1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chân lý là gì?

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi focifoci, 22/10/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. muabongmay2207

    muabongmay2207 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    515
    Đã được thích:
    0
    @..... : nếu ta đứng ở bắc (nam) cực . mặt trời liệu còn mọc ở phía đông ??
    chân lý là tất cả những gì thuận theo, trôi theo, bám theo tự nhiên,
    quy luật tiến hóa, đào thải, vận động tương tác........... mà không hề dính líu đến những luật định những thứ mà con người bịa ra qua ngôn từ và hệ thống các giá trị đc mặc định theo time .
    họ nắm bắt nó bằng những giới hạn của kinh nghiệm, hiểu biết hay bất kể thứ gì có thể bám vứu đc qua time đúc kết chuyền từ nơi này sang nơi khác, đời này sang đời khác
    thông qua vẻn vẹn 5 giác quan/
    thử tưởng tượng một tồn tại 1 time nào đó, con người có đến 10 giác quan. hay n giác quan. sự thông minh, kinh nghiệm đúc kết lớn gấp m lần
    lúc đó.....................
  2. TheWanderer

    TheWanderer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2007
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề ở đây không giống như vậy.
    Chúng ta cần phải xét đến sự thật theo 2 cách:
    + Sự thật khách quan của thiên nhiên: là điều mặc nhiên đúng, mặc nhiên bất biến, không phụ thuộc vào cách con người đánh giá nó.
    + Sự thật chủ quan của con người: là sự thật được con người cho là đúng, sự thật thay đổi theo thời gian, theo nhận thức của con người, nói cách khác, đây là sự thật đối với con người và phụ thuộc vào con người.
    --------> Như vậy, chẳng ai biết con người đã biết được một sự thật khách quan nào chưa, và ai cũng biết rằng con người đang công nhận rất nhiều sự thật chủ quan.
    Nếu ai có ý định phản biện tôi bằng câu hỏi: thế 1 + 1 = 2 chưa phải là sự thật khách quan hay sao. Xin trả lời, đúng như thế. Nói đơn giản thì 1 là do con người đặt ra, và đặt ra để cho 1 +1 = 2
  3. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Em không đồng ý.
    1+1=2 là do con người đặt ra, nhưng nó cũng khách quan. Tất nhiên có thể đặt một cộng một bằng ba, nó là đặt ra. Có nhiều loại khách quan, vd các quy luật vật lý khách quan, các quy luật tâm lý cũng khách quan, các quy luật logic cũng khách quan, và các quy luật toán học cũng khách quan
    Khách quan tức là không phụ thuộc vào ý muốn của con người, con người không thể thay đổi được. Một cái bánh thêm một cái bánh phải là hai cái, dù có gọi nó là gì đi nữa. Ví dụ con người đặt ra tên gọi, khái niệm, năng lượng, khối lượng. Nhưng một cái ô tô, tên gọi do con người đặt ra, làm ra, hết xăng thì không chạy được. Nói bằng ngôn ngữ nào cũng không làm cái ô tô nhúc nhích.
  4. muabongmay2207

    muabongmay2207 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    515
    Đã được thích:
    0
    các loài động vật hay con nguời nguyên thủy
    trong bản chất sinh tồn đã mang chân lý
    cái chân lý đấy
    chúng không thể nói ra, ko thể có bước đệm hay những tấm biển chỉ đường, phao tiêu địnhhưnớng. chúng cũng chẳng hiểu hay ít nhất là cảm nhận đc.
    cho đến 1 thời điểm, con người có suy nghĩ , trí khôn phát triển, rồi kinh nghiệm.
    đúc kết kinh ngiệm.
    ____________
    chân lý
    là một thứ lá cây nào đó, chưa từng và sẽ ko thể có trong quấn từ điển con người bịa ra có thể tra đc.
    đã và sẽ mãi là vậy
    nhưng nó là quy luật, bắt buộc loài người phải bám vứu, bị chi phối.
    cũng chính vì không thể nắm bắt đc
    con người, với khao khát và sự tò mò, cơn khát, khát vọng đc hiểu cua minh .
    chúng nó đã bịa ra ngôn từ
    ngôn từ để diễn đạt cái không thể diễn đạt đó
    và còn hơn thế nữa
    để chúng nó sống tôt hơn, vui vẻ hơn
    chúng nó đã bịa ra một đống các giá trị và luật định
    lại khổ nỗi
    các giá trị chúng nó bịa ra, lại xa rời chiếc là chân lý đó
    nên nhiều khi, quá nhiều khi. chúng nó để các giá trị đảo lộn điên cuồng
    a ha
    chúng vẫn chấp nhân, chấp nhận một cách hiển nhiên, hợm hĩnh.
    chính vì vậy mà bao người tỉnh táo đã cười ruồi cười đểu cái gọi là cuộc đời.
    ________________
    khac với người tiền sử
    con ng ngày nay
    đã tìm cáh, tìm nhiều cách để nắm bắt, để khái quát cái ko thể đấy
    bằng ngôn từ
    bằng giá trị
    bằng triết lý
    và đó la điều hoàn toàn hiển nhiên, hoàn toàn bình thường
    hoàn toan khách quan,
    cũng như ếch phát triển phổi đê thích nghi đới sống nửa cạn nửa nươc vậy
    là khách quan, là tự nhiên, là quy luật vận động
    ___________________
    một ánh mắt, cắt đôi bầu trời, cắt 3 bầu trời , cắt n bầu trời
    với m ánh mắt
    bầu trời toàn vẹn vẹn toàn, hiển nhiên trong mắt người tiền sư. đã bị con người ngày nay băm chặt lam lở.
    nhưng đó lại chính là khách quan, là hiển nhiên
    mà con người ngày nay , giúp con người ngày nay hiểu về bầu trời.
    ừm
    khôn quá mà
    hiểu biết quá mà
    mà càng hiểu biết càng muốn cắt
    nó giúp con người
    cộng đồng con người hiểu hơn về bầy trời
    nhugn cái bi cịch của chúng là sống theo
    nhin nhân theo các lát cắt của mình
    bởi trước khi la lát cắt của bầu trời
    thì baaif trời phải là bầu trời đã!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!~~~~~~~~~~~
  5. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Lật lại lịch sử triết học ngay từ thời Parmenid; đã tuyên bố: "những điều chân thật" ; ra đời cùng với ngôn từ vững chắc (nỗ lực của triết học là nỗ lực của ngôn ngữ chống lại các bùa mê của trí thông minh; "nỗ lực khái niệm"; "tính nghiêm khắc của khái niệm"); từ đó mà chân lý được khơi mào.
    Ngôn ngữ của các nhà triết học; giống như những chiếc giày quá chật.
    Ở Heraclit; chúng ta thấy tuy ông là nhà biện chứng ông thừa nhận các mặt đối lập tồn tại song hành nương tựa chuyển hóa lẫn nhau như ngày và đêm; tốt và xấu; thiện và ác... chúng tồn tại không thể thiếu nhau. Nhưng ở Heraclit ; vẫn có một ngoại lệ; đó là cái đúng không đi đôi với cái sai; với ông diễn từ là tồn tại vĩnh cửu; là logos; bằng cách đó ông giữ vững quy chế chuyên nhất của chân lý.
    Ngược lại; ở Trang Tử; ông phi-chân-lý; tức là chẳng có sự bất bình đẳng giữa cái đúng và cái sai "trên đời này không có ai chết yểu sớm như bành tổ; cũng chẳng ai thọ hơn đứa trẻ chết non" hay "Nàng Tây thi đẹp; người thấy họ trầm trồ; nhưng hưu nai thấy nàng ***g chạy; cá thấy họ lặn sâu"
    Là một bậc minh triết; Trang Tử cho rằng; cuộc tranh luận triết học là vô ích. Chẳng có luận đề nào là hơn luận đề nào! Mà mỗi người tự nhìn từ phía của họ; mỗi người đều xem nhìn từ phía mình là đúng và từ phía kia là sai ["tự thị đắc tri tri"]. Ta đọc thấy điều này trong bảng tổng kết mà Trang Tử đã đúc kết để cho thấy sự vô ích trong cuộc tranh luận bằng ngôn từ; khái niệm để tìm chân lý:
    Nếu ta và ngươi tranh luận với nhau
    Nếu ta thắng; ngươi thua
    Thì có phải là ta đúng và ngươi sai không?
    Nếu ta thua và ngươi thắng
    Thì có phải là ta sai ngươi đúng không?
    Và giả sử có người thứ ba đồng ý với ta
    Thì có chắc là ta đúng và ngươi sai không
    Hay giả sử người thứ ba đó đồng ý với ngươi
    Thì có chắc là ngươi đúng và ta sai không?
    Hay chúng ta đều đúng?
    Hay chúng ta đều sai?
    Chẳng ai thấy được cái mà chúng ta thấy!
    Khiến cho những người khác đều ở trong bóng tối!
    Như cái "Đạo" trong cuộc "tranh luận lớn" cũng "chẳng nói nên lời"! Con đường tranh luận bị đóng lại; mà mỗi người tự nói với mình; ta có thể hy vọng gì ở kẻ đối diện mà chỉ là "sự biến đổi các âm thanh và màu sắc thuần túy" để mà tìm ra một chân lý?

    Socrates; đứng giữa ngã rẽ giữa minh triết và triết học [hay đúng hơn ông đã tự tạo nên cái ngã rẽ đó] (cái khiến ông thật đáng lo ngại - và do đó ; Nietzche đã tố cáo ông); đã biện hộ một bài "chơi khăm" chính xác vào bài phê phán của các nhà tư tưởng Lão học; ông thừa nhận rằng: "Giống như việc mất niềm tin ở người mà ta kính trọng; cứ như thế mãi; va chạm mãi; cuối cùng nhận ra ở con người chẳng có gì là lành mạnh và trở thành "kẻ ghét người" thì với những người đã từng tin tưởng ở ngôn từ và chân lý cũng vậy; họ nhận thấy trong mọi cuộc tranh luận có một sự vô ích lý do nằm ở sát mặt hiện sinh; họ đâm ra chán ghét ngôn từ; tranh luận và bài bác chân lý!"
    Socrates nói tiếp: "Tôi dùng ngôn từ và tranh luận không phải chỉ để làm cho người khác nhìn thấy cái mà tôi nhìn thấy mà còn để tôi nhìn thấy cái người khác nhìn thấy" "Nếu anh có cảm giác tôi đúng thì hãy đồng ý với tôi; còn nếu cảm thấy tôi sai thì hãy vận hết các lý lẽ của anh để bác bẻ tôi" - nói tóm lại ; ông muốn nói rằng hãy bận lòng ít thôi về Socrates và nhiều hơn về chân lý. Và trong một cuộc tranh luận vừa cởi mở lại vừa mạo hiểm như vậy; cái "đồng thuận tự do"(quyền tự do tán đồng" đó làm bật lên chân lý chứ không phải sự thích đáng hóa bừa bãi một điều gì thành vĩnh cửu. Tranh luận tìm chân lý trở thành tích cực; không phải là đối diện nhau phủ định nhau tuyệt đối nữa mà là cùng xây dựng; cùng nhau. Mở ra lối thoát cho triết học và khoa học.
    Socrates nói thêm một cách vui vẻ: "Sai lầm của chúng ta; hay sự "điên rồ" của chúng ta là coi tư duy như một sự mạo hiểm; và chúng ta đã thực sự lao vào vòng mạo hiểm đó!"
    Quả thật; ngôn từ; và tranh luận vừa thể hiện sự cởi mở lại vừa mạo hiểm trên sát bề mặt hiện sinh!
    HẾT
  6. TheWanderer

    TheWanderer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2007
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Thế đấy
    Các bác vẫn chẳng hiểu ý em.
    Các quy luật con người đặt ra, chắc gì đã đúng..
    2 cái , n cái 1 ---> một nhóm cái, một tập hợp cái. Và 2 cũng như 1 đc đặt ra để biểu diễn cái nhóm đó.
    Vấn đề ở đây còn là cái đã dính tới con ngườ thì hẳn nhiên có 1 phần chủ quan. Cái lí có thể là chủ quan. Nhưng chân lý là hoàn toàn khách quan. Con người thời xưa mong muốn khái quát hoá trái đất, cho nó là hình tròn. Còn con ếch, biết đâu 10 vạn năm nữa lại đẻ con thì sao?
  7. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Đấy đấy; cái vàng 1 chính là cái mà bài post dài ngoẵng của em đang cố diễn đạt đấy; mỗi người đều nhìn thấy từ phía của mình; và cho rằng phía kia không nhìn thấy cái mình nhìn thấy; do đó mà gây ra những bất hòa; lộn xộn trong khái niệm và trong tư duy
    Biết đâu các bác đều đúng thì sao?Vấn đề là chưa thấy cái người khác nhìn thấy hoặc người khác chưa nhìn thấy cái bác nhìn thấy hoặc bác chưa biết cách diễn đạt thế nào cho bên kia đồng ý!
    Chân lý là một khái niệm có ở con người phải không ạ! Tuy rằng con vật nó biết đói thì phải ăn; nguy hiểm thì phải chạy. Nó thực hiện những phản xạ ấy hoàn toàn hiển nhiên mà không cần phải tuyên bố tuyên mẹ lên chân lý to tát như con người làm gì cả.
    Bác nói đúng rồi đấy; đã liên quan đến con người; đã được con người ghi nhận; phát biểu; tin tưởng tất phải có tính chủ quan!
    Chủ quan là cái nhìn của chủ thể của cái "tôi" hoặc cái "Chúng tôi"; khách quan là cái nhìn "từ bên ngoài"; của nó của bạn hay của họ...
    Vấn đề ở đây là cái chủ quan và cái khách quan có liên hệ biện chứng với nhau; ở đây ngôn ngữ đông Tây đã "đá" nhau; trong cái từ khách quan vẫn có chữ "quan"; tức là cái nhìn; góc nhìn quan điểm; mà theo Trang Tử thì về cơ bản các quan điểm đều bình đẳng (Tề Vật Luận). Thậm chí không biết là Trang Tử mơ thành **** hay **** mơ thành Trang Tử nữa
    Triết học phương Tây ồ ạt vào; người VN mặc nhiên(ko phải tất cả) coi cái "khách quan" nghĩa hán việt thành cái "vật tự nó" của Imanuel Kant.
    Chủ và khách có thể đổi chỗ cho nhau nếu ta "thay đổi góc nhìn" mỗi người đều là chủ thể với chính họ và là khách thể với người khác.
    Còn cái "chân lý khách quan" không phải là cái lý đúng mà những quan điểm bên ngoài tìm thấy được theo nghĩa hán việt nữa mà đã; bị bóp méo thành một cái nằm ngoài các tầm nhìn; không phụ thuộc vào người ta có nhận thức được nó hay không! Tức là đối lại với cái "vật tự nó" hoàn chỉnh bên ngoài có một cái nhận thức chân lý lý tưởng tương như là "quả cầu biết tuốt" đứng trên mọi cái nhìn như một ông Thượng Đế soi thấy tất cả mà em đã lập cũng ở box Tâm Lý này.
    Sau này triết học mới chữa lại cái ý này" "Khách quan không có nghĩa là cái điều ấy; cái câu ấy; cái ý niệm đấy; cái phát biểu ấy ... nằm ngoài ý thức; tồn tại độc lập lơ lửng ở đâu ngoài con người mà là cái nội dung của nó "khách quan"
    Đến đây lại thêm một cái buồn cười nữa; nội dung "khách quan" là thế nào? Không phải nội dung của những cái nhìn của người khác; "vật" khác bên ngoài ta đấy chứ; à ; lại phải bào chữa cho triết học rồi; nội dung khách quan chắc là ám chỉ cái ý của nó phù hợp với "hiện thực"
    Rồi để giải thích "hiện thực" các triết gia lại lôi thêm một mớ lô xích xông các quan điểm khác nữa.
    Trong khi minh triết không lời; chẳng nói gì cả; vì lời nói là thừa; nên nó chẳng nói! Bằng sự im lặng của mình ông để cho tất cả "biến thông"!
  8. TheWanderer

    TheWanderer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2007
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Ah
    Như vậy là bác đã đặt vấn đề là em sai còn các bác đúng. Thế sao bác không thử đặt vấn đề ngược lại xem sao: em đúng còn các bác sai.
    Thế đấy. Bác có thể nói ra chính xác điều bác hiểu, nhưng cũng bác lại không vận dụng nó. (cho em xin lỗi trước)
  9. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Không có ai đúng ai sai cả!
    Ai cũng đúng một phần và sai một phần!
    Sự bài bác và bổ sung!
    Sự giống nhau và khác nhau!
    Vàng 1: Em không đứng về phía "quan điểm" của mấy người kia đâu
    Chẳng có cái "khách quan" và "những cái khách quan" nào đang ép bắt nạt ai cả!
    Tất cả là giả lập! Vô ngã vô thường!
    Đặc biệt là diễn đàn! Tình tuy thật nhưng biến ảo khôn lường! Nên chẳng có gì cố định!
    Nước chảy nước trôi; lời tuôn ra không còn giới hạn;một cách tự nhiên tự nó; không còn bị ép vào vô ngôn hay đa ngôn nữa
  10. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Về mặt tâm lý, rất nhiều người không bao giờ muốn có *Kiếp*, nhất là những người đã mắc phải một hoặc nhiều điều ác nào đó, cho dù đó là vô tình.

Chia sẻ trang này