1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chân lý. Cách tư duy tiến tới chân lý.

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi FromtheStars, 06/09/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Ờ! Vậy là đã rõ, anh ta chỉ muốn lôi kéo mình, dụ dỗ và thậm chí đe doạ mình để ''làm theo'' và giống anh ta thôi. Anh ta chỉ dùng ''mưu'' oánh vào tâm lý mình, oánh vào sự chần chừ và sự hèn yếu của mình thôi chứ chả dựa vào ''cái chân lý gì sất''. Anh ta thật ích kỷ. Hoặc là có thể tâm lý anh í bất ổn chăng, anh ý lo lắng quá cho ta? Thế thì cũng yếu đuối quá đấy. Như vậy đừng hòng nghe. Có chăng ta cũng chiều và sẽ ''ậm'' ''ừ'' vài câu, sướng chưa? Rõ khổ!
    Thử xem tiếp anh ta dựa vào gì nữa?
    WILLIAM S. SAHAHAN & MABEL. SAHAKAN (Thanh Chân dịch)
    2. Truyền thống (Tra***ion)
    Tương tự như tập quán, truyền thống cũng được xem là một tiêu chuẩn kiểm chứng chân lý. Những người chấp nhận tiêu chuẩn này quan niệm rằng: những gì đã tồn tại suốt nhiều thế hệ phải có giá trị và hiệu quả nhất định, xứng đáng được xem là một chuẩn mực đáng tin cậy.
    Những lập luận phản bác tiêu chuẩn tập quán cũng có thể được sử dụng để chống lại tiêu chuẩn truyền thống. Hơn nữa, có rất nhiều tập tục truyền thống chỉ đơn thuần lặp lại những định kiến sai lầm hoặc cổ hủ (thí dụ như những hủ tục mê tín dị đoan của các bộ lạc sơ khai ). Bên cạnh đó, thực tế cho thấy các truyền thống khác nhau thường tương phản nhau. Rõ ràng, giới khoa học không bao giờ chấp nhận yếu tố truyền thống như là một phương tiện kiểm chứng trong quá trình khám phá chân lý.
    3. Thời gian (Time)
    Hẳn là các bạn đã từng chứng kiến một số người viện dẫn thời gian như thế là yếu tố kiểm chứng chân lý trong quá trình lập luận. Thí dụ: ?oniềm tin của tôi đã đã đứng vững qua thử thách của thời gian?, hoặc là ?ogiáo lý thiên chúa thực sự là một chân lý?, bởi vì nó đã được kiểm chứng qua thời gian.
    Cơ sở của dạng lập luận như thế căn cứ theo tiền đề cho rằng:Nếu như một niềm tin thực sự sai lầm, chẳng sớm thì muộn, sai lầm ấy sẽ hiển lộ ra. Nếu như niềm tin ấy thực sự đúng đắn, dòng chảy của thời gian không thể nào xói mòn được chân giá trị của nó.
    Tuy vậy, thời gian không phải là một tiêu chuẩn hoàn hảo để kiểm chứng chân lý. Nó có mối quan hệ hết sức gần gũi với tập quán và truyền thống ?" nói đúng hơn, hai yếu tố ấy chính là hai trong nhiều khía cạnh của thời gian. Thực tế, lịch sử nhân loại ghi nhận rất nhiều giá trị sai lầm tồn tại suốt một thời gian rất dài trước khi bị phát hiện ra ?" những niềm tin mê muội có thể bám theo con người suốt nhiều thế hệ, nhiều thế kỷ, thậm chí cả thiên niên kỷ. Mặt khác, nếu như thời gian là một tiêu chuẩn thực sự hoàn hảo, hẳn là những tín đồ của các tôn giáo vĩ đại, như đạo Phật hay đạo Thiên Chúa, nên buông bỏ niềm tin và cải đạo theo các hệ thống tôn giáo khác có lịch sử tồn tại lâu đời hơn hàng trăm, hàng ngàn năm so với tôn giáo của họ.
  2. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Tớ tán thành điều này. Tập quán là 1 thói quen được nâng cấp lên thành văn hóa
  3. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Á à, định giở võ ''''Truyền thống'''' doạ cái đầu thông minh của tôi phỏng? ''''Định lôi các cụ'''' ra uýnh tui phải không? Tui chỉ sợ những lúc ''''không không sợ'''' thui nhá. Còn những lúc ''''không sợ'''' thì đừng hòng. Vẫn đi ''''dancing'''' và ... như thường.
    ''Ngoan'' có phải là cái kẹo anh thưởng cho tôi nếu tôi nghe anh phỏng? Anh thực dụng ghê nhỉ? (Hi hi ngày bé, mỗi khi uống 1 viên thuốc đắng đều được thưởng 1 cái kẹo).
    Xem anh biến hoá gì nữa nào?
    WILLIAM S. SAHAHAN & MABEL. SAHAKAN (Thanh Chân dịch)
    4. Cảm tính (hay Xúc Cảm)
    Khi đối mặt với tình huống bắt buộc phải đưa ra một quyết định dứt khoát, nhiều người đã cho phép cảm xúc làm chủ bản thân, không cố gắng tìm kiếm và đánh giá các sự kiện có liên quan, thậm chí đi ngược lại con đường mà chứng cớ thực tế vạch ra cho họ. Rõ ràng, những người như thế chấp nhận cảm tính như là tiêu chuẩn chân lý. Rất nhiều người trong số họ dựa vào cảm giác chủ quan để ứng xử trong các tình huống khác nhau, từ những gút mắc nảy sinh trong cuộc sống đời thường đến các vấn đề có ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả một cộng đồng.
    Tuy nhiên, ngày nay hầu hết mọi người đều thừa nhận rằng họ không thể đặt nặng tình cảm khi giải quyết các vấn đề quan trọng trong cuộc sống. Các doanh nhân có kinh nghiệm thường gạt bỏ xúc cảm cá nhân, tìm kiếm các sự kiện và dữ liệu khách quan trước khi tiến hành một dự án đầu tư. Tương tự, các khoa học gia, y sĩ, sử gia và học giả thuộc mọi lĩnh vực cũng học cách "phớt lờ" các phản ứng xuất phát từ cảm tính chủ quan như thế.
    Được FromtheStars sửa chữa / chuyển vào 22:01 ngày 07/09/2009
  4. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Ối giời Ơi. Tưởng anh là gì? Thế đấy! Anh đã đi đâu rồi, để cho cơn thịnh nộ thoả sức điều khiển tâm trí anh vậy? Anh doạ dẫm ư? Anh đập bàn ư? Anh Nồng nộn nên ư? Hjx! Chả nhẽ vì thế mà tôi phải nghe anh? Chân lý quỳ phục dưới chân anh? Tôi mà nghe anh có phải tôi bị khuất phục bởi bạo lực, tôi hèn yếu quá chăng?
    Thật đáng thương hại. Có lẽ anh đã chưa cố gắng và chưa trưởng thành và ổn định tinh thần.
    Để xem anh có thể thay đổi và phát triển đến đâu?
    WILLIAM S. SAHAHAN & MABEL. SAHAKAN (Thanh Chân dịch)
    5. Bản năng (Instinct)
    Từ lâu, sự tồn tại của các dạng bản năng riêng biệt là đề tài của nhiều cuộc tranh luận. Cách ứng xử theo bản năng có thể được xem là có quan hệ với cảm tính, hoặc là một dạng cảm giác có tính phổ quát (a universal mode of feeling). Xét từ quan điểm ấy, chính cảm giác khát thôi thúc chúng ta uống, cảm giác đói thôi thúc chúng ta ăn, v.v?. Một số người có tiến xa hơn khi lập luận rằng ngay cả sự tồn tại của Thượng Đế cũng có thể xem xét như là một nhu cầu của bản năng, rằng mọi bản năng đều có đối tượng tương ứng trong thế giới thực tại. Theo ý nghĩ đó, đối tướng tương ứng của khát là một chất lỏng nào đó có thể uống được, của đói là thức ăn, của bản năng sinh lý là ********, v.v?.Hệ quả của các lập luận này là: đối với các tín đồ, tôn giáo cũng là một nhu cầu của bản năng và từ đó, Thượng Đế có lý do tồn tại.
    Bản năng không thể được nhìn nhận như là một yếu tố kiểm chứng đáng tin cậy. Đa số các bản năng có tính mơ hồ, khó xác định, nhiều mức độ biến thể và chỉ giới hạn trong một số hình thái hoạt động cụ thể. Ngay cả khi chúng ta chập nhận hiệu quả kiểm chứng của bản nănh, tầm ứng dụng của chúng cũng quá hạn hẹp, không thể giúp chúng ta thu nhập được nhiều bằng chứng đáng tin cậy. Nói cho cùng, liệu rằng bản năng có thể giúp được điều gì cho một nhà khoa học đang tìm hiểu thành phần cấu tạo của các chất hoá học?
  5. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Xời, xời, anh xấu hổ hử? Anh chạy tội? Anh sám hối ư? Anh đẩy cái xấu xa ấy về tận nơi xa thẳm, anh đẩy nó cho một huyền thoại: Bản năng. Thật là mơ hồ! Lý trí của anh đâu? Chẳng lẽ cái ý thức của anh chỉ thể hiện ra một điều là: Anh rất hối hận và anh thấy rằng hành động của anh ''dường như là bản năng điều khiển''. Một sự ''nguỵ biện'' hết sức mơ hồ. Đối với mọi người trước mặt họ, chỉ có ''Anh'' và không ai thấy mặt mũi cái ''bản năng'' ấy đâu cả, trừ trường hợp anh ''mất ý thức''.
    Vâng tất nhiên để ngỏ cho một lời biện minh khác của anh:
    WILLIAM S. SAHAHAN & MABEL. SAHAKAN (Thanh Chân dịch)
    6. Linh cảm (Hunch)
    Linh cảm là một cảm giác đột phát, có lẽ được dựa trên một ý niệm mơ hồ, bất định. Thật khó lòng xem xét nó như là một tiêu chuẩn chân lý thoả đáng, tuy rằng nhiều người thường cho phép linh cảm ảnh hưởng đến quyết định của mình. Các linh cảm có mối quan hệ khăng khít với cảm tính và trực giác, tiêu chuẩn được bàn đến bên dưới đây.
  6. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Có lẽ nào anh lại thay khái niệm ''bản năng'' thành ''linh cảm''? Cũng là cái anh không xác định được phải không? Anh không tự kiểm soát được bản thân mà ''có thế lực'' nào đó ngoài anh điều khiển? Anh đánh mất bản sắc rồi. Anh chấp nhận ''sự bất lực'' là sự thật ở mình ư? Ôi Ông anh tôi. Sao đến cơ sự này.
    Và điều đó biện minh cho những quyết định ''bất tử'' của anh?
    Hay có lý do nào khác chăng?
    WILLIAM S. SAHAHAN & MABEL. SAHAKAN (Thanh Chân dịch)
    7. Trực giác (Intuition)
    Tiêu chuẩn này bao hàm sự phán xét không cần đến quá trình suy luận các sự kiện thực tế; nó là một dạng chân lý được giả định là xuất phát từ một nguồn trí tuệ chưa rõ hay chưa được khai phá. Nhiều người đạt được năng lực trực giác, về sau được xác nhận là đúng với sự thật. Một vài khoa học gia, không vận dụng tiến trình suy lý theo nhận thức khách quan, bất chợt phát hiện ra một giả thuyết hay bằng chứng hữu dụng cho công việc nghiên cứu. Sự kiện này có thể diễn ra trong thời gian họ đang thư giãn mơ màng, hoặc khi dang thực hiện những công việc không có liên quan gì đến mục tiêu họ đang tìm kiếm.
    Có hai ý kiến phản bác tiêu chuẩn trực giác:
    1. Trực giác không phải là một phương diện sẵn có để sử dụng khi cần thiết. Khác với phương pháp suy lý, trực giác không thể được vận dụng một cách chủ động trong những trường hợp cụ thể.
    2. Với giá trị hoàn hảo nhất, trực giác cũng chỉ là nguồn chân lý tiềm tàng, không phải là một yếu tố kiểm chứng. Khi trực giác lên tiếng, chúng ta nên lập tức tìm cách kiểm tra mức độ xác thực của nó.
  7. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Ờ, ờ, cái ''trực giác'' này anh cũng không điều khiển được. Không phải là cái điện thoại trong túi mà lúc nào cũng có thể rút ra xài được phải không anh? Có thể anh nói đúng vài lần nhưng cũng phải công nhận thường xuyên sai đúng không (không phải là trực giác). Do vậy hôm nay anh nói chuyện với tôi, anh có biết là anh đang xài ''trực giác'' hay không đây? Phải chăng trực giác chính là ''Nhận thức có được'' khi tâm trạng anh thoải mái và minh mẫn nhất? Nếu quả vậy, hôm nay, tôi phải dùng đến các biện pháp khoa học khác để kiểm chứng sự minh mẫn và bình thường nhất của anh, nhất là không được phép có tí nồng độ cồn đâu nhé. Hẹ hẹ.
    Ờ thế đấy. Ồ, tôi đang lắng nghe đây! Anh muốn nói gì đấy ư?
    WILLIAM S. SAHAHAN & MABEL. SAHAKAN (Thanh Chân dịch)
    8. Thiên khải (Revelation)
    Trong khi nguồn gốc của trực giác vẫn chưa được xác định rõ, nguồn gốc của thiên khải được quy về Thượng đế ?" đó là điểm khác biệt chủ yếu. Thiên khải có thể được định nghĩa là một hình thức hiển lộ chân lý, xuất phát từ Thượng đế. Rất nhiều tôn giáo đặt trọn niềm tin vào giá trị của thiên khải như là một tiêu chuẩn chân lý tuyệt đối.
    Các ý kiến phản bác tiêu chuẩn trực giác kể trên cũng có thể áp dụng cho tiêu chuẩn thiên khải. Khi ai đó tuyên bố rằng mình đã đón nhận kinh nghiệm thiên khải, chính người ấy chịu trách nhiệm tìm cách chứng minh kinh nghiệm đó và vì thế, cần đến một tiêu chuẩn kiểm chứng khác. Người ta có thể chấp nhận thiên khải như một nguồn chân lý, nhưng không thể sử dụng kinh nghiệm cá nhân ấy như một phương tiện truyền đạt giá trị của niềm tin nơi mình.
  8. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Xin lỗi anh. Anh có thể chọn lựa cho mình một tôn giáo để giấu cái mẹt mình vào trong đó. Nhưng để tôi theo thì chưa. Chưa có một lý do nào tôi phải theo anh. Anh phải tôn trọng tôi chứ? Thể hiện ở sự tôn trọng quyền tự chủ và lựa chọn của tôi.
    Anh thấy thế đúng không? Còn cách nào chăng để cho tôi có thể đặt niềm tin và theo anh?
    WILLIAM S. SAHAHAN & MABEL. SAHAKAN (Thanh Chân dịch)
    9. Luật đa số (Majority rule)
    Lấy tiêu chuẩn số đông dựa trên nền tảng thống kê để quyết định những đề xuất cần được lựa chọn hay xác nhận. Trong các quốc gia và tổ chức dân chủ, luật đa số đầu phiếu được mọi thành viên nhìn nhận như một phương cách hiệu quả hướng đến những quyết định chung. Điều này đặc biệt đúng trong tiến trình ban hành hay thông qua những luật định có liên quan hệ đạo đức cá nhân hay cung cách ứng xử xã hội. Nói cho cùng, một cộng đồng dân chủ, được cấu thành từ nhiều bộ phận đối lập với nhau, thường buộc phải hài lòng với những quyết định theo nguyên tắc đa số.
    Mặc dù đa số đầu phiếu là một biện pháp dân chủ và khá hiệu quả, nó không thể được xem là một phương pháp thoả đáng nhất để xác minh chân lý. Liệu điều gì sẽ xảy ra nếu một khoa học gia dựa vào luật phổ thông đầu phiếu để rút ra kết luận cho các công trình nghiên cứu của mình? Hoặc giả, một nhà thiên văn tuân thủ "nghị quyết" của công chúng về vấn đề nên ghi nhận hay loại bỏ một ngôi sao nào đó ra khỏi bản đồ thiên hà?
  9. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Quả là một sự khiêm tốn đáng khen ngợi. Anh khôn lắm. Anh có thể mang đến nhận thức mới nào như là một món quà quý báu dành cho tôi?Anh nhỉ, và tôi nên nghĩ như thế nào về anh đây?Anh bắt đầu cô lập tôi, anh lấy số đông để trấn áp về tinh thần tôi? Anh bứt tôi ra khỏi họ nếu tôi không nghe anh? Có lẽ đây là cơ hội để tôi rèn luyện ý chí của mình. Anh làm thế thì tôi sẽ sống với ai? Hình như trên bầu trời hôm nay những vì sao sáng hơn thì phải?
    WILLIAM S. SAHAHAN & MABEL. SAHAKAN (Thanh Chân dịch)
    10. Tri thức nhân loại (Concensus Gentium)
    Có một số người tin rằng những ý kiến thuộc về tri thức chung của nhân loại bao hàm một tiêu chuẩn chân lý thoả đáng. Tri thức nhân loại, những tư tưởng và nhận thức chung của loài người, được xem là có giá trị hơn hẳn nghị quyết đa số. Theo tiêu chuẩn này, sự kiện cả nhân loại có chung một niềm tin đủ chứng minh rằng niềm tin ấy tất đúng.
    Mặc dù tri thức của nhân loại đã được xây dựng trên nền tảng khá vững chãi, đặc biệt trong các lĩnh vực khoa học; tuy nhiên, trong một số trường hợp, khi nó chỉ là sự nhất trí chung đơn thuần, giá trị của nó cần được đặt thành nghi vấn. Nói cho cùng, sự nhất trí chung không chứng minh được chân lý. Thực tế, đã có một thời hầu như toàn bộ nhân loại đều tin rằng trái đất phẳng và mặt trời xoay quanh nó.
  10. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Thôi! Đi ngủ. Sắp bắt được Tây rồi.
    Ờ mà mấy thằng ''Nhóc'' vừa nãy chạy hết đâu rồi ấy nhỉ?

Chia sẻ trang này