1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chân dung Văn học

Chủ đề trong 'Văn học' bởi luuchivi, 23/02/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    ?~Nàng thơ?T của Maiakovsky và dấu phẩy trong di chúc



    Cuối cùng, toàn bộ hồ sơ điều tra về vụ tự sát của nhà thơ Nga Xô viết tài năng Vladimir Maiakovsky cùng những tài liệu và hồi ức của những người cùng thời với ông cũng đã được công bố.
    Đó là nhờ những nỗ lực lớn lao của Viện bảo tàng Maiakovsky. Nhưng thật đáng buồn là những tài liệu đó lại cho thấy vai trò không mấy tốt đẹp của Lilya Brik, nữ thần cảm hứng của Maiakovsky.
    Vào cái ngày định mệnh ấy, Lilya Brik đang ở nước ngoài, nhưng bạn của Lilya là công tố viên Yakov Agranov đã niêm phong những tư liệu lưu trữ của nhà thơ và nóng lòng chờ Lilya về dự tang lễ.
    Sau khi được phép tiếp xúc với di sản của nhà thơ, Lilya lập tức tiêu hủy và đốt trong lò sưởi tất cả những gì mà Lilya không ưa. Những tài liệu đầu tiên bị ném vào ngọn lửa là tập thư từ của nhà thơ gửi hai nữ thần cảm hứng cuối cùng của ông là Tatiana Yakovleva và Veronika Polonskaia.
    Như vậy, Lilya đã tiêu hủy những tư liệu vô giá, đặc biệt là những tư liệu cốt lõi của tấn thảm kịch, bởi vì chính mối quan hệ tình cảm của nhà thơ với Veronika Polonskaia đã trực tiếp dẫn đến việc nhà thơ tự sát.
    Ông tự sát ngay sau cuộc tranh cãi với Veronika, khi Veronika vừa chạy ra ngoài thì nàng nghe thấy tiếng súng. Nàng hối hả chạy trở vào phòng của Maikovsky nhưng đã quá muộn - nhà thơ đã hấp hối.
    Dĩ nhiên, ghen tuông là chuyện thường tình của phụ nữ nhưng Lilya không thể không hiểu rằng những bức thư của một nhà thơ vĩ đại như Maiakovsky là tài sản chung của đất nước, đã thuộc về vĩnh cửu chứ không thuộc về bất kỳ cá nhân nào, cho dù đấy là người phụ nữ được ông yêu quý, coi là nữ thần cảm hứng của ông.
    Đồng thời, Lilya đọc lại rất kỹ những bức thư của mình gửi nhà thơ và chỉ để lại những bức thư không hắt một tì vết nào lên mối quan hệ giữa mình với nhà thơ. Chính vì thế mà về sau đã hình thành quan niệm sai lầm về mối tình lý tưởng giữa Lilya Brik với Maiakovsky.
    Ngoài ra, Lilya còn làm tất cả những gì có thể để đẩy nàng Veronika bất hạnh ra xa Maiakovsky. Vào thời gian đó, Veronika đau khổ đến tuyệt vọng trước vụ tự sát của nhà thơ và không biết mình nên xử sự ra sao.
    Lúc đầu, Lilya đã thuyết phục được Veronika không đến dự tang lễ, sau đó đã khôn khéo tách Veronika khỏi quyền thừa kế di sản sáng tác của nhà thơ.
    Điều này trái ngược hẳn với di chúc trực tiếp của nhà thơ mà ông viết lên một mảnh giấy trước lúc tự sát: ?oThưa đồng chí chính phủ, gia đình tôi là Lilya Brik, mẹ tôi, các em gái tôi và Veronika Polonskaia. Nếu đồng chí thu xếp được cho họ một cuộc sống dễ chịu thì xin cảm ơn?.
    Trong bản sao bản di chúc của nhà thơ có xuất hiện thêm một dấu phẩy và chính bản di chúc bị sửa đổi này đã được công bố trên tờ ?oPravda? số ra ngày 15 tháng 4 năm 1930. Dạng sửa dổi của bản di chúc là như sau: ?oThưa đồng chí chính phủ, gia đình tôi là Lilya, Brik, mẹ tôi, các em gái tôi và Veronika Polonskaia?.
    Chỉ thêm một dấu phẩy sau chữ ?oLilya? đã làm thay đổi phần nào ý nguyện của người đã khuất. Trong số những người thừa kế di sản sáng tác của Maiakovsky (tiền nhuận bút là rất đáng kể nếu tính đến việc sáng tác của nhà thơ được in với số lượng rất lớn không chỉ ở Liên xô) đã xuất hiện thêm một người nữa - đó là Brik, Osip Brik, chồng của Lilya Brik!
    Dĩ nhiên, không có chứng cớ trực tiếp chứng tỏ người sửa đổi bản di chúc của nhà thơ là Lilya Brik. Nhưng nếu lưu ý rằng Lilya Brik là một trong số rất ít người được tiếp xúc trực tiếp với di chúc của nhà thơ trước khi công bố và sự thay đổi như vậy có lợi cho ai thì câu trả lời đã rõ ràng.
    Thật đáng tiếc trường hợp Lilya Brik không phải là trường hợp duy nhất trên thế giới mà vợ hay bạn gái của những văn nhân nổi tiếng chỉ quan tâm đến chính mình, đến việc ?ođánh bóng? cho mối quan hệ riêng tư.
    Thật vậy, vợ của văn hào Mỹ Mark Twain đã thẳng tay sửa chữa các bản nháp của chồng, vứt bỏ đi tất cả những gì mà bà cho là xấu xa. Kết quả là một trong những tác phẩm bất tử của Mark Twain - cuốn tiểu thuyết Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn - đến tay chúng ta dưới dạng đã bị làm sai lạc.

    Tiền Phong



  2. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Hồ Anh Thái: ''Nhà văn đích thực phải tử tế''



    Giữa thời buổi "người khôn của khó", sách in 1.000 bản bán còn lay lắt, Hồ Anh Thái vẫn "sống khỏe", "sống tốt" nhờ những cuốn best-seller... Mới đây nhất là ?oMười lẻ một đêm? (bán hết veo 2.000 cuốn và tái bản ngay). Vẫn thấy cái chất giễu nhại, sự sắc sảo như đọc thấu gan ruột thiên hạ của Hồ Anh Thái.
    Chuyện về một người đàn ông và một người đàn bà tình cờ bị nhốt trong một căn hộ trên tầng sáu suốt mười một ngày đêm (thực ra cũng chẳng biết có phải là bị nhốt thật không hay do họ tự tưởng tượng ra...) Họ kể cho nhau nghe ?onhững bước thăng trầm? trong đời mình. Chuyện của chàng Họa Sĩ Trồng Chuối. Chuyện của nhà phê bình nghệ thuật "giàu xổi" nhờ mở dịch vụ hùng biện. Và chuyện về một "nhà văn hóa lớn" bô bô diễn thuyết trước thiên hạ... Những câu chuyện khiến người ta phải cười thắt ruột, cười ra nước mắt...
    - ?oMười lẻ một đêm? rồi trước đó là những ?oTrại cá sấu?, ?oBến Ôsin?, ?oCõi người rung chuông tận thế?... thấy anh lạnh quá, tỉnh quá! Những điều tử tế, những kẻ tử tế (kiểu như thằng Người Cá chẳng hạn) cũng bất thành nhân dạng, cũng chỉ như thanh củi khô cháy leo lét, còn bao trùm là một bức tranh xám màu về nhân tình thế thái. Phải chăng ?ocõi người ta? đã trở thành một sa mạc mênh mông, hoang vắng của dục vọng và lòng ích kỷ đến mức anh phải ?orung chuông tận thế??
    - Các nhân vật của tôi không có người hoàn toàn tốt hoặc hoàn toàn xấu. Ngay cả khi giễu nhại thì tôi cũng thấy trong đối tượng có cả hình bóng của chính mình và người thân của mình. Không thể có chuyện vô can theo kiểu: "Chắc là nó trừ mình ra!" Một số độc giả phản ứng có lẽ vì họ chỉ thấy tôi phê phán người đời mà không đọc ra được cái chất tự giễu nhại của chính tôi. Dù sao đi nữa, nếu để cho độc giả hiểu nhầm thì lỗi đầu tiên vẫn là của tác giả.
    - Trong ?oMười lẻ một đêm? người ta thấy hiện rõ bộ mặt Hà Nội và Sài Gòn với sự ?ogiàu xổi? của giới trí thức, sự kệch cỡm của những ?oPhòng khách?, sự tẻ nhạt của lớp thị dân, thói trưởng giả của giới thượng lưu... Vì sao đời sống thị dân luôn trở đi trở lại trong các sáng tác của anh? Phải chăng vì anh cũng là một công chức ?osáng cắp ô đi, tối vác về? nên mới thấm thía hết cái nhợt nhạt, nhàn nhạt của những ?oao đời bằng phẳng? ấy?
    - Dịp đầu năm, có tờ báo mời viết truyện ngắn nhằm vào đối tượng độc giả là nông dân, tôi phải lập tức trình bày: tôi không biết gì về nông thôn cả. Nếu không có hai lần đi sơ tán thời chống Mỹ thì tôi không có một tí kỷ niệm nào về cánh đồng, ao đầm, mùa màng... Có lẽ chính là hoàn cảnh đã chọn đề tài cho tôi, sống đâu quen đấy, làm gì biết nấy. Không thể gọi là đã hiểu, nhưng có thể nói tôi thuộc môi trường sống của mình.
    - Anh có thành thật tin vào những trang viết của mình không? Trước trang viết, anh trung thực bao nhiêu %? Vì sao anh phải rào trước đón sau rằng: ?oĐôi khi đọc sách cũng là dịp thử thách lòng kiên nhẫn. Sách dở thì thử thách lòng khoan dung??
    - Chị có tin vào mấy lời rào đón ấy không, nhất là nó lại trong một văn cảnh giễu cợt tất cả, không tha một ai, không tha cả chính mình? Còn nói nghiêm túc thì thế này: nếu không tin vào trang viết của mọi người và của chính mình, chắc chắn tôi không tự giam mình bên cái bàn viết làm gì, trong khi tôi là người thích "trên từng cây số". Bao nhiêu chuyến du ngoạn đang mời gọi kia mà tôi đâu có đủ thời gian để đi cho hết.
    - Cho đến trước ?oMười lẻ một đêm?, thiên hạ bảo từ sau ?oCõi người rung chuông tận thế? (2003), Hồ Anh Thái không viết được cái gì mới hơn nên phải quay sang ?ođỡ đầu? các ?otài năng trẻ? để chứng tỏ sự - tồn - tại của mình và để làm văn đàn bấy nay vốn tẻ nhạt thêm ?oxôm trò?. Anh nghĩ sao về những chuyện kiểu này?
    - Thấy văn chương có cái gì hay là tôi muốn giới thiệu cho nhiều người cùng thưởng thức. Có khi sự nồng nhiệt của mình làm người khác khó chịu. Nhưng dư luận là cái không nên chống đỡ, và cũng không thể. Nhiều điều cơ bản của đời sống con người là dựa trên nhầm lẫn và ngộ nhận - đừng có mong không bị người đời hiểu nhầm! Mà cũng phải tự hỏi lại, chính ta đã làm gì nhiều để người đời hiểu đúng về mình đâu? Bất kể thế nào thì mỗi ngày tôi vẫn viết ít nhất hai tiếng đồng hồ. "Kho dự trữ" của tôi còn bản thảo hai tiểu thuyết viết trước Mười lẻ một đêm nhưng chưa gửi in.
    - Anh từng từ chối tặng thưởng của Hội Nhà văn VN năm 2003 cho tập truyện ?oTự sự 265 ngày?, thế mà khi trúng phiếu bầu vào Ban Chấp hành Hội, anh lại không từ chối? Anh vẫn nói một nhà văn đích thực là người ít khi ló mặt ra trước đám đông kia mà?
    - Ngay cả bây giờ chị có thường xuyên thấy mặt tôi ở những hội trường và những diễn đàn hay không? Rất nhiều công việc có thể làm cho hội viên mà ta không nhất thiết phải thực hiện ở chỗ đông người đấy chứ.
    - Vào Ban Chấp hành Hội Nhà văn VN, lại còn là Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội, anh có nghĩ là mình sẽ đóng góp thêm được gì cho văn học hơn không ?" so với khi anh là một người viết thuần túy?
    - Làm nhà văn thuần túy là sướng nhất, ta có thể tùy thích ngồi viết suốt ngày chứ không phải chỉ có trích ra vài ba tiếng đồng hồ như tôi bây giờ. Nhưng một khi được hội viên tin cậy "bắt ra" làm quản lý hội, thì cũng cần phải hy sinh, phải biết làm cái việc của một ông từ giữ đền, dọn dẹp cho sạch sẽ để thiện nam tín nữ ra vào cái ngôi đền văn học mà họ giao cho mình coi sóc.
    - Tiền bạc - danh vọng - địa vị có ý nghĩa như thế nào đối với một nhà văn? Vì nghề viết thực ra cũng hay khiến người ta ảo tưởng...
    - Một người bạn thân của tôi đột tử ở tuổi 49 và tôi luôn nhớ đến chị ấy như một lời tự răn: ai cũng nên sống như có thể đột tử bất cứ lúc nào, khi đã lăn quay ra rồi thì mọi sự thành vô nghĩa - mặc kệ anh viết được bao nhiêu cuốn sách, mặc kệ anh có bao nhiêu miếng đất bao nhiêu ngôi nhà, cấp bậc danh tiếng của anh thế nào, anh đã tốn công bươn trải tranh giành ra sao... Chỉ còn một cách: trước khi đột tử, ta hãy sống tử tế với mọi người và hãy sống cả cho chính mình nữa, đừng tự biến mình thành một cái máy chỉ biết công việc, chỉ biết kiếm tiền, chỉ biết làm công cụ.
    - Bấy nay, người ta vẫn hay gán cho nhà văn cái mác ?olương tâm của nhân loại?. Vậy liệu nhà văn có cần thiết phải sống tử tế hơn những người khác hay không?
    - Tôi vẫn nghĩ nhà văn đích thực phải là người tử tế, nhưng không thể nói là "hơn" hay "kém" những người khác. Cũng giống như nghề văn là một nghề cao quý, nhưng không thể nói nó cao quý hơn nghề khác được. Còn những cái mác, những danh hiệu thì... hãy coi chừng! Không khéo chỉ vì những thứ ấy mà bệnh ảo tưởng của nhà văn càng nặng đấy.

    Theo Thể thao & Văn hóa



  3. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Nhà văn Trần Thị Trường: say mê viết về thân phận phụ nữ



    Ghi dấu ấn trong lòng bạn đọc với những cuốn tiểu thuyết Lời cuối cho em, Kẻ mắc chứng điên, hoặc những tập truyện ngắn Hoa mưa, Thời gian ngoảnh mặt..., chị được coi là nữ văn sĩ của những thân phận phụ nữ - nhà văn Trần Thị Trường.
    Nhân ngày 8-3, chúng tôi có cuộc trò chuyện ngắn với chị.
    * Đã từng sống và làm việc ở Châu Âu, Mỹ, chị có nhận xét gì về phong cách sống của phụ nữ Việt Nam và phụ nữ phương Tây?
    - Phụ nữ ngày nay phải đi làm, thậm chí gánh vác nhiều hơn cả đàn ông ở trong xã hội lẫn gia đình. Một thời sống ở Châu Âu và mấy năm vừa rồi sang Mỹ, tôi thấy đàn ông người Âu hay người Mỹ đi làm về là chia đôi việc nhà với vợ. Nếu người đàn ông chủ động bỏ vợ, sẽ phải bồi thường...
    Và tôi thấy phụ nữ Việt Nam nói riêng, phụ nữ Châu Á nói chung quả là rất khổ. Ngày càng có nhiều đàn ông Châu Âu, Châu Mỹ muốn lấy phụ nữ Châu Á làm vợ, và người vợ đó rất được yêu chiều.
    Họ kể rằng, họ yêu và muốn cưới vì phụ nữ Châu Á bây giờ vừa có khả năng làm việc như đàn ông, vừa rất dịu dàng và chăm chỉ. Con rể tôi (R.Michael - người Mỹ) cũng bảo hình ảnh đẹp nhất của phụ nữ Việt Nam là lúc nấu cơm tối và thêu thùa bên bếp lửa.
    * Chị thấy phụ nữ trẻ thời nay có gì khác thời chị ngày xưa?
    - Các cô gái trẻ bây giờ dường như hạnh phúc hơn chúng tôi. Những nguyên tắc chặt chẽ của các cụ ngày xưa hầu như đứng bên ngoài hết. Những quốc gia văn minh cho rằng, sống với một nguyên tắc nào cũng được, miễn là thuận vợ thuận chồng và căn bản nhất là con người dù đàn ông hay đàn bà cũng phải được tôn trọng như nhau.
    Chẳng có gì xấu nếu vợ nấu cơm thì chồng rửa bát, vợ thêu thùa thì chồng cho áo quần vào máy giặt rồi đem phơi... Tôi cũng sẽ bằng lòng nếu con gái hoặc con dâu tôi chọn một cuộc sống như thế.
    * Điều gì khiến chị trở thành nữ văn sĩ của những thân phận phụ nữ?
    - Có một điều chắc chắn rằng tôi đã sống một cuộc sống đầy mâu thuẫn. Tôi tận mắt thấy những biểu hiện văn hoá của người xứ khác, nhưng không dám thay đổi và bước theo những ước muốn của mình. Tôi cố trải mình trong mọi nỗi vất vả của một người phụ nữ Việt Nam, chấp nhận bất công.
    Có thể khao khát thay đổi và muốn người khác, thế hệ khác có cuộc sống khác đi, công bằng hơn, văn minh, văn hoá hơn đã khiến tôi say mê viết về những thân phận phụ nữ.

    Theo Lao Động



  4. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Nhà văn Vệ Tuệ: Từng phút giây đều chứa đựng cơ hội



    Với Thượng Hải bảo bối, Điên cuồng như Vệ Tuệ rồi Tiếng kêu của bươm **** và gần đây nhất là Thiền trong tôi, Vệ Tuệ từng được xem là ?ohiện tượng mới? trên văn đàn Trung Quốc đương đại, có tác phẩm từng cùng lúc được phát hành bằng 30 thứ tiếng trên thế giới. Mới đây các nhà làm phim Trung Quốc đã quyết định cùng với Vệ Tuệ đưa Thượng Hải bảo bối lên màn bạc.
    "Dũng khí" Vệ Tuệ
    * Tháng 10-2005, thông tin về Thượng Hải bảo bối được chuyển thể thành phim đã chính thức công bố. Với chị, điều này chắc có nhiều ý nghĩa?
    - Thượng Hải bảo bối là cuốn tiểu thuyết theo lối bán tự truyện đầu tiên của tôi. Việc cuốn sách được chuyển thể thành phim là một vinh hạnh với tôi, nhưng tất cả còn đang ở phía trước.
    * Về nhân vật nữ chính của phim, chắc chị đã có ý tưởng riêng?
    - Thú thực là tôi đang đau đầu về vấn đề này. Trong ý tưởng của tôi, nhân vật nữ chính phải là cô gái có mang tố chất của một nữ trí thức. Tôi tin rằng chúng tôi sẽ nhanh chóng tìm được diễn viên phù hợp nhất.
    * Chính chị từng nói, tất cả những gì chị làm đều là để sách của mình bán chạy. Chẳng lẽ mục tiêu của nhà văn chuyên nghiệp là mang tính thương mại ư?
    - Thương mại là yếu tố mà một nhà văn nổi tiếng không thể không nghĩ đến. Chẳng có nhà văn nào không hy vọng sách của mình được nhiều người biết đến, cũng không có nhà văn nào tự nguyện viết đến khi đói khổ cùng cực và chết đói. Tuy nhiên, mục tiêu của nhà văn chuyên nghiệp đâu phải chỉ mang tính thương mại, mà quan trọng là phải có cái tôi và tính nghệ thuật.
    * Nói đến nhà văn, thường người ta hay nói đến sự thanh cao?
    - Chỉ có các nhà văn Trung Quốc mới có sự thanh cao kỳ quái, hễ nói đến tính thương mại là như bị dị ứng. Tôi cũng thanh cao nhưng không dị ứng với tính thương mại. Sự thanh cao của tôi là ở niềm vui cá nhân phía sau sáng tác. Niềm vui ấy được bảo vệ khá kín kẽ, không liên quan gì đến sự sùng bái hay phỉ nhổ của công chúng đến với tôi, không liên quan gì đến tiền nhuận bút và cũng chẳng liên quan đến những lời nhận xét của các nhà phê bình.
    * Ngay khi vừa tốt nghiệp đại học, chị đã vứt bỏ nghề nghiệp để lao vào viết văn, nhưng lại nằm ngoài cơ chế của hiệp hội nhà văn. Sức mạnh và cơ hội nào khiến chị đưa ra sự lựa chọn khác người như vậy?
    - (Cười) Tạm gọi là ?odũng khí Vệ Tuệ? vậy. Còn về cơ hội ư? Trong cuộc sống của tôi, từng giây phút đều chứa đựng cái gọi là cơ hội ấy.
    * Mọi người thừa nhận, so với các nhà văn cùng thời, những truyện ngắn (chủ yếu là đăng tải trên báo và tạp chí - PV) của chị đều hơn hẳn về tính nghệ thuật, ngôn từ và lối hành văn đều thể hiện tính chuyên nghiệp. Chị sẽ còn tiếp tục viết những truyện ngắn như vậy chứ?
    - Cám ơn mọi người đã có những lời nhận xét tốt đẹp về tôi. Thú thật tôi cũng rất tôn trọng các truyện ngắn của mình. Nghệ thuật phi phàm, ban đầu chắc đâu đã nhiều người đọc, về sau khi đã nổi tiếng rồi, mọi người mới tìm đọc những tác phẩm ấy. Đương nhiên tôi sẽ tiếp tục viết, tại sao lại không nhỉ?
    Tình yêu không lường trước được
    * Chị từng chịu không ít những lời mắng chưởi nhằm vào sự ?ođiên cuồng? của bản thân. Đã bao giờ chị hối hận về sự tuyên truyền thái quá của mình?
    - Không hề. Tôi cho rằng những gì mình đã làm trong quá khứ đều là việc phải làm để đi tới sự chín chắn của một con người. Chỉ có mình mới biết mình đã làm gì và được những gì.
    * Trong tiểu thuyết của chị, các nhân vật nữ chính hầu hết đều chọn người nước ngoài làm bạn trai. Điều này liệu có tiêu biểu cho một cách nhìn nhận nào đó đối với đàn ông Trung Quốc truyền thống?
    - Tôi nghĩ, con gái Trung Quốc tốt nhất là nên yêu một người đàn ông không cùng quốc tịch. Như vậy mới biết được đàn ông trên thế giới này là như thế nào và đàn ông Trung Quốc ra sao. Bản thân tôi không hề phiến diện khi nhìn nhận đàn ông Trung Quốc và có lúc tôi nhận thấy họ rất gần gũi với mình.
    * Chị tự sắp đặt như thế nào giữa công việc sáng tác và cuộc sống?
    - Một sự sắp đặt rất bình thường. Có lúc rất tùy tiện, đôi khi một ngày tôi dành tới 6 tiếng để đi bơi, bởi tôi rất thích bơi.
    * Chị có tin vào tình yêu không? Với tình yêu, chị thuộc tuýp người chờ đợi hay theo đuổi?
    - Tình yêu đâu phải do mình, bất kể là mình có tin hay không. Tình yêu thường bất ngờ ập đến, ấy là chưa kể tới thứ tình yêu có khi chỉ tồn tại trong vòng 10 giây. Sự ập đến của tình yêu cũng giống như sự ập đến của bệnh tật, ai mà lường trước được. Tôi cho rằng, nếu duy trì được trạng thái tâm lý bình thản và sáng suốt, tình yêu sẽ đến bất kỳ lúc nào.
    * Chị đã bao giờ nghĩ tới việc chị sẽ định cư ở nước ngoài?
    - Câu hỏi này thật thú vị. Rất tiếc tôi lại không muốn đưa ra câu trả lời. Nhưng dù sao tôi cũng muốn mọi người biết quan điểm của mình: Cái gọi là truyền thống luôn dần được thay thế bằng những thứ được xem là tiên phong và một ngày nào đó, những thứ từng là tiên phong sẽ lại trở thành truyền thống.

    Theo Thể thao và Văn hóa



  5. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    ''Dostoyevesky chính là nước Nga''



    125 năm sau khi nhà văn qua đời, tách trà trên bàn viết trong căn nhà của Fyodor Dostoyevsky ở St. Petersburg vẫn chưa bao giờ nguội lạnh. "Chúng tôi luôn để ý đến chi tiết nhỏ nhặt này, bởi nó nhắc nhở về hình ảnh thân thương: Fyodor Mikhailovich từng ngồi viết ở nơi này trong những đêm dài, bên cạnh tách trà nóng", Natalya Ashimbayeva, người quản lý bảo tàng (trước đây là ngôi nhà của Dostoyevsky), cho biết.
    Nằm trên một vùng đất rộng phía bắc thành phố St. Petersburg, căn hộ 6 phòng này mang dáng vẻ đơn sơ của một gia đình trung lưu thời bấy giờ nhưng ẩn chứa không khí ấm cúng. Đây là nơi nhà văn qua đời sau những ngày tháng tù tội, ốm yếu, bệnh tật và nghèo đói. Ông mất ngày 9/2/1881.
    Cùng với thiên tài Leo Tolstoy (1828-1910), Dostoyevsky để lại những dấu ấn sâu đậm trong nền văn học Nga. Ông là người góp phần đưa văn học nhân loại tiến thêm những bước đi dài trên hành trình khám phá đời sống tâm hồn sâu thẳm, phức tạp bên trong của con người và tạo được những ảnh hưởng lớn đến những nhà văn nổi tiếng thế kỷ 20 như Herman Hesse, Albert Camus, Ernest Hemingway và Gabriel Garcia Marquez.
    Dostoyevsky sinh ngày 11/11/1821 tại Matxcơva. Bố ông là một bác sĩ quân y sinh trưởng trong một gia đình quý tộc phá sản.
    Tuy đến với văn học từ những năm còn học trung học qua những tác phẩm kinh điển của Pushkin, Gogol, Balzac, Hugo... nhưng lớn lên, nhà văn theo học tại Học viện kỹ thuật quân sự. Tốt nghiệp, ông trở thành kỹ sư bản đồ rồi nhanh chóng bỏ việc sau chưa đầy 1 năm để đến với văn chương bằng bản dịch Eugénie Grandet của Balzac. Năm 1845, tên tuổi Dostoyevsky bắt đầu được biết đến trên văn đàn với tác phẩm đầu tay Poor People (Những kẻ đáng thương hại).
    4 năm sau, nhà văn bị tống giam và lĩnh án tử hình do tham gia vào phong trào hoạt động bí mật chống lại Nga hoàng của một nhóm cánh tả. Nhưng trong giờ khắc đối diện với cái chết, nhà vua ra lệnh thay thế cái chết bằng án lưu đày khổ sai biệt xứ ở Siberia và sau đó là phục dịch vô thời hạn trong quân đội. Trò chơi tai ác này của nhà vua đã khiến cho những mầm bệnh thần kinh vốn có trong nhà văn ngày một phát sinh trầm trọng.
    Sau khi trở về Petersburg, vừa mang bệnh tật, vừa chìm vào cờ bạc với những món nợ chồng chất, nhà văn đã quyết định ra nước ngoài.
    Trong những năm cuối đời, những trang viết đem đến cho ông nguồn thu nhập đủ sống. Đỉnh cao sự nghiệp đến với nhà văn một năm trước khi ông qua đời. Ông vinh dự được lựa chọn làm người đọc diễn văn tại lễ khánh thành tượng đài Pushkin ở Matxcơva.
    Những nhân vật của Dostoyevsky như Raskolnikov (Crime and Punishment - Tội ác và trừng phạt), Myshkin (Idiot - Thằng ngốc), Alyosha (The Brothers Karamazov - Anh em nhà Karamazov) có sức sống thực sự lâu bền trong lòng độc giả không chỉ nước Nga mà của cả thế giới.
    "Dostoyevsky có tài năng đặc biệt trong việc miêu tả linh hồn con người trong những cơn khủng hoảng", Ashimbayeva nhận định.
    Không ít tác phẩm xuất sắc trong số này được khai thác từ chính cuộc sống và chuỗi ngày khủng hoảng của nhà văn.
    Dẫu bị cấm đoán qua hàng thập kỷ dài nhưng đến nay tác phẩm của ông đã được trả lại vị trí xứng đáng của chúng trong lòng độc giả. Khi nhà văn qua đời, hơn 60.000 người đã đưa tang ông.
    Nhà văn Alexei Remizov viết: "Dostoyevsky chính là nước Nga. Nước Nga sẽ không có ngày nào thiếu vắng Dostoyevsky".
    Còn Gorki nhận định, Dostoyevsky là "nhà văn thiên tài biết phân tích những bệnh trạng của xã hội thời ông... là một thiên tài không thể phủ nhận được, với sức biểu hiện như vậy, chỉ có Shakespeare mới có thể đặt ngang hàng".

    Theo Evăn



  6. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Edgar Poe - ông tổ của nền văn học trinh thám



    Theo đánh giá của giới phê bình văn học, thế kỷ XIX là thế kỷ mở đầu của thể loại văn học trinh thám và nhà văn Mỹ Edgar Allan Poe được coi là ông tổ khai sáng cho dòng văn học kỳ vĩ này.
    Edgar Allan Poe sinh năm 1809 tại Boston, trong một gia đình diễn viên. Suốt bốn mươi năm ngắn ngủi của cuộc đời mình, Poe đã nhiều lần phải đối mặt với những cái chết bi thảm xảy đến với người thân. Bố mẹ, rồi người vợ thân yêu của ông lần lượt chết bởi bệnh lao phổi. Điều này lý giải tại sao ông thường bị ám ảnh và nói nhiều về cái chết như một nhà phê bình lại đưa ra nhận xét: ?oĐề tài trung tâm trong các truyện của ông là nỗi buồn, tình yêu và cái chết?.
    Bản thân Edgar Poe cũng từ giã cuộc đời vào năm 1849, tại Baltimore, trong một bối cảnh rất đỗi bí ẩn. Theo hồ sơ bệnh án, Edgar Poe được đưa vào bệnh viện trong trạng thái bất tỉnh. Sau đó, ông có hồi tỉnh, người ra nhiều mồ hôi, bị chứng ảo giác và thường cãi nhau với một người tưởng tượng. Tiếp đến là giai đoạn ông bị mất trí nhớ, cấm khẩu rồi tắt thở.
    Theo giả thiết của một nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Y tế Trường đại học Maryland (Mỹ) thì nhiều khả năng Edgar Poe đã bị một con vật điên (chó hoặc mèo) cắn, dẫn đến tử vong.
    Một kiệt tác làm tác giả bị nghi oan
    Những ai đã đọc Edgar Poe hẳn đều không thể không nhớ tới một tác phẩm hết sức độc đáo (có thể xem là độc đáo nhất) của ông, đó là truyện Bí mật của Marie Roger. Truyện dựa trên một vụ án có thật xảy ra vào mùa hè năm 1841 ở, bang New Jersey (Mỹ). Trên con sông Hudson, người ta vớt được thi thể một phụ nữ trẻ. Cơ quan điều tra đã xác định nạn nhân chính là cô gái 21 tuổi Mary Roger, cư dân thành phố New York, vốn là nhân viên của một cửa hiệu thuốc lá.
    Thời gian xảy ra vụ án, Edgar Poe đang là biên tập viên văn học của tờ tạp chí Grew của bang Philadelphia, và trong con mắt độc giả, ông đã là một cây bút khá nổi tiếng với một bộ hợp tuyển thơ - truyện gồm 6 tập. Ông đang có ý định thu thập tư liệu để hoàn tất tác phẩm trinh thám Vụ giết người ở phố Morgue, cho nên nhân cái chết của Mary Roger, ông lập tức vào cuộc.
    Truyện ngắn Bí mật của Marie Roger xuất hiện liên tiếp trên 3 số tạp chí dành cho phụ nữ từ cuối năm 1842 đến đầu 1843. Trong truyện Mary Roger được gọi chệch đi là Marie Roger. Thành phố New York được chuyển thành Paris, và con sông Hudson hung dữ thì được biến thành dòng sông Seine thơ mộng. Tác giả chỉ ra cho độc giả thấy hung thủ là một sĩ quan hải quân có nước da bánh mật. Trước khi bị sát hại ba năm, chính Mary đã theo người đàn ông này vắng nhà tới cả tháng. Và truyện dừng ở đây. Tác giả không hề cho biết tên của đối tượng nói trên.
    Truyện ngắn Bí mật của Marie Roger đã khiến dư luận rất quan tâm. Nhiều ý kiến còn ?ođồng nhất? tác giả truyện ngắn với hung thủ. Theo ý những người này thì Poe tuy sống ở Philadelphia nhưng vẫn thường xuyên có mặt ở New York nên không loại trừ khả năng ông từng nhiều lần đến mua thuốc lá ở cửa hiệu mà Mary Roger đang làm thuê và đã buông lời tán tỉnh cô, nhưng không được đền đáp.
    Một yếu tố mà dư luận tìm cớ vin vào, ấy là việc trong truyện, Edgar Poe mập mờ cho biết ông đã lần ra manh mối hung thủ. Không những vậy, nhà văn còn viết rõ rằng ?ohung thủ có nước da bánh mật?, mà đấy lại là một đặc điểm dễ nhận thấy của ông (Edgar Poe cũng có nước da ngăm đen).
    Rất may tất cả những điều trên chỉ là những phỏng đoán cực đoan. Thực tế, căn cứ vào những lá thư Edgar Poe gửi cho một người bạn ngày 4/6/1842, ta có thể thấy ông kỳ công như thế nào trong việc thu thập tài liệu phục vụ cho việc khám phá cái chết của cô gái. Và ở khía cạnh này, ông chẳng khác gì một thám tử tư.
    Xứng danh bậc thày
    Sinh thời, Edgar Poe luôn bộc lộ là một người mơ mộng và đa tài. Ông viết nhiều thể loại, từ phê bình, lý luận đến thơ, truyện... Tác phẩm của ông thể hiện vốn học vấn uyên bác trên nhiều lĩnh vực như tâm lý học, tội phạm học, kiến trúc, hội họa, âm nhạc, y học, sinh học, hóa học...
    Ngay truyện của ông cũng có thể phân thành nhiều loại: Truyện rùng rợn (Con mèo đen, Vở vũ kịch tử thần đỏ), truyện hoang đường viễn tưởng (Chuyện kể trên những vách núi lởm chởm), truyện trinh thám (Vụ giết người ở phố Morgue, Mi cũng là một con người?), truyện đả kích hài hước (Con quỷ trên gác chuông, Cặp kính). Không dưng mà các nhà nghiên cứu văn học đều thống nhất trong việc khẳng định Edgar Poe không chỉ là ?oông tổ? của thể loại văn học trinh thám mà còn là người khai mở cho thể loại truyện kinh dị và truyện khoa học viễn tưởng.
    Trong mảng truyện trinh thám, đóng góp lớn nhất của Edgar Poe là ông đã sáng tạo ra nhân vật Dupin, một người lập dị, sống đơn độc, mặc dù chẳng phải là cảnh sát hay thám tử tư, song bằng phương pháp phân tích, suy luận rất độc đáo ông đã phanh phui được nhiều hành động tội ác.
    Trở lại với bộ ba truyện ngắn Vụ giết người ở phố Morgue, Bí mật của Marie Roger và Bức thư bị đánh cắp, tác giả đã cho Dupin kết hợp lời khai của các nhân chứng với các thông tin ông ta thu lượm được trên báo chí, từ đó dựng lên các giả thuyết về tội phạm, khiến người đọc bị chinh phục.
    Có thể nói, chính phương pháp phân tích, diễn giải kết hợp với óc quan sát nhạy bén, rồi cách xây dựng nhân vật phá án là mẫu người lập dị, có cách suy luận về nhân tình thế thái sắc sảo... sau này đã trở thành một môtíp quen thuộc của các bậc kỳ tài tên tuổi lừng lẫy như Conan Doyle (với nhân vật thám tử Sherlock Holmes), Agatha Christie (với nhân vật Hercule Poirot)...
    Chính Conan Doyle, trong tập sách Hồi tưởng về những cuộc phiêu lưu đã thổ lộ: "Gaboriau (tên một nhà văn Pháp nổi tiếng thế kỷ XIX, cha đẻ của nhân vật cảnh sát lừng danh Lecoq) đã thu hút tôi bằng nét tinh tế của những âm mưu được ông khéo léo đan kết, còn vị thám tử tuyệt vời Dupin của Edgar Poe đã từng là một trong những nhân vật tôi yêu quý nhất thời niên thiếu?.
    Ở Việt Nam, cách đây hơn bảy chục năm, Edgar Poe đã được biết đến (chủ yếu qua bản Pháp văn) và ít nhiều có ảnh hưởng tới sáng tác của một số cây bút thành danh thời ấy. Năm 1989, NXB Lao Động cũng đã cho in tập truyện dịch của ông, lấy tên là Truyện kinh dị, tất cả gồm 5 truyện, 134 trang in. Và năm 1997, NXB Công an nhân dân cũng đã cho in tập truyện Bức chân dung hình ô van dày trên 200 trang của Edgar Poe.
    Cũng cần nói thêm là, tuy tài năng kiệt xuất vậy, song sinh thời Edga Poe không được hưởng niềm vinh quang trọn vẹn. Nếu như cả châu Âu với những bậc cự phách nhất từng nghiêng mình chào đón ông thì nghịch lý thay, hầu như nước Mỹ lại ngoảnh mặt với ông - khi ông còn sống. Thật đúng như Pautovski đã nhận định một cách chua chát: ?oĐời ông lúc sống cũng như lúc chết, không lúc nào không chứng thực cái sự thật là xã hội cũ bao giờ cũng tàn nhẫn và bất công đối với những người có tài năng lớn và những tâm hồn lớn?.

    Theo Văn nghệ công an



  7. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Nhà văn Hòa Vang bình tĩnh đối diện với định mệnh



    Cuối tháng 11 vừa rồi, tình cờ Hòa Vang đến chơi với tôi. Trưa ấy tôi đang nghỉ tại khách sạn Đại Dương (Hải Phòng), cùng với Chu Lai, nhân dịp về dự một cuộc Hội thảo văn chương do Hội Nhà văn thành phố Cảng tổ chức. Hòa Vang không dự Hội thảo, ông và nhà thơ Vân Long được một fan cho ôtô rước đi chơi, chỉ ghé qua bù khú.
    Lâu lắm mới có dịp hàn huyên, chúng tôi hỏi thăm sức khỏe của nhau. Hòa Vang gập ngón tay chỉ vào bụng, điệu bộ rất kịch, bảo: tao có u rồi. Giọng nói thật thản nhiên.
    Tôi nhìn lại hình dung cổ quái của ông: râu tóc sum suê đương độ ?o*******? nhưng dày dặn, hai hàm răng thiên nhiên còn chắc chắn cả. Tướng ấy là chân thận cực tốt. Cứ nghĩ là Hòa Vang nói đùa, tính ông vốn thích đùa...
    Hóa ra không phải chuyện đùa. Tuần trước, Chu Lai gọi điện cho tôi: hình như Hòa Vang vào viện K rồi, hỏi hộ xem nằm phòng nào để vào thăm. Sang Hội Nhà văn, hỏi Nguyễn Khắc Trường, cũng bảo chỉ nghe nói vậy...
    Trưa hôm sau dùng bữa với Trịnh Thanh Sơn, Nguyễn Hòa Bình, Hoàng Minh Tường thì được thông báo chính thức: Hòa Vang đã được xác định là ung thư gan, ngày ngày đúng 6 giờ 30 phút chiều phải đến viện K để xạ trị, tiên lượng rất xấu... Thế là nháo nhào đến thăm.
    Cái ngõ mang số 5, phố Quang Trung, Hà Nội vẫn ồn ào, đông đúc nhưng có vẻ mạch lạc, sáng sủa hơn thuở nào, khi tôi và Hoàng Minh Tường thường ghé qua đây uống rượu suông.
    Một thiếu phụ áo hồng đương lúi húi bên ngõ, ngẩng lên, ngờ ngợ rồi gọi đúng tên tôi. Hóa ra đây là cô bé Trang ngày nào vẫn đi mua rượu cho bố tiếp bạn, nay đã là mẹ của hai đứa con.
    Cô thứ hai, có cái tên ấn tượng, đẹp nhưng mang ý vị hài hước, Nguyễn Y Vân (nói lái, nghĩa là vẫn-y-nguyên!) nghe nói cũng đã trưởng thành. Tôi quen Hòa Vang hồi ông còn là cán bộ xưởng phim đèn chiếu, thỉnh thoảng có viết báo vặt và ?osáng tác?... mồm.
    Xuất thân là một thày giáo rồi đi lính, lính chiến thật chứ không phải lính kiểng, một độ cả quyết bỏ cơ quan bám vỉa hè để sống, Hòa Vang có một vốn sống ngồn ngộn khiến bất kỳ cây bút nào cũng phải thèm muốn. Nhưng ông viết thật khó nhọc, khó nhọc vì kỹ càng, nắn nót quá?
    Mỗi cái truyện, trước khi viết ra giấy thì hình như ông đã thuộc lòng trong đầu, tính đếm đến cả từng dấu chấm dấu phảy. Gặp bạn hữu, bên chén rượu, ông sốt sắng đọc cho nghe từng chương từng đoạn, ngân nga, nhấn nhá như thầy giáo giảng văn trên lớp, nhâm nhi từng câu từng chữ đắc ý. Rằng hay thì thật là hay nhưng cũng sốt ruột lắm!
    Hoàng Minh Tường có lần bảo tôi, giá Hòa Vang cứ thủ sẵn một cái máy ghi âm trong túi, nói đến đâu ghi đến đấy rồi thuê người bóc băng, sao ra, thì hẳn tác phẩm xếp lại đã cao bằng đầu rồi!
    Nhưng mỗi nhà văn có một cách làm việc riêng, chẳng ai dạy được ai. Hòa Vang vẫn thích đọc hơn thích viết, chăm ngồi... quán hơn là ngồi bên bàn. Bù lại, những gì ông in ra đều trau chuốt, ít nhiều có tiếng vang. Truyện ngắn Nhân sứ được Giải Nhì cuộc thi truyện ngắn của báo Văn nghệ (1991) là một cột mốc, đưa cái tên Hòa Vang đến với bạn đọc cả nước. Nên khi Hòa Vang cùng với nhà thơ trẻ Nguyễn Lương Ngọc làm cuộc đi bộ xuyên Việt, có làm lễ xuất phát tại Hội Nhà văn và được báo chí đưa tin thì dư luận rất chú ý.
    Người ta vừa dõi theo bước đi của hai ông, vừa cười cợt bên bàn bia rằng chắc lâu lâu hai ?o tướng? cũng phải... vẫy xe quá giang cho đỡ mỏi, những 2.000 cây số kia mà! Đùa là đùa vậy nhưng ai cũng cảm phục nghị lực và khát vọng văn chương của hai lữ khách đặc biệt này.
    Chuyến đi, với Hòa Vang, phải chăng còn là cuộc hành hương tìm lại những vùng đất, những con người từng đùm bọc chở che ông những năm tháng chiến tranh ác liệt? Hòa Vang kể về cái bút danh tưởng như chẳng liên quan gì đến một cư dân sinh ra và lớn lên ở Hà Nội như ông.
    Hồi ấy là năm 1972, anh lính Nguyễn Mạnh Hùng suốt ngày nằm hầm ở một gia đình cơ sở kháng chiến ở Quảng Trị, chuẩn bị cho một trận đánh lớn. Lạ một điều là bà mẹ chủ nhà cứ sờ sẫm quanh mấy quả đạn B40 để trong góc hầm và lẩm bẩm gì đó.
    Cảnh giác, Hùng phải hỏi lại giao liên xem nhà này có đủ độ tin cậy không và được biết đây là cơ sở rất tốt đã nuôi giấu nhiều lượt quân ta. Hỏi, chứ mẹ nói gì với mấy quả đạn ghê gớm ấy?
    Bà mẹ, vốn người Hòa Vang, Quảng Nam làm dâu Quảng Trị, có hai con đang trong đội ngũ binh lính Sài Gòn, bảo: mẹ cầu các ?o ông? nhằm cho ?othật? trúng đích! Câu trả lời khiến Hùng rùng mình.
    Bao nhiêu bi kịch, bao nhiêu đau đớn trong lời cầu ấy, để những quả đạn bắn trúng những kẻ thủ ác nhưng vẫn có cơ may cho những ai bị bắt buộc đứng về phía đối phương.
    Anh lính trẻ Nguyễn Mạnh Hùng nhất quyết lấy tên đất đã sản sinh ra bà mẹ can trường và đau khổ ấy làm bút danh theo đuổi nghề văn hằng ấp ủ...
    Chậm rãi nhưng chắc chắn, Hòa Vang lần lượt cho ra đời những cuốn sách, tuy không gây được dư luận sôi nổi nhưng đều được đồng nghiệp ghi nhận ở công phu, ở chất văn.
    Những cuốn sách mới nghe tên đã thấy nhọc nhằn: Tai quỷ (tiểu thuyết, 1993), Sự tích những ngày đẹp trời (truyện ngắn, 1996), Hiện tượng HVEYA (tiểu thuyết, 1998), Hạt bụi người bay ngược (truyện ngắn, 2005), Năm tháng và Mẹ (tiểu thuyết, 2006)...
    Cuốn tiểu thuyết sau rốt này liệu có kịp đến tay ông trước bước đi khắc nghiệt của định mệnh? Biên tập viên Lê Hùng của Nhà xuất bản Thanh Niên đã nhận xét rất chính xác: ?oVăn của ông có đủ cung bậc của năm tháng đời người: những giờ phút hào hùng sôi động nhất của lịch sử, những éo le của số phận, những bất hạnh của con người và cả những niềm vui nho nhỏ của cuộc sống đời thường.
    Đọc văn ông vừa cảm được giọng cười của ông: nó sảng khoái và đầm ấm, lắng kỹ lại có chút đắng cay chua xót của số phận?...
    Tôi, Hoàng Minh Tường, Trịnh Thanh Sơn lại ngồi với ông trong căn phòng nhỏ từng chứng kiến bao bữa rượu nghèo của chúng tôi, căn phòng tuy đã được sửa sang, lên tầng nhưng vẫn còn sơ sài, chật chội lắm.
    Hòa Vang thao thao kể lại bỗng dưng mình bị đau bụng thế nào, bạn bè giấu giếm nhưng mình đòi biết sự thật bằng được ra sao... Hồn nhiên, ông lật cái chăn, vén áo cho chúng tôi nhìn những vệt mực xanh chia bụng mình thành từng ô đều đặn phục vụ việc xạ trị...
    Trịnh Thanh Sơn tặng một chai Ximirnov xanh đầy ắp, trong vắt. Ông cầm chai rượu, cảm ơn, ngắm nghía rồi đặt xuống chiếu, bảo: để bạn bè đến chơi, ai thích thì mời, mình kiêng từ hôm 24 tháng 11 kia. Kiêng hẳn. Có thèm không? Thèm lắm, nhưng bác sĩ dặn phải kiêng tuyệt đối.
    Vợ ông, cô giáo Lan, nhẹ nhàng: Giá anh kiêng từ mươi mười lăm năm trước có phải hơn không, chỉ tại rượu... Ông từ tốn bác ngay: xin lỗi em, không thể đổ lỗi cho rượu được. Rượu đã cho mình bao nhiêu niềm vui, bao nhiêu cảm hứng. Chỉ có thể tự trách mình thôi.
    Thương bạn, tôi bảo: Cứ uống đi, đằng nào cũng thế... Nhưng ông kiên quyết: Không thể buông súng đầu hàng sớm thế được! Mình nói với các bác sĩ: Tôi không có 108 triệu để thực hiện hai liệu trình hóa trị, nhưng tôi chấp nhận xạ trị và tuyệt đối kiêng rượu để ?ophối hợp? với các anh trong trận đánh này, biết đâu chúng ta sẽ thắng?
    Giữa nhịp cười dường như bất tận, ông chợt sa nước mắt: Cuộc đời thế này, bạn bè thế này, tôi còn muốn sống chứ, chết bây giờ vô lý lắm... Vâng, vô lý thật, vài hôm nữa ông mới vào tuổi sáu mươi, trên còn bố già tròn tám chục phải phụng dưỡng, dưới còn con cái chưa yên mọi bề.
    Rồi văn chương, bạn bè... Dường như không muốn chúng tôi chia tay trong bi lụy, ông quẹt mắt, cười bảo: Tớ phải thuyết phục bác sĩ cho dùng mooc-phin mỗi khi cơn đau nổi lên, tớ muốn lúc nào cũng thanh thản, tỉnh táo.

    Theo Tiền phong



  8. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Đỗ Hoàng Diệu nhận mình thuộc loại máu lạnh




    Nhà văn Đỗ Hoàng Diệu.
    "Một tháng nữa tôi lên xe hoa. Anh ấy bảo tôi muốn làm gì thì làm, viết gì thì viết, miễn là đừng lăng nhăng ngoại tình như nhân vật" - tác giả "Bóng đè" tâm sự.
    - Chị nghĩ sao trước nhận xét tập "Bóng đè" của Đỗ Hoàng Diệu viết lúc chị xuất thần?
    - ?oXuất thần? hay không thì không biết, nhưng viết xong tôi bị ốm, mộng mị linh tinh. Người đọc Bóng đè đầu tiên chính là bố tôi (nhà văn Đỗ Văn Phác), sau đó đến chú Từ Nguyên Tĩnh, chú Văn Đắc trong Hội Văn nghệ. Bố tôi và các chú hình như đều choáng, nhìn tôi như thể... Nhưng bố có khen tôi.
    Lúc đầu truyện có tên là Thung lũng 11 ngôi mộ, và rất dài, khoảng 40 trang. Có người chê tên truyện vừa dài vừa gây hiểu lầm là truyện ma và nói tên truyện nào cũng dài như dòng sông. Thế là tôi đổi.
    - Những chi tiết nào chị lấy từ chính gia đình mình để đưa vào truyện?
    - Một vài chi tiết trong truyện đúng là tôi lấy từ gia đình mình. Chẳng hạn nhà tôi có một bàn thờ rất lớn, dưới có khoảng rộng mà hồi bé lũ trẻ con chúng tôi thường chui vào nằm cho mát.
    Nhà tôi mỗi năm cũng có 15-16 đám giỗ. Ông cố tôi làm thày phù thủy, bỏ nhà ra đi, gia đình lấy ngày bỏ đi làm ngày giỗ. Có bà cô chết trẻ như trong truyện...
    - "Bóng đè? cùng Đỗ Hoàng Diệu vẫn là đề tài trên một số diễn đàn văn nghệ báo chí. Chị cảm thấy thế nào trước những khen chê có lúc quá lời?
    - Những lời khen chỉ là sự khích lệ cho tôi. Còn chê? Tôi thuộc loại máu lạnh? Có người bạn làm đầu nậu ôm cả chồng báo đặt trước mặt, tôi cũng không đọc. Chỉ nghe kể lại là chính, có người còn tập hợp hàng đống ý kiến chửi bới trên mạng, và đi đâu cũng thanh minh ?onói với cái Diệu tôi không đánh nó mà đánh...?. Nếu phải bình luận thì đó là một cách chơi không công bằng.
    Tôi có duy nhất đọc bài của Nguyễn Thanh Sơn. Sơn gửi cho tôi qua e-mail. Đọc xong tôi hỏi: ?oAnh chơi với em bao nhiêu năm, anh thấy em không có văn hóa thật à??. ?oAnh không bảo em mà là nhân vật của em không có văn hóa?.
    - Nếu có so sánh giữa chị và Vệ Tuệ thì vinh dự thuộc về ai?
    - Tôi thấy sự so sánh đó nếu có, chỉ là vô thưởng vô phạt. Bản thân tôi cũng chưa nghe ai viết so sánh, chỉ là chuyện bàn trà quán nước. Có lần tôi nghe nhà văn Nguyễn Huy Thiệp phát biểu trong chương trình tiếng Việt của một đài nước ngoài rằng: ?oỞ trong nước bây giờ người ta gọi Đỗ Hoàng Diệu là Vệ Tuệ của Việt Nam?. Còn ngoài đời có nhiều chị gọi sau lưng tôi: ?oCon Vệ Tuệ Việt Nam ấy...?.
    -"Đỗ Hoàng Diệu viết toàn chuyện ngủ nghê, lại còn bố chồng - con dâu, lại còn ngủ với ma, ngủ với ma lại có mang". Bên cạnh đó, nhiều người cho rằng tác giả chẳng có thông điệp gì ngoài ***, kiểu "ý tưởng gì mà lộ liễu, trắng trợn". Sau này với những truyện có ý đồ thì chị định lộ hơn hay kín hơn?
    - Tôi sẽ dung hòa cả hai. Người kêu lộ, người kêu đọc chẳng hiểu gì! Đọc Tình chuột, có người bảo tôi sao không viết những chuyện thanh cao trong sáng, tôi thấy truyện ấy thanh cao trong sáng đấy chứ!
    - Chị nghĩ sao trước thông tin "Bóng đè" sở dĩ hoàn chỉnh là vì có một bàn tay biên tập từng chữ?
    - Chỉ là cắt ngắn đi mà thôi. Từ 40 trang tôi sửa thành 18, cuối cùng in lên còn khoảng 15, được cắt từng đoạn cho đỡ rề rà chứ không phải từng chữ. Còn Vu quy thì không cắt chữ nào.
    - "Phải lăng loàn ra phết mới viết được thế", chị nghĩ sao về ý kiến này?
    - Trái lại nhé, nhiều đàn ông nói tôi là người khó tính.
    - Một tháng nữa chị sẽ lên xe hoa, anh ấy là người thế nào?
    - Anh ấy sống ở Mỹ, người Việt chứ không phải người nước ngoài. Anh muốn chúng tôi sang Mỹ sinh sống nhưng tôi thích ở Việt Nam hơn, Sài Gòn chẳng hạn. Anh ấy cao to, sinh năm 1962, giỏi giang đấy.
    - Anh ấy nghĩ gì về văn chương của vợ?
    - Thích là khác, thường gửi cho bạn bè đọc. Anh ấy bảo tôi muốn làm gì thì làm, viết gì thì viết, miễn là đừng lăng nhăng ngoại tình như nhân vật.

    Theo Tiền Phong


    --------------------------------------------------------------------------------


  9. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Vũ Đình Giang: Làm lạ hóa những điều bình thường




    Nhà văn trẻ Vũ Đình Giang
    "Tôi nghĩ rằng trong văn chương, sự trải nghiệm về mặt suy nghĩ quan trọng hơn sự trải nghiệm sinh học. Những sáng tác của tôi dạo sau này tập trung hẳn vào khai thác khía cạnh cô đơn của những người trẻ đô thị. Đó là vấn đề muôn thuở rồi, tôi chỉ góp thêm vài góc nhìn mới", nhà văn trẻ Vũ Đình Giang chia sẻ.
    * Chào Vũ Đình Giang. Chúng ta lại hội ngộ cùng với sự xuất hiện của 16m2 (tập truyện ngắn, NXB Trẻ 2005) - tập sách thứ 7 của bạn vừa trình làng. ?o16m2?, đó không đơn thuần là một câu chuyện để kể mà dường đã biến thành một nỗi ám ảnh?
    - Quả đúng như bạn nghĩ, nó đã trở thành nỗi ám ảnh, ít nhất là trong khoảng thời gian tôi viết truyện này. Tôi biết có nhiều người đã đi đi về về, sống, làm việc, yêu đương?, sinh ra và chết đi trong những ?o16m2? mà không hề ý thức được sự tồn tại kỳ lạ của nó. Tôi thường tự hỏi vì sao chúng ta cun cút làm lụng, dựng xây tất cả mọi thứ chỉ để nhốt mình trong những ?o16m2??
    Và cái khát vọng được nằm chết thong thả dưới một bầu trời đầy mây, ngập tràn ánh nắng? hay một vũ trụ lấp lánh sao có phải là điều điên rồ? Và rồi, tự một sự vốn rất bình thường trong đời sống của tất cả mọi người bao đời nay, qua góc nhìn của tôi đã biến thành cái bất thường. Trong chừng mực nào đó, không gian hẹp của 16m2 cũng là một ẩn dụ cho sự chật hẹp của tâm hồn. Chính điều này mới thật đáng sợ.
    * Đọc những tác phẩm bạn viết thì dường như ?ochuyện phố phường? là đề tài ruột? Các nhân vật quẩn quanh với ?o16m2? của mình, không ngổn ngang các loại máy móc thì cũng vè vè chuột gián và những con chuột rinh rich cười chờ vụn bánh mì rơi, những bữa cơm văn phòng triền miên? Tôi không biết nên gọi tên là gì vì có cả lạc quan lẫn bi quan, cả thất vọng lẫn tràn trề khát vọng trong những câu chuyện phố phường ấy?
    - Dù có hài lòng hay không trong cái không gian đô thị ồn ã và đa diện, nhưng tôi phải thừa nhận chúng là phần không thể tách rời trong đời sống của mình. Thay vì tỏ ra tránh né, tôi mạnh dạn sử dụng chúng như một background sinh động để chuyển tải những ý đồ sáng tác.
    Tôi thấy kha khá người cứ hay chê là chuyện phố phường thì vụn vặt, tạp nham, chật hẹp, cá nhân chủ nghĩa? Thật ra đó chỉ là cái vỏ bề ngoài thôi. Chính bản chất phức tạp mới kích thích người viết khám phá nhiều hơn là sự đơn giản một chiều.
    Tôi nghĩ rằng trong văn chương, sự trải nghiệm về mặt suy nghĩ quan trọng hơn sự trải nghiệm sinh học. Những sáng tác của tôi dạo sau này tập trung hẳn vào khai thác khía cạnh cô đơn của những người trẻ đô thị. Đó là vấn đề muôn thuở rồi, tôi chỉ góp thêm vài góc nhìn mới.
    Tôi luôn nhủ mình cứ nên tiếp tục làm lạ hoá những điều bình thường, vẫn tốt hơn lao vào những đề tài quá lớn hoặc xa lạ, mà mình không thấu đáo, để rồi viết ra những trang giả tạo thiếu thuyết phục! Bởi đích đến cuối cùng của những trang viết chính là sự chia sẻ của độc giả kia mà.
    * Vậy là viết để giải mã chính mình hay??
    - Vâng, tôi cũng thấy như vậy! Một hành trình tự nhận thức. Càng viết, tôi càng thấy mình giống như bị dẫn sâu vào một đường hầm bí ẩn, chỉ có đi vào chứ không thể lùi ra. Tình trạng đó khiến mình phải tập thói quen nhận diện rõ ràng mọi thứ trong tăm tối, đồng thời kiểm soát nỗi sợ hãi và dè dặt bước chân nếu không muốn sa lầy?
    Thói thường, ai cũng quen và thích với sự rực rỡ ngoài ánh sáng, nhưng chính sự ấy làm cho người ta dễ say nắng, và hạn chế tầm nhìn. Bởi khi nhìn vào đường hầm, họ chỉ thấy một hốc đen ngòm. Nhưng nếu ở bên trong, mình sẽ được khám phá nhiều thứ lắm, cả trong lẫn ngoài.
    Viết còn là sự giải toả mình. Không biết người khác viết thì sao, chứ riêng tôi, khi hạnh phúc, tôi sẽ bận rộn hưởng thụ nó, lo ?ovui chơi nhảy múa?, chứ chẳng thể ngồi kỳ cạch gõ chữ. Nhưng trong chừng mực nào đó, sự đau khổ đã được trộn lẫn vào nỗi đam mê phù phiếm mà ta hay gọi là khoái cảm với con chữ.
    Mỗi sáng thức dậy, tôi luôn hoài nghi về năng lực lao động của mình, tôi luôn tự hỏi cái sản phẩm ngày hôm qua tôi làm ra, kỳ thực nó có phải là một mớ giẻ rách thảm hại không. Có lẽ sự hoài nghi về bản thân đã thúc đẩy tôi tiếp tục làm việc. Và nó tạo ra những câu chuyện tràn ngập sự bất an, pha trộn lạc quan lẫn bi quan, cả thất vọng lẫn tràn trề khát vọng, như bạn nói!
    * Này tôi mục ruổng từ đêm trước, Đêm dài còn lại một mình tôi, Xua mây vào khói? những nhan đề truyện thật ấn tượng. Hẳn là bạn phải tốn nhiều suy tư?
    - Tôi luôn tận dụng vào khoảng thời gian di chuyển xe trên đường đi làm mỗi ngày để chìm vào suy nghĩ. Đằng nào cũng mất công viết, thôi cố nghĩ thêm cái tựa hay hay để gây cảm hứng cho người đọc - một thủ thuật ấy mà! (cười). Thật ra, kỹ năng đặt tựa là cả một vấn đề. Đôi khi nó lột tả gần như trọn vẹn ý tưởng hoặc chủ đề của truyện.
    * Rất nhiều cuốn sách của bạn tôi bắt gặp dòng chữ này: thiết kế Vũ Đình Giang. Có vẻ như bạn sẽ không thể yên tâm nếu không tự trình bày cốn sách của mình?
    - Ồ, đấy là căn bệnh nghề nghiệp. Kiểu ?otận dụng nguyên liệu có sẵn? cho tiện. Giống như một người mẹ có con nhỏ, đôi khi rất mệt nhưng cứ thích chăm con cho yên tâm! (Dù lắm khi chăm rất vụng)
    * Có nên tách bạch Giang ngoài đời với Giang lúc ?onhập đồng? cùng chữ nghĩa không nhỉ?
    - Tôi sống lặng lẽ, chỉ thực sự hoạt bát khi trao đổi làm việc. Không giỏi giao tiếp, luôn né tránh đám đông nhưng vô cùng phấn khích trước những trò ?ođiên rồ?. Pha trộn giữa nỗi muộn phiền, đen tối, bọc trong lớp vỏ hài hước bên ngoài. Khả năng kiểm soát mình rất kém. Hình như văn tôi cũng phảng phất các đặc tính này?
    * Tôi rất thích thú cách bạn dùng phép so sánh trong sách, nó thường có những sự đối lập về màu sắc, đường nét? Một ?ohệ quả? của ?odân Mỹ thuật? khi cầm bút chăng?
    - Nhiều người nhận xét như vậy nên tôi cũng? chấp nhận!
    * Tôi tò mò tự hỏi cuốn sách Một nấm mưa trên ngôi nhà Mondrian (Vũ Đình Giang in chung với Phan Hồn Nhiên) - mà bạn đã ?ochơi ngông? vì dám bỏ ra cả một đống tiền, tự thiết kế một cuốn sách chẳng giống ai, tự lo phát hành? đã thu lại kết quả như thế nào?
    - Chúng tôi đã chơi ?otrò chơi điên rồ? ấy một cách say mê và nghiêm túc, và đã hiểu ra được nhiều thứ về mặt nghề nghiệp. Rằng văn chương thỉnh thoảng cũng nên được ?otrình diễn? dưới một hình thức khác, để tránh nhàm chán. Nhưng mục đích cuối cùng vẫn là hiệu quả của con chữ.
    Tôi rất mừng vì không đến nỗi bị dè bỉu cho cuộc chơi đó. Ở khía cạnh kinh tế cũng lời một ít - xem như tự trả món tiền nhuận bút và công thiết kế hậu hĩnh. Tuy nhiên, nếu sau này có điều kiện và thấy cần thiết, chúng tôi sẽ ?ochơi? theo một hình thức khác.
    * Mạnh dạn in email vào sách của mình để nghe phản hồi từ phía độc giả. Điều gì có ý nghĩa nhất mà bạn thu lại được cho mình sau việc làm táo bạo này?
    - Tôi nhận được sự chia sẻ hào hứng của độc giả trẻ. Có nhiều người trước đây chẳng bao giờ quan tâm đến văn học, nhưng do bạn bè thuyết phục, đọc thử, rồi sau đó âm thầm đi? mua tiếp những cuốn khác của tôi! Họ viết mail, nhận xét nhiệt tình, có những ý nằm ngoài biên độ văn chương, nhưng nó chứng tỏ cho mình thấy rằng không phải văn học ?oê? đâu, chẳng qua mình không biết cách thu hút độc giả.
    Tôi học được cách lắng nghe từ nghề thiết kế: sáng tác là chuyện chủ quan, nhưng quyền tiêu thụ nó là của khách hàng. Nếu ai đó là thiên tài hoặc vĩ nhân, thì ắt thiên hạ tự tìm đến chiêm ngưỡng. Còn đằng này, tôi ý thức rõ là mình chỉ là người sáng tác bình thường, vậy thì cái mà anh ta cần, đơn giản chỉ là sự cộng hưởng của người đọc. Điều đó, trong thời buổi quá nhiều thứ hấp dẫn hơn văn học, chẳng phải là khó khăn lắm sao?
    * Cá tính của bạn sẽ thể hiện rất rõ khi bạn cầm bút. Điều này là lợi hay hại ?" theo bạn?
    - Tôi nghĩ, trong sáng tác, điều đó là có lợi. Tôi và Phan Hồn Nhiên giống nhau ở một điểm, là xem việc viết lách giống như hội hoạ. Phong cách là cái mà tác giả phải chú tâm xây dựng và theo đuổi một cách có ý thức. Mình viết như thể mình vẽ chân dung mình một cách không nhầm lẫn. Và như thế, mỗi người đều có một gương mặt riêng, dấu hiệu riêng để nhận dạng.
    Khi bạn đi xem triển lãm, có thể bạn không thích vì bức chân dung xấu, hoặc nó có một gam màu đặc biệt khiến bạn khó chịu, nhưng chắc chắn nó vẫn ghi vào trí nhớ của bạn hơn là xem một bức chân dung nhàn nhạt không gây cảm xúc.
    Cảm xúc không nhất thiết phải là nỗi hân hoan hoặc sự hài lòng, nó bao gồm cả tâm trạng u uất, thái độ giận dữ, thậm chí chán ghét! Cho nên, tôi hy vọng những trang viết có cá tính của mình tạo được ít nhiều cảm xúc! Tuy nhiên, tôi cũng đang học cách tiết chế để tránh lạm dụng, sẽ gây nhàm chán hoặc phản cảm (đây chính là cái hại).
    * Hình như có lúc bạn tuyên bố: tôi sẽ dừng viết trong một thời gian. Thực hư thế nào vậy?
    - Tôi thấy rõ ràng mình đang bắt đầu lặp lại, nên quyết định dừng hẳn vài năm. Phải có độ lùi cần thiết để dọn dẹp ?omớ giẻ rách? mà mình đã tạo ra, và cũng để tích lũy cho có cái gì đó nén chặt mình lại. Thực sự, ai làm sáng tác cũng biết rõ là để mới hơn, khác hơn ngày hôm qua, khó ghê lắm! Nhưng cũng phải thử mình.
    Vả lại, từ đây đến hết năm sau, tôi còn phải hoàn thành một công việc dài hơi khác. Sau đó cũng phải quẩn quanh chuyện kiếm sống, và cố gắng đọc thêm nhiều sách. Cách đây một năm, cũng trên trang báo này, tôi có nói đại ý rằng dự định viết tiểu thuyết chắc phải sau 30 tuổi. Bây giờ tôi vẫn giữ nguyên ý định đó. Tôi hy vọng mình có thể viết một cuốn gây chút ấn tượng. Giữa ?ohay? và ?oấn tượng?, tôi thích chữ sau hơn!

    Theo Văn Nghệ Trẻ


    --------------------------------------------------------------------------------


  10. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Lữ - kẻ tài hoa





    Vài năm gần đây, Trịnh Lữ được biết đến với tư cách là một dịch giả uy tín qua một số bản dịch văn chương có giá trị trong đời sống văn hóa đọc. Từng là phóng viên, biên tập viên tiếng Anh của Đài Tiếng nói VN, từng sang Mỹ làm việc gần 15 năm cho các dự án truyền thông và giáo dục của Liên Hiệp Quốc, từng là họa sĩ có nhiều cuộc triển lãm tranh ở New York, Trịnh Lữ còn là một nhà thiết kế nội thất mang phong cách tối giản, một nghệ sĩ piano nghiệp dư, một nhà văn với những truyện ngắn đậm chất hoài cổ và mang một chút hơi hướng thiền...
    Giới thiệu về Trịnh Lữ (tên thật là Trịnh Hữu Tuấn, sinh năm 1948 tại Hà Nội), dịch giả Dương Tường nói ngắn gọn ?ođấy là một người tài hoa trong một gia đình trí thức - nghệ sĩ Hà Nội có nhiều người tài hoa?. Còn Trịnh Lữ thì luôn nhắc đến cha mình (ông Trịnh Hữu Ngọc) như một người thày lớn, người ảnh hưởng đến con, cháu trong gia đình từ cách sống, sự lựa chọn nghề nghiệp và cả tư duy nghệ thuật.
    Người thày lớn
    Câu chuyện về cuộc đời của ông Trịnh Hữu Ngọc qua hồi tưởng của Trịnh Lữ như một bộ phim tiểu sử với nhiều tình tiết hấp dẫn. Trịnh Hữu Ngọc sinh ra trong một gia đình nghèo ở Bắc Giang, bố làm nghề thợ hàn sống rày đây mai đó.
    Mẹ chết sớm, năm mới chín tuổi cậu bé Trịnh Hữu Ngọc đã lên tàu vào Nam tìm cha. Cậu gặp cha tại xưởng Ba Son, rồi vừa làm vừa tự học trong môi trường này; sau đó làm nghề thày ký trong Sở Bưu điện Sài Gòn. 19 tuổi, Trịnh Hữu Ngọc lấy vợ, sinh con đầu lòng và quyết định ra Hà Nội học vẽ vì không chịu được cuộc sống công chức tẻ nhạt. Thi vào Trường Mỹ thuật Đông Dương thời kỳ đầu, Trịnh Hữu Ngọc vừa học vừa phụ giúp ông Nam Sơn (người tham gia sáng lập Trường Mỹ thuật Đông Dương cùng với họa sĩ Pháp V. Tardieu).
    Trong môi trường nghệ thuật này, ông gặp họa sĩ Nguyễn Thị Khang (nổi tiếng về tranh lụa, với nhiều tác phẩm được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật VN), người cũng từ bỏ nghề giáo ở quê để ra Hà Nội học vẽ. Vì sự đồng điệu về nghệ thuật cũng như tâm hồn, bà Khang nhận lời về làm vợ thứ của ông Ngọc. Hai bà vợ của ông Trịnh Hữu Ngọc chung sống một nhà cho đến già, mỗi bà sinh cho ông sáu người con...
    Những năm 1940-1954, ông Trịnh Hữu Ngọc mở xưởng thiết kế đồ gỗ, nội thất ở Hà Nội (người đầu tiên khai phá lĩnh vực này) và nhập toàn bộ máy móc, dây chuyền sản xuất từ Pháp về.
    Sau 1954, ông biến xưởng mộc thành trường dạy vẽ. Xưởng thiết kế nội thất và dạy vẽ của ông rất nổi tiếng thời đó. Được nhiều bạn thân là nghệ sĩ, trí thức lúc đó như Trần Duy Hưng, Nhữ Thế Bảo, Tôn Thất Tùng... giới thiệu, ông Trịnh Hữu Ngọc rất được chủ tịch Hồ Chí Minh tín nhiệm. Nhiều bức tranh của họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc được chọn làm quà tặng các chính khách, bạn bè nước ngoài khi họ đến thăm VN. Ông còn được mời thiết kế nội thất cho chiếc chuyên cơ AN 24 của Chính phủ cùng nhiều khách sạn du lịch, nhà nghỉ...
    Với các con, ông Ngọc không chỉ dạy vẽ mà còn mời một nghệ sĩ piano, một giáo viên người Anh về dạy đàn và ngoại ngữ. Trịnh Lữ kể: ?oCha tôi là một người theo trường phái lãng mạn và cổ điển. Với ông, học vẽ là học quan sát, rèn luyện tính trung thực và phải luyện tập thường xuyên thì đôi tay mới theo kịp khối óc. Ông luôn coi thiên nhiên là một người thầy và tìm thấy ở thiên nhiên sự mẫu mực. Ông luôn dạy chúng tôi ?ovẽ như một cách tu thiền?. Sự tu luyện trong hội họa cũng giống như sự tu luyện trong thiền. Có như vậy mới mở được ?otuệ nhãn? của người họa sĩ?.
    Lớn lên trong môi trường ấy, hầu như các anh chị em của Trịnh Lữ đều phát triển thiên hướng nghệ thuật. Các cô con gái Trịnh Thị Ánh, Trịnh Thị Nhàn, Trịnh Thị An, Trịnh Thị Nhân, Trịnh Ngọc Anh đều trở thành nghệ sĩ piano, còn đi theo con đường hội họa của cha có Trịnh Hữu Trí, Trịnh Thị Nhã, Trịnh Tú...
    Riêng Trịnh Lữ sau khi tốt nghiệp ĐH Mỏ - Địa chất lại quyết định thi vào ban tiếng Anh của Đài Tiếng nói VN. 15 năm ở đài, ông là phóng viên từng đi tác nghiệp ở nhiều nơi trên thế giới, sau đó chuyển sang làm biên tập các bản tin quốc tế. Năm 1987, Trịnh Lữ và gia đình chuyển sang Mỹ sinh sống khi ông nhận làm việc cho Quỹ dân số của Liên Hiệp Quốc. Năm 1990, ông được học bổng theo học chuyên ngành truyền thông tại ĐH Cornell. Chính núi rừng, thác nước, sông suối tuyệt đẹp xung quanh ngôi trường này đã khiến ông cầm cọ vẽ trở lại.
    Trịnh Lữ kể: ?oNhững ngày mùa đông lạnh giá, tôi thường lái xe vào rừng, rồi vừa ngồi trong xe vừa vẽ. Một mình trước thiên nhiên tươi đẹp, những ký ức về cha tôi lại hiện về thật rõ nét và tôi thường vẽ những tranh sơn dầu khổ lớn theo phong cách cổ điển của ông. Mấy năm học Cornell, năm nào tôi cũng triển lãm tranh tại một số gallery ở đây?.
    Trịnh Lữ từng được tờ Ithaca Journal viết bài giới thiệu và trao giải ?oNghệ sĩ của năm?. Sau khi tốt nghiệp Trường Cornell, ông trở lại với công việc của một chuyên gia truyền thông cho Liên Hiệp Quốc và có rất ít thời gian đụng đến giá vẽ.
    Năm 2002, sau 15 năm bôn ba ở xứ người, Trịnh Lữ và vợ quyết định trở về Hà Nội sống. Con trai ông, Trịnh Hữu Tuệ, là tiến sĩ về ngôn ngữ tại Đức và hiện là giảng viên ĐH tại nước này. Cô con gái Trịnh Minh Tuệ đang học chuyên ngành thiết kế tại ĐH Yale của Mỹ.
    Mở những cánh cửa nhìn sang nền văn hóa khác
    Công việc dịch thuật văn chương đến với Trịnh Lữ từ một sự tình cờ và đưa ông sang một lối rẽ thú vị dù năm 1978, ông từng dịch cuốn Chuyện hêu của Billy Borker cho NXB Tác Phẩm Mới. Khi trở về nước, Trịnh Lữ được nhóm làm sách Nhã Nam nhờ chuyển dịch cuốn Cuộc đời của Pi của Yann Martel. Vốn sống và làm việc 15 năm ở nước ngoài cộng với những kiến thức sâu rộng được gia đình truyền dạy từ bé đã giúp Trịnh Lữ dịch Cuộc đời của Pi nhanh chóng và đầy cảm hứng.
    Bản dịch với những chú giải đầy công phu về các thuật ngữ liên quan đến tôn giáo và văn hóa phương Tây cho thấy sự làm việc cẩn trọng của dịch giả. Sức hấp dẫn của cốt truyện, những giá trị văn chương giàu tính ẩn dụ khiến Cuộc đời của Pi nhận được rất nhiều sự đồng cảm, đặc biệt từ bạn đọc trẻ với rất nhiều trao đổi trên các diễn đàn khác nhau. Cuộc đời của Pi đã nhận được giải thưởng dịch thuật của Hội Nhà văn Hà Nội năm 2004.
    Thành công ấy là động lực để Trịnh Lữ tiếp tục công việc tay trái ấy dù ông còn rất nhiều dự án phải làm cho Liên Hiệp Quốc và Phòng Thương mại Việt - Mỹ. Trong vòng chưa đầy ba năm, ông đã kịp cho ra đời thêm các bản dịch: tiểu thuyết Con nhân mã ở trong vườn của nhà văn Brazil Moacyr Scliar, Truyện ngắn Úc (in song ngữ Anh - Việt), Hội họa Trung Hoa qua lời của các vĩ nhân và danh họa của Lâm Ngữ Đường (được xem là ?ocuốn sách cái? cho những ai tìm hiểu về hội họa Trung Hoa), tập phóng sự điều tra Bí mật chôn vùi, sự thật tàn bạo của nhóm ba phóng viên tờ Blade (giải Pulitzer năm 2004) và là đồng dịch giả với Hoàng Hưng trong Tuyển tập 15 nhà thơ Mỹ đương đại.
    Ông cũng đã hoàn thành thêm hai bản dịch sắp xuất bản: Utopia - nhân gian ảo mộng của tác giả người Anh Thomas Moore và Rừng Na Uy của nhà văn Nhật Haruki Murakami. Cuốn trước là một tác phẩm cổ điển được người đọc châu Âu xem là ?ocuốn sách nhỏ vĩ đại?, cuốn sau là một tác phẩm đương đại về giới trẻ và cả hai đều có sức cuốn hút lớn đối với hàng triệu bạn đọc ở nhiều nước. Sự đóng góp của Trịnh Lữ với những tác phẩm dịch có giá trị là một nỗ lực rất đáng ghi nhận khi mà đời sống dịch thuật trong nước có nhiễu loạn như hiện nay.
    Về công việc dịch thuật, Trịnh Lữ cho rằng điều quan trọng nhất là người dịch phải nhận ra đúng giọng (voice) của tác giả và tinh thần của tác phẩm. Giỏi tiếng Anh và tiếng Việt mới chỉ là điều kiện bắt buộc dịch giả nghiêm túc nào cũng phải có, song để có một bản dịch vừa hấp dẫn, lôi cuốn vừa chính xác so với bản gốc đòi hỏi một vốn kiến thức sâu rộng, sự xúc cảm trên từng con chữ và sự hiểu biết về nền văn hóa bản địa trong tác phẩm ấy. Nói cách khác, dịch văn chương không chỉ là dịch một tác phẩm đơn thuần mà là mở một cánh cửa giúp bạn đọc nhìn sang những nền văn hóa khác.
    Đó cũng là lý do khiến Trịnh Lữ đề xuất một số bản dịch nên in song ngữ và đã được thực hiện trong bản dịch 15 nhà thơ Mỹ đương đại và gần đây là tập Truyện ngắn Úc. Sau khi hoàn thành ?ocông trình? Truyện ngắn Úc (phải gọi như thế mới chính xác nếu biết ông đã mất rất nhiều công sức để thương thảo về bản quyền với từng tác giả để hoàn thành bản dịch này), Trịnh Lữ đã được Đại sứ quán Úc tại VN tín nhiệm đề xuất tuyển dịch sang tiếng Anh một tập truyện ngắn của 20 tác giả đương đại VN để phát hành ở Úc.
    Chưa hết, Trịnh Lữ dự định viết một cuốn tiểu thuyết đầu tay của mình, và rất có thể sẽ viết nó bằng tiếng Anh.

    Theo Tuổi Trẻ


Chia sẻ trang này