1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chân lý. Cách tư duy tiến tới chân lý.

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi FromtheStars, 06/09/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Cũng là các Ông ấy cũng tạo ra một hệ thống, ngôn từ là chính thôi. Đối tượng của nó là cuộc sống, hết hành trình thì lại về đúng với cuộc sống. Tức là một vòng tròn khép kín.
    Mẹ đĩ thì sợ chuột
    Chuột sợ bờ tường
    Bờ tường thì sợ gió
    .....
    Chỉ là ''Chơi chữ thôi'' Vô ích. May ra để đọc cho vui.
    Hoặc ám chỉ những kẻ sai lầm. Giễu cợt cái sự vô ích, lố lăng của chúng.
    Thấy Chúa bao giờ đâu mà nói về Chúa?
    Nhưng có một sự thật hiển nhiên: Đó là thấy thực tại, một hệ thống liên hệ chặt chẽ của thiên nhiên.
    Không cái gì là không chịu ảnh hưởng, tác động và bị biến đổi bởi cái khác được nhận thức lý tính rút ra.
    Bởi nó là một hệ thống chặt chẽ nên ''bản chất'' của nó là bất cứ cái gì Bác chú ý tới, đề cập tới. Bất kỳ một mắt xích nào cũng là nguyên nhân của cái khác, của hệ thống và cũng là kết quả của cả hệ thống. Do vậy mắt xích ấy có thể làm đại diện, làm bản chất. Thế nên Bác thấy cái gì, Bác nói cái đấy. Nói cho đúng sự thật. Thế là câu nói của Bác là ''chân lý''. Hệ thống của Bác là thống nhất, là chặt chẽ, vậy đó. Bác nói sự thật thì ai dám phản bác lại Bác? Kẻ phản bác lại chỉ có thể là kẻ gian trá.
  2. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Trích dẫn:
    "Bác nói sự thật thì ai dám phản bác lại Bác?"
    --------
    Trứơc hết chứng minh nó là sự thật đi đã .
  3. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Hãy nhìn những nhận thức của Kant nè:
    http://vi.wikipedia.org/wiki/Immanuel_Kant
    Đối với Kant thì việc chưa giải thoát triết học siêu nghiệm ra khỏi tấm màn phỏng đoán (Spekulationen) là một sự nhục nhã cho triết học. Mục đích của ông là đi đến những sự trình bày có khoa học như trong toán học từ thời Thales hoặc như trong khoa học tự nhiên từ thời Galilei. Để được như vậy, Kant phải "gác tri thức qua một bên để có chỗ cho niềm tin" ("das Wissen aufheben, um zum Glauben Platz zu haben"), có nghĩa là vạch ra biên giới của tri thức để xác nhận được là trong những ý tưởng (Vorstellung hoặc Idee) nào thì không còn tri thức nào nữa vì nội dung của nó nằm ngoài tất cả những khả năng tri thức.
    Đối với Kant, tri thức được thực hiện trên phương diện ngôn ngữ bằng những phán đoán (Urteil. Đó là những lời trần thuật bao gồm một chủ từ và một vị ngữ). Trong các phán đoán này, các trực quan cảm năng kinh nghiệm (empirische Anschauungen der Sinnlichkeit) được phối hợp (Synthesis) với những ý tưởng của giác tính (Vorstellungen des Verstandes). Cảm năng (Sinnlichkeit) và giác tính (Verstand) là hai nguồn tri thức duy nhất, ngang hàng và hệ thuộc lẫn nhau. "Ý niệm không có nội dung là rỗng tuếch, trực quan không có khái niệm là mù quáng" (Gedanken ohne Inhalt sind leer, Anschauungen ohne Begriffe sind blind.)
    Như vậy thì làm sao có được những trực quan kinh nghiệm? Kant luận bàn về điểm này trong phần nói về Cảm năng học siêu nghiệm (transzendentale "sthetik, có thể hiểu là "Bài học về cơ sở của sự cảm nhận"). Con người một mặt có một giác quan bên ngoài, mang cho chúng ta ý tưởng về không gian. Mặt khác con người có một giác quan nội tại mà với nó, con người tạo ra ý tưởng về thời gian. Không gian và thời gian là những điều kiện tiên quyết cho tri thức. Người ta không thể suy tưởng được những đối tượng không có không gian và thời gian. Đồng thời, các giác quan của con người lại có tính chất thụ nhận (rezeptiv), có nghĩa là chúng bị một thế giới không thể nắm bắt bằng khái niệm ở bên ngoài kích động (affiziert). Thế giới không thể nắm bắt này đồng nghĩa với vật tự thể, "dem Ding an sich selbst".
    Bây giờ đến cuộc cách mạng Copernicus nổi danh của Kant: Người ta không nhận thức được vật tự thể (Ding an sich), mà chỉ nhận thức được sự trình hiện (Erscheinung) của nó. Sự trình hiện này được nắn thành bởi con người trong vai một chủ thể, bởi giác tính. Không phải mặt trời xoay quanh trái đất mà ngược lại, trái đất xoay quanh mặt trời. Bằng ví dụ "thấy" ta có thể theo dõi được hiện tượng này. Theo ý tưởng thông thường về thế giới bên ngoài thì có những làn sóng ánh sáng, được tiếp nhận bằng cặp mắt ?" cặp mắt bị kích thích. Trong bộ não, trực quan cảm năng này được biến thành cái trình hiện cho người ta thấy. Thế giới bên ngoài như vậy đã là một ý tưởng chủ quan (subjektive Vorstellung). Kant gọi những trực quan kinh nghiệm này ?" được phối hợp từ những thành tố đơn chiếc và được chuyển biến trong não bộ ?" là sự cảm nhận (Empfindung). Không gian và thời gian, trong vai trò hình thái thuần tuý của trực quan cảm năng, được bổ sung vào các cảm nhận. Chúng là những hình thái thuần tuý của trực quan con người, không có giá trị cho những đối tượng tự thể (Gegenstände an sich). Như vậy có nghĩa là, tri thức luôn luôn tuỳ thuộc vào chủ thể. Hiện thực của con người là những trình hiện, tức là tất cả những gì có trong không gian và thời gian đối với con người. Trường hợp con người không tưởng tượng được những đối tượng không có không gian và thời gian được Kant giải thích là nằm ở sự hạn chế của con người, không nằm ở các đối tượng tự chúng nó. Không gian và thời gian có trong những vật tự thể hay không là một điều con người không thể biết được.
  4. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Không khả tri thì là mắt tôi mù à? Tai tôi điếc? Não tôi bằng đậu phụ? Thế thì ai viết ra những dòng chữ này?
    Còn chứng minh được ''Bất khả tri'' là điều hơi khó đấy vì:
    biện minh cho sự phi lý là một điều vô nghĩa
    Mỗi một bước ta đi, là một thực tại mới.
    Mỗi một đoạn đường là một con phố.
    Mỗi một khoảnh khắc là một thực tại.
    Tất cả đều rất chặt chẽ, không thừa, không thiếu và thực tại đó đúng với nhận thức lúc đó chứ không đúng cho bất kỳ lúc nào khác. Mỗi một bước chân của Neil Amstrong trên mặt trăng là một bước tiến của tri thức loài người.
    Con người là một thực thể thuộc về tự nhiên => hoàn toàn nhận thức được tự nhiên và hiểu tự nhiên và có thể đại diện được cho ''chân lý'' của tự nhiên. Mọi tri thức, kể cả ''bất khả tri'' của Bác cũng là do con người tạo ra. Xét cho cùng đều là ''Khả tri''.
    Cái gì cấu tạo nên Quark ? Xét về bản chất là Tự nhiên tạo nên quark tức là quark tồn tại là tự nhiên, hiển nhiên. Bởi nó nằm trong tự nhiên, có cơ sở là thực tại.
    Xét về nhận thức : Là nhà khoa học chế tạo ra hệ thống thí nghiệm, => đo đạc => kết luận ra ''quark''. (Bác đã thấy quark chưa nhỉ?). Tức là Ông ta tạo ra được đường dẫn dẫn đến thực tại mới để bất cứ ai bước trên đường dẫn ấy đều có ''trải nghiệm'' một thực tại - sự tồn tại của ''quark''.
    Đường dẫn dẫn đến quark thì là quark.
    Đường dẫn dẫn đến ''nguyên tử'' thì là ''nguyên tử''.
    Đường dẫn dẫn đến sóng'' thì là ''sóng''.
    Đường dẫn đến ''hạt'' thì là ''hạt''
    Tôi không nghe bằng loa thì tôi nghe bằng tai nghe.
    Bác có điều gì lo lắng quá vậy?
  5. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Đỏằ"ng ẵ.
    Tôi không quan tÂm 'ỏn cĂi nhu cỏĐu ''tặỏằYng tặỏằÊng'' 'ó cỏằĐa "ng ta. BỏằYi tôi biỏt chỏc chỏn rỏng tôi phỏÊi có liên hỏằ? vỏằ>i chúng (qua Ănh sĂng, lỏằc hỏƠp dỏôn - thuỏằã triỏằu .. v.v..) tỏằâc là tôi và chúng là mỏằTt hỏằ? thỏằ'ng không thỏằf tĂch rỏằi, nhỏằng ''hiỏằfu biỏt'' 'ó nỏm ỏằY trong ''khỏÊ nfng'' cỏằĐa tôi. "ng Freud gỏằi chúng là ''vô thỏằâc'' hay gơ gơ thơ tôi cỏằâ biỏt rỏng tỏƠt cỏÊ phỏĐn còn lỏĂi trong hỏằ? thỏằ'ng 'ang tỏĂo ra trong tôi nhỏưn thỏằâc này trong thỏằc tỏĂi.
  6. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Hoài nghi . Giới hạn của nhận thức con người.
    http://wapedia.mobi/vi/Ch%E1%BB%A7_ngh%C4%A9a_ho%C3%A0i_nghi
    Các động cơ cho chủ nghĩa hoài nghi về thế giới bên ngoài
    David Hume đưa ra một luận cứ về lý do tại sao người ta muốn đặt câu hỏi về sự đáng tin cậy của tri giác. Về căn bản, luận cứ của Hume nói rằng ta không thể biết gì về thế giới bên ngoài, vì để biết điều đó, ta sẽ phải biết rằng có một mối liên hệ giữa dữ liệu cảm giác của ta và thế giới bên ngoài mà chúng được cho là đại diện cho nó. Nhưng điều duy nhất mà ta có liên hệ với là dữ liệu cảm giác của ta; ta không bao giờ có thể biết gì trong thế giới bên ngoài trừ khi biết dữ liệu cảm giác của ta. Nhưng khi đó ta không có cách nào chứng minh mối liên quan giữa dữ liệu cảm giác của ta và thế giới bên ngoài. Do đó, ta không có cách nào để chứng minh rằng dữ liệu cảm giác của ta đại diện cho thế giới bên ngoài -- và "điều đó" có nghĩa rằng ta không có cách nào để chứng minh tri giác là đáng tin cậy.
    Bên cạnh luận cứ của Hume về chủ nghĩa hoài nghi thế giới bên ngoài, còn có một luận cứ khác nổi tiếng hơn. Đó là sự nghi ngờ mơ nổi tiếng của Descartes với nội dung như sau: một buổi tối, Descartes đang ngồi viết trong phòng mình, và ông thầm nghĩ: Nếu như ta đang nằm ngủ trên giường và chỉ đang mơ rằng ta đang thức và đang viết thì sao? Ít nhất thì điều đó có thể xảy ra hay không? Rồi ông nói, chắc chắn ta có thể phân biệt giữa khi đang thức và đang ngủ. Ta có thể phân biệt giữa trạng thái tỉnh táo và một giấc mơ. Trong các giấc mơ xảy ra đủ loại thứ kỳ lạ; khi mơ ta chuyển từ cảnh này sang cảnh khác một cách không giải thích được, khi mơ ta không nhớ những gì đã xảy ra trong ngày, vân vân. Rồi Descartes nói: chẳng phải ta đã có chính những suy nghĩ này trong một giấc mơ nào đó hay sao? Đôi khi, trong khi đang mơ, ta tin rằng ta đang thức! Thậm chí trong mơ ta còn cố thử xem đang mơ hay tỉnh, và kết quả kiểm tra đó làm ta tin rằng mình đang thức! Nhưng ta đã sai; khi đó ta đang mơ. Chẳng phải cũng có thể chính điều đó đang xảy ra với ta "ngay lúc này" sao? Chẳng phải cũng có thể ta đang mơ rằng ta có thể kiểm tra xem mình đang thức hay ngủ - và tất nhiên, trong giấc mơ ta đã thấy kết quả kiểm tra là đang thức. Do đó, có vẻ rất rõ ràng rằng hiện ta đang thức - nhưng trong thực tế, ta đang "ngủ" chăng? Descartes tự nhủ: ta đoán là "không có" một dấu hiệu hay kiểm tra nào chắc chắn mà ta có thể dùng để phân biệt giữa hai trạng thái thức và ngủ. Dù gì thì ta cũng có thể nằm mơ chính những kiểm tra đó. Ta đã có kinh nghiệm về việc cho rằng ta đã thử thành công rằng mình đang thức trong khi thực ra ta lại đang mơ. Do đó, không có một cách nào để chứng minh rằng hiện giờ ta đang thức. Tất cả những gì ta "thực sự" biết đó là hiện giờ ta có thể đang thức, cũng có thể đang ngủ. Đó là nghi ngờ mơ của Descartes.
    Giờ ta xem xét luận cứ trên một cách chi tiết. Trước hết, tại sao Descartes cho rằng ông không biết rằng mình đang thức và đang viết? Ông ta có thể đang ngủ. Đâu là sự khác biệt? Sự khác biệt đó là nếu ông ta đang ngủ thì "năng lực tri giác cảm giác sẽ không đáng tin cậy". Nói cách khác, nếu ông đang ngủ, ông sẽ có vẻ đang nhìn thấy, cảm thấy và nghe thấy nhiều thứ; nhưng trên thực tế là không có những hoạt động đó. Trong trường hợp đó, tất nhiên, năng lực tri giác của ông "sẽ" không đáng tin cậy. Nhưng Descartes đã đi xa hơn thế: ông có vẻ như đang nói rằng do ông "có thể" đang mơ, do ông không thể loại bỏ giả thuyết rằng ông hiện đang mơ, điều đó cũng có nghĩa rằng năng lực tri giác của ông không đáng tin cậy.
    Đối với nhiều người, quan niệm của Descartes có vẻ ngớ ngẩn. Đa số đơn giản là cảm thấy rằng tất nhiên là họ có thể biết chắc rằng họ hiện không nằm mơ. Tuy nhiên, ở đây Descartes có thể trả lời rằng có thể ta có thể, nhưng cũng có thể là ta chỉ đang "mơ" là ta có thể phân biệt được mà thôi. Nếu ta nói rằng ta "có thể phân biệt giữa thức và ngủ, thì ta đang giả thiết rằng ta đang thức, trong trường hợp đó, ta đang lập luận lòng vòng (begging the question) để đối lại thái độ hoài nghi.
    Một kiểu phản đối theo nhận thức thông thường (common sense) trước luận cứ của Descartes là lập luận rằng người ta có thể biết rằng khả năng tri giác-cảm giác của mình là đáng tin cậy theo cách sau: Khi ta nhìn thấy cái gì đó, chẳng hạn một con bò đang nhai cỏ, ta có thể đến gần con bò, chạm vào nó, nghe tiếng động của nó, dựa vào nó, v.v.. Điều đó khẳng định rằng người ta đang thực sự nhìn thấy con bò. Cũng theo cách đó, khi người ta nghe thấy cái gì đó, chẳng hạn một đoàn diễu hành ngoài phố, ta có thể bước ra ngoài và quan sát đoàn diễu hành, nói chuyện với những người diễu hành, v.v.. Điều đó khẳng định rằng ta nghe thấy đoàn diễu hành ở bên ngoài. Trong suốt đời người, con người đã có nhiều trải nghiệm kiểu này đến mức, về thực tiễn mà nói, họ dám chắc rằng năng lực tri giác của họ có làm việc, và nói chung là nó đáng tin cậy.
    Thái độ hoài nghi của Descartes sẽ trả lời luận cứ trên theo cách tương tự với phản đối trước: Ta có thể chỉ đang "mơ" rằng ta đang sờ thấy, nghe thấy, và dựa vào con bò. Đoàn diễu hành có thể chỉ là một phần của một giấc mơ. Cũng như vậy, ta có thể chỉ đang mơ rằng năng lực tri giác của ta nói chung là đáng tin cậy. Nếu ta tranh cãi rằng không phải ta đang mơ vì năng lực tri giác của ta là đáng tin cậy, thì lại một lần nữa, ta đang lập luận lòng vòng. Để tránh lập luận lòng vòng, trước hết, ta phải thiết lập được rằng ta hiện đang thức, và điều đó là bất khả.
    Do đó, ta không thể biết được năng lực tri giác của mình có đáng tin cậy hay không.
    Ngoài ra, một người hoài nghi sắc sảo hơn có thể có một nhận xét khác về chuyện nhìn thấy con bò và nghe thấy đoàn diễu hành. Bởi vì dù sao thì chẳng phải ta "đang dùng" tri giác cảm giác để cố gắng tranh cãi rằng năng lực tri giác của ta nói chung là đáng tin cậy hay sao? Nghĩa là, ta sử dụng thị giác và các giác quan khác để chứng minh rằng thị giác của ta hoạt động tốt; ta sử dụng thính giác và các giác quan khác để chứng minh rằng thính giác của ta tốt. Và ta không thể tránh việc đó được. Sẽ rất kỳ quặc khi cố tranh luận rằng các giác quan của ta đáng tin cậy mà không dùng đến chính các giác quan đó (dù một số triết gia đã thử làm việc đó). Nhưng nếu ta dùng đến các giác quan của mình, ta lại đang lập luận lòng vòng. Ta phải thừa nhận, hoặc đưa ra giả thiết, rằng các giác quan của mình nói chung là tốt, trước khi ta bắt đầu sử dụng chúng để chứng minh "bất cứ điều gì", trong đó có cả chuyện các giác quan của ta có phải nói chung là tốt hay không.
    Làm thế nào để ta có thể chứng minh rằng tri giác là đáng tin cậy mà "không dùng đến các giác quan của ta". Điều đó có vẻ không thể được. Nhưng làm sao ta có thể sử dụng các giác quan mà không thừa nhận tri giác là đáng tin cậy? Nếu ta làm điều đó, thì ta đang lập luận lòng vòng. Vậy kết luận là gì? Rằng ta "không thể" chứng minh rằng tri giác là đáng tin cậy? Nếu ta cố làm việc đó thì ta sẽ lập luận lòng vòng - và lập luận lòng vòng là một ngụy biện lôgíc.
    Lưu ý rằng đây thực ra là luận cứ hoài nghi "thứ ba", nó khác với luận cứ của Hume và Descartes, tuy nó có liên quan đến cả hai. Hume nói rằng ta không thể chứng minh rằng dữ liệu cảm giác của ta biểu diễn thế giới bên ngoài''; Descartes nói rằng ta thậm chí không thể chứng minh được rằng ta đang thức; còn luận cứ thứ ba này nói rằng ta không thể chứng minh rằng tri giác là đáng tin cậy mà không thừa nhận rằng các giác quan của bạn đáng tin cậy và do đó đã lập luận lòng vòng.
  7. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Cái gì cấu tạo nên Quark ?
    Khoa học hiện tại không trả lời được.
    Có thể sau này có câu trả lời là hạt X.
    Nhưng sẽ có câu hỏi tiếp : Cấu tạo nên X là gì ?
    Lại tiếp tục không biết.
    Do vậy tri thức con người luôn đi sau tự nhiên.
    Do vậy bản chất của tự nhiên là không thể biết được.
    Là Bất khả tri.
  8. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Thôi, để đi ngủ mà vẫn giữ hệ thống được nhất quán và chặt chẽ, tạm nhốt Bác vào cổng 13. Thẩm quyền (Authority): Thuyết phục bằng việc nêu bác Gút gồ ra đây.
  9. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Tiếp theo giấc mơ của Descartes là giấc mơ của Trang tử:
    http://evan.vnexpress.net/News/phe-binh/nghien-cuu/2004/07/3B9AD073/
    Ai trong hàng ngũ triết gia tự đặt ra ngụ ngôn để tự đùa cợt mình như Trang Tử?
    Trang Chu không thích trang nghiêm trịnh trọng.
    Hãy đọc kỹ lại ngụ ngôn lừng danh về **** của ông; một bài thơ kỳ tuyệt:
    Tích giả
    Trang Chu mộng vi hồ điệp
    Hủ hủ nhiên hồ điệp dã
    Tự du thích chí dư
    Bất tri Chu chi mộng vi hồ điệp dư
    Hồ điệp chi mộng vi Chu dư
    Chu dữ hồ điệp tắc tất hữu phận hĩ
    Thử chi vị vật hoá.
    (Tề vật luận)
    Xin được dịch lại như sau:
    Có một lần kia
    Trang Chu mộng thấy mình là ****
    Thế là phấp phới bay, **** mà
    Tự mình thích chí lắm!
    Không còn biết gì Chu
    Bỗng nhiên rồi thức giấc
    Thì lạ lùng chưa, lại là Chu
    Không biết giấc mơ Chu đã làm ra ****
    Hay giấc mơ **** đã làm ra Chu?
    Chu và **** ắt phải khác phận
    Đấy gọi là vật hóa [3]
    Bài thơ này có đến hai giấc mộng:
    Trang Chu ?" **** ?" Trang Chu.
    **** ?" Trang Chu ?" ****.
    Và một cái tự cười lạ thường: Ngay cả khi tỉnh mộng, Trang Tử cũng không rõ mình là Chu hay ****.
    Nhưng giấc mơ ấy chỉ là một biểu tượng. Chu và **** tuy khác phận, ta và vật tuy khác phận nhưng làm gì có cái khác tuyệt đối. Hãy nhìn cánh **** đang bay - có Trang Chu trong đó.
    Trang Chu hóa làm **** trong mộng. Ai biết đâu tiền thân Trang Chu hay hậu thân Trang Chu không phải là ****?
    Một buổi sáng, khi vừa thức dậy, Trang Chu bỗng thấy mình hóa thành một con **** - Đó có thể là một câu chuyện theo lối Kafka. Đâu là mộng và đâu là thực?
    Đâu không có hiện tượng vật hóa, hiện tượng biến đổi của sự vật (?othings changing? theo cách dịch của Ngô Quang Minh và ?othe transformation of things? theo Phùng Hữu Lan).
    Bình chú cuối chương Tề vật luận, Phùng Hữu Lan cho rằng:
    ?oVật hóa minh xác rằng sự khác biệt giữa những sự vật không phải là tuyệt đối? [4]
    Và cũng có thể hiểu rằng vật hóa nói lên bản chất mộng ảo của sự vật; bản chất mà Shakespeare đã nêu lên trong vở Bão tố (The Tempest):
    Ta và giấc mộng
    Làm bằng chất liệu như nhau,
    Và cuộc đời ta nhỏ bé
    Hoàn tất bằng một giấc ngủ thôi.
    (We are such stuff
    As dreams are made on,
    And our little life
    Is rounded with a sleep)
    Vậy thì Trang Tử, giấc mơ và con **** làm bằng chất liệu như nhau. Đấy chính là Tề vật luận vậy.
  10. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Sax, cấu tạo nên X là Y, chừng nào con người muốn.
    Sao lại bất khả tri?
    Tự nhiên luôn có câu trả lời phải không Bác. Mà câu trả lời đó sẽ thông qua con người.
    Con người luôn đồng hành với tự nhiên, chẳng trước chẳng sau.
    Bác đang ngụy biện về ''khái niệm'' đấy.
    Tự nhiên là hiện tại? là tất cả thế giới bên ngoài, tính tại thời điểm con người đang nhận thức. Nồi nào thì úp vung nấy, đừng tráo khái niệm.
    Chứ không phải là ''tự nhiên'' của tương lai trong ''tưởng tượng'' của Bác. Tưởng tượng không phải là nhận thức đúng khi nó không chặt chẽ, logic và nhất quán.
    Cái ''không biết'' của Bác là do Bác ''muốn'' nhưng không chịu làm.
    Muốn nó là X thì hãy tạo thí nghiệm cho ra X đi. Muốn bay thì chế tạo máy bay, muốn lặn thì chế tạo tàu ngầm, muốn bay giữa các vì sao thì => tàu vũ trụ.
    Xin tặng cho Bác một chữ quý thay cho chữ ''Không'' của Bác. Đó là chữ ''Chưa''. Tức là ''Chưa biết''.
    Chưa biết có nghĩa là sẽ biết. Vậy là khả tri. Rõ rồi.

Chia sẻ trang này