1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chân dung Văn học

Chủ đề trong 'Văn học' bởi luuchivi, 23/02/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Chân dung Văn học

    Mục lục

    Trang 1:
    1) Y BAN viết về nỗi đau rất đàn bà

    2)Thế Lữ "Kẻ bộ hành phiêu lãng "

    3)Nhà năn Nguyễn Xuân Khánh :nghề văn thật hấp dẫn

    4)Vẻ đẹp một ngòi bút vùng cao

    5)Dịch giả Trần Đình Hiến và công việc dịch thuật

    6)Đông Hồ _thi sĩ yêu Tiếng Việt

    7)"Mang " của Phan Trung Thành

    8)Nhà thơ Ngọc Anh "Sống dưới bóng cây Kơnia chết bên gốc cây Kơnia "

    9)Nhà văn Nguyễn Văn Thọ :Tôi là kẻ sống đầm mình không hoang tưởng

    Trang2:

    10)?~Nàng thơ?T của Maiakovsky và dấu phẩy trong di chúc

    11)Hồ Anh Thái _nhà văn đích thực phải thực tế

    12)Nhà văn Trần Thị Trường: say mê viết về thân phận phụ nữ

    13)Nhà văn Vệ Tuệ: Từng phút giây đều chứa đựng cơ hội

    14)''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''Dostoyevesky chính là nước Nga''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''

    15) Edgar Poe - ông tổ của nền văn học trinh thám

    16)Nhà văn Hòa Vang bình tĩnh đối diện với định mệnh

    17)Đỗ Hoàng Diệu nhận mình thuộc loại máu lạnh

    18)Vũ Đình Giang: Làm lạ hóa những điều bình thường

    19) Trịnh Lữ - kẻ tài hoa

    Trang 3

    20)Tô Hoài - nhà văn của những sự lạ

    21)Ưng Bình Thúc Giạ Thị: Một tâm hồn Huế

    22)Nhà văn Dạ Ngân: Viết văn như xây nhà

    21)Đồng Đức Bốn: ''''''''''''''''Mỗi bài thơ giải một độc tố''''''''''''''''

    22) Những điều ít biết về nhà văn Dan Brown

    23)Yiyun Li - nhân vật mới nổi trên văn đàn Mỹ

    24) Assia Djebar - viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp đầu tiên của Algeria

    25)Phan Việt: "Tôi chỉ mới bắt đầu..."

    26) Inrasara: "Nên xem giải như một thứ pít-tông ?"

    27) Nhà văn Trần Kim Trắc: ''''''''''''''''Đề tài nằm ngay trước thềm nhà''''''''''''''''

    Trang 4:

    28) Walt Whitman - một tâm hồn Mỹ

    29) Edward Bunker: Sức mạnh tư tưởng không lao tù nào giam được

    30)Bùi Anh Tấn và ''''''''Les - vòng tay không đàn ông''''''''

    31)Nhà văn Mỹ Robert Olen Butler: ?oTôi đã yêu Việt Nam?

    32)Umberto Eco và cuốn tiểu thuyết mới

    33) Claude Simon: Đời sống mạnh hơn suy tưởng

    34)Lại Nguyên Ân: ?oTôi chơi đồ cổ!?

    35) Hà Thủy Nguyên: ''''''''Tôi vẫn là một đứa trẻ''''''''

    36) Khương Hữu Dụng - một đời thơ nối đầu hai thế kỷ

    37) Phạm Hổ - bác ''''''''Chuyện hoa chuyện quả'''''''' của thiếu nhi

    Trang 5:

    38)Trần Anh Thái: ''''Thơ ca như một thứ tôn giáo''''

    39)Jean Paul Sartres - người mãi nổi loạn

    40)Dịch giả nhỏ tuổi nhất Việt Nam

    41)Chuyện tình Hoàng Phủ Ngọc Tường - Lâm Thị Mỹ Dạ: Bồng bềnh cho tới mai sau...

    42)Một chiều của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm

    43)Đoàn Minh Tuấn "Với bác Nguyễn Tuân"

    44)Phạm Văn Ký - một số phận văn chương ?omất nơi ở?

    45)Lâm Thị Mỹ Dạ tin vào sự sắp đặt của số mệnh












    Được luuchivi sửa chữa / chuyển vào 14:16 ngày 24/02/2007
  2. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Y Ban viết về nỗi đau rất đàn bà

    Dương Cầm




    Nhà văn Y Ban viết từ nỗi đau thẳm sâu trong tâm hồn những người đàn bà luôn khao khát một tình yêu tuyệt mỹ. Đôi khi, cũng chống chếnh, chênh vênh giữa bổn phận của người vợ và một thế giới siêu thực nào đó, nhưng rồi chị lại thảng thốt giật mình quay về duy trì tổ ấm yên bình.
    - Tại sao chị thường chọn đề tài ngoại tình trong các truyện ngắn của mình?
    - Tôi thích viết về phụ nữ và những vấn đề của phụ nữ hiện đại. Tôi cũng rất thích mổ xẻ đến tận cùng tâm lý của người đàn bà hiện đại. Họ thông minh, giỏi giang nhưng vẫn luôn cần một cuộc sống tình cảm phong phú. Tôi không thích sự cực đoan và cô đơn. Tôi thích người phụ nữ có trách nhiệm với gia đình, nhưng người đó cũng yêu và hiểu về tình yêu.
    Là phụ nữ, ai cũng vậy, đến chết vẫn mong chờ một tình yêu đẹp. Đó không chỉ đơn thuần là việc người phụ nữ đi tìm hạnh phúc mà đó còn là việc họ có khát vọng sống. Cuộc sống phát triển kéo theo sự xơ hóa trong tình cảm gia đình. Bước ra khỏi cửa thôi là sẽ thấy cả xã hội che chở cho việc ngoại tình. Tại sao khách sạn, nhà nghỉ lại mọc lên nhiều đến vậy? Trước tiên, phải nhìn lại xem gia đình có lỗi gì không để đẩy người ta đến việc ngoại tình. Một người phụ nữ trước mặt bạn trai sẽ trở nên duyên dáng, ý nhị biết bao, trong khi ở nhà với chồng thì đầu bù tóc rối.
    Người đàn ông có thể buông lời khen với cô đồng nghiệp hay bà hàng xóm nhưng về nhà lại cục cằn với vợ con. Tôi cũng lo cho chồng có bữa ăn ngon, chăm con học hành, nhưng với một nghệ sĩ như chồng tôi thì chưa chắc đó đã là sự hoàn hảo. Có một gia đình yên ấm, nhưng là một phụ nữ mở và đầy cảm xúc nên tôi vẫn luôn đi tìm cho mình sự hoàn thiện.
    - Trong các truyện ngắn của chị, luôn nhìn thấy hình ảnh một người đàn bà khao khát tình yêu, nhưng trong quá trình tìm kiếm hạnh phúc, toàn gặp Sở Khanh. Tại sao vậy?
    - Tôi thích viết về những biến động tâm lý của người đàn bà sau những cuộc ngoại tình. Người đàn bà dù có học hay không có học, sau mỗi cuộc yêu, đều có những day dứt. Sau dâng hiến, nếu họ được người tình vuốt ve, động viên, dù chỉ là một cuộc điện thoại hỏi han, họ sẽ lại thăng hoa. Còn nếu sau đó là một khoảng lặng, thì đó là nỗi ê chề, bẽ bàng và cay đắng. Những người đàn ông trong câu chuyện của tôi luôn mang theo 2 bịch sữa tươi trong ca táp để ?obồi dưỡng? cho mỗi lần yêu, hay người đàn ông sạch sẽ đến mức lấy khăn lau bàn để lau cho người tình? không hẳn là những người xấu. Nhưng cũng có thể họ cố tình bộc lộ cái xấu để dễ dàng ?ogiãy? ra khỏi những vụ ngoại tình đó thì sao?
    - Gần đây, các tác phẩm của chị thường đề cập rất nhiều tới chuyện quan hệ nam nữ và cả "chuyện giống má" của đàn ông, tại sao vậy?
    - Trước khi là nhà văn, tôi là một nhà sinh học, tôi từng dạy ở trường Y nên nhìn vấn đề thoáng và cũng khoa học hơn. Bộ phận mắt, mũi hay các bộ phận khác trên cơ thể đều thực hiện chức năng đối với con người. Nhưng vấn đề ở đây là tôi viết đến những ?othằng bé?? trong một tâm trạng thanh cao và thăng hoa. Viết về tình yêu thì không thể tránh được những chuyện quan hệ đàn ông, đàn bà. Trước đây tôi tự biên tập những phần đó và không động đến vấn đề ********. Nhưng bây giờ thì tôi không tự biên tập mình đi nữa.
    Có nhiều người bế tắc nên phải lôi chuyện đó ra để viết. Còn tôi, tôi không bế tắc, tôi có mục đích rõ ràng của mình. Những chi tiết tả chân ấy về một người đàn bà khoẻ mạnh cả về thể xác và tâm hồn để độc giả nhìn thấy điều cao hơn, đó cả là tình yêu. Tôi thấy các nhà phê bình VN khen những trào lưu văn học mới của Trung Quốc, nhưng nếu thử so sánh thì những vấn đề đó, các nhà văn VN đã đi trước thời cuộc. Trong các tác phẩm, tôi dùng ******** để thể hiện những ý đồ của mình. Tôi thích sự thách đố, thách thức đó và tôi cảm thấy mình viết ?ochín? hơn nhiều.
    - Văn là người, vậy những điều đó ám ảnh chị đến mức nào?
    - Nhiều người khi đọc truyện của tôi cũng cho rằng tôi là một con đàn bà ghê gớm, hay chắc là phải khổ sở lắm về chuyện này chuyện kia. Nhưng xin nói thẳng nhé, chồng tôi là số 1.
    - Chồng chị nói gì khi đọc những truyện đó của chị?
    - Cũng là nghệ sĩ nên chồng tôi hiểu, nhưng lão ấy hay bảo tôi là ?ongày càng ghê gớm, rồi viết thế thì đeo mo vào mặt?. Tôi trả lời: ?oLà nhà văn phải chấp nhận?.
    - Gần đây, một số nhà văn tự làm mới bằng những đoạn văn dài vô tận mà không có một dấu phẩy, và hay đề cập tới chuyện ********. Chị nghĩ thế nào về xu thế này?
    - Các sáng tác mới của các nhà văn trẻ hiện nay chưa đủ độ chín về tài năng, nhưng đã nhìn thấy ở đó lửa trong văn chương. Chính bởi vậy, các nhà văn có tên tuổi tự thấy phải thay đổi. Nhưng cũng có thể sự chênh lệch về tuổi tác, nên sự nắm bắt cái mới vẫn chưa kịp thời. Cùng đề cập về ********, trong khi các nhà văn trẻ nói về ?o******** ở nhà nghỉ, khách sạn? thì các nhà văn thế hệ già vẫn chỉ quanh quẩn ở ?o******** trên mảnh đất sau vườn?. Mọi người ưa ngồi chờ nghe người khác kể chuyện nhưng không đặt mình trong nhân vật đó để suy nghĩ. Thử một lần đến một cái nhà nghỉ nào đó, họ sẽ thấy được sự tê tê, bẩn bẩn và ê chề của nó. Tóm lại, nhà văn cần sự dấn thân.
    - Vậy chị dấn thân như thế nào?
    - Sống cùng một nghệ sĩ, bản thân cuộc sống gia đình cũng đã có những xung đột tình cảm. Hơn nữa, tôi làm báo nên cũng đi nhiều. Tôi cũng ?orúc? vào các quán vườn và mở to mắt ra để nhìn. Tôi cũng chấp nhận đứng trên bờ chênh vênh giữa một bên là gia đình và một thế giới hạnh phúc siêu thực nào đó. Tôi hay đặt mình vào nhân vật và đẩy tận cùng những tình huống của nhân vật.
    - Sau ?oĐàn bà xấu thì không có quà?, nhiều người chê xu hướng ?obáo chí hoá văn chương? của Y Ban. Chị nghĩ sao?
    - Tôi tự hào với cách viết đó, đó là xu hướng hiện đại. Văn chương nếu cứ rề rà, dùng nhiều con chữ để miêu tả thì bạn đọc không chịu được. Văn chương cũng phải thông tin, nhưng cái hay của nhà văn chính ở sự hư cấu. Làm báo chí, cũng giúp tôi gặp được nhiều cảnh ngộ để sáng tạo.

    Ngôi Sao


    --------------------------------------------------------------------------------


    Được luuchivi sửa chữa / chuyển vào 15:53 ngày 23/02/2007
  3. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Thế Lữ ?oKẻ bộ hành phiêu lãng?

    Phạm Đình Ân




    Trong khi hầu hết những nhà thơ khác trong Phong trào Thơ Mới được coi chủ yếu là những tác giả văn chương thì Thế Lữ lại được tiếp cận cả ở khía cạnh con người xã hội - nghệ thuật, một nhân cách văn hóa.
    Thế Lữ sinh ngày 6/10/1907 tại ấp Thái Hà, Hà Nội trong một gia đình viên chức nhỏ. Thuở nhỏ ở Lạng Sơn, sau đó về Hải Phòng học sơ học và thành chung. Năm 1929, học xong năm thứ ba bậc thành chung thì về Hà Nội thi đỗ dự thính vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, học được một năm thì bỏ.
    Khi còn ở tuổi mười tám đôi mươi, sống ở Hải Phòng, Thế Lữ đã viết truyện, làm thơ. Ông sắm vai kịch nói từ năm 1928. Năm 1932, Thế Lữ được mời làm báo Phong hóa, sau đó gia nhập Tự lực văn đoàn (TLVĐ), là người góp phần sáng lập phái này. Ông là nhà báo, người biên tập nòng cốt, mẫn cán của hai tờ báo Phong hóa và Ngày nay.
    Khi gia nhập TLVĐ, Thế Lữ càng quan tâm đến nghệ thuật biểu diễn kịch nói nhiều hơn. Từ năm 1935, rõ nhất là từ năm 1937, ông chuyển hướng mạnh sang hoạt động biểu diễn kịch nói, mặc dù vẫn ở trong TLVĐ, đều đặn làm biên tập, viết báo, sáng tác và công bố tác phẩm văn chương.
    Cuối năm 1938, ông kết hôn với người vợ sau là diễn viên Song Kim.
    Thế Lữ sớm có tư tưởng tiến bộ. Năm 1928, khi 21 tuổi, ông tham gia Thanh niên cách mạng đồng chí hội ở Hải Phòng. Trước cách mạng tháng Tám, khi TLVĐ vừa ngừng hoạt động, Thế Lữ chỉ đạo đoàn nghệ thuật đi biểu diễn ở nhiều nơi dọc đất nước. Sau đó ông có mặt ở chiến khu Việt Bắc, tiếp tục tổ chức kịch đoàn, biểu diễn phục vụ kháng chiến.
    Năm 1957, Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam được thành lập, Thế Lữ được bầu làm chủ tịch, ông giữ cương vị này liên tục đến năm 1977. Cũng từ năm 1957, Thế Lữ là hội viên thế hệ sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam.
    Năm 1977, Thế Lữ nghỉ hưu.
    Năm 1979, sau nhiều năm xa cách gia đình đầu tiên, Thế Lữ vào thành phố Hồ Chí Minh sống với người vợ đầu và các con.
    Ngày 3 tháng 6 năm 1989, do tuổi già, Thế Lữ qua đời tại thành phố Hồ Chí Minh.
    Năm 2001, Thế Lữ được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh.
    Thế Lữ là nhà thơ nổi tiếng, đã cùng Lưu Trọng Lư và một số người khác mở đầu Phong trào Thơ Mới (PTTM), trở nên nhà thơ tiêu biểu nhất của thơ mới buổi đầu, đánh dấu bước ngoặt thay đổi về cơ bản diện mạo thi ca nước nhà từ thời kỳ trung đại sang thời kỳ hiện đại.
    Thế Lữ là một thành viên chủ chốt, có tư tưởng và hành động nghệ thuật tiến bộ vào bậc nhất trong TLVĐ. Khác hẳn và có ưu điểm hơn hẳn mọi thành viên khác trong TLVĐ, Thế Lữ là một nghệ sĩ duy nhất tham gia sâu vào cả ba thể loại giường cột của văn học, nghệ thuật hiện đại khi ấy: thơ trữ tình, văn xuôi nghệ thuật và sân khấu kịch nói. Ở lĩnh vực nào ông cũng đạt được những thành tựu đáng nể.
    Ngoài vị trí là nhà thơ tiêu biểu nhất của Thơ Mới buổi đầu, Thế Lữ còn là một nhà thơ duy nhất trong TLVĐ xây dựng được cho mình một sự nghiệp văn xuôi nghệ thuật nổi danh. Thế Lữ là một trong số ít những nhà văn đầu tiên góp phần lớn hiện đại hóa truyện truyền kỳ, mở đầu truyện huyễn tưởng hiện đại và cũng mở đầu truyện trinh thám ở Việt nam.
    Cùng với Đoàn Phú Tứ, Thế Lữ là một trong hai người đầu tiên đưa hoạt động nghệ thuật biểu diễn kịch nói nước ta trở thành chuyên nghiệp và riêng Thế Lữ, ông là người đầu tiên và duy nhất cách tân nghệ thuật biểu diễn kịch nói, kịch thơ, góp phần lớn đưa hoạt động sân khấu của nước nhà trở nên hoàn chỉnh theo hướng chuyên nghiệp hóa và hiện đại hóa.
    Khi Thế Lữ mở đầu thơ mới, cũng là khi ông mở đầu một quan niệm nghệ thuật mới. Cái đẹp là hạt nhân của những quan niệm ấy.
    Trong khi hầu hết những nhà thơ khác trong PTTM được coi chủ yếu là những tác giả văn chương thì Thế Lữ lại được tiếp cận cả ở khía cạnh người con người xã hội - nghệ thuật, một nhân cách văn hóa.
    Là một nghệ sĩ đa tài, với bản lĩnh sáng tạo vững vàng, Thế Lữ sớm có tinh thần dân tộc và khát vọng xây dựng nền văn học, nghệ thuật nước nhà theo hướng hiện đại hóa. Cách mạng đã giúp ông xác định đúng đắn hơn, sâu sắc hơn vai trò, trách nhiệm lớn lao và vinh quang của người nghệ sĩ kiểu mới chân chính. Thế Lữ xứng đáng với Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật xuất sắc khác, đặc biệt là nghệ thuật biểu diễn kịch nói, thi sĩ kiêm văn sĩ, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam thế hệ sáng lập, đạo diễn, Nghệ sĩ Nhân dân Thế Lữ có vị trí quan trọng trong tiến trình văn học, nghệ thuật hiện đại Việt Nam.

    CAND


    --------------------------------------------------------------------------------


    Được luuchivi sửa chữa / chuyển vào 15:57 ngày 23/02/2007
  4. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh: Nghề văn thật hấp dẫn





    Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh tâm sự: mỗi ngày dành ra bốn tiếng để viết văn. Từ năm 2000 là lần đầu tiên cuốn tiểu thuyết Hồ Quý Ly ra mắt, đến nay đã nối bản và tái bản 15 lần, tổng cộng số lượng phát hành là hai vạn bản. Đến giữa năm nay, ông tiếp tục ra mắt tiếu thuyết Mẫu thượng ngàn . Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với nhà văn gần 75 tuổi này.
    - Người ta bảo nhà văn Nguyễn Xuân Khánh im lặng mất 10 năm để có được một cuốn Hồ Quý Ly. Thưa ông, thế còn với Mẫu thượng ngàn, cuốn sách được in ở Nhà xuất bản Phụ nữ mới ra mắt bạn đọc khoảng chừng một tháng, ông phải im lặng mất bao nhiêu năm?
    NHÀ VĂN NGUYỄN XUÂN KHÁNH: Năm năm, tôi viết đi viết lại hai lần, đến lúc mang đi nhà in thì cắt gọt thêm gần 100 trang nữa.
    - Trong Mẫu thượng ngàn không chỉ là một câu chuyện về Mẫu, mà còn là những câu chuyện về tình yêu, về những người phụ nữ, và cả văn hóa làng nữa. Với nhà văn năm năm cho một cuốn sách đâu phải là quá dài, và ngoài vấn đề về thời gian, với ông để có được một tác phẩm cần hội tụ bao nhiêu yếu tố bên ngoài nữa?
    - Theo tôi để có được một cuốn tiểu thuyết khởi sự từ nhiều nhân duyên. Năm 1959 từ trại viết quân đội tôi đã viết tiểu thuyết Làng nghèo. Vào lúc đó, Làng nghèo không được ra mắt bạn đọc.
    Nhưng cũng từ lúc đó trong tôi những suy ngẫm để viết về cái làng ấy vẫn tồn tại. Và gần đây khi quá trình đô thị hoá ồ ạt, với những nỗi lo văn hóa làng đang dần dần mất đi thì ý nghĩ ấy lại dấy lên.
    Từ một làng kháng chiến trong bối cảnh quân Pháp xâm chiếm chuyển sang ngôi làng trong quá trình tiếp biến văn hóa là cả một sự thay đổi lớn, có những đổi thay và cả mất mát. Cả cuộc đời tôi từ thời đi bộ đội, rồi thời làm phóng viên đã gặp rất nhiều làng, đặc biệt tôi luôn nhớ đến làng quê mình, làng Kẻ Noi, Cổ Nhuế.
    Đó là một nhân duyên để tôi viết về văn hóa làng trong Mẫu thượng ngàn. Rồi là những con người luôn ám ảnh tôi, đặc biệt là những người phụ nữ đã gắn bó với tôi lúc nào cũng hiển hiện.
    Mọi người cho rằng tôi quá ưu ái các nhân vật nữ. Căn nguyên của nó là tôi mồ côi cha từ năm lên sáu lên bảy tuổi qua trận dịch tả cha tôi chết, mẹ tôi lúc giờ mới 30 tuổi. Bà ở vậy nuôi con suốt cả đời.
    Hình ảnh bà Ba Váy trong tác phẩm được tôi xây dựng từ nguyên mẫu người chị họ. Rồi đến cả chuyện về dịch tả cũng là chuyện có thật, đợt dịch ấy đã khiến gia đình tôi mất đi ba người. Cả những hình ảnh hầu đồng mà tôi thường đi theo mẹ.
    Rồi rất rất nhiều nhân duyên khác. Với tôi thì có những cái duyên để tạo thành cuốn sách là rất quan trọng. Tất cả những nhân duyên ấy một lúc nào đó xuyên suốt, cuộn vào theo sợi chỉ hồng.
    - Nhân duyên chỉ là khởi sự cho những cảm hứng của nhà văn khi bắt tay viết. Để hình thành một tác phẩm, nhân duyên đâu phải là yếu tố quyết định?
    - Nghệ thuật viết tiểu thuyết chính từ những khởi sự ấy mà có được những ý tưởng. Ý tưởng cũng chính là yếu tố không thể thiếu khi viết tiểu thuyết. Khi một ý tưởng đã hình thành thì nó sẽ gọi những ý tưởng khác đến.
    Chẳng hạn với tôi, tiểu thuyết Hồ Quý Ly lần một viết từ năm 1978, viết lại lần ba là năm 1995 đến năm 2000 thì là xong. Có được một cuốn sách là tổng lực văn hóa tinh thần của một con người. Người viết tiểu thuyết phải có vốn tư liệu dư dật. Nếu tả chỉ để mà tả, dựng chỉ để mà dựng thì ít ý nghĩa lắm.
    Chẳng hạn như Hồ Quý Ly là ý tưởng về sự đổi mới, sự đau đớn cấp thiết về những đổi thay của đất nước mình. Còn từ ý tưởng ấy mình thể hiện thế nào để người ta chấp nhận được. Hồ Quý Ly là con người rất phức tạp vì vậy tôi để các nhân vật khác chiếu sáng từ nhiều góc độ và không thành tiếng. Với nhân vật Hồ Quý Ly thì cho đến nay cũng chưa có ý kiến cố định nào là thật khen, thật chê. Có thể nói là xuất phát từ ý tưởng để gọi các chi tiết, các trải nghiệm và cả các ý tưởng khác về.
    - Từ Hồ Quý Ly đến Mẫu thượng ngàn, ông đã chứng tỏ cho bạn đọc biết mình là một trong những người viết tiểu thuyết lịch sử thành công. Ông hay nói đến vấn đề hư cấu trong tiểu thuyết lịch sử. Vậy, với cách lựa chọn ấy, có sợ rằng mọi người sẽ hiểu sai về lịch sử?
    - Theo tôi, tiểu thuyết lịch sử có hai loại. Một là viết về những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử. Và người viết không được phép bịa đặt một cách trắng trợn, chỉ có thể hư cấu về tâm lý hoặc thêm những nhân vật hư cấu để soi sáng nhân vật có thực. Còn một loại khác là nhà văn xây dựng không khí xưa nhưng nhân vật là nhân vật hư cấu. Có một vài nhân vật nhưng chỉ làm bối cảnh cho nhân vật hư cấu. Và lịch sử chỉ là cái đinh treo.
    Tôi quan niệm rằng tiểu thuyết lịch sử không phải là kể lại lịch sử, minh họa lịch sử, mà là phản ánh những vấn đề của con người hiện tại vì chúng ta đang viết cho những người đang sống đọc vì vậy cần phải đề cập đến những điều mà họ quan tâm.
    Người viết lịch sử không thể dựng lại đúng hiện thực mà chỉ là cách nhìn về lịch sử, và cách nhìn ấy, ngôn ngữ ấy được độc giả chấp nhận là được. Chính vì thế theo tôi loại tiểu thuyết thứ hai có nhiều đất để người viết dụng võ và người đọc cũng thấy hấp dẫn.
    Trong tiểu thuyết tất cả là giả định để độc giả rộng quyền hư cấu tưởng tượng, độc giả là người tham dự vào tiểu thuyết, tạo ra những góc nhìn còn ẩn khuất trong lịch sử.
    - Thưa nhà văn, độc giả thường được chia thành hai loại: "độc giả - bạn đọc" và "độc giả - nhà phê bình ". Ông quan tâm đến ý kiến của ai hơn?
    - Các nhà phê bình có dân chủ trong phê bình, người đọc có dân chủ trong lựa chọn. Tất cả nhằm mục đích tạo điều kiện sáng tác cho các nhà văn. Còn thời gian và bạn đọc sẽ loại trừ cách nào tồi, cách nào không thích hợp.
    - Vậy ông ước tính có bao nhiêu độc giả lựa chọn sáng tác của mình?
    - Chỉ nói về cuốn Hồ Quý Ly trong vòng 7 năm, với 15 lần tái bản, chắc chắn tôi có bạn đọc của tôi, có bạn đọc riêng. Nhà văn chỉ mong thế thôi.
    Số phận của tác phẩm có thể hôm nay người ta thích ngày mai lại không thích, mỗi thời đại lại có những yêu cầu khác nhau. Tôi chẳng thể buộc bạn đọc đọc sách của tôi mà không đọc của người khác người đọc sẽ tìm đến những tác phẩm có những vấn đề mà họ quan tâm. Tôi tôn trọng họ.
    - Khởi đầu với nghề văn có vẻ suôn sẻ, nhưng lại nhọc nhằn vì nó. Ông có bao giờ tiếc vì đã theo nghề này?
    - Ngược lại, nghề văn hấp dẫn con người kỳ lạ không có giá trị vật chất nhưng tạo nên giá trị tinh thần, mà giá trị tinh thần thì dân tộc nào cũng cần.
    Người làm văn chương phải có tài, nhạy cảm, biết rung động, biết nói lên phần vô thức của dân tộc, chạm vào đúng sợi tơ đàn ẩn ngầm của từng số phận con người và của dân tộc mình.
    - Thế còn với các tác giả trẻ, ông nhận xét gì khi có nhiều ý kiến nói là họ đến với bạn đọc bằng cách danh xưng hơn là tác phẩm?
    - Tôi không nhận xét gì đâu. Vì tôi hiểu người viết cơ cực lắm mới viết được một trang giấy, họ đáng được trân trọng.
    Điều quan trọng hơn hết mà tôi mong ở các bạn trẻ là muốn viết gì thì viết phải hiện đại hóa, cách tân cách nhìn, cách tân cách biểu hiện. Như tôi nhiều khi muốn cách tân nhưng cũng chỉ dừng ở việc sử dụng thủ pháp hiện đại, như sử dụng tính phồn thể, cái nghịch dị, những biểu hiện của ***. Còn các bạn trẻ giờ đây có nhiều cách tân.
    Nhưng cần biết rằng, các chủ nghĩa, các trường phái rồi cũng sẽ qua đi, cái để lại cho chúng ta là tác phẩm. Cách tân là cần, miễn là đừng quá say mê nó.
    Chúng ta thừa biết là trong lịch sử văn học Việt Nam đã có nhiều cuộc tiếp biến và đều đi đến kết tinh. Chẳng hạn như có giai đoạn văn học cuối thế kỷ XIX, giai đoạn 30-45, giai đoạn sau 75 là do có những cuộc tiếp biến với các nền văn hóa khác và chắc chắn khoảng mười, mười lăm năm nữa có cuộc kết tinh mới khi ta tiếp xúc với toàn thế giới. Và nhà văn trẻ hiện nay sẽ là những thành viên trong giai đoạn ấy. Tôi hoàn toàn tin tưởng vào điều đó.
    - Xin cảm ơn nhà văn!


    Được luuchivi sửa chữa / chuyển vào 15:57 ngày 23/02/2007
  5. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Vẻ đẹp một ngòi bút vùng cao





    Những trang viết của Ðỗ Bích Thúy luôn mang đậm hơi thở cuộc sống vùng cao từ khung cảnh thiên nhiên, đời sống sinh hoạt đến tâm hồn, nếp nghĩ suy của con người qua giọng văn bình dị đầy sức lôi cuốn, đặc biệt ở cách sử dụng ngôn ngữ ví von, so sánh giàu biểu tượng - một đặc trưng trong tư duy người dân tộc thiểu số.
    Những năm gần đây, lần lượt với các truyện ngắn, tiểu thuyết đoạt giải thưởng văn học, các tác phẩm kịch bản sân khấu, điện ảnh gây chú ý, Ðỗ Bích Thúy nổi lên là một cây bút trẻ về đề tài vùng cao với phong cách riêng hấp dẫn bạn đọc. Tập truyện ngắn ?oTiếng đàn môi sau bờ rào đá? (NXB Công an nhân dân 2005) vừa ra mắt là một tập hợp đầy đủ sáng tác của chị, trong đó truyện ngắn ?oTiếng đàn môi sau bờ rào đá? được đạo diễn Ðỗ Quang Hải chuyển thể thành tác phẩm điện ảnh ?oChuyện của Pao?, tác phẩm đoạt giải Cánh diều vàng 2005 của Hội Ðiện ảnh Việt Nam.
    21 truyện ngắn, chị viết rả rích từ những năm còn ngồi trên giảng đường đại học đến nay, lưu dấu ấn từng bước trưởng thành của một ngòi bút đầy ngẫu hứng mà cũng tiềm tàng thiên bẩm.
    Ðỗ Bích Thúy sinh ra, lớn lên ở Hà Giang, về học đại học rồi lập nghiệp ở Hà Nội, hiện là biên tập viên Tạp chí Văn nghệ quân đội. Tất cả những truyện ngắn chị đều viết về cuộc sống và con người nơi mảnh đất chôn nhau cắt rốn của mình.
    Nét độc đáo, vẻ đẹp đời sống tâm hồn, chiều sâu tâm linh người dân tộc thiểu số được chị thể hiện giản dị mà sâu sắc. Người đọc bắt gặp trong ?oNhững buổi chiều ngang qua cuộc đời? tâm tư, tình cảm của người phụ nữ nghèo cùng chồng con vất vả vật lộn, bươn chải kiếm sống trong một gia đình đằm thắm, chan chứa tình yêu thương. Năm tháng qua đi với những buổi chiều dịu buồn, thấm thía niềm ân ưu, tha thiết với cuộc đời bao gian nan, nhọc nhằn. Câu chuyện thật bình thường mà cảm động, sâu lắng. Truyện ?oGió không ngừng thổi? là tấm tình chồng vợ mộc mạc, cao thượng khi người chồng không thể sinh con, đành lòng để vợ có con với người khác. Người vợ thật thà, thủy chung sống dằn vặt trong mặc cảm tội lỗi đến tận cuối đời mà không hề nghĩ chồng mình đã biết. ?oCái ngưỡng cửa cao? kể về tình yêu vời vợi thẳm sâu của Sính với người vợ trẻ bỏ anh về xuôi. Dẫu cô đơn, mỏi mòn trong mong đợi, anh vẫn không chịu ngã lòng trước cám dỗ. ?oTiếng đàn môi sau bờ rào đá? thấm đẫm nỗi buồn về cuộc đời âm thầm nhẫn nại đầy hy sinh của "mẹ già" không sinh nở được, hết lòng chăm sóc yêu thương chồng và các con ông, dù vẫn nặng ân tình với tiếng đàn môi của người yêu cũ... Mỗi nhân vật của Ðỗ Bích Thúy là một cảnh đời, tâm trạng dù phức tạp hay đơn giản đều được tái hiện, khắc hoạ rất tinh tế.
    ?oNhững buổi chiều ngang qua cuộc đời?, ?oSau những mùa trăng?, ?oTiếng đàn môi sau bờ rào đá? có thể xem là những truyện ngắn hay. Nhân vật phụ nữ trong đó hiện lên với tất cả vẻ đẹp thể chất, tâm hồn và đức hạnh truyền thống của người phụ nữ vùng cao nói riêng, người phụ nữ Việt Nam nói chung. Ðặc biệt, tác giả có một khả năng diễn tả những trạng thái tâm lý, những khoảnh khắc xao động bất chợt trong lòng người rất tự nhiên, biểu cảm. Tâm trạng chênh chao, niềm yêu thương khắc khoải thầm kín của chàng trai trẻ với người chị dâu xinh đẹp goá bụa trong ?oSau những mùa trăng? được tác giả thể hiện chân thực, toát lên vẻ đẹp lãng mạn, trong sáng làm rung động lòng người. Ðây là tác phẩm giúp chị đoạt giải Nhất cuộc thi truyện ngắn Tạp chí Văn nghệ quân đội 1999-2000.
    Ðời sống vùng cao trong những chuyển đổi trước tác động của cuộc sống thành thị thời hiện đại cùng nền kinh tế thị trường với cả mặt tích cực và tiêu cực đã ít nhiều được phản ánh trong truyện ngắn của Ðỗ Bích Thúy. Những chàng trai, cô gái miền xuôi lên "cắm bản" dạy chữ cho đồng bào. Phong trào xây dựng bản làng văn hóa mới. Ðiện về, thị trấn mới hình thành, hàng quán và cả những tệ nạn... Tất cả đã hiện hình, tác động lên nếp sống, nếp nghĩ trầm tĩnh bao đời của con người vùng cao. ?oThị trấn?, ?oNgoài cửa trời chưa sáng?, ?oMặt trời lên quả còn rơi xuống?, ?oCon dê bốn mắt?... là những truyện miêu tả khá sinh động về những chuyển đổi đó. Và nổi bật lên trong mỗi hoàn cảnh, ở những môi trường sống nhiều thử thách khác nhau là hình ảnh những con người luôn khát khao tình yêu, khát khao được sống, lao động, đóng góp sức mình xây dựng, gìn giữ vẻ đẹp, sự bình yên của mảnh đất quê hương. Nhất là những người trẻ tuổi như cô giáo miền xuôi trong ?oVết chân ngựa trên đường mòn?, anh bí thư đoàn xã tích cực, nhiệt tình với phong trào trong ?oMặt trời lên, quả còn rơi xuống?...
    Những trang viết của Ðỗ Bích Thúy luôn mang đậm hơi thở cuộc sống vùng cao từ khung cảnh thiên nhiên, đời sống sinh hoạt đến tâm hồn, nếp nghĩ suy của con người qua giọng văn bình dị đầy sức lôi cuốn, đặc biệt ở cách sử dụng ngôn ngữ ví von, so sánh giàu biểu tượng - một đặc trưng trong tư duy người dân tộc thiểu số: "Con gái à, làm dâu mà không làm mẹ thì chỉ là cái cục đá kê chân cột nhà chồng thôi. Ở hai mươi năm, ba mươi năm, ở đến lúc chết cũng chỉ là cục đá kê cột thôi" (Tiếng đàn môi sau bờ rào đá), "Cái đầu ngu thế, ăn bao nhiêu mèn mén, bao nhiêu muối mà vẫn ngu. Vợ mình tự mình mang về, tự mình lấy mất đời con gái người ta như vùi củ sắn vào bếp, giờ bỏ mặc người ta mà nghĩ đến người khác được à?" (Mặt trời lên, quả còn rơi xuống)...
    Mảnh đất Hà Giang với núi rừng, làng bản hùng vĩ nên thơ; những chàng trai, cô gái nụ cười hồng như hoa lê, hoa đào trong phiên chợ rộn ràng; những đêm trăng nồng nàn hò hẹn có tiếng đàn môi réo rắt gọi mời; cả những cố gắng, khát vọng của con người muốn nâng niu, gìn giữ vẻ đẹp quê hương, gìn giữ những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc. Tất cả đi vào trong những trang viết của Ðỗ Bích Thúy hồn nhiên, gợi cảm. Nó tạo nên sức sống, nét hấp dẫn riêng không thể trộn lẫn nơi ngòi bút chị.
    "Ngôi nhà nằm chênh vênh trên cao kia. Già nua cũ kỹ và nhỏ nhoi. Khi nào nhớ về mẹ, tôi cũng hình dung thấy ngôi nhà với chín bậc cầu thang, nơi chân tôi run rẩy, chập chững đi ra cuộc đời và từ cuộc đời đầy giông bão trở về". Ðỗ Bích Thúy đã viết những dòng chân thật, cảm động đó trong ?oNgải đắng ở trên núi?. Chính sức nặng của tình yêu thương và những kỷ niệm thiết tha về quê hương đã giúp chị ngày càng trưởng thành trong cuộc sống và cả trên trang viết của mình.

    Nhân dân


    --------------------------------------------------------------------------------


  6. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Dịch giả Trần Đình Hiến và công việc dịch thuật



    Độc giả văn học không ai là không biết đến những cuốn tiểu thuyết đương đại nổi tiếng của Trung Quốc như ?oĐàn hương hình?, ?oBáu vật của đời?, ?oCây tỏi nổi giận?, ?oRừng xanh lá đỏ? của Mạc Ngôn, ?oCây không gió? của Lý Nhuệ... Tác giả bản dịch tiếng Việt của những tác phẩm đó là dịch giả Trần Đình Hiến.
    Đọc văn học nước ngoài, dù cho đó là tác phẩm kinh điển thì độc giả cũng ít khi nhớ tên người dịch sách. Tuy không là nhà văn nhưng dịch giả phải truyền tải được thông điệp của nhà văn tới bạn đọc. Nguồn sách khá phong phú một phần được các lưu học sinh học tại Trung Quốc cũng như các sinh viên Trung Quốc đang theo học tại Việt Nam tìm kiếm mua hộ, phần thì dịch giả hoặc tự mua hoặc nhờ bạn bè mỗi lần đi công tác mang về, thậm chí có những cuốn sách dịch giả phải đặt mua qua mạng. Nhưng chọn được cuốn sách để dịch là điều không đơn giản như mọi người vẫn nghĩ. Tác phẩm được dịch phải có sức gợi lớn. Ngoài việc dịch sao cho đúng, cho sát nghĩa với nguyên bản, người dịch còn đóng một vai trò hết sức quan trọng là trở thành người ?ođồng sáng tạo? với nhà văn. Khó khăn lớn nhất với người dịch chính là bối cảnh văn hóa trong tác phẩm.
    Với lối viết ?omượn dã sử nói chính sử?, nhà văn Mạc Ngôn đã thành công ở khá nhiều thể loại như tiểu thuyết, truyện ngắn... Năm 1986 dịch giả Trần Đình Hiến chọn cuốn Cao lương đỏ để dịch bởi đây là tác phẩm đánh dấu bước ngoặt lớn trong lịch sử xã hội Trung Quốc. Từ đây, con người tự làm chủ số phận, tự quyết định vận mệnh của mình. Tháng 12/1995, cuốn Báu vật của đời được giải nhất cuộc thi tiểu thuyết ở Trung Quốc. Tháng 3/1996, sau khi dịch xong, bản thảo đi ?olang thang? qua hầu khắp các nhà xuất bản trong cả nước. Đến 2/2001 thì ?olọt lưới? ở phương Nam do Nhà xuất bản Văn nghệ ấn hành. Ngày 13/10/2001, Hội Nhà văn Hà Nội tổ chức Hội thảo về cuốn sách này nhưng không có kỷ yếu.
    Báu vật của đời là cuốn tiểu thuyết mang không khí sử thi tiêu biểu về một giai đoạn lịch sử (95 năm) của đất nước Trung Quốc. Ám ảnh dịch giả là hình ảnh người mẹ với lòng khoan dung vô bờ bến trong tác phẩm. Nhưng nỗi đau lớn nhất trong cuộc đời bà không phải ở cái chết của cả gia đình mà là tập tục nghiệt ngã buộc phải có con trai nên bà phải ngủ với những người đàn ông không mong muốn. Tài năng của nhà văn ở ngay trong cách kể chuyện là phải để lại được một cái gì trong lòng độc giả. Xâu chuỗi các sự kiện cho người ta một cảm giác hoàn toàn có thể đặt bút viết nhưng thực ra không bao giờ viết được như nhà văn cả.
    Mạc Ngôn là một trong những nhà văn đã biến hóa hết sức tài tình và khéo léo khái niệm địa lý thành khái niệm văn học. Mỗi nhà văn đều có một vùng đất quen thuộc của mình mà người ta hay gọi là ?osân sau?. Ngồi ở Cao Mật nhưng ông đã nhặt nhạnh, nâng cấp, hòa mình vào số phận nhân vật, phát biểu và bênh vực họ. Tuy không có chuyện nào lặp lại nhưng chưa gặp cuốn nào sau này viết vượt qua hai cuốn ban đầu là Đàn hương hình và Báu vật của đời nên dịch giả tạm thời dừng việc dịch sách của nhà văn Mạc Ngôn.
    Chọn dịch tác phẩm của Lý Nhuệ bởi theo dịch giả đây là nhà văn đại diện cho phong cách tiểu thuyết hiện đại của Trung Quốc. Những chuyện ông kể có sức ám ảnh đến mức độc giả đọc xong không thể thảnh thơi. Vấn đề mà Cây không gió đặt ra chính là việc chống đồng hóa văn hóa. Hiện tại cần hết sức chú trọng vấn đề này bởi nó góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Ở phương Tây nhìn chung đã có sự áp dụng kỹ xảo, còn phương Đông chúng ta, do nhiều rào cản khiến các tài năng chưa thực sự bộc lộ dù còn rất nhiều đề tài hấp dẫn người viết.
    Dịch giả Trần Đình Hiến đang dự định sẽ dịch một số tác phẩm mà ông tâm đắc như Không chủ nghĩa - cuốn luận văn của Cao Hành Kiện, tiểu thuyết Lang đồ đằng của Khương Nhung... Tác phẩm Lang đồ đằng giới thiệu về nền văn hóa du mục của người Mông Cổ. Đó là cuộc sống hay sự đấu tranh sinh tồn giữa con người với bầy sói. Người sống chung với sói. Con người phải sống. Sói phải tồn tại. Sói ăn thịt dê vàng để giữ đồng cỏ cho con người. Khi có người chết, xác người đó sẽ được đem bỏ ở chỗ vắng để sói ăn thịt. Nếu sau ba ngày sói ăn hết thịt có nghĩa là linh hồn người đó sẽ được siêu thoát. Đó là một cuốn tiểu thuyết mang đậm tính văn hóa mà theo dịch giả, loại sách này hiện nay không nhiều.

    Văn Nghệ Công An



  7. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Đông Hồ - thi sĩ yêu tiếng Việt



    Sau khi Đông Hồ mất, có người viết về ông đã chê Đông Hồ viết toàn chuyện trời, mây, trăng, nước mà không bao giờ đả động tới cảnh điêu linh tang tóc của dân tộc. Lâu nay, tôi - và có lẽ nhiều người nữa - cũng nghĩ như thế.
    Mãi đến khi đọc bài ký sự Đốt sách của Mộng Tuyết, mới hay chàng trai trẻ Trác Chi những năm 30 cũng đã say mê đọc nhiều sách báo tiến bộ, yêu nước và đã có lần khăn gói đi tuyên truyền ?oquốc sự?. Ông cũng tham gia kháng chiến chống Pháp một thời gian, nhưng vì lý do sức khỏe nên phải về sống ở Sài Gòn. Báo Nhân loại do ông phụ trách những năm 50 cũng là một tờ báo tiến bộ lúc bấy giờ .
    Có thế chứ! Lẽ nào một người yêu đến tha thiết tiếng mẹ đẻ; một người luôn tìm tòi, gìn giữ một cách trân trọng từng di sản của cha ông lại thờ ơ với sự tồn vong của dân tộc cho được. Nhưng có lẽ nên nói như Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam: ?oĐông Hồ ?o vốn tính hiền lành, không đủ táo bạo?, nên ông đã đi theo một con đường khác, đã yêu đất nước bằng một cách khác và đã đeo đuổi chí hướng đó từ thưở đôi mươi cho đến lúc nhắm mắt.
    Đó là việc vun đắp, xây dựng tương lai cho tiếng Việt. Hoài Thanh đã ghi nhận: ?oHoàn cầu dễ ít có thứ tiếng được âu yếm, nâng niu như tiếng Nam... Nhưng yêu quốc văn mà đến như Đông Hồ kể cũng ít?.
    Từ lúc làm giáo viên lớp sơ đẳng ở Hà Tiên, Đông Hồ đã bất mãn với việc học sinh không được học tiếng Việt mà phải học tiếng Pháp, phải tụng câu ?oTổ tiên chúng ta là người Gaulois?. Cho nên tuy phải dạy theo chương trình, ông vẫn chú trọng đến tiếng Việt và khuyến khích học sinh trau dồi quốc văn.
    Tình yêu tiếng mẹ còn được ông thể hiện qua nghệ thuật thư pháp tiếng Việt. Có người cho Đông Hồ chính là người đã khai sinh ra nghệ thuật này. Mỗi lần Tết đến, ông đều tự tay làm những chiếc thiệp xinh xắn với những bài thơ xuân do chính tay ông viết. Những bức trướng tiếng Việt, những tấm thiệp Tết với một nét chữ hoặc rất chân phương, hoặc rất bay **** để viếng người mất, để tặng bạn bè bây giờ đã trở thành những kỷ niệm vô giá của người thân, của học trò ông.
    Chưa bằng lòng với mình, nên vào năm 1926, lúc mới tròn hai mươi tuổi, ông đã mở Trí Đức học xá bên bờ Đông Hồ dạy toàn quốc ngữ, qua đó muốn học tập Tagore khi mở nhà Santiniketan để dạy cho thanh niên Ấn Độ cái đạo giải phóng tinh thần, sống gần thiên nhiên và học tiếng mẹ đẻ để vỡ trí khôn ra. Trường còn mở cả hệ hàm thụ để học sinh ở xa có thể luyện tập được tiếng Việt.
    Giữa lúc tiếng Việt đang bị rẻ rúng, hành động của nhà giáo trẻ Lâm Tấn Phác quả là rất dũng cảm. Nhiều bài làm văn của học trò Trí Đức học xá đã được Đông Hồ biên tập và gửi đăng trên báo Nam Phong, trong đó có bài của người học trò xuất sắc nhất là nữ sĩ Mộng Tuyết, sau này trở thành người bạn đời của ông.
    Bên cạnh việc dạy tại chỗ, Trí Đức học xá còn mở cả hệ hàm thụ để học sinh ở xa có thể luyện tập được tiếng Việt. Với sự nỗ lực của thầy trò, Trí Đức học xá đã gây được một tiếng vang đáng kể. Nhưng do bị thực dân Pháp dòm ngó, nghi kỵ nên năm 1934 trường phải đóng cửa sau sáu năm tồn tại.
    Sự nghiệp dạy học dang dở, năm 1935 Đông Hồ bỏ lên Sài Gòn làm báo Sống, một tờ báo đầu tiên ở Nam Bộ in đúng chính tả, nhất là dấu hỏi ngã, một tiến bộ trong nghề làm báo ở Nam Bộ lúc đó như nhận định của Nguyễn Hiến Lê. Trong báo có mục Trong vườn Trí Đức làm công việc bình văn và giới thiệu các bài văn hay. Nhà văn Bùi Hiển quê tận Nghệ Tĩnh cũng đã có lần gửi bài đến nhờ thầy Đông Hồ ?ocoi giúp?. Cộng tác có các nhà văn yêu nước, tiến bộ như Tản Đà, Thiếu Sơn, Huỳnh Văn Nghệ ?
    Báo Sống được chăm sóc công phu như thế nhưng cũng chỉ ra được 30 số. Ông về Hà Tiên ẩn cư gần 10 năm, đến năm 1945 lại lên Sài Gòn. Năm 1950, ông sáng lập nhà xuất bản Bốn Phương và nhà sách Yiễm Yiễm thư trang, năm 1953 làm giám đốc tập san Nhân loại.
    Dù làm báo hay xuất bản sách, ông đều hết lòng với tiếng mẹ, với văn học Việt Nam. Với bút hiệu Đồ Mọt Sách, ông đã đưa ra nhiều nhận xét lý thú về tiếng Việt trên mục Chữ và Nghĩa của Nhân loại. Không chỉ bỏ công giới thiệu nhóm Chiêu Anh Các của Hà Tiên quê cũ hay lần tìm dấu vết Bạch Mai thi xã của Sài Gòn - Gia Định xưa, ông còn nhẫn nại, mày mò thử viết lại từng câu thơ đã bị rơi rụng bởi thời gian của Đặng Đức Siêu, của Ông Ích Khiêm..., cái công việc mà ông tự nhận là ?ová chiếc áo nàng thơ?.
    Cũng vì lòng yêu tiếng mẹ, nên ba mươi năm sau ngày Trí Đức học xá đóng cửa, Đông Hồ đã nhận lời giảng dạy phần Văn học miền Nam cho Đại học Văn Khoa, mặc dù tuổi đã gần sáu mươi và sức khỏe cũng đã kém. Việc trở lại dạy học chính là để nối lại ?otình duyên lỡ làng? với Trí Đức học xá ngày nào, để đề cao ?ogiọng Hàn Thuyên? và kêu gọi ?ohồn Đại Việt?.
    Những năm ở Văn Khoa là những năm ông hạnh phúc hơn cả vì đã tìm thấy trong việc dạy học niềm vui mà Mạnh Tử bảo là còn quí hơn cái vui làm vua trong thiên hạ. Trong hồi ức của các sinh viên Văn Khoa thời đó, giờ học của ông có không khí đặc biệt bởi phong thái nghiêm cẩn của một nhà Nho bên cạnh phong độ của một thi sĩ tài hoa và sự đồng điệu sâu sắc giữa thầy trò.
    Vào ngày 25-3-1969 (tức ngày mồng 8 tháng 2 năm Kỷ Dậu), trên một giảng đường ở lầu hai lộng gió của Đại học Văn Khoa (bây giờ là Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh), Đông Hồ đã bất ngờ ngã xuống lúc đang bình bài thơ Trưng nữ vương của Ngân Giang. Bài thơ nói về nỗi cô đơn, lạnh lẽo của người nữ anh hùng chạnh nhớ tới chồng sau chiến thắng, một tứ thơ rất độc đáo, rất nữ tính mà Đông Hồ đã tinh tế chỉ ra. Được các học trò đưa vào bệnh viện, ông mất ngay ngày hôm đó.
    Ngày nay, mỗi lần đi ngang qua chỗ Đông Hồ đã ngã xuống, tôi lại hay nghĩ lẩn thẩn: sao chúng ta không đặt nơi đây một tấm biển nhỏ ghi mấy dòng này chẳng hạn: ?oNơi đây, thầy Đông Hồ, một người yêu tiếng Việt, đã ngã xuống?. Điều đó chắc sẽ góp phần làm cho sinh viên yêu thêm ngôi trường của mình và yêu thêm tiếng mẹ thân thương của chúng ta hơn.

    Theo Tuổi Trẻ



  8. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    ?oMang? cùng Phan Trung Thành

    Nguyễn Tý


    Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du có câu: ?oĐã mang lấy nghiệp vào thân / Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa?. Ở đây Phan Trung Thành ( Hội viên Hội Nhà văn TPHCM ) có vẻ lấy cái ?omang? ấy vào văn nghiệp của mình để mà sống, để mà say thơ, để mà sáng tạo... Ở ngữ nghĩa nào anh cũng có những chiêm nghiệm cho riêng mình.
    Hãy nghe anh thổ lộ:
    ?oNhững đám mây bay về, nhưng mãi mãi ngoài trang bản thảo
    mưa có thể xoa nhòa chữ nghĩa thành vết trong tôi
    ? tiếng đã nói ngôn ngữ đã dùng
    cổ thụ thơ vươn tới
    càng vươn tới trang bản thảo chìm
    anh bị kẹt
    ước mơ cuối kẻ làm nên mùa màng nhỡ mùa sau thất bát.
    (Một đời sống khác - khi viết)
    ?oƯớc mơ cuối kẻ làm nên mùa màng nhỡ mùa sau thất bát? ?" sự sợ ?othất bát? của Phan Trung Thành quả nhiên rất thực tế vậy! Và điều đó nhắc nhớ người nghệ sĩ không quá ngủ mê trong chiến thắng, không tự mãn với những gì mình đạt được. Trong cuộc đời sáng tạo của mỗi văn nghệ sĩ có những giây phút thăng hoa rồi họ dừng lại, cũng như trong thể thao, cầu thủ biết dừng lại ở đỉnh cao trong phong độ tột cùng là người đã ?othắng mình?. Còn nhà thơ: hoặc là anh chẳng làm thơ nữa chỉ chiêm nghiệm hành trình con chữ mình đã sáng tạo để gạn đục khơi trong và tự ?ođổi mới? mình theo quy luật vận động của triết học: ?ocái mới phủ định cái cũ?; hoặc là anh cứ vô vi tự tại chấp nhận sự dừng lại - là do ở mỗi tạng sáng tác của mỗi người.
    Phan Trung Thành có nghĩ ngợi, có tự thân vận động, đổi mới và lột xác mình trong thơ. Thơ anh là tiếng nói của những lắng nghe, nhìn nhận và thâu tóm cho sự đổi mới, cách tân ấy. Trong số những nhà thơ trẻ hiện nay, có thể nói Thành đã tự tạo cho mình một phong cách rất riêng với ngôn ngữ hiện đại không cầu kỳ khó hiểu, trái lại rất dễ cảm nhưng đôi lúc anh để trượt dài theo cảm xúc nên chưa chắc lọc trong từng câu chữ như trong bài thơ chủ đề ?oMang?: ?oNhiều ngày như thế đêm như thế tôi đi?, phải chi nhà thơ ngắt nhịp cho hai âm tiết ?otôi đi? thành một câu thơ tự do thì dễ bắt nhịp hơn! Hay ở câu thơ cuối: ?omỗi giây dị bản? ngắt cho hai âm tiết ?odị bản? thành một câu không chủ - vị thì nhịp thơ vừa nhanh vừa chậm và vừa theo tiết tấu của nhịp thơ tự do hơn.
    Sự trải nghiệm mang vẻ thiền học của đạo Phật xuyên suốt trong tập thơ này, hãy "nghe" sự quan sát qua ?oVới người đi sau quan tài?:
    ?oBóng đè bóng, rát họng văn tự chiêm bao
    Người đi sau cố đi sau đi nào
    ? quan tài có nắp
    trong nắp có người chết
    trong người chết có người sống
    trong số người sống có người đang làm thơ?
    bạn đã từng quăng vào tôi vài từ
    sinh sôi
    để thành thi sĩ
    nhưng thành thi sĩ làm gì chưa nghe ai nói
    sợ đi sau quan tài người sống
    nên tôi chọn mình chết trước?
    Có thể nói đây là bài thơ "được" nhất trong toàn tập thơ Mang. Bởi Phan Trung Thành đã tự chính mình tháo nút thắt, cởi trói mình để vượt qua cái giới hạn của sân chơi ?okhông dễ có nhiều người?. Cái ý thức: ?osợ đi sau quan tài người sống / nên tôi chọn mình chết trước? nghe có vẻ hơi tự mãn nhưng đó mới chính là cái man khó lẫn của anh vậy.
    ?oMang? tập thơ có 39 bài, 80 trang (NXB Trẻ và Hội Nhà văn TPHCM, ấn hành quý III/2004) của một tác giả trẻ ngoài ba mươi đang vận động tìm sự đổi mới trong thơ bằng lời đề từ: ?oĐiều phiền muộn chưa bao giờ được ngủ? sẽ là những gì người yêu thơ hy vọng chờ mùa ?okhông thất bát? cho chặng đường tiếp theo của anh.

    SCL



  9. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Nhà thơ Ngọc Anh: Sống dưới bóng Kơnia, chết bên gốc Kơnia



    Vào khoảng những năm 1956, 1957, rải rác trên các báo miền Bắc có đăng những bài thơ của các dân tộc Tây Nguyên, dưới bài ghi cái tên nhỏ trong ngoặc đơn: Ngọc Anh phỏng dịch. Nhiều người đã say mê các bài: ?oChiếc khăn thêu?, ?oThương *****, thương Đảng?, và nhất là bài ?oBóng cây Kơnia?. Mãi sau này, từ những người bạn thân của Ngọc Anh, người ta mới biết những bài thơ đó là do chính Ngọc Anh sáng tác...
    Ngọc Anh tên thật là Nguyễn Ngọc Anh sinh ngày 3/3/1934 tại xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Vào khoảng năm 1948-1949, ông vào thiếu sinh quân, học tại Trường trung học Bình dân Quân sự Khu 5. Học xong, ông cùng một số bạn bè đi làm phóng viên mặt trận ở Tây Nguyên. Sau đợt ấy, ông về làm báo Vệ quốc quân thuộc Phòng Chính trị, Bộ Tư lệnh Quân khu V.
    Trong đợt đi làm phóng viên mặt trận ở Tây Nguyên, Ngọc Anh đi với một số người mà sau này cả nước đều biết tiếng: nhà văn Nguyên Ngọc, nhạc sĩ Nhật Lai, nhạc sĩ Trương Đình Quang. Ở đây, họ làm đủ thứ việc: đánh giặc, làm rẫy, vận động quần chúng, tổ chức vũ trang tuyên truyền. Họ sống cùng với đồng bào các dân tộc Êđê, Giarai, Xêđăng, Giẻ Triêng trong các buôn làng.
    Người đầu tiên có những sáng tác là Nhật Lai. Nhật Lai có tên thật trùng với một nhà văn nổi tiếng: Nguyễn Tuân. Ông là người Tuy An, Phú Yên, anh ruột của nhà thơ Nguyễn Mỹ - tác giả ?oCuộc chia ly màu đỏ? sau này. Nguyễn Tuân người thấp, lùn nên được các bạn gọi đùa là ?oNhật lai?, và ông lấy tên Nhật Lai làm bút danh của mình.
    Nguyên Ngọc lúc này đã có những bài bút ký và đang tích lũy cho quyển tiểu thuyết nổi tiếng sau này ?oĐất nước đứng lên?. Trương Đình Quang đã có bản nhạc ?oTiến lên Lắc?. Chỉ có Ngọc Anh vẫn im lặng. Con người vốn đẹp trai có nước da trắng hồng, ăn nói nhỏ nhẹ như con gái, lúc nào cũng khiêm nhường, cũng khuất mình sau bạn bè, nhẹ nhàng chăm lo bạn bè từng bữa ăn giấc ngủ này chưa thấy có biểu hiện gì về sáng tác cả. Bù lại, ông được nhiều người yêu mến. Nhà văn Nguyên Ngọc kể lại rằng: Hồi đóng ở Phú Yên, có hai cô gái học ở Trường trung học Kháng chiến Lương Văn Chánh yêu ông cùng một lúc và hình như Ngọc Anh cũng yêu cả hai cô.
    Do có thân hình đẹp nên Ngọc Anh thường ?obị bắt? đóng vai con gái trong các vở kịch. Nhạc sĩ Trần Hồng kể lại rằng: Dạo ấy tôi ở Đoàn Văn công tiền phương HL30 Tây Nguyên do ông Nguyễn Mạnh Hào làm trưởng đoàn. Một hôm, chúng tôi lo dựng vở ?oĐón anh trở về? của Trọng Anh. Trong đoàn không có phụ nữ, mà kịch bản lại có vai một người vợ. Đang lo sốt vó thì Ngọc Anh đến thăm chúng tôi. Nhìn cái dáng rất ?ocon gái? của anh, tôi vui vẻ nói:
    - Mày đóng hộ tao vai vợ nghe.
    Ngọc Anh cười:
    - Mình đóng không nổi đâu.
    Nhưng rồi chúng tôi vẫn vào làng mượn đồng bào chang tóc, đến các cô dân công mượn kẹp cho Ngọc Anh. Khi Ngọc Anh bước ra sân khấu, tôi sững sờ vì cậu ta giống con gái quá. Sau buổi diễn, dân công, bộ đội và đồng bào xúm vào tìm ?ocô gái? để gặp mặt. Tôi vào sau sân khấu dẫn Ngọc Anh ra. Mọi người chưa tin. Tôi giải thích, tức thì mọi người cười ồ lên vỗ tay tán thưởng.
    Cuối năm 1954, Ngọc Anh tập kết ra Bắc. Ông được phân công về công tác ở Ban Dân tộc Trung ương, sau đó về Viện Văn học làm công tác theo dõi văn học miền núi. Bạn bè ông - những người đã thành danh khuyến khích ông sáng tác, ông chỉ cười khiêm tốn: "Mình chưa viết được, còn suy nghĩ đã. Tây Nguyên quá vĩ đại mà mình thì chưa hiểu được gì".
    Nhưng rồi Ngọc Anh vẫn lặng lẽ viết và những bài thơ của anh đã trở thành dân ca, được người Tây Nguyên thừa nhận. Ông phải giấu tên để đề cao thơ các dân tộc Tây Nguyên đang chống Mỹ, mặt khác cũng phù hợp với đức tính lặng lẽ khiêm tốn của ông.
    Trong thơ Ngọc Anh, phong cảnh Tây Nguyên hiện lên rất thân thiết:
    Cheo Reo quê mình/ Có nhiều núi rừng/ Có sông, có suối/ Có làng, có rẫy/ Nơi mẹ đi hái củi/ Nơi cha xây làng/ Cheo Reo quê mình/ Nhớ sông Krông Adung Pa/ Đất soi rộng phẳng/ Lúa bắp tốt xanh/ Dân làng đông đúc.
    Những người dân Tây Nguyên hiền hòa cần cù trong lao động: Trưa về ngồi kéo sợi/ Dưới bóng mát nhà rông/ Sợi dài hơn mây núi/ Trắng ngỡ thác đầu buôn.
    Bọn Mỹ - Diệm đến Tây Nguyên ?oBắt con trai đi lính, bắt phụ nữ làm đường, bắt mỗi đầu người phải nộp thuế thân?. Chúng còn bắt nhân dân rời buôn làng đến sống trong những khu đồn để dễ kiểm soát. Trong khu đồn, bà con quặn thắt nhớ quê: Đất ông bà/ Ta nhớ ta thương/ Nhớ rẫy cũ làng xưa/ Nhớ mùa gặt mới/ Nhớ tiếng trâu ngoài làng/ Tiếng voi đằng xa/ Và tiếng chim ăn hoa buổi sáng.
    Nhưng người Tây Nguyên vẫn đoàn kết chống lại chúng, vẫn tin tưởng ở Đảng, ở *****, ở miền Bắc, vững tin ngày non sông thống nhất. Bài ?oBóng cây Kơnia? là bài thơ xuất sắc nhất của Ngọc Anh. Bài thơ mang đậm những ý tưởng trên cũng là bài thơ mang đậm hồn Tây Nguyên: Em hỏi cây Kơnia/ Gió mày thổi về đâu?/ Về phương mặt trời mọc/ Mẹ hỏi cây Kơnia/ Rễ mày uống nước đâu?/ Uống nước nguồn miền Bắc.
    Cây Kơnia, cái cây còn có tên là cây Cầy, cây Cốc, cây Đậu trướng vô danh kia đã được nhà thơ thổi tâm hồn mình vào thành một cây sừng sững của núi rừng Tây Nguyên yêu dấu ngàn đời, được nhân loại biết đến. Phải chăng Ngọc Anh đã sinh ra cây Kơnia kia?
    Bài thơ ?oBóng cây Kơnia? đã được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc, được đưa vào các tuyển tập thơ lớn của đất nước. Còn người sáng tác bài thơ thì ở đâu?
    Năm 1964, Ngọc Anh trở về miền Nam!
    Trước đó, ông đã xây dựng gia đình với một cô gái đồng hương. Nhưng hai người không được ở gần nhau. Ông công tác ở Hà Nội, vợ ông công tác ở Hải Phòng. Lâu lâu họ mới gặp nhau. Bây giờ ông lại xa biền biệt? để lại cho người vợ gầy yếu và hai đứa con nhỏ? Sau này, khi Ngọc Anh mất rồi, người vợ vừa khóc vừa nói với bạn bè: ?oTôi với anh ấy sống với nhau vẻn vẹn có bốn mươi ngày?.
    Ông Trần Thanh Dân sau này là Phó chủ tịch Mặt trận tỉnh Gia Lai - Kon Tum kể rằng: Hôm đưa tiễn Ngọc Anh và chúng tôi ra đi, chị vợ rơm rớm nước mắt, Ngọc Anh đùa tếu để làm nhẹ cảnh chia ly. Ông nói với các bạn: "Kìa, cái mặt? Cái mặt bà Xoa buồn cười chưa nè".
    Mọi người cùng cười. Nhưng người kể nhớ lại rằng, những đêm mắc võng trên đường đi, Ngọc Anh tâm sự: "Tôi nghĩ thương Xoa xa xôi, vất vả nuôi hai đứa nhỏ".
    Ngọc Anh vào chiến trường, nhưng cũng không công tác ở các cơ quan Khu như các bạn. Ông về một tỉnh nhỏ heo hút - tỉnh Kon Tum để công tác và tiếp tục nghiên cứu về Tây Nguyên, về đồng bào các dân tộc. Ngọc Anh lo huấn luyện các tiết mục cho đoàn văn công tỉnh và cặm cụi ghi chép, suy nghĩ về dân ca của các dân tộc Tây Nguyên mà ông yêu mến. Bao giờ ông cũng muốn làm một cái gì đó cho ra tấm ra món và thực chất là Tây Nguyên. Nhiều bạn bè quen biết ông ở Khu - lúc này chuẩn bị ra tờ tạp chí Văn nghệ quân giải phóng Khu V - muốn xin ông về khu công tác, ở căn cứ khu an toàn hơn, có điều kiện bồi dưỡng sức khỏe và năng lực của ông hơn nhưng ông vẫn ở lại Tây Nguyên - nơi có những thảo nguyên mênh mông, có những cây Kơnia trùm bóng mát xuống buôn làng.
    Ngọc Anh đã lặng lẽ ngã xuống (vào ngày 15/10/1965) bên những bóng cây Kơnia mà ông yêu mến đó. Hài cốt Ngọc Anh bây giờ được mang về với quê hương Quảng Nam của ông. Mộ ông được đặt ở nghĩa trang Điện Bàn. Vào một ngày đầu xuân năm nay, tôi có đến đây thăm mộ những đồng đội cũ từng công tác với tôi ở Hội Văn nghệ giải phóng Khu V.
    Tôi đến đốt nhang bên mộ Ngọc Anh. Tấm bia nho nhỏ khiêm nhường lẩn khuất bên những tấm bia đồng đội. Những ngọn cỏ mùa xuân mạnh mẽ - mà người gác nghĩa trang chưa kịp xén, mọc lên che khuất tầm bia. Nếu đi nhanh qua đây chẳng ai biết đấy là mộ Ngọc Anh, nhà thơ có những bài thơ sống mãi trong lòng đồng đội, trong lòng nhân dân Tây Nguyên và cả nước. Những vần thơ có sức sống bền bỉ như những khúc dân ca, bền bỉ hơn chính cuộc đời của những con người.

    Theo CAND



  10. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Nhà văn Nguyễn Văn Thọ: Tôi là kẻ sống đầm mình không hoang tưởng



    Sinh năm 1948 tại Thái Bình, trú quán tại Hà Nội, nhà văn Nguyễn Văn Thọ hiện đang sinh sống tại Đức. Tác phẩm của anh gây được tiếng vang trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài cũng như được bạn đọc trong nước quan tâm. Nhân chuyến về quê mới đây, anh đã dành cho phóng viên báo Nhân Dân một cuộc trò chuyện về nghề.
    - Vốn là cán bộ ngành muối, duyên cớ nào đưa đẩy anh tới con đường văn chương?
    - Tôi sinh ra không được may mắn như những người bẩm sinh văn chương. Từ cấp hai, tôi đã thích các môn học tự nhiên hơn và mơ ước lớn lên trở thành một kĩ sư điện hay nghiên cứu Vật lý lý thuyết.
    Thế rồi chiến tranh... Tháng 7-1965, vừa tốt nghiệp cấp 3, chưa đầy 17 tuổi tôi tòng quân. Suốt 11 năm, tôi luôn ở đơn vị chiến đấu, lính cao xạ bảo vệ miền Bắc, rồi vào Nam, đi Lào, chiến đấu ở nhiều binh chủng rồi lại quay về cao xạ 37.?
    Sau ngày đất nước thống nhất tôi giải ngũ, chuyển ngành về Công ty Hải sản Cấp I - Phú Viên. Tôi vừa làm vừa học đại học. Ba bốn năm sau, tôi về Tổng công ty Thực phẩm công nghệ, sau tách ra thành Tổng Công ty Muối.
    Năm 1984, một đêm, xem vở kịch trên vô tuyến, kể về một chiến sĩ ra chiến trường đã chiến đấu như thế nào. Xem xong, tôi buồn, bất bình quá, suốt đêm trằn trọc bởi tác giả phản ánh không đúng những điều tôi đã tận mắt chứng kiến trong cuộc chiến đằng đẵng.
    Suy nghĩ kĩ, tôi quyết định viết truyện ngắn đầu tay Rồi chúng con sẽ trở về quê hương. Chuyện kể về một người lính Hà Nội, như thế hệ chúng tôi đã ra đi, chiến đấu và hy sinh tại chiến trường, chỉ để lại một lá thư ngắn gửi mẹ. Chuyện kể rất giản dị, lấy từ nguyên mẫu trong nhiều sự việc tôi đã chứng kiến. Truyện đầu tay này in trên báo Văn nghệ, được khích lệ, tôi phóng bút viết luôn Sương đêm.
    Sương đêm lên khuôn báo tết năm ấy càng làm tôi hưng phấn để viết tiếp. Và, tôi không hề biết rằng, từ đó, những năm tháng vật lộn để sống ngoài mặt trận cũng như trong hòa bình, đã có một sợi dây mong manh xiết cột cổ tôi vào chân cột đá của ngôi đền văn.
    - Có phải vì làm ở Công ty Muối nên thiên hạ gọi anh là Thọ Muối?
    - (cười) Đó là cái tên rất đáng yêu mà bạn thân làng văn đặt cho tôi, nhưng không hàm nghĩa như thế.
    Sự thật thì thế này. Năm 1987, những người làm muối gặp rất nhiều khó khăn. Tôi dẫn đầu một đoàn nhà văn, nhà báo đi khảo sát đồng muối Nghệ Tĩnh, gồm Bế Kiến Quốc, Nguyễn Hoàng Sơn, Xuân Ba, Bùi Đức Khiêm, Hoàng Linh. Chính tại đồng muối Quỳnh Lưu chúng tôi nghe báo cáo bảy diêm dân bị chết vì nắng. Nhà thơ Nguyễn Hoàng Sơn viết một bài thơ, Xuân Ba viết một bài báo ngắn, anh Linh và anh Khiêm đều có bài phản ảnh v.v?Tôi, nếu với tư cách phó trưởng văn phòng thì thế là xong nhiệm vụ.
    Nhưng đêm đêm những diêm dân mặc quần áo lính cũ cứ hiện lên. Tôi thức gần trắng năm đêm viết truyện ngắn Muối mặn. Truyện này sau đó được nhà thơ Luu Quang Vũ chuyển thành kịch chèo cho đoàn Hải Phòng diễn với tên Muối mặn đời em, tạo được tiếng vang trước thời kỳ đổi mới. Cũng từ đó, bạn bè trong giới văn nghệ bắt đầu gọi tôi là Thọ Muối, như một dấu ấn nghề nghiệp, cũng là để phân biệt tôi với một nhà văn trùng tên ở phía nam.
    - Nhiều người đọc anh, Nhà ba hộ, Trong bão tuyết, Cõi ảo, đều có cảm giác trong văn có nhiều khoảng lớn về đời thực của chính anh và có thể chính vì điều đó mà tìm được mối đồng cảm nơi người đọc.
    - Vâng. Tôi ?okhoái? nhất không phải Vàng xưa, Nhà ba hộ, Trong bão tuyết... hay hay không hay. Thấp thoáng đâu đó, tôi luôn ẩn tàng trong mỗi nhân vật. Có chi tiết máu thịt cứa dứt ra từ cuộc sống của tôi.
    Nếu nói những trang viết của tôi gây xúc động, tìm được mối đồng cảm, tôi thực lòng biết ơn độc giả. Hạnh phúc ấy lớn lao hơn tất cả những giải thưởng mà Hội nhà văn Việt Nam, Tuần báo Văn nghệ (hai lần), tạp chí Văn nghệ quân đội (hai lần) đã trao cho các tác phẩm của tôi.
    - Đời sống của những con người tha hương và ký ức khắc khoải về đất mẹ là mảng đề tài "ruột" của anh. Khai thác mãi, liệu anh có sợ cạn đi không?
    - Không. Tôi là kẻ sống đầm mình không hoang tưởng. Cứ lăn vào đời sống, vốn sống không chỉ ở sau lưng mà còn ở cả phía trước thì sợ chi, như nồi cơm Thạch Sanh ấy (cười). Tôi sợ nhất là bút lực tôi cạn, bạn đọc chê nhạt mà thôi.
    - Đọc anh, thấy có vẻ không né tránh yếu tố ***. Quan niệm của anh về *** trong văn và, anh có thể nhận xét về yếu tố này trong văn trẻ hiện nay, nhân khi ta nói về nó trong văn chương?
    - Về khoa học, ******** là tự nhiên. Vậy nó là một mặt không thiếu của đời sống Con Người. Như thế, hà cớ gì nhà văn không đụng tới? Đã có rất nhiều nhà văn nổi tiếng của thế giới sử dụng yếu tố này. Remarque mô phỏng cảnh khát điếm của mấy anh lính trong Phía Tây không có gì lạ. Marquez nói rất nhiều về *** trong Trăm năm cô đơn. Các nhà văn Trung Quốc như Giả Bình Ao và Mạc Ngôn cũng đề cập tới ***.
    Ngay trong làng văn Việt Nam, nhà văn Nguyễn Quang Thân ở tiểu thuyết Con ngựa thành Mãn Châu cũng bút pháp kỹ như ?oxi nê hình pháp? ***. Ca dao Việt Nam cách đây cả mấy trăm năm cũng ***: Buồn chi mỗi tháng giêng// con chim cái cú nằm nghiêng thở dài.
    Nhưng một điều nhận ra là *** ở đây không hề tự nhiên chủ nghĩa, không hề thấy tầm thường về cái nhu cầu tự nhiên của loài người ấy. Sẽ cực đẹp nhưng cực khó. Giữa ranh giới văn và không văn dường như rất mong manh, một khoảng cách dễ trượt ngã.
    Tôi rất quan tâm đọc lớp trẻ. Theo dõi trên văn đàn bấy nay có vài người làm tôi chú ý, văn xuôi là nhà văn Đỗ Bích Thúy, Phạm Hải Anh. Phía nam có Nguyễn Ngọc Tư...Về thơ, tôi có đọc Phan Huyền Thư, Vi Thuỳ Linh...
    Quan sát dư luận ồn ào năm qua, có lẽ cũng nên có vài lời với Bóng đè, cũng bởi nó đụng tới yếu tố *** ta vừa trao đổi ở trên. Theo tôi, Bóng đè không thành công trong sự chuyển tải ý đồ của tác giả như vài nhà văn khen ngợi. Bởi nó không thuyết phục được tôi, khi phát hiện cái giả, cái vô lý trong thi pháp, tổ chức chi tiết, cấu trúc văn bản. Tôi tôn trọng sự lao động và tìm tòi của Đỗ Hoàng Diệu, nhưng cần sòng phẳng, rằng viết có yếu tố *** như vậy còn bấy.
    - Anh có thể cho biết thái độ của trí thức Việt kiều tại Đức và một vài nước kề cận về tình hình văn học trong nước hiện nay.
    - Trước hết nói ngay là, trí thức Việt kiều tại Đức hay tại vài nước lân cận không phải ai cũng quan tâm tới văn chương nước nhà. Do thiếu thông tin nên họ chỉ đọc bề nổi, phồng lên qua các cuộc cãi vã, tranh luận trong nước.
    Một số không nhiều do thói quen nghề nghiệp dính dáng tới văn chương, không vụ lợi chính trị, thường bình tĩnh trước khi đưa ra nhận xét. Họ cũng sòng phẳng và trao đổi nảy lửa trên các phương tiện đại chúng về văn chương nước nhà. Họ còn viết bài về Nhật ký Đặng Thùy Trâm và Nguyễn Văn Thạc.
    Tất nhiên ở đâu người Việt cũng có nhiều xu hướng khác nhau. Thậm chí đối chọi nhau. Tôi nghĩ là cần thiết, bởi bội sinh mới phát triển. Ngay không khí văn chương nước nhà hiện nay cũng khá cởi mở và có nhiều xu hướng dân chủ đa dạng hơn thời xưa rất nhiều. Nên ở ngoài sự tự do nói, viết nhiều khi cũng khá căng thẳng.
    Quan tâm tới văn chương trong nước, cãi nhau về những vấn đề đương đại, chứng tỏ văn học nuớc nhà đáng bàn và trí thức Việt tại hải ngoại yêu nước. Vậy là thành công rồi, còn tới đâu thì cuộc sống sẽ trả lời.
    - Sống ở nước Đức từ năm 1988, nhưng lại là một đảng viên **********************, ?ovẫn giữ nguyên tinh thần của người chiến sỹ ?" công dân quốc tịch Việt Nam? điều đó có ảnh hưởng gì tới cuộc sống của anh không?
    - Không! Hoàn toàn không! Bởi vì với chính quyền nước Đức, họ không bao giờ để ý anh tham gia đảng phái gì, hơn nữa tôi chấp hành tốt kỷ luật nước Đức. Tôi tự do trong luật pháp của họ.
    Tại Đức có gần mười vạn người Việt. Nhiều người trong số họ từng là cựu binh. Số cực đoan là thiểu số, họ có ghét bỏ tôi thì cũng chả ngăn cản gì được tôi viết cả. Cũng như nhà thơ Nguyễn Duy kể khi anh tới Mỹ luôn công khai với bạn văn anh là đảng viên. Tôi chưa khi nào che giấu với các nhà văn hải ngoại tôi vẫn là đảng viên Cộng sản từ ngày tự nguyện vào Đảng để xông lên cùng bè bạn nhận làn đạn đầu tiên hồi ấy.
    Có thể chính nhờ điều ấy tôi nhận được sự giúp đỡ của nhiều nhà văn già ở đây. Nhiều tạp chí văn chương hải ngoại giới thiệu truyện ngắn của tôi. Nếu nhà văn tự tin ở mình, có lẽ không nên bận tâm và chẳng có thể ai, thế lực nào ngăn cản được ngòi bút của anh ta cả. Tác phẩm của tôi có thể hay hoặc dở, nhưng không khi nào viết không đúng với điều tôi cất giấu trong tâm hồn và lý trí của tôi, đặc biệt không bao giờ tôi chống lại những người đã từng đổ máu gìn giữ từng tấc đất tổ tiên, từng cưu mang, che chắn tôi, để tôi bao lần thoát hiểm, sống sót sau cuộc chiến đằng đẵng.
    - Một câu hỏi cuối, khi ở Đức anh cập nhật tin tức trong nước bằng cách nào, để khi về nước không bị "lạc hậu" ? Và lần về nước này, anh có dự kiến nào không?
    - Tôi không chỉ là công dân Việt Nam, mà còn là người cầm bút, nên tôi không bỏ qua những chính sách lớn của nhà nước, để không lạc hậu với nhịp sống của quê hương. Ở Đức, không chỉ tôi và nhiều người quen, bè bạn tôi cũng đọc báo Nhân Dân điện tử để cập nhật tin tức trong nước. Cách đây 4, 5 năm, phát hiện ra các bạn đăng truyện ngắn Lá bùa của tôi, ông Nguyễn Ngọc Giao tại Pháp và nhiều bạn bè khác đã email chúc mừng tôi.
    Còn dự kiến trong dịp về nước này thì cũng không có gì nhiều. Trong tháng này, Nhà xuất bản Thanh Niên sẽ in cuốn Thất huyền cầm, là cuốn mà tôi muốn gửi đến bà con lao động. Còn nữa đấy, nhưng xin bí mật.
    Qua báo Nhân Dân điện tử cho tôi gửi lòng biết ơn sâu sắc tới tất cả bạn đọc từng quan tâm tới các tác phẩm của tôi, Thọ Muối.

    Theo Nhân dân



Chia sẻ trang này