1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chân lý là gì?

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi focifoci, 22/10/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. takts

    takts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2006
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    0
    đừng chấp vào ngôn từ, nếu không tư duy,tâm trí sẽ làm chủ bạn. hãy hướng sự chú tâm tới cái đằng sau ngôn từ ấy, cái mà từ ngữ ấy hàm ý tới, thông qua cảm nhận, thông qua toàn thể ý thức, để không bị lỡ những cơ hội ngôn từ.
    ngôn từ chưa bao giờ là sự thật, chân lí, về 1 điều gì, chúng chỉ la những tín hiệu trên đường đi, trên đường sống, những tấm biển chỉ đường.
    chân lí chưa bao giờ là 2 từ "chân lí"
    sự thật chưa bao giờ là 2 từ "sự thật"
    vẻ đẹp chưa bao giờ là những tấm ảnh chụp nó.
    đừng để cái trí thôi miên, mê hoặc.
  2. TheWanderer

    TheWanderer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2007
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Hay đấy.
    Có vẻ là bác đang bắt đầu không hiểu.
    Hoặc là đang cố gắng đơn giản hoá 1 vấn đề đang bị phức tạp hoá. Vấn đề tôi đang nói đến ở trên là sự thật qua góc nhìn của vũ trụ, góc nhìn chắc chắn khách quan và đương nhiên là chính xác. Còn điều mà Mr. Stephen Covey đang nói đến là chân lí trên góc nhìn chủ quan của con người hay một bộ phận con người. Hai điều hoán toàn khác nhau, sao có thể đanh đồng được.
    Còn nếu muốn nói về khái niệm "chân lý" của loài người thì đơn giản nó là 1 quan niệm được đa số nhân loại đồng ý và chứng minh là đúng. (trước khi bị chứng minh là không đúng )
    @uhohwtf: vấn đề biểu đạt ý kiến ở đây là tuỳ vào khả năng cũng như phương pháp của từng người. Bác ăn nói như thế hèn gì bị vote cho 1 sao là phải.
    Còn vấn đề "chiếc áo cao siêu của những nhà bác học" thì Mr. Covey khi đơn giản hoá nó chỉ có thể nói lên một phần tri thức của con người sao cho dễ hiểu nhất và bán chạy nhất (sorry ngài Stephen). Đó cũng là vấn đề của bác khi đi đơn giản hoá một vấn đề "cần phải" được phức tạp hoá nhằm mục đích xét nó trên nhiều góc cạnh. Có vẻ đây chưa phải là thói quen của bác.
  3. TheWanderer

    TheWanderer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2007
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Vậy thì các bạn của chúng ta đang nóng lòng tìm hiểu "chân lý" là gì chứ không phải từ "chân lý" là nhắm đến sự vật nào.
    Hình như ta đang xét đến nghĩa cái từ ấy biểu đạt chứ không phải là tại sao nó đc đặt ra để biểu đạt cái nghĩa đó.
    Bác đúng rồi: 2 chữ "sự thật" diễn tả một phần sự thật.
  4. kongtonxach

    kongtonxach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2007
    Bài viết:
    661
    Đã được thích:
    0
    Chân lý là "chân" của cái "Lý" là đúng nhất
    Chân tức là cái gốc, cái tận cùng của "một cái gì đó"
    VD: cái chân, chân trời, chân tường
    "lý" là cái "đúng thật", Cái "bản chất", "nguyên lý" của sự vật, hiện tượng nào đó
    Đơn giản "chân lý" là cái đúng nhất, cái bản chất sơ khai nhất, cái "gốc" của sự vật, hiện tượng nào đó...
    Nói " nước chảy xuôi..", "trái đất xoay quanh mặt trời".. có thể coi đó là "chân lý"
    Còn như 1 bạn gì đó có đưa ra 1 VD:
  5. kongtonxach

    kongtonxach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2007
    Bài viết:
    661
    Đã được thích:
    0
  6. TheWanderer

    TheWanderer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2007
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Giải thích như anh thì lý = chân lý, như không.
  7. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Cái sự thật mà nó phụ thuộc vào nhận thức của con người thì có phải là sự thật không?
    Cái mà bác nói, đó là quan điểm, đó không phải là sự thật. Quan điểm có phù hợp với sự thật không là chuyện khác. Còn ở đây, chẳng có gì không thật cả
  8. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Đúng rồi, định nghĩa tự nhiên là chủ quan, chính vì thế khi nhận ra nó là chủ quan thì không cho rằng nó là khách quan nữa. Nói cách khác, từ bỏ những cái chủ quan mà lại cho rằng đó là khách quan, khi đó, nếu không hiểu lầm thì có thể nói thành khách quan. Mà thực sự nó là khách quan, bởi nó không chủ quan.
    Cái nhận thức nào mà chẳng chủ quan, nhưng chủ quan nào mà chẳng phải là hiện tượng khách quan? Ví như các hiện tượng ảo giác, tâm lý,.. chính là chủ quan, nhưng nó cũng được khoa học nghiên cứu và dán cho cái mác khách quan. Tại sao biết vậy, chính vì đặt vào mình quan sát, nó là chủ quan, nếu không có ai cả thì làm gì còn chủ. Chủ quan hay khách quan cũng chỉ là khái niệm con người đặt ra, tức là nhận thức chủ quan, nhưng nó cũng là hiện tượng khách quan, tính hai mặt của một vấn đề trong thế giới tương đối. Nó chính là như thế đấy
    VD của em là để nói rằng, những cái nhận thức sai lầm, trái đất hình vuông, nó là sự thật đấy.
  9. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Có một câu nói, đạo khả đạo phi thường đạo, danh khả danh phi thường danh, nghĩa là đạo mà nói ra thì không còn là đạo, danh mà nói ra thì không còn là danh.
    Như cái máy tính, nếu gọi nó là cái máy tính thì nó không còn là cái máy tính thực nữa, cái máy tính thực thì không có tên, con người gọi nó là cái máy tính. Nếu cho rằng cái máy tính gọi tên là cái máy tính, thì computer cũng là cái máy tính, nhưng đó chỉ là tên gọi, không phải sự thật. Tương tự, F=ma là tên gọi trong ngôn ngữ toán học, đó chỉ là danh từ, không phải là sự thật. Sự thật thì không có tên. Tên gọi là nhắm đến sự thật, nhưng tên gọi không phải sự thật. Mũi tên nhắm đến đích, nhưng mũi tên không phải là đích.
    Nếu không sợ nhầm lẫn thì gọi cái máy tính cũng không sao, cần biết rằng đó không phải là sự thật. Đối với bình thường thì không vấn đề, nhưng muốn tìm hiểu sâu thì sẽ thành vấn đề.
    Danh vô thực, thực vô danh.
  10. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Voi con lon ta lon ton nói rất chính xác!
    Đối với một sự vật, hiện tượng, có ba cấp độ "thật sự" của Danh(tên gọi) dùng để chỉ về nó:
    Cấp độ 1:
    nó đơn thuần là chính nó, Đệ Nhất Huyền Nghĩa (nói theo ngôn ngữ nhà Phật thì nó là thậm thâm như thị, có nghĩa là như thế đó, như thế đó một cách thậm thâm).
    Cấp độ này cũng là cấp độ cao nhất: Vô danh ! Và ở cấp độ này chính là cấp độ mà Lão Tử đã khẳng định trong chương đầu tiên của Đạo Đức Kinh:
    Danh khả danh, phi thường danh.
    Cấp độ 2:
    Nó được đặt tên, cái tên đó chỉ đơn thuần là để gọi hiện tượng đó, sự vật đó (Phật học- pháp hay phi pháp), tức là sự vật, hiện tượng đó đã được phân biệt hay khái niệm.
    Cấp độ này đã được "thêm" vào thực tại sau cùng của sự vật, hiện tượng, một góc nhìn nào đó, một quan điểm nào đó, một phân biệt, hay chấp trước nào đó (Phật học)
    Cấp độ 3:
    Cái tên đó, lại được nhiều người khác nhau ở các bản ngã khác nhau, quan điểm khác nhau, xây dựng nên trong thế giới riêng của Tâm thức của họ. Do đó, cùng một tên, nhưng khi nhắc đến tên đó, thì những người khác nhau ở các góc độ quan sát hay quan niệm khác nhau, cũng như nghiệp lực khác nhau, trình độ khác nhau,... sẽ thấy nó khác nhau, và do đó MỘT tên đó sẽ là một tập hợp các "tên" (khái niệm, quan điểm) khác nhau về cái MỘT tên đó!
    Trở lại, lại nói, cấp độ 1 chính là cấp độ cao nhất, và cũng là cấp độ mà Lão Tử nói gọi là trở về, phản phục, chất phác, Vô danh của Đạo!

Chia sẻ trang này