1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chân dung Văn học

Chủ đề trong 'Văn học' bởi luuchivi, 23/02/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Walt Whitman - một tâm hồn Mỹ





    New York là "Jerusalem" của Walt Whitman. Nhà thơ say mê phong cảnh, những tòa nhà, những con người của thành phố này. Trong tập thơ Leaves of Grass, Whitman đã tụng ca mọi ngõ ngách, mọi hình ảnh thân quen của mảnh đất nơi ông được sinh ra.
    Năm nay, nhà văn Michael Cunningham, tác giả từng đoạt giải thưởng Pulitzer cho tác phẩm The Hour, sẽ xuất bản cuốn tiểu thuyết Specimen Days - một tác phẩm gồm 3 phần dựa trên những bài thơ của Whitman.
    Cunningham định hình lại một New York trong quá khứ, hiện tại và tương lai theo như những tưởng tượng thiên tài mà nhân vật của Whitman đã thể hiện trong những tác phẩm của mình. Cuốn tiểu thuyết bắt đầu bằng một câu chuyện ma từ thế kỷ 19 ở Manhattan, trong đó nhân vật cậu bé bị biến dạng thường đọc một câu thơ trong tập Leaves of Grass: "Búp chồi non bé nhỏ, có sức sống diệu kỳ". Trong tập truyện thứ hai, cậu bé biến thành một kẻ đánh bom liều chết trong vụ tấn công 11/9 tại New York, đây là một phần câu chuyện có liên quan tới tác phẩm Children''''s Crusade, trong đó hạt nhân của nó là tư tưởng duy tâm của Whitman. Trong phần cuối cùng của cuốn tiểu thuyết, tác giả vẽ lên một New York 150 năm nữa trong tương lai với sự xuất hiện và sinh sống của người máy...
    Walt Whitman sinh ngày 31/5/1819 tại Long Island. Bố ông là một người thợ mộc còn mẹ ông mù chữ. Năm 13 tuổi, nhà thơ phải nghỉ học để phụ giúp gia đình. Cũng ở độ tuổi này, nhà thơ bắt đầu làm quen với những công việc trong ngành xuất bản, in ấn và ngày càng bị mê hoặc bởi nghề viết. Whitman đến với thơ ca chủ yếu bằng con đường tự học. Ông đọc nhiều những tác phẩm của Homer, Dante, Shakespeare, Scott và nghiên cứu sâu về kinh thánh. Ông dành phần lớn quãng thời gian tuổi trẻ của mình để kiếm sống và lang thang đây đó. Mãi tới năm 1855, tập thơ đầu tiên Leaves of Grass mới được xuất bản, một tập thơ theo lời ông là "mang cảm hứng của những ngày lang thang, đắm mình vào thế giới cỏ hoa hồn nhiên và vô tư lự" của mình.
    Leaves of Grass là một tuyển tập gồm những bài thơ nổi tiếng như Song of Myself, I Sing the Body Electric, Out of the Cradle Endlessly Rocking, O Captain! My Captain!
    Trong khi thơ ca đầu thế kỷ 19 ở Mỹ đang thịnh hành cách diễn đạt đầy tính tượng trưng, biểu tượng và chất đầy những suy ngẫm về thế giới tinh thần, tôn giáo thì tập thơ của Whitman là những lời ca tụng thế giới tự nhiên, vẻ đẹp thế tục và thế giới vật chất của đời sống con người, dù ông không phủ nhận sức mạnh của trí tuệ và tinh thần.
    Tập thơ ra đời đã không nhận được sự đón chào như tác giả mong đợi. Các nhà phê bình thời bấy giờ nhận định đó là những vần thơ "thông tục, tầm thường, thiếu thanh nhã". Thậm chí có người còn cho rằng đó không phải là thơ mà là "một đống chất liệu có thể nhào trộn thành thơ".
    Tuy nhiên, Oscar Wilde là một người rất ngưỡng mộ Whitman. Trong một lần đến thăm nhà Whitman vào ngày 18/1/1882, Wilde bày tỏ: "Tôi đến ngôi nhà này là đến với một nhà thơ đã thân thuộc với tôi từ thuở còn trong nôi". Whitman đã mời Wilde một ly rượu "cây nhà lá vườn" và khen ngợi: "Wilde là một anh chàng điển trai, thẳng thắn, cởi mở và nam tính".
    Whitman qua đời vào ngày 26/3/1892, những bài thơ ông viết là những lời ca tụng vẻ đẹp của con người và sức mạnh của chủ nghĩa nhân văn.
    Whitman qua những lời nhận xét:
    - "Không có ai trên cái nước Mỹ rộng lớn này mà tôi yêu mến và kính trọng như Walt Whitman"
    Oscar Wilde, nhà văn.
    - "Tôi không phải là một kẻ mù để không thể nhận thấy rằng Leaves of Grass là một tập thơ vô cùng giá trị. Đấy là một trong những tác phẩm sắc sảo, độc đáo nhất mà nước Mỹ từng sản sinh ra".
    Ralph Waldo Emerson, nhà văn.
    - "Mỗi khi cảm thấy mệt mỏi, tôi thường tìm đến với thế giới tràn đầy ánh sáng và âm thanh của Walt Whitman".
    Allen Ginsberg, độc giả.
    - "Leaves of Grass là một tác phẩm khác hẳn với bất cứ tập thơ nào ra đời trước đó về cả phong cách ngôn ngữ cũng như sự cảm nhận về thế giới".
    Tạp chí Life Illustrated.

    The Guardian


    --------------------------------------------------------------------------------


    Được luuchivi sửa chữa / chuyển vào 16:58 ngày 23/02/2007
  2. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Edward Bunker: Sức mạnh tư tưởng không lao tù nào giam đuộ




    Edward Bunker
    Từ nửa tháng nay, các phương tiện truyền thông đại chúng khắp hành tinh nói nhiều một cách trân trọng đến một con người đặc biệt. Đó là cố nhà văn Edward Bunker. Là một nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng nhưng ông đã nhiều lần vào tù ra tội trong suốt hơn 70 năm sống và viết.
    Edward Bunker vừa trút hơi thở cuối cùng ngày 19-7 ở một bệnh viện Burbank, bang California, sau một cuộc phẫu thuật nhằm giúp cho máu lưu thông bình thường ở hai cẳng chân.
    Ông sinh ngày 31-12-1934 tại Hollywood. Cha là một thợ máy kiêm chuẩn bị cảnh trí ở kinh đô điện ảnh thế giới. Mẹ là diễn viên múa trong các vở hài kịch ca nhạc.
    Khi ông chưa được năm tuổi thì cha mẹ ly dị. Mẹ ông ?olặn mất tăm?. Cha nghiện ngập, không chăm sóc nổi con, ông bắt đầu đi làm con nuôi. Nhưng ông quá nghịch ngợm, hiếu động, không nhà nào chịu đựng ông được lâu.
    Năm 1942, người ta phải đưa ông vào nội trú trong các trường quân sự, để rèn luyện ?othằng bé bất trị?. Thế nhưng, ông thường lẻn ra ngoài đi chơi, và dĩ nhiên phải chịu kỷ luật đôi khi rất nặng.
    Để phản đối, ông bắt đầu phá phách và ăn cắp vặt. Thế là ông bị tống vào các trường giáo dục cải tạo. Ngầm coi đấy là một sự xúc phạm, ông càng ăn cắp dữ, món to hẳn hoi, phá phách cũng ?ongười lớn? hơn, nên mới 10 tuổi, ông đã phải vào nhà tù vị thành niên.
    Năm 13 tuổi, bị đưa vào nhà trừng giới. Cần nói ngay là mỗi lần được tha, ông vẫn ngựa quen đường cũ, hoặc quấy rối trật tự công cộng, hoặc ?ochôm chỉa? để độ thân, hoặc bị lôi kéo và ép buộc lao sâu vào con đường trộm cướp, làm và tiêu thụ của gian, kể cả séc giả?, nên lại vào tù.
    Từ 13 tuổi, ông đã bị giam với tù nhân người lớn, phải luôn luôn phòng thân, phải luôn luôn cảnh giác, lỡ mồm lỡ miệng hay sơ xuất chút đỉnh là có thể mất mạng. Ông tồn tại được giữa thế giới tội phạm đủ loại mà sự sống ?ongàn cân treo sợi tóc? là nhờ áp dụng tốt hai nguyên tắc mà ông học được từ các phạm nhân lớn tuổi: không tin bất kỳ ai và nếu buộc phải dùng quả đấm, thì ra đòn trước và chuồn ngay tức thì.
    Năm 1951, ông không kiềm chế được trong một cơn tức giận vì bị sỉ nhục, đâm chết một giám thị và bị nhốt vào nhà tù khét tiếng Saint ?" Quentin bang California. Sau đó, ông còn bị đưa đến nhà tù đáng sợ hơn ở bang Illinois, nhà ngục Marion.
    Bấy giờ, ông là tù nhân trẻ tuổi nhất ở nơi cầm chắc chỉ còn một đường ra là cái chết. Rà soát lại hồ sơ của ông, người ta liệt ông vào danh sách 10 người bị FBI săn đuổi nhất trong những năm 1960.
    Năm 1975, ông được trả tự do nhờ cải tạo tốt và chủ yếu là nhờ thành công văn học. Do thực tài và tính tình dễ mến, ông kết bạn với một số diễn viên nổi tiếng như Jeff Bridges, Jon Voight, Al Pacino, Quentin Tarentino.
    Từ khi ra tù, ông sống bằng ngòi bút và nghề diễn. Đến 1979, ?ocon thú? gặp ?omỹ nhân?, ông yêu và kết hôn với một nữ luật sư trẻ làm công tác trợ giúp xã hội tên là Jennifer. Con trai một Brendan của ông bà mãi năm 1994 mới ra đời.
    Gia đình đầm ấm, hạnh phúc, kinh tế khá giả dần lên, vì sách của ông bán rất chạy không chỉ ở Hoa kỳ mà khắp thế giới. Giờ đây, công chúng càng hiểu hơn những tâm sự thầm kín của ông. Ví dụ, ?oBunker? là đọc chệch từ Pháp ?oboncoeur?, nghĩa là ?onhân hậu? hay ?othực lòng? (Tổ tiên ông là người Pháp).
    Hay một lần ông thốt lên: ?oTất cả đến với tôi quá muộn?. Lúc này, người ta không khỏi chạnh lòng nhớ đến nhận định đúng đắn của Francois Guerif, người xuất bản tất cả các tác phẩm của ông bằng tiếng Pháp: ?oSách của ông đều như những bản chụp X quang, chuẩn xác vô cùng. Không có nhà văn hiện đại nào sánh được với ông trong việc mổ xẻ tư duy và tâm lý tội phạm?. Edward Bunker thích đọc sách từ nhỏ. Những lần bị giam giữ, ông đọc ngấu nghiến bất cứ thứ gì lọt đến tay.
    Ông mê nhất Theodore Dreiser, Colin Wilson, Faulkner, Hemingway, Dostoievski, Camus, Sartre. Những lúc ấy, ông chưa nghĩ mình sẽ làm nhà văn. Định hướng này đến với ông như một sự tình cờ.
    Khi giết viên giám ngục như nói trên, ông bị tù, nhưng tránh được hình phạt cao nhất là xử tử, vì chưa đủ 18 tuổi. Do một nhầm lẫn về thủ tục hành chính, người ta đưa ông đến khu dành cho các phạm nhân bị tử hình chờ ngày hành quyết.
    Tại khu này, ông ở gần một tử tù tên là Caryl Chessman. Trước khi bị loại khỏi xã hội vì tội hiếp dâm, ông này đã kịp viết xong và nhờ cậy xuất bản được bộ sách nổi tiếng: Xà lim 2455, hành lang của cái chết. Chính người tử tù với nỗi oan có thể và nhiều tâm sự khác chưa kịp thổ lộ, đã thức tỉnh lương tâm Edward Bunker và khiến ông nhất quyết viết văn.
    Ông vừa đọc vừa tập viết rất nhiều. Quyết định ấy còn bắt nguồn hay được hậu thuẫn từ một may mắn đến trước đó, năm 1950. Ông gặp được bà Louise Wallis, vợ một nhà sản xuất phim lớn ở Hollywood. Bà rất quý ông, nên trong thời gian ông bị giam, bà cho mang vào trại cho ông một chiếc máy chữ, giấy đánh máy, phụ trương tuần báo New York Time.
    Hiển nhiên, bà còn phải khôn khéo ?olàm việc? với giám đốc nhà tù và các cai ngục. Phần Bunker, ông cũng phải nhún nhường và tế nhị lắm mới hoàn thành được sáu tiểu thuyết trong gần 20 năm tù túng trong bốn bức tường.
    Cả sáu cuốn này, không nhà xuất bản nào in. Năm 1972, hai bậc lão làng của văn học trinh thám Hoa kỳ, William Styron và James Ellroy, đứng ra bảo lãnh, viết lời tựa và lời bạt, cuốn Không con thú nào hung ác đến vậy của ông mới được công bố và mau chóng được dịch sang nhiều ngôn ngữ ở nhiều nước ngoài Hoa Kỳ.
    Từ khi được trả tự do, ông chuyên viết về thế giới tù ngục, dựa vào sự từng trải của bản thân hay của các bạn tù đủ kiểu. Tuy số đầu sách không nhiều, chỉ năm bộ, ông vẫn được đánh giá là một nhà văn bậc thầy, bởi lẽ ông không đi theo con đường mòn là tập trung vào các thám tử mà vào các tù nhân, qua đó ông lên án hệ thống luật pháp còn nhiều kẽ hở và hệ thống nhà tù (không diệt được cái ác mà là nơi gieo mầm của chính nó) của đất nước tự xưng là vì quyền con người nhất hành tinh.
    Ông cũng đòi hỏi một quyền con người mới là ?oquyền tù nhân?. Trong thế giới nhà tù mà dường như pháp luật đứng ngoài, mà mọi luật rừng tha hồ làm mưa làm gió, vẫn còn tình nhân loại, ví như các giám thị, phần đông cố gắng giúp đỡ tù nhân.
    Tiểu thuyết cuối cùng, Việc trau dồi học vấn của một kẻ bất lương (2001) là tự thuật hoàn toàn. Nó gây một tiếng vang xúc động. Một mặt, ông tặng bộ sách cho con trai Brendan, để con trai sớm mở mắt và vững vàng chống chọi với đời.
    Theo ông, đời mỗi người giống như một con sò, nếu một hạt cát hay một vật thể khác lọt vào, trong thân sò sẽ hình thành một viên ngọc. Bộ sách này sẽ là hạt cát ấy vậy.
    Mặt khác, bộ sách được coi như một công trình nghiên cứu về nước Mỹ từ cuối những năm 1940 đến giữa những năm 1960. Trang nào cũng xác đáng. Song những trang liên quan đến vấn đề phân biệt chủng tộc là quý báu nhất.
    Chẳng hạn, năm 1963, khi John Kennedy bị ám sát, các tù nhân đang ăn trưa ở sân nhà tù đều không cầm được lệ rơi. 5 năm sau, Bobby Kennedy chịu chung số phận với anh, các tù nhân da đen đồng loạt thét lên: ?oĐáng đời!?. Ấy là do tệ phân biệt sắc tộc không những không được dẹp bỏ mà lại bị thổi bùng lên trong các nhà tù Mỹ?
    Ông vẫn trong tù khi tiểu thuyết đầu tiên được xuất bản bên ngoài. Nhà biên kịch Alvin Sargent đã vào nơi ông bị giam giữ, đề nghị ông chuyển thể tiểu thuyết ấy, Không con thú nào hung ác đến vậy, thành kịch bản phim. Ông chuyển thể thành công, bộ phim rất được yêu thích.
    Về sau, ông được các hãng phim mời chào nhiều với tư cách nhà biên kịch và diễn viên. (Nghề diễn đến với ông từ khi ông đóng rất đạt vai một tù nhân già tìm mọi cách cứu một tù nhân trẻ trong phim Reservoir dogs (1992) của Tarantino).
    Ông viết được nhiều kịch bản hay, có những bản đã trở thành huyền thoại như Tầu hoả chạy quá tốc độ (1985) của đạo diễn Nga Andrei Konchalovski. Còn đóng phim chỉ là để xả hơi hay lấp chỗ trống, lúc viết văn quá căng thẳng.
    Các tác phẩm văn chương của ông đã và đang được đưa lên màn ảnh. Bộ phim (2000) cùng tên với tiểu thuyết Xưởng thú vật (1977) do diễn viên Steve Buscemi dàn dựng được thừa nhận là một kiệt tác điện ảnh. Nhà tù trong phim là một cỗ máy phá huỷ tính người đáng kinh ngạc, vì nó làm sống lại hay trội hẳn lên những bản năng sơ đẳng nhất.
    Nhân vật chính là một tù nhân trẻ, tương tự hồi tác giả mới vào tù. Đời y ở đây là cuộc vật lộn hàng ngày để sống sót. Y trở thành một con vật bị ám ảnh và điều khiển bởi bản năng sinh tồn.
    Song le, con vật ấy phải sống theo bầy đàn, vì con người là một sinh vật xã hội: các tù nhân nhóm họp thành từng bè đảng có thứ bậc rõ ràng để tiêu diệt hay bảo vệ nhau?
    Đương nhiên, trong vũ trụ thú tính ấy vẫn còn những cơ chế cho tính người, ví như các hoạt động thể thao, âm nhạc, đặc biệt là dân ca da đen buồn thảm, rồi lao động.
    Đồng cảm với Edward Bunker, đạo diễn Buscemi đã làm toát lên được tầm quan trọng của tư tưởng tức của Lý trí. Đồng cảm với nhà triết học Tzvetan Todorov (vận dụng lý trí là cách đối phó với đàn áp hiệu quả nhất), Steve Buscemi ca ngợi Lý trí, ca ngợi sức mạnh của tư tưởng con người ?" tuy sức mạnh này khá mỏng manh ?" mà không lao tù nào giam giữ được?

    Theo Tiền Phong


    --------------------------------------------------------------------------------


  3. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Bùi Anh Tấn và ''Les - vòng tay không đàn ông''




    Nhà văn Bùi Anh Tấn
    Bốn năm sau khi tiểu thuyết ''Một thế giới không có đàn bà'' ra đời và trở thành hiện tượng văn học, một lần nữa nhà văn Bùi Anh Tấn trở lại với đề tài giới tính qua tác phẩm ''Les - vòng tay không đàn ông''. VnExpress đã có cuộc trò chuyện với nhà văn.
    - Lý do gì khiến anh cho ra đời cuốn tiểu thuyết thứ hai nói về giới đồng tính?
    - Sau thành công của cuốn Một thế giới không có đàn bà, quả thật, có nhiều bạn đồng tính nữ đã tìm đến tâm sự với tôi và nói lên mong muốn có được một quyển sách viết về nỗi lòng của họ. Tuy nhiên, tôi viết về Les (Lesbian - đồng tính nữ) không phải vì "lỡ hứa" mà phải giữ lời hay vì muốn cố chứng minh điều gì cả. Tôi viết từ chính thôi thúc tự nhiên trong tâm hồn mình: muốn chia sẻ, thông cảm với giới đồng tính nữ; muốn thể hiện thiện chí của một người cầm bút, đem những gì mình đã tự nghiên cứu và tìm hiểu được về thế giới của họ để mọi người trong xã hội hiểu, thông cảm, chấp nhận và có cái nhìn khác hơn về giới này.
    - "Les - vòng tay không đàn ông" được anh viết trong tâm trạng như thế nào?
    - Cách đây 5 năm, khi viết cuốn tiểu thuyết đầu về thế giới của gay, tôi gặp rất nhiều khó khăn. Lúc đó, chưa ai biết tôi là ai nên việc tìm hiểu, thu thập tư liệu, tiếp cận nhân vật không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Ở thời điểm đó, vấn đề đồng tính rất nhạy cảm và ít được nhắc đến. Tôi phải tìm cách viết vòng viết tránh rồi từ từ mới đi vào những vấn đề của dân gay. Viết xong rồi hồi hộp không biết người đọc sẽ đón nhận như thế nào.
    Nhưng vài năm sau này, xã hội nhìn vấn đề này đã thoáng hơn. Trong Les - vòng tay không đàn ông, những vấn đề giới tính được tôi đề cập giản dị, trực diện và thẳng thắn. Nhưng khó khăn thì cũng rất nhiều. Tìm hiểu tâm hồn một người phụ nữ bình thường đã là phức tạp, huống hồ gì khám phá nội tâm và đời sống của những les. Phải hơn 2 năm trời tôi mới hoàn thành quyển tiểu thuyết.
    - Có ý kiến cho rằng trong "Les - Vòng tay không đàn ông", anh hơi "phô" những kiến thức về giới tính và đồng tính nữ. Anh nói sao về điều này?
    - Từ những tư liệu phong phú có được về thế giới les, tôi phải suy nghĩ rất nhiều để viết như thế nào cho độc giả hiểu và cảm giống như mình. Cuối cùng, tôi chọn cách ***g những tư liệu tôi có được vào những cuộc trò chuyện và trao đổi của nhân vật. Có thể, có nhiều chỗ làm độc giả cảm thấy "mệt". Tuy nhiên, tôi mong bạn đọc hiểu những tư liệu đó hoàn toàn chính xác và đáng tin cậy chứ không phải do tôi bịa ra. Tôi mong chúng sẽ ít nhiều giúp người đồng tính hiểu hơn về bản thân họ và sẽ là cơ sở giúp cho những bạn đọc quan tâm tìm hiểu các vấn đề giới tính.
    - Tác phẩm có cái kết quá buồn. Tại sao anh lại để 3 nhân vật nữ chính vốn mạnh mẽ là thế, lại ra đi trong lặng lẽ, day dứt?
    - Tôi không tô hồng hay bôi đen thế giới les. Tôi cũng không có ý làm "to chuyện" về thế giới của những người đồng tính. Một cái kết với sự ra đi của 3 nhân vật nữ là cách lựa chọn của tôi, nhưng tôi vẫn dành chỗ để độc giả nghĩ đến những cái kết khác tùy theo cảm nhận của mình. Nếu 3 nhân vật nữ đó ở lại, họ cũng sẽ tiếp tục sống trong dằn vặt và day dứt. Đó chính là bi kịch của người đồng tính nữ.
    Sức ép trên vai người phụ nữ Việt Nam bình thường đã rất lớn nhưng đối với les Việt Nam còn vất vả hơn. Họ đã phải đấu tranh rất nhiều trong cuộc sống, nhiều người đã "chiến thắng" bằng cách lập gia đình, sinh con và che giấu con người thật. Đó là "thắng" trong đau khổ, trong dằn vặt vì không được sống với bản chất của mình. Sau hơn 5 năm nghiên cứu giới đồng tính để tìm tư liệu cho những cuốn tiểu thuyết, tôi thấy rằng, tạo cho họ cái ảo tưởng quay trở lại thế giới bình thường là điều không tưởng, quan trọng và cần thiết hơn cả là chấp nhận, yêu và hiểu họ.
    - Sau "không đàn bà" và "không đàn ông", anh sẽ viết về một thế giới "không" gì nữa?
    - Trước khi bắt tay vào viết quyển tiểu thuyết về les, tôi cũng đã thử viết Và tôi, và em và cả bầu trời, nói về những xung đột trong đời sống của một gay trong một gia đình trí thức. Viết được hơn 70 trang A4 thì ngừng vì thấy có sự lặp lại. Đề tài về giới đồng tính của tôi vẫn chưa cạn và chắc chắn tôi sẽ còn viết tiếp nhưng với hình thức nào thì phải suy nghĩ và tìm tòi nhiều.
    Tôi cũng ấp ủ nhiều đề tài ngoài lĩnh vực đồng tính. Tôi không thích sự giới hạn đề tài trong sáng tác. Sắp tới tôi sẽ ra mắt cuốn tiểu thuyết về một vài giáo phái ở Nhật...
    - "Dám" dấn thân và gặt hái thành công với thể loại tiểu thuyết cùng đề tài vốn "khó nhai", anh có kinh nghiệm gì để chia sẻ với giới trẻ?
    - Tôi nhớ khoảng năm 21 tuổi gì đấy, tự nhiên tôi thấy đam mê viết kỳ lạ. Viết được một tập truyện ngắn đầu tay tôi gửi đến Nhà xuất bản Đồng Nai và hồi hộp chờ đợi. Cuối cùng, ban biên tập gọi đến bảo thật ngạc nhiên khi một người còn rất trẻ nhưng lại viết những truyện ngắn như thế. Nhưng cuối cùng thì tập truyện ngắn ấy vẫn không in được, chắc có lẽ nó dở quá. Sau này tôi còn viết thêm một tiểu thuyết nữa và gửi cho một người quen làm việc ở Hội văn học nghệ thuật tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xem, nhưng số phận cuốn sách này cũng "chìm xuồng" tương tự như cuốn trước. Có lúc tôi rất nản và muốn dẹp bỏ viết lách cho rồi nhưng vẫn không bỏ được.
    Khi viết xong Một thế giới không có đàn bà, tôi đưa cho một người bạn là nhà thơ đọc thử và hỏi: "Thấy tôi có viết tiểu thuyết được không?". Anh bạn đọc xong bảo: "Được!". Và từ đó đến nay tôi chuyên tâm viết tiểu thuyết.
    Tôi chỉ có kinh nghiệm nhỏ để chia sẻ: Tiểu thuyết là sự dài hơi, người viết phải nuôi dưỡng cảm xúc hàng năm trời, vì thế kiên nhẫn là một đức tính tiên quyết.
    - Mọi người có thể hình dung một Bùi Anh Tấn như thế nào trong cuộc sống?
    - 40 tuổi, độc thân và viết nhiều về đồng tính, chắc không ít người luôn nghĩ đến tôi với dấu chấm hỏi to tướng về nhiều điều. Cuộc sống đời thường của tôi thì... rất bình thường. Là một biên tập viên, một nhà văn, luôn bận bịu với công việc. Còn về đời sống tinh thần, hiện tại tất cả tôi đều dồn cho nghiệp viết văn. Tôi luôn dành cho mình một khoảng trống, một cõi tĩnh lặng riêng, một nơi mà không ai có thể xâm nhập được, nơi ấy tôi có thể sáng tạo và sống với những nhân vật của mình...

    Theo VnExpress


    --------------------------------------------------------------------------------


  4. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Nhà văn Mỹ Robert Olen Butler: ?oTôi đã yêu Việt Nam?





    Nhà văn từng đoạt giải Pulitzer này tâm sự, ông đã "trầm mình" vào lối sống Việt Nam từ khi còn là một trung sĩ thông dịch viên đóng quân tại Long Bình và Sài Gòn. Chuyện xảy ra cách đây đã gần 40 năm nhưng vẫn còn nguyên xúc cảm trong tâm trí ông Butler, hiện là giáo sư khoa Văn ở Đại học McNeese.
    Là khách mời của mục Diễn đàn văn học trên tuần báo Le Nouvel Observateur (Pháp) nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày Việt Nam thống nhất, Robert OLen Butler tâm sự rằng nếu không sang Việt Nam (từ 1969 đến 1972)
    thì ông không thể có các tác phẩm đoạt được giải thưởng giá trị như Pulitzer dành cho tiểu thuyết (cuốn A Good Scent From A Strange Mountain, năm 1993), National Magazine Award (A Fair Warning , năm 2001)...
    "Không phải nhờ chiến tranh, bởi nó chỉ là cái màn phông hậu trường đã giúp ngũ quan của tôi phát triển sắc cạnh hơn, mà vì thực tế phi chiến tuyến ở đó đã khiến tôi phải trầm mình sâu vào nền văn hóa Việt Nam, học tiếng Việt, kết thân với người Việt thuộc mọi nấc thang xã hội để rồi chỉ có kinh nghiệm ở Việt Nam đã là tất cả hành lý quý giá nhất của tôi, hơn hẳn mọi kinh nghiệm tôi từng trải qua với đủ các nghề trước đó. Việt Nam đã làm thay đổi cuộc đời tôi. Tôi đã yêu say mê với Việt Nam", ông thổ lộ.
    "Để tránh không bị điều ra mặt trận, tôi đã đăng ký học tiếng Việt trong một trường dành cho binh lính Mỹ. Tôi học trong một năm, mỗi ngày 7 tiếng, mỗi tuần 5 ngày với những thầy giáo sử dụng tiếng Việt thuần thục như tiếng mẹ đẻ. Thế nên tôi cũng đã có thể nói tiếng Việt thật trôi chảy", Butler cho biết.
    Ông được biệt phái sang Army Military Intelligence (Quân báo của bộ binh Mỹ) phục vụ trong một căn cứ quân sự cách Sài Gòn khoảng 40km về hướng Đông Bắc trong thời gian năm tháng.
    "Lúc ấy tôi đã kết thân với những cô gái điếm, người lao công, thợ may, tiều phu, nông dân, thầy giáo, viên chức chính quyền làng, ấp, khóm, xã... Nói được tiếng Việt, tôi đã được họ tin cậy. Tôi đã tự "Việt Nam hóa" chính mình rất thành công, tôi tự nhủ như vậy".
    Rồi Butler có 7 tháng sống và làm việc ngay tại Sài Gòn. Chiều nào ông ta cũng mặc thường phục, súng ngắn P38 lận lưng mà dạo phố, sục vào các con hẻm, khu ổ chuột, nơi hầu như không có ai ngủ vào ban đêm.
    "Họ thường thích thú mời tôi vào nhà họ chơi. Tiếng Việt đã giúp tôi thoát chết hàng ngàn lần, điều mà mãi sau này tôi mới tình cờ khám phá ra", ông kể.
    "Tôi đã trở lại Sài Gòn vào các năm 1994, 1995 và 2000. Lần trở lại năm 1995, tôi đã tìm ra được căng tin mà mình thường lui tới giải khát năm xưa và biết rằng chỗ ấy từng là bản doanh của một đơn vị *********. Hóa ra tôi đã chỉ là một sĩ quan quân báo hạng bét".
    Butler nhận xét rằng nếu như hồi năm 1961 khi Tổng thống Kennedy phái McNamara sang Sài Gòn với lệnh hãy tìm hiểu xem thực chất người dân Nam Việt Nam muốn gì, cần gì, thay vì chỉ gặp các nhà lãnh đạo chính quyền thì chắc chắn cuộc chiến tranh Mỹ tiến hành tại Việt Nam đã không kéo dài, thậm chí không leo thang hơn kể từ năm 1964.
    "Muốn biết tâm tư và hành động của người Việt Nam thì chỉ cần thử băng qua một con đường tấp nập xe gắn máy ở Sài Gòn. Băng qua là băng, không chần chừ chờ đợi, vì nếu chờ dòng xe dừng lại cho bạn qua thì có khi bạn sẽ chết già bên lề đường không chừng. Đừng thối lui nửa chừng, không kinh hãi nhìn các xe đang lao về phía mình vì đến khoảnh khắc cuối, chiếc xe ấy sẽ tránh bạn thật tài tình và bạn thì sẽ sang được đến lề đường bên kia thật an toàn", ông nói.
    "Người Việt Nam là như thế, rất thực tế và tinh tế nắm bắt thời cơ, uyển chuyển xử trí theo từng thời điểm, giỏi tính toán, rất kiên trì, nhẫn nại và giỏi học tập. Trong làng nào cũng có đình thờ một vị tướng, một người hùng đã chiến thắng giặc ngoại xâm.
    Nếu như McNamara và Kennedy hiểu được như thế thì đã chẳng có chiến tranh. Cuộc chiến ấy thật sự là vô ích", Butler nhận định, "Hãy nhìn lại cách nay hơn 10 năm, khi lệnh cấm vận của chính quyền Washington vẫn còn hiệu lực thì nền kinh tế Việt Nam đã chuyển sang cơ chế thị trường, thu hút rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài, các tập đoàn đa quốc gia".
    Tác giả của khoảng 15 tiểu thuyết và tuyển tập truyện ngắn (gần đây nhất là cuốn Had A Good Time và tuyển tập Severance ) cùng rất nhiều bài báo được giới phê bình ca ngợi này kể rằng, tuy sinh ra (năm 1945) và lớn lên ở Granite City, bang IIlinois, nhưng sau khi từ chiến trường Việt Nam trở về an toàn, ông đã chọn sống ở miền Nam bang Louisiana vì ở đó có cảnh quan thiên nhiên và thời tiết khá gần gũi với Việt Nam.
    Cũng chính tại đây ông đã gặp nhiều người Mỹ và người Mỹ gốc Việt từng ít nhiều "can dự" đến chiến trường Việt Nam năm xưa. Họ đã trở thành những nhân vật trong tập truyện ngắn A Good Scent From A Strange Mountain đem về cho ông giải Pulitzer năm 1993.
    "Là người sáng tác văn học, tôi không thể chữa cho mình hết "nghiện", hết ám ảnh bởi Việt Nam. Đất nước này đã dạy cho tôi biết thế nào là tình thương, tình yêu tha nhân và nhờ vậy mà hôm nay tôi có thể viết về những giờ phút cuối đời của những Marie-Antoinette, Ciceron, Lacenaire, Mishima trong tác phẩm mới của mình", Butler thổ lộ ông đã có vợ, bà Elizabeth Dewberry, cũng là một văn sĩ, tác giả cuốn tiểu thuyết His Lovely Wife và từng đi cùng ông trong những lần trở lại Việt Nam.

    Theo Thể thao và Văn hóa


    --------------------------------------------------------------------------------


  5. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Umberto Eco và cuốn tiểu thuyết mới





    Theo tin đồn thì Umberto Eco là một nhà văn rất "sành" về Internet, thế nhưng ông lại tỏ ra không mấy hứng thú với loại hình công nghệ cao này: "Tôi chẳng mấy khi lên mạng để download cái này cái nọ, tôi cũng chẳng bao giờ thức thâu đêm với cái thế giới ảo ấy".
    Hầu như ngày nào Umberto Eco cũng đều lên mạng chỉ để check mail và ghé qua trang thông tin về thời tiết. Vào các buổi tối nhà văn thường có thói quen nghe nhạc trên radio. Thỉnh thoảng, vào những lúc rỗi rãi, ông ra ngoài, mua một vài thứ lặt vặt như mấy cuốn truyện tranh và những trò chơi mà thuở nhỏ ông rất thích.
    Eco nhận thức được tầm quan trọng của các phương tiện hiện đại đối với một nhà văn đã 73 tuổi như ông, mặc dù độc giả khi nghĩ tới ông thường liên hệ ngay tới một nhà văn chuyên viết những đề tài mang tính hàn lâm và xưa cũ như Tên của hoa hồng (The Name of the Rose) và Con lắc của Foucault (Foucault''s Pendulum). Cuốn sách mới nhất của ông, The Mysterious Flame of Queen Loana (Ngọn lửa bí ẩn của Nữ hoàng Loana), là một tác phẩm siêu văn bản - một tác phẩm về trí nhớ của con người được xây dựng trong bộ óc cực kỳ uyên bác của nhà văn.
    Trong thế giới của Eco, sách không tồn tại như những thực thể độc lập như sơ đồ của một đường thẳng mà nó là những điểm nút trong sơ đồ của một hàm mũ. Để đọc hiểu một cuốn sách, có khi bạn phải tham khảo vài cuốn sách khác. "Chúng ta đã tạo được thói quen đọc sách như thế này ngay từ thời Homer" - Eco nói - "Hãy nghĩ xem, khi đọc một trang sách, có khi chúng ta sẽ phải nhảy qua chỗ này, chỗ nọ để tham khảo những chi tiết liên quan".
    Tác phẩm The Mysterious Flame of Queen Loana được cấu trúc thành 3 chương chặt chẽ, cuốn tiểu thuyết nhanh chóng tạo dựng được những điểm nút như vẫn thường thấy trong các tác phẩm của Eco. Mở đầu cuốn sách, nhân vật Yambo phát hiện ra mình hoàn toàn mất trí và không thể nào nhận biết được những người thân thuộc xung quanh. Anh chuyển đến sống tại một ngôi nhà từng gắn bó với anh thời thơ ấu, tại đây Yambo tìm lại được những cuốn sách truyện tranh thời niên thiếu. Chương 2 đi sâu vào cuộc phiêu lưu của Yambo tìm về với những cuốn truyện siêu nhân, những truyện anh hùng cứu mỹ nhân, hay những "di tích" về một thế hệ lớn lên dưới chế độ phát xít ở Italy. Trong chương cuối của cuốn tiểu thuyết, Yambo lại tái phát bệnh và rơi vào hôn mê. Nhưng trong đầu óc vẫn hoạt động của anh đã có những nối kết giữa ký ức thời quá khứ với những câu chuyện của hiện tại.
    "Rõ ràng là khi viết một cuốn tiểu thuyết về ký ức, chúng ta thường bị ám ảnh bởi Marcel Proust" - Eco nói - "Nhưng ở đây lại khác, Proust đi sâu vào thế giới bên trong của bản thân để khai thác những ký ức riêng tư của chính mình. Trong khi đó nhân vật của tôi đã hoàn toàn đánh mất những ký ức cá nhân. Nhân vật của tôi "vật lộn" với những tác động từ bên ngoài như sách báo, truyện tranh... chứ không phải bởi những tác động bên trong như những trong tác phẩm của Proust".
    Bên cạnh đó, Eco còn sáng tạo ra những hình ảnh minh họa cho tác phẩm, những hình ảnh mà theo ông, không hẳn chú thích cho nội dung tác phẩm mà chỉ làm phong phú thêm cho bộ sưu tập của nhân vật chính.
    Khi được hỏi về điểm hội tụ mang tính vật chất giữa sách vở và các phương tiện điện tử, nhà văn nói: "Tôi rất hoài nghi về điều này. Cuốn tiểu thuyết đưa lại cho người ta cảm giác rằng định mệnh là không thể nào thay đổi. Các phương tiện điện tử hiện đại lại khiến bạn cảm thấy bạn có thể thay đổi bất cứ thứ gì bạn muốn. Hình thức của một cuốn tiểu thuyết khiến cho bạn có thể thưởng thức nó bất cứ lúc nào bạn muốn, khi đang ngồi trên một chiếc ghế bành hoặc thậm chí đang "vắt vẻo" trên một cành cây".
    Một nhà phê bình nhận xét rằng cuốn tiểu thuyết mới của nhà văn mang nặng tính hoài cổ, thỉnh thoảng miêu tả quá sâu những chi tiết cá nhân gây ra cảm giác khó lĩnh hội, nắm bắt cho độc giả. Eco thừa nhận: "Đây là một tác phẩm dành cho những người Italy cùng độ tuổi với tôi. Khi tôi ở New York cách đây 30 năm, tôi nhìn thấy tại một cửa hàng có trưng một tấm biển quảng cáo như thế này: "Giày dép dành cho những quý bà to béo nói tiếng Tây Ban Nha". Đấy dường như là một "thị trường" khá đặc biệt với họ. Tôi cũng nghĩ như thế về cuốn tiểu thuyết của mình".
    Eco chỉ ra rằng tiểu thuyết của ông đã giành được những thành công nhất định ở châu Âu và không giấu được sự tự hào: "Chúng ta chưa bao giờ đến thành Troy, nhưng nhờ vào việc đọc Homer, chúng ta cảm thấy như chúng ta từng được đặt chân đến vùng đất đó. Homer làm được điều này, thế thì tại sao tôi lại không thể".

    Theo The Villagevoice


    --------------------------------------------------------------------------------


  6. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Claude Simon: Đời sống mạnh hơn suy tưởng




    Claude Simon
    Nhà văn Pháp Claude Simon, người đoạt giải Nobel Văn học 1985, là một trong những cây bút xuất sắc của văn học Pháp. Trong các tác phẩm của ông, đời sống bao giờ cũng mạnh hơn suy tưởng.
    Nhà văn Pháp Claude Simon sinh ngày 10 tháng 10 năm 1913 ở Tananarive, Madagasca, nơi cha ông đang làm nhiệm vụ với tư cách đại úy lính thủy đánh bộ trong đạo quân thuộc địa Pháp. Khi chiến tranh lần thứ nhất nổ ra, gia đình chuyển về Tổ quốc.
    Sau khi cha chết, ông ở với mẹ tại Perpignan (Pyrénées - Orientales), nơi gia đình có một cơ ngơi khá giả.
    Năm 1924, mẹ mất, ông ở lại với ông bà ngoại. Ông học trung học phổ thông ở trường Stanislas, Paris cho đến khi tốt nghiệp. Đang học dự bị Đại học Hàng hải, ông bỏ học để theo lớp hội họa của họa sỹ lập thể André Lhote.
    Tuy vậy, ông rất thích nhiếp ảnh. Năm 1936, do có cảm tình với các chiến sỹ cộng hòa Tây Ban Nha, ông sang Tây Ban Nha chiến đấu cùng họ. Rồi ông du lịch một số nơi ở châu Âu.
    Năm 1939, ông bị động viên vào quân đội, chiến đấu trong trung đoàn kỵ binh số 31. Tháng 5-1940, ông bị bắt làm tù binh. Đến tháng 10 năm ấy, ông trốn thoát trại giam IVB ở Muhlberg am der Elbe, Saxe, và trở về Salses gần Perpignan bấy giờ là vùng tự do.
    Ông tham gia kháng chiến chống Đức. Năm 1944, ông về Paris, tiếp nhận một trung tâm chỉ dẫn kháng chiến cho đến hết chiến tranh. Trong khói lửa bom đạn, ông vẫn vẽ tranh, chụp ảnh và đặc biệt là viết văn.
    Năm 1941, ông hoàn thành tiểu thuyết đầu tiên Người gian lận, được in năm 1946 ở Nhà xuất bản Sagittaire. Từ đó, ông chăm chỉ viết và cho ra mắt đều đặn chừng hai mươi tiểu thuyết cho đến khi qua đời. Nổi bật trong số đó là Con đường xứ Flandres (1960), Gió (1957), Cỏ (1958), Thơ đồng quê (1981), ?
    Ông sống chủ yếu ở Paris, phố Bernard - Palissy. Mỗi năm vài tháng về điền trang của mình ở Pyrénées - Orientales. Tại đây, ông vừa viết văn vừa trồng nho. Điều đặc biệt là khi ông chết, người ta mai táng ông, rồi mới loan tin.
    Tổng thống Jacques Chirac nói: ?oCái chết này lấy đi của nước Pháp một trong những nhà văn chủ chốt của mình?. ?oĐòi hỏi cao của ông đối với phong cách cho thấy tham vọng diễn tả chính xác nhất sự phức tạp của thế giới chúng ta?. ?oTác phẩm của ông, được thừa nhận trên toàn thế giới, lại được nhận vầng hào quang của Nobel văn học, tiếp tục nói với chúng ta về giá trị quan trọng của ký ức để chúng ta chấn chỉnh sự rối bời ồn ã của thế giới và của lịch sử?.
    Thủ tướng Pháp Dominique de Villepin tuyên bố: ?oCho đến tiểu thuyết cuối cùng của ông, Tầu điện, 2001, Claude Simon vẫn đi một con đường riêng trong văn học cũng như trong ngôn ngữ Pháp?. ?oQua những câu dài ngồn ngộn trong Cỏ hay Con đường xứ Flandes, qua những từ ngữ giản dị một cách hoàn mỹ, ông muốn hoàn trả lại cho văn chương và công chúng tầm vóc không thể xem thường của cái nhìn và của kỷ niệm, cũng như sự đứt nối của tri giác?.
    ?oĐằng sau chất tự sự vô cùng đặc sắc, các tiểu thuyết của Claude Simon hun đúc nên một cảm nhận riêng biệt và xao xuyến con tim đối với thế kỷ vừa qua, cảm nhận của một con người bị chấn động mạnh bởi các cuộc chiến tranh và bởi lịch sử?.
    Bộ trưởng Văn hóa Pháp Renaud Donnedieu de Vabres cũng không kém phần thuyết phục: ?oClaude Simon là hiện thân của sự đổi mới văn học Pháp sau chiến tranh?. ?oSự chối bỏ ước lệ, sự kiếm tìm cái riêng cơ bản của con người, đó là bản sắc tác phẩm cũng như động lực sáng tạo của ông?. ?oĐối với chúng ta, các bộ sách của ông là một bằng chứng sinh động, từ nay trở thành bất tử, của việc vượt qua chính mình, sự vượt đó là văn chương vậy?.
    Quốc vụ khanh Anne Hidalgo thì nhấn mạnh: ?oSự nhập cuộc của ông để đối đầu với những đau khổ của thời đại đã nuôi dưỡng toàn bộ sự nghiệp văn chương của ông?.
    Chuyện lạ là trong khi ông khá nổi tiếng ở nước ngoài ngay sau những tiểu thuyết đầu tiên thì ở trong nước, ông không được tìm đọc mấy. Sự thừa nhận rộng rãi ở Pháp chỉ đến với ông từ khi ông được trao tặng Nobel văn chương 1985. Có lẽ độc giả Pháp chưa nhận chân ngay được những cách tân của Claude Simon, lại không hiểu vì sao Jean Paul Sartre từ chối Nobel văn học 1964: có phải vì việc này, CH Pháp không được Nobel văn chương nào suốt hai mươi mốt năm tiếp sau.
    Do đó, bây giờ, họ như bừng tỉnh. Và mọi tác phẩm của Simon được tái bản liên tục. Các tác phẩm sau đó đều nổi đình đám, đều là những sự kiện truyền thông rầm rộ, nhất là truyện Mời thăm (1988). Hiện nay, một số nhà phê bình coi Claude Simon là một chủ soái của ?oPhong trào Tiểu thuyết mới?.
    Có điều, trong lúc các nhà Tiểu thuyết mới khác chăm chú vào đổi mới hình thức, biến các định hướng ban đầu thành giáo điều, Claude Simon vẫn coi trọng nội dung. Nội dung này xuất phát từ những chuyện ông từng trải, những người ông từng gặp.
    Tiểu thuyết của ông thường có cốt truyện, nhưng cốt truyện ấy không phải hợp lý từ đầu đến cuối, và cũng không tuân theo một trật tự thuyết phục được người đọc.
    Thậm chí, ông còn cho biết trên Tạp chí văn học năm 1990 rằng Thơ đồng quê (một tiểu thuyết của ông) không có yếu tố hư cấu nào, ?oấy là vì rốt cuộc, tôi giác ngộ (hay cảm nhận) được rằng thực tế vượt qua hư cấu?.

    Theo Tiền Phong


    --------------------------------------------------------------------------------


    Được luuchivi sửa chữa / chuyển vào 16:59 ngày 23/02/2007
  7. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Lại Nguyên Ân: ?oTôi chơi đồ cổ!?




    Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân
    NXB Hội Nhà văn. Gác 2. Phòng thứ 2 bên phải. Gian phòng này rộng hơn mười thước vuông, có lần bạn bè nói tếu táo đây là cái ?ocũi Thiền minh - đạo sĩ?, có công ?onhốt? được hai ông ghê gớm của giới phê bình lý luận văn học. Dân làng văn thỉnh thoảng lại thấp thỏm ngộ nhỡ chỉ cần một trong hai ông xổng ra thì cả làng lại có phen xáo xác.
    Một ông ghê gớm ấy là cử nhân văn chương họ Vương, sinh 1943 - đội tuổi con Dê. Còn ông ghê gớm kia là cử nhân văn chương Lại Nguyên Ân sinh năm 1944 - đội tuổi con Khỉ.
    1. Buổi sáng mùa hè oi bức, ngột ngạt. Mò lên cái cũi đã quá quen rồi ấy để thăm bạn. Ông Lại Nguyên Ân nở nụ cười cầu tài cầu hiền, lăng xăng chu đáo thuốc nước chào mời. Cái kiểu cách rất có giáo dục ngày xửa ngày xưa của các ông biên tập NXB hàng ngày quen đón khách văn chương. Ngồi nói chuyện vu vơ với nhau thế nào lại díu ngay vào chuyện có ?othiên tài? văn chương trẻ tuổi vừa được mấy anh cò hăm hở ?oẵm? lên một tờ báo cuối tuần chuẩn bị ấn nút ?oĐốp-pinh?.
    Động đến cái thị hiếu tiểu thị dân tầm tầm của đám đông đang phừng phừng, nghênh ngang đặt bẫy nhử mồi tứ tung trên thông lộ văn chương nghệ thuật vốn đã quá thừa cạm bẫy, ông Lại Nguyên Ân cười, vẫn nụ cười cầu tài, cầu hiền nhưng lần này pha chút sâu cay giễu cợt: ?oTôi già rồi. Hết lối biết chế món ăn hổ lốn chiều được khoái khẩu đám người đọc nô nức đáng yêu bây giờ?. Rồi Lại Nguyên Ân lấy trên giá sách xuống ký tặng cho quyển Phan Khôi- Tác phẩm đăng báo 1929 do chính ông sưu tầm biên soạn. Sách dày ngót nghét 800 trang khổ 14x20, vừa mới ra lò.
    2. Năm 2003, ông Lại Nguyên Ân cho in Phan Khôi - Tác phẩm đăng báo 1928. Cũng ông sưu tầm biên soạn. Sách dày 436 trang, không kể những trang mục lục. Tập sách này được giới thiệu trong một số báo, tạp chí nhưng xem ra chẳng tác động là bao tới cái đám đông người đọc bây giờ chỉ khoái nằm khểnh xem Gặp nhau cuối tuần rồi rú lên cười ngặt nghẽo. Còn lớp trẻ bây giờ, túm lấy 100 cô cậu hỏi cụ Phan Khôi là ai thì có khi 99 cô cậu ú ớ là em trai của cụ Phan Đình Phùng. Càng nghĩ càng thấy lạ.
    Ông Lại Nguyên Ân cười: Một tên tuổi lớn của báo chí, văn học và tư tưởng Việt Nam ở thế kỷ XX như Phan Khôi mà hầu như cứ bị đánh chìm mãi. Từ năm 2000, tôi bắt đầu ?osoạn? Cụ. Ông cụ này kỳ quặc. Lúc sống chỉ xuất bản hai đầu sách mỏng: Chương dân thi toại và Việt ngữ nghiên cứu. Toàn bộ sự nghiệp, tư tưởng của cụ thì lại phát tán lung tung trong hàng ngàn bài báo đăng tải rải rác suốt từ 1928 đến đầu những năm 1950.
    * Để ?osoạn? cụ, ông săn lùng tư liệu ở đâu ?
    - Ở thư viện Quốc gia Hà Nội. ở thư viện Đại học California, Berkeley và Đại học Cornell Hoa Kỳ. Và ở thư viện acrpp số 4 phố Louvoir, Paris Cộng hòa Pháp. Và một số nguồn tư nhân, bạn bè trong và ngoài nước. Tôi dự tính sẽ cho in lần lượt 5 tập Phan Khôi tổng cộng khoảng trên 2.000 trang in 14x20.
    * Khi cho in các tác phẩm của cụ Phan Khôi thì gia đình cụ được hưởng quyền lợi thế nào?
    - Cụ Phan Khôi mất năm 1959. Năm nay mới 2005. NXB Đà Nẵng và Trung tâm Văn hóa Đông Tây in tác phẩm của cụ đã thực hiện đúng mọi quy định luật bản quyền. Tôi là người ?osoạn? cụ cũng được trả công chu đáo (bằng sách). Theo tôi biết, cho đến hôm nay chưa có điều gì đáng tiếc xảy ra.
    * Có người nói ông kiêu ngạo chê bôi các nhà văn Việt Nam hiện đại bây giờ viết kém quá không đáng để ông phê bình lý luận. Ông chán. Bởi vậy ông mới phải chui vào cũi Thiền minh đạo sĩ bất đắc dĩ chơi đồ cổ văn chương.
    - Tôi thích viết về văn học VN hiện nay lắm. Nhưng có điều người ta chưa quen nghe nói ngược. Họ đã từng chẹn họng tôi đấy. Tôi soạn cụ Phan Khôi là có chủ đích chứ không phải là việc cực chẳng đã. Càng soạn cụ, tôi càng say gọi những việc này là chơi đồ cổ văn chương vì thú chơi này thích lắm.
    3. Mấy năm gần đây đáng chú ý có bộ Tiểu thuyết thứ năm mấy ngàn trang do nhà thơ Anh Chi lặng lẽ sưu tầm biên soạn, rồi thì phó giáo sư Ngô Đức Thọ cùng Nguyễn Thúy Nga dịch chú cho in bộ Nam Triều công nghiệp diễn chí cũng dày lắm. Và bây giờ là hai tập Phan Khôi vừa ráo mực in.
    Anh em trong giới văn chương nghệ thuật đùa cợt gọi mấy ông này chơi đồ cổ sành điệu chắc là có ý gì thâm sâu muốn lật lại một số giá trị, chuẩn mực nào đó. Ai nghĩ thế nào, tùy! Có điều, đây là những lao động sưu tầm, biên soạn bổ ích, chí ít cũng giúp con cháu hiểu thêm về các cụ, các ông, các bà ngày xưa. Biết thêm là có lợi, vì không thì cũng là điều thiệt thòi, vô phúc.
    Nói vui thế thôi chứ sưu tầm biên soạn không phải là cái việc chỉ làm theo ai đó ra lệnh hoặc giả dụ có lợi cho tôi thì tôi mới ?osoạn? cụ. Đây là một ứng xử không chỉ có tính học thuật thuần khiết mà còn là một đạo lý, một lẽ công bằng trong đời sống trí thức, tình cảm của một xã hội văn minh, dân chủ.

    Báo Thể thao và Văn hóa


    --------------------------------------------------------------------------------


  8. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Hà Thủy Nguyên: ''Tôi vẫn là một đứa trẻ''





    Hà Thuỷ Nguyên sinh năm 1986 tại Hà Nội. Bố mẹ cô hoạt động trong lĩnh vực thương mại. Khi viết ?oĐiệu nhạc trần gian?, Nguyên mới 14 tuổi và đang học tại trường Marie Curie. Hiện nay cô là sinh viên năm thứ nhất khoa Văn ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn.
    Dưới đây, eVăn có cuộc trò chuyện với Hà Thuỷ Nguyên xoay quanh cuốn tiểu thuyết dài nghìn trang gây nhiều dư luận trong giới viết văn trẻ trong nước.
    - Chị có thể kể về quá trình viết cuốn tiểu thuyết ?oĐiệu nhạc trần gian??
    - Tôi viết cuốn tiểu thuyết này trong thời gian 2 năm, từ năm còn đang học lớp 8 đến năm học lớp 10. Trong suốt 2 năm ấy, vừa học, vừa hoạt động Đoàn, vừa viết truyện cũng khá vất vả nhưng vui vì cảm thấy mình đang sống thật sự. Dựa một ít vào giấc mơ của mình, một ít ở những câu chuyện ?omắt thấy tai nghe?, một ít vào trí tưởng tượng? tôi đã góp nhặt thành câu chuyện này. Lúc ấy, tôi không ý thức được nhiều vấn đề của sáng tác mà chỉ viết theo cảm hứng, nên giờ đọc lại thấy có nhiều điều còn thiếu sót lắm.
    - Thể tiểu thuyết chương hồi xuất hiện từ lâu, nhưng chị vẫn chọn lối viết ấy ở thế kỷ 21. Khó khăn chị gặp phải khi dùng lối viết này là gì?
    - Có lẽ tôi không chọn lối viết này mà hình như chính nó chọn tôi. Vì đối mặt với ý tưởng của câu chuyện, một cách vô thức, tôi viết nó theo tiểu thuyết chương hồi. Khó khăn lớn nhất với tôi là có rất nhiều điều tôi muốn nói, muốn lên tiếng nhưng những câu chữ không thể giúp tôi làm điều ấy một cách trọn vẹn được. Ở cái tuổi 14 ấy, tôi chưa phải một vị tướng dày dạn kinh nghiệm trên trận chiến chữ nghĩa.
    Tuy nhiên, tôi chỉ học theo lối chương hồi. Tôi là một người Việt Nam, tôi thích thể thơ lục bát và chỉ muốn viết những điều gần gũi với tâm hồn mình. Do vậy, tôi đưa những vần thơ lục bát, mang đậm chất ca dao tục ngữ Việt Nam để dẫn từng chương hồi. Tôi mong độc giả hãy cứ coi rằng tôi thử làm một thí nghiệm về ?osự khúc xạ? của tiểu thuyết chương hồi ở đất nước Việt Nam hiện đại.
    - ?oĐiệu nhạc trần gian? chính là điệu nhạc tình yêu, tình yêu của Bát Long, tình yêu của nhóm đồ đệ Tứ Bất Tử, tình yêu của con người, tình yêu của giới yêu ma. Trong suy nghĩ của chị lúc bấy giờ, tình yêu có ý nghĩa như thế nào?
    - Nếu bàn về sức mạnh tình yêu thì chẳng có giấy mực nào nói hết được. Theo tôi, tình yêu chính là tượng trưng của cuộc sống trần gian. Đương nhiên, chữ ?otình yêu? ở đây không thể đơn thuần chỉ hiểu theo nghĩa hẹp là tình yêu nam nữ. Dù gì đi nữa, tình yêu nam nữ không phải thứ tình yêu lớn lao nhất nhưng lại là thứ tình yêu đẹp nhất. Trong cuốn sách của mình, tôi đã viết rằng: ?oLàm người là khó nhất. Chẳng thế mà người nào cũng muốn thành tiên? Rốt cục thì làm tiên cũng dễ thôi, được sống như mình mong muốn, không phải đứng giữa biên giới của thị và phi(...) nhân gian còn có một vẻ đẹp mà không một tiên cảnh nào sánh nổi. Lầu vàng điện ngọc của chốn thiên đình làm sao bằng được một gian nhà tranh bên thửa ruộng con con; một nàng tiên cũng không sánh được với một cô thôn nữ, điệu nhạc của thiên cung cũng không thể bằng được một điệu nhạc trần gian. Con người mới là sinh linh đẹp nhất của tạo hoá...?
    - Lối viết của chị mang dáng dấp cổ tích, các tình tiết xếp hàng, nhân vật ham triết lý. Chị có đọc sách ?oĐạo Đức Kinh? hay ?oNam Hoa Kinh? không, vì tôi thấy nhân vật của chị hay ?oăn theo nói leo? các vị tiền bối như câu thơ: "Nghìn năm mới gặp tri giao/ Ngỡ là cá nước, chim trời bao la/ Tìm vui trong thú sơn hà/ Tiêu diêu du ngoạn ấy là thần tiên" là vay mượn tư tưởng của Đạo Lão?
    - Quả đúng là tôi rất thích tư tưởng của Lão - Trang. Trong cuộc sống con người quá mệt mỏi với những phận vị xã hội, đôi khi muốn tìm tới thú tiêu dao để giải toả những sự kìm hãm, sự tù túng, và con người tìm được tư tưởng ?otự nhiên nhi nhiên? của Lão - Trang. Tôi để nhân vật của mình ?oăn theo nói leo? các vị tiền bối như một sự tự tiêu dao, tự vui thú để lấy lại sự cân bằng và phản bác lại con người phận vị ở một số thời điểm nào đó. Nhưng những nhân vật của tôi, sau khi ?otiêu diêu du ngoạn?, họ lại trở về với trách nhiệm và lý tưởng của mình, lại tiếp tục chiến đấu chống những thế lực đen tối. Khi hoàn thành xong sự nghiệp, họ lại trở về với lối sống tiêu dao giống hai câu trong ?oHiệp khách hành? của Lý Bạch:
    ?oViệc xong rũ áo ra đi
    Xoá nhoà thân thể, kể gì tiếng tăm?
    - Nhiều người đánh giá cuốn tiểu thuyết của chị là dã sử, nhưng tôi chỉ tìm thấy hai điểm trong truyện của chị có nhắc đến lịch sử, đó là cuộc chiến Lý Thường Kiệt đánh giặc trên đất giặc và cuộc chiến trên sông Như Nguyệt. Theo tôi, những dữ kiện ấy không đủ để thuyết phục người đọc cuốn tiểu thuyết ấy là dã sử. Chị nghĩ sao?
    - Ở cuối sách, tôi đã nói rằng tôi không biết gọi tên cuốn sách của mình là gì, nhưng có lẽ nó gần dã sử nhất, vì tôi có đề cập tới một số sự kiện lịch sử thời nhà Lý và kể một số câu chuyện tưởng tượng của mình về vị vua Lý Nhân Tông ở gần cuối cuốn tiểu thuyết. Tôi nghĩ rằng, tốt nhất hãy gọi nó với đúng tên của nó là ?otiểu thuyết?, không nên cố ?ogắn đuôi? vào cho nó để nó trở thành tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết dã sử, tiểu thuyết võ hiệp hay bất cứ cái gì khác.
    - Chị nghĩ sao khi có nhiều độc giả nhận xét tiểu thuyết của chị ?oăn theo? mốt Kim Dung, và nói rằng chị muốn trở thành một ?oKim Dung Việt Nam??
    - Tôi thích đọc Kim Dung và rất ngưỡng mộ ông. Tôi đọc gần hết các tiểu thuyết của ông cùng thời điểm tôi viết ?oĐiệu nhạc trần gian?. Đương nhiên, tôi cũng có học tập ít nhiều. Tôi cho rằng học tập một nhà văn lớn là điều nên làm với người mới bước vào làng văn như tôi. Tuy nhiên, tôi không thích người ta gọi tôi bằng bốn chữ ?oKim Dung Việt Nam?, tôi thích bạn đọc gọi tôi bằng cái tên Hà Thuỷ Nguyên, một người viết độc lập ở Việt Nam chứ không ăn theo mốt của ai cả.
    - Vậy điều chị muốn gửi gắm qua cuốn tiểu thuyết ?oĐiệu nhạc trần gian? là gì?
    - Tôi chỉ thử đi giải nghĩa hạnh phúc, đi tìm ý nghĩa chân thực của hạnh phúc. Hay nói rộng hơn, tôi muốn tự hỏi mình và hỏi nhiều người ?oSống để làm gì??. Làm tất cả công việc ấy trong khi tôi còn quá trẻ, cho nên tôi vẫn là một đứa trẻ con đang mò mẫm khám phá cuộc đời và chính bản thân mình. Và đến bây giờ, tôi vẫn là một đứa trẻ đang tìm hiểu và khám phá.
    - Những dự định của chị trong năm nay?
    - Dự định trong năm nay của tôi thì rất nhiều, nhưng có lẽ trước mắt là hoàn thành cuốn tiểu thuyết đang dang dở suốt 6 năm ròng vì chưa bắt được nhịp, bên cạnh đó sẽ hoàn thành nốt tập tiểu ký mang tên ?oKhám phá?. Nhưng ?onói trước bước không qua?, tôi không chắc là trong năm nay, tôi có thể thực hiện được hết dự định được vạch ra từ đầu năm. Tuy nhiên, tôi rất mong được các nhà phê bình các bạn đọc có ý kiến, vì từ lúc cuốn tiểu thuyết của tôi xuất bản, tôi mong lắm một lời khen chê mà không có, chỉ thấy báo chí hỏi thăm. Theo tôi, đó là hiện trạng đáng buồn của văn học nước nhà.


  9. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Khương Hữu Dụng - một đời thơ nối đầu hai thế kỷ




    Khương Hữu Dụng
    Tính từ bài thơ đầu tiên làm tặng bà nội năm 1925 và những vần thơ cuối cùng trước ngày chuyển cõi, Khương Hữu Dụng là nhà thơ có đời thơ nối từ đầu thế kỷ trước sang đầu thế kỷ này. Bắt đầu từ Thơ Mới, thơ ông trải qua hai cuộc kháng chiến cùng dân tộc, đã để lại dấu ấn khó phai trong lòng bạn yêu thơ.
    Như nhiều nhà thơ thời tiền chiến, Khương Hữu Dụng bắt đầu bằng Đường Thi, rồi sau đó âm thầm tiếp biến sang Thơ Mới. Điều không thể cưỡng nổi bởi cuộc tiếp biến tự nhiên này đã được Khương Hữu Dụng tâm tư trong Chiếc lá cuối cùng viết năm 1936: Chưa gió mà cây đã rụng màu.
    Thơ Mới của Khương Hữu Dụng đứng giữa cái lãng mạn ngây ngất của Xuân Diệu và cái hiện thực thổn thức của Tố Hữu. Một tình thơ do dự mà ông trải lòng trong Mai tạnh viết năm1937: Nắng vàng do dự dưới chân mây. Cái do dự của hơi thơ đã khiến cho từ do dự ông dùng trong bài thơ mới đến tận bây giờ. Cái do dự thật người, thật đời.
    Thế hệ chúng tôi có thể sướng hơn ông, nhưng cũng khổ hơn ông vì chưa biết thế nào là do dự. Và cũng mấy ai trong chúng tôi đã đưa được từ do dự vào thơ hay như ông. Một sự do dự mà Khương Hữu Dụng đã chung sống cùng mãi tới khi gặp cách mạng, ông mới đủ thần lực để nói lời vĩnh biệt.
    Có lẽ bởi cái do dự ấy mà Khương Hữu Dụng chưa được Hoài Chân - Hoài Thanh chọn vào Thi nhân Việt Nam mặc dù chỉ cần mấy bài thơ như Chiều rười rượi, Khép rồi, Chiều xuống, Gởi Lê Trí Viễn... Khương Hữu Dụng đã thừa dư tư cách là một thi sĩ của Thơ Mới mà bất kỳ lúc nào cũng có thể Những lúc nhớ thương lên quá độ - Cả hồn cả trí cả người điên.
    Do dự nên Khương Hữu Dụng vẫn chưa điên như Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên. Ông cũng chưa đến độ chìm đắm như Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Bính. Và khi vĩnh biệt do dự, Khương Hữu Dụng đã đủ sức thiền để đưa ra một bài kinh cho những người chiến sĩ của một trào lưu, cách mạng thực sự mới mẻ tận gốc rễ.
    Tôi đã gai người khi đọc bài viết Kinh nhật tụng với người chiến sĩ cách mạng của một cựu tù chính trị tên là Nguyễn Bằng Tín in trên tạp chí Xưa và Nay số 153 ra tháng 12 năm 2003. Cho đến lúc viết bài báo này, ông Nguyễn Bằng Tín vẫn chưa biết tác giả của Kinh nhật tụng chính là Khương Hữu Dụng và bài Kinh được viết ngay sau ngày ký hiệp định sơ bộ 6-3-1946.
    Bài kinh cho một thứ đạo mới đã ra đời để chuẩn bị trước cho một cuộc dấn thân của toàn dân tộc mà Khương Hữu Dụng đã tiên đoán. Bài báo như một đáp đền cho người đã dốc lòng sinh thành ra Kinh nhật tụng.
    Bài báo viết: "Được truyền miệng từ người này qua người khác, ở các nhà lao trong đất liền, rồi ra tận Côn Đảo, bài thơ Kinh nhật tụng không rõ tác giả là ai, nhưng hầu hết anh chị em tù chính trị đều tin đó là bài thơ do Bác Hồ viết. Bài thơ đã trở thành vũ khí sắc bén của người tù để đấu tranh với kẻ thù, để tôi rèn phẩm chất cách mạng, để giáo dục tình đồng bào, đồng chí... Bài thơ dễ đọc, dễ hiểu, dễ thuộc nhưng hàm súc ý nghĩa, như một lời khuyên răn, chỉ bảo ân cần, có một sức thuyết phục kỳ diệu, tiếp sức cho anh chị em tù chính trị chống lại sự đàn áp tàn bạo, thâm độc của kẻ thù.
    Bài "Kinh nhật tụng" được viết theo thể song thất lục bát gồm tất cả 196 câu. Là người tù chính trị yêu nước, đã từng đối mặt với kẻ thù trong những giờ phút hiểm nghèo của cuộc đời mình, tôi nghẹn ngào xúc động, đọc đi đọc lại nhiều lần bài Kinh nhật tụng, và từng lời thơ đã thấm sâu vào lòng tôi. Càng nghiền ngẫm, tôi càng nhận thấy rằng: tuy chưa rõ tác giả là ai, nhưng lời thơ của bài kinh sao mà gần gũi, vừa chân thành khuyên bảo, vừa nghiêm khắc dặn dò, rất giống với những lời dặn dò, chỉ bảo của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời. Rất mong các nhà nghiên cứu làm sáng tỏ thêm".
    Kèm theo bài viết là bản in toàn bộ Kinh nhật tụng theo bản chép tay của Dương Minh Công. Bản chép tay tuy đã làm "tam sao thất bản" theo bản chính đã in tại Nhà xuất bản Thanh niên cứu quốc Trung bộ ở Huế (5-1946) và in lại ở Liên khu V năm 1947 - 1948 và vừa được tái bản trong Tuyển tập Khương Hữu Dụng tại Nhà xuất bản Văn học 2004 (theo giấy phép cấp 30-10-2003 - trước hai tháng khi tờ tạp chí Xưa và Nay ấn hành bài báo này). Hình như trời đã có mắt để trả lại vinh quang đầy đủ cho bài thơ độc đáo này của Khương Hữu Dụng. Bản chép tay tuy có nhiều chữ khác với chữ ở bản chính nhưng tinh thần thì vẫn là một sự hừng hực, khát khao tu dưỡng của những người Việt Nam vừa thoát khỏi xích xiềng nô lệ thành người tự do.
    Riêng việc bàn về các chữ khác nhau giữa bản chính và bản chép tay theo trí nhớ truyền miệng của các cựu tù chính trị cũng có thể làm được một luận án tiến sĩ văn học đích thực.
    Hết do dự, Khương Hữu Dụng viết ra kinh cho "đạo mới" rồi cùng toàn dân tộc "lên đường kháng chiến". Nếu cuộc chiến đấu bám trụ Hà Nội từ đêm 19-12-1946 được viết lại trong trường ca âm thanh Người Hà Nội của Nguyễn Đình Thi, thì cuộc chiến đấu cùng ngày tháng ấy ở Quảng Nam, ở khu V đã được Khương Hữu Dụng viết ra trong trường ca Từ đêm mười chín với một bút pháp mới mẻ - bút pháp của thơ thời chống Pháp như Nhớ máu, Tình sông núi của Trần Mai Ninh, Đèo cả của Hữu Loan, "Hải Phòng - ngày 19-11-1946" của Trần Huyền Trân và Ngoại ô mùa đông năm 1946 của Văn Cao.
    Từ đêm mười chín đã được xuất bản tại Liên khu V năm 1951 và được giải thưởng của Hội Văn nghệ Việt Nam 1951 - 1952, được đánh giá (theo tự bạch của Khương Hữu Dụng) là "một thành tựu đáng chú ý trong bước tiến của cả nền thơ lúc bấy giờ".
    Ở Từ đêm mười chín, Khương Hữu Dụng đã trình diễn cuộc tiếp biến thơ của mình trong một cảm hứng vừa sử thi, vừa trữ tình. Bản giao hưởng này viết cho Dàn nhạc Giao hưởng vừa có các nhạc khí phương Tây lại vừa có các nhạc khí phương Đông, vừa có những âm hưởng phương Đông lại vừa có âm hưởng phương Tây hiện đại. Nhiều người thường thích câu thơ Một tiếng chim kêu sáng cả rừng trong trường ca này. Tiếng chim Từ đêm mười chín đã làm sáng cả rừng "thơ chống Pháp".
    Hòa bình. Tập kết ra miền Bắc. Công tác ở Hà Nội. Khương Hữu Dụng đã đi qua tuổi "tứ thập bất hoặc", đến và cũng nhanh chóng đi qua tuổi "Ngũ thập tri thiên mệnh". Niềm tin trong Khương Hữu Dụng không còn là niềm tin của thanh xuân náo nức. Niềm tin ấy đã biết dằn lòng qua thực tế đời thường. Ông đã tự nguyện như những người thợ mỏ "tự giam mình" vào "xà-lim đất mỏ" để làm ra than. Còn ông thì làm ra thơ.
    Thơ của niềm tin ở tuổi chớm già "nửa đêm quờ áo mặc thêm vào" (Đêm Yên Châu). Đã có sự ngẫm nghĩ của: "Một đoạn đường quanh quẩn - Đi chết nửa đời người - Ba vòng quanh trái đất - Bây giờ mới đến nơi". Và gắng gỏi: "Thêm nhiều cây số - vượt thêm nhiều cây số vui" để mau chóng xoá đi "im lặng", mau chóng với tới người thương "chỉ cách quê nhà một với tay", để cầm lấy "mười bốn triệu bàn tay đấu tranh", để xoá đi cái ám ảnh "Những bà mẹ đi đòi con - Những đứa con đi đòi mẹ".
    Cứ thế, thơ Khương Hữu Dụng rắn lại ở tứ, đọng lại ở chữ. Hình ảnh Bác Hồ được phát triển từ "mắt sáng giữa sương mờ" đến "mắt sáng xé sương mờ" chính là tâm nguyện của người thơ muốn vượt thoát những gì đang che khuất tâm hồn ông, những gì cứ muốn tách "sông ra khỏi sóng". Những tiếng thân yêu (1963) là tập thơ mang nặng khát khao nhân bản nơi ông.
    Song chính cuộc chiến tranh chống Mỹ đã làm trẻ lại tâm hồn Khương Hữu Dụng khi đến tuổi Già Khương, đã hồi sinh một cảm hứng giữa không gian "gạch nát chất thành tường" với mùi cà-phê "thơm mùi chiến hào", với "mưa long lanh nước mắt". Khi thì ngây thơ hỏi ong quê đâu rồi nhắn nhủ: "Ong về quê mới - khéo đi nhầm đường".
    Cảm hứng về ông đã nâng triết lý: "Sống vì hoa - chết cũng vì hoa". Khi thì mỏi mòn trong đợi, trong hẹn đến cả lúc cực đoan: "Những người đi chiến đấu - không muốn nặng thêm khẩu súng - Một mối tình quá xa". Cảm hứng về người lính chiến trường đã dẫn tới một liên tưởng kỳ lạ:
    Hôm đánh vào giải phóng quê ta
    Con nổ bộc lôi chín lần rào thép
    Hơi bộc lôi hất tung con lên
    Quần áo bay đi hết
    Con lại như đứa trẻ mới lọt lòng...
    Trên mảnh đất chôn rau cắt rốn
    Lại sinh ra con lần thứ hai
    Chỉ có hồi sinh cảm hứng mới có thể nhận ra trong chiến tranh, để viết cho xong một lá thư gởi về hậu phương còn lâu hơn là thời gian viết xong một đoạn sử vinh quang của đơn vị. Chỉ có hồi sinh cảm hứng mới thấy "Đọc câu thơ hay dù ngàn xưa - Hơn uống ngàn thang thuốc bổ". Tập Quả nhỏ khiêm nhường là minh chứng thực sự cho sức hồi sinh ở thơ ông trong chiến tranh chống Mỹ.
    Đúng như người xưa đã nói "lão nhi". Càng tới tuổi già, "Già Khương" càng tìm về sự trẻ trong "Bi bô" - một tập thơ thời thanh bình thống nhất. Không thể nghĩ ở tuổi 90, "Già Khương" vẫn thanh xuân đến ngây ngất:
    Khẽ gửi đường dây một nụ hôn
    Nụ hôn ủ kín giữa tâm hồn
    Như hoa thầm gọi "Đừng quên nhé"
    Như đoá "trường sinh" mãi mãi còn
    *
    Nhận nụ hôn: ai gửi nụ cười
    Nghiêng tai áp má ngọt làn môi
    Tình ta nồng nhiệt hơn dòng điện
    Dù ở hai đầu vẫn ấm hơi
    Khương Hữu Dụng đã "bi bô" đến cùng, đã yêu đến cùng. Từ đầu thế kỷ trước tới đầu thế kỷ này.
    Ngoài sáng tác thơ, mảng dịch thơ của Khương Hữu Dụng cũng là một đóng góp lớn lao cho nền thơ Việt Nam, ông quan niệm "Dịch là đối thoại". Khác với ai đó quan niệm "Dịch là phản". Ông bày tỏ: "Chỉ tập trung vào nghĩa mà quên chữ, sẽ cho ta một bản dịch tưởng là đúng cực kỳ, nhưng mà sai ghê gớm vì người dịch đã vô tình mắc phải trọng tội giết chết bài thơ để cung cấp cho ta một cái xác giống thì giống thật, nhưng không có hồn".
    Mười bốn tập thơ dịch của ông từ "Thần khúc" của Dante (dịch cùng Lê Trí Viễn) đến "Thơ Hồ Chủ Tịch và Nhật ký trong tù" là cả một tư duy sáng tạo giúp cho những áng thơ hay kim cổ đến với người làm thơ, người yêu thơ hôm nay. Ông cho rằng thơ không có cũ mới, chỉ có hay dở:
    Ôi những câu rất xưa
    Mà chưa cùn hiện đại
    Như thanh gươm bụi mờ
    Mà vẫn còn lợi hại
    Một đường thơ tung hoành
    Thương tiếc Khương Hữu Dụng, ta càng tiếc một "thời tử tế" đã mãi mãi đi qua mà thơ ông đã từng ghi lại trong bài Bạn đường:
    Ông già mù ra ga
    Một người lấy vé hộ
    Dắt ông lên bậc tàu
    Dẫn ông ngồi tận chỗ
    Lấy nước về cho ông
    Rồi đến khi tàu đỗ
    Lại mang hành lý giùm
    Dắt ông ra tận cửa
    Ai cũng khen ông cụ
    Có người con thật ngoan
    Cháu đâu phải con tôi
    Chỉ khách đi cùng đường
    Thương tiếc Khương Hữu Dụng, ta vẫn thấy Thế Nhu xưa, Già Khương nay vẫn sống như chính ông hằng tâm niệm:
    Chưa hết năm thứ hai
    Việc làm năm thứ sáu
    Mỗi ngày đều tương lai
    Cả cái chết
    Cũng hoá thành lạc hậu
    Nhiều năm sau khi mất
    Ta vẫn còn chưa thôi
    Sản xuất cho đời...
    Khương Hữu Dụng vẫn sản xuất bởi đời thơ thành thực không một chút láu cá của ông vẫn còn là một ẩn số mà cả công quyền và cả các thế hệ thơ còn phải tốn nhiều giấy mực tìm đến giá trị đích thực của ông.

    Theo Văn nghệ


    --------------------------------------------------------------------------------


  10. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Phạm Hổ - bác ''Chuyện hoa chuyện quả'' của thiếu nhi



    Nhà văn Nguyên Ngọc kể, một lần Phạm Hổ đến chơi nhà, ông hỏi cô con gái lên 10 của mình ?oCon biết ai đây không??. Cô bé vòng tay: ?oCháu chào bác Chuyện hoa chuyện quả ạ?. Khoảng 100 chuyện sự tích hoa quả, giống như những cổ tích mới của Phạm Hổ, dẫn dắt trẻ thơ vào thế giới thiên nhiên - con người, đang được NXB Kim Đồng tái bản thành hơn 30 tập.
    Ai từng có tuổi thơ hầu như đều thuộc và yêu bài thơ: "Mười quả trứng tròn/Mẹ gà ấp ủ/Mười chú gà con/Hôm nay ra đủ.../ơi chú gà ơi/Ta yêu chú lắm..." (Mười quả trứng tròn), hoặc: "Mình đỏ như lửa/Bụng chứa nước đầy/Tôi chạy như bay/Hét vang đường phố..." (Xe cứu hỏa) của Phạm Hổ.
    Còn đây là tâm sự của nhà thơ được các em yêu mến: ?oSuốt đời tôi chỉ mơ được làm cho các em những bài thơ nho nhỏ - như những hòn bi xanh đỏ các em chơi...?.
    Thơ, truyện của ông đều rất đỗi dịu dàng. Ví như, thuở xưa cây chuối vốn chỉ có 5 quả như 5 ngón trên một bàn tay, thấy các em thích ăn chuối nên những bàn tay chuối tự động sinh thêm ngón, thêm quả cho các em vui lòng...
    Những mẩu chuyện này, với cách kể rất riêng này, đã sớm gieo được mầm thiện, mầm đẹp cho những tâm hồn non trẻ. Cũng như những quan sát tinh tế, triết lý giản dị: ?oCành lá dễ xôn xao, sôi nổi/ Gốc rễ thường trầm lặng, sâu xa?...
    Có loài quả ?oTên roi mà tươi mát? thì có nhà thơ ?oTên nghe thì dữ mà người hiền khô?, đó là nhận xét của bạn bè đồng nghiệp về ông. Năm nay nhà thơ của các em đã 79 tuổi, vẫn làm việc chăm chỉ, tiếng Pháp vẫn nói làu làu.
    Nhà thơ Phạm Hổ qua câu chuyện của con gái
    Phạm Hổ có ba người con gái, đặt tên là Phạm Sông Hồng, Phạm Sông Hương, Phạm Sông Đông. Trong ba chị em, Phạm Sông Hồng thích viết truyện mini. ?oCha chị tính tình chắc trẻ lắm?, ?oHơi quá là khác?- người viết mini cười to.
    ?oĐoàn Giỏi nhận xét truyện Phạm Hổ đẹp từ hình thức đến nội dung. Trong đời thường, khi làm cha, ba chị là người thế nào??
    ?oTôi nhớ nhất những kỷ niệm hồi sơ tán chống chiến tranh phá hoại của Mỹ. Ba tôi đặc biệt yêu gà, hay làm thơ về gà. (Cả gia đình gần như không ăn thịt gà). Một lần ông đi chợ, chọn mua được con gà ri xinh lắm, lông vàng óng, đuôi cong, dáng rất kiêu sa, đặt tên Liza. Ông thường ngắm con Liza đi lại không chán mắt, đến nỗi tận bây giờ tôi vẫn còn hình dung ra dáng dấp của con gà ấy.
    Ông không cho con Liza được ấp trứng, sau này tôi mới hiểu ông không thích hình ảnh xác xơ của con gà mái mẹ, không muốn hình ảnh Liza bị xấu đi. Ông yêu cái đẹp, còn Liza té ra là tên một nhân vật trong ?oChiến tranh và hòa bình?.
    Sự thực là nếu không từng có một con gà có tên như thế trong tuổi thơ, khéo sau này lớn lên tôi cũng chẳng tìm đọc tiểu thuyết của L.Tonxtoi.
    Hồi xưa ai cũng nghèo. Nhà có bộ bàn ghế là đồ thanh lý của cơ quan, dùng năm này sang năm khác đến mộng cũng long cả ra. Cứ đến tết là ba tôi lại lấy giấy màu dán lên những chỗ mối mọt, trang trí đủ kiểu khiến mấy chị em có cảm giác nhà có bàn ghế mới. Ông có học họa, từng là học trò cưng của họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung nên rất biết cách cắt dán sao cho đẹp.
    Ông thích trồng phong lan. Lần nọ sáng ra tỉnh dậy, kẻ trộm đã khiêng mất giò hoa mới nở. Ngẩn ra vì buồn và tiếc, ông bèn lụi hụi ngồi viết lên tờ giấy ?oLấy cây của người khác là không tốt?... rồi găm vào từng chiếc giỏ.
    ?oBa làm thế làm gì. Tối trời kẻ trộm không thể đọc được, mà giấy tờ thì có giá trị gì?. ?oSao con lại mất lòng tin về con người như vậy. Đọc được mảnh giấy của ba người ta không nỡ đâu?. Sáng sau ra, bao nhiêu giò phong lan mất nốt, mất cả hoa lẫn giấy.
    Khi còn bé, mấy chị em nghe cha mẹ nói chuyện thỉnh thoảng lại thấy nhắc ?oác- giăng?, mãi sau mới biết, đó là ?otiền? (Argent - tiếng Pháp). Bất cứ khi nào bàn chuyện chi tiêu trước mặt con, ba mẹ đều nói tránh như vậy.
    Nhưng sự ảo tưởng, ngây thơ về tiền bạc của ông cụ quả thực làm cả nhà khốn đốn. Nhà phê bình Vương Trí Nhàn nói: ?oÔng Hổ nhìn cuộc đời qua một tấm kính, thấy nhưng không sờ được? là cực kỳ chính xác.
    Theo quan niệm của ông, cứ cái gì dính đến tiền là xấu. ?oBa mẹ nuôi các con lớn, cho các con cái đầu vậy mà con lại dùng nó để kiếm tiền làm giàu? (với ông có một vài chỉ vàng là đồng nghĩa với giàu). Gần như ông không hiểu và không chấp nhận giá trị của đồng tiền. Mỗi khi tôi mua sắm một đồ đạc gì đó cho cha mẹ, thì ông luôn có kiểu hỏi để lần sau khỏi mua nữa.
    Hai năm gần đây ông ốm nặng tưởng khó bề qua khỏi, phải nằm Bệnh viện Hữu nghị. Thuốc thì chủ yếu Nhà nước lo, nhưng một hộp sữa Ensure, ông không ngờ lại nhiều tiền đến thế. Có lúc ông nói ?oBa có lỗi với các con?, nhưng khỏe dậy thì lại quên ngay, lại lơ ngơ như cũ.
    Chăm sóc ba trong bệnh viện có lần tôi đưa chút bồi dưỡng gọi là tỏ lòng cám ơn một bác sĩ tận tình, nhưng anh ấy nói: Chúng em từ bé đã đọc thơ cụ, chị bảo có thể cầm tiền được sao??.

    Theo Evăn





Chia sẻ trang này