1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chân lý. Cách tư duy tiến tới chân lý.

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi FromtheStars, 06/09/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Chân lý. Cách tư duy tiến tới chân lý.

    ????????????????????????????????????????????????
  2. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Trên đời này không có chân lý.
    Chỉ có cái lý mà người ta gọi là chân.
    Thời Galilee không ai gọi quan điểm của Galilee là chân lý cả.
    Bây giờ thì ai cũng nói đó là chân lý.
    Có thể sau này nó cũng không phải là chân lý.
    Mọi thứ đều đúng cho đến khi người ta chứng minh nó sai.
    Tuy nhiên cho dù có hàng tỉ người nói là nó sai thì ít ra với tôi nó vẫn là cái đúng.
    Bởi vì đúng hay sai phụ thuộc vào nhận thức của từng cá nhân.
    Bản lĩnh tới đâu thì nhận thức tới đó.
    Và họ luôn gọi nhận thức nhất thời của họ là đúng.
    Và có vài chục cái nhất thời trong đời.
  3. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Thầy Nho sao hỏa đang tư duy theo cái kiểu "con kiến mà leo cành đa, leo phải cành cụt leo ra leo vào"...
    Nếu tư duy không thể tiến tới chân lý thì chân lý phải tiến tới tư duy vậy.
    Chân lý là 1 mớ hỗn độn mà tư duy ta cần sắp xếp xào nấu: con người - tan biến - hạt cát - hư danh - dấu ấn - mặt đất - trái tim - ...đấy chính là chân lý (chân thì có vô số chân).
  4. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Sax!
    A. Tập kết gạch.
    CÁC TIÊU CHUẨN XÁC ĐỊNH CHÂN LÝ
    WILLIAM S. SAHAHAN & MABEL. SAHAKAN (Thanh Chân dịch)
    Tri thức luận (Epistemology) là nhánh triết học khảo cứu phạm vi là giới hạn của tri thức. Nó tìm kiếm cách giải quyết các vấn đề cơ bản như: Bản chất của tri thức là gì? khả năng và mức độ tiếp thu kiến thức của con người? Đâu là giới hạn của tri thức, về mặt lý thuyết cũng như về mặt thực tiễn ? (Thuật ngữ "epistemology" có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nghiên cứu tri thức. )
    Luận lý học (Logic) có thể được xem là một bộ phận của tri thức luận. Công việc chủ yếu của nó là khảo sát bản chất của lối tư duy chính xác và lý luận hiệu quả, bao gồm các phương pháp tư duy hợp lý.
    Tìm hiểu toàn bộ phạm vi của bộ môn tri thức luận và luận lý học đòi hỏi công phu nghiên cứu và cả một đời học hỏi. Tuy nhiên, bạn đọc sẽ tìm thấy trong phần này những đoạn tóm lược rất hữu ích về các vấn đề trọng tâm và hàng loạt giải pháp dành cho các vấn đề ấy. Quá trình thảo luận ở phần này bao gồm:
    1. Các tiêu chuẩn (criteria) được sử dụng để phân biệt lẽ đúng sai.
    2. Phân tích những lỗi nguỵ biện chủ yếu trong tiến trình lập luận (the fallacies of reasoning).
    3. Gút mắc trọng tâm về bản chất của chân lý (nature of truth), bao gồm cả vấn đề liệu rằng chân lý có nằm trong tầm nắm bắt của con người hay không.
    Sau đây, xin mời các bạn bước vào phần thảo luận: Các tiêu chuẩn xác định chân lý
    Một trong những lãnh vực quan trọng mà luận lý học quan tâm đến là xác định các khả năng kiểm chứng chân lý, các tiêu chuẩn phân biệt lẽ đúng sai. Tiêu chuẩn xác định chân lý là thước đo chuẩn mực được dùng để đánh giá sự chân xác của các ý tưởng và nhận định. Vì lẽ đó, nó cũng được xem là một công cụ kiểm chứng sự thật.
    Để có được một cái nhìn rõ ràng và đúng đắn về bất kỳ bộ môn triết học nào, chúng ta phải thấu triệt các tiêu chuẩn chân lý của nó. Đó là điều kiện quan trọng đặc biệt, bởi lẽ các hệ thống triết lý khác nhau thường đưa ra những ý tưởng bất đồng với nhau. Bản thân các quy tắc luận lý không thể vạch ra các sự kiện về giới nhân sinh hay giới tự nhiên. Để khám phá những sự kiện ấy, hay để đánh giá mức độ đáng tin cậy của một lập luận nào đó, mỗi cá nhân phải dựa vào các tiêu chuẩn xác định chân lý để tự mình phân định đúng sai.
    Không phải tất cả những gì được gọi là "tiêu chuẩn chân lý" đều có giá trị và hiệu lực như nhau. Một số thì thoả đáng, số khác thì đáng được nghi vấn. Các tiêu chuẩn đề cập bên dưới đây, không phải được chọn theo cơ sở giá trị và hiệu lực, đúng hơn là theo quan niệm đại chúng. Tuy nhiên, theo cách đánh giá của giới học giả, chúng được xem là thông dụng và gần gũi nhất.
  5. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    "Epistemology-logic": từ-điển gọi là "nhận thức luận-luân lý". Muốn sửa tư-điển phải có lý do chính đáng.
  6. rarach24

    rarach24 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/03/2008
    Bài viết:
    1.104
    Đã được thích:
    1
    tư duy mà có thể đưa ng ta tới chân lý đc sao
    nếu ai đó nói là đc. thì cái chân lý đó là chân lý tư duy oy`
    chẳng khác nào trong rừng có củi, ko có gạo.......... mà đòi nấu cơm
    có đốt cả rừng cũng chẳng đc hột cơm nào
    với lại, tìm chân lý để làm j mới đc.
    chứ đa phần cái "chân ný" mà tụi nó nói là cái chân lý show hàng thoai .
  7. rarach24

    rarach24 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/03/2008
    Bài viết:
    1.104
    Đã được thích:
    1
    chân ný lừa gạt bọn trẻ con thoai, lừa gạt những thèng cuồng tín vào khoa học, vào lý thuyết, luận thuyết nhai nuốt lại thoy
    những thèng núp bóng quan lớn mà khua môi múa mép , phọt cả nước bọt
  8. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Phải nói là ''Chân lý'' luôn có một sức hút mãnh liệt. Nhất là mấy thèng trẻ con trong nầy. Dù mới chỉ là ngửi thấy hơi.
    Dù mới chỉ là Khái niệm: ''C-H-Â-N L-Ý''.
    Ờ nên nhớ mới chỉ là Gạch, chưa phải là Nhà. Mới chỉ là Khái niệm, chưa phải là chân lý, chưa nội dung.
    Xây móng: (Vẫn chưa là nhà nhé).
    Bây giờ phải nói ra Chân lý đó là cái gì, hàm chứa nội dung gì => phải yêu cầu có tiêu chuẩn để phân biệt ra những nội dung mà nó mang trong.
    Như vậy trong cuộc sống, người ta luôn phải ''giao tiếp'' - ''nói chuyện'' với nhau. Để hiểu ''anh ý'' nói gì, ta phải xem ''lời anh ý'' chứa nội dung gì trong ý và có đúng với ''Sự thật'' hay không. Hay là anh ý nói dối. Vậy là anh ý nói có nghĩa hay không có nghĩa.
    Nói thật hay nói ''giả vờ''. Và thế là cần những ''tiêu chuẩn nào'' để tìm ra chân lý trong câu nói của ''anh ý'' mặc dù anh ý muốn hay không muốn nói ra.
    Vậy là lời anh ý bị chia theo các trường hợp sau đây: (Thông dụng trong cuộc sống):
  9. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Chân lý hay không ư?
    - Có đấy!
    - Không tin ư?
    - Thế thì xem đây:
  10. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Anh ý dựa vào những gì để chê bai mình? Để trách móc, hờn giận, thậm chí đe doạ và oánh mình? Liệu rằng anh ấy đã nắm được chân lý để có quyền như vậy? Để không phạm sai lầm khi từ chối sự thuyết phục của anh ta, ta phải xem anh ý có dựa vào những tiêu chuẩn sau không?:
    [WILLIAM S. SAHAHAN & MABEL. SAHAKAN (Thanh Chân dịch)]
    1. Tập quán (Custom)
    Hữu ý hay vô thức, nhiều người có khuynh hướng xem tập quán như một tiêu chuẩn chân lý, cho rằng tuân thủ theo thói thường sẽ tránh cho họ khỏi những hành vi thái quá. Lời khuyên: "Nhập giang tuỳ khúc, nhập gia tuỳ tục" cổ xuý cho khuynh hướng ấy, đặc biệt trong những vấn đề có liên quan đến cung cách ứng xử thể hiện tính đúng đắn về mặt đạo đức. Thông thường, những người trung thành với chuẩn mực tập quán luôn hành động theo xu hướng của số đông, sử dụng ngôn từ đang thịnh hành và tuân thủ các nguyên tắc đạo đức phổ biến đương thời ?" nói cách khác, hành động thuận theo thói thường.
    Cân nhắc một cách nghiêm chỉnh, tập quán khó lòng được xem là một tiêu chuẩn chân lý thoả đáng. Rõ ràng, trong quá trình thu thập chứng cứ thực tế hoặc khảo cứu một nguyên lý nào đó, các khoa học gia không bao giờ nhìn nhận các tập quán, của đa số cũng như thiểu số, như là một phương tiện kiểm chứng sự thật. Nói cho cùng, một cuộc thăm dò dư luận công chúng không thể nào là phương cách thoả đáng nhất để nhận định các chân lý khoa học.

Chia sẻ trang này