1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chân lý. Cách tư duy tiến tới chân lý.

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi FromtheStars, 06/09/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Trích dẫn:
    "Để có được một cái nhìn rõ ràng và đúng đắn về bất kỳ bộ môn triết học nào, chúng ta phải thấu triệt các tiêu chuẩn chân lý của nó. Đó là điều kiện quan trọng đặc biệt, bởi lẽ các hệ thống triết lý khác nhau thường đưa ra những ý tưởng bất đồng với nhau. Bản thân các quy tắc luận lý không thể vạch ra các sự kiện về giới nhân sinh hay giới tự nhiên. Để khám phá những sự kiện ấy, hay để đánh giá mức độ đáng tin cậy của một lập luận nào đó, mỗi cá nhân phải dựa vào các tiêu chuẩn xác định chân lý để tự mình phân định đúng sai. "
    ------------------
    Mặc dù những câu trên toàn là những câu khẳng định vô căn cứ. Tuy nhiên vô hình trung nó lại tiến gần đến Bất Khả tri . "Đạo khả đạo phi thường đạo ".
  2. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Cái này là minh chứng cực kỳ rõ nét cho:
    -Có những cái lý mà người ta tự cho là nó có Chân.
  3. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Thôi đi Ngài. Ngài đừng áp đặt ý tưởng của Ngài vào việc này. Thậm chí tôi chưa từng hiểu cái ''''Đạo'''' của Ngài là gì nữa. Và ''''Bất khả tri'''' là trạng thái tôi chưa từng trải qua.
    Và tôi thấy rằng mọi thứ đang được nhìn rất rõ và chắc chắn: Tôi đang tư duy. Và tôi tư duy tới đâu? -> Tới chân lý, vậy thôi. Còn Ngài? Ngài có tư duy không? Có hả? Tư duy gì đấy nếu không tới chân lý?
    Tóm lại điều Ngài nói liệu rằng có phải ''Chân lý'' không? Theo ý Ngài là Không! Đúng chưa?
    Vậy là câu nói của Ngài chẳng có ''ý nghĩa'' gì! Nó đã không là chân lý thì là sự sai lầm thôi.
    Được FromtheStars sửa chữa / chuyển vào 11:31 ngày 08/09/2009
  4. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    (Tiếp)
    Những ''Chân lý'' giựa theo quan điểm của Tri thức Nhân loại không dẫn chúng ta tới niềm tin tuyệt đối. Nó không loại bỏ hoàn toàn sự nghi ngờ trong con người Chúng ta. Bởi lẽ Tri thức Nhân loại là dựa vào kinh nghiệm thu nạp được trong lịch sử loài người. Mà lịch sử loài người so với tuổi của Vũ trụ nó mới chỉ tương đương với một cái nháy mắt trong đời người. Rõ ràng loài người mới chỉ đang trong giai đoạn tiến hoá và trưởng thành, do vậy những kinh nghiệm ấy cũng chỉ là những cái nhìn rời rạc, hay những tri thức thu nhận được mới chỉ là một trong những khả năng xuất hiện của Chân lý. Ví dụ: Hoa sen, hiện tại loài người có tri thức về hoa sen, nhưng sau vài tỷ năm nữa, khi mặt trời thành sao lùn đỏ, nuốt chửng trái đất, liệu rằng tri thức về hoa sen có còn tồn tại? Rõ ràng Hoa sen chỉ là những cấu hình của vật chất, những biểu hiện thực tại về chân lý.
    Có thể xem quan niệm về tri thức như là CHân lý tương đối. Biết 1 thì nói 1.
    Do vậy anh định thuyết phục tôi theo anh? Ừ, rõ ràng anh rất nhiều kinh nghiệm đấy! Tôi ngả mũ kính phục anh. Có thể tôi sẽ theo anh, nhưng anh hiểu cho tôi, tôi chỉ theo anh tạm thời thôi nhé. Chân lý của anh là tương đối mà, đúng không? Đến một lúc nào đấy, tôi sẽ không theo anh nữa, thậm chí chống lại anh, anh cũng đừng trách tôi.
    Anh đồng ý chứ?
    WILLIAM S. SAHAHAN & MABEL. SAHAKAN (Thanh Chân dịch)
    11. Chủ nghĩa duy thực thuần phác
    Theo chủ nghĩa duy thực thuần phác (Naive Realism), sự vật chỉ thực hữu khi các cảm giác thể hiện và diễn tả chúng. Các giác quan của con người khẳng định sự chân xác hay sai lầm của các đối tượng sự vật và mọi kết luận, chỉ có những đối tượng được cảm nhận trực tiếp bằng giác quan mới là chứng cứ có giá trị. ?oTrừ phi nhìn tận mắt, bắt tận tay?, ?otôi không tin vào bất kỳ điều gì?. Lời khẳng định này là thí dụ minh hoạ cụ thể cho tiêu chuẩn duy thực như thế.
    Tuy nhiên, tiêu chuẩn duy thực thuần phác không phải là yếu tố kiểm chứng chân lý thoả đáng. Thực tế, các chân lý khoa học thường nằm ngoài phạm vi cảm nhận của các giác quan. Sóng ánh sáng, tia X, các phản ứng hóa học, v.v?, cũng như một số hiện tượng tự nhiên khác, vốn không cảm nhận được bằng giác quan, mặc dù chúng được kiểm chứng qua các cuộc thử nghiệm. Mặt khác, sóng âm thanh với tần số trên 20.000 chu kỳ/giây vượt ra khỏi khả năng nghe của con người, vẫn có thể được phát hiện một cách gián tiếp qua các thiết bị dò tìm.
    Hơn nữa, kinh nghiệm cảm giác của con người cũng có thể bị đánh lừa và tạo nên ảo tưởng. Thí dụ: Tiêu chuẩn duy thực thuần phác sẽ dẫn chúng ta đến kết luận rằng chiếc đũa thẳng sẽ hoá cong khi đặt vào trong ly nước, bởi lẽ nó thực sự bị uốn cong dưới cái nhìn của chúng ta. Hay cho sáu đầu bút chì chạm đồng thời vào một khu vực nhỏ trên lưng người sẽ tạo ra ảo giác rằng chỉ có một đầu bút chì chạm vào mà thôi. Trong trường hợp ấy, quan niệm duy thực thuần phác sẽ dẫn chúng ta đến 1 kết luận sai lầm.
  5. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Trích dẫn:
    "Bởi lẽ Tri thức Nhân loại là dựa vào kinh nghiệm thu nạp được trong lịch sử loài người. Mà lịch sử loài người so với tuổi của Vũ trụ nó mới chỉ tương đương với một cái nháy mắt trong đời người. Rõ ràng loài người mới chỉ đang trong giai đoạn tiến hoá và trưởng thành, do vậy những kinh nghiệm ấy cũng chỉ là những cái nhìn rời rạc, hay những tri thức thu nhận được mới chỉ là một trong những khả năng xuất hiện của Chân lý. Ví dụ: Hoa sen, hiện tại loài người có tri thức về hoa sen, nhưng sau vài tỷ năm nữa, khi mặt trời thành sao lùn đỏ, nuốt chửng trái đất, liệu rằng tri thức về hoa sen có còn tồn tại? Rõ ràng Hoa sen chỉ là những cấu hình của vật chất, những biểu hiện thực tại về chân lý. "
    -------------------
    Đây chính là những câu nói hùng hồn của Bất Khả Tri.
    Vậy anh, khi anh trích dẫn quan điểm Omega của một Thánh nào đó, anh có biết rằng nó là Omega không ?
    Một người đang hùng hồn phát biểu quan điểm của Bất khả Tri mà cứ tưởng là mình đang nói về : " Bàn tay ta làm ra tất cả "
    Đáng thương...
    Nhưng cũng thường thôi.
    Không Phải ai sinh ra cũng trở thành Triết Gia.
    Mà cũng rất khủng khiếp nếu như mọi người trong xã hội này là triết gia.
    Tuy nhiên rải rác đâu đó vẫn còn những người Lang Thang trong sa mạc, thèm khát tìm những vũng nước bẩn trên đá mà quên rằng mình trong balô của mình vẫn còn bình nước cam 20 lít....
  6. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Vâng! Thật khó mà đặt niềm tin vào anh nếu anh nói anh theo quan điểm này. Bởi lẽ cảm nhận thực tại bằng giác quan, cảm giác thuần tuý, thiếu suy luận và lý trí luôn chứa % sai lầm trong đó. Không chóng thì chầy, anh sẽ dẫn chúng tôi đến những mâu thuẫn, sai lầm chết người mà thôi. Anh làm sao mà giải thích được: Cùng một cây gỗ: Lúc ném xuống nước thì chìm, lúc khác ném xuống thì nổi? Đúng không anh? À, anh nói rằng anh không phải tuýp người ấy ư? Thế chân lý của anh là gì?
    WILLIAM S. SAHAHAN & MABEL. SAHAKAN (Thanh Chân dịch)
    12. Sự tương hợp
    Tiêu chuẩn này cho rằng một ý tưởng tương thích với đối tượng của nó thì tất đúng. Qua đó, ?oNhà Trắng toạ lạc tại thủ đô Washington, D.C của Hoa Kỳ? là lời nhận định đúng nếu đối tượng được nói đến (Nhà Trắng) có vị trí thực tế phù hợp với ý kiến mà nhận định ấy nêu ra.
    Có vẻ như sự tương hợp (correspondence) là tiêu chuẩn thoả đáng nhất so với các tiêu chuẩn liệt kê ở trên ?" nhiều triết gia nhìn nhận nó là yếu tố kiểm chứng chân lý hiệu quả nhất. Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến phản bác. Đành rằng một ý tưởng tương thích với đối tượng của nó là chân xác, nhưng làm thế nào có thể xác định được một ý tưởng thực sự tương thích với đối tượng bởi thực tại, chúng ta vẫn cần phải đến một yếu tố kiểm chứng khác, yếu tố ấy phải có khả năng phát hiện ra mức độ chính xác của sự tương hợp ấy ở những tình huống cụ thể.
  7. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Ngài Nhầm. Theo Bất khả tri thì những lời ngài nói là vô nghĩa.
    Đừng cắt mẩu câu kia của tôi trong sự tương quan với tổng thể câu chuyện của Chân lý. Nó sẽ vô nghĩa và bất khả tri đúng như bản chất con người Ngài.
  8. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Bất khả tri không phải là cái xấu.
    Bất khả tri là một quan điểm triết học cho rằng Con người không thể nhận thức được thế giới.
    Và rất nhiều đoạn trích ở trên cũng như tinh thần của hàng loạt bài viết đang minh chứng cho Bất khả tri.
    Người thường hay dị ứng với những chữ như : Không thể, Không được...
    Họ thường tìm những chữ lọt tai như: Có thể, Được hết, OK...
    NHưng họ không biết rằng: Cái có chỉ là phần rất nhỏ so với cái không.
  9. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Vâng! Tôi liệt kê anh vào dạng 4 - Chân lý câu nói của anh dựa vào cảm tính (xúc cảm) và không tin cậy được.
    Làm sao anh biết lời anh nói là chân lý? Tức là đúng?
  10. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Rõ ràng quan điểm sự tương hợp này có giá trị hơn nhiều, hơn tất cả các quan điểm đã nói ở trên. Có vẻ tôi sẽ tin anh. Chỉ có một điều: Làm sao tôi có thể kiểm chứng cái mà anh nói tới, cái anh nghĩ tới, cái mà anh đã thiết kế, sẽ trùng khớp với thực tại. Liệu rằng cái anh phán đoán sẽ là sự thật hoàn toàn?
    Liệu căn nhà anh thiết kế sẽ được thi công một cách chính xác hoàn toàn như ý anh nói? Nó hẳn phải có độ vênh với thiết kế. Và việc đánh giá ''sai số'' ấy hẳn nhiên phải giựa vào một sự đánh giá khác đáng tin cậy? Liệu rằng liệu pháp bổ sung đó có thể tin cậy được 100 %? Chắc chúng ta chưa thể chế tạo được cái máy có độ tin cậy tuyệt đối 100 % như vậy được. Do vậy tôi chưa thể đặt 100 % niềm tin vào anh. Tôi chỉ tin 98% thôi, và tiêu chuẩn cho niềm tin của tôi vào anh có sai số cho phép là 2 %.
    WILLIAM S. SAHAHAN & MABEL. SAHAKAN (Thanh Chân dịch)
    13. Thẩm quyền (Authority)
    Thông thường, ý kiến của các chuyên gia, những người có học vị cao, hoặc đạt được một mức độ thành công nhất định trong một số lãnh vực chuyên môn, được nhìn nhận như dạng bằng chứng xác thực. Các chuyên gia ấy, hay giới có thẩm quyền(the authority), với khả năng nắm bắt và sự hiểu biết uyên thâm về một số vấn đề cụ thể, là nguồn cung cấp thông tin đáng tin cậy. Họ được xem là những người có đủ năng lực lý giải chính xác những vấn đề thuộc lãnh vực chuyên môn của mình. Vì thế, ý kiến đề xuất của họ nhận được sự tôn trọng, những nhận định của họ được chấp nhận như yếu tố kiểm chứng chân lý. Tuy nhiên, thực ra không ai (kể cả họ) có thể đưa ra một lời phán quyết, chính xác và tối hậu, theo cung cách ?ochính tôi khẳng định như thế?. Xét cho cùng, mọi nhận định đều cần được đánh giá đúng mức.
    Mặc dù yếu tố thẩm quyền thường được công nhận là tiêu chuẩn kiểm chứng có giá trị và hiệu lực sử dụng khá rộng (thí dụ chân lý tối hậu). Trong nhiều trường hợp, các nguồn thông tin có thẩm quyền và đáng tin cậy đưa ra nhiều chứng cứ cũng như nhận định mâu thuẫn với nhau.
    Được FromtheStars sửa chữa / chuyển vào 17:46 ngày 08/09/2009

Chia sẻ trang này