1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chân lý. Cách tư duy tiến tới chân lý.

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi FromtheStars, 06/09/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Sau đây là thuyết Bất khả tri dạng hẹp (tôn giáo). Tuy nhiên ta có thể suy rộng cho Vũ trụ Luận.
    http://vi.wikipedia.org/wiki/Thuy%E1%BA%BFt_b%E1%BA%A5t_kh%E1%BA%A3_tri
    Thuyết bất khả tri (Tiếng Anh: agnosticism) là quan điểm triết học cho rằng tính đúng hay sai của một số tuyên bố nhất định - đặc biệt là các tuyên bố thần học về sự tồn tại của Chúa Trời hay các vị thần - là chưa biết và không thể biết được hay không mạch lạc. Một số người theo thuyết bất khả tri suy diễn từ đó rằng các tuyên bố đó không liên quan đến ý nghĩa của cuộc sống.
    Có lẽ nhà tư tưởng bất khả tri (hay hoài nghi) đầu tiên là Sanjaya Belatthiputta (Samjayin Vairatiputra), một người cùng thời với Phật Thích Ca Mâu Ni, như đã được ghi trong kinh Phật. Người ta kể rằng khi được hỏi có cuộc sống sau cái chết hay không ông đã trả lời là có thể có và có thể không, và từ chối phỏng đoán xa hơn.
    Thuật ngữ "bất khả tri" (agnosticism) được đưa ra năm 1869 bởi Thomas Henry Huxley (1825-1895), một nhà tự nhiên học người Anh, người đã lấy cảm hứng từ các tư tưởng của David Hume và Emmanuel Kant. Thuật ngữ này còn được dùng để miêu tả những người chưa bị thuyết phục hay cố tình chưa đưa ra quan điểm về sự tồn tại của các vị thần thánh cũng như các vấn đề tôn giáo khác.
    Thuyết bất khả tri, khi tập trung vào những gì có thể biết, là một luận điểm nhận thức luận về bản chất và giới hạn của kiến thức con người; trong khi thuyết vô thần và thuyết hữu thần là các quan điểm bản thể học (một nhánh của siêu hình học nghiên cứu về các loại thực thể tồn tại). Không nên lẫn lộn thuyết bất khả tri với một cách nhìn đối lập với học thuyết về sự ngộ đạo và thuyết ngộ đạo - đây là các khái niệm tôn giáo nói chung không liên quan đến thuyết bất khả tri.
    Những người theo thuyết bất khả tri có thể tuyên bố rằng không thể có tri thức tinh thần "tuyệt đối" hay "chắc chắn" hay, nói cách khác, rằng tuy những sự chắc chắn đó là có thể có nhưng cá nhân họ không có tri thức đó. Trong cả hai trường hợp, thuyết bất khả tri bao hàm một hình thức của chủ nghĩa hoài nghi đối với các khẳng định tôn giáo. Điều này khác với sự phi tín ngưỡng (irreligion) đơn giản của những người không suy nghĩ về chủ đề này.
    Thuyết bất khả tri khác với thuyết vô thần mạnh (còn gọi là "vô thần tích cực" - "positive atheism" hay "vô thần giáo điều" - "dogmatic atheism"). Thuyết này phủ nhận sự tồn tại của bất cứ thần thánh nào. Tuy nhiên, dạng vô thần phổ biến hơn - thuyết vô thần yếu - chỉ là sự không có mặt của đức tin vào thánh thần, không tương đương nhưng có tương thích với thuyết bất khả tri. Chủ nghĩa vô thần phê phán (critical atheism) khẳng định rằng "Chúa Trời" hay "các vị thần" là các khái niệm có ý nghĩa, nhưng ta không có bằng chứng cho các khái niệm đó, do đó, trong khi chờ đợi, ta phải chọn lập trường mặc định là không tin vào các khái niệm đó.
  2. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Đoạn trích đó có thông tin. Tôi nói là ''thông tin'' thôi nhé. Tất nhiên là tôi sẽ xào nấu thế nào là do tôi. Giống như có người gửi tôi một hộp quà, có thông tin trong món quà ấy. Việc mở cách nào và ntn là việc của tôi.
    Còn anh? Anh lại chuyển sang trường hợp 13 rồi đấy - Thẩm quyền (Authority).
    Anh trích ở đâu đấy, của một chuyên gia như Bác WIKI chẳng hạn và anh tin là chân lý ư? Anh gửi trọn niềm tin của Bác cho Bác WIKI rồi đấy! Nhưng để kiểm định xem Bác WIKI nói có chính xác không, lại phải dựa vào các điều kiện và phương tiện kiểm chứng khác. Bởi tôi biết Bác WIKI cũng thường xuyên update và sửa đổi nội dung của mình. Với các chuyên gia khoa học khác cũng thế. Tất nhiên về chuyên môn nào đấy, họ có nghiên cứu rất sâu, thậm chí có tri thức và nắm sát chân lý hơn bất cứ ai. Nhưng bảo rằng họ nắm hoàn toàn chân lý e rằng cũng chưa phải. Có thể một lúc nào đó họ bị cúm chẳng hạn chắc hẳn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ và tư duy của mình. Vậy chỉ nên tin vào các chuyên gia có thẩm quyền khoảng 98%, để lại 2 % nghi vấn. Không biết 98% là có nhiều không?
    Anh chọn quan điểm này để thuyết phục mọi người chứ? Hay là:
    WILLIAM S. SAHAHAN & MABEL. SAHAKAN (Thanh Chân dịch)
    14. Tiêu chuẩn thực dụng (The Pragmatic Criterion of Truth)
    Đối với những người có chủ trương thực dụng, một ý tưởng hiệu dụng phải được nhìn nhận là ý tưởng đúng. Nói cách khác, hiệu quả thực hiện của một ý tưởng quyết định sự đúng đắn của nó. Ý tưởng phải gắn liền với thực t ế và cho ra kết quả thực tế, từ đó quá trình kiểm tra kết quả sẽ xác nhận hoặc phủ nhận chính ý tưởng ấy. Giá trị trọn vẹn của một ý tưởng có thể được phát hiện thông qua chuỗi hiệu quả phát sinh từ quá trình ứng dụng ý tưởng ấy trong thực tế.
    Thí dụ: Đối với lời nhận định về tầm quan trọng và hiệu lực của chất kháng sinh penicillin trong dược liệu pháp, các kết quả ứng dụng chất kháng sinh ấy trong quá trình chữa trị các bệnh nhiễm khuẩn chính là bằng chứng hiệu quả và có giá trị nhất.
    Mặc dù chủ nghĩa thực dụng đưa ra được một tiêu chuẩn chân lý có giá trị nhất, tiêu chuẩn này cũng cần được xem xét và vận dụng với thái độ dè dặt đúng mức. Không phải mọi ý tưởng có vẻ hiệu dụng bề ngoài đều đúng cả.
    Thí dụ: Một y sĩ chữa khỏi cho bệnh nhân mắc chứng rối loạn thần kinh chức năng (neurosis) bằng cách sử dụng một phương thuốc đặc trị. Về sau, ông ta khám phá ra rằng việc sử dụng một loại thuốc trấn yên cũng mang đến kết quả tương tự. Có lẽ vị y sĩ ấy buộc lòng phải thừa nhận rằng phương thuốc đặc trị lúc trước không phải là tác nhân chủ yếu chữa lành bệnh, rằng kết quả chẩn đoán và quyết định ban đầu của mình là thiếu chính xác. (Cũng có thể do lòng tin hay một dạng ảnh hưởng nào đó về mặt tâm lý đã giúp bệnh nhân của ông ta hồi phục).
    Những trường hợp như thế cho thấy rằng đôi khi ý tưởng sai lầm cũng có thể xuất hiện như một tác nhân mang đến hiệu quả thực tế.
    Tuy nhiên, tiêu chuẩn thực dụng vẫn có hiệu lực và giá trị nhất định; chí ít là dạng hiệu lực đã được William Ernest Hocking giới thiệu với cái tên ?oNguyên lý thực dụng tiêu cực?(Negative Pragmatism). Đại thể, nguyên lý ấy nhấn mạnh một ý tưởng vô hiệu chẳng thể nào là chân lý, bởi lẽ chân lý thì luôn hiệu dụng (mặc dù đôi khi những gì có vẻ hiệu dụng vô sản thể không phải chân lý).
  3. rarach24

    rarach24 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/03/2008
    Bài viết:
    1.104
    Đã được thích:
    1
    ^))^
    đy tìm trân ný = gút gò ^))^
    1 phương pháp trư ruy mới chăng
  4. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Chỉ là một vài thông tin trên mạng thế thôi. Xem thử dân chúng cảm nhận như thế nào về Bất khả tri.
    Có câu này:
    -Mọi sự vật tồn tại đều có lý do để tồn tại.
    Đó là câu của tui đó. Tìm chân lý trong đó đi các bạn . Kỳ này là các bạn khỏi nói tui trích dẫn từ đâu nhé.
  5. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Đó Chân lý nó nằm ở đó đó. Bác định nghĩa xong rồi còn gì? Tìm gì nữa.
  6. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Quả thực đến bước này, câu nói của anh cũng đã khá thuyết phục. Anh nói rằng một câu nói có ý nghĩa, là chân lý, đúng đắn khi nó có hiệu lực trên thực tế và hiệu quả của nó cụ thể, đo lường được. Cách này khoa học hay dùng. Độ chính xác khá cao, và nó càng sát chân lý khi ta thực hiện chúng càng nhiều lần mà vẫn có hiệu lực. Giống như các định luật New tơn, đã phát hiện ra, đã được sử dụng nhiều lần và vẫn cho ra kết quả như vậy do đó nó là chân lý. Và câu nói này mãi đúng đắn vì
    Chưa ai tìm ra được bằng chứng bác bỏ các định luật này.
    Tuy nhiên, chỉ dựa vào sự kiểm chứng lặp đi, lặp lại nhiều lần thí nghiệm để kết luận về chân lý quả là vẫn chưa phải là cách hoàn hảo bởi dù chỉ 0,00000000000...01 % lần sai thì kết luận về chân lý cũng vứt vào sọt rác. Do vậy trong khoa học người ta cần phải có một tiêu chuẩn về dung sai nhất định so với chân lý. Có như thế thì lý thuyết mới có hiệu lực trên thực tế. Và dung sai ấy phải đảm bảo chắc chắn rằng không ảnh hưởng tới kết quả mà ta đã kết luận đã quy ước. Có như thế các bà nội trợ mới đi mua thịt, đường, cá... một cách dễ dàng. Các nước Văn minh là các nước tiến được gần tới sự thật, tức là tiêu chuẩn về sai số là bé, rất bé thậm chí bé như sai số trong thi công tàu vũ trụ. Còn Việt Nam ta, sai số là bao nhiêu? To, rất to, to đến nỗi không tưởng tượng được, mà người ta thường đưa ra khái niệm ''xuề xoà'' để chỉ về nó.
    Để thực hiện quan điểm này phải tuyệt đối tuân thủ và tôn trọng sự thật theo đúng các tiêu chuẩn đã được nghiên cứu quy ước, Phương pháp này phải luôn luôn điều chỉnh kết quả thí nghiệm theo phương pháp thống kê theo số lần kiểm chứng chân lý (rút kinh nghiệm).
    Trên thực tế, tôi sẽ theo anh nếu như anh là nhà khoa học như kiểu trên. Tuy nhiên chỉ theo anh làm khoa học thôi nhá. Tức là vì tính thực dụng, hiệu quả và lợi ích mà tôi theo anh. Còn về vấn đề nhận thức rốt ráo, về tinh thần có thể tôi cần tìm về một thứ tuyệt đối, không thiên vị vì tính thực dung hay bất cứ điều gì khác.
    Anh có ý khác chứ?
    WILLIAM S. SAHAHAN & MABEL. SAHAKAN (Thanh Chân dịch)
    15. Nhất quán cục bộ (Loose Consistency)
    Chính xác, nhưng không nhất thiết phải có liên quan với nhau, những nhận định được gọi là nhất quán cục bộ nếu chúng không mâu thuẫn với nhau. (Tương tự, một người có tính nhất quán thì không tự mâu thuẫn với chính mình). Theo lý lẽ trên, những nhận định dưới đây được xem là nhất quán cục bộ, bởi vì chúng không đối kháng nhau:
    - ?oTuyết trắng.?
    - ?oChì là kim loại nặng.?
    - ?oHôm qua, nhiệt độ hạ xuống mức 200C.?
    - ?oGeorge Washington* là vị tổng thống đầu tiên của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.?
    Sự bất xứng của tiêu chuẩn nhất quán cục bộ được thể hiện qua thí dụ trên. Những lời nhận định như thế không thể không liên quan gì với nhau, thiếu mạch lạc và không cấu thành một tổng thể. Xét cho cùng, giá trị của chứng cứ phải thể hiện ở các mối quan hệ có khả năng nối kết các dữ kiện riêng lẻ thành một khối thống nhất.
    Được FromtheStars sửa chữa / chuyển vào 01:48 ngày 09/09/2009
  7. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Đương nhiên đó là lý. Và tôi không gọi nó là chân lý.
    Nói là chân lý thì bị thừa một chữ chân.
    Lý thì ai cũng có lý cả.
    Bởi vậy : Mọi vật tồn tại vì có lý do để tồn tại.
    Tại sao tồn tại HIV ? Nếu không có Human thì HiV cũng chỉ thể bành trướng trong cơ thể của một số KHỈ và sẽ tuyệt diệt trong thời gian ngắn.
    Và HIV chính là một trong những cán cân của Tạo Hóa nhằm tạo sự Cân Bằng ( Balance) cho Vũ Trụ (nhỏ và lớn).
  8. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Cỏ sinh ra để bị bò ăn.
    Bò sinh ra để cho Cọp ăn.
    Cọp sinh ra để cho Người ăn.
    Người chết đi để cho Dòi bọ ăn.
    Dòi bọ chết đi để làm Chất Mùn cho đất.
    Cỏ ăn chất Mùn để xanh tươi.
    Chuỗi thức ăn là như thế.
    Có thể thêm vài mắt xích.
    Có thể chặt bớt vài mắt xích.
    Nhưng cuối cùng cái vòng vẫn lặp lại.
    Hơi giống Vòng Luân Hồi của Phật nhỉ .?
    Phải rồi: Mọi tư tưởng đều đi đến chỗ nhất thống.
    Mặc dù vẫn có nhiều dị biệt.
    Chỗ nhất thống này tạm gọi là Chân lý. Tạm thôi.
    Vậy thì sau 4 trang có được 2 cái Tạm chân lý.
    1) Bất khả tri.
    2)Chuỗi thức ăn.
  9. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Và do đó:
    Để cái chuỗi thức ăn được tiếp tục thì mỗi mắt xích phải kết thúc sứ mạng của nó. Nó phải bị phủ định. Phải bị kết thúc.
    Vậy: Không một sinh vật nào, giống loài nào có thể tồn tại mãi mãi.
    Khủng long, cây lá kim...là những thí dụ.
    Do vậy Ước mơ trường sinh mãi mãi chỉ là ước mơ.
    Và mọi sinh vật và cả đất đá, vật chất...đều như nhau, không thiên vị.
    Đã lộ ra câu :
    "Thiên địa bất nhân dĩ vạn vật vi sô cẩu" chưa ?
    Tạm chân lý 3.
    Trong đó hết 2 cái Lão tử đã tìm ra.
    Chỗ này bắt chước nhân vật trong Đôi mắt của Nam Cao mà nói rằng : " Tiên sư ông Lão tử ! "
  10. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Chân lý là lý thừa một chân? Ặc ặc. Đến chết vì cười với Bác.
    Nó là cái ''''Lý đúng'''', ''''Lý sự thật'''' chứ không phải lý giả vờ, giả cầy, vậy thôi. Cứ theo Logic, câu nói hàm chứa chân lý thì câu nói nó đúng. Tức là Cái chân lý đó là nền tảng cho những thứ tồn tại khác.
    Mọi vật tồn tại vì có lý do để tồn tại.
    Ta có thể thấy rõ trong kết luận của Bác.
    vì ''''Có lý do'''' - tức là có sự tồn tại của chân lý => mới có sự tồn tại của các thứ khác.
    Được FromtheStars sửa chữa / chuyển vào 09:00 ngày 09/09/2009

Chia sẻ trang này