại và ngậm ngùi tí xíu. Biển Ðịa Trung Hải hay Bretagne lúc nào cũng còn đấy, xanh lơ. Nhưng nước biển Thời Gian thì ngược lại, mình không nắm giữ được bao giờ. Dù chỉ là một giọt.
    (8/2001)

    Xem truyện ngắn Thư Tình cho Kẻ Lạ của Bảo Trâm :
    http://www.ttvnol.com/forum/t_133954/6
    Lovetolive
    Được julian sửa chữa / chuyển vào 19:02 ngày 22/08/2003

Chia sẻ trang này