1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chân dung Văn học

Chủ đề trong 'Văn học' bởi luuchivi, 23/02/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Tô Hoài - nhà văn của những sự lạ




    Nhà văn Tô Hoài
    Không ai bảo ông là lập dị. Ông chủ trương sống hòa vào với đời thường, song những chuyện kể dưới đây thì quả là rất... lạ. Và người viết bài này, nếu không có một thời gian làm trợ lý cho ông ở Hội Văn nghệ Hà Nội thì hẳn cũng khó hình dung rằng ở ông lại có thể nảy sinh những chuyện dị thường như thế.
    Bên cạnh những tính từ biểu cảm mà các nhà thơ, nhà văn ta vẫn dùng khi ký tặng sách nhau (như ?oRất yêu quý tặng...?, ?oRất thân yêu tặng...?, ?oRất trân trọng tặng...?) thì mấy chữ ?oThân tặng...? vẫn được dùng nhiều hơn cả. Người ta có thể vung tay, hạ bút viết mấy chữ này cho những đối tượng mới gặp lần đầu mà chẳng phải đắn đo cân nhắc gì. Thậm chí, có không ít trường hợp tác giả vừa nắn nót hai chữ ?oThân tặng? xong đã quay lại hỏi người đang ngồi kế bên mình: ?oThân tặng gì nhỉ??. Nghĩa là chữ ?othân? ấy có thể tặng cho người ?osơ?.
    Nhưng với Tô Hoài thì khác, trong muôn một cách đề tặng, ông chỉ dùng độc một chữ ?oTặng...? bất kể người được ông tặng sách là ai, có bề dày quan hệ như thế nào. Thoạt đầu, tôi rất ngạc nhiên về sự ?okiệm? chữ này của bậc lão làng. Chí ít thì tôi cũng là trợ lý của ông (bấy giờ ông đang là Chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nội), hai bác cháu cùng làm việc trong một phòng... Nhưng rồi, nhìn sang các anh Vũ Quần Phương, Bằng Việt - những người tuổi tác hơn tôi nhiều và cũng đều là những vị có chức sắc ở Hội, thì sự tình cũng ?orứa? cả. Bên trên chữ ký Tô Hoài cũng chỉ là mấy chữ ?oTặng Vũ Quần Phương?, ?oTặng Bằng Việt? gọn lỏn, không một chút sắc thái biểu cảm. Đem chuyện lạ này ra đặt vấn đề với chính Tô Hoài, ông hóm hỉnh giải thích: ?oTôi chỉ đề ?otặng? thế thôi. Nhỡ hôm nay ?othân?, mai không ?othân? nữa thì sao??!
    Lại hỏi chuyện ông đề tặng các bậc đàn anh, ví như với trường hợp nhà văn Nguyễn Công Hoan, liệu có gì khác không? Vì theo tôi được biết, Nguyễn Công Hoan đã từng có bài nhận xét (đã in trên báo) rất chí lý và thú vị về cuốn tiểu thuyết Đảo hoang của Tô Hoài. Lão nhà văn thoáng nhíu mày, rồi ông nguầy nguậy lắc đầu: ?oVới ai tôi cũng đều đề tặng vậy cả. Vả lại, tôi cũng rất ít tặng sách ai. Như cụ Hoan, cụ ấy đáng tuổi bố tôi, là bậc đàn anh của tôi trong văn chương. Nếu cụ muốn, thì cụ cứ việc đến lấy sách của tôi mang về, hoặc mượn ở thư viện Hội Nhà văn, chứ không cần tôi phải tặng?.
    Công khai... sai chính tả
    Trong những người viết, không phải ai cũng dám khẳng định như đinh đóng cột rằng mình không bao giờ viết sai chính tả. Tuy vậy, những lỗi này sẽ được hạn chế rất nhiều nếu ta là người đọc nhiều và chịu chú ý rút kinh nghiệm từ những lần ?ovấp? trước.
    Không thể nói Tô Hoài là người không đọc nhiều. Hơn thế, ông còn thuộc số những người chịu đọc nhất Việt Nam. Và về số lượng đầu sách đã xuất bản (xấp xỉ 200 cuốn), ông hiện đứng ở vị trí mà không nhà văn Việt Nam nào sánh được. Tuy nhiên, tất cả những điều ấy không ngăn cản khi sáng tác, Tô Hoài đã để lọt nhiều lỗi chính tả. Dường như quá mải mê vào việc sửa câu, gọt chữ, ông tỏ ra lúng túng khi đối mặt với những chữ cái có cùng phụ âm: x và s, ch và tr, l và n... hoặc giả ông cứ thế bỏ qua mà chạy theo mạch ý tưởng, phó thác mọi việc cho những người sửa morat ở các nhà xuất bản và tòa báo?
    Xin được giới thiệu một trích đoạn của lão nhà văn gửi tác giả bài viết này cách đây hơn chục năm: ?oPhạm Khải đọc lại báo cáo này, những chỗ nào tôi viết khó xem hoặc sai chính tả thì chữa, cho in ngay theo số lượng người và nơi gửi mà công văn tôi viết đây...?. Như vậy, bạn đọc có thể thấy lão nhà văn của chúng ta ý thức rất rõ những hạn chế của mình, và ông công khai thừa nhận điều này.
    Nhưng có lẽ Tô Hoài không có ý buông xuôi như vậy. Gần đây tới thăm ông, nhắc lại chuyện trên, tôi thấy ông mủm mỉm cười nói, ông đã mua một cuốn Từ điển tiếng Việt và tra cứu thường xuyên khi sáng tác. Ông nói: ?oCó tật phải sửa. Chứ ngần này tuổi rồi, cứ để sai chính tả mãi thế... ngượng lắm!?.
    Thích phiêu lưu và chịu thu lu
    Tác phẩm nổi tiếng nhất của nhà văn Tô Hoài là tác phẩm kể về cuộc phiêu lưu của chú dế mèn (truyện Dế mèn phiêu lưu ký), và tác phẩm lớn nhất của đời văn Tô Hoài là những câu chuyện kể lại cuộc phiêu lưu của chính ông. Quả tình, trong số các nhà văn Việt Nam, hiếm ai được? xuất ngoại nhiều như ông già này (dễ đến gần trăm lần, đa phần là mời đích danh). Bàn chân ông đã chuyển dịch suốt từ Đông sang Tây, từ Nam xuống Bắc, từ đền Angkor Wat ở Campuchia đến Kim Tự Tháp ở Ai Cập. Tất cả những chuyến phiêu du ấy đều được ông ghi lại trong các tác phẩm của mình. Và để làm được việc này, hiển nhiên ông cũng dành không ít thời gian giam mình bên bàn viết.
    Cứ theo Tô Hoài tâm sự, thì ông thuộc típ người chịu thương chịu khó. Như chú dế mèn thu lu trong tổ, ông có thể lụi cụi bên bàn viết từ ngày này sang tháng khác mà không mấy ngứa ngáy, khó chịu. Nhiều người đến thăm ông, vì không liên hệ điện thoại ?ođăng ký? trước nên đã phải ra về vì cụ bà đã chuẩn bị sẵn một câu trả lời thường trực, rằng cụ ông không có nhà. Thường thì Tô Hoài tập trung tinh lực để viết các cuốn truyện dài, khi nào mệt, cần xả hơi giữa chừng thì ông quay sang viết... truyện ngắn hoặc bút ký, ghi chép. Để giãn xương cốt, đôi khi ông quay về giường nằm... đọc sách.
    Viết cũng là một cách... tập thể dục?
    ?oBởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm? - ấy là câu ông viết về chú dế mèn. Sự thực, ở ngoài đời, việc ăn của Tô Hoài thế nào tôi không rõ, chứ riêng khoản uống thì quả là ông cũng không được điều độ cho lắm. Nghĩa là, khi vui ông vẫn uống hết mình, bất kể sức khỏe, tuổi tác. Tôi từng chứng kiến cảnh ông say, nói năng líu ríu trong một lần ông đi nhậu cùng nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Bạn đọc hẳn khó hình dung khi thấy một ông già đã cận kề tuổi 90, vậy mà lúc hứng lên vẫn có thể làm một hơi ?ođi? cả cốc rượu mạnh cỡ bự. Rượu đã vậy, bia hơi ông có thể làm tới... dăm vại.
    Viết tới đây, bất giác tôi lại nhớ tới lần phóng viên Trang Dũng thực hiện bộ ảnh chân dung ông. Xong việc, hai ông cháu đi làm vài chầu bia ở quán Trâm Bầu, gần nhà ông. Khi về, Trang Dũng nắc nỏm ca ngợi phong độ của ông cụ. Còn Tô Hoài khi nhắc lại với tôi chuyện này, ông ?ochê? Trang Dũng ?othanh niên mà uống kém quá?, khiến cho ?olão già đành chỉ dừng lại ở mức... 3 vại?.
    Tiếp xúc với Tô Hoài, nhiều người đã phải ngạc nhiên khi thấy ông mặc dù tuổi đã cao song sức vóc còn dẻo dai, trí tuệ còn tường minh lắm. Hỏi ông có năng tập thể dục không thì ông mủm mỉm cười, lắc đầu, nói thi thoảng nổi hứng ông mới lại bách bộ một vòng quanh hồ Thiền Quang. Ông bảo ?osống chết có số? và kể chuyện ở phố Lê Trực đã xảy trường hợp vì quá ham tập thể dục mà một cụ ông đã chạy quá đà và ngã từ trên sân thượng nhà ba tầng xuống đường. Ông còn bảo, ông sẵn sàng đổi thời gian tập thể dục hàng ngày cho việc viết và xin trời phật nếu cần cứ ?okhấu trừ? vào tuổi thọ của ông.
    Người ?omát tính? ở nơi ?ođất nóng?
    Những người từng làm việc với nhà văn Tô Hoài đều có chung nhận định, ông là người ?omát tính?. Rất hiếm khi họ thấy ông to tiếng với ai, dù rằng ở ông, cái sự yêu - ghét cũng giống như nhiều người khác. Có lẽ sự từng trải đã khiến ông có được phản xạ ?ophớt lờ? phản ứng của người đời nếu điều ấy làm ông ?omua bực vào mình?, ảnh hưởng tới tâm lý sáng tạo. Có phải thế chăng mà nhà thơ Vũ Quần Phương từng viết trên báo rằng, những khi cơ quan có ?osự?, Tô Hoài thường cáo ốm để đi... nằm viện?
    Chuyện kể rằng, một lần, Hội Văn nghệ Hà Nội tổ chức hội nghị. Một nhân vật quá khích đã tìm cách len lên diễn đàn để phát biểu công kích lãnh đạo Hội. Song nhân vật này mới nói được vài câu mào đầu đã phải chưng hửng chuyển ?ođề tài? vì người cần để anh ta trút nỗi niềm là cụ Tô Hoài thì mới thoáng thấy ngồi trên hàng ghế đầu, nay đã lại ở tít mãi ngoài sân, đang đứng nói chuyện với một vị khách nào đó. Việc ông bỏ ra ngoài như thế xảy ra không ít lần. Âu cũng là một cách xì van cho quả bóng bớt ?ocăng??
    Lại một lần khác, từ phòng Chủ tịch Hội bước ra, lão nhà văn chợt nghe thấy những tiếng gay gắt phát ra từ phòng họp của Báo Người Hà Nội. Thì ra, nữ nhà thơ Phó tổng biên tập của báo đang bị một nam cán bộ cấp dưới đập bàn, dọa dẫm. Với cương vị Chủ tịch Hội, đúng ra việc này ông cần phải hỏi rõ sự tình và có ý kiến. Song có lẽ ý thức được rằng đây là ?ochuyện thường ngày ở... Hội? nên lão nhà văn chỉ biết cắp catáp lỉnh vội xuống cầu thang, miệng ?orền rĩ? một câu đùa (cốt để các cán bộ của báo nghe thấy): ?oKhổ lắm, cứ mắng mỏ ?ongười yêu? của tôi mãi thôi...?. Mọi người nghe vậy phì cười. Hóa ra câu đùa này lại có hiệu quả.
    Hội Văn nghệ Hà Nội một thời được coi là ?ođất dữ?. Nội bộ lục đục triền miên. Đã có lãnh đạo Hội phải ?onửa đường xuống ngựa?. Nhưng với Tô Hoài thì mọi sự vẫn bình chân như vại. Thì ông đã chẳng từng phát biểu: ?oAi nói ở đây thường xuyên ?ođộng đất?. Tôi làm Chủ tịch Hội tới cả 30 năm, có thấy ?ođộng? gì đâu??. Có lẽ, sự điềm tĩnh đã giúp ông ?othoát hiểm? ở một môi trường có tiếng là phức tạp này.

    Theo CAND


    --------------------------------------------------------------------------------


  2. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Ưng Bình Thúc Giạ Thị: Một tâm hồn Huế





    Ưng Bình Thúc Giạ Thị được nhiều người yêu mến bởi tài thơ, bởi tính khiêm cung, bình dị? Một đời ông, dù là hoàng phái, dù từng làm quan cao, nhưng vẫn chủ trương sống thanh đạm, giữ lấy cái tâm thuần chất không nhuốm tục luỵ, lòng vẫn hướng về cái đẹp, và yêu Huế thì đến tận cùng gan ruột.
    Ông là cháu nội một ông hoàng thi sĩ nổi tiếng Tuy Lý Vương Miên Trinh (Thi đáo Tùng, Tuy thất Thịnh Đường). Ở Kinh đô Huế, ông sinh vào năm 1871, khi lớn lên đất nước đã bị giặc Pháp xâm lược, Hoàng tộc nhà Nguyễn đã trải qua rất nhiều biến động. Từ ngày cất tiếng khóc chào đời, cho đến khi học xong Quốc học Huế, đỗ đầu kỳ thi Ký lục (1904), trong ngót 30 năm, nhà Nguyễn đã thay tới 7 đời vua, một thời kỳ xảy ra nhiều biến động nhất ở Huế?
    Sinh trong một gia đình hoàng tộc, yêu văn chương từ ông nội, đến cha mẹ (thân sinh của ông là cụ Tiểu Thảo Hường Thiết có tập Liên hiệp hiên thi tập; bà mẹ là Nguyễn Thị Huệ cũng có nhiều bài thơ nôm hay, được truyền tụng) nên Ưng Bình Thúc Giạ Thị, hầu như cả đời, dù có dấn mình vào khoa cử (đỗ cử nhân Hán học năm 1909, vào quan trường (làm tri huyện, tri phủ, Bố chánh về hưu với hàm Thượng Thư, Hiệp tá Đại học sĩ), nhưng yêu và mê say suốt đời của ông Thúc Giạ, chính là thơ ca.
    Về thơ, ông viết tới hàng ngàn bài, trong đó có thơ chữ Hán (Lộc Minh thi tập) có 227 bài, còn lại đều là thơ ca tiếng Việt, gồm ngót một ngàn bài. Ông còn chuyển dịch và có phần nào phóng tác tuồng Lệ Địch (le Cid) của nhà văn Pháp P.Corneille và viết một số tác phẩm khác như Bán buồn mua vui, Đời Thúc Giạ. Thơ của ông tập hợp trong các thi phẩm Tiếng hát sông Hương (1972) và Thơ ca tuyển (1992).
    Ưng Bình Thúc Giạ Thị là một người Huế gốc, mà nói đến Huế là phải nói đến một thiên nhiên với núi Ngự, sông Hương, cửa Thuận và Phá Tam Giang, những thắng tích vào bậc nhất miền Trung và trong cả nước? Nói đến Huế là phải nói đến chất kinh thành, vương gia, lăng tẩm, chất tinh tế có phần quý phái?và, thơ ca thì thường hay buồn, vốn dĩ xưa đã có những giọng ca buồn từ thời châu Hoá, châu Ô, châu Lý?xa xôi?
    Chất Huế còn là một cái gì đó thanh nhã, dịu dàng và chút nào kiêu sa, đài các.
    Yêu thiên nhiên là một nét đặc sắc trong thơ Ưng Bình Thúc Giạ Thị?Dù làm quan, hay là đi thăm thú danh lam thắng cảnh, điều đầu tiên Thúc Giạ chú ý tới là trời, đất, núi, sông hồn nhiên và mỗi nơi một vẻ đẹp riêng.
    Trong tập thơ chữ Hán, Lộc Minh thi tập, Thúc Giạ đi nhiều, viết nhiều về các vùng đất, di tích nổi tiếng như chùa Trà Am, chùa Thiên Mụ, núi Ngự, sông Hương ở Huế, sông Ngưu Chữ ở Hương Khê; Đầm Cầu Hai; núi Bạch Mã ở Thừa Thiên; Ngũ Hành Sơn ở Quảng Nam; sông Thạch Hãn ở Quảng Trị; núi Linh Phong ở Bình Định; động Phong Nha, Lũng Thầy, sông Gianh, sông Nhật Lệ, núi Đầu Mâu ở Quảng Bình, Đèo Ngang, ranh giới của Hà Tĩnh và Quảng Bình; văn miếu ở Hà Nội?
    Bài thơ về núi Linh Phong ở Bình Định như sau:
    Linh Phong cổ sát cân Bàn Thành,
    Huế hữu đăng lâm, bộ bộ khinh.
    Hữu hoạ sơn vân phù phiếm phiếm
    Vô ba tuyền thủy lạc thanh thanh
    Ngự sàn hoán tỉnh quân vương mộng,
    Thạch thất trường lưu đại sĩ danh.
    Hà hạnh thử sinh tu đắc đạo
    Tương yêu địa chủ thái đa tình.
    Nhà nghiên cứu Hữu vinh dịch:
    Linh Phong chùa cổ cạnh Bàn Thành
    Cùng bạn lên chơi bước bước nhanh
    Họa có mây trời hình lớp lớp
    Sóng yên suối nước tiếng thanh thanh
    Long sàng vương đế buồn mơ tỉnh
    Thạch thất Phật bà tiếng nổi danh
    May mắn đời tu nay có được
    Chủ chùa mời đón quá thân tình
    Thơ tưởng là vịnh cảnh, nhưng đọc kỹ ta nhận ra một nỗi buồn man mác ở những câu: ?oHữu họa sơn vân phù phiếm phiếm, Vô ba tuyền thủy lạc thanh thanh. Ngự sàn hoán tỉnh quân vương mộng, thạch thất trường lưu đại sĩ danh??.
    Thơ Thúc Gia tinh tế, kín đáo. Đến bài thơ viết về sông Gianh (linh Giang) ở Quảng Bình, thì điệu thơ buồn thầm thì kiểu Thúc Giạ, càng rõ hơn:
    Tế sổ lạc hoa sầu vị phá.
    Tĩnh thinh đề điểu tín tương lai.
    Ngâm bôi hữu khách hoài vân thụ
    Lữ dạ hà nhân khán đẩu đài.
    Kỷ sắc vị Thành tân sắc liễu,
    Nhất chi kế Bắc cựu tình mai.
    Tư quân nhiễu mộng tầm quân xứ
    Chu phiếm Linh Giang thưởng hải đài?
    Xin được dịch là:
    Vài bông hoa rụng, sầu chưa phá,
    Tĩnh lặng chim đâu hót báo tin.
    Thơ rượu khách buồn, mây những ngóng,
    Quán xa, ai lặng ngắm sao đêm.
    Vị Thành liễu mới, ngân đôi khúc
    Kế Bắc mai xưa, một nhánh tình.
    Mộng quẩn tìm người vơi nỗi nhớ,
    Bước lên đài Hải, tự sông Gianh?
    Nhưng Ưng Bình Phúc Giạ Thị lại làm nhiều thơ nôm hơn? Thơ Nôm ông viết về Huế cũng khá nhiều. Bởi chứng kiến nhiều biến động, nên thơ nôm của ông những cảnh đời hiện ra nhiều hơn, chất dân giã cũng đậm đà, khác hẳn những vần thơ chữ Hán. Đây là cảnh ?oNước sông Hương sau trận lụt? :
    Trận lụt qua rồi nước vẫn trong
    Đá viên Cồn Hến chảy quanh vòng
    Dễ thương bầy cá trương vi lượn,
    Tội nghiệp con cò ngóng cổ trông.
    Tiếng súng veo vo trên mặt nước
    Câu hò lạnh lẽo dưới gành sông
    Cây đa bến cũ còn lưa đó
    Nông nỗi con đò, bạn thấy không?
    Thơ nôm đến tận chân tóc, toàn bài không hề có lấy một từ Hán-Việt. Và chỉ có Thúc Giạ, một tâm hồn Huế mới viết nổi những câu: ?oDễ thương bầy cá trương vi lượn, Tội nghiệp con cò ngóng cổ trông?Tiếng súng veo vo trên mặt nước, Câu hò lạnh lẽo dưới gành sông??
    Bài Bảo Đại thoái vị lại có một hoài cảm khác:
    Nỏ tiếc không thương cái bệ rồng,
    Ngự xe cờ đỏ đến Thăng Long.
    Trải qua non nước nhìn quanh rạng,
    Ngảnh lại lâu đài bỏ trống không.
    Gió tạc cành thu, chim ngái tổ
    Trăng soi cửa cấm nhện giăng mùng
    Có ai vô Nội cho mình hỏi
    Thần tử còn lưa lại mấy ông?
    Thơ kín đáo, mừng vui lẫn lộn, nhưng một nỗi buồn hoàng phái phiêu dạt thì dẫu tinh tế, kín đáo cũng không giấu nổi. Câu thơ Huế nhất là: ?oCó ai vô Nội cho mình (miếng) hỏi. Thần tử còn lưa lại mấy ông?".
    Nhưng tập trung chất Huế hơn cả ở Ưng Bình Thúc Giạ Thị, chính là ở những câu hò Huế? những câu hò Huế như hò mái nhì hay hát hò khoan? cũng như các điệu ca Huế, thường có giai điệu buồn?
    Đất Huế gắn với ca nhạc cung đình với ca Huế và hò Huế. Chất Huế, chất cung đình, cũng đậm đà ở thể loại này? Ca Huế đã đặt ra nhiều điệu như Kim Tiền, Cổ bản, Tứ đại cảnh, Lưu Thủy, Hành Vân? Hò Huế thường vang lên trên sông Hương, không chỉ ở đoạn sông đi qua kinh thành, mà còn ở nhiều nơi khác nữa.
    Ưng Bình Thúc Giạ Thị đã có nhiều câu hò Huế chuẩn mực, cả về lời lẫn nhạc điệu, đầy chất thơ, chất Huế, không những làm xao lòng người Huế mà còn làm rung động biết bao con tim của những người ghé Huế trong và ngoài nước? Đến Huế, phải nghe ca Huế và hò Huế? Câu hò này của Thúc Giạ, ai đến Huế mà không nghe không thuộc:
    Chiều chiều trước bến Vân Lâu
    Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm
    Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông
    Thuyền ai thấp thoáng bên sông
    Đưa câu mái đẩy, chạnh lòng nước non?
    Về câu hò này, bà Hỉ Khương, con gái nhà thơ, kể lại:
    ?o?Bỗng thầy tôi chợt hỏi: Con có biết chữ ai trong câu này là ai không??. Tôi chưa kịp thưa, mà có lẽ Người cũng hiểu là tôi không thể nào biết được, nên người bỗng hạ giọng thong thả nói, với vẻ mặt trầm tư, mà tôi nghe gần như một lời tâm sự: ?oThuở ấy, có tin vua Duy Tân giả dạng thường dân ra ngồi câu cá ở Phú Vân Lâu, chờ gặp Trần Cao Vân để mật bàn quốc sự?. Tôi nghĩ cái tin này đã làm cho thầy tôi vô cùng xúc động nên mới có thể viết thành câu hò bất hủ ấy? (Hồi ức về cha tôi: Ưng Bình Thúc Giạ Thị, nhà xuất bản Văn Nghệ TP Hồ Chí Minh, trang 71).
    Câu hò này có thể coi là chuẩn mực cho hò Huế bởi lời, bởi nhạc, bởi tình, bởi cảnh nó đã tạo ra? Đọc rồi, nghe rồi, một nỗi u buồn da diết còn dư âm mãi trong lòng mình. Sự tài tình ở câu ca này chính là mấy chữ ai được lắp đi lắp lại, ở âm điệu bằng trắc, không cần hát đã tạo nhạc rồi, huống chi còn hát lên? Nó lại càng hay hơn, đẹp hơn, sâu sắc hơn khi ta lại biết giai thoại trên của bà Hỷ Khương kể lại, gắn với chuyện vua Duy Tân, một vị vua trẻ nhà Nguyễn yêu nước khảng khái và sau đó nhà vua đã bị giặc Pháp hạ bệ và đưa đi đày ở nước ngoài.
    Về câu hò này, giáo sư tiến sĩ âm nhạc Trần Văn Khê đã viết: "?Tôi đinh ninh đó là câu hát trong dân gian như những câu hò cấy miền Nam, hò khoan Quảng Ngãi, hò giã gạo miền Trung, không ai biết tên người nào đã sáng tác ra những câu hò được truyền tụng như thế. Mãi đến sau khi gặp hiền muội Tôn Nữ Hỷ Khương, trong một câu chuyện, tình cờ Hỷ Khương cho tôi biết rằng, câu hò đó do cụ Ưng Bình Thúc Giạ Thị sáng tác, tôi rất xúc động, vì một nhà thơ sáng tác một câu hò hay điệu hát mà dân gian chấp nhận không còn nhớ tên người đặt, tức là nội dung câu hò, điệu hát đó phù hợp với cảm nghĩ, suy tư hay hoài bão, nguyện vọng của dân chúng, lời lẽ bình dân dễ nhớ, dễ truyền và dân chúng đã chắt chiu gìn giữ, truyền tụng từ người này đến người khác, từ thế hệ trước đến thế hệ sau?. (Sách đã dẫn, trang 199).
    Đâu chỉ một câu hò này, Ưng Bình Thúc Giạ Thị còn viết nhiều câu hò hay và đẹp khác:
    Tiếng hát Ngư ông, giữa sông Bành Lệ,
    Tiếng kêu hàn nhạn giữa ánh Hoành Dương
    Một mình em đứng giữa sông Hương
    Tiếng ca du nữ đoạn trường ai nghe
    Nước chảy xuôi, con cá bươi lội ngược
    Nước chảy ngược, con cá vược lội ngang
    Thuyền em xuống bến Thuận An
    Thuyền anh lại trẩy lên ngàn anh ơi!
    Biết ở đâu là câu Ô Thước
    Mênh mông nguyện ước, dưới nước trên trời.
    Đêm khuya ngớt tạnh mù khơi
    Khúc sông quạnh vắng có người sầu riêng.
    Nước đầu cầu khúc sâu, khúc cạn
    Chèo qua Ngọc Trân đến vạn Kim Long
    Sương sa gió thổi lạnh lùng
    Sóng xao trăng lặng gây lòng nhớ thương
    Bên chợ Đông Ba, tiếng gà gáy sáng,
    Bên làng Thọ Lộc tiếng trống sang canh,
    Giữa sông Hương tiếng sóng khuynh thành,
    Đêm khuya một chiếc thuyền tình ngửa nghiêng.
    Thương thì thương, chẳng thương thì chớ,
    Làm chi lỡ dở như hẹn nợ thêm buồn,
    Bên chùa đã động tiếng chuông
    Gà Thượng Thôn đã gáy, chim nguồn đã kêu?
    Câu nào cũng gói trong mình những hoài cảm kín đáo nhuần nhị, thấm thía gieo vào lòng người một nỗi buồn âm ỉ, day dưa?
    Ưng Bình Thúc Giạ Thị, còn viết hò Huế, ca ngợi những nhân vật lịch sử như Tả quân Lê Văn Duyệt :
    Trăm trận gian nan là quan danh tướng
    Trung can nghĩa khí, là vị danh hiền
    Hương hoa lễ bạc đừng quên
    Đi ngang Gia Định viếng đền quan Tả quân.
    Không những thế, khoảng năm 1939-1940, ông còn làm Hội trưởng Hội Truyền bá Quốc ngữ Trung Kỳ, ông còn viết những câu hò để vận động mọi ngưòi đi học Quốc ngữ :
    Vàng chất nên non, không bằng cho con học chữ,
    Sách in Quốc ngữ có lịch sử, có từ chương
    Hội Quốc văn đã mấy năm trường
    Ra công truyền bá để mở đường văn minh
    Chốn học trường là gương khai hóa
    Điều hay sự lạ cả thiên hạ soi chung
    Xưa nay hào kiệt anh hùng
    Hoanh hoanh, liệt liệt cũng ở trong vùng mà ra.
    Dù là loại thơ ca vận động, mà lời lẽ cũng rất trang nhã, ý tứ sâu xa.
    Con người Ưng Bình Thúc Giạ Thị, tuy là hoàng tộc nhưng là người hiểu sâu đạo Nho, đạo Phật. Ông là người không bị danh lợi ràng buộc, luôn giữ phẩm tiết thanh cao, vui với thiên nhiên, và những bạn bè tri kỷ. Tâm thế ấy, bộc lộ trong bài thơ hát nói Phủ Doãn về hưu:
    Mừng đến bến ba mươi năm bể loạn,
    Lái còn nguyên lèo lạt hãy còn nguyên.
    Ngoắt ông câu cậy gởi con thuyền
    Ôm sách cũ lại theo miền núi cũ
    Biết đủ dầu không chi cũng đủ
    Nên lui đã có dịp thời lui.
    Sẵn có đây phong nguyệt kho trời
    Câu hành lạc cập trời ta chớ trễ
    Có lầu Ngạc liên huy, có đình Lai Vũ thế
    Hội Kỳ Anh thêm lắm vẻ phong tao
    Thoả lòng rày ước, mai ao.
    1993
    Ưng Bình Thúc Giạ Thị, được nhiều người yêu mến bởi tài thơ, bởi tính khiêm cung, bình dị? Một đời ông, dù là hoàng phái, dù từng làm quan cao, nhưng vẫn chủ trương sống thanh đạm, giữ lấy cái tâm thuần chất không nhuốm tục luỵ, lòng vẫn hướng về cái đẹp, và yêu Huế thì đến tận cùng gan ruột.
    Đây là bài thơ cuối cùng của ông (thơ tuyệt bút) khi từ giã cõi đời, lúc này tâm hồn ông đã tất cả hướng về cõi Phật :
    Tiếng chuông lòng
    Tiếng chuông lòng dội buổi tan sương.
    Đính lễ quy y trước Phật đường?
    Soi tỏ tâm linh nhờ đuốc tuệ
    Rưới tan tục luỵ, sẵn cành dương
    Giữ niềm bác ái không sai chậy
    Thời bệnh sân si khỏi vấn vương
    Tôi cũng như ai phường đạo hữu
    Mong vào cửa Phật đến Tây Phương.
    Một hồn thơ Huế, hoàng phái, đến chết vẫn còn bao nỗi u hoài?

    Theo Văn Nghệ Trẻ


    --------------------------------------------------------------------------------


  3. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Nhà văn Dạ Ngân: Viết văn như xây nhà




    Vợ chồng nhà văn Dạ Ngân - Nguyễn Quang Thân.
    "Gia đình bé mọn" - cuốn tiểu thuyết mới nhất của nhà văn Dạ Ngân mới đây đã được Hội nhà văn Hà Nội chọn để trao giải thưởng tiểu thuyết năm nay. Chị tâm sự: "Tôi viết văn cực lắm, như một mình xây cả một ngôi nhà vậy".
    Rất nhiều người sau khi đọc xong "Gia đình bé mọn" của chị cứ tò mò không hiểu có bao nhiêu phần trăm trong tiểu thuyết này là sự thật?
    - Theo tôi, trong văn chương người ta không thể phân định rạch ròi đâu là sự thật đâu là hiện thực đã qua gia công, gọt giũa. Nếu chỉ viết sự thật thì sẽ không có sự chân thực của nghệ thuật.
    Tôi chỉ có thể nói rằng: "Gia đình bé mọn" có nhiều yếu tố tự truyện. Thật ra đến thời điểm này, tôi cũng không biết chi tiết nào là thực chi tiết nào là hư cấu, bởi nó ám tôi trong một thời gian khá dài, quãng bảy hay 8 năm gì đó.
    Có những chi tiết của chính tôi và nhiều chi tiết hư cấu, trong tiểu thuyết này chúng thực sự đã được trộn lẫn như người thơ trộn hồ.
    Phụ nữ Á đông có lẽ chưa quen lắm với việc bộc bạch những suy nghĩ thầm kín, hoặc nói một cách đơn giản hơn là "phơi bày" chuyện tình yêu của mình. Khi đặt bút viết "Gia đình bé mọn", chị có cảm giác ngần ngại không?
    - Tôi biết cái tạng của mình, "biết mình biết người", bền bỉ với thế mạnh của mình cũng là để cống hiến. Tôi luôn nghĩ nghệ thuật rất cần những người nghệ sĩ biết cống hiến cái phần làm nên người đó. Các nhà tiểu thuyết nữ nổi tiếng thế giới, như Marguerite Duras viết "Người tình" hay Margaret Mittchell viết "Cuốn theo chiều gió" cũng đều dựa trên những câu chuyện tình, từ những nguyên mẫu có thật và những điều trải nghiệm của chính họ.
    Tôi nghiệm ra một điều, rằng nếu không triết luận cao xa được thì viết về những gì mình trải nghiệm, mình thông thuộc nhất thì thế nào người đọc cũng đón nhận thôi.
    Vậy những người thân trong gia đình chị đã "phản ứng" thế nào khi đọc cuốn sách này?
    - Tôi có gửi một cuốn sách cho chị gái tôi - nguyên mẫu của chị Mỹ Nghĩa trong tiểu thuyết, chưa thấy chị nói gì vì chị tôi bao giờ cũng tin tưởng tôi. Chỉ có một đứa cháu họ đọc trước và gửi tin nhắn vào điện thoại tôi: "Thật tuyệt vời dì Tám ơi".
    Thật ra, với dòng tộc của tôi, khi tôi đi theo văn chương, mọi người đã xem tôi là một đứa "đi lạc", "lạc loài", một đứa con có lẽ có tài nhưng cách biệt, khó hiểu. Bởi vậy những cảm nhận của họ cũng không ảnh hưởng đến sáng tác của tôi nhiều lắm.
    Những cuốn tiểu thuyết của chị, như "Miệt vườn xa lắm" và bây giờ là "Gia đình bé mọn", đều cho người đọc cái cảm giác, chị viết cứ như đang thò tay vào túi rút cái "chất miệt vườn" từ trong túi mình ra vậy...
    - Không dễ dàng thế đâu. Tôi chẳng biết mọi người sao chứ tôi viết tiểu thuyết cực lắm.
    Nếu viết một truyện ngắn như xây một bức tường, thì viết tiểu thuyết như một mình xây cả một ngôi nhà vậy. Thiết kế, đào móng, trộn vữa... tất tật đều một thân một mình không người giúp đỡ. Nếu xây mà không chuẩn thì trước tiên nó sẽ vỡ ùm ra rồi đổ sụp lên chính đầu mình.
    Rời Cần Thơ theo chồng ra Hà Nội, cuộc sống của chị có thay đổi nhiều không? Chị có cảm thấy nuối tiếc môi trường văn học của mình không?
    - Đã mười mấy năm nay tôi sống ở Hà Nội, cũng vất vả lắm để tạo dựng một cuộc sống riêng cho mình, nào là đi đại học, việc làm rồi hộ khẩu. Được ra với Hà Nội tôi cảm thấy đó là may mắn lớn, tôi mê chất hàn lâm và điềm tĩnh của mảnh đất này.
    Ở miền Tây Nam Bộ của tôi, đương nhiên là tù túng và cách bức rồi. Khi ra với Hà Nội tôi cũng đã 40, những gì mình đã chuẩn bị cho đời văn của mình thì cũng đã xong xuôi hết cả rồi.
    Nhiều người biết phu quân của chị hiện nay nhà văn Nguyễn Quang Thân - chính là người đã khiến chị rời bỏ quê hương, vượt bao nhiêu khó khăn cách trở để tìm đến. Và hình như đó cũng là một nhân vật được nhắc nhiều trong tình yêu mãnh liệt của "Gia đình bé mọn"?
    - Anh Thân không chỉ là ảnh hưởng mà còn là số phận, tiền định (cười). Cách trở, nhọc nhằn, cay cực, bầm dập, đủ cả.
    Giờ thì yên ấm và nhờ sự thanh thản đó mà tôi viết "Gia đình bé mọn" một cách điềm đạm, tận cùng, khách quan với cả chính mình.
    Đến bao giờ thì người đọc sẽ được đón nhận những tác phẩm mới của chị?
    "Gia đình bé mọn" đang được NXB Phụ nữ in nối bản. In đợt đầu 1.200 cuốn, bán trong vòng ba tháng hết sạch, thật là mừng cho chúng tôi.
    Còn đầu năm sau, Công ty Đông A của họa sĩ Trần Đại Thắng sẽ xuất bản một tuyển tập của tôi trong sê-ri "Văn mới" có tên "Những truyện hay nhất và mới nhất".
    Một dự định viết cuốn tiểu thuyết mới thì có sẵn trong đầu rồi, chỉ chưa có thời gian thôi. Tôi đang tính phải "chạy trốn" bằng cách lên Đại Lải thuê phòng tự nhốt mình, nếu không thì biết đến bao giờ mới xong đây.
    - Xin cảm ơn chị!

    Theo Nông thôn ngày nay


    --------------------------------------------------------------------------------


  4. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Đồng Đức Bốn: ''Mỗi bài thơ giải một độc tố''




    Nhà thơ Đồng Đức Bốn
    Khác với hình dung về nhà thơ Đồng Đức Bốn đang lâm trọng bệnh khiến đồng nghiệp và những người yêu thơ ông lo sợ ông bỏ tất cả mà đi, nhà thơ vui vẻ nói khi vẫn khoác áo bệnh nhân: "Cơ thể tôi hút nhiều thuốc và tia xạ nên đã đẩy được khoảng 70% cái bệnh ra ngoài rồi. Tôi không thể chết được đâu".
    Không những lấy lại tinh thần để xứng đáng với nguồn thơ đang căng đầy (hai tháng nằm điều trị ông làm gần 50 bài thơ), Đồng Đức Bốn còn có vẻ tươi trẻ hơn. Rồi ông ngắm mình trong gương buồn rầu: "Tóc rụng hết cả rồi! Cái anh hóa chất này đến lạ".
    Nhà thơ Bằng Việt cho rằng Đồng Đức Bốn đã thể hiện được cái tài hoa, độc đáo của mình bằng những câu lục bát đậm chất quê mùa nhưng lại ẩn chứa nhiều triết lý về thế thái, nhân tình. Nếu như mỗi bài thơ của Nguyễn Bính là một thể thống nhất, trọn vẹn không thể phá vỡ, thì mỗi câu lục bát của Đồng Đức Bốn đứng độc lập vẫn có giá trị như những câu tục ngữ, ca dao đã sống nghìn đời nay. Bản thân Đồng Đức Bốn cũng rất tự hào, bởi trong giai đoạn thơ ca chuyển mình, thời kỳ mà ?ora ngõ gặp nhà thơ?, ông vẫn chung thủy với thể thơ dân gian và đã tạo nét riêng cho mình, không lẫn vào đâu được. Nhiều đồng nghiệp không ngại ngần đánh giá cao thơ Đồng Đức Bốn, cho rằng chính ông đã làm mới thể thơ lục bát bằng chất tình trong trẻo, nỗi đau đáu với đời và cả cái ngông của một kẻ sĩ.
    Đồng Đức Bốn nói ông làm thơ vì buồn. Đời ông có quá nhiều cái buồn đến nỗi tưởng như sẽ ngã quỵ. Hai đứa con ông lần lượt bỏ ra đi trong bi kịch... Đấy là chưa kể nỗi đau của bè bạn, cuộc sống chung quanh.
    Đồng Đức Bốn sinh ra trong một gia đình thuần nông. Tuổi thơ của ông tràn ngập những buổi chiều lang thang trên đồng cỏ hoe vàng, bắt châu chấu về nướng ăn hay tát cá mang ra chợ bán kiếm tiền. Mẹ ông là người phụ nữ chân đất nhưng thuộc nhiều ca dao, tục ngữ và những khúc hát ru. Cha ông cũng tập tọng làm thơ nhưng không thành. Đồng Đức Bốn là sự hoàn thiện của hai tâm hồn. Ông làm thơ từ năm 17 tuổi. Song mầm thơ ở chàng thanh niên quê mùa ấy vừa nhú đã lụi. Mới làm được vài bài thì ông không thể viết thêm gì nữa. Cũng có thể do phận nghèo đẩy đưa, chàng thanh niên xung phong không thể vơ vẩn với gió trăng được mãi, anh phải lo vật lộn với cuộc sống, làm đủ thứ nghề từ thợ gò, sửa chữa ôtô và cả... ký kết những hợp đồng kinh tế.
    Hai mươi năm sau, chính nhà thơ thổ lộ rằng, ông gặp một cô gái Hà Nội và cô đã đeo đẳng suốt cuộc đời thơ ông. Song cô cũng chỉ là một mồi lửa làm bùng lên nguồn thơ bấy lâu bị chôn chặt trong ông mà thôi. Đồng Đức Bốn làm thơ trở lại và ngay lập tức tỏa sáng, gần như một hiện tượng hiếm thấy trong làng thơ lúc ấy. Ông bảo: ?oCon người tôi đã nếm trải đủ mọi đắng cay ở đời rồi. Bây giờ chỉ chạm vào cây là ra quả, chạm vào lá là thành sương, vào dòng sông thì hóa phù sa?. Vì thế, nhiều lúc ông làm thơ như lên đồng, chỉ 4-5 phút đã cho ra đời một bài thơ. ?oĐó là những khoảnh khắc tôi hoá thân vào trời đất?. Làm thơ giúp ông nghĩ về cuộc đời tốt đẹp hơn. Đến nay, ông đã làm khoảng 600 bài thơ lục bát và 200 bài theo thể thơ tự do, trong đó có nhiều bài đặc sắc được coi là tác phẩm để đời như Chăn trâu đốt lửa, Chuồn chuồn cắn rốn biết bơi, Nhà quê, Chợ buồn, Trở về với mẹ ta thôi... Ông cũng đã kịp đoạt 6 giải thưởng về thơ.
    Đồng Đức Bốn tự nhận, trong ông tồn tại song song hai con người. Một con người thực mạnh mẽ, quyết liệt và độc đoán, sẵn sàng ?ochoảng nhau? nếu thấy cần thiết. Một con người thơ, dịu dàng, đằm thắm, nhân hậu và đa tình. Con người thứ nhất bươn chải với sóng gió, chịu nhiều bấp bênh của số phận vì vậy quá tường tận ?ománh khóe? cuộc đời. Con người ấy có thể mang trong mình những bộ mặt khác nhau, có thể xoay vần theo sự chuyển biến của xã hội. Con người thứ hai, đến già vẫn hồn nhiên như thủa ban đầu: "Tôi lấy trăng liềm làm bím tóc cho". Thế nên đọc thơ ông, ít người nghĩ chàng thi sĩ nhà quê ấy lại là một doanh nhân khá thành đạt. Với những nỗ lực, ông đã thay đổi cuộc sống bần nông của đại gia đình, từ nghèo khó, bằng lao động, trí lực của mình trở thành sang trọng trong xã hội. Có lẽ do làm nhiều việc quá mà ông đổ bệnh lúc nào không biết. Cứ tưởng đó là triệu chứng của người ?ođã toan về già?, ai ngờ đó là căn bệnh ung thư, có thể khiến ông ra đi bất cứ lúc nào. Vào viện, Đồng Đức Bốn vẫn vô tư "mệt thì mình làm thơ, mỗi bài thơ giải một độc tố ra khỏi cơ thể", bởi ông đang cần sống, đang còn "nợ cả mùa thu"...

    Theo Người lao động


    --------------------------------------------------------------------------------


  5. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Những điều ít biết về nhà văn Dan Brown




    Nhà văn Dan Brown
    Nhà văn nổi nhất hiện nay chắc chắn là Dan Brown, tác giả cuốn tiểu thuyết Da Vinci Code (Mật mã Da Vinci). Trong danh mục những nhân vật có ảnh hưởng nhất thế giới do tạp chí ?oForbes? soạn lập, ông đứng hàng thứ 12. Lượng bản in các tác phẩm của ông phải nói là khổng lồ. Riêng cuốn Da Vinci Code đã tiêu thụ được khoảng 25 triệu bản và được dịch ra 44 thứ tiếng.
    Tuy nhiên, người ta không biết được nhiều về cá nhân ông. Trên mạng ?oInternet? có vô số site thảo luận, chỉ trích hoặc khen ngợi cuốn ?oDa Vinci Code?, nhưng có rất ít site cho biết về đời tư ông.
    Brown và gia đình
    Dan Brown sinh ngày 22 tháng 6 năm 1964 tại thành phố Exceter bang New-Hamshir. Bố ông là giáo viên dạy toán, mẹ ông là nhạc sĩ biểu diễn. Vợ ông tên là Blite, chuyên nghiên cứu lịch sử nghệ thuật và đồng thời là họa sĩ.
    Hai vợ chồng có hai con. Năm 1995, hai người cùng viết chung cuốn ?o187 người đàn ông cần tránh xa: Sách hướng dẫn cho những phụ nữ thất vọng về cuộc sống riêng tư?. Hiện nay, bà Blite thường đi cùng chồng tới những nơi ông cần thu thập tài liệu để viết sách.
    Hồi học phổ thông, Brown không đọc các cuốn tiểu thuyết ?othương mại? mà say mê văn học cổ điển. Nhưng vào năm 1994, một bước ngoặt đã xảy ra trong cuộc đời ông. Ông đi nghỉ tại quần đảo Hawaii và tại đây, ông tìm được một cuốn sách đã nhầu nát. Đó là cuốn Âm mưu ngày phán xử cuối cùng của Sidney Sheldon.
    Về sau ông nhớ lại: ?oTôi đọc xong trang đầu tiên? rồi trang tiếp theo? Chỉ trong một giờ tôi đã đọc hết cuốn sách và thầm nghĩ: ?oChà, mình cũng có thể viết được như thế lắm chứ!?.
    Sau khi đi nghỉ trở về, ông ngồi vào bàn và miệt mài viết cuốn tiểu thuyết đầu tiên - cuốn Pháo đài số. Cuốn này được xuất bản năm 1996 nhưng không được nổi tiếng như ông mong đợi.
    Tiếp đó, ông lần lượt cho xuất bản cuốn Thiên thần và quỷ dữ rồi Điểm dối trá. Đến năm 2003, xuất hiện cuốn Da Vinci Code. Trong bảng xếp hạng 10 cuốn sách bán chạy nhất do tờ New-York Times giới thiệu, Da Vinci Code trụ được một thời gian kỷ lục là 123 tuần, tức là hơn 2 năm trời!
    Cuốn Da Vinci Code kể về cuộc điều tra của xung quanh cái chết bí ẩn của một nhân viên Viện bảo tàng Louvre cũng như chung quanh những phát hiện gây chấn động của nhà nghiên cứu mật mã Robert Langdon về những sự thật ẩn sâu trong các tác phẩm của danh họa Leonardo Da Vinci.
    Cuốn sách còn miêu tả giáo đoàn Opus Dei là một giáo đoàn tà giáo đã từng nắm quyền hành thực sự ở Vatican và gây ra nhiều vụ mưu sát. Tuy nhiên, tâm điểm của cuốn sách là ý tưởng cho rằng trong nhiều thế kỷ, Vatican đã che giấu một sự thật động trời là Chúa Jesus có con riêng với Maria Magdalina và huyết thống của Chúa còn tồn tại đến ngày nay.
    Chính vì thế, Tòa thánh Vatican đã lên án mạnh mẽ cuốn Da Vinci Code, coi đây là một mưu toan đầy ác ý muốn làm mất thanh danh Nhà thờ La Mã bằng những điều dối trá và xuyên tạc phi lý.
    Cũng theo số liệu của tạp chí Forbes, Brown là nhà văn có tác phẩm bán chạy nhất thế giới. Chỉ riêng trong năm ngoái, ông đã kiếm được 76 triệu dollars và đẩy nhà văn nữ Joan Rowling (tác giả Harry Porter) xuống hàng thứ hai với 59 triệu dollars.
    Brown và vinh quang
    Tiểu thuyết Da Vinci Code đã phát hành được 25 triệu bản, doanh số đạt 76 triệu đô la. Trong khi đó Harry Potter đạt doanh số 59 triệu đô la.
    Sau khi cuốn Da Vinci Code ra đời, Brown được hâm mộ cuồng nhiệt. Ông đến đâu cũng được mọi người chạy đến xin chữ ký, đề nghị ông ký tên lên bất kỳ thứ gì họ có trên tay.
    Một lần, ông ký tên lên cả một cuộn giấy toilette! Lại một lần khác, ông đến sân bay mới phát hiện thấy mình quên hộ chiếu. Nhưng may thay, một hành khách cùng xếp hàng với ông lại đem theo cuốn Da Vinci Code có in hình ông trên trang bìa. Và đến cửa kiểm tra, ông chỉ cần giơ cuốn sách đó ra là đã được phép ung dung lên máy bay.
    Mặc dù nổi tiếng lẫy lừng như vậy nhưng hiện nay ông sống một cuộc đời ẩn dật. Ông từ chối mọi cuộc phỏng vấn và những cuộc gặp gỡ bạn đọc. Ông miệt mài ngồi viết cuốn tiểu thuyết mới.
    Ông thường làm việc đến 4 giờ sáng. Trước mặt ông là chiếc đồng hồ cát: cứ sau một tiếng đồng hồ là ông lại đứng dậy làm vài động tác thể dục (theo lời ông là ?oĐể máu - và cả ý nghĩ nữa ?" không trì trệ?)
    Brown và nghệ thuật
    Trong số những cuốn sách yêu thích của Brown, trước hết phải kể đến cuốn Về loài chuột và loài người của Steinbeck, cuốn Thùng rỗng kêu to của Shakespeare, cuốn Mật mã, mật số và những phương pháp giao tiếp bí ẩn và bí mật khác của Fred Rikson, cuốn Trò chơi chữ : Những cách biểu thị nước đôi và suy nghĩ về những cách biểu thị nước đôi của John Langdon.
    Cuốn sau cùng này chắc hẳn đã gợi ý cho Brown viết Da Vinci Code. Ngoài ra, những bộ phim ưa thích của Brown là Tưởng tượng bay bổng của Walt Disney, Cuộc đời thật đẹp của Robert Bennini và Roméo và Juliette của Jeffirelli.
    Công việc hiện nay
    Cuốn tiểu thuyết tiếp theo của Brown có nhan đề là Chìa khóa của Solomon. Có thể coi đây là phần tiếp theo trực tiếp của cuốn Da Vinci Code ( hành động bắt đầu từ đoạn kết hành động trong cuốn Da Vinci Code).
    Nhân vật chính vẫn là chuyên gia mật mã Robert Langdon. Nhưng lần này Brown để Chúa Jesus và hội họa Italia được yên: ông chuyển hoạt động của Langdon sang Mỹ để điều tra về lịch sử bí ẩn của thành phố Washington. Theo dự kiến thì cuốn Chìa khóa của Solomon sẽ ra mắt bạn đọc vào cuối năm nay.
    Trong khi ấy, việc đưa cuốn Da Vinci Code lên màn ảnh đang được tiến hành khẩn trương. Bộ phim này do hãng ?oSony Pictures? chủ trì sau khi bỏ ra 3,1 triệu bảng Anh để mua bản quyền lên phim với diễn viên lừng danh Tom Hanks thủ vai chính.
    Việc quay phim tại tu viện Wesminter và nhà thờ Saint-Sulpis bị cấm nhưng ban lãnh đạo tu viện Roslin ở Scottland lại mở rộng cửa cho đoàn làm phim. Cuối tháng 9 này, nhóm làm phim của đạo diễn Ron Howard (người đã từng đạo diễn hai bộ phim Trò chơi của lý trí và Apollo 13) sẽ có thể bắt đầu quay tất cả những gì cần thiết cho bộ phim tương lai, dĩ nhiên là phải trả một khoản tiền hàng chục nghìn dollars.
    Đấy là chưa kể việc sửa sang lại tu viện nói trên cũng sẽ khiến hãng ?oSony Pictures? tốn khoảng 4 triệu bảng Anh.

    Theo Tiền Phong


    --------------------------------------------------------------------------------


  6. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Yiyun Li - nhân vật mới nổi trên văn đàn Mỹ




    Nhà văn Yiyun Li
    Từ thế kỷ trước, dòng người nhập cư vào nước Mỹ đã sản sinh cho đất nước này một thế hệ các nhà văn Mỹ tài năng, từ Henry Roth, Maxine Hong Kingston cho đến Richard Rodriguez. Sự xuất hiện của tập truyện ngắn "A Thousand Years of Good Prayers" của một nhà văn người Mỹ gốc Hoa hiện sống tại Oakland cho thấy hiện tượng này đang tiếp tục diễn ra vào đầu thế kỷ 21 với tốc độ nhanh hơn hẳn.
    Yiyun Li - tác giả tập truyện "A Thousand Years of Good Prayers" đang được độc giả Mỹ chào đón nồng nhiệt dù tiếng Anh với cô chỉ là một ngoại ngữ. Ngay cả khi bạn là một độc giả khó tính, quen với một thứ tiếng Anh chuẩn mực mang tầm Nabokov1đi nữa, bạn cũng phải công nhận rằng cuốn sách của Yiyun Li được thể hiện bằng một lối viết cực kỳ tinh tế và thông minh.
    Li sử dụng tiếng Anh như thể đây chính là tiếng mẹ đẻ của cô vậy. Với một thứ văn phong phức hợp, tinh tế và giàu cảm xúc, Yiyun Li khiến độc giả Mỹ cảm thấy những gì được thể hiện trong tác phẩm của Ha Jin, nhà văn đồng hương với cô chỉ là thứ văn chương còn rất đỗi thô mộc. Những câu văn của Yiyun Li không chỉ đơn thuần là sự chuyển thể nội dung của tác phẩm mà còn là sự kịch hóa những nhận thức của con người về cuộc sống đồng thời thể hiện sự phản ứng sâu sắc của nhà văn đối với sự khắc nghiệt và thất thường của thời hiện đại. Chẳng hạn như câu chuyện về hai người đàn ông Su và Fong trong truyện ngắn "After a Life":
    "Họ thường ngồi với nhau ở nhà hoặc ở những quán bar, uống trà và đàm đạo với nhau hàng tá vấn đề trên trời dưới biển về thế giới, từ thời tiền sử cho tới tận ngày nay. Họ hào hứng tranh luận với nhau từng vấn đề cụ thể nhưng hễ cứ đi đến chỗ bắt đầu nảy sinh bất đồng là hai người dừng lại, chuyển sang một chủ đề khác. Điều khiến ông Su cảm thấy ngạc nhiên là tại sao ở vào lứa tuổi này, ông mới kết bạn được. Hầu như những mối quan hệ mà ông từng biết trong suốt quãng đời trước đây đều chỉ dừng lại ở mức quen biết. Phải chăng, tuổi già chính là một quãng đời thơ ấu thứ hai của con người, khi người ta lại trở về với cái thuở dễ dàng kết thân với nhau vì đã không còn những tư lợi, những phán xét khắt khe về người khác".
    "After a Life" tập trung vào sự "lão hóa" của một cuộc hôn nhân giữa hai vợ chồng có một đứa con chậm phát triển và người chồng "phải lòng" một người phụ nữ trẻ khác. Không chỉ dừng lại ở đó, câu chuyện còn đem đến cho người đọc những cảm nhận về cuộc sống đương thời của người dân Trung Quốc với tất cả những nghịch lý trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của nước này.
    Trong số 10 truyện ngắn trong tuyển tập có một vài tác phẩm khai thác sâu vào đời sống lịch sử của Trung Quốc với tất cả những bi hài kịch mà người dân nước này phải chịu đựng dưới thời Mao Trạch Đông. Đặc biệt, nhà văn đặc tả những khía cạnh bi hài kịch trong đời sống hôn nhân của con người thời bấy giờ. Những nhận định của các nhân vật trong tác phẩm về đời sống hiện đại ở Trung Quốc thể hiện một cái nhìn sắc sảo và mới mẻ.
    "Đấy là một tình yêu phù phiếm", ông Su nói sau khi thú nhận với người bạn già về mối tình dành cho một người phụ nữ trẻ của mình. Ông Fong đáp: "Mao chủ tịch bảo: Con người có thế giành được mọi thứ, miễn là biết mơ ước".
    Điều này cũng có thể chứng minh cho những quan sát khác về xã hội Trung Quốc đương đại mà Yiyun đã thể hiện trong tác phẩm của mình. Cuộc sống, như lời người dẫn truyện trong tác phẩm "Immortality" thì "hoàn toàn không hạnh phúc như những chúng ta được dạy bảo"... Tuy nhiên, điều đáng nhớ trong tập truyện đầu tay xuất sắc này là câu chuyện về sự hòa trộn giữa thế giới Trung Quốc hiện đại và nước Mỹ ngày nay.
    Nhân vật người kể chuyện trong tác phẩm "Death Is Not a Bad Joke If Told the Right Way" nỗ lực gạt bỏ thể giới cũ, đến với một thế giới mới nhưng không thể nào thoát ra ngoài những ký ức đau thương. Nhân vật trung tâm trong tác phẩm "The Princess of Nebraska" lưỡng lự giữa hai thế giới. Sasha, một cô bé 21 tuổi sinh ra và lớn lên tại vùng Nội Mông, trong quá trình học đại học tại Bắc Kinh, Sasha gặp và yêu Yang, một ngôi sao kinh kịch 18 tuổi, trong khi chàng trai trẻ này đang có những quan hệ đồng tính với Boshen, một bác sĩ đã ngoài 30. Boshen di cư tới Mỹ và cưới một cô gái đồng tính nhằm kiếm một tấm thẻ xanh định cư ở đây. Mặt khác, anh vẫn lôi kéo Sasha dụ dỗ Yang sang Mỹ để anh có cơ hội tiếp tục được quan hệ với người bạn đồng tính của mình.
    Với tầm nhìn và phong cách truyện ngắn thể hiện qua "A Thousand Years of Good Prayers", Yiyun Li hoàn toàn có khả năng xây dựng một sự nghiệp văn học đầy hứa hẹn trên đất Mỹ.

    Theo Evăn


    --------------------------------------------------------------------------------


  7. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Assia Djebar - viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp đầu tiên của Algeria





    Nhà văn, nhà sản xuất phim người Algeria - Assia Djebar - được bầu vào Viện Hàn lâm Pháp hôm 16/6. Bà là người phụ nữ đầu tiên của vùng Maghreb (Bắc Phi, bao gồm Maroc, Tuynidi và Algeria) được bầu vào viện Hàn lâm danh giá này.
    Assia Djebar sinh năm 1936 tại Fatima-Zohra Imalayen (Cherchell) - một thị trấn ven biển phía Tây thủ đô Alger. Trong những thập niên gần đây, tên tuổi của Djebar nổi tiếng trên toàn thế giới, chủ yếu nhờ vào 4 cuốn tiểu thuyết viết về đời sống của người phụ nữ Algeria, bắt đầu bằng tác phẩm L''Amour, la fantasia xuất bản năm 1985. Cuốn sách này sau đó đã được dịch sang tiếng Anh với tên gọi là "Fantasia: An Algeriaan Cavalcade".
    Djebar xuất bản tác phẩm đầu tiên La Soif (Khát vọng) năm 1957, khi bà vừa 21 tuổi. Cuốn tiểu thuyết được chào đón nồng nhiệt ở Pháp, độc giả nước này ví bà là một "Françoise Sagan của Algeria". La Soif kể câu chuyện về một cô gái trẻ mang hai dòng máu Pháp - Algeria kiên quyết đấu tranh cho con đường sống riêng của mình, bất chấp những mối ràng buộc của gia đình cũng như truyền thống. Tác phẩm bị chỉ trích là sự cổ xúy cho chủ nghĩa cá nhân phù phiếm, lạc điệu với cuộc đấu tranh lúc bấy giờ của cả dân tộc Algeria. Tuy vậy, cùng với những tác phẩm khác về sau như Les Enfants du nouveau monde (1962) và Les Alouettes naives (1967), La Soif đã góp phần khẳng định vị trí hàng đầu của Djebar trong nền văn học non trẻ của một nước Algeria độc lập và vị trí tiên phong của bà trong cuộc đấu tranh giành hạnh phúc cho người phụ nữ Algeria.
    Đồng thời, Djebar nuôi khát vọng trở thành một học giả, nhà nghiên cứu lịch sử. Năm 1955, bà là người phụ nữ Algeria đầu tiên được vào học tại Đại học sư phạm Pháp (Ecole normale Supérieure) - một ngôi trường danh giá, nơi Jean Paul Sartre từng theo học. Sau khi trở thành giáo sư lịch sử, bà tiếp tục học về điện ảnh tại Đại học Algiers vào những năm cuối thập kỷ 60, đầu thập kỷ 70. Trong một thập kỷ sau đó, Djebar hoạt động trong lĩnh vực điện ảnh với tư cách là một nhà sản xuất phim và là nhà phê bình điện ảnh.
    Năm 1980, bà rời khỏi Algeria do bất mãn với chế độ chính trị cũng như chính sách "Ảrập hóa" của các phần tử theo chủ nghĩa bảo thủ cực đoan tôn giáo đến từ nước ngoài - một chính sách cưỡng bức người Algeria sử dụng tiếng Ảrập mà theo bà sẽ có những tác động không tốt đến nền học thuật nước này. Từ năm 1990, bà tham gia thỉnh giảng cho một số trường đại học ở Mỹ và tiếp tục cho xuất bản một số tác phẩm, đáng chú ý nhất là tập truyện ngắn Oran, langue morte (Oran: Một ngôn ngữ chết) năm 1997.
    Việc bầu chọn Djebar vào Viện Hàn lâm Pháp đã đưa tên tuổi của bà lên ngang hàng với những nhà văn viết bằng tiếng Pháp hàng đầu hiện nay. Đây còn được coi là một cử chỉ của người Pháp nhằm hòa giải với nhân dân Algeria.
    Trong số 40 viện sĩ (đây là con số giới hạn của Viện Hàn lâm Pháp), có tên tuổi của những học giả nổi tiếng như nhà nhân loại học Claude LéviStrauss, tiểu thuyết gia Henri Troyat và Alain Robbe- Grillet, nhà sử học Pierre Nora và Marc Fumaroli. Những thành viên mới là những người được bầu chọn để thay vào vị trí của những thành viên đã qua đời.
    Nhân sự kiện Djebar được bầu vào Viện Hàn lâm pháp, tờ Le Monde bình luận: "Việc lần đầu tiên một nữ tác giả từ vùng Maghreb được bầu chọn vào Viện Hàn lâm đã khẳng định một lần nữa rằng, cộng đồng các nước nói tiếng Pháp đang áp dụng một chính sách mở cửa cho các nước thành viên... Văn học Pháp thường chỉ được hiểu là một nền văn học giới hạn trong một vùng nhỏ bé bao gồm Paris và những vùng lân cận, trong khi đó trên thực tế, phạm vi này cần được mở rộng tới những tác phẩm viết bằng tiếng Pháp của các tác giả đến từ Việt Nam, Canada, Bỉ, Thụy Sĩ, châu Phi hoặc Ai Cập".
    Tờ FLN đánh giá: "Viện Hàn lâm Pháp đã chào đón một tiểu thuyết gia, một người theo chủ nghĩa dân tộc, một "chiến sĩ" của Algeria. Cuộc đời của bà là sự phản ánh cuộc đấu tranh không mệt mỏi cho danh dự, quyền tự do của người phụ nữ Algeria. Hành trình từ tuổi thơ của một cô bé Algeria đến một người phụ nữ nổi tiếng trên toàn thế giới, từ một người phụ nữ sử dụng tiếng mẹ đẻ cho đến một nhà văn viết bằng thứ tiếng của một đất nước từng đi xâm lược dân tộc mình là một cuộc hành trình dài, đầy thử thách của Assia Djebar".
    Có hai giai đoạn chính trong sự nghiệp sáng tác của Djebar. Giai đoan đầu được đánh dấu bằng sự vắng bóng của bà trên văn đàn một thời gian dài sau khi xuất bản cuốn tiểu thuyết Les Alouettes naïves (1967) và trước khi ra mắt tuyển tập truyện ngắn Femmes d''Alger dans leur appartement (1980). Giai đoạn thứ hai là khi nhà văn quyết định chuyển sang viết bằng tiếng Pháp với khát vọng được chuyển tải những thông điệp về cuộc đấu tranh vì người phụ nữ Algeria bằng thứ ngôn ngữ phổ biến này - một quyết định đã mang tới cho bà danh dự cao quý ngày hôm nay.
    Được đánh giá như là một tác phẩm tạo nên bước ngoặt trong sự nghiệp sáng tác của Djebar, Femmes d''Alger ra đời sau hơn chục năm im lặng, thể hiện quyết tâm tạo dựng một sự nghiệp văn học viết bằng tiếng Pháp của nhà văn. Trong một bài viết kèm theo tác phẩm Ecrire dans la langue de l''autre (Viết bằng ngôn ngữ khác), nhà văn giải thích: "Tôi sử dụng tiếng Pháp để làm sáng lên bóng tối bao trùm lấy con người tôi, giọng nói của tôi và ngôn ngữ của dân tộc tôi".

    Theo Evăn


    --------------------------------------------------------------------------------


  8. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Phan Việt: "Tôi chỉ mới bắt đầu..."




    Tác giả Phan Việt người Việt đầu tiên ở hải
    ngoại đoạt giải thưởng "VH tuổi 20"
    Như thông tin đã đưa: lần đầu tiên trong danh sách các tác giả đoạt giải thưởng Văn học tuổi 20 lần III 2005 vừa được công bố có sự hiện diện của một cây bút đang học tập, sinh sống ở hải ngoại.
    Đó là Phan Việt hiện đang học tập và làm việc tại Mỹ. Ngay sau khi giải thưởng được công bố, Người Viễn Xứ đã có cuộc trò chuyện với tác giả nữ trẻ này...
    * Xin chào tác giả Phan Việt, bút danh Phan Việt của một người xa xứ hẳn có mang ý nghĩa gì đó?
    - Tên thật của tôi là Nguyễn Ngọc Hường, sinh năm 1978. Tôi tốt nghiệp Ðại học Ngoại thương Hà Nội năm 2000, rồi sang Mỹ học cao học về ngành truyền thông, sau đó theo học chương trình tiến sĩ về chính sách xã hội ở Chicago. Bút danh Phan Việt thực ra chỉ là một cái tên tôi thích thôi!
    * Chị đã từng viết văn, hay đây là tác phẩm đầu tay?
    - Trước đây tôi cũng đã viết, nhưng chủ yếu là viết chơi thôi. Thời gian viết nhiều nhất là tôi viết truyện ngắn bằng tiếng Anh, cho báo Việt Nam News, khoảng năm 1997 - 1998. Lúc đó tôi đang học năm thứ 2 đại học nên mục đích viết văn chủ yếu là để học tiếng Anh. Giờ đọc lại những truyện này thấy buồn cười lắm vì nó chẳng giống truyện gì cả. Cho đến rất gần đây, tôi vẫn không hề nghĩ rằng mình sẽ viết văn. Tôi chỉ thực sự viết nghiêm túc hơn từ khoảng cuối năm 2003.
    * Vậy tác phẩm đoạt giải Nhì Văn học tuổi 20 lần III được chị viết trong thời gian "nghiêm túc" này, hay có cuộc thi chị mới viết để dự thi?
    - Tập truyện dự thi của tôi có 10 truyện ngắn, đa phần trong số đó được viết trong thời gian hơn 1 năm qua. Thực ra tôi cũng không định viết để dự thi. Tôi viết truyện vì thích, ví dụ như Phù phiếm truyện - truyện đầu tiên trong tập sách - được viết trong khoảng có mấy tiếng đồng hồ, để... trêu một người bạn. Tôi viết ngẫu hứng cũng khá nhiều, sau đó thấy có cuộc thi , tôi chọn ra 10 truyện để thi. Lúc xác định là thi, tôi mới bắt đầu chỉnh sửa các truyện đã viết một cách cẩn thận.
    * Việc gửi một tập truyện về dự thi từ bên kia đại dương xa xôi hẳn chị có điều gửi gắm? Và hẳn chị phải tin mình đoạt một giải nào đó?
    - Nói gửi gắm thì to tát quá. Tôi chỉ là du học sinh thôi. Ai đi thi cũng mong được giải. Tôi rất kỳ vọng, vì với tôi việc dự thi không chỉ là chuyện thi thố, không phải chuyện so sánh mình với người khác. Nó có những ý nghĩa riêng khác với tôi. Khi được chị Kim Tuyến, biên tập viên của Nhà xuất bản Trẻ báo tin mình đoạt giải, tôi rất vui vì lao động của mình đã được ghi nhận. Và cũng tò mò: Ai được giải nhất? (cười).
    * Người giành giải nhất cũng là một tác giả nữ, Trần Thị Hồng Hạnh, hiện đang làm báo tại TP.HCM. Chị nói tập truyện có ý nghĩa riêng đối với mình, đó có phải là một mảng đời sống của người Việt xa xứ với nhiều lo toan, thử thách trong đó có chị?
    - Khi viết, tôi không mấy quan tâm nó đang nói về ai, mà là việc dùng ai để nói về cái gì. "Ai" chỉ là phương tiện, quan trọng là thông điệp ở phía sau. Tôi nghĩ con người ở đâu cũng có những vấn đề chung, nên những chi tiết trong truyện có thể là về du học sinh, nhưng tinh thần và thông điệp của nó là về con người nói chung (ít nhất là tôi cố gắng như thế). Vả lại, về cơ bản, tôi coi mình là người trong nước vì tôi mới đi học có 5 năm thôi.
    * Ban giám khảo đánh giá tập truyện của chị có cái nhìn của người học vấn cao và tiếp xúc với nền văn minh tiên tiến. Vậy còn góc nhìn của người viết, chị thấy mình đã nhìn hết và tải được hết những gì đi qua một phần đời mình chưa?
    - Tôi rất cảm kích vì Ban giám khảo dành những lời như vậy cho tập truyện ngắn của tôi. Tôi là người coi trọng tri thức và tự thấy cá nhân tôi đã đi một con đường khá dài để (cố gắng) đến với nó. Còn chuyển tải hết ý? Tôi chỉ mới bắt đầu thôi mà. Thú thực là tôi không hài lòng hoàn toàn với tập truyện gửi đi thi đâu.
    Tôi quan niệm một tập truyện ngắn không phải là một phép cộng đơn giản các truyện, nó không phải là việc đặt cạnh nhau các tác phẩm đã viết. Một tập truyện ngắn phải có một tiếng nói thống nhất và xuyên suốt; nó phải khai thác một chủ điểm nào đó một cách triệt để bằng cách nhìn vào các góc khác nhau của chủ đề ấy. Nói theo nghĩa như thế thì 10 truyện ngắn dự thi chưa thật tập trung. Tức là cái tiếng nói chính xuyên suốt mà tôi muốn nó có thì đã không có được một cách thống nhất và đều trong các tác phẩm; có chỗ mạnh, chỗ yếu. Tôi tự biết thế, nhưng bận quá nên không gọt giũa được.
    * Nhưng Ban giám khảo nhận xét tập truyện được viết với bút pháp khác lạ...
    - Thực ra khi viết tôi không để ý bút pháp. Tôi viết tự nhiên, như là tôi đang tư duy. Tôi chỉ cố gắng nghĩ thật sâu, thật trung thực và diễn đạt bằng hết các chiều sâu ấy, dù phải viết một câu rất dài hoặc một câu ngắn củn. Nó thế này: khi anh đọc, anh có hai quá trình đọc đồng thời, đọc các tín hiệu ngôn ngữ bằng mắt và đọc nghĩa bằng tư duy cộng với cảm giác. Tôi cố gắng viết sao cho khi đọc, người đọc bỏ qua tối đa phần thứ nhất để đọc ngay bằng tư duy và cảm giác.
    * Công việc nghiên cứu chính sách xã hội chắc hẳn rất có ích đối với việc viết văn của chị và ngược lại?
    - Anh thấy đấy, tôi học mỗi thứ một ít: học ngoại thương ở đại học, học truyền thông trong chương trình thạc sĩ, và giờ học về chính sách xã hội. Học thế cũng có cái dở là chẳng chuyên sâu vào lĩnh vực nào, cho nên để làm nghiên cứu thì không tốt, nhưng để viết văn thì lại tương đối có lợi. Nó giúp tôi có nhiều cách tiếp cận vấn đề hơn. Còn tác dụng ngược thì cũng tùy. Văn phong khoa học khác với văn chương. Nó đòi hỏi tính chính xác cao độ.
    * Chị có tìm hiểu đời sống văn học của người Việt mình bên đó?
    - Tôi không rõ lắm. Tôi chủ yếu đọc văn học nước ngoài và văn học Việt Nam trong nước. Tôi sang đây du học nên chủ yếu thời gian tôi dùng đọc sách chuyên môn.
    * Vậy chị viết văn lúc nào?
    - Tôi đi học hàng ngày, làm trợ giảng cho chương trình thạc sĩ và làm việc với các giáo sư trong các dự án nghiên cứu. Tôi cũng làm việc cho tiểu bang Illinois nữa. Tôi viết bất cứ lúc nào có thể.
    * Chị sẽ trở về Việt Nam?
    - Chồng tôi là kỹ sư tin học, anh ấy là người Hà Nội, sang Mỹ làm việc từ năm 2000. Cả gia đình tôi hiện sống ở Hà Nội. Thế nên, tương lai, tôi sẽ về Việt Nam.
    * Xin cảm ơn chị.

    Theo Người viễn xứ


    --------------------------------------------------------------------------------


  9. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Inrasara: "Nên xem giải như một thứ pít-tông ?"




    Inrasara
    Nhà thơ người Chăm Inrasara sẽ được trao Giải Văn học Asean 2005 với tập thơ Lễ tẩy trần tháng Tư. Tác phẩm cũng từng đoạt giải B Giải thưởng Hội Nhà văn VN năm 2003. Chúng tôi trò chuyện với anh:
    * Bản thân anh gọi tập thơ của mình là Lễ tẩy trần tháng Tư còn dang dở, vì bản thảo của nó còn có 7 chương nữa, anh viết xong thấy chưa đạt nên chưa cho in. Vậy mà "đứa con sinh non" ấy của anh lại nhận được rất nhiều sự ưu ái. Sau giải ở trong nước, giờ đây nó còn được nhận giải văn học của khu vực Đông Nam Á. Phải chăng ở đây cũng có một chút rủi may?
    - Mọi giải thưởng đều có yếu tố may rủi. Đừng nói các giải trong nước hay khu vực, ngay cả giải Nobel văn chương lớn là thế mà vẫn còn gây bao thắc mắc! Nhưng đó là chuyện ngoài lề. Không ai làm khoa học hay sáng tác nghệ thuật để trông chờ nhận giải thưởng. Cứ nỗ lực đi, rồi cái gì đến hãy để nó tự nhiên đến.
    Mỗi tác giả hãy cố gắng làm việc một cách chuyên nghiệp đi, hãy vứt bỏ sợ hãi hay mặc cảm đi. Tất cả sẽ đến sau đó. Còn nếu không có, người ta vẫn có thể tự an ủi rằng: Danh sách giải Nobel văn chương thế kỷ 20 đã không có tên L. Tolstoi, B. Brecht hay R.M.Rilke!
    * Anh có hy vọng giải mà anh sắp nhận ở Thái Lan sẽ làm tăng giá trị tập thơ của anh?
    - Theo tôi, giải thưởng dù to bé thế nào cũng chỉ nên xem như một thứ pít-tông đẩy tác phẩm đến với người đọc nhanh, nhiều hơn thôi, chứ nó không làm tăng hay bớt "giá trị" tác phẩm (cười).
    * "Giá trị" ở đây được hiểu theo nghĩa đen. Có thể anh sẽ tái bản Lễ tẩy trần tháng Tư, vì Giải Văn học ASEAN 2005 sẽ khiến cho nhiều độc giả quan tâm và tìm mua tập thơ này hơn?
    - Tôi nghĩ có giải thì vui, nhưng đừng để nó ảnh hưởng hay thao túng mình. Ngay việc xuất bản công trình của mình, tôi cũng không lấy gì mặn mà, nói chi chuyện tái bản. Bộ Văn học Chăm (3 tập) đã hết sau một năm, có vài nhà xuất bản đề nghị in lại, tôi lưỡng lự mãi, dù nhu cầu từ người đọc là có. Tập thơ Tháp nắng cũng vậy. Cái mới hấp dẫn tôi hơn.
    * Theo dự kiến, trong chuyến sang Bangkok nhận giải tới đây, anh sẽ có những buổi nói chuyện với sinh viên của một số trường ĐH Thái Lan. Anh định nói về vấn đề gì ?
    - Tôi đã có lần đoạt giải hoặc vài lần được mời nói chuyện ở nước ngoài. Không có vấn đề gì cả. Tuỳ cơ ứng biến: Nói về văn học và ngôn ngữ Chăm, hay thơ Việt hiện đại, đều được. Vấn đề là đăng đàn bằng tiếng Việt hay tiếng Anh thôi. Tôi chưa một lần thuyết trình bằng Anh ngữ mà !
    * Nghe nói Lễ tẩy trần tháng Tư đang được chính anh chuyển ngữ sang tiếng Anh cùng sự hợp tác của các dịch giả Hoàng Ngọc Tuấn, Đinh Linh, Quảng Cảnh ? theo yêu cầu của BTC Giải Văn học ASEAN. Đây cũng là một cơ hội tốt để bạn đọc các nước biết đến nền văn học Chăm, nhưng anh có sợ rằng, với việc chuyển thể ấy, tập thơ sẽ ít nhiều mất đi hồn vía Chăm ?
    - Lễ tẩy trần tháng Tư được viết bằng cả tiếng Chăm lẫn tiếng Việt. Đôi khi tôi viết tiếng Chăm trước, sau đó dịch ra Việt ngữ, hoặc ngược lại. "Bản dịch" luôn có vài mất mát, mặc dầu do tác giả tự dịch. Nhưng bây giờ, chủ yếu người khác dịch, mà thơ Inrasara lại thuộc dạng khó dịch nữa chớ !Đành phải trông cậy vào tài năng của người dịch và của cả sự may rủi thôi (cười).
    * Xin hỏi câu cuối: Nếu phải phát biểu trong Giải Văn học ASEAN ở Bangkok, thì thông điệp quan trọng nhất mà anh muốn nêu là gì?
    - Tôi vẫn chưa nhận được những lời hướng dẫn chính thức từ Hội Nhà văn. Nhưng nếu có phát biểu, điều tôi muốn nói là:Inrasara là nhà thơ dân tộc thiểu số đầu tiên của VN được trao giải này và đó là một sự ghi nhận quan trọng đối với sự đóng góp của các nhà văn dân tộc thiểu số vào nền văn học chung của một nước VN đa dân tộc trong nền văn chương của khối cộng đồng các nước Đông Nam Á, thể hiện cho một tinh thần hội nhập lớn-có lẽ là thế.
    Bởi vì nói như giáo sư Phạm Huy Thông: "Văn hoá Champa, dù tiếp nối hay vượt lên văn hoá Sa Huỳnh nảy nở ở đây trước đó, là một cống hiến xuất sắc vào kho tàng văn hoá VN xưa và nay (?) và người Chăm là một gạch nối nối liền nước ta với Đông Nam Á hải đảo, mà quan hệ nhiều mặt giữa đôi bên ngày càng trở nên mật thiết".

    Theo Thể thao và Văn hóa


    --------------------------------------------------------------------------------


  10. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Nhà văn Trần Kim Trắc: ''Đề tài nằm ngay trước thềm nhà''




    Nhà văn Trần Kim Trắc
    Đã bước sang tuổi 76 nhưng nhà văn vẫn không ngừng viết. Trong tập truyện "Một khúc cầm chơi" của ông vừa được NXB Trẻ phát hành, người đọc vẫn bắt gặp nét duyên mặn mà, hóm hỉnh của một người rất trẻ, một trái tim yêu. VnExpress có cuộc trò chuyện với nhà văn.
    - Trong nhiều truyện ngắn của ông, tình yêu luyến ái giữa nam và nữ luôn là chủ đề chính. Ông lại thường được mời nói chuyện tình yêu tại các câu lạc bộ hôn nhân - gia đình. Phải chăng ông quan niệm một trong những chức năng của văn chương là để giáo dục giới tính?
    - Đối với những bạn trẻ mới vào đời, cuộc sống xã hội là một cái mạng nhện, trong đó có chuyện quan hệ nam nữ. Tôi quan niệm văn chương, một mặt nào đó phải giúp họ gỡ rối tơ lòng, hướng họ đến lối sống và tình yêu lành mạnh. Báo chí gần đây kêu ầm lên về chuyện tệ nạn xã hội, trẻ vị thành niên phá thai ngày càng tăng, sao nhà văn có thể đứng ngoài cuộc. Có những vấn đề mà xã hội lên tiếng không được hay không tiện thì văn chương lại có thể chạm đến, vì văn học theo tôi là sự giáo dục gián tiếp.
    - Ông nghĩ gì khi nhiều bạn đọc cho rằng trong những trang viết của nhà văn trẻ hiện nay sự thể hiện tình yêu vẫn chưa "chín", chưa đạt và còn nhiều yếu tố "giả"?
    - Miêu tả một nụ hôn, cái ôm hay câu trao đổi giữa hai kẻ yêu nhau trong văn chương không phải dễ. Dù bản chất tình yêu muôn đời vẫn vậy nhưng mỗi thời mỗi khác, mỗi đối tượng lại khác. Tôi nghĩ "yêu đi rồi hãy viết" chứ chưa yêu thật sự bao giờ mà viết thì không tránh khỏi gượng gạo.
    - Mấy chục năm nay, truyện của ông luôn đi theo một vài mô típ quen thuộc, với văn phong Nam Bộ. Ông có sợ sự lặp lại như thế làm độc giả chán?
    - Văn chương là muôn giọng điệu, tôi chọn cho mình dòng văn học bình dân và về thân phận, tình yêu của những người bình dân. Thế giới quan của người dân Nam Bộ là hiền hòa, dễ thương, trọng nghĩa khinh tài... Đời sống của người đồng bằng cũng hết sức phong phú, lắm tình lắm cảnh, tôi không dám nhận mình đã viết đúng viết đủ chứ đừng nói chi là khai thác hết kho tư liệu sống ấy.
    Nếu sợ người khác chán mà không dám đi hết, đi đúng sở trường của mình thì anh nhà văn ấy thiếu bản lĩnh, cũng giống như để mình tự dính chân vào mạng nhện do mình giăng ra rồi thấy bế tắc và không viết được.
    - Ông tìm nguồn đề tài và cảm hứng sáng tác như thế nào?
    - Thời trẻ, khi còn sức khỏe tôi đi nhiều, có điều kiện tiếp xúc nhiều, đề tài để viết không hạn chế, nhưng nhiều khi vì vô tình mình vẫn không viết ra hết những gì thật sự trải nghiệm. Bây giờ già rồi, quanh quẩn chỉ mấy mét vuông trong nhà và cái tiệm bán mật ong, sữa ong chúa, lại thấy đề tài để viết nằm ngay trước thềm nhà chứ đâu xa xôi. Có những buổi tối tôi bắt đèn ngồi ngoài thềm trò chuyện với mấy cô gái làm nghề bán phấn buôn hương, có cô bị công an đuổi còn chạy vào nhà tôi trốn, rồi mấy đứa ăn cắp vặt, một vụ đụng xe, một đám cãi nhau..., những cái tưởng như vụn vặt nhưng nếu biết nắm bắt, nhà văn có ngay chuyện để kể. Tôi viết "Một khúc cầm chơi", câu chuyện về những cô "Kiều" thời nay cũng từ những việc mắt thấy tai nghe như thế.
    - Trải qua nhiều thăng trầm của cuộc đời, ông nghiệm ra nghề viết văn rốt cuộc quý giá nhất ở điều gì?
    - Tôi chỉ nghĩ đơn giản, văn học có hai mục đích, viết làm cho người ta vui và viết làm cho người ta cảm động. Bản lĩnh của nhà văn là bằng cách chấp bút của mình giúp người ta thấy được văn học rất thiết thực với cuộc sống, giúp con người hiểu và yêu nhau hơn.
    - Để trụ lại với nghề văn, theo ông người viết trẻ hiện nay cần phải làm gì?
    - Có đi thì mới nhớ, có sống rồi mới cảm. Nhà văn sống bằng sự quan sát, bằng ký ức và viết bằng cái đầu. Nghề viết cũng không cần nhiều mánh khoé kỹ thuật, cảm xúc thật mới quan trọng. Đã viết văn thì không nên nô lệ vào bất cứ hệ ý thức hay tư tưởng nào, và thậm chí đừng nô lệ ngay chính bản thân mình.

    Theo Vnexpress


    --------------------------------------------------------------------------------


Chia sẻ trang này