1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chấn thương chiến tranh và ca khúc phản chiến Trịnh Công Sơn

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi dodua, 06/05/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. dodua

    dodua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    Chấn thương chiến tranh và ca khúc phản chiến Trịnh Công Sơn

    Thân gởi các bạn,

    Tôi rất nhất trí với các Mod. về đề nghị gom góp các mục hỏi đáp trao đổi ngắn vào một chủ đề hỏi đáp nhanh gọn, và dành sự quan tâm cô đọng nhiều hơn của các bạn thành viên cho các chủ đề có chiều sâu và ý nghĩa tích cực trong việc lưu giữ và truyền bá dòng nhạc Trịnh yêu quý của chúng ta...

    Bài viết của bạn Dung Hoàng trên chủ đề "Đoàn tàu nhả khói hai bên đường" gợi cho tôi thật nhiều suy nghĩ về một món nợ mà cuộc đời này đã thật quá bất công đối với Trịnh Công Sơn.

    Dòng nhạc Ca Khúc Da Vàng (hay rộng hơn còn gọi là dòng nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn) là một chuỗi ca khúc gần 100 bài - chính xác là 64 bài chính thức trong các tập ca khúc Da Vàng, Kinh Việt Nam, Phụ khúc da Vàng, Ta phải thấy mặt trời,... và một số bài hát rãi rác trong các tuyển tập khác cùng mang một chủ đề phản chiến.

    Trước năm 1975, ca khúc phản chiến của Trịnh Công Sơn không được phát hành công khai trong cuộc chiến bởi sự nghiêm cấm của chính quyền Sàigòn, cho rằng nó góp phần ru ngũ và làm chùng tay súng của quân đội VNCH.

    Đến sau 1975, thì kỳ lạ thay chính quyền mới cũng rất kỵ dòng ca khúc này và đưa ra suy xét từng câu chữ để đánh giá lại lập trường phản chiến của Trịnh Công Sơn. Có những bài hát, lời ca bị suy diễn và áp đặt nhiều phạm trù chính trị vốn đầy ác ý và xa lạ trước tính nhân bản và rung động của một người nghệ sĩ thật sự chỉn biết cất lên tiếng ca bi thiết cho thân phận đau thương của một dân tộc, cho những thảm cảnh của nhiều bà mẹ, em bé, cha già Việt Nam trong những ngày tháng ác liệt nhất của cuộc chiến... Những bài hát này vẫn bị cấm đoán lưu hành, phổ biến trong suốt 30 năm qua trên lãnh thổ Việt Nam.

    Ngoài nước, những thế lực thù địch, chia rẽ vẫn tiếp tục kết tội cho những ca khúc phản chiến là các chiến dịch của Cộng Sản, thật chưa có trường hợp hiếm hoi nào của văn nghệ sĩ Việt Nam và trên thế giới lại chịu nhiều nỗi hàm oan như dòng nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn... Sự chia rẽ từ lịch sử Việt Nam cận đại cũng ảnh hưởng rất đến các nhận xét, quy kết về nội dung của loạt ca khúc này từ nhiều phía, và ngay cả những nhà nghiên cứu người ngoại quốc cũng không thật khách quan trong một số quan điểm của những người ngoài cuộc... Vì thế đến nay dòng nhạc này vẫn còn là một ẩn số của đại đa số công chúng, nhất là với những người trẻ trưởng thành sau chiến tranh....

    Mới năm rồi, Cô Mai (ca sĩ Khánh Ly) trong một chương trình tưởng niệm tại Thụy Sĩ đã rất tha thiết mong vực dậy dòng nhạc phản chiến này như ước nguyện của một tri âm, cô nói nếu còn chút hơi thở nào thì cũng sẽ hát và cố sức phổ biến dòng nhạc đầy nhân bản này: "... Tôi mong quý vị đừng quên và hãy kể cho con cháu chúng ta nghe những câu chuyện thật về một dân tộc đã từng trãi qua đau thương, kinh hoàng như thế trong chiến tranh, để mai này chúng còn nhận ra mình là người Việt Nam, và đừng quên cội nguồn của mình..."

    Vâng, nếu đã là nguồn cội thì dù có đau thương hay tũi nhục cách mấy trong giai đoạn chiến tranh tàn khốc đó, thì cũng làm sao có thể chối bỏ được? Vấn đề ở đây là những thế hệ sau liệu có nhận thức được mình là ai? từ đó mới mong thắng chính mình, vượt được người, để hãnh diện làm người Việt Nam... Người Nhật sau hai quả bom nguyên tử năm 1945 chẳng đã từng dặn dò con cháu của họ suốt mấy thế hệ sau rằng không được quên nỗi bất hạnh, tàn khốc đó và bảo chúng phải lao động cật lực hơn nữa để vươn vai thành một cường quốc từ đám tro tàn ở Hyroshima và Nagasaki...

    Xin trích đăng lại bài viết của bạn Dung Hoàng vào chủ đề mới này, mong sẽ tiếp tục "đào" một cách nghiêm túc cùng các bạn...

    Thân ái,

    Thái Hòa
  2. dodua

    dodua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    Tặng anh Thái Hoà và các bạn
    Một đoàn tàu đi nhả khói ấm hai bên đường...
    Ngày thứ 3 tuần trước, cả đất nước nơi tôi đang tạm trú tưởng niệm những người đã khuất trong chiến tranh. Công sở đóng cửa. Sinh viên chúng tôi được nghỉ học. Một người bạn lớn tuổi, người gốc Đức, đến thăm và uống trà cùng tôi và anh. Ngoài hiên nhìn về phía chân đồi, nơi bến phà, nhiều người cầm hoa đang đứng chờ chuyến phà dọc sông.
    Chúng tôi nói chuyện vu vơ, những triết lý nho nhỏ về những điều cần và đủ trong cuộc sống. Bỗng dưng anh hỏi về ý nghĩa của ngày nghỉ này. Người bạn già giải thích cho chúng tôi và chỉ những người cầm hoa bảo rằng người ta đi làm lễ tưởng niệm. Rồi bác nói "nhưng cá nhân tui không thích tưởng niệm chiến tranh, tui không dám coi tivi vì toàn những hình ảnh buồn bã và thảm khốc".
    Vậy đó, có những người không dám nhìn lại đau thương và kinh hoàng... Vậy cớ gì khắp nơi trên thế giới người ta tưởng niệm chiến tranh và ăn mừng chiến thắng hằng năm.
    Tôi bỗng nhớ một bài viết của thầy Cao Huy Thuần về Tha tội và Sám hối, Nắng và hoa trên mộ, về cái vòng luẩn quẩn của kẻ tội đồ mong được giải thoát và nỗi căm hờn của người bị hại, không thể tha thứ được. Cho nên, nên hay không nên tha tội, triết học Tây Phương mãi vẫn không trả lời được. Triết học Đông Phương và Phật giáo tìm thấy câu trả lời ở sám hối, tức kẻ tội đồ phải làm những điều tốt đẹp có giá trị bằng và hơn những tội lỗi thì mới mong chuộc được lỗi lầm.
    Nhưng tưởng niệm hay quên đi thì sao? Hãy ngheTrịnh Công Sơn triết lý
    Hãy xóa hết dấu tích buồn xưa...
    Để cho
    Những dấu căm hờn xưa nhạt mờ
    Và...
    Nhà ta xây mới vườn ta thêm trái
    Cho em ra đầu núi ca tình vui
    Đường đi đến những nơi lao tù
    Ngày mai sẽ xây trường hay họp chợ
    ...Anh em ơi lắng nghe tình nhau
    Anh nói với tôi, đó là Trịnh Công Sơn trả lời cho việc có nên tưởng niệm hay không tưởng niệm chiến tranh. Trịnh Công Sơn trả lời từ chỗ đứng trên một đất nước đã nhiều buồn thương, rằng hãy hát những khúc tình ca, hãy trồng những bông hoa lên trên những nầm mồ.
    Vậy thì nhiều khi có nhiều người chẳng muốn nhìn lại..., có thể vì họ đã thấy
    Trái tim cho ta nơi về nương náu
    Được quên rất nhiều ngày tháng tiêu điều...
    Người bạn già của chúng tôi nói vậy, dù chúng tôi chưa mở nhạc Trịnh Công Sơn cho ông ấy nghe bao giờ.
  3. dodua

    dodua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn Dung Hoang,
    Bài viết của em gợi lại những suy nghĩ thật nghiêm túc về chiến tranh va ca khúc phản chiến của Trịnh Công Sơn... Anh không thể quên được câu nói của cậu Sơn vào năm 2000 (kỷ niệm 25 năm ngày thống nhất đất nước), ông đã trả lời báo chí như sau: "Tôi đã dọn mình 25 năm cho ngày Ca khúc da vàng tái bản..." Tiếc thay cho đến ngày ông nằm xuống, nhưng giá trị nhân văn của Ca khúc da vàng vẫn chưa được phổ biến rộng rãi trên chính quê hương mình.
    Gởi Dung và các bạn môt đoạn viết của Đỗ Trung Quân về giá trị của Ca khúc phản chiến của Trịnh Công Sơn mà tôi rất tâm đắc:
    "...Đấy là một con người có số phận khác thường, như một kẻ được chọn để hát lên nỗi thống khổ giữa hoang tàn đổ nát của chiến tranh. Và đồng thời cũng cất lên tiếng tụng ca tình yêu, lòng nhân ái không thể lụi tàn cho dầu thế giới hoang tàn. Những tình khúc đánh thức sõi đá, lay động rong rêu, và suy tôn trái tim người. Sau những tình khúc ấy, Trịnh Công Sơn lại ngồi yên với bóng tối và nỗi cô đơn...
    Phản chiến không chỉ có nghĩa là chống chiến tranh, nó còn đánh thức những thân phận đang ngũ quên trong tũi nhục. Người nô lệ da vàng khi đã hiểu mình là nô lệ, nghĩa là đã ý thức được tự do, nghĩa là ý thức tự do đã khởi phát. Giải phóng tư tưởng hèn thấp trước đã, mới có thể ngẩng cao đầu làm người. Cái ý nghĩa tích cực của Ca khúc da vàng là thế.
    Ở nữa đất nước khi chưa thống nhất, sáng tác trong nỗi đe dọa tù đày, đàn áp. Ngôn ngữ của những ca khúc phản chiến phải dấu mình trong ẩn dụ, trong những hổn độn của tâm linh, trong những khái niệm nữa mơ hồ, nữa xác thực... Nhưng đi qua tất cả những hình thái biểu hiện ấy, nó vẫn chói sáng một niềm tin, vẫn thắp lên những tia hy vọng và tự hào là người Việt Nam, dẫu đã qua bao nhiêu biến động, thăng trầm của lịch sử... "

    thân ái
    Thái Hòa
    Được nguyencongtu712 sửa chữa / chuyển vào 22:28 ngày 07/05/2006
  4. nguyencongtu712

    nguyencongtu712 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2005
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Tôi biết đến nhạc Trịnh Công Sơn làn đầu tiên chính là nhờ nghe băng nhạc Hát cho quê hương Việt Nam 1. Lúc nhỏ, khi nghe những bài hát này thì không hiểu lắm về nội dung, chỉ thấy nó lạ (vì bài hát chỉ nói đến bom đạn, chết chóc) cùng với phần hòa âm rất hay. Cho đến tận bây giờ thì các bài hát về chiến tranh của Trịnh Công Sơn vẫn là những bài hát mà tôi thích nhất và nghe nhiều nhất! Những bài hát phản chiến đã giúp cho tôi nhìn nhận về cuộc chiến tranh khách quan và trung thực hơn.
    Thực tế thì cho dù các cơ quan quản lý không cho phổ biến những bài hát này thì người vẫn cứ nghe nó.
    Mặc dù vậy vẫn mong một ngày nào đó tất cả những bài hát này sẽ được công khai trước những người ái mộ cho dù ngày đó có thể là rất xa. Được biết ca sỹ Trịnh Vĩnh Trinh và nhạc sỹ Trịnh Công Sơn đã thu âm lại các bài hát này, tuy nhiên vẫn chưa có được cái giấy phép để phát hành.
  5. hothanhphuong

    hothanhphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0

    Dù gắn bó với tiếng hát Khánh Ly, nhưng tôi vẫn thèm nghe bất kỳ một ai đó hát lên các Ca Khúc Da Vàng, hát một cách chân tình. Theo tôi, nếu các bạn còn mặn nồng với giòng nhạc này thì hãy tìm về Hội Quán Hội Ngộ, Bình Quới nếu có thể để có dịp nghe lại những ca khúc của một thời nhưng vẫn không bao giờ cũ! Tôi thường đưa các em của mình về đó để nghe, để "nhìn lại" quê hương mình trong quá khứ! Tôi vui khi nhìn thấy những giọt lệ long lanh trên khóe mắt những người trẻ thuộc thế hệ 8X như em tôi lúc nó vừa nghe hát và vừa nghe tôi giải thích sau mỗi bài!
    Hồ Thanh Phương
    Được hothanhphuong sửa chữa / chuyển vào 23:54 ngày 07/05/2006
  6. nguoisaigon74

    nguoisaigon74 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/03/2006
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Trước năm 1975, ca khúc phản chiến của Trịnh Công Sơn không được phát hành công khai trong cuộc chiến bởi sự nghiêm cấm của chính quyền Sàigòn, cho rằng nó góp phần ru ngũ và làm chùng tay súng của quân đội VNCH.
    ngun trich dẩn tu*` ban. do` dua
    Thưa bạn Do` dua
    Dưới chế dộ VNCH nhạc của TCS được in và bày bán thu băng khắp các nẻo đường VN không có một sự nghiêm cấm nào như lời bạn nói
    Thậm chí những bài hát như Nôi" vòng tay lớn , Dựng lại nhà dựng lại người, Huế SG HÀ NỘI được rất nhiều đoàn thể thanh niên học sinh lấy làm những BÀI hát cộng động để cùng nhau hát trong những sinh hoạt họp bạn
    Thậm chí bài hát Cho một người nằm xuống TCS viết cho cố Chuẩn tướng KQ VNCH ông ta là một người bạn của TCS và chết bì một trái B40 ngay vòng rào phòng thủ phi trường TSN năm Mậu thân 1968
    Chào bạn
    NSG
  7. dodua

    dodua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    Kính gởi bác NguoiSG,
    Qua ý kiến của bác, có lẽ bác thuộc thế hệ cha anh của dodua, một thế hệ đã chứng kiến nhiều cuộc bể dâu của cuộc chiến và dòng nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn. Nên xin phép cho dodua được xưng hô với bác và rất mong được sự phản hồi và những bằng chứng sống của bác.
    Theo dodua và các bạn trẻ cùng lứa tuổi (sinh những năm 68-69 >>> 75,...) được biết qua gia đình và bạn bè của cố NS Trịnh Công Sơn, những bài hát phản chiến thời đó chỉ được quay Ronéo viết tay, và phát hành chui bởi NXB Nhân Bản (NXB này rất nhiều lần bị thu hồi và phạt hành chính - thoe lời kể của gia đình Trịnh Công Sơn), và dòng nhạc phản chiến chủ yếu lưu hành trong giới sinh viên học sinh của phong trào phản chiến rồi sau đó mới lan rộng ra quần chúng.
    Bản thân Trịnh Công Sơn cũng luôn phải chạy trốn các cuộc truy đuổi của chính quyền vì trốn quân dịch. Dĩ nhiên nhờ có nhiều bạn bè trong quân đội như vị chuẩn tướng KQ mà bác đã nêu, và những người bạn có chức quyền trong chính quyền VNCH nhưng rất yêu nhạc Trịnh, đã che chở rất nhiều cho ông...
    Nếu bác Người SG có những tư liệu về các ấn phẩm và công việc phát hành công khai những tập nhạc phản chiến trong giai đoạn này, đó sẽ là những bằng chứng thú vị cho chúng cháu...
    Thực tế là dòng nhạc phản chiến luôn bị những đại diện của chế độ VNCH (trước đây và sau này ở Hải ngoại) quy chụp là thân Cộng và làm lợi cho CS... đó là một sự thật đau lòng.
    Rất tri ân sự góp ý và tiếp tục tranh luận về dòng nhạc này của bác và các bạn trên diễn đàn,
    Thân ái,
    dodua
  8. dung_hoang

    dung_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2003
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Một nhà thơ đã chọn lời ghi trên mộ chí của mình là "tôi thuộc về phe nước mắt".
    Nếu Trịnh Công Sơn chọn lời ghi, có lẽ ông sẽ chọn "tôi thuộc về phe có tấm lòng". Chắc chắn bạn đồng ý với tôi về điều này. Vậy thì Trịnh Công Sơn không cần thiết phải chọn lời ghi trên mộ chí như vậy nữa. Và như vậy tất cả mọi nỗ lực, tranh luận để kéo hay đẩy Trịnh Công Sơn về một phía nào chắc chắn là không cần thiết. Nếu không bạn sẽ "đánh vào một khoảng không".
    Cho nên nếu bạn thích nhạc Trịnh Công Sơn thì cứ nghe, cứ hát, và cảm nhận hồn nhiên thôi. Giống như chuyến tàu đi trong hoà bình, hồn nhiên nhả khói mà không biết mình đang làm ấm lên những làng mạc hoang vắng hai bên đường, làm nhộn nhịp những tấm lòng trẻ thơ ngày ngày đợi tiếng còi tàu. Những chuyến tàu mà vào thời của những bài ca phản chiến đã phải mỏi mòn chờ đợi, chờ:
    Chờ cho lòng căm thù đến lúc chìm sâu
    Chờ hòa bình đến, chờ tiếng bom im
    Chờ bước đi trên những con đường không chông mìn
    Chờ đường giao thông chấp nối chuyến xe qua ba miền
    ...
    Chờ ngày Việt Nam thống nhất cho những tình thương vỡ bờ...
    Bạn hình dung được không? Đó chính là lý do tại sao tôi thích ngâm nga...
    Một đoàn tàu đi nhả khói ấm hai bên đường...
    Dễ thương làm sao!!!
  9. saobienbluebigbye

    saobienbluebigbye Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.423
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay hoàn thành thêm một bài thu hoạch về chuyến xuyên Việt, thêm một bài và 2 cái PS ảnh. Xem lại những bức ảnh đã chụp, nhớ chuyến đi cồn cào. Giá mà cứ được đi mãi?
    Tự thưởng cho mình giải lao, lang thang vào Nhạc Trịnh, thêm một topic mới Chấn thương chiến tranh và ca khúc phản chiến Trịnh Công Sơn?
    Chợt nhớ, những ngày rong ruổi dọc ba miền đất nước, với chiều dài gần 2000 cây số tôi đã nghe và hát Ca khúc da vàng rất nhiều. Thật may mắn, hôm xuất phát sếp của tôi ôm một chồng đĩa lên xe, bàn giao cho tôi, thích cho mọi người nghe gì thì nghe. Lúc đầu tôi chỉ dám cho mọi người nghe những bản nhạc Trịnh không lời, những bản guitar nhẹ nhàng, và nhận thấy nhiều người lẩm nhẩm hát theo?Khi xe đi qua vùng biển Quy Nhơn trời bắt đầu chiều, biển xanh ngắt, gió ***g lộng, chúng tôi hạ kính cho gió và hơi biển ùa vào xe, chạy chầm chậm để thu vào tầm mắt cái màu xanh ngút ngàn của biển và trời, lúc ấy Khánh Ly hát Ca khúc da vàng.
    ?oKhi đất nước tôi thanh bình, tôi sẽ đi không ngừng
    Sài Gòn ra Trung, Hà Nội vô Nam,
    Tôi đi chung cuộc mừng
    Và mong sẽ quên chuyện non nước mình.?
    ?oNgày mai sẽ xây trường hay họp chợ
    Dân ta về cày bừa đủ áo cơm no
    Bàn tay giúp nước bàn tay kiến thiết
    Những dấu căm hờn xưa nhạt mờ
    Nhà ta xây mái vườn ta thêm trái
    cho em ra đầu núi ca tình vui??.
    Một nỗi xúc động len lén khắp mọi người, những người mà bình thường họ không có đủ thời gian nghe nhạc, càng không có đủ kiên nhẫn nghe Ca khúc da vàng?
    Tuy rằng chuyến đi không vào đến Mũi Cà Mau, nhưng với tôi nó đã thoả nguyện ước mơ một lần ?oSài Gòn ra Trung, Hà Nội vô Nam?, một lần ?ora đầu núi ca tình vui?? để thấm hiểu cảm giác của thế hệ cha anh khao khát một chữ S vẹn nguyên, để không phải nghe ?ođại bác đêm đêm dội về thành phố?, không phải nhìn thấy ?omột đứa bé ?xác không còn đôi chân??
  10. titi_henry_77_14

    titi_henry_77_14 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    19/10/2005
    Bài viết:
    887
    Đã được thích:
    1
    Con ngủ đi con , đứa con của mẹ ra đời . Trên môi vang vọng một lới đau thương . Hai mươi năm đàn con khôn lớn , ra ngoài chiến trường ...
    Lời của ca khúc này thật cảm động , nhưng nó không mang một ý nghĩ làm ru ngủ các binh lính VNCH , cùng là người VN , làm sao có thể bắn nhau , giết nhau được . Và rồi điều gì đến thì cũng phải đến , chính quyền VNCH đã bị đánh đổ hoàn toàn bởi những con người VN , những con người da vàng đầy tình yêu thương , mong muốn cuộc sống hoà bình trên dải đất hình chữ S ...

Chia sẻ trang này