1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chân dung Văn học

Chủ đề trong 'Văn học' bởi luuchivi, 23/02/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Trần Anh Thái: ''Thơ ca như một thứ tôn giáo''





    Kín đáo và ngại ngùng bởi không muốn nói nhiều về mình và tập thơ "Trên đường" vừa xuất bản, nhưng nhà thơ Trần Anh Thái tỏ ra cởi mở hơn khi đề cập đến thơ ca và công việc sáng tác của người nghệ sĩ. Dưới đây là cuộc trò chuyện của eVăn với nhà thơ.
    - Tập thơ mới xuất bản của anh có tên là "Trên đường", tên gọi tập thơ này có ý nghĩa như thế nào?
    - Thơ, theo tôi là một khái niệm không thể định nghĩa được. Khi chúng ta đang loay hoay tìm cho thơ một định nghĩa thì cũng chính là chúng ta đang tìm cách khoác lên thơ ca một cái khuôn mẫu có sẵn. Việc làm này sẽ khiến cho thơ mất đi tính sáng tạo của nó. Văn học theo quan niệm của tôi luôn luôn đòi hỏi sự tìm tòi, khám phá. Đời sống văn chương chưa bao giờ bất biến, ổn định, chưa bao giờ có điểm dừng. Nhà thơ vì vậy luôn phải hiện hữu trên hành trình khám phá cái đẹp, cái mới. Tập thơ của tôi mang tên "Trên đường" - đó là cái ý thức tìm cho mình một con đường riêng và tôi cố gắng đi đến tận cùng con đường ấy.
    - Trong tập thơ "Trên đường" của anh, phần thơ văn xuôi được đánh giá là "sắc sảo, tinh tế và giàu tính triết lý". Anh nghĩ gì về đặc điểm của thơ văn xuôi và xu hướng phát triển của nó trong tương lai?
    - Thơ văn xuôi ở VN không có gì là mới. Ngay từ đầu thế kỷ 20, nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh đã có những sáng tác thơ văn xuôi rất đặc sắc. Dù là thơ văn xuôi hay thơ văn vần thì tôi nghĩ nó phải là sự phản ánh, thể hiện hiện thực thông qua cảm nhận và trải nghiệm của nhà thơ. Ví dụ khi tôi viết: "Người đánh cá già mải mê rũ sương tìm bình minh trên mắt lưới" thì trong hiện thực tất nhiên chẳng có ông lão đánh cá nào đi tìm bình minh làm gì cả. Nhưng trong cảm nhận và tưởng tượng của nhà thơ, những màng nước biển đọng lại trên mắt lưới được mặt trời soi chiếu vào trông như những tia sáng bình minh. Cách diễn đạt ấy sẽ tạo ra cho người đọc một cách hình dung về con người bình thường ở một chiều kích khác. Con người hiện ra với một vóc dáng cao lớn và bay bổng hơn.
    Thơ văn xuôi là một thể thơ tự do, nó có những ưu thế đặc biệt trong việc thể hiện ý tưởng của nhà thơ. Nếu thơ văn xuôi vượt lên trên tình trạng "thơ văn vần nối dài" thì nó sẽ có khả năng biểu hiện rất lớn. Tôi nghĩ thơ văn xuôi rất có triển vọng phát triển ở VN.
    - Người ta thường nói: kẻ mạnh mới là người dám làm điều ác. Vậy anh nghĩ gì khi viết: "Sự sợ hãi, yếu đuối là nơi cái ác tìm về"?
    - Đúng là kẻ mạnh thường mới có đủ khả năng làm điều ác. Nhất là khi cái mạnh đồng lõa với cái ác. Điều này mỗi chúng ta đều có thể dễ dàng nhận ra. Nhưng nếu chúng ta sống với cuộc sống ở chiều sâu của nó, trải nghiệm lòng mình với những đau đớn, bi quan, đối diện với sự sợ hãi và cảm giác yếu đuối của chính mình, lúc đó chúng ta mới thấm thía cái ranh giới mong manh giữa cái ác và cái thiện khi con người đánh mất sự tự tin và sức mạnh của chính mình. Con người sợ hãi và yếu ớt, nghĩa là con người ta đã mất đi chỗ dựa ở cái thiện, lúc đó con người rất dễ đánh mất mình để làm điều ác. Chính vì thế chúng ta luôn phải đấu tranh chiến thắng sự sợ hãi và yếu đuối của chính mình để sống một cách tự tin hơn.
    - Anh nghĩ gì khi văn xuôi đang đắt hàng còn thơ ca lại ế ẩm?
    - Hiện trạng này có nhiều nguyên nhân của nó. Thứ nhất là lỗi của chính nền thơ ca hiện nay. Thơ đang rơi vào hai cực, hoặc gần với hò, vè; hoặc đi vào suy đồi, bí hiểm. Hai trạng thái cực đoan ấy đều khiến cho thơ đánh mất đi độc giả của mình. Thơ cần mới, hiện đại nhưng từ "hiện đại" đến "hay" là cả một vực thẳm. Sự cách tân sẽ trở nên vô ích nếu nó không phù hợp với bản chất của thơ ca. Văn chương cần phải hướng tới cái đẹp và cái nhân tính của con người.
    Thứ hai, theo tôi, thơ ca khác với văn xuôi ở chỗ, hiện thực trong thơ là hiện thực trong cõi thẳm sâu. Tác động của thơ nghiêng về sự suy ngẫm, tưởng tượng, liên hệ từ nhiều chiều văn hoá khác nhau. Còn hiện thực của văn xuôi là hiện thực mà người ta dễ nắm bắt hơn. Hiện thực văn xuôi gần với hiện thực trong đời sống thường nhật mà bạn đọc có thể nhìn thấy, sờ thấy và cảm thấy. Vì thế, thơ ca có lẽ hiếm khi trở thành sản phẩm mang tính đại chúng, trừ những bài thơ tuyên truyền, cổ động. Vì bản chất của thơ ca, như một ai đó đã nói: Thơ là tiếng nói thầm. Đọc thơ giống như "xem trộm" những nhịp đập thầm kín của nhà thơ. Do vậy, thơ ca có một lớp độc giả riêng, không nhiều. Nếu thơ đi vào khuynh hướng đại chúng hóa, nó sẽ gần hơn với hò vè. Đây cũng chính là đặc trưng dẫn đến việc văn xuôi có thể quảng bá, tiếp thị, còn thơ ca thì khó khăn hơn và không nên làm như thế. Còn nữa, đời sống hiện đại đã thay đổi cái cách con người ta cảm nhận về nghệ thuật, trong đó thơ ca chịu thiệt thòi nhất. Cuộc sống bây giờ không còn chỗ để con người ngâm ngợi như trước đây.
    - Vậy đâu là niềm tin của anh đối với sự phát triển của thơ trong tương lai?
    - Thơ ít độc giả chứ không có nghĩa là đã mất độc giả. Thơ ca có những độc giả đặc biệt. Bởi ở một góc nhìn nào đó, thơ ca như là một thứ tôn giáo có khả năng cứu rỗi linh hồn con người. Cuộc sống càng sôi động, càng gấp gáp, con người càng dễ rơi vào những bi kịch. Trong đó cô đơn là một bi kịch lớn. Khi con người cô đơn, người ta sẽ tìm đến những khoảng lặng trong tâm hồn. Thơ ca cũng có những khoảng lặng như thế để đồng điệu với con người và lúc đó nó như là một phương tiện để cứu rỗi. Khi thơ ca phát triển đến đỉnh cao của nó, nó sẽ đi đến chiều sâu tâm linh con người.

    Theo Evăn


    --------------------------------------------------------------------------------


  2. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Jean Paul Sartres - người mãi nổi loạn




    Jean Paul Sartres
    Năm nay nước Pháp và thế giới tiến bộ kỷ niệm 100 ngày sinh và 25 ngày mất của người con độc đáo này của dân tộc Pháp, người bị nhiều người ghét bỏ nhưng rất nhiều người khác lại yêu mến, rồi sau này hầu như bị lãng quên.
    Tuy nhiên rồi cuối cùng thì giới văn hóa Pháp vẫn phát hiện trở lại được những điểm mới ở nhà tư tưởng và nhà văn, và cho phép con người vĩ đại nhưng cũng hết sức bí ẩn này thực hiện một chuyến đi từ chốn ngục luyện bất ngờ quay trở lại, đầy ngoạn mục.
    Danh vọng đến với ông bất ngờ. Tháng 10-1945, thế chiến thứ hai vừa kết thúc, người Pháp vừa mới hân hoan ăn mừng chiến thắng phát xít, thì nay lại sửng sốt tiếp nhận bài diễn thuyết "Chủ nghĩa hiện sinh là một chủ nghĩa nhân đạo".
    Âm hưởng vang dội. Dù là người theo Thiên Chúa giáo hay theo tư tưởng cộng sản, người ta vẫn lao vào cuộc phản kích kẻ tà đạo. Hai lần nhà ông ở Saint-Germain-des-Prés, ngay trung tâm Paris, bị bọn khủng bố đến đặt bom.
    Hận thù ra đi, mê hoặc - ở đây trộn lẫn cả khâm phục, ghê tởm và khinh miệt - ở lại. 100 năm sau ngày sinh (21-6-1905) và 25 năm sau ngày mất (15-4-1980), ông vẫn gây nên niềm đam mê vô hạn cho nước Pháp, nơi sinh ra ông, và họ coi ông là nhà tri thức trọn vẹn, hoàn hảo của thế kỷ 20 vừa mới qua đi: vừa là triết gia, nhà văn, biên kịch gia, nhà tuyên truyền, nhà báo chính luận và nhà phê bình nghệ thuật.
    "Phải đọc lại tất cả các tác phẩm của Sartres, tất cả", đó là ý kiến của học trò tuy được mến mộ nhưng cũng gây nhiều tranh cãi của ông, Bemard-Henri Levy, tác giả cuốn Sartres- Triết gia của thế kỷ XX".
    Để tưởng niệm nhà tư tưởng vĩ đại, Thư viện Quốc gia Pháp dành cả một triển lãm vĩ đại với tất cả các giai đoạn cuộc đời ông với vô vàn tài liệu, bản thảo mà trong số đó có nhiều bản mà chưa bao giờ xuất bản.
    Không còn nghi ngờ gì nữa, Sartres là nhân chứng nổi tiếng nhất cho thời đại ông. Với tài năng, những mâu thuẫn và những nhầm lẫn của mình, người mãi không mỏi nổi loạn vẫn trung thành với cuộc đấu tranh vì tự do của cá nhân cũng như của các quốc gia. Sách và lời ông đi đến khắp hành tinh. Nước Mỹ nồng nhiệt đón tiếp ông, Italia trở thành tổ quốc thứ hai của ông, thế giới thứ ba coi ông như người đại diện thông thái và cấp tiến nhất của mình.
    Khi ông ra đi năm 1980, Đức giáo hoàng của Phong trào 68 (Phong trào cực tả đấu tranh cho tiến bộ xã hội, trước tiên là trong giới thanh niên, sinh viên ở Tây Âu mà Thủ tướng G. Schroder và Bộ trưởng ngoại giao O. Fischer hiện nay của Đức có tham gia) cũng vào cõi vĩnh hằng của các huyền thoại. 50.000 người đi tiễn ông, đồng thời từ biệt cả một thời đại. Đồng thời với lễ phong thần cũng là sự thờ ơ và quên lãng. Nhưng phải chăng khi chôn thân xác Sartres ở nghĩa trang Montpartnasse, người ta cũng vĩnh biệt tác phẩm và tư tưởng ông?
    Không phải vậy. Để kỷ niệm 100 năm ngày sinh ông, riêng Pháp đã tổ chức 15 hội nghị. Italia và Tây Ban Nha cũng làm vậy. Đài France Culture, dành riêng cho giới tinh hoa, phát liên tục hai tuần một chương trình đầy đủ về Sartres. Nhà xuất bản nổi tiếng Gallimard chuyên in sách ông, tái bản toàn tập kịch của ông ở bản mới, và cho ra mắt Nhật Ký của ông về "Drôle de guerre - cuộc chiến kỳ cục" viết giữa 2-9-1939 khi ông bị gọi nhập ngũ và khi ông bị Đức Quốc xã bắt bỏ tù ở Trier 1940.
    Cuối cùng nhân "centenaire - lễ kỷ niệm 100 năm", nước Pháp xếp ông vào hàng cùng với Voltaire, Victor Hugo và Emile Zola. Tuy nhiên bên trong sự công nhận này pha trộn chút hoài niệm rằng có lẽ Sartres là quái vật khổng lồ của một loài đã tiệt chủng, một con "dinosaure philosophique - khủng long tiết học" (Levy), một trong những đứa con được cả yêu lẫn ghét của thể chế cộng hòa truyền bá vinh quang trên toàn cầu cho nước Pháp, với tư cách là tiếng nói của lý trí thông qua sự chống đối một cách có hệ thống, cường quyền và các thể chế của nó, thay mặt những người bị áp bức và bị tước quyền.
    Trí thức chuyên nghiệp Pháp theo nghĩa hiện đại chỉ được hình thành cuối thế kỷ XIX nhân vụ án Dreyfus (Nhân đó các học giả, văn nghệ sĩ mà đi tiên phong là Zola -"J accuse, tôi tố cáo"- đứng lên chống lại một tòa án quân sự kết án lầm một đại úy Do Thái, sau đó tòa án và Bộ trưởng Quốc phòng phải công khai xin lỗi). Họ đã bảo vệ chân lý trước quyền lực nhà nước. Chiến thắng đó đã khai sinh giới trí thức Pháp thế kỷ XX, và là tấm gương sáng cho trí thức toàn cầu.
    Vinh quang này chói lọi tới mức nó cũng không lu mờ ngay khi Sartres mắc sai lầm là đã bảo vệ một thể chế độc tài, trong đó có Pol Pot ở Campuchia và RAF (một trong số những nhóm cánh tả quá khích của thanh niên, sinh viên Tây Âu thời những năm cuối 60, rất manh động đến mức trở thành những kẻ khủng bố, thủ lĩnh của RAF là Baader) ở CHLB Đức.
    Dẫu sao khi gặp Baader trong nhà tù, Sartres cũng phải thốt lên: "Hắn là cái lỗ đ?, thằng cha Baader này !". Vào những năm cuối đời trên giường bệnh, ở buổi hoàng hôn, Sartres sám hối, một lần cuối ông ngồi lại với những mâu thuẫn nội tâm của chính mình.
    Cùng Raymond Aron, nhà phê bình chế độ cực quyền, người ông quen biết thời sinh viên nhưng suốt 30 năm thù địch, và triết gia trẻ hơn ông cả một thế hệ André Glucksmann, ông xin Tổng thống Pháp khi đó đang vốn bị khinh ghét là Valery Giscard d Estaing cấp quyền tỵ nạn cho các thuyền nhân để tránh cho họ "Ausschwitz trên biển" (trại tập trung khét tiếng man rợ của phát xít Đức tại Ba Lan). Cuối cùng đối với ông quan trọng là mạng người và những nỗi đau, chứ không phải những hứa hẹn nơi Thiên Đường trên Trái đất.
    Nhà trí thức cách mạng, "đồng thời là Spinoza và Stendhal", coi viết là một dạng của hành động, ông viết như điên, cho đến khi mù 6 tiếng/ ngày: 700 trang cho Tồn tại và hư vô, 2000 trang cho tiểu thuyết giấy mỏng cho NXB Pléiade, 1300 trang cho Phê phán trí năng biện chứng, 3000 trang cho khảo cứu Flaubert Thằng ngốc của gia đình.
    Chỉ mười năm từ 1943-1953 ông cho xuất bản 4 tiểu luận triết học, 3 tiểu thuyết, 1 tiểu luận văn học, đạo diễn 6 vở kịch, biên tập 2 kịch bản phim, viết 1 tập bài hát cho Juliette Greco (nữ danh ca Pháp nổi danh thời đó, N.H.T.) và thành lập tạp chí rất có ảnh hưởng "Les Temps Modemes, Thời hiện đại" mà ông cũng là cộng tác viên đầu tiên.
    Sử gia Michel Winock phải kết luận: "Trong khoảng thời gian này không trí thức Pháp nào có thể cạnh tranh vị trí hàng đầu với ông, chẳng có nhà văn, triết gia nào dám ganh đua với ông về năng lực sản xuất. Thật sự có một hiện tượng Sartres như thế kỷ trước có hiện tượng Hugo".
    Nhưng cũng còn có schizophrenie intellectuelle, điên khùng tri thức của Sartres. Là con người tự do nhất, văn hào hay nhất, chống chuyên quyền nhất, truyền bá tự do triệt để cho cá nhân, nhưng cũng lại là tên đao phủ tri thức, nên ông sớm chia tay với Albert Camus.
    Cuộc đời Sartres là một bi kịch. Có một Sartres thánh thiện, thuần khiết, biết đồng cảm (như Ghê tởm hay Những con đường của tự do), nhưng cũng còn có cả nhà biện hộ bạo lực (như Phê phán trí năng biện chứng). Cả hai luôn trộn lẫn, tồn tại lạ lùng cùng nhau hệt như trong tư duy của Sartres, đồng thời trải qua hai giai đoạn: Cái thiện vá Cái ác, ý chí vươn tới tự do và niềm đam mê đi áp bức. Mâu thuẫn này tạo nên bức tranh huyền thoại về văn hào vừa đáng yêu vừa đáng ghét. Là nhà tư tưởng, Sartres có sức hút của nam châm để quy tụ những mâu thuẫn của thời đại ông, cả tích cực lẫn tiêu cực.
    Sự sụp đổ khối xã hội chủ nghĩa Đông Âu và phong trào công nhân thế giới đã lấy đi mất cơ sở tồn tại cho hình mẫu nhà trí thức cách mạng. Tương lai của giới trí thức Pháp sau Sartres mù mịt. Régis Debray, 1967 đã tham gia đội du kích của Ché Guevaga tại Bôlivia rồi làm cố vấn cho Tổng thống Francois Mitterand, nhận xét: "IT, Intellectuel Terminal, ga cuối của tri thức".
    Khẩu hiệu "Trước tiên hãy bảo vệ tri thức" của nhà xã hội học nổi tiếng Pierre Bourdieu, lý thuyết gia tiên phong chống toàn cầu hóa mất cách đây 3 năm, chỉ là câu sáo. Giới trí trẻ Pháp ngày nay đã từ bỏ những xung đột xã hội, họ là trí thức công sở.
    Thật hết sức đáng tiếc, chẳng còn ai kế tục sự nghiệp của Sartres nữa, nhưng văn hào ngoại hình xấu xí này vẫn chinh phục được toàn thế giới vì ở ông chẳng thiếu tầm cỡ vĩ đại lẫn sức mê hoặc.

    Theo Văn Nghệ


    --------------------------------------------------------------------------------


  3. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Dịch giả nhỏ tuổi nhất Việt Nam





    13 tuổi, Trương Quế Chi có tên trong sách Guinness VN với kỷ lục là người dịch nhỏ tuổi nhất có sách in. 14 tuổi, Chi đoạt giải nhất cuộc thi viết thư UPU lần thứ 30. Cô học sinh lớp 12 Pháp 2, Trường THPT Hà Nội - Amsterdam này tự nhận mình là ?ogià trước tuổi?, điều có thể thấy qua thơ cô.
    Gặp Chi trong những ngày cô đang gấp gáp chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp cuối cấp, Chi bảo: ?oThi đỗ tốt nghiệp và vượt qua kỳ tuyển sinh đại học sắp tới là mục tiêu trước mắt của em nhưng chưa phải là cái đích lâu dài mà em nhắm tới??.
    Ngay từ lớp 1 Chi đã được theo học lộ trình song ngữ Pháp ?" Việt do Tổ chức các trường đại học thuộc cộng đồng Pháp ngữ thực hiện tại VN, dù cả nhà Chi không ai biết tiếng Pháp. Chi bắt đầu dịch truyện tiếng Pháp từ năm học lớp 5. Lên lớp 6, cô bé mày mò tìm những tin tức, phóng sự trên báo Pháp để dịch và đọc cho cả nhà nghe.
    Hồi đó, Chi rất thích tìm dịch những bài viết về bạn bè, trẻ em trên thế giới, đặc biệt là các bạn thiếu nhi ở Peru, Trung Quốc, Palestine. ?oEm từng ước ao có một người bạn ở một đất nước xa xôi hằng ngày trò chuyện, trao đổi thông tin với mình. Em thật sự muốn biết mình đang ở đâu so với bạn bè thế giới?- Chi tâm sự.
    12 tuổi, những bài dịch của Chi được NXB Kim Đồng in thành sách, truyện tranh Con cá voi có đôi mắt vàng, Cuộc phiêu lưu của mèo và nhím, Cô bé và đàn sói hoang? là cái nhìn trong trẻo, là sự đồng cảm của một cô học sinh lớp 6 với bạn bè đồng trang lứa ở những miền đất xa xôi.
    Chính vì thế mà cái tên Trương Quế Chi xuất hiện trong sách Guinness Việt Nam thế kỷ 20 với tư cách là ?odịch giả nhỏ tuổi nhất VN có sách in?. Bài dịch của Chi còn đăng đều đều trên báo Thiếu Niên Tiền Phong. Qua ý tưởng của Chi, tờ báo lập chuyên mục ?oSuy ngẫm? như một diễn đàn đăng tải những sáng kiến, phát minh của các bạn trẻ.
    Chi bảo có tên trong sách kỷ lục là một phần thưởng đáng quí nhưng đó chỉ là điều may mắn: ?oBạn bè trong lớp em cũng dịch rất nhiều, thậm chí còn dịch giỏi hơn em bội phần. Vì thế, em nghĩ mình hoàn toàn may mắn khi được coi là dịch giả nhỏ tuổi nhất?.
    Năm 2001, Chi đoạt giải nhất cuộc thi viết thư UPU lần thứ 30 với chủ đề ?oViết về tình bạn và sự khác biệt giữa chúng ta?. Lần đó Chi viết một bức thư gửi người bạn tưởng tượng có tên Serena ở đất nước Palestine xa xôi. ?oEm viết nhanh lắm, đặt bút là viết ngay, vừa viết vừa khóc. Viết xong em không gửi mà giữ lại bản thảo để hai tuần sau nghiền ngẫm lại. Đó là cách để em tự chiêm nghiệm và so sánh mức độ cảm xúc của mình?.
    Bức thư của Chi gây ấn tượng đặc biệt với ban giám khảo không chỉ vì nội dung mà còn vì hình thức độc đáo của nó. Đó là bức thư duy nhất có hình vẽ và hình cắt dán các biểu tượng của hòa bình, tình yêu, hạnh phúc. Chi trang trí bức thư bằng một hình cây nhiều nhánh. Bốn góc bức thư là bốn cánh chim hòa bình, bên dưới là bàn tay được cách điệu như hình ảnh một bông hoa.
    Chi thích đọc, đọc truyện, đọc sách đông tây kim cổ, xem các tác phẩm nghệ thuật điện ảnh. ?oCó lẽ em là một con bé già trước tuổi vì đọc sách?- Chi cười. Sinh năm 1987, Chi là một người trẻ thuộc thế hệ 8x (sinh trong thập kỷ 1980). Nói về 8x, cô bé có cặp kính cận dày khẽ nheo mắt:
    ?oBọn em sinh ra trong một thời đại với nhiều sự biến đổi. Đôi khi em cảm thấy thế hệ mình là một thế hệ cố với. Tại sao lại cố với? Anh thử hình dung nhé, nhiều người 8x bây giờ thích hip hop nhưng rất ít trong số họ hiểu hip hop là gì. Họ bắt chước hip hop từ cách ăn mặc, nhảy múa đến ca hát? Họ đang cố với để giống như 8x phương Tây...?.
    Không chỉ dịch truyện mà Chi còn làm thơ. Thơ Chi đăng trên báo từng chùm. ?oThơ chỉ là cách để em tự tìm đến tận cùng cảm xúc của mình. Trong thơ ca không phân biệt kẻ nghiệp dư hay người chuyên nghiệp?. Thơ Chi cũng thật lạ. Nhẹ nhàng nhưng lại trăn trở và đầy triết lý.

    Theo Tuổi trẻ


    --------------------------------------------------------------------------------


  4. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Chuyện tình Hoàng Phủ Ngọc Tường - Lâm Thị Mỹ Dạ: Bồng bềnh cho tới mai sau...
    Trong 49 nhà văn được đề nghị tặng Giải thưởng Nhà nước năm 2006 có cặp vợ chồng duy nhất cùng được giải: Hoàng Phủ Ngọc Tường và Lâm Thị Mỹ Dạ.
    33 năm chung sống, điều gì giúp họ vượt qua bao trở lực cuộc đời, trở thành những nhà văn nổi tiếng được bạn đọc yêu mến? Tình yêu! Vâng, tình yêu chắp cánh cho văn chương của họ?

    Vợ chồng nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường - Lâm Thị Mỹ Dạ

    Đầu năm 1973, đang làm Trưởng ty Văn hóa Quảng Trị, Hoàng Phủ Ngọc Tường đi nhờ xe đạo diễn Hoàng Tích Chỉ ra thăm miền Bắc. Đến Đồng Hới, hai anh em ghé thăm Hội Văn nghệ Quảng Bình ở nơi sơ tán Phú Vinh.
    Tại đây người trí thức Huế 36 tuổi nổi tiếng ?oxuống đường? ấy đã bị nữ nhà thơ trẻ xinh đẹp Lâm Thị Mỹ Dạ hớp hồn.
    Hoàng Phủ nhớ lại: ?oHồi ấy ở Hội Quảng Bình nhà văn Trần Công Tấn là ?oông mối? nhiệt tình nhất. Chúng mình thư từ qua về sáu tháng sau là cưới?.
    Lúc ấy, anh đọc thơ Mỹ Dạ chưa??. ?oỞ chiến khu mình có đọc vài bài thơ Dạ trên báo nhưng không để ý mấy. Ra đây nghe các anh giới thiệu, mới biết Dạ vừa giành được giải Nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ khi mới 23 tuổi.
    Nhưng thơ không quan trọng. Mình ?obị sốc? vì Dạ quá hiền dịu và rất dễ thương?. ?oLúc ấy Dạ đã đọc gì của anh Tường chưa??. ?oDạ biết anh Tường là nhân sĩ trí thức yêu nước?.
    Nghĩa là trước khi đến với nhau, họ đều là những người cầm bút đang bước những bước đầu tiên trên con đường văn chương thăm thẳm.
    Đám cưới Tường Dạ hoàn toàn do bạn bè văn nghệ người Huế ở Hà Nội chung tay lo liệu. Nữ nhà văn Ngọc Trai lo xoong nồi chén bát, chỉ huy nấu nướng món Huế.
    Chị Trai nhớ lại, lúc đó ?oTường thì lơ ngơ, còn Dạ lại như con nai vàng, thương lắm?. Nhà văn Trần Nguyên Vấn lo in thiệp cưới, rồi đạp xe đi mời từng người.
    Trần Công Tấn từ Đồng Hới chèo đò 20 cây số lên Lệ Thủy chở mẹ Dạ về Đồng Hới rồi đưa ra Hà Nội dự đám cưới con gái. Thời đó Hà Nội không có cửa hàng cho thuê áo dài cưới như bây giờ.
    Nghệ sĩ Thanh Vy, đoàn cải lương Trần Hữu Trang Nam Bộ dẫn Dạ về đoàn để mượn áo dài là trang phục diễn viên. Dạ ?" Tường chọn cả buổi mới được một bộ vừa ý.
    Ngày 27/10/1973, bạn bè văn chương Thủ đô đến chật khu nhà 51- Trần Hưng Đạo mừng tân hôn hai người. Gia đình Hoàng Phủ ở Huế không ai biết con trai cưới vợ.
    Thay mặt gia đình bên trai là bà Hoàng Thị Ai, người cô họ của Tường, lúc đó là Chủ tịch Hội phụ nữ Việt Nam. Những ngày đông Hà Nội đó, Hoàng Phủ làm thơ tặng Mỹ Dạ:
    ?oEm, chắc em sẽ không quên/ Gốc sấu già đổ bóng dài trên mặt cỏ/ Anh đứng chờ em ở đó? Mai giã từ Hà Nội/ Ta về miền nắng chói/ Nhưng có bóng im nào che đời ta mát hơn/ Một không gian xanh biếc giữa tâm hồn?. Đó là ngày mà số phận và văn chương hai người mãi đồng hành.
    Thời bao cấp, cán bộ đã khổ, vợ chồng nghệ sĩ như Tường ?" Dạ càng khổ hơn. Tường là người đàn ông ?oham chơi?. Lương bổng hai người chưa đến 120 đồng, không đủ nuôi hai đứa con, mẹ già chồng, thế mà hễ bạn bè đến nhà là Tường gọi: ?oDạ ơi, cho anh mấy chai bia?.
    Nhưng không chơi, không đàm đạo văn chương thì không thể viết được. Dạ hiểu điều đó. Tường đi lang thang suốt Cà Mau, Quảng Nam, Quảng Trị, Sài Gòn? Dạ đều âm thầm chuẩn bị lộ phí cho chồng.
    Những tháng ngày ấy, bạn bè đến nhà không hề biết hai vợ chồng đã có lúc ?ohục hặc? vì thiếu tiền. Gia đình anh Tường mấy đời ở Huế, Dạ thì gốc gác nhà quê Quảng Bình, nên không ít lần mẹ chồng nàng dâu không hiểu nhau?
    Nhưng nhờ bản tính dịu dàng, dần dần Dạ đã được mọi người nhà chồng yêu mến. Năm 1979, chiến tranh biên giới ác liệt. Tường sốt ruột nói với vợ: ?oAnh phải lên biên giới thôi, đất nước nguy nan?! Em còn tiền không??.
    Thời đó, gia đình nào cũng sống bằng đồng lương, tem phiếu, làm gì có tiền dự trữ. Mỹ Dạ lẳng lặng đi bán mấy tấm vải, ứng tháng lương để có tiền cho chồng đi biên giới.
    Chuyến đi ấy, Hoàng Phủ đã viết được bút ký nổi tiếng ?oRừng Hồi?. Chuyến đi nào về Tường viết được cái gì hay, Dạ đều rất phấn chấn. Rất nhiều ánh lửa (1979), Ai đã đặt tên cho dòng sông (1984) là hai tập bút ký xuất sắc khẳng định vị trí của Hoàng Phủ trên văn đàn.
    Bậc thầy về ký Nguyễn Tuân phải thốt lên: ?oKý Hoàng Phủ Ngọc Tường rất nhiều ánh lửa?. Đi học Trường viết văn Nguyễn Du 3 năm, Mỹ Dạ mang theo cô gái út Bê Lim mới chưa đầy tuổi đi theo. Hai mẹ con ăn một suất cơm.
    Hàng ngày lên lớp, con bé theo mẹ như một chú mèo con. Có lần vào cửa hàng, con bé thấy sữa, nằng nặc đòi mẹ mua. ?oCon thèm sữa như cái lò xo hắn đã bật đến mức cuối cùng rồi!?. Chị thương con trào nước mắt.
    Thời gian đi thực tập, Dạ đưa con về cho Ông Tường (chữ Dạ hay dùng) chăm. Đàn ông Huế xưa nay không ai lo việc bếp núc gia đình bao giờ. Thế mà Hoàng Phủ nuôi hai con nhỏ cả năm trời.
    Khi nấu ăn cho con Tường phải mở sách dạy món Huế. Mải đọc sách để tra cách nấu, ngoảnh lại thì đĩa xào đã bốc khói. Cơm Tường nấu bao giờ cũng bị khê cháy vàng.
    Hai đứa nhỏ ăn quen đến độ, năm sau khi mẹ về nấu cơm chín trắng, chúng bảo: ?oBa nấu cơm màu vàng, thơm hơn!?. Bận bịu chồng con như thế nhưng Lâm Thị Mỹ Dạ đêm đêm vẫn trăn trở với thơ.
    Các tập thơ Trái tim nỗi nhớ (1974); Bài thơ không năm tháng (1983) và Đề tặng một giấc mơ (1998) của chị là những tập thơ hay được độc giả cả nước đón nhận.
    Hai tập thơ Bài không năm tháng và Đề tặng một giấc mơ được giải thưởng Hội Nhà văn. Thơ Dạ đã được dịch và xuất bản ở nhiều nước Nga, Mỹ, Ba Lan?
    Tập thơ Cốm non được dịch và xuất bản ở Mỹ năm 2005 gây được tiếng vang lớn. Thơ Lâm Thị Mỹ Dạ sinh ra từ trái tim đa cảm, từ tấm lòng luôn rộng mở trước cuộc đời, từ tâm hồn trong trẻo như lá non với chất trực cảm mạnh mẽ.
    Thơ Dạ ngày càng chín hơn về tư duy và cảm xúc. Mỹ Dạ có nhiều tứ thơ hay, lạ: Nhìn lá/ cứ ngỡ là lá ngọt?/ Nếu vẽ được chiếc hôn dưới mặt trời/ Tôi sẽ vẽ chiếc hôn như lá?
    Năm 1979, sau khi tiễn chồng lên biên giới, chị làm bài thơ gửi người lính trong cuộc chiến đấu mới: Khi người còn chiến đấu/Còn đợi chờ, chia ly/Khắp ngả đường khói súng/Thơ anh còn ra đi...? Cả hai vợ chồng đã thực sự dấn thân trong cuộc chiến đấu mới của Tổ quốc!
    Ngày 14/6/1998, Hoàng Phủ Ngọc Tường trong chuyến đi dạy ?ocua? ở Đà Nẵng, bị tai biến mạch máu não hôn mê hai tháng trời. Nghe tin chồng bị nạn, Mỹ Dạ đã hủy chuyến đi Mỹ, tức tốc bay về Đà Nẵng?
    Đã 8 năm nay, Mỹ Dạ luôn luôn ở bên chồng, vừa là Người vợ tần tảo, vừa là Người mẹ bao dung, săn sóc, đút mớm cơm cháo, thuốc men, xoa bóp, tắm rửa, vệ sinh cho chồng.
    Hoàng Phủ Ngọc Tường có lần ngọng ngịu ứa nước mắt: ?oMỹ Dạ không chỉ là vợ mà là ân nhân của mình!?. Tường bị liệt nửa người, nằm một chỗ, muốn ngồi dậy Mỹ Dạ phải đỡ lên xuống xe lăn.
    Mỹ Dạ đi đâu xa một vài ngày là Ông Tường không ổn! Tuổi cao, Mỹ Dạ bị nhiều thứ bệnh hành hạ. Bệnh khớp tay làm Dạ không đi xe máy được. Có lần đưa Ông Tường vào nhà vệ sinh, Dạ bị ngã vì tay đau không đỡ nổi chồng.
    Trăm nghìn thứ việc chưa từng có ập xuống đời người phụ nữ làm thơ xinh đẹp ấy. Thế mà chị vẫn hàng ngày dịu dàng bên chồng. Chồng ngủ rồi chị lại thức làm thơ!
    Có lần quá mệt mỏi, Dạ đã làm bài thơ ?oLá cờ trắng?, như một tuyên ngôn ?ođầu hàng thơ?! Nhưng rồi thơ vẫn đến với chị? Khát khao cháy bỏng của Lâm Thị Mỹ Dạ là làm sao chữa cho Ông Tường đi lại được!
    Bởi thế mà nghe ai nói có thuốc gì hay, thầy nào giỏi, dù xa xôi, tốn kém đến mấy Mỹ Dạ cũng tìm bằng được. Dạ đã năm lần đưa Ông Tường đi chữa bệnh ở xa.
    Khi thì đi Hà Nội, Đà Nẵng, khi Sài Gòn, Hà Tây, rồi lên Khe Sanh chữa ba tháng trời. Nghe tin ở Long An có Vườn chữa bệnh, Dạ cũng lặn lội vào tận nơi xem xét rồi đưa ông Tường vào.
    Mỗi lần đưa được Ông Tường đi chữa bệnh như thế quả là một kỳ công. Phải có mấy người ?ocõng? Ông Tường từ trên lầu khu chung cư Nguyễn Trường Tộ xuống phố. Đặt ông vào xe taxi. Tàu tới ga Huế chỉ dừng năm phút, phải có 2 người thật nhanh, thật khỏe mới kịp cõng Ông Tường lên tàu.
    Đó là chưa kể hàng chục bao gói túi xách áo quần, chăn màn, sách vở, xoong nồi, bát đũa, bếp ga, nồi cơm điện, phích nước v.v? kèm theo, y như một chuyến chuyển nhà! Chồng nằm một chỗ, vừa chăm sóc chồng,
    Dạ vừa vay tiền thuê thợ xây ngôi nhà mới 3 tầng, để ?ocó chỗ? cho Ông Tường ở tầng trệt, có thể đẩy xe lăn vô ra dễ dàng. Chao ôi, một phụ nữ, lại là thi sĩ, làm sao lại làm một lúc nhiều việc lớn và khó đến vậy?!!
    Nhưng Ông Tường vẫn chưa tự mình đứng ngồi, đi lại được. Ông Tường nghĩ ra cái gì thì nằm đọc cho Mỹ Dạ chép. Thế mà từ khi ngã bệnh đến nay Tường đã xuất bản bốn tập bút ký, nhàn đàm.
    Năm 2002, NXB Trẻ và Công ty Phương Nam đã xuất bản ?oHoàng Phủ Ngọc Tường tuyển tập? gồm 4 tập, với gần 2.000 trang in, chọn lọc toàn bộ tác phẩm xuất sắc nhất của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
    Năm nay, Dạ đang chuẩn bị bản thảo tập bút ký mới cho chồng và tập thơ mới của mình. Có lẽ vì bệnh quá nặng, tuổi lại cao, nên Ông Tường khó đứng lên đi lại bình thường được!
    Hiện nay, hai con gái làm việc ở Sài Gòn, Mỹ Dạ vẫn hàng ngày chăm sóc chồng như chăm một đứa trẻ? Vâng, duyên là phận. Hai trái tim thơ biết đùm bọc nhau vượt qua tai ương cuộc đời, âu đó cũng là sức mạnh của tình yêu?
    Hoàng Phủ Ngọc Tường trong một lần về thăm quê vợ đã có bài thơ rất hay về tình yêu giữa hai người: Những hành tinh ngẫm rồi thấy lạ/ Bồng bềnh mà vẫn theo nhau/ Anh với em ừ thì cũng lạ/ Bồng bềnh cho tới mai sau...
    Theo TPO


  5. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Một chiều của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm
    Đó là một ngày Hội nghị APEC đang diễn ra rầm rộ, ông cùng vợ lặng lẽ vào Hà Đông thăm mấy anh em văn nghệ sỹ trú ngụ tại thị xã này...
    Tôi không biết những chuyến đi trước kia của ông đến địa phương với một đoàn tháp tùng và một đoàn lãnh đạo địa phương nghinh đón và chuyến đi chiều ấy với một người bạn đời không một chút ồn ào nghi lễ thì chuyến đi nào thú vị hơn. Hỏi vậy chứ tôi biết ông nghĩ như thế nào.

    Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm

    Thực ra thì cái nào cũng có sự thú vị của nó. Chúng ta là người trần cả mà. Nhưng cái thú vị bây giờ là cái thú của gió thổi, của mây bay. Cái thú của sự thanh thản và tự do. Cái thú mà chỉ người thấu hiểu lẽ đời mới cảm được. Mà khi cảm được cái thú này rồi thì mọi cái thú khác trở nên gượng gạo và trần tục.
    Một số người trong cái ngõ nhỏ của tôi nhận ra ông. Có người nhận ra ông là nguyên Ủy viên Bộ chính trị Nguyễn Khoa Điềm, có người nhận ra ông là nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm và có người thấy ông quen quen hình như có lên ti vi. Tôi biết được điều này bởi hôm sau mấy người hàng xóm hỏi tôi về ông.
    Những người biết được ông là nguyên Ủy viên Bộ chính trị thì rất ?onể? tôi quen được cả lãnh đạo cao cấp đến như thế. Tôi cười bảo: ?oCao cấp nhưng không lãnh đạo nữa?.
    Những người yêu thơ biết được ông thì tỏ ra xúc động và phấn khích. Nhưng điều giản đơn nhất và ấn tượng nhất vẫn là một nhà thơ đã rời những ngôi nhà đầy uy quyền ở thủ đô để đến thăm một nhà thơ trú ngụ trong một ngôi nhà nhỏ ở một thị xã nhỏ nhất trong các thị xã phía Bắc trong một chiều cuối thu nắng đẹp như mộng ở thế gian quá nhiều trần tục này.
    Đã quá lâu rồi tôi mới tiếp xúc với ông. Lần gần nhất là khi ông nhận chức Bộ trưởng Bộ VHTT. Nhà văn Nguyễn Quang Lập, nhà thơ Nguyễn Thành Phong và tôi đến thăm ông. Lúc đó ba chúng tôi đang làm tờ Văn Nghệ Trẻ và ông là Tổng thư ký Hội nhà văn Việt Nam.
    "...tận đáy sâu của tâm hồn ông, thi ca và cái đẹp vẫn trú ngụ. Không hiểu sao tôi nghĩ Nguyễn Khoa Điềm là một người may mắn. Bởi khi ông rời chính trường thì có thi ca và bạn văn đón ông... Thơ ông đã in ra và chúng ta đã đọc. Nghĩ không cần phải nói thêm gì nữa. Bởi như tôi nói với ông rằng lý lịch tối thượng của nhà thơ chính là những văn bản thơ..."

    Tôi nhớ trong buổi lễ kỷ niệm một năm ra đời của Văn Nghệ Trẻ, Tổng thư ký Nguyễn Khoa Điềm đã phát biểu : ?o Văn Nghệ Trẻ ra đời và trở thành niềm tự hào của Hội nhà văn. Văn Nghệ Trẻ xin ra bốn kỳ một tháng nhưng chúng tôi chưa đồng ý vì để tờ Văn Nghệ ?ogià? còn cơ hội phát triển. Nhưng lịch sử không thể chờ nhau lâu được ?.
    Nhà văn Nguyễn Quang Lập đã đứng vụt dậy reo lên vì câu nói ấy. Nhiều năm sau này, mỗi khi nhắc tới những ngày đầu tiên của Văn Nghệ Trẻ, Nguyễn Quang Lập vẫn nhắc lại câu nói đó và rất xúc động.
    Nhưng sự chờ nhau của lịch sử nhiều khi kéo dài đến 100 năm. Và mấy tháng sau lễ kỷ niệm một năm Văn Nghệ Trẻ, tôi thôi Trưởng ban Văn Nghệ Trẻ.
    Tất nhiên Trưởng ban của tôi ngày ấy ở báo Văn Nghệ cũng được chỉ định bằng miệng cho vui chứ có quyết định, có tiêu chuẩn gì đâu. Mà ngày ấy tôi đã hai lần làm Trưởng ban kiểu ?ocho vui? như thế (ban Văn học nước ngoài và ban Văn nghệ trẻ) .
    Thậm chí, hai lần làm trưởng ban mà tôi cũng chỉ được ăn lương thực tập biên tập. Ăn lương thực tập biên tập sáu năm liền mà tôi đâu có biết. Chỉ khi nhà thơ Trương Vĩnh Tuấn nói thì tôi mới hay. Cũng chỉ biết thở dài một tiếng chứ biết nói gì.
    Rồi nhà thơ Trương Vĩnh Tuấn tìm cách điều chỉnh lương cho tôi. Và từ ngày ấy đến bây giờ tôi mới gặp lại ông. Sau khi ông không làm ở Bộ Chính trị nữa, tôi gọi điện mời ông gửi thơ cho báo Văn Nghệ.
    Ông đã gửi cho tôi ba bài thơ. Đấy là chùm thơ đầu tiên của ông xuất hiện sau khi ông rời chính trường về Huế. Tôi đã viết mấy dòng sapo cho chùm thơ ấy theo lời đề nghị của TBT Nguyễn Trí Huân. Có mấy dòng sapo giản đơn nhưng nhà văn Nguyễn Trí Huân vẫn phải suy nghĩ rất kín kẽ rồi cắt bớt đôi câu.
    Thế mà khi in ra vẫn có một, hai ông nhà văn viết thư phản đối mấy dòng sapo đó. Tôi thật sự kinh hãi vì chuyện này. Kinh hãi không phải vì sợ mà kinh hãi bởi cho đến bây giờ mà vẫn còn kiểu suy nghĩ như thế.
    Nghe chuyện ấy, lòng tôi buồn vu vơ mãi. Thơ ông đã in ra và chúng ta đã đọc. Nghĩ không cần phải nói thêm gì nữa. Bởi như tôi nói với ông rằng lý lịch tối thượng của nhà thơ chính là những văn bản thơ.
    Cũng như bao khách văn chương khác, ông cùng chúng tôi uống trà, xem tranh và bàn luận chuyện văn chương. Mươi ngày trước đó, mấy anh em nghệ sỹ trú ngụ tại Hà Đông như đạo diễn sân khấu, nhà thơ Lương Tử Đức, nhà thơ Dương Kiều Minh, nghệ sỹ rối nước Chu Lượng và tôi mời ông thử ?olang thang? về phía Hà Đông một buổi xem sao.
    Bây giờ, ông cũng hay ?olang thang? như thế. Có những ngày ông đạp xe sang tận bên kia sông Hồng. Vừa đạp xe thanh thản vừa suy ngẫm về những gì ông nhìn thấy và nghe thấy. Cảnh vật và con người những ngày này có lạ lẫm với ông không? Bởi trong thời gian làm Bộ trưởng Bộ VHTT và sau đó làm Bộ Chính trị ông không thể có thời gian và điều kiện đạp xe như thế. Dù lúc đó, lòng ông có muốn nhưng chức vị ông đang đảm nhiệm đã cản trở ông.
    Tôi muốn hỏi ông rằng tự đáy lòng ông thì làm quan hạnh phúc hay làm thi sỹ như bây giờ hạnh phúc. Nhưng tôi đã không hỏi. Đấy cũng là câu trả lời khó cho tất cả những người làm quan không chỉ thời này mà ở mọi thời. Bởi có bao nhà thơ, nhà văn khát khao làm quan.
    Nhưng đó cũng là khát khao chân chính nếu muốn làm quan để làm cho đời một cái gì đó có ích. Còn làm văn chương để mượn danh làm lợi cho cá nhân mình và làm cho người đọc nhầm hiểu cái đẹp thì còn có tội hơn làm một quan tham.
    Nhà thơ đoạt giải Nobel quốc tịch Mỹ gốc Nga - J. Brodsky - có nói về hai nhà thơ Nga rằng: Một người lừa đảo về nội dung, còn người kia lừa đảo về mỹ học. Cái người lừa đảo về nội dung làm cho bạn đọc lạc đường chỉ một thế hệ. Nhưng người lừa đảo mỹ học có thể làm cho bạn đọc lạc đường mười thế hệ.
    Những điều tôi nói đây có thể là sáo mòn, có thể là ai cũng biết cả rồi. Nhưng biết vậy chứ làm được hỏi thiên hạ có mấy người. Có người làm quan rồi không gỡ được cái bả làm quan. Về hưu rồi mà chỉ ngong ngóng ở cửa xem có ai mời đi họp đi hành không.
    Nghĩ thế mà thấy lòng vừa thương vừa buồn. Tôi đã chứng kiến một người làm quan vừa vừa thôi. Sau này bị bệnh tâm thần, người ấy suốt ngày cầm một cái que ký xuống đất. Mỗi lần ký xong lại nói một câu đầy mãn nguyện: ?oDuyệt?.
    Tôi đã đứng nhìn người bệnh tâm thần kia và thấy cái danh quyền nó ghê gớm đến nhường nào. Nhiều lúc nó làm con người lú lẫn cho đến chết vẫn không tìm được lối thoát.
    Tôi nghĩ Nguyễn Khoa Điềm đã rành mạch được chuyện vô cùng khó khăn ấy. Tôi biết có không ít người sẽ không đồng ý với tôi. Nhưng ông đã rời chính trường và về quê. Về đúng ngôi nhà của cha mẹ mình. Về với cái sân ấy, mảnh vườn ấy và về với những câu thơ ấy. Về để làm một sinh linh giản dị trong cây lá bình dị mà vĩnh cửu. Về với cái giá trị tinh thần vĩnh hằng của mọi kiếp người. Bởi trong tận đáy sâu của tâm hồn ông, thi ca và cái đẹp vẫn trú ngụ.
    Không hiểu sao tôi nghĩ Nguyễn Khoa Điềm là một người may mắn. Bởi khi ông rời chính trường thì có thi ca và bạn văn đón ông. Trong sapo viết để giới thiệu chùm thơ của ông, tôi nói đại ý bây giờ ông được viết những văn bản đích thực của tâm hồn mình.
    Có thể khi ông làm quan có những điều tôi cũng bất đồng quan điểm với ông. Còn bây giờ ông đã cảm nhận được cát bụi, nắng gió cũng như mùi hương tinh khiết bất diệt của những ngọn cỏ bên bờ Hương Giang. Chính cái cảm nhận đó có thể chỉ mình ông biết. Nhưng chỉ mình mình biết đã đủ làm cho mình thanh thản đến khi rời bỏ thế gian rồi.
    Cái hạnh phúc thực sự bền vững là hạnh phúc chỉ mình mình biết trong cõi vô tận của lòng mình. Hạnh phúc mà cứ phải để cho cả thiên hạ biết, thiên hạ bàn luận và cả thiên hạ đồng ý đâu phải là hạnh phúc. Bởi trong cái gọi là hạnh phúc ấy vẫn chứa đựng dục vọng.
    Buổi tối đó, ông ăn tối cùng chúng tôi tại nhà riêng của nghệ sỹ Chu Lượng. Một bữa tối giản dị, quây quần và đầm ấm. Chúng tôi vẫn nói về thi ca, về hội họa và âm nhạc.
    Tôi mời ông gửi thơ Tết cho báo Văn Nghệ. Ông lấy ngay trong túi một bài thơ đưa cho tôi. Nhà thơ Dương Kiều Minh đã đọc bài thơ ấy cho mọi người cùng nghe.
    Bài thơ nói về một người đi qua cầu Long Biên. Cầu Long Biên như cánh tay mở ra tiễn một người rời thành phố trong tĩnh lặng. Chỉ có tiếng chuông chùa Bồ Đề lan tỏa xóa nhòa ranh giới hai bờ con sông. Có thể người đi qua cầu Long Biên đó là ông. Có thể là tôi, là bạn . Nhưng là ai đâu phải chuyện quan trọng. Quan trọng nhất là đã có một người qua cầu với một tinh thần ấy.
    Khi tôi hỏi ông có ý in một tập thơ mới không. Ông nói ông phải chuẩn bị kỹ lưỡng thì mới in. Ông vốn là một người rất kỹ lưỡng. Kỹ lưỡng trong cả một nụ cười.
    Sau này, tôi hỏi nhà thơ Dương Kiều Minh ấn tượng nhất của anh trong buổi gặp gỡ nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm là gì, anh nói: Đó là nụ cười Nguyễn Khoa Điềm. Vì từ trước đến bây giờ Dương Kiều Minh mới thấy Nguyễn Khoa Điềm cười.
    Còn đạo diễn, nhà thơ Lương Tử Đức thì ấn tượng nhất là khi nhìn thấy những con rối cười ngặt nghẽo trong nhà Chu Lượng thì nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm nói mấy ông kia vui quá hỉ.
    Còn nghệ sỹ Chu Lượng lại xúc động bởi trước khi rời Hà Đông, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm nhắc vợ đừng quên chai rượu ông mang vào cho tôi. Chúng tôi đón ông là đón một nhà thơ như đã từng đón các nhà thơ ở nhiều miền của đất nước và từ nhiều nước trên thế giới ở cái thị xã nhỏ bé nhất trong các thị xã phía Bắc này.
    Một đêm cuối năm gió lạnh tôi viết tản mạn đôi điều về ông, một trong những nhà thơ xuất sắc nhất trong thi ca Việt của những năm chiến tranh. Đấy là sự thật. Bởi nếu bây giờ ông vẫn đang còn tại vị thì dù có thân thiết đến đâu, quý trọng đến đâu tôi cũng không viết. Bởi dù có viết chân thành thế nào thì thiên hạ cũng dễ có người hiểu lầm ?o nó nịnh cấp trên đấy?.
    Ôi, đã là nhà thơ thì làm gì có cấp trên, chỉ có cái nhân gian lúc cười lúc khóc này thôi. Ôi, ở cái xứ mình, đôi khi một sự chân thành và công bằng nhiều lúc cũng bị ngờ vực. Nhưng dù thế nào thì cũng đâu quan trọng. Bởi chỉ có mình mới biết lòng mình thế nào. Nghĩ như thế cũng là đủ. Chẳng cần phải nói thêm gì nữa.
    Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều (TPO)


  6. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Đoàn Minh Tuấn "Với bác Nguyễn Tuân"
    Nếu còn sống, năm nay nhà văn Nguyễn Tuân thọ đúng 96 tuổi (1910-2006), kỷ niệm sự kiện này, nhà văn Đoàn Minh Tuấn đã cho ra mắt bạn đọc tập ?oVới bác Nguyễn Tuân?.
    Sinh thời, nhà văn ?oVang bóng một thời? Nguyễn Tuân có nhiều mối tâm giao được nhiều người quý trọng không những về tài năng mà còn về nhân cách lớn. Nhà văn Đoàn Minh Tuấn là người có cái may mắn được gần gũi bên cạnh nhà văn Nguyễn Tuân dù chỉ là "điếu đóm", làm "tiểu đồng" (chữ dùng của **T). Chính nhờ có những kỷ niệm ấy, ông đã viết nhiều bài và in thành tập ?oVới bác Nguyễn Tuân? đầy ắp tư liệu văn học sử, nhất là những giai thoại. Theo ông: ?oCụ Nguyễn Tuân là người rất dễ thương nhưng cũng rất khó tính. Cụ không chịu những sự gì mất tự do của cụ đâu. Tôi theo cụ cũng chơi thôi. Sự chơi này với nghĩa theo thầy học đạo, học để rút ra những tinh hoa của cụ về cách viết. Như nhà văn Marian Tkchốp nói rằng: ?oNguyễn Tuân là một cây tùy bút số hai của thế giới sau Êrenbua?. Trong căn phòng làm việc của Marian ở Matxcơva chỉ treo ảnh hai người là nhà văn Êrenbua và Nguyễn Tuân, hai cây văn xuôi tài hoa với những trang tùy bút chính luận nổi tiếng. Và những nhà văn nước ngoài đánh giá Nguyễn Tuân cao lắm, không riêng nước mình đâu! Nhưng cụ có lúc lận đận, khó khăn lắm cái thời đất nước đang trong thời kỳ ấu trĩ ngay nhà văn Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Đình Thi, Tô Hoài cũng có cái khó khăn. Cũng thông cảm thôi, còn mình có nghĩa lý gì?.


    Nhà văn Tô Hoài viết: ?oBởi vì cùng với tác dụng giáo dục và thẩm mỹ, giai thoại văn học có giá trị tra cứu đối chiếu, tìm hiểu? Nếu không phân biệt được sáng tác với giai thoại thì nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của ký và sự của giai thoại bị lạc hết ý nghĩa. Những giai thoại của nhà văn Đoàn Minh Tuấn cho thấy được cách viết giai thoại chân thực, tình cảm đẹp của nhà văn với người bạn vong niên tiền bối của mình?.
    Trong đời văn cũng như đời thường, người đọc biết đến một Nguyễn Tuân với phong cách cầu kỳ và ăn uống cực kỳ? khó. Hãy cùng nhà văn Đoàn Minh Tuấn tìm hiểu phong cách ẩm thực của nhà văn họ Nguyễn lúc sinh thời qua bài ?oNguyễn Tuân với Huế?:
    ?oLần nào từ TP HCM ra Hà Nội, tôi và các anh Tô Hoài, Kim Lân cũng đến quán Huế. Chúng tôi thích ngồi ở góc phòng mà bác Nguyễn Tuân ngồi uống rượu lần cuối cùng.
    Hồi ấy chưa mở quán (1987), tháng 7 trời hè, chỉ tuần sau là bác Tuân qua đời. Chị Ngọc Trai và các bạn văn nghệ Huế: Bửu Chỉ, Trần Nguyên Vấn mời bác Nguyễn Tuân đến uống ly rượu và đàm đạo chuyện văn, chuyện đời, chuyện Huế đánh Mỹ, chuyện lá cờ Mặt trận dân tộc giải phóng 96m vuông thượng lên kỳ đài cao 60m từ trong đêm nổi lửa tổng tấn công. Hôm ấy bác Tuân vui đến tận khuya, hết một chai ******** mới lững thững đi bộ về nhà.
    (?) Bác Nguyễn Tuân sinh thời rất coi trọng văn hoá ẩm thực, nên bác hay đến nhà chị Ngọc Trai để thưởng thức tay nghề gia chánh của chị. Bởi vậy nhà văn Ngọc Trai đã sưu tầm, chọn tuyển và viết một cuốn sách về Nguyễn Tuân. Và mới đây, cách chưa đến tuần lễ, tôi có đến thăm con đường mà thành phố Huế đã đặt tên Nguyễn Tuân ở phường Xuân Phú và con đường Nguyễn Tuân ở Hà Nội.
    Trong đời văn cũng như đời thường, người đọc biết đến một Nguyễn Tuân với phong cách cầu kỳ và ăn uống cực kỳ? khó. Hãy cùng nhà văn Đoàn Minh Tuấn tìm hiểu phong cách ẩm thực của nhà văn họ Nguyễn lúc sinh thời...

    Bác Nguyễn Tuân là người rất yêu Huế và có những trang tùy bút về Huế rất hay. Sau giải phóng có lần tôi đưa bác đến thăm Huế (1976), nhà văn Nguyễn Quang Hà cùng bác đứng bên bờ sông Hương, ngay dưới chân cầu Tràng Tiền và bác Nguyễn đã xúc động nói vọng xuống mặt sông: "Sông Hương ơi! Nguyễn Tuân đã về đây!". Câu chuyện này tôi được Nguyễn Quang Hà mấy lần nhắc lại với lòng tự hào, vì đã đưa nhà văn lớn Nguyễn Tuân đến sông Hương và nhắm rượu với nem chua ở chợ Đông Ba. Và mỗi lần vào Huế sau này, bác Nguyễn Tuân đều dùng cơm hến, cơm muối ở dưới thuyền lềnh bềnh trên sông.


    Quán của nhà văn Ngọc Trai cũng như các quán mà văn nghệ sĩ mở, tuy chưa phải là tuyệt vời nhưng được cái sạch sẽ, gọn gàng có văn hóa nên bạn bè, khách khứa tìm một góc tâm tình. Nghe đâu trước nhà số 6 Lý Thường Kiệt cũng có quán Huế, nhưng sau đổi thành cơm Huế. Xứ Huế thơ đẹp, văn vật có những món ăn lạ, nhất là nước chấm hàng chục loại mà bác Nguyễn Tuân đã ngợi ca trong bài bút ký Nhớ Huế khi đất nước còn chia cắt?.
    Trong tập ?oVới bác Nguyễn Tuân?, có lẽ người đọc sẽ đặc biệt chú ý một bài viết cách đây đã 20 năm (8.1985), đó là bài ?oNgười bạn lớn của tuổi trẻ? nhằm minh oan cho cụ Nguyễn: ?o?Có nhiều người viết về Nguyễn, ca ngợi Nguyễn, nhưng có người vì ?otam sao thất bổn? lại nói bác có dặn lại là sau này chết, chôn theo một nhà phê bình. Điều này thật quá đáng. Bác thường nói vui: "Khi mình trăm tuổi, nhớ đốt cho mình con hình nhân - tức con nộm bằng giấy - một nhà phê bình để xuống âm ti trò chuyện, tranh luận cho vui". Chứ chưa bao giờ nói chôn sống một nhà phê bình bao giờ?.
    Tập sách có hai phần: Phần I gồm 20 bài viết của nhà văn Đoàn Minh Tuấn về cụ Nguyễn; Phần II (Phụ lục) có 8 bài của những nhà văn, nhà lý luận phê bình về những tiểu luận xung quanh trang viết của Đoàn Minh Tuấn về Nguyễn Tuân. Cuốn sách thú vị và bổ ích cho những ai vốn yêu mến nhà văn Nguyễn Tuân. Và chỉ riêng ?oVới bác Nguyễn Tuân? (NXB Văn Học, 2005), Đoàn Minh Tuấn đã xứng danh là một trong những nhà ?oNguyễn Tuân học?.

  7. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Phạm Văn Ký - một số phận văn chương ?omất nơi ở?
    Rất ít điều về ông được biết đến ở nơi ông đã sinh ra và lớn lên. Với một tài năng văn học có những thành tựu đáng kể như ông (bốn tiểu thuyết được nhà Gallimard xuất bản, cùng với giải thưởng lớn của Viện Hàn lâm Pháp là mơ ước không chỉ của một nhà văn nhập cư bình thường mà còn là khát khao của nhiều nhà văn Pháp), ông đáng được biết đến, nhớ đến nhiều hơn thế.
    Theo ký ức của nhà văn Phạm Hổ - người em trai thứ hai của ông, trong một gia đình đông đến 13 anh em - ông Ký là một người lặng lẽ và khép kín. Ông viết khá nhiều. Những tác phẩm của ông mà gia đình được biết và còn giữ được bằng tiếng Việt có: Kiếm hoa (tiểu thuyết), Con đường thiên lý số 1 (tiểu thuyết - chưa xuất bản), Đường về nước (tập thơ); bằng tiếng Pháp: Một tiếng trên đường (tập thơ), Thành Ốc (kịch), Huế vĩnh cửu (tập thơ), Vợ chàng Trương (truyện), Người sẽ ngự trị (tiểu thuyết), Những đôi mắt giận dữ (tiểu thuyết - tiếng Pháp), Anh em ruột thịt (tiểu thuyết), Người làm nên các vì sao (tiểu thuyết), Mất nơi ở (tiểu thuyết), Hồi ức một hoạn quan (tiểu thuyết), Thơ trên lụa (tập thơ), Sự thách thức của VN (bút ký - chưa xuất bản).

    Phạm Văn Ký - một số phận văn chương ?omất nơi ở?

    Trước khi ra đi khỏi VN vào năm 1939, Phạm Văn Ký từng là chủ bút của một số tờ báo ở Bình Định, Huế, Sài Gòn như Impartial (Vô Tư), Gazette de Hue; ông cũng là người đầu tiên viết lời giới thiệu cho tập Gái quê của Hàn Mặc Tử, bản in năm 1936.
    Trước đó, Hàn Mặc Tử vẫn làm thơ theo lối thơ Đường, đến Gái quê, ông chuyển hẳn sang một con đường thơ khác và theo nhà thơ Tế Hanh, ?ochính sự cổ vũ nhiệt tình của Phạm Văn Ký trong lời tựa đầu tiên ấy đã góp phần khẳng định việc Hàn Mặc Tử gia nhập trường phái thơ mới là đúng lúc?.
    Con đường mưu sinh và sáng tạo của một nhà văn nhập cư trong một thế giới có thể coi là cởi mở và cũng cực kỳ xa lạ như con đường của Phạm Văn Ký trong nền văn học Pháp là một câu chuyện rất dài và có nhiều uẩn khúc. Nhà văn Phạm Sông Hồng - con gái của nhà văn Phạm Hổ - rất thận trọng và nhẹ nhàng nói:
    ?oBác tôi có quá nhiều nỗi buồn, và càng buồn hơn vì ông không nói ra được. Năm 1970, khi cùng phái đoàn Việt kiều yêu nước về thăm quê lần đầu tiên sau 31 năm xa cách, ông đã rất muốn ở lại, nhưng Thủ tướng Phạm Văn Đồng, một người bạn thân của ông (thú thật là tôi cũng không biết hai ông thân nhau từ bao giờ, nhưng tôi biết chắc họ cực kỳ yêu mến nhau, vẫn giữ liên lạc thường xuyên với nhau và gia đình tôi được bác Thủ tướng quí mến cũng là nhờ tình thân từ ông bác ruột), đã nói với ông: ?oAnh ở nước ngoài thì có lợi hơn cho VN?.
    Có lẽ, bác tôi hiểu rằng Thủ tướng Phạm Văn Đồng muốn có một ?ođại sứ văn hóa? của VN như bác tôi ở nước ngoài. Ông đã quay về Pháp và sống đến cuối đời ở đó, không còn dịp nào về VN nữa?.
    Nhà văn Phạm Hổ trong lời bạt cho cuốn Đường về quê xuất bản tại VN 1993 sau khi Phạm Văn Ký mất cho biết: ?oTừ sau chuyến về thăm Tổ quốc đến lúc mất, các NXB có tên tuổi đã không chịu in cho anh tôi một quyển sách nào. Ngay tập tiểu thuyết mà NXB Gallimard đã ký hợp đồng với anh tôi trước lúc về nước, lúc sang lại, NXB cũng tìm cớ để xóa hợp đồng?. Ông Hổ cũng dẫn lời ông Võ Văn Sung, cựu đại sứ VN tại Pháp:
    ?oTôi hiểu và thương anh Ký lắm, thương như một người anh ruột. Anh là một con người chân thật, hết sức trong sáng. Anh Ký tâm sự với tôi: ?oTôi thấy tôi có lỗi quá, tôi chưa đóng góp được gì cho đất nước cả?. Anh thèm được đóng góp như để bù lại những năm tháng sống xa quê hương... nhưng tính anh khí khái, chỉ muốn tự mình lo liệu, tự mình đóng góp, không muốn nhờ vào ai. Trong lúc đó thì Sự thách thức của VN các NXB đều gửi trả lại anh và khuyên anh đừng viết như thế nữa. Thế là muốn đóng góp mà không được. Nỗi buồn riêng của anh, tôi hiểu rất rõ là như vậy?.
    Tuổi già, ông sống trong lặng lẽ và ra đi mà không có một người thân nào bên cạnh. Người vợ Đức của ông - một diễn viên điện ảnh khá tên tuổi - đã chia tay với ông trong tình bạn, họ không có con cái.
    Phạm Văn Ký có một sức viết rất dồi dào, nhà văn Phạm Sông Hồng nói: ?oMột người bạn Pháp của gia đình tôi, chuyên nghiên cứu về các tác phẩm của bác tôi, nói rằng ông còn rất nhiều bản thảo đã in và chưa in, hiện được lưu trữ tại thư viện Arsenal ở Paris. Gia đình đã rất cố gắng liên hệ để có thể mang được số bản thảo đó về VN, nhưng đáng buồn là chúng tôi không chứng minh được quan hệ huyết thống của mình với bác tôi.
    Trong khi giấy tờ của bác tôi ở Pháp rất đầy đủ thì 12 người em còn lại ở VN của ông - kể cả cha tôi và nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ, em út của ông, cũng không còn ai giữ được giấy tờ gì chứng minh họ là con đẻ của ông bà nội tôi cả.
    Chiến tranh, thiên tai, những cuộc di chuyển vất vả đã làm thất lạc hết giấy tờ, trong khi phía Pháp chỉ cần những giấy tờ hợp pháp tối thiểu. Ba tôi đang ốm nặng. Ông vẫn không bao giờ hết buồn vì chưa mang được di cảo của bác tôi về VN?.
    Mất nơi ở hay là bi kịch của một sự hội nhập?
    Mất một chỗ cư ngụ, một ngôi nhà cụ thể, hay rộng hơn là một làng quê cụ thể thật ra cũng không có gì quá nghiêm trọng với Hizen - chàng đại úy bộ binh, một samurai đúng bản chất tốt đẹp nhất của tên gọi đó.

    Mất nơi ở, tiểu thuyết của Phạm Văn Ký - giải thưởng lớn về tiểu thuyết của Viện Hàn lâm Pháp 1961, bản dịch của Phạm Văn Ba, NXB Hội Nhà Văn và Công ty truyền thông văn hóa Nhã Nam phát hành

    Nhưng Hizen đã mất nhiều hơn thế, sau khi chỉ huy công trường xây dựng đường sắt chạy qua quê hương mình: chàng mất trái tim người vợ vào tay anh chàng kỹ sư người Pháp hào hoa, mất linh hồn đứa con trai cho nhà thờ Cơ đốc giáo, mất quân hàm và chức vụ cho người em trai cùng cha cùng mẹ đã ?oÂu hóa? triệt để hơn mình do vậy được cấp trên tin tưởng và yêu quí hơn.
    Và trên tất cả, đại úy Hizen đánh mất - hay bị tước mất nước Nhật ?ocủa mình?, với ý nghĩa sâu thẳm nhất: như một chốn nương thân, một chỗ dựa cuối cùng, một nơi để sống và để chết. Có bao nhiêu tấn hài kịch đã xảy ra trong cái bi kịch lớn lao và vĩ đại đó ở nước Nhật thời kỳ Minh Trị duy tân (những năm từ thập kỷ 1870 của thế kỷ 19).
    Là một nhà văn người VN, sang Pháp từ năm 1939, Phạm Văn Ký viết Mất nơi ở hoàn toàn với tư cách một nhà văn Pháp, bằng một thứ tiếng Pháp ?orất Pháp? như dịch giả đã khẳng định, có lẽ vì thế mà ông đã được Viện Hàn lâm Pháp trao giải thưởng lớn cho tác phẩm này - một giải thưởng danh giá chỉ sau Goncourt và ưu tiên cho các nhà văn có cống hiến đặc biệt cho việc làm đẹp và làm giàu tiếng Pháp.
    Nhưng cũng chính trong cuốn tiểu thuyết ?orất Pháp? ấy, người đọc VN hôm nay vẫn nhận ra một nỗi niềm Á Đông rất sâu nặng mà ông trăn trở, day dứt nhiều lần trong tác phẩm, với khái niệm ?oda vàng? và ?oda trắng?, với âm và dương, với tâm linh và vật chất, với tình yêu tự do và nghĩa vụ vợ chồng...
    Bốn mươi lăm năm sau khi được xuất bản và 14 năm sau khi nhà văn qua đời, Mất nơi ở trở về quê hương của tác giả chính thức vào một chiều cuối tháng ba tại Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội (L?TEspace), như một kết cục đẹp đẽ và hợp lý hơn cho quá trình hòa nhập Đông - Tây, và kéo dài hơn vĩ thanh buồn của cuốn tiểu thuyết này... Thu Hà

    Theo TTO


  8. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Lâm Thị Mỹ Dạ tin vào sự sắp đặt của số mệnh
    Khác với những người đàn bà làm thơ khác, Lâm Thị Mỹ Dạ có gia đình trọn vẹn với người chồng tên tuổi và những đứa con thành đạt. Vậy mà chị vẫn muốn mượn câu: "Giọt nước mắt đời không nhìn thấy" khi nói về những trắc trở của riêng mình, và tin tưởng gần như tuyệt đối vào sự sắp xếp của số mệnh.


    - 8 năm trời chăm sóc cho ông xã, nhà thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường, chị cảm thấy thế nào?
    - Tôi lại thấy bình tâm, dễ chịu hơn khi ông ấy khỏe mạnh. Ông ấy không phải là người vô trách nhiệm nhưng tất cả thời gian ông ấy đều dành cho bạn bè và công việc. Bây giờ ông ấy nằm một chỗ, tôi cũng hết những tháng ngày phải lo lắng ngóng chờ ông ấy đi nhậu tới 2-3h sáng chưa về, hoặc trong những cuộc rượu, không tránh được những bức xúc... ông ấy có thể nói những câu động trời, có thể bị ai đó "ghi sổ"... Nhưng thà là như thế còn hơn sống với một người đàn ông ích kỷ, chỉ biết lo cho mình.
    Tôi coi Hoàng Phủ Ngọc Tường như một người thày về kiến thức, còn những lĩnh vực khác tôi cũng có con đường riêng của mình. Tôi không đòi hỏi nhiều. Chỉ có điều, mình là người biết tất cả nhưng phải giả vờ như không biết để sống một cuộc đời bình thường và đầy đủ như mọi người vẫn nghĩ.
    - Chị quan niệm thế nào về cuộc sống và hạnh phúc?
    - Cuộc sống đa dạng, và mỗi người có một quan niệm riêng về nó. Tôi yêu cuộc sống, dẫu số phận mình không được suôn sẻ. Cuộc sống rất đẹp, đẹp trong sự rực rỡ hạnh phúc và cả trong đau khổ, cô đơn. Cuộc sống giàu có cho tôi nhiều cảm xúc trong sáng tạo. Yêu cuộc sống để làm những gì mà mình thấy có thể làm được cho cuộc sống đẹp hơn, đó chính là quan niệm của tôi.
    Tôi quan niệm hạnh phúc theo từng giai đoạn: tuổi thơ - tuổi trẻ - và tuổi về chiều. Khi còn bé, hạnh phúc của tôi là được mẹ bế ẵm, mua quà bánh và đồ chơi thật nhiều. Khi đã là người trưởng thành, hạnh phúc của tôi là được cống hiến cho lý tưởng mà mình tâm nguyện, là được các chàng trai để mắt, là soi gương thấy gương mặt mình thật sáng tươi, rạng rỡ, là những bài thơ được bạn đọc xa gần yêu thích, mến mộ... Còn bây giờ khi tuổi đã về chiều, với hoàn cảnh tương đối khó khăn như tôi hiện nay, chăm sóc người chồng bị liệt gần 8 năm và người mẹ già 83 tuổi (tôi có 2 con gái, các cháu đã vào sống và làm việc ở Sài Gòn) thì hạnh phúc của tôi là có sức khỏe, không đau ốm để còn gánh vác gia đình. Ước mơ đơn giản vậy thôi nhưng cũng không dễ chút nào.
    - Người phụ nữ làm thơ, làm vợ và làm mẹ như chị thường phải trăn trở những gì?
    - Ngày xưa khi còn rất trẻ, chỉ cần gọi một tiếng là tôi có thể lao vào nơi nguy hiểm, đó là vùng đất rất ác liệt, con đường loang lổ vết đạn bom... Tôi đã sống với những thực tế mà chính nó đã là bài thơ hùng tráng mà không cần phải lao động, sáng tạo nhiều. Còn bây giờ khi đã thành một người vợ, người mẹ, người làm thơ thì tôi không còn sống cho riêng thơ được nữa. Tôi phải phân thân ra thành nhiều con người, và khổ một nỗi là ở vai trò nào mình cũng phải cố hoàn thành cho thật tốt.
    Tôi đã cố gắng sống và nhiều khi kiệt sức. Khi trong gia đình có người thân đau ốm không đi lại được, tôi phải gánh vác tất cả mọi chuyện. Thời gian của tôi bị xé vụn ra từng mảng, tôi ít khi được ngồi để suy ngẫm về thơ và về sáng tác thơ. Làm vợ, làm mẹ đã khó mà làm thơ lại càng khó hơn. Cái khổ của người làm vợ, làm mẹ là cái khổ của thân xác đồng hành cùng hạnh phúc, là cái khổ, niềm hạnh phúc có thể chia sẻ được. Còn cái khổ cũng như hạnh phúc của người làm thơ là mình tự biết mình, không ai chia, không ai gánh, tìm kiếm, trăn trở, dằn vặt không nguôi nên có lúc tôi đã giương cao cờ trắng đầu hàng thơ (bài thơ Lá cờ trắng).
    - Vậy chị quan niệm thế nào về thơ?
    - Tôi nhớ ngày còn bé, lúc ấy tôi chưa đi học, có một buổi sáng mải chạy đuổi theo con chuồn chuồn đỏ, tôi bị trượt ngã. Khi ngồi dậy, vô tình bàn tay tôi chạm vào ngực mình. Tôi hoảng hốt nhận ra ngực mình có tiếng đập lạ. Tôi chạy nhanh về nhà, đưa tay sờ lên ngực mọi người, rồi lắng nghe. Khi biết chắc trong ngực ai cũng có những tiếng đập như vậy, tôi mới hết lo và thở phào nhẹ nhõm...
    Đó là lần đầu tiên trong đời, tôi biết mình có một trái tim. Tôi đã sống bằng trái tim đó, trái tim lần đầu được biết bằng sự đi tìm cái đẹp, màu đỏ của con chuồn chuồn ngày thơ dại. Và tôi không ngờ rằng, chính con chuồn chuồn ớt ngày ấy là thứ ánh sáng của tín sứ đã dẫn dắt tôi đi vào cõi thơ huyền diệu, lạ lùng... Với tôi, thơ là cái đẹp, mãi mãi như vậy. Không thể lấy một bài thơ nào làm tiêu chuẩn chân lý cho thơ. Mỗi thi nhân đích thực đều có sự lấp lánh riêng, không ai giống ai. Người có bản lĩnh thơ là người biết chấp nhận sự thách đố của thời gian chứ không chấp nhận sự thách đố nào khác. Đam mê thơ, đam mê cái đẹp là sự thành công một nửa của người làm thơ. Thơ là cái mới mẻ trong cái bình thường, thấy nó đã khó, mà diễn tả được nó càng khó. Người ta chỉ đạt đến thơ như khi một quả trứng nóng bức tới mức tự nó phải tách vỏ nở ra đời sống - một đời sống sinh động, có hình hài. Nếu vội vã bóc lớp vỏ đi khi chưa đến độ thì sẽ chẳng bao giờ đạt đến thơ mà chỉ có những ngôn từ chết. Vì vậy, có được một bài thơ hay vô cùng khó. Muốn có thơ hay theo tôi là phải sống thật với chính mình.
    (theo VNExpress)


Chia sẻ trang này